Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa khmer nam bộ (trường hợp chùa chantarangsay thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.77 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG LÊ HUỆ

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ TRANG TRÍ CHÙA KHMER NAM BỘ
(TRƯỜNG HỢP CHÙA CHANTARANGSAY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỐ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.06.40

TP.HỒ CHÍ MINH – 2017


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

ĐẶNG LÊ HUỆ

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ TRANG TRÍ CHÙA KHMER NAM BỘ
(TRƯỜNG HỢP CHÙA CHANTARANGSAY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ



CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.06.40

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN AN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên

cứu trong luận văn này đều là trung thực và chưa được công bố trong các cơng
trình, tài liệu khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về luận văn này.

Tác giả luận văn

Đặng Lê Huệ


iii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành cho một cơng trình nghiên cứu khoa học, rất mất rất nhiều

thời gian cho việc đầu tư, tìm hiểu tài liệu, thơng tin, và nhất là cần sự định hướng
của người hướng dẫn khoa học. Luận văn với đề tài “ Nghệ thuật kiến trúc và trang

trí chùa Khmer Nam Bộ, trường hợp chùa Chantarangsay ở Thành phố Hồ Chí

Minh” được hồn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí minh, ngồi sự nỗ lực của bản thân cịn có sự đóng

góp, giúp đỡ của các nhà nghiên cứu đi trước, người hướng dẫn, cá nhân, tổ chức…
Do vây, tôi xin trân trọng cảm ơn và biết ơn đến:

Ban giám hiệu, quý thầy, cơ trong khoa Văn hóa học, đã tận tình truyền đạt

kiến thức trong những năm qua, cũng như các giảng viên đào tạo, sau đại học và các

phòng ban khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho chúng tôi tham gia học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian
khóa học.

Tôi cũng xin cảm ơn đến các vị thầy, vị sư, gia đình, cá nhân đã động viên

tinh thần, tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận, dành thời gian trao đổi, phỏng vấn,
giúp tơi sưu tầm tài liệu, hình ảnh và các nguồn tư liệu khác.

Để hoàn thành được luận văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tơi xin

bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan An, thầy đã tận tình
giúp đỡ, định hướng cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện cơng trình
nghiên cứu này.

Do thời gian nghiên cứu và năng lực còn hạn chế, mặc dù rất cố gắng nhưng

chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong Hội đồng khoa

học, q thầy cơ và các bạn đọc giả đóng góp, để chúng tơi kịp thời sửa chữa, bổ

sung hồn thiện hơn.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng

Đặng Lê Huệ


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ................................................................... viii

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu .............................................................7
Để thực hiện đề tài luận văn này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu sau: ...................................................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................8

7. Bố cục của đề tài .................................................................................................8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................10

1.1

Cơ sở lý luận ................................................................................................10

1.1.1

Khái niệm Nghệ thuật ...........................................................................10

1.1.3

Khái niệm Trang trí...............................................................................11

1.1.2
1.1.4

1.2

Khái niệm Kiến trúc ..............................................................................11

Khái niệm Nghệ thuật trang trí .............................................................12

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................13

1.2.1

Tổng quan về tộc người Khmer ở Nam Bộ ..........................................13

1.2.2. Khái quát về tộc người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................17

1.2.3. Tổng quan về Chùa Chantarangsay ở Thành phố Hồ Chí Minh .............22


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................28

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CHÙA CHANTARANGSAY Ở
TP.HỒ CHÍ MINH ....................................................................................................29
2.1. Cảnh quan Chùa .............................................................................................29
2.2. Cách bố trí mặt bằng ......................................................................................30


v
2.2.1. Cổng Chùa (Kh’lông-th’via) ...................................................................30

2.2.2. Hàng rào (Rô –boong).............................................................................31
2.2.3. Chánh điện (Vi-hia).................................................................................32

2.2.4. Sala ..........................................................................................................36
2.2.5 Kod (Tăng xá, nhà tăng) ..........................................................................38

2.2.6. Phịng trụ trì.............................................................................................38
2.2.7. Cột cờ (Bong-kol-tơng) ...........................................................................39

2.2.8. Bảo tháp (Pro-chét-đây) ..........................................................................40

2.3. Chùa Chantarangsay trong bối cảnh Chùa Khmer Nam Bộ - nghệ thuật kiến
trúc .........................................................................................................................41
2.3.1. Một số điểm chung về nghệ thuật kiến trúc chùa Chantarangsay trong
bối cảnh chùa Khmer Nam Bộ ..........................................................................41

2.3.2. Một số điểm khác nhau về nghệ thuật kiến trúc Chùa Chantarangsay
trong bối cảnh Chùa Khmer Nam Bộ................................................................45


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................50

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ CHÙA CHANTARANGSAY Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ................................................................................52

3.1. Nghệ thuật điêu khắc .....................................................................................52
3.1.1. Các phù điêu tại chùa ..............................................................................52

3.1.2. Các loại tượng trịn. .................................................................................55

3.2. Hội họa ...........................................................................................................66

3.3. Hoa văn trang trí chùa ....................................................................................68
3.3.1. Các tiêu chí cơ bản trong trang trí chùa Khmer ......................................68
3.3.2. Nguồn gốc và quá trình phát triển của hoa văn trang trí chùa Khmer ....69

