Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Sự biến đổi nghi lễ vòng đời của người chăm an giang trong bối cảnh toàn cầu hóa (trường hợp thị xã tân châu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2017

SỰ BIẾN ĐỔI NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM
AN GIANG TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HỐ
(TRƯỜNG HỢP THỊ XÃ TÂN CHÂU)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Võ Thị Thanh Thảo

(Ind14, 2014-2018)

Thành viên: Nguyễn Thị Mỹ Duyên

(Ind14, 2014-2018)

Nguyễn Hoàng Mỹ

(Ind15, 2014-2019)

Ken Thị Thúy Lam

(Ind15, 2014-2019)

Ngô Thị Mỹ Phương

(Ind14, 2014-2018)



Người hướng dẫn:
TS. NGUYỄN THANH TUẤN
(Chun ngành Văn hóa học, Phịng Đào tạo Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG
TP.HCM)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017


MỤC LỤC
Trang
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ............................................................................... 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích chọn đề tài ........................................................................ 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 10
6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 10
NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................. 12
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 12
1.1.1 Một số khái niệm liên quan ...................................................................... 12
1.1.2. Những nhân tố dẫn đến nghi lễ vòng đời ................................................ 22
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 26
1.2.1 Lịch sử hình thành cộng đồng Chăm An Giang....................................... 26
1.2.2. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 29
CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI
CHĂM .............................................................................................................. 32
2.1. Sinh nở....................................................................................................... 32

2.2. Trưởng thành (Lễ kho tanh) ................................................................... 36
2.3. Hôn nhân ................................................................................................... 38
2.4. Tang ma..................................................................................................... 45
CHƯƠNG BA: NHỮNG NHÂN TỐ LÀM BIẾN ĐỔI NGHI LỄ VÒNG
ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ............................................................................ 50
3.1. Những biến đổi trong nghi lễ vòng đời của người Chăm ..................... 50
3.1.1. Sinh nở .................................................................................................... 50
3.1.2. Trưởng thành .......................................................................................... 52
3.1.3. Hôn nhân ................................................................................................. 55


3.2. Bối cảnh chung ......................................................................................... 58
3.3. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi nghi lễ vịng đời .............................. 60
3.3.1. Chính sách của địa phương ..................................................................... 60
3.3.2. Q trình tồn cầu hóa ............................................................................ 65
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 67
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 71
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... 74


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Người Chăm với những đặc trưng văn hóa riêng đã góp phần vào sự đa dạng
cho nền văn hóa Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, người
Chăm vẫn giữ được những giá trị đáng quý đồng thời tiếp thu được những tinh hoa
của các dân tộc khác trong quá trình giao lưu. Người Chăm tại Việt Nam sống rải
rác tại các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An
Giang,… Trong đó, An Giang được xem là nơi có số lượng người Chăm đơng nhất
vùng Tây Nam Bộ với hầu hết các tín đồ Hồi giáo (Islam). Khi nhắc đến văn hóa
của một dân tộc, bên cạnh những đặc trưng hay chứng tích về tơn giáo, những lễ hội

diễn ra hằng năm, thì người ta khơng thể khơng đề cập đến các nghi lễ vịng đời. Vì
đây là chính là những nét đặc trưng điển hình được biểu hiện cụ thể và rõ nét nhất
trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc. Con người từ khi sinh ra cho đến
khi chết đi, chúng ta đều bị những nghi lễ vòng đời chi phối. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện đại ngày nay, nếu hiểu được những thay đổi của nghi lễ vòng đời của một
dân tộc thì có thể thấy được sự phát triển của nhân loại đã ảnh hưởng đến văn hóa
của họ như thế nào.
Với đề tài “Sự biến đổi nghi lễ vòng đời của người Chăm An Giang trong
bối cảnh tồn cầu hóa (trường hợp Thị xã Tân Châu)”, bằng phương pháp điền dã
dân tộc học; phương pháp nghiên cứu lịch sử; phương pháp văn hóa học và phương
pháp phân tích tổng hợp, chúng tôi tiến hành tiếp cận và nghiên cứu về thực trạng
các nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu để
thấy được sự biến đổi của các nghi lễ trong bối cảnh phát triển hiện nay so với các
thời kỳ trước. Trong đó, tồn cầu hóa chính là nhân tố chủ yếu tác động mạnh mẽ
đến cộng đồng và dẫn đến những biến đổi trong phong tục, tập quán hay lễ nghi.
Qua một giai đoạn dài phát triển với nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc với các nền văn
hóa khác nhau cùng với những chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra nhằm
dung hịa văn hóa giữa các dân tộc đồng thời giúp nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người dân, sự thay đổi trong các phong tục lễ nghi nói chung và trong
nghi lễ vịng đời nói riêng đang ngày càng trở nên rõ nét. Có một số nghi lễ cổ hủ,
lạc hậu dần được loại bỏ, thay vào đó thì họ có cơ hội được tiếp thu những luồng tư
1


tưởng mới và đang có những thay đổi tích cực để trở nên phù hợp hơn với xã hội
hiện đại ngày nay.
Cùng với việc nghiên cứu về những biến đổi trong nghi lễ vòng đời của
người Chăm Islam ở An Giang để thấy được những thay đổi tích cực do tồn cầu
hóa mang lại, chúng tơi nhận ra vẫn cịn tồn tại một số hủ tục trong các nghi lễ này
và thấy được chúng khơng cịn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay, chính những

phong tục lạc hậu đó cũng đang góp phần vào sự kìm hãm q trình phát triển của
cả cộng đồng và cần được thay đổi. Để giúp xóa dần đi những nghi lễ khơng phù
hợp thì những chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương sẽ là nhân tố tác
động hữu hiệu nhất. Đề ra một số chính sách gắn kết cộng đồng trong khu vực và
một số chính sách giáo dục, nâng cao ý thức và hiểu biết cho cộng đồng, sẽ giúp
cho họ nhận thức đúng đắn hơn về đời sống văn hóa của họ trong bối cảnh tồn cầu
hóa. Tuy nhiên, bên cạnh việc giúp họ loại bỏ bớt những lễ nghi lạc hậu, chúng ta
cũng cần đề ra những chương trình hay những giải pháp giúp bảo tồn những đặc
trưng văn hóa của cộng đồng Chăm Islam do áp lực của việc phát triển trong quá
trình hội nhập.
Với những kết quả của nghiên cứu này, cùng với những kiến nghị mà chúng
tôi đưa ra. Chúng tôi hy vọng, đề tài sẽ góp một phần nào đó trong việc bảo tồn nền
văn hóa của cộng đồng Chăm Islam ở An Giang và giúp họ hội nhập tốt hơn trong
bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh đó, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích
cho những ai có quan tâm đến vấn đề nghi lễ vịng đời của người Chăm Islam ở An
Giang.