3.3.3. Phân loại các loại hoa văn trang trí chùa ................................................69

3.3.4. Cách bố trí, sắp đặt hoa văn trang trí chùa Chantarangsay .....................71

3.4. Chùa Chantarang trong bối cảnh chùa Khmer Nam Bộ - Nghệ thuật trang trí
...............................................................................................................................75
3.4.1. Một số điểm chung về nghệ thuật trang trí chùa Chantarangsay trong bối
cảnh chùa Khmer Nam Bộ ................................................................................75


vi
3.4.2. Một số điểm khác nhau về nghệ thuật trang trí chùa Chantarangsay trong
bối cảnh chùa Khmer Nam Bộ ..........................................................................76


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................81

KẾT LUẬN ...............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................86
PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................91


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
BLM: Bà-la-mơn
PG: Phật giáo

NXB: Nhà xuất bản


viii

Số thứ tự

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Tên hình/ sơ đồ

Hình 2.1

Cổng chùa Chantarangsay

Hình 2.3


Những tư thế tu hành của Đức Phật

Hình 2.2
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

Trang
PL1

Khơng gian chánh điện chùa Chantarangsay

PL1

Sala chùa Chantarangsay (khu vực dùng bữa

PL2

Sala chùa Chantarangsay (khu vực thờ Phật)

PL2

Cột cờ ở chùa Chantarangsay


PL3

của các Sư)

Nhà tang (đặt hài cốt) ở chùa Chantarangsay

PL1

PL2

Bảo tháp ở chùa Chantarangsay

PL3

Các hoa văn ở chùa Chantarangsay

PL4

Các hoa văn ở chùa Chantarangsay
Các hoa văn ở chùa Chantarangsay

PL4
PL4

Neak trong chùa Chantarangsay

PL4

Hình 3.6


Khỉ ở chùa Kampong ksan Khmer (Trà Vinh)

PL5

Hình 3.8

Thần Pres Prum ở chùa ơng Mẹt (Trà Vinh)

Hình 3.5
Hình 3.7
Hình 3.9

Krud trong chùa Chantarangsay

PL5

Thần Pres Prum ở chùa Chantarangsay

PL6

Reach Cha Sư ở chùa Chantarangsay

PL7

Hình 3.10 Chư Thiên ở chùa Chantarangsay
Hình 3.11 Điêu khắc hình Rea-hu

PL7


PL8

PL9


ix
Hình 3.12 Điêu khắc hình voi

Hình 3.13 Khn viên chùa Chantarangsay

Hình 3.14 Các tượng Phật ở chùa Chantarangsay

Hình 3.15 Những bức họa trong chánh điện ở chùa
Chantarangsay

PL9

PL9

PL9

PL10

Hình 3.16 Những bức họa trong chánh điện ở chùa

PL10

Hình 3.17 Những bức họa trong chánh điện ở chùa

PL10


Hình 3.18 Bức họa 5 vị Phật ở Chánh Điện chùa

PL10

Hình 3.19 Bức họa trang trí ở Sala chùa Chantarangsay

PL11

Hình 3.21 Bức họa trang trí ở Sala chùa Chantarangsay

PL11

Chantarangsay
Chantarangsay
Chantarangsay

Hình 3.20 Bức họa trang trí ở Sala chùa Chantarangsay
Hình 3.22 Bức họa trang trí ở Sala chùa Chantarangsay
Sơ đồ 1

Cấu trúc chùa Chantarangsay ở Tp.HCM

Sơ đồ 3

Sala chùa Chantarangsay ở Tp.HCM

Sơ đồ 2
Sơ đồ 4
Sơ đồ 5

Sơ đồ 6

PL11
PL11

PL12

Định vị chùa Chantarangsay ở Tp. HCM

PL13

Chánh điện chùa Chantarangsay ở Tp.HCM

PL15

Cấu trúc chùa Âng ở Trà Vinh

Cấu trúc chùa Komphisako ở Bạc Liêu

PL14

PL16

PL17


-1-

1. Lý do chọn đề tài


MỞ ĐẦU

Người Khmer là một trong 54 tộc người anh em ở Việt Nam, có nền văn hóa

lâu đời, phong phú. Hơn 90% dân số của tộc người này theo Đạo Phật. Cho nên
những triết lý, tư tưởng cũng như những quan niệm sống nhà Phật đã chi phối mạnh
mẽ đến mỗi người dân. Mỗi Sóc có ít nhất một ngơi chùa. Đó là những cơng trình

kiến trúc lớn, bởi vì đây là trung tâm văn hóa, tơn giáo, xã hội của cả cộng đồng. Họ
xem ngơi chùa như một phần cuộc sống của mình, họ trân trọng, và dành tất cả
những gì tốt đẹp, tơn kính nhất để xây dựng chùa

Chùa Khmer là một cơng trình mang tính thẩm mỹ cao, là sự kết tinh của văn

hóa dân tộc Khmer từ bao đời nay. Lịch sử mỹ thuật Khmer gắn liền với lịch sử
hình thành và phát triển của dân tộc. Quá trình này được phát triển theo một chuỗi

dài liên tục, mà trong đó những cơng trình kiến trúc Chùa là đỉnh cao của nghệ

thuật, nó tạo ra một nét độc đáo trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ, một nét
đẹp văn hóa vừa gắn liền với tâm linh, vừa với đời sống thực tại.

Chúng tôi đã lựa chọn ra một ngôi chùa của Khmer Nam Bộ tọa lạc tại Tp

Hồ Chí Minh để cho thấy được, dù ở đâu, vùng miền nào hay điều kiện có sự thay
đổi ra sao, chùa Khmer vẫn luôn giữ được những quy chuẩn riêng của mình về nghệ
thuật kiến trúc và trang trí

Chùa Chantarangsay là ngơi chùa của người Khmer tại Thành phố Hồ Chí


Minh.Với lịch sử gần 60 năm tồn tại, chùa đã và đang là một trong những ngơi chùa

cổ kính và đẹp của thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí của
chùa mang đậm màu sắc văn hóa của người Khmer cũng như sự ảnh hưởng giữa
Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã tạo nên nét độc đáo cho ngơi chùa. Nghiên cứu kiến

trúc và trang trí chùa Chantarangsay sẽ góp phần hiều hơn về văn hóa Khmer Nam
Bộ.

Đặt vấn đề nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa Khmer Nam

Bộ là rất cần thiết. Bởi vì, nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa Khmer gắn liền

với đời sống hàng ngày của họ và ứng xử trước cái đẹp thuộc về lĩnh vực tâm linh.


-2Song vì thế, chúng tơi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu về nghệ thuật

kiến trúc và trang trí chùa Khmer đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành
văn hóa học.

Đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị nghệ thuật và trang trí chùa

Khmer Nam Bộ, sẽ góp phần cho việc bảo tồn và di tích lịch sử văn hóa của người
Khmer Nam Bộ cũng như người Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cho nên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu :“ Nghệ thuật kiến trúc và trang

trí chùa Khmer Nam Bộ, trường hợp chùa Chantarangsay ở thành phố Hồ Chí


Minh”. Ở đề tài này ngồi những yếu tố chính cần làm rõ về kiến trúc và cách trang
trí tại chùa, chúng tơi cịn làm rõ một số vấn đề về q trình đơ thị hóa của người

Khmer khi họ sinh sống tại nơi này, cũng như cộng đồng người Khmer một số được
di cư từ Campuchia sang. Từ những biến đổi về con người sẽ dẫn đến những biến
đổi về văn hóa, đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc chùa.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa Khmer Nam Bộ,

(trường hợp chùa Chantarangsay ở Tp.HCM) cho thấy được của nghệ thuật tạo hình

trong văn hóa người Khmer. Ngồi ra, việc tìm hiểu thực trạng, phân tích và lý giải
những biến đổi trong sinh thoạt, văn hóa cịn góp phần đưa ra những kiến giải khoa

học nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy giá trị lịch sử và văn hóa của các ngơi
chùa trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer trước tình hình mới hiện
nay:

-

Tìm hiểu về những giá trị nghệ thuật chùa của người Khmer, nhằm

làm rõ được nguồn gốc cũng như sự ảnh hưởng của Bà- la – mơn giáo, Phật giáo
đến văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ như thế nào?
-

Nghiên cứu những giá trị văn hóa nghệ thuật: kiến trúc, hội họa, hình

tượng… qua đó góp phần hiểu biết có hệ thống về văn hóa truyền thống người

Khmer ở vùng Nam Bộ.

- Nêu ra được những đặc thù riêng, những đóng góp của nghệ thuật kiến trúc

và trang trí chùa Khmer như một biểu hiện của văn hóa tộc người trong q trình đơ


-3thị hóa và ảnh hưởng của nhiều tộc người khác Chăm, Hoa, Việt… ở vùng đất
phương Nam.
-

Chứng minh mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa, tác động của các

trào lưu văn hóa đương đại đến kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ trong bối cảnh hội
nhập hiện nay.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa Khmer Nam Bộ một

cách có hệ thống là hướng tiếp cận cần thiết, không chỉ cho chúng ta tìm về bản sắc
văn hóa của dân tộc, cũng như ý nghĩa xã hội, giá trị đạo đức nhân văn mà còn cho
thấy những yếu tố tinh thần tín ngưỡng giữa Bà-la-mơn giáo và Phật giáo trong đời

sống của người Khmer. Tìm hiểu về những giá trị nghệ thuật này của người Khmer,
chúng tôi muốn nhận thức thêm về nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng dân gian, trong
văn hóa tinh thần của người Khmer.

Hiện nay việc nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ đã được các nhà


nghiên cứu trong và ngoài nước và chú trọng, khơng chỉ nghiên cứu để có thể thấy
được tầm quan trọng của lịch sử, của văn hóa mà mà cịn về cả tâm linh. Đây có lẽ
là một trong những yếu tố quan trọng của tộc người này.
Nghiên cứu ngoài nước

Trước những năm 1975, có nhiều học giả ngồi nước đã quan tâm nhiều về

những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội, hơn nhân gia đình … với những tác
phẩm: “Les Cambodgiens de Cochinchine” (Người Cam Bốt ở Nam Kỳ) của J.
Barrau; “La minorite Cambodgiens de Cochinchine” (nhóm thiểu số người Cam Bốt
ở Nam Kỳ) của L.Malleret.

Ngoài ra cịn có một số học giả khác cũng nghiên cứu về tộc người này với

các chủ đề về hệ thống thân tộc, vấn đề hơn nhân và gia đình của người Khmer:
“Indochina and It’s primitive peoples” (Đông Dương và cư dân nguyên thủy của

nó) của Henri Baudesson, hoặc cuốn “Các nhóm thiểu số ở Việt Nam Cộng Hịa”
cũng đề cập đến người Khmer [27].