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Chăm là một trong
những tộc người có nhiều đặc trưng văn hóa mang đậm tính chất riêng biệt. Cùng
với sự vận động của lịch sử, văn hóa Chăm đã biến đổi trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Ngày nay văn hóa Chăm vẫn chứa đựng rất nhiều bí ẩn hấp dẫn nhiều nhà
khoa học cũng như các đọc giả tìm tịi nghiên cứu.
Văn hóa phi vật thể nói chung và văn hóa tâm linh nói riêng là những nét đặc
trưng tiêu biểu nhất để tìm hiểu về một tộc người. Để tiếp cận trực tiếp vào vấn đề
này thì nghi lễ vòng đời là một trong những phương tiện khá hữu ích. Qua đó người

đọc có thể phần nào hiểu được thế giới quan, nhân sinh quan và các phong tục tập
qn của họ. Từ đó có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn về một trong những
dân tộc anh em.
Đề tài về người Chăm nói riêng cũng như nghi lễ vịng đời nói chung nhận
được sự quan tâm lớn từ phía các nhà khoa học. Đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu
hóa và phát triển như hiện nay, xu hướng quay về cội nguồn và tìm hiểu về văn hóa
dân tộc ngày càng được chú trọng. Sự phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi sự hiểu biết
sâu rộng hơn về các tộc người, vùng miền và tơn giáo khác nhau.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội và sự giao thoa
văn hóa giữa các vùng miền đã làm cho nghi lễ vịng đời của các tộc người, điển
hình là dân tộc Chăm bị biến đổi khá nhanh chóng để có thể phù hợp với các điều
kiện phát triển trong thời kỳ đổi mới như hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu,
giữ gìn và bảo tồn nghi lễ vịng đời của các tộc người là hết sức quan trọng và cần
thiết.
Việt Nam đã và đang là thành viên của nhiều tổ chức quan trọng trong khu
vực và trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia theo Islam giáo. Tồn cầu hóa cũng
đem lại nhiều cơ hội hội nhập, hợp tác và phát triển của cộng đồng Chăm trong
nước.Đây là một trong những nhân tố có tác động đến sự biến đổi các nghi lễ vòng
đời của người Chăm Việt Nam nói chung và Chăm An Giang nói riêng.

3


Với các lý do trên, nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài “Sự biến đổi nghi
lễ vòng đời của người Chăm An Giang trong bối cảnh tồn cầu hóa (trường hợp thị
xã Tân Châu)”để nghiên cứu. Đề tài cung cấp cái nhìn mới hơn về quá trình biến
đổi các nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam An Giang cũng như giải thích các
nguyên nhân về sự biến đổi này.
Ngày nay khi kinh tế tri thức phát triển, con người có nhu cầu tìm hiểu nhiều
hơn về đời sống văn hóa tâm linh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như tập tục

truyền thống và các nghi lễ vịng đời.
Bên cạnh đó do nhiều ngun nhân khác nhau, những nghi lễ vịng đời này
đã và đang có nhiều biến đổi, sự biến đổi này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
nhiều khía cạnh khác nhau trong văn hóa của người Chăm Islam ở An Giang. Việc
nghiên cứu sẽ chỉ ra được nhiều phương diện của vấn đề này, đặc biệt nhóm nghiên
cứu chú trọng đến những vấn đề sau:
- Tìm hiểu thực trạng nghi lễ vịng đời của người Chăm hiện nay
- Nghiên cứu những nhân tố làm biến đổi nghi lễ vòng đời của người Chăm
- Tìm hiểu chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương đối với nghi
lễ vòng đời của người Chăm
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người Chăm Việt Nam hiện nay được chia thành nhiều nhóm dựa trên tơn
giáo như: người Chăm Bà la mơn, người Chăm Bà ni và người Chăm Islam. Tuy
nhiên, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào nhóm cộng đồng Chăm
Islam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: Ở khu vực Nam bộ, cộng đồng người Chăm phân bố tập
trung đông nhất tại các tỉnh An Giang, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng
ở An Giang, người Chăm sinh sống tập trung ở nhiều xã huyện khác nhau như:
Châu Phú, An Phú, Phú Tân. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chúng tơi chỉ tập trung

4


nghiên cứu cộng đồng người Chăm ở khu vực Thị xã Tân Châu, huyện An Phú, cụ
thể là ở xã Châu Phong.
- Về thời gian: Có thể nói, Người Chăm đã có mặt ở An Giang từ khá lâu,
khoảng thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tài liệu và
thời gian có hạn nên nhóm chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu nghi lễ vòng đời của

người Chăm ở khu vực này giai đoạn từ sau năm 1945 cho đến nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ đề về người Chăm ở Việt Nam từ lâu đã rất được quan tâm chú ý. Bên
cạnh đó là các vấn đề liên quan như: nghi lễ cuộc đời, bản sắc văn hóa, cộng đồng
Chăm Ahiêr,... Nhìn chung các tác phẩm đều trình bày rõ ràng và thường có 3 phần
chính là giới thiệu về cộng đồng người Chăm, các nghi lễ vòng đời và những biện
pháp bảo vệ các nghi lễ đó. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm đều có những điểm nhấn
riêng.
3.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Tiểu luận cao học nhân chủng của Nguyễn Văn Luận, trường Đại học Văn
Khoa năm 1972 về đề tài “Người Chàm hồi giáo miền Tây Nam – phần Việt Nam”
có trình bày một phần về những tập tục, nghi lễ trong gia đình của người Chăm như
lễ cắt tóc đặt tên trẻ sơ sinh, lễ cắt da quy đầu, hôn nhân, sinh đẻ, tang ma,... Tuy
nhiên quyển sách chỉ đề cập đến một phần nhỏ các lễ tục của người Chăm ở khu
vực miền Tây Nam Việt Nam, so với các tác phẩm khác còn thiếu và chưa đầy đủ.
Cuốn sách “Văn hóa Chăm” của các tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan
Văn Dốp, xuất bản năm 1991 của nhà xuất bản Khoa học xã hội là một trong những
tư liệu quan trọng viết về nguồn gốc hình thành và phát triển của người Chăm, qua
đó phản ánh những nét văn hóa phong phú và đa dạng của cộng đồng Chăm ở Việt
Nam một cách đầy đủ nhất. Cuốn sách đề cập đến các dạng thức văn hóa vật chất
của người Chăm, đồng thời cho thấy nếp sống và xã hội người Chăm biến đổi và có
sự khác biệt giữa người Chăm ở miền Trung Việt Nam với người Chăm Islam ở
Nam Bộ. Đặc biệt, cuốn sách đưa ra một số nghi lễ của người Chăm Islam ở Nam
Bộ được so sánh với các nghi lễ của dòng Chăm khác, tuy vậy các đặc điểm và cách
tiến hành các nghi lễ chưa được các tác giả đề cập cụ thể và chi tiết.
5


Quyển “Một số tập tục người Chăm An Giang” của Lâm Tâm do Chi hội
Văn nghệ Dân gian tỉnh An Giang phát hành vào năm 1993 đã nêu lên được nguồn

gốc, đặc điểm, tập tục, sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm ở An
Giang. Trong đó, tác giả trình bày khá rõ ràng, chi tiết cũng như phân loại từng nghi
lễ, tập tục của người Chăm. Tác giả cũng so sánh sự giống và khác nhau giữa người
Chăm Hồi giáo An Giang với người Chăm Hồi giáo và Bà la mơn ở miền trung Việt
Nam. Qua đó giúp người đọc biết và hiểu rõ hơn về những nghi lễ vòng đời của
người Chăm ở An Giang.
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của Vũ Hồng Thuật, trường Đại học Văn hóa
Hà Nội năm 2004 “Nghi lễ vịng đời của người Chăm Islam (qua điều tra tại ấp
Phũm Xoài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang)”. Bài luận đã trình
bày khá rõ ràng và chi tiết về những nghi lễ vòng đời của người Chăm qua các giai
đoạn sinh, trưởng thành và tang ma. So với một số tác phẩm khác, luận văn này đã
trình bày tương đối tỉ mỉ về những lễ tục truyền thống quan trọng trong đời sống
văn hóa và tinh thần của cộng đồng Chăm Islam nói chung và người Chăm ở xã
Châu Phong, huyện Tân Châu, An Giang nói riêng. Bên cạnh đó tác giả khơng qn
đề cập đến các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người Chăm.
Quyển sách“Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận” của tác
giả Phan Quốc Anh do nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành năm 2006. Cuốn
sách giới thiệu về người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận, nghi lễ vòng đờicủa người
Chăm ở đây, nhất là những nghi thức trong giai đoạn sinh cùng với việc bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa qua các nghi lễ này.Mặc dù vậy, phần nghi thức trong giai
đoạn trưởng thành và giai đoạn tử tác giả trình bày có phần ngắn và khơng đầy đủ.
Đặc biệt trong cuốn sách ảnh “Người Chăm (The Cham)” do Nhà xuất bản
Thông Tấn phát hành năm 2009 biên soạn đã trình bày khái quát về nguồn gốc phân
bố, tháp Chăm và nghệ thuật điêu khắc cũng như nguồn sống, lễ hội và một số
phong tục tập quán của cộng đồng Chăm Việt Nam. Những hình ảnh, bài viết trong
cuốn sách là minh chứng sinh động cho một nền văn hóa Chăm lâu đời với nghệ
thuật điêu khắc phát triển rực rỡ và phong tục tập quán, lễ hội mang đầy màu sắc
6



tơn giáo. Nhưng vì đây là một cuốn sách ảnh do đó nhóm tác giả chỉ chú trọng
nhiều đến việc đưa ra các hình ảnh đẹp, đặc trưng chứ chưa đi sâu nghiên cứu, lý
giải về cộng đồng Chăm Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng Chăm ở An Giang.
Tác phẩm “Lễ nghi cuộc đời của người Chăm” của Hội Văn nghệ Dân gian
Việt Nam do tác giả Sử Văn Ngọc sưu tầm, biên dịch và giới thiệu, được nhà xuất
bản Văn hóa Dân tộc phát hành năm 2011. Trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu
nghiên cứu các nghi thức, lễ tục của người Chăm và đặc biệt nhấn mạnh đến văn
bản bằng chữ viết Chăm của những nghi thức này. Qua đó giúp người đọc có thêm
kiến thức về những nghi lễ truyền thống của dân tộc Chăm như: lễ cưới hỏi, hơn
nhân, gia đình và các lễ tục trước và sau khi sinh. Tuy nhiên tác phẩm này rất ít
hoặc khơng đề cập đến những nghi thức khác trong nghi lễ vòng đời của người
Chăm.
Báo cáo nghiên cứu khoa học của Thạc sĩ Phan Thị Tuyết Minh về “Cộng
đồng người Chăm ở Nam Bộ” năm 2017 đã đề cập rất cụ thể đến các vấn đề nguồn
gốc, tập quán cư trú, nghi lễ tôn giáo cũng như nghi lễ vòng đời và tập quán thường
nhật của dân tộc Chăm ở Nam Bộ; đồng thời phân tích và giải thích vấn đề dựa trên
quan niệm, tập tục của người Chăm Islam. Tuy nhiên, báo cáo chưa nghiên cứu sâu
về sự chuyển biến nghi lễ vòng đời của người Chăm trong bối cảnh hiện nay cũng
như chỉ tìm hiểu kiến thức chung về cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ.
Ngoài ra, trong báo cáo nghiên cứu khoa học về đề tài “Islam giáo của người
Chăm Nam Bộ” của Thạc sĩ Trương Quang Đạt, Trung tâm Tôn giáo, Viện Khoa
học xã hội vùng Nam Bộ năm 2017 có trình bày khái quát quá trình hình thành, sự
phát triển, quá trình chuyển biến cũng như chỉ rõ những ảnh hưởng của Islam trong
đời sống văn hóa của người Chăm, đồng thời đưa ra nhận định riêng của tác giả về
mức độ ảnh hưởng của Islam giáo đối với cộng đồng Chăm ở Nam Bộ.
Bên cạnh đó, báo cáo nghiên cứu khoa học khác của Tiến sĩ Nguyễn Phước
Hiền với đề tài “Người Chăm Islam ở Nam Bộ trong giao lưu văn hóa” được trình
bày tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia năm 2017 đã nêu rõ các đặc điểm của nền
văn hóa người Chăm ở khu vực Nam Bộ cũng như phân tích những yếu tố văn hóa
Chăm truyền thống bị lấn át bởi Islam. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra sự khác biệt

7


trong q trình giao lưu văn hóa giữa cộng đồng Chăm Islam ở Nam Bộ và cộng
đồng Chăm Bani ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
3.2. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Q trình biển đổi của cộng đồng Chăm Islam ở Đồng bằng sông Mekong
được khái quát rõ nét qua cuốn sách “Cham Muslims of the Mekong Delta: Place
and Mobility in the Cosmopolitan Periphery” của tác giả Philip Taylor, xuất bản
năm 2007. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày một cách rõ nét về cuộc sống
của cư dân Chăm Islam ở đồng bằng sông Mekong, từ nguồn gốc hình thành cho
đến những đặc điểm văn hóa và những biến đổi của cộng đồng nơi đây trong phạm
vi toàn cầu. Tuy nhiên, những biến đổi về nghi lễ vòng đời khơng được tác giả phân
tích và trình bày một cách cụ thể.
Liên quan đến đề tài, báo cáo khoa học với tựa đề “Islam at the Margins:
The Muslim of Indochina” được trình bày trong hội thảo nghiên cứu về Islam do
Đại học Kyoto (Nhật Bản) tổ chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2007 đã nêu ra các vấn
đề liên quan đến cộng đồng Muslim ở khu vực Đông Dương, đặc biệt là cộng đồng
Muslim ở Ninh Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo cáo thể hiện khá cụ thể,
rõ ràng về cộng đồng Chăm Bà ni (Ninh Thuận) đồng thời cung cấp một số thông
tin về đời sống cộng đồng Muslim ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, báo cáo lại
chưa đưa ra được nhận định hay đánh giá về cộng đồng Chăm Islam ở An Giang.
Nói về cộng đồng Chăm Islam An Giang, trang Alotrip.com năm 2015 có
đăng tải một bài báo với tựa đề “Cham Muslim in An Giang” trích nguồn từ VTC10
– NETVIET cũng giới thiệu khái quát đến đọc giả về đời sống tôn giáo của người
Chăm Islam ở An Giang. Trong đó, bài báo đặc biệt chú trọng đến các nghi lễ tôn
giáo và sinh hoạt thường ngày của người Chăm Islam vào tháng Ramadan đồng thời
đề cập đến đức tin và đời sống tinh thần của cộng đồng Chăm ở An Giang. Tuy
nhiên, bài báo chủ yếu hướng đến mục đích là giới thiệu địa điểm du lịch do đó nội
dung đơn giản, chỉ tập trung về phong tục tập quán và lễ Ramadan chứ chưa đi sâu