-4Đặc biệt, Một số tác phẩm “Kback-Khmer” (hoa văn Khmer) của Chan-

Vitharin và Preab Chanmara, 2005; hay tác phẩm “ Mẫu điêu khắc Khmer-dùng cho

học vẽ và chạm khắc” (2 tập) của Chăn-Sưm, 2008. Đây là những cơng trình có giá

trị chuyên sâu về mỹ thuật, hoa văn trang trí của người Khmer nói chung và một
phần liên quan đến văn hóa Khmer Nam Bộ nói riếng.


Ngồi ra cịn có nhiều tác phẩm khác của các nhà nghiên cứu người Pháp

viết về vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật… tại Campuchia: “Cội

nguồn văn hóa Khmer”, “Văn hóa văn minh Khmer – Tơn giáo tín ngưỡng của
người Khmer thời tiền sử” của GS.TS Tranet Michel, 2009.
Nghiên cứu trong nước

Bên cạnh những nghiên cứu của các học giả nước ngồi, cịn có nhiều nghiên

cứu khác của các học giả người Việt Nam với nhiều tác phẩm tiêu biểu:

Trước những năm 1975, đã có nhiều sách chuyên khảo bằng tiếng Việt lên

quan đến người Khmer của Phan Khoang với tác phẩm “ Việt sử: xứ Đàng trong”

(1967), đây là cuốn sách viết về lịch sử, về quá trình khai hoang mở cõi tại vùng đất
này của chúa Nguyễn và tộc người Khmer, Việt, Hoa. Hay tác giả Lê Hương, với
“Người Việt gốc Miên, “ Biên giới chợ trời”, đã miêu tả khá sinh động về đời sống
văn hóa, xã hội, tơn giáo, tín ngưỡng… của người Khmer Nam Bộ.

Từ những năm sau 1975, hàng loạt những tác phẩm nghiên cứu về người

Khmer Nam Bộ, về nghệ thuật tạo hình, về trang trí, về tâm linh…điển hình là các
tác giả: Phan Xuân Biên, Ngô Văn Doan, Thạch Voi, Sorya, Trẩn Văn Bổn…

Bên cạnh đó, Viện Khoa Học Xã Hội vùng Nam Bộ đã có nhiều nghiên cứu

về các dân tộc ở Nam Bộ và cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng lưu ý với
một số tác phẩm: “Các dân tộc ở Việt Nam – các tỉnh phía Nam” hay “Người


Khmer Cửu Long”, “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ” của Trường

Biên (1971)…Và cịn nhiều cơng trình khác mang tính khoa học và chuyên đề về
người Khmer của một số tác giả: Phan An, Trần Hồng Liên, Trần Văn Ánh, Mạc
Đường…Trong số các tác giả này, thì có lẽ Phan An là người đã dành khá nhiều
cơng sức, tâm huyết vào việc nghiên cứu vấn đề này với hàng loạt những cơng trình


-5được viết bởi tác giả viết về chế độ sở hữu ruộng đất và sự phân hóa gia cấp của
người Khmer Nam Bộ ở Đồng Bằng sông Cửu Long, về cấu trúc, chức năng, cơ chế

và sự vận hành của bộ máy quản lý phum sóc trong mối quan hệ với bộ máy hành

chính, chính quyền nhà nước : “ Một số vấn đề kinh tế, xã hội của vùng nông thôn
Khmer đồng bằng Sông Cửu Long”, “Cơ chế quán lý xã hội truyền thống Phum Sóc
của người Khmer Nam Bộ” của Phan An (1995).

Ngồi ra cịn có một số cơng trình khác về nghệ thuật: “Múa truyền thống

của người Khmer ở Đồng bằng sơng Cửu Long” của Hồng Trúc; “Sân khấu truyến
thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” của Đặng Thị Vũ Thảo, “ Lễ
hội Khmer Nam Bộ” của Sorya…
ý:

Một số cơng trình khác nghiên cứu về chùa Khmer Nam Bộ cũng được lưu
+ Năm 1988, Phan Thị Yến Tuyết “ Mô –tip Reahu ở chùa Khmer ĐBSCL”.

Tác giả đã mô tả khá chi tiết về kiểu thức trang trí của Reahu trên các cơng trình


kiến trúc của chùa. Về mặt tạo hình, nó hiện lên bằng ngôn ngữ điêu khắc, nhưng
không bao giờ dưới dạng tượng trịn, hình thức chạm nổi bằng xi măng, vơi, vữa.
Tác giả có nêu lên hai phong cách mang sắc thái “cổ điển” và điêu khắc hóa mang
sắc thái “mới”. Tuy nhiên, tác giả chưa khai thác hết giá trị này về mặt tâm linh và
nói tốn

+ Năm 2002, Nguyễn Mạnh Cường “ Vài nét về người Khmer Nam Bộ”. Ở

chương IV nói về văn hóa vật thể Khmer, tác giả có đề cập đến hình tượng Rahu và
so sánh mơ-tip Kala.

+ Năm 2002, Trần Hồng Liên “Vai trị của nhà chùa Khmer trong giáo dục”.

Bài viết đề cập đến vai trò của trường chùa trong lịch sử và thực trạng, vai trị, vị trí
của trường chùa giai đoạn hiện nay.