tìm hiểu nghi lễ dòng đời của người Chăm Islam trong bối cảnh hiện đại hóa.

8


Về người Chăm Islam Việt Nam và các nước, Angie Ngoc Tran (2016) có
bài nghiên cứu với tựa đề“Weaving Life Across Borders: The Cham Muslim
Migrants Traversing Vietnam and Malaysia”. Trong bài này, tác giả chủ yếu bàn về
vấn đề người Chăm ở Việt Nam trong xuất khẩu lao động ở Malaysia. Bên cạnh đó
bài viết cũng giới thiệu sơ qua về tình hình người Chăm ở Việt Nam, vai trị của tôn
giáo trong việc gắn kết cộng đồng Chăm Việt Nam và Chăm thế giới (Malaysia).
Rie Nakamura với bài viết “Ethnicity of the Cham in Vietnam”, ơng chủ yếu
nói đến sự đa dạng trong các hoạt động đời sống hằng ngày và một số đặc trưng về
văn hóa của tộc người Chăm ở Việt Nam, trong đó có hai nhánh chính là cộng đồng
Chăm ở miền trung Việt Nam và cộng đồng Chăm ở khu vực đồng bằng sông Mê
Kông. Mặc dù trong bài viết này, ơng cũng có đề cập đến một số nghi lễ vòng đời
của cộng đồng Chăm An Giang nhưng chỉ là nhắc đến và không rõ ràng, cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điền dã dân tộc học
Với phương pháp này, chúng tôi đã khảo sát cộng đồng người Chăm tại xã
Châu Phong, Thị xã Tân Châu. Chúng tôi tiến hành tham dự, quan sát và phỏng vấn
sâu người Chăm ở khu vực này về vấn đề nghi lễ vòng đời cũng như những nhân tố
làm biến đổi nó.
4.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp này được dùng để nghiên cứu quá trình hình thành cộng đồng
Chăm ở tỉnh An Giang nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung.
4.3. Phương pháp văn hóa học
Phương pháp này được sử dụng để mơ tả và phân tích các đặc điểm nghi lễ
vịng đời của người Chăm. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng so sánh những nét
văn hóa trước đây và những yếu tố văn hóa trong bối cảnh hiện đại ngày nay.

4.4. Phương pháp tổng hợp phân tích
Phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu về văn hóa Chăm, đặc biệt là
nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam. Kế đến chúng tơi tiến hành phân tích để
thấy được thực trạng nghi lễ vòng đời của người Chăm và tiến hành nhận diện
những biến đổi của nghi lễ vòng đời.
9


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Bằng những phương pháp nghiên cứu nói trên, đây sẽ là bài nghiên cứu hệ
thống một cách có khoa học những nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam. Với kết
quả mà chúng tơi tìm hiểu được, đây cũng sẽ là những nhận diện cụ thể về sự biến
đổi nghi lễ vòng đời của người Chăm dựa trên thực trạng của cộng đồng, cũng như
bối cảnh chung của khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu sẽ cung cấp thơng tin cụ thể về nghi lễ vịng đời của người
Chăm nói chung và người Chăm Islam ở An Giang nói riêng. Đồng thời cũng góp
phần cung cấp vào các nguồn tư liệu trong việc nghiên cứu văn hóa tộc người Chăm
sau này. Bên cạnh đó, chúng tơi mong rằng kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên các ngành Nhân học, Văn
hóa học, Đơng phương học, Việt Nam học,… hay với những ai có quan tâm đến vấn
đề nghi lễ vòng đời của người Chăm.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu của
nhóm chúng tơi được chia làm ba nội dung chính:


Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn




Cơ sở lý luận: Chúng tôi tiến hành làm rõ một số khái niệm về tộc

người, văn hóa tộc người và tồn cầu hóa để người đọc có thể hiểu rõ và chính xác
hơn về các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.


Cơ sở thực tiễn: Chúng tơi nghiên cứu về lịch sử hình thành cộng

đồng người Chăm ở An Giang và địa bàn nghiên cứu nhằm đem lại cái nhìn tổng
quan về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Chăm ở khu vực mà
chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu.


Nội dung 2: Thực trạng nghi lễ vòng đời của người Chăm

10


Trong phần này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số nghi lễ vòng đời của
người Chăm Islam ở An Giang trong giai đoạn hiện đại ngày nay. Điển hình là một
số nghi lễ như: Lễ sinh; Lễ trưởng thành, hôn nhân và nghi lễ tang ma. Việc nghiên
cứu về thực trạng những nghi lễ này sẽ là tiền đề để so sánh với giai đoạn trước đó,
nhằm chỉ ra sự biến đổi trong nghi lễ vòng đời của cộng đồng Chăm Islam qua các
giai đoạn phát triển.


Nội dung 3: Những nhân tố dẫn đến sự biến đổi nghi lễ vịng đời


Chúng tơi chỉ ra một số nhân tố chủ yếu tác động trực tiếp đến đời sống vật
chất, văn hóa và tinh thần của cộng đồng Chăm Islam dẫn đến sự biến đổi nghi lễ
vịng đời. Có thể kể đến một số nhân tố như: Sự giao lưu tiếp biến văn hóa, tồn cầu
hóa, đơ thị hóa,… Chính những nhân tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, ý
thức của cộng đồng và mang lại những sự thay đổi tích cực như là việc nâng cao đời
sống vật chất tinh thần, giúp loại bỏ một số tập tục cổ hủ, lạc hậu. Tuy nhiên, sự
thay đổi này cũng có nhiều mặt tiêu cực, làm mất đi một số nét văn hóa đặc trưng
của cộng đồng Chăm Islam.

11


NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Khái niệm tộc người, văn hóa tộc người
Tộc người
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa. Sự đa dạng đó được cấu
thành từ những đặc riêng, bản sắc riêng của nhiều tộc người khác nhau trên cùng
một lãnh thổ.Từ trước đến nay, để nói đến một tộc người, chúng ta thường quen với
thuật ngữ “dân tộc” hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ “dân tộc” này cũng cịn có ý nghĩa
chỉ một quốc gia, dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, trong các hoạt nghiên cứu ngày nay,
người ta thường dùng thuật ngữ “tộc người” thay vì “dân tộc”. Khái niệm về “tộc
người” đến nay vẫn là một trong những vấn đề còn khá nhiều tranh cãi.
Trong các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, thuật ngữ “tộc người” hầu hết
đều bắt nguồn từ chữ “Ethnos” trong tiếng Hy Lạp cổ. Ethnos ở đây có thể hiểu
theo nghĩa như “bầy”, “đám đơng”, “một nhóm người”, “bộ lạc”, “bộ lạc ngoại

bang”, “dân tộc”,… Từ những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX trở đi, khái
niệm “Ethnos” với ý nghĩa “tộc người” mới thực sự dần dần được xác lập trong
khoa học. Sau một loạt các cơng trình nghiên cứu sau đó thì thuật ngữ “Ethnos”
được thay thế bằng “Ethnie”. Thuật ngữ “Ethnie” này trở nên thông dụng hơn kể từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nó ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các
hoạt động chính trị cũng như trong các cơng trình nghiên cứu xã hội học và Nhân
học trên tồn thế giới. 1
Rodolfo Stavenhagen (1991) định nghĩa “một tộc người” (Ethnie) là một tập
thể tự xác định và các tập thể khác xác định theo những tiêu chí tộc người, nghĩa là
Ngơ Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.10tr.11.

1

12


bằng sự tồn tại của một hay nhiều nét chung như: ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc bộ
lạc, quốc tịch hay chủng tộc và bằng việc các thành viên trong tập thể cùng chia sẻ
một tình cảm đồng nhất” 2.
Cịn R.Breton trong “Các tộc người” (1981), ông cho rằng “Theo nghĩa hẹp,
“tộc người” (Ethnie) có thể là một nhóm cá nhân cùng có chung tiếng mẹ đẻ,… Như
vậy, theo nghĩa hẹp, tộc người (Ethnie) là tương đương với cái mà các nhà ngơn
ngữ học gọi là nhóm nói tiếng mẹ đẻ”. “Theo nghĩa rộng, tộc người được định
nghĩa là một nhóm cá nhân liên kết với nhau bởi một phức hợp có tính chất chung về mặt nhân chủng , ngơn ngữ, chính trị - lịch sử,v.v… mà sự kết hợp các tính chất
đó làm thành một hệ thống riêng, một cơ cấu mang tính văn hóa là chủ yếu: một nền
văn hóa. Như thế, tộc người được coi là một tập thể, hay đúng hơn là một cộng
đồng gắn bó với nhau bởi một nền văn hóa riêng biệt” 3.
Ở Liên Xô, Viện sĩ Iu.V. Bromlei qua các chuyên khảo sâu sắc của mình về
tộc người, ơng lại cho rằng: “Tộc người được hiểu là một tập đoàn người ổn định có
mối liên hệ chung về địa bàn cư trú, ngôn ngữ, kinh tế và đặc điểm sinh hoạt văn

hóa. Mỗi tộc người đều có ý thức về nguồn gốc tộc người của mình” 4.
Cịn ở Việt Nam, thuật ngữ “tộc người” có thể thấy ít được sử dụng mà thay
vào đó là thuật ngữ “dân tộc” (nation). Thuật ngữ “dân tộc” ở đây được chúng ta sử
dụng với ý nghĩa như là “tộc người”, mỗi dân tộc ở Việt Nam được xem là một tộc
người cụ thể.Nhưng bên cạnh đó, thuật ngữ “dân tộc” cũng được dùng để chỉ một
đất nước, một quốc gia.
Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy rằng có rất nhiều định nghĩa về “tộc
người” khác nhau nhưng chưa có bất kỳ một định nghĩa khoa học nào về khái niệm
này được thừa nhận chung ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
nay, một định nghĩa về “dân tộc” (tộc người) nhận được sự đồng thuận của khá
nhiều nhà khoa học trong nước đó là định nghĩa do Viện Dân tộc học xuất bản năm
Nghiêm Văn Thái (chủ biên) (1995), Tộc người và xung đột tộc người, Trung tâm Khoa học Xã
hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, tr.6.
3
Ngô Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.18 tr.19.
4
Sđd, tr.21.
2

13


1975 với nhan đề “Vấn đề xác định thành phần dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt
Nam”, theo đó “dân tộc” (tộc người) là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối
ổn định, được hình thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn
ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc, thể hiện bằng một tộc danh chung”
và có ba tiêu chí để xác định sự tồn tại của một tộc người là: ngơn ngữ, văn hóa và ý
thức tự giác tộc người, trong đó tiêu chí ý thức tự giác tộc người được coi là quan
trọng nhất. 5
Có thể thấy có rất nhiều khái niệm về “tộc người” với những quan điểm khác

nhau. Nhưng nhìn chung, khi nói về “tộc người”, chúng ta có thể hiểu “tộc người”
là một cộng đồng có chung nguồn gốc lịch sử, sử dụng chung một ngơn ngữ của
mình, có những đặc trưng chung về văn hóa sinh hoạt lẫn văn hóa tín ngưỡng, đặc
biệt là phải có ý thức tự giác về nguồn gốc tộc người và lịng tự tơn tộc người. Ở
Việt Nam, “tộc người Chăm” chính là tập hợp những người, cộng đồng người có
chung một nguồn gốc lịch sử phát triển, có chung một ngơn ngữ là tiếng Chăm,
mang những đặc trưng chung về văn hóa và có ý thức tự giác về tộc người mình.
Văn hóa tộc người
Mỗi một tộc người, sau một quá trình cùng sinh sống với nhau trên một địa
bàn, lãnh thổ nhất định sẽ có những nét đặc trưng riêng trong đời sống, sinh hoạt
hằng ngày lẫn trong đời sống tín ngưỡng, tơn giáo cùng với những thành tựu mà họ
đạt được. Những đặc trưng chung được cộng đồng hay tộc người đó tạo ra và trở
thành những đặc điểm riêng dùng để phân biệt với các tộc người khác, có thể coi đó
là “văn hóa tộc người”.
Theo quan niệm của UNESCO, văn hóa (culture) bao hàm nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, “văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký
hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng đó
có đặc thù riêng”. Cịn theo nghĩa rộng thì “văn hóa là một phức thể - tổng thể các

Bùi Minh Đạo (chủ biên) (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb.
Khoa học Xã hội, tr.17 – tr 21.