+ Trần Hồng Liên “Mười lăm năm nghiên cứu dân tộc và tơn giáo”. Bài viết

có tính tổng kết các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trung tâm nghiên cứu Dân
tộc và Tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ trong 15 năm qua.
Trong bài viết có đề cập đế những kết quá nghiên cứu dân tộc Khmer. Những kết


-6quả này đã có những đóng góp tích cực phục vụ cho việc thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước đối với người Khmer Nam Bộ

+ Năm 2008, Huỳnh Thị Được “ Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ”. Tác

giả đề cập đến biểu tượng Kala thần thời gian và biểu tượng Rahu, nhưng còn rất
hạn chế, nêu được giá trị thẩm mỹ, chưa thể hiện được ý nghĩa của hình tượng.


+ Nguyễn Thị Tâm Anh, năm 2008, có cơng trình “ Hình thượng Chằn trong

văn hóa Khmer Nam Bộ” tác giả đã trình bày khá chi tiết về hình tượng chằn trong
tín ngưỡng, lễ hội và trong nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ

+ Trần Bảo Ngọc “ Kiến trúc chùa Khmer, biểu tượng nghệ thuật và tâm

thức Phật giáo” đã nêu bật các đặc điểm nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và nghệ
thuật trang trí của người Khmer

+ Năm 2011. Nguyễn Khắc Cảnh “ Văn hóa truyền thống của người Khmer

nhìn từ khía cạnh ngôi chùa”. Bài viết được tác giá mô tả khá chi tiết về những kiến
trúc, điêu khắc và trang trí chùa của người Khmer. Trong sự ảnh hưởng và giao thoa
văn hóa giữa lớp văn hóa bản địa , Bàlamơn và Phật giáo trong đời sống tâm linh
của người Khmer

Qua đó cho ta thấy được các rất nhiều học giả trong và ngồi nước đã quan

tâm nhiều đến văn hóa của người Khmer Nam Bộ và tất cả những công trình nghiên

cứu này đều là những tài liệu, tư liệu bổ ích cho việc nghiên cứu văn hóa cũng như
việc lưu giữ những giá trị văn hóa của tộc người này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài chùa

Chantarangsay ở Tp.HCM. Trong quá trình khảo sát điền dã, tìm hiểu, nghiên cứu


tài liệu và viết luận văn, chúng tôi đã thu thập thêm nhiều dữ liệu về kiến trúc, hội

họa và hình tượng… của nhiều chùa Khmer khác ở Nam Bộ, nhưng đặc biệt vẫn tập
trung vào chùa Chantarangsay ở thành phố Hồ Chí Minh là chính. Với lý do chính:
-

Chùa Chantarangsay là chùa Khmer cho tới bây giờ vẫn được bảo

tồn, có trùng tu và đổi mới, quan trọng hơn chùa vẫn cịn trẻ, chính vì sự trẻ cho
nên thừa kế nhiều kiến trúc, truyền thống so với những chùa khác.


-7-

Chùa năm trong đơ thị cho nên cũng có nhiều nét khác biệt so với

-

Có một bộ phận cư dân vốn dĩ từ Campuchia về và người sáng lập ra

những ngôi Chùa khác.

chùa cũng du học ở Campuchia về cho nên chùa ít nhiều ảnh hưởng từ văn hóa
Khmer Campuchia. Người Khmer Nam Bộ và người Khmer ở Campuchia là đồng
tộc.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Tôi chọn không gian khảo sát cho đề tài này là chùa


Chantarangsay ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tơi cịn khảo sát một số

vùng lân cận khác ở Nam Bộ (Trà Vinh. Sóc Trăng…) để có sự so sánh với nhau.
Lý do tôi chọn một số chùa Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng là vì đây là hai tỉnh tập
trung nhiều cư dân Khmer và cũng có nhiều ngơi chùa Khmer cổ được xây dựng tại
đây.

Chủ thể: Trong quá trình tụ cư, tộc người Khmer có nguồn gốc từ

Campuchia, nhưng do hồn cảnh lịch sử, họ có sự phân chia như ngày nay nhưng,

họ vẫn mang theo những dạng thức tín ngưỡng từ những địa phương khác nhau và
cùng hội tụ trên vùng đất này.

Thời gian nghiên cứu: Từ thế kỷ XX đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu

Để thực hiện đề tài luận văn này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích hệ thống ( Analyse System): Đặt vấn đề nghiên cứu

dưới cách tiếp cận hệ thống để nhìn nhận thấu suốt logic vấn đề, đi từ tư duy đến
thao tác, đi từ nhận thức đến tổ chức và ứng xử.

Phương pháp nghiên cứu điền dã (Fieldwork method): Là một trong những

phương thức quan trọng được tiến hành nhằm thu thập thông tin trực tiếp về đối


tượng nghiên cứu. Cách thu thập thông tin trong phương pháp điền dã là phỏng vấn,
quan sát.


-8Phương pháp phân tích tư liệu (Data Analyzied Method): Từ các nguồn tư

liệu và nguồn tài liệu khảo sát, phỏng vấn có được, chúng tơi sử sụng phương pháp

phân tích theo cách tiếp cận văn hóa học nhằm xác định mục đích sử dụng và ý
nghĩa của nó.

Tiếp cận liên ngành (Interdisiplinary method): Đề tài này mang tính lịch sử

xã hội và phạm vi nghiên cứu rộng cho nên chúng tôi đã sử dụng cách tiếp cận liên
ngành này để có thể có được sự phối hợp của các ngành khác. Điển hình là Địa văn

hóa sẽ làm rõ về vùng đất. Ngành nhân học sẽ làm nhiệm vụ về nghiên cứu sâu về

những con người và ngành Văn hóa học sẽ là ngành chính được chúng tơi sử dụng
trong xuyên suốt bài nghiên cứu của mình để làm nổi bật lên những nét văn hóa
nghệ thuật đặc sắc của người Khmer.

Nguồn tài liệu: Sử dụng nguồn tư liệu thành văn của các tác giả liên quan

đến đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu qua điều tra điền dã.

Khai thác một số tư liệu khác: những tài liệu, những nguồn trên internet, trên

báo chí, hay các tài liệu khác…


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu về “Nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa

Khmer Nam Bộ (trường hợp chùa Chantarangsay ở Thành phố Hồ Chí Minh)” có
thể hiểu là tìm hiểu một trong những nét văn hóa đặc sắc của tộc người Khmer và

góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về văn hóa và lịch sử tộc người Khmer Nam
Bộ.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài này sẽ bổ sung một nguồn tài liệu tham khảo cho

những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa của

người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Và cũng là tài liệu cho các cơ
quan quản lý, một số tỉnh thành lân cận… làm cơ sở để có thể định hướng và phát
triển, bảo vệ bản sắc văn hóa tốt đẹp này.
7. Bố cục của đề tài

Với đề tài này, chúng tôi xin được chia các vấn đề nghiên cứu làm 3 chương.

Cụ thể là:


-9Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Nhằm giải thích một số khái

niệm, thuật ngữ chính liên quan đến đề tài. Nghiên cứu tổng quan về quá trình hình
thành người Khmer Nam bộ, người Khmer ở Thành Phố Hồ Chí Minh và chùa
Chantarangsay.


Chương 2: Nghệ thuật kiến trúc chùa Chantarangsay ở Thành Phố Hồ Chí

Minh. Trong chương này chúng tơi cố gắng trình bày chi tiết về những đặc điểm
kiến trúc chùa Khmer: Cảnh quan chùa, mặt bằng chùa…Từ đó, chúng tơi sẽ so

sánh về nghệ thuật kiến trúc chùa Chantarangsay ở Tp.HCM với chùa Khmer Nam

Bộ khác để thấy được mơ hình chung về nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ
nói chung và chùa Chantarangsay ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Chương 3: Nghệ thuật trang trí chùa Chantarangsay ở Thành phố Hồ Chí

Minh. Ở chương này, chúng tơi sẽ chú ý phân tích và lí giải bằng việc mơ tả cụ thể

về các loại tượng tròn, phù điêu, hội họa và hoa văn trong nghệ thuật trang trí chùa

Khmer…Và đồng thời, cũng chú ý đến sự sắp đặt, phân loại và ý nghĩa của một số
loại hoa văn trang trí, tượng trịn và các bức họa trong chùa. Đồng thời, chúng tôi sẽ

làm rõ những điểm chung và điểm riêng của chùa Chantarangsay với những chùa
Khmer Nam Bộ khác. Từ đó, sẽ lí giải phần nào q trình đơ thị hóa, cũng như q
trình cộng cư có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi như thế nào


-10-

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm Nghệ thuật


Theo Tsecnusepxki với luận văn nổi tiếng “Mối quan hệ thẩm mỹ của nghệ

thuật đối với hiện thực” đã đưa nghệ thuật trở về đúng cội nguồn của nó. Ơng
chứng minh bản chất hiện thực, bản chất đời sống xã hội của nghệ thuật “Nghệ

thuật khơng gì khác là mối quan hệ giữa con người với thế giới, hơn nữa nghệ thuật
còn là mối quan hệ không tách rời giữa con người và xã hội”[42, tr 63]

Trần Ngọc Thêm (2006): nghệ thuật hình khối là thuật ngữ chúng ta dùng để

chỉ hai loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau là hội họa (hình) và điêu
khắc (khối). Qua cách định nghĩa này thì nghệ thuật được ơng nhìn nhận một cách

rất dễ hiểu và khái quát. Người đọc dễ dàng nhận ra được cái mục đích cũng như

những giá trị thật trong các tác phẩm nghệ thuật đó. Nhưng bên cạnh đó, cũng có
một số hạn chế, là chưa bao quát hết độ sâu của vấn đề, chỉ là bền nổi ở tầng trên.

Khái niệm nghệ thuật hình khối Phương Tây: ngành nghệ thuật của nghệ

thuật tạo hình, được sáng tạo theo ngun tắc về thể tích, hình khối vật chất trong

không gian ba chiều và chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình. Qua cách

định nghĩa này, chúng ta thấy được sự chuyên sâu, khái quát và thể hiện được trí
tưởng tưởng của con người. Nhưng quá chú trọng vào điêu khắc nhưng lại bỏ quên

một phần quan trọng cần trong nghệ thuật đó là hội họa. Nó khơng có sự cân bằng
trong việc sắp xếp ý, cũng như những giá trị thực của một tác phẩm nghệ thuật nào
đó. Bên cạnh đó nghệ thuật hình khối chú trọng diễn tả thực, thiên về vật chất và có

thể cảm nhận được hết bằng các giác quan.

Khái niệm nghệ thuật hình khối ở Phương Đơng: là cách tạo hình dựa trên

những chất liệu sẵn có và nó có thể chỉ ra được những chất liệu cụ thể để phục vụ

cho việc tạo hình, nhưng định nghĩa lại quá ngắn, làm người đọc không thể hiểu hết
được vấn đề và chú trọng diễn tả nội tâm, tình cảm nhân vật.