5

14


đặc trưng- diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc
của một cộng đồng gia đình, xóm, làng, vùng q, quốc gia, xã hội” 6.
Trong nghiên cứu dân tộc học, văn hóa tộc người được hiểu là bao gồm tổng

thể các yếu tố về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, giúp cho việc phân biệt tộc
nguời này với tộc người khác. Chính văn hóa dân tộc là nền tảng nảy sinh và phát
triển ý thức tự giác tộc người. Trong q trình nghiên cứu văn hóa, ở một chừng
mực nhất định có sự phân biệt văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người.Văn hóa
của tộc người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về một tộc người cụ thể
nào đó. Tổng thể những thành tố văn hóa do tộc người cụ thể sáng tạo ra hay tiếp
thu, vay mượn của các dân tộc khác trong quá trình lịch sử. Văn hóa tộc người là
tổng thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng và đặc thù tộc người, nó thực hiện
chức năng cố kết tộc người và phân biệt tộc người. Tức là những yếu tố văn hóa làm
cho tộc người này khác với tộc người kia. Các yếu tố văn hóa tộc người như vậy
bao gồm ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ), trang phục, các tín ngưỡng và nghi lễ, vốn văn
hóa dân gian truyền miệng, tri thức dân gian về tự nhiên, xã hội, về bản thân con
người, về sản xuất, về ẩm thực, tâm lý dân tộc và những nội dung khác liên quan tới
hoạt động lao động sản xuất, hoạt động xã hội của con người 7.
Văn hóa tộc người được hiểu là tổng thể những yếu tố văn hóa do chính tộc
người nào đó sáng tạo ra, mang tính chất đặc thù của tộc người, nó thực hiện chức
năng cố kết tộc người, làm cho tộc người này khác với tộc người khác, là cơ sở nảy
sinh và phát triển ý thức tự giác tộc người, là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt tộc
người. Trong ý nghĩa như thế phân biệt văn hóa tộc người với văn hóa của tộc
người là tổng thể những yếu tố văn hóa đang thuộc về một tộc người nào đó, do tộc
người đó sáng tạo ra hay cho vay mượn từ bên ngoài và khơng nhất thiết có mang
tính đặc trưng tộc người hay khơng. 8
Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu khái niệm “văn hóa tộc người” chính là
những tính chất riêng biệt, những đặc điểm về văn hóa của một tộc người sau một
Ngô Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.314.
Ngơ Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, tr. 318.
8
Sđd, tr.319.
6
7


15


thời gian dài họ sống chung với nhau mà hình thành. Những đặc trưng đó cũng
chính là những quy tắc, chuẩn mực trong đời sống xã hội của cộng đồng đó. Nhờ
vào những đặc trưng về văn hóa tộc người mà người ta mới có thể dễ dàng nhận
diện và phân biệt được một tộc người. Vì vậy, để phân biệt tộc người Chăm và các
tộc người khác, thì văn hóa Chăm là một trong những nhân tố quan trọng giúp
chúng ta dễ dàng phân biệt tộc người Chăm và các tộc người khác trên cả nước.
Văn hóa Chăm cụ thể ở đây là những đặc trưng trong đời sống xã hội của họ và là
những thành tựu cả về vật chất lẫn tinh thần mà họ đã tạo ra qua một thời gian dài
phát triển.
1.1.1.2. Khái niệm nghi lễ vòng đời
Trong một tộc người, các phong tục tập quán hay các lễ nghi tín ngưỡng
cũng chính là một trong những đặc trưng văn hóa của cộng đồng đó. Một trong
những nghi lễ mà chúng ta có thể thấy nó được biểu hiện rõ ràng trong đời sống
thường ngày của họ chính là nghi lễ vịng đời. Đó chính là những nghi lễ luôn đi
liền với chu kỳ sống của mỗi người, những nghi lễ đánh dấu từng giai đoạn phát
triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Để nghiên cứu về văn hóa của một tộc
người thì việc nghiên cứu về nghi lễ vòng đời là một yêu cầu thiết yếu. Vì vậy, có
rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về nghi lễ vòng đời để
tìm hiểu về một nền văn hóa nào đó.
Để tiếp xúc và cầu khẩn thế giới thần linh, từ thời nguyên thủy, con người đã
từng bước tạo nên những nghi lễ và phát triển thành hệ thống. E.B Tylor trong cơng
trình Văn hóa ngun thủy đã dành một chương lớn viết về nghi lễ và lễ nghi. Theo
ông, nghi lễ là: “Phương tiện giao tiếp với những thực thể linh hồn” và “Tốt nhất có
lẽ nên đặt lịng tin vào các thực thể tinh thần (Spirituels) như một định nghĩa tối
thiểu về tôn giáo” 9. Thông qua nghi lễ, những người đang sống ở cõi trần cầu cúng
thần linh ở thế giới siêu nhiên những khát vọng cho cuộc đời mỗi con người.

Còn A.A. Radugin – một nhà văn hóa học Nga đã nói về nghi lễ như sau: “
Nghi lễ xuất hiện trong thần thoại học nhằm thể hiện mối quan hệ hữu hiệu giữa
Phan Quốc Anh (2010), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr.125.

9

16


cuộc sống thường ngày với siêu nhiên (linh hồn tổ tiên, thần thánh, ma quỷ, số
phận, v.v…). Nghi lễ được truyền lại không chỉ trong tôn giáo mà đi cả vào cuộc
sống thường ngày, đặc biệt là trong nền văn hóa dân gian truyền thống. Tại đây,
nghi lễ là di tích cịn sót lại của thần thoại” 10.
Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với tâm lý vừa sợ sệt, vừa mong
muốn sự ban ơn của thần linh, con nguời đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng và
kèm theo đó là hệ thống nghi lễ. Các nhà văn hóa đã chia ra nhiều loại nghi lễ khác
nhau: Hệ thống nghi lễ nông nghiệp cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt;
hệ thống nghi lễ trong tín ngưỡng ngư nghiệp; hệ thống nghi lễ theo tín ngưỡng tổ
nghề, nghi lễ thờ tổ tiên, nghi lễ cộng đồng tơn giáo và hệ thống nghi lễ vịng đời. 11
Hầu hết mỗi con người sống trong bất kỳ xã hội nào cũng đều phải trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau theo chu kỳ sinh học của mình như: sinh ra, lớn lên, kết
hôn, sinh đẻ, già đi và qua đời. Sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn thường được thực
hiện bằng một loại nghi lễ nhất định, gọi là nghi lễ vòng đời (nghi lễ đời người).
Nghi lễ vòng đời theo GS.TS Ngô Đức Thịnh là “những nghi lễ liên quan
đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết”. Đặc điểm của nghi lễ vịng đời người là
nói lên yếu tố phát triển theo chu kỳ sinh học của cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Tuy liên quan đến cá nhân, nhưng nghi lễ vòng đời lại do gia đình, tộc họ, cộng
đồng tơn giáo thực hiện cho mối cá nhân đó, vì thế nghi lễ vịng đời không chỉ liên
quan đến một con người cụ thể mà liên quan đến cả cộng đồng, thể hiện sự lo lắng,

chăm sóc lẫn nhau để bảo tồn nịi giống và bảo tồn xã hội lồi người. 12
Trong nghi lễ vịng đời, nghi lễ chuyển đổi chính là những nghi lễ cụ thể
đánh dấu từng giai đoạn, từng cột mốc quan trọng của mỗi một người trong cuộc
đời. Mỗi một cộng đồng, và một xã hội cũng có những cách thức tổ chức nghi lễ
chuyển đổi khác nhau của riêng mình.

Nguyễn Thị Thanh Xuân (2012), Nghi lễ vòng đời của người Việt ở đảo Phú Quý hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, tr.7.
11
Phan Quốc Anh (2010), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr.127.
12
Sđd, tr.12.
10

17


A.V Gennep, tác giả của cuốn Nghi lễ của sự chuyển tiếp một cuốn sách kinh
điển về nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ đời người, phân tích khá sâu sắc những nghi lễ
liên quan đến những thời kỳ chuyển tiếp, có tính quyết định đời sống xã hội của một
con người. Ông đã khái quát một cách đầy đủ và khoa học về nghi lễ vịng đời
người, trong đó ông phân biệt tầm quan trọng của ba giai đoạn: sinh, trưởng thành
và tử. Van Gennep hình dung “cuộc sống xã hội như một căn nhà có nhiều phịng
mà trong đó mỗi cá nhân được chính thức chuyển từ phịng này sang phịng khác”.
Đây chính là các nghi lễ liên quan đến chu kỳ sống, nhằm đánh dấu sự kiện chuyển
đổi trạng thái trong cuộc sống nhiều giai đoạn, vị thế xã hội này sang vị thế xã hội
khác của mỗi cá nhân. Nghi lễ chuyển đổi gắn với từng tộc người. Mỗi tộc người có
một loạt các nghi lễ chuyển đổi với những nội dung, hình thức biểu hiện khác nhau
tùy thuộc vào đẳng cấp xã hội, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác,... của những cá nhân

được tiến hành các nghi thức đó. Nghi lễ chuyển đổi được Amold Van Gennep chia
làm ba giai đoạn: giai đoạn cách ly (trước ngưỡng), chuyển tiếp (trong ngưỡng), và
hội nhập (song ngưỡng). Ông đã khái quát một cách đầy đủ và khoa học về nghi lễ
vịng đời người, trong đó ơng phân biệt tầm quan trọng của ba giai đoạn: sinh,
trưởng thành và tử. Mỗi giai đoạn có ba thời kỳ, tách biệt với thời kỳ trước, bước
đầu hội nhập và hội nhập vào thời kỳ tiếp sau. 1. Sinh: chửa, đẻ và tuổi sơ sinh, tuổi
thiếu niên; 2. Trưởng thành: tuổi thiếu niên, lễ thành đinh và hôn nhân, tuổi con
người cộng đồng; 3. Tử: lên lão, sự chết đi đối với tang ma và cuộc sông ở thế giới
bên kia. Giai đoạn cách ly là giai đoạn mà con người chuẩn bị rời khỏi vị thế đang
tồn tại để bước vào vị thế mới mà họ phải đến. Giai đoạn này con người buộc tách
rời những thói quen của mình ở địa vị cũ để chuẩn bị bước vào địa vị mới.
Giai đoạn chuyển tiếp là giai doạn mà con người đã thực sự rời khỏi thế giới
cũ nhưng vẫn chưa chính thức bước vào thế giới mới. Đây là giai đoạn con người
phải học cách thích ứng với mơi trường mới mà họ đã bước vào.

18


Giai đoạn hội nhập là giai đoạn mà con người tái hòa nhập với xã hội bằng
một vị thế mới được xác lập. Giai đoạn này được diễn ra khi con người được chính
thức thừa nhận trong vai trị mới 13.
Có rất nhiều nghi lễ chuyển đổi trong cuộc sống của con người, tuy nhiên có
năm giai đoạn quan trọng trong đời sống được xem là dấu hiệu quan trọng nhất của
sự chuyển đổi, đó là sự ra đời, tuổi trưởng thành, rời khỏi gia đình, hơn lễ và tang
ma. Để đánh dấu sự thay đổi này, các nghi lễ sẽ được tổ chức và tùy vào từng nền
văn hóa sẽ có cách tổ chức khác nhau, nhưng bao giờ nó cũng phải thống nhất và có
ý nghĩa đối với nền văn hóa đó. Nghi lễ chuyển đổi có nhiều loại hình khác nhau
tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa. Nó có thể dựa trên nhiều yếu tố nghi lễ của tôn
giáo, phong tục, tập quán hoặc dựa vào một số loại nghi lễ khác do nền văn hóa đó
quy định.

Trong quá trình lịch sử, do những tác động khách quan và chủ quan, hình
thức nghi lễ đời người của từng tộc người đều có những chuyển biến và đổi thay
nhất định, tạo ra nhiều sự biến đổi trong tập tục, lễ nghi. Các hình thức của tơn giáo
và tín ngưỡng cũng ngày càng biến đổi, trở nên đa dạng, có nhiều sắc thái khác
nhau và dần được cải biến theo hướng tích cực cho phù hợp với sự phát triển của
từng thời đại. Tuy nhiên, sự biến đổi bởi những tác động của sự phát triển về lâu dài
sẽ dần bào mòn những bản sắc nguyên bản ban đầu của dân tộc đó. Vì thế, nhìn
chung, mọi sự biến đổi đều là con dao hai lưỡi, vừa có tốt vừa có xấu.
1.1.1.3. Khái niệm tồn cầu hóa
Khoảng các giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày càng rút ngắn và thế
giới đang ngày một trở nên phẳng hơn, một trong những tác động chính dẫn đến
điều này là tồn cầu hóa. Thoạt nhìn, ta tưởng chừng tồn cầu hóa chỉ có những tác
động mạnh mẽ đến kinh tế. Tuy nhiên, tồn cầu hóa chính là nhân tố tạo ra những
biến đổi đa diện. Khơng chỉ kinh tế, tồn cầu hóa đang cho chúng ta ta thấy ngày
một rõ hơn sự biến đổi của cả thế giới trên tất cả mọi mặt về kinh tế, văn hóa, chính
Võ Thành Hùng (2011), Nghi lễ vịng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng, Nxb. Văn hóa Dân tộc,
tr.20 – tr.21.
13