-11Như vậy nghệ thuật hình khối là nghệ thuật do con người sáng tạo ra trong

một không gian cụ thể, tại những thời điểm và hoàn cảnh xã hội lịch sử cụ thể và
mang tính biểu trưng cao.

1.1.2 Khái niệm Kiến trúc

Kiến trúc là nghệ thuật sáng tạo “không gian - hình khối”, là tổ chức cuộc

sống thơng qua các q trình sống diễn ra trong những khơng gian cụ thể, tại những
thời điểm và hoàn cảnh xã hội lịch sử cụ thể, vì mục đích chất lượng u cầu sử
dụng, vì tiến bộ khoa học kỹ thuât phục vụ cuộc sống.

Theo Wikipedia: Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức

sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các cơng trình kiến trúc. Và được xem như là

một lĩnh vực hoạt động sáng tạo chủ yếu của con người từ khi có xã hội lồi người,

nhằm cải tạo hoặc kiến tạo mới mơi trường sống phục vụ các quá trình sống của con

người và xã hội. [59]

Ngồi ra kiến trúc cịn có nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể như: Người Mỹ

định nghĩa kiến trúc là nghệ thuật và khoa học thiết kế, xây dựng các cơng trình hay
các nhóm lớn cơng trình tn thủ các tiêu chí thẩm mỹ và cơng năng”[52]. Người
Pháp nói “Kiến trúc là nghệ thuật và khọa học xây dựng và trang trí các ngơi nhà

[52]. Australia thì xác định kĩ hơn: “Kiến trúc là nghệ thuật và khọa học xây dựng,

bao gồm quy họạch, thiết kế, cấu tạo và xử lý trang trí; là chun mơn nghề nghiệp

của kiến trúc sư” [52]. Còn ở Việt Nam, theo Từ điển bách khọa Việt Nam (Tập 2):
“Kiến trúc là nghệ thuật thiết kế và xây dựng các cơng trình, tổ chức các môi trường
không gian, phục vụ cho cuộc sống và họạt động của con người [52]
1.1.3 Khái niệm Trang trí

Trang trí là một cách bày biện, sắp xếp mọi vật một cách gọn gàng và khoa

học, được bày biện theo một trình tự nhất định và mang giá trị thẩm mỹ cao khơng
chỉ do cho con người mà cịn cho tất cả mọi vật dụng trong đời sống. Từ thời xa

xưa, khi lồi người xuất hiện cùng với đó là những phát minh ra những dụng cụ từ

thô sơ đến hiện đại cho phù hợp với xu thế. Từ những nhu cầu của xã hội đến những


-12giá trí thẩm mỹ cao: rìu, búa, trang sức… đều được làm hết sức tỉ mỉ và công phu

nhưng không kém phần đẹp mắt. Và chính những đồ vật đẹp đó là lại làm nâng cao

giá trị của sản phẩm đó: trang sức mang giá trị cao (kim cương, vàng…) và đơi khi

nó cũng mang tính ảo giác: tâm linh, thánh thần (đá cẩm thạch, đá phong thủy…).
[29, tr 31]

1.1.4 Khái niệm Nghệ thuật trang trí

Nếu như trang trí là cách bày biện, sắp xếp thơng thường thì nghệ thuật trang

trí lại thể hiện ở mức độ cao hơn. Đó là nó khơng chỉ dừng lại ở cách sắp xếp và bài
trí, mà nó cịn thể hiện tính nghệ thuật, sự logic, truyền tải được cái hồn tức những

nét riêng. Tất cả các sản phẩm đều được lên kế hoạch, và thực hiện một cách

nghiêm túc. Nghệ thuật trang trí đã hình thành từ rất sớm. Trải qua các giai đoạn
phát triển của lồi người thì nghệ thuật trang trí cũng có sự thay đổi theo. Ở mỗi

thời đại khác nhau thì nghệ thuật trang trí sẽ mang dấu ấn của thời đại đó và cho
đến ngày nay nó khơng ngừng phát triển, hoàn thiện để đạt được giá trị thẩm mĩ
cao. [29, tr 31]

1.1.5 Lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và trang trí
chùa Khmer

Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và trang trí Chùa Khmer Nam bộ được tiếp

cận chủ yếu với các lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa thuộc ngành Văn hóa
học và chức năng luận, cấu trúc luận thuộc ngành Nhân học.

Thuật ngữ “giao lưu và tiếp biến văn hóa” được sử dụng khá rộng rãi trong


nhiều ngành khoa học xã hội. Có thể hiểu giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự gặp
gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong q trình này, các
nền văn hóa bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát
triển và tiến bộ của văn hóa.

Q trình này địi hỏi mỗi nền văn hóa phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa

chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hóa để làm giàu, phát triển nền văn

hóa sẵn có. Q trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa thường diễn ra theo hai hướng
tính chất là tự nguyện hoặc cưỡng bức.


-13Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hơn nhân, q

tặng… mà văn hóa giao lưu trên tinh thần tự nguyện. Cịn tính chất cưỡng bức
thường đối với sự thơn tính giữa các quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế các tính chất
này đơi khi khơng thuần nhất. Có khi trong vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang

tính chất cưỡng bức. Hoặc trong q trình cưỡng bức văn hóa vẫn có các yếu tố
mang tính chất tự nguyện.

Các học giả của trường phái Chức năng luận (Functionism) nhấn mạnh tất cả

các thực hành, thể chế văn hóa đều có chức năng riêng trong tổng thể nền văn hóa

mà nó hình thành và nó được vận hành một cách có hệ thống. Hai khuynh hướng
của chức năng luận gồm: Chức năng tâm lý của Malinowski (năm 1884 – 1942) và
chức năng cấu trúc do Radcliffe-Brown (năm 1881 – 1955)


Trong chức năng tâm lý, chúng tôi kế thừa quan điểm của Malinowski khi

ông cho rằng tôn giáo, tín ngưỡng đóng vai trị quan trọng trong việc làm cân bằng
và thỏa mãn tâm lý của con người trong mọi hồn cảnh. Với Radcliffe-Brown, quan

điểm nhìn nhận của ơng về tơn giáo, tín ngưỡng là sợi chỉ liên kết con người với
con người, tạo ra một chỉnh thể văn hóa trong việc giáo dục, tương truyền những
giá trị văn hóa thơng qua các lễ hội đình chùa

Bên cạnh đó, lý thuyết Cấu trúc luận (Structuralism) do Claude Lévi-Strauss

(năm 1908 – 2009), đã áp dụng về việc nguyên cứu những nguyên tắc của sự sắp
xếp, phân loại một cách có hệ thống và dễ dạng nhìn ra được sự đa dạng của những

quy tắc đó. Ngồi ra ơng cịn phân biệt giữa yếu tố tâm linh (thờ các vị thần linh, kỳ
vọng vào các vị thần thành…) và yếu tố trần tục (xóm làng, giá trị kinh tế- xã

hội…).Chính cấu trúc luận đã mang lại góc nhìn mới làm con người có cái nhìn sâu
sắc hơn về tơn giáo và tín ngưỡng thơng qua văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu
khắc…) và phi vật thể ( lễ hội, đình đám…).
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan về tộc người Khmer ở Nam Bộ

1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế của người Khmer Nam Bộ.


-14Vùng văn hóa Nam Bộ gồm tất cả 19 tỉnh thành: Đồng Nai, Bình Dương,

Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh, Long An, Tiền

Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc

Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Và được chia ra làm hai tiểu
vùng chính: Tiểu vùng Đơng Nam Bộ, Tiểu vùng Tây Nam Bộ.

Về địa hình, Nam Bộ là một vùng sông nước với tổng diện tích 6.130.000 ha,

giàu tài nguyên thiên nhiên với hệ thống sơng ngịi dày đặc (4.000 kinh rạch với
tổng chiều dài 5.700 km, đặc biệt với hai hệ thống sông lớn là sông Đồng Nai và
sông Cửu Long mang lại nhiều tài nguyên và phù sa cho vùng. Địa hình và thổ

nhưỡng của hai vùng này cũng không đồng điều. Ở tiểu vùng Đông Nam Bộ với độ
cao 100-200m là vùng đất đỏ bazan và đất phù sa cổ; Tiểu vùng Tây Nam Bộ với

độ cao chưa đầy 2m, là vùng đất phù sa mới, đồi núi không nhiều và chủ yếu tập

trung ở miền Đơng] núi Bà Rá (Bình Phước), núi Chứa Chan (Đồng Nai), núi Bà

Đen ( Tây Ninh)… ở miền Tây chỉ có hai điểm cao là dãy Thất Sơn ( An Giang) và
dãy Hàm Ninh ( Kiên Giang). [16]

Về sơng ngịi: với các con sơng lớn tiêu biểu cho hai tiểu vùng đó là Sơng

Đồng Nai thuộc tiểu vùng Đông Nam Bộ và sông Tiền, sông Hậu thuộc tiểu vùng

Tây Nam Bộ. Hệ thống sông Đồng Nai ở tiểu vùng Đơng Nam Bộ có lượng phù sa

thấp, tốc độ bồi lắng ven biển chậm nhưng lại có độ sâu nên là nơi tập trung các
cảng chính của cả khu vực: cảng Sài Gòn, Cảng Cát Lái, cảng Phú Mỹ… Hệ thống
sơng Cửu Long có vai trị quan trọng trong việc hình thành khu vực đồng bằng sơng

Cửu Long với diện tích 39.734 km vng, hàng năm cung cấp lượng phù sa lớn.
[16]

Về khí hậu: Nam Bộ là vùng tương đối ơn hịa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,

khơng có mùa lạnh. Chỉ hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có

dân số 1.300.000 người. Trong đó cư trú tập trung tại các tỉnh: Sóc Trăng (397.014
người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt


-15Nam), Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số

người Khmer tại Việt Nam), Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn
tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), An Giang (90.271 người), Bạc

Liêu (70.667 người), Cà Mau (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh (24.268
người), Vĩnh Long (21.820 người), Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169

người), Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người), Tây Ninh (8.035

người)… khô. [13]. Đơn vị cư trú truyền thống của người Khmer là Sóc. Sóc ở đây
khơng chỉ bao gồm các thành viên trong hộ gia đình có huyết thống, quan hệ gia
đình, mà cịn được mở rộng hơn bao gồm cả láng giềng. Mỗi Sóc thường có những
tên gọi riêng và đó cũng là cách người Khmer dùng để xác định vị trí hay địa điểm.

Nét đặc trưng trong sự phân bố của người Khmer ở ĐBSCL là cư trú trên đất


giồng, gồm các giồng ở vùng duyên hải như Trà Vinh