19


trị, xã hội,… Sự vận động và trỗi dậy của nền kinh tế do tồn cầu hóa đã tạo ra
những sức ép lớn lên suy nghĩ và tư tưởng của con người, gián tiếp tác động lên các
nền văn hóa và đang làm nó biến đổi từng ngày một.
N. Rơ-xnơ (N. Rosneau), Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học
Tổng hợp Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn (The George Washington University) nhận xét:
“...Trong khi người ta vẫn chưa hình dung về những đổi thay ấy đến nơi đến chốn,
thì hơi thở của chúng đã bao trùm khắp nơi, giăng mắc khắp các nước, xuyên thấu
vào từng bước đi của đời sống, thẩm lậu vào mọi giai tầng trong xã hội. Tóm lại là

ngấm sâu vào tất cả các yếu tố cấu thành nên đời sống toàn cầu. Những biến động
như vậy đang làm cho cái trật tự mà trên đó vốn trụ vững các quan niệm về gia
đình, cộng đồng, đất nước và thế giới nói chung, trở nên mâu thuẫn và bất định” 14
Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” (Globalization) đã trở thành
một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội
đương đại, là một xu thế lớn của thời đại và đồng thời là một trong những vấn đề
gây nhiều tranh cãi nhất. Cho đến hiện nay có rất nhiều khái niệm về “tồn cầu
hóa”, chẳng hạn như:
Theo McGrew - nhà kinh tế lớn của chủ nghĩa tư bản Mỹ, ơng định nghĩa
“Tồn cầu hóa bao gồm tồn bộ các mối gắn kết và quan hệ trao đổi giữa các quốc
gia và xã hội vốn tạo ra hệ thống thế giới hiện tại, nó vạch ra giai đoạn mà tại đó các
sự kiện, mọi quyết định và mọi hoạt động ở bất cứ nơi nào cũng để lại dấu ấn trên
hành tinh. Tồn cầu hóa thể hiện ở hai đại lượng khác nhau: bề rộng và bề sâu. Một
mặt nó là một loạt các quá trình bao trùm và tác động lên thế giới – tức là bề rộng.
Mặt khác nó tăng cường độ trong các hoạt động chung, gắn kết quốc tế hoặc sự phụ
thuộc giữa các nước và xã hội tạo nên một cộng đồng thế giới.” 15
Còn theo quan niệm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
“Tồn cầu hóa là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bố tối ưu
các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu,… Là một quá trình ly tâm và là một lực lượng
14

Rosneau James (2000), The Challenges and tensions of a globalized word, American Studies
International, Vol.38, No2, tr.22.
15
Trần Nhu, Trần Nhật Quang (2001), Tồn cầu hóa hơm nay và thế giới thứ ba, Nxb. Trẻ, tr.18.
20


kinh tế vĩ mơ, tồn cầu hóa rút ngắn khoảng cách kinh tế không những giữa các
nước và khu vực, mà còn giữa các nhân tố kinh tế với nhau. Tồn cầu hóa cũng có

khuynh hướng làm mất ổn định các tổ chức độc quyền nhóm đã được thiết lập bằng
cách làm thay đổi các “luật chơi” của cuộc đấu tranh giữa các doanh nghiệp để
chiếm lợi thế cạnh tranh trên các thị trường quốc gia.” 16
Đối với Việt Nam, cũng có khá nhiều định nghĩa về khái niệm “tồn cầu
hóa”, chẳng hạn như theo quan niệm của TS. Mai Thị Q với tác phẩm “Tồn cầu
hóa và vấn đề thừa kế giá trị truyền thống của dân tộc trong bối ảnh tồn cầu hóa
hiện nay” (2009), bà cho rằng: “Tồn cầu hóa là một khái niệm chỉ q trình vận
động của lịch sử xã hội loài người từ những bộ phận, quốc gia riêng lẻ, tương đối
độc lập và tách biệt đến hình thành những mối liên kết chặt chẽ, tác động qua lại và
phụ thuộc lẫn nhau trên tất cả các mặt ở phạm vi toàn cầu của đời sống xã hội mà
nền tảng là sự liên kết kinh tế cùng với sự hình thành các tổ chức, các định chế quốc
tế nhằm quản lý và điều chỉnh các hoạt động mang tính tồn cầu đó.” 17
Trong khi đó các tác giả từ cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam lại xem tồn
cầu hóa là “hiện tượng trong đó các quan hệ xã hội được mở rộng trên tồn thế giới,
loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia, đưa đến sự chuyển hóa
lẫn nhau trong mơi trường quốc tế mà ở đó mỗi nước đều có những vị trí nhất định
trong q trình hình thành, xác lập những quan hệ và ứng xử cộng đồng, những tiêu
chí và luật lệ, cơ chế và trật tự cộng đồng,... Đây là một xu thế khách quan và là một
thách thức đối với nhiều nước, nhất là các nước kém phát triển.” 18
Có thể thấy rằng “tồn cầu hóa” với những quan niệm khác nhau thì được
định nghĩa khác nhau ở từng góc độ, nhưng nhìn chung, hầu hết mọi khái niệm đều
xem tồn cầu hóa là sự kết nối, tiếp xúc, chuyển hóa và tác động qua lại lẫn nhau
gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và
hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế
16

Triệu Thị Nhân Hậu (2007), Sự chuyển biến kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, tr.31.
17
Mai Thị Q (2009), Tồn cầu hóa và vấn đề thừa kế giá trị truyền thống của dân tộc trong bối

cảnh tồn cầu hóa hiện nay, Nxb. Khoa học Xã hội, tr.17.
18
Viện ngôn ngữ học “Từ điển tiếng Việt” (2005), Nxb Đà Nẵng, tr.447.
21


giới cũng như sự hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội ở cấp độ tồn cầu. Theo đó, tồn
cầu hóa làm rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, thu hẹp các khoảng khơng
gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới.
1.1.2 Những nhân tố dẫn đến biến đổi nghi lễ vịng đời
1.1.2.1. Giao lưu tiếp biến văn hóa
Ngày nay, dưới tác động của tồn cầu hóa, hiện đại hóa, các quốc gia, các
dân tộc ngày có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhau hơn. Đồng thời đó cũng
chính là cơ hội để các nền văn hóa tiếp xúc, học hỏi từ nhau. Quá trình giao lưu, học
hỏi văn hóa của nhau gây ra những biến đổi nhất định của nhau đó có thể hiểu là
q trình giao lưu tiếp biến văn hóa.
Khái niệm này do các nhà nhân học trường phái Anglo - Saxon đưa ra vào
cuối thế kỷ XIV để chỉ ra sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác
nhau và hậu quả của cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại
hình văn hóa của cả hai nền văn hóa đó.
Theo các nhà nhân học Mỹ, giao lưu tiếp biến là quá trình trong đó một nền
văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét
đặc trưng của nền văn hóa ấy. Sự giao lưu tiếp biến cũng là một cơ chế của biến đổi
văn hóa, đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp
xúc trực diện và liên tục. Các hình mẫu văn hóa ngun thủy của một cộng đồng
hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi, song mỗi nền văn hóa vẫn giữ nét
riêng biệt của mình.
Khi nghiên cứu văn hóa cần thể hiện ở trạng thái động là một quá trình trong
đó có các yếu tố truyền thống, bền vững, có yếu tố mất đi, có yếu tố tái tạo, có yếu
tố biến đổi, cách tân. Giao lưu tiếp biến văn hóa cịn được hiểu thực chất là sự tác

động qua lại biện chứng giữa “cái nội sinh” và “cái ngoại sinh” của mỗi nền văn
hóa trong q trình phát triển. Chính vì thế mà Trần Quốc Vượng đã cho rằng: “Sự
tiếp nhận văn hóa nước ngồi bởi dân tộc chủ thể. Q trình này ln ln đặt mỗi

22


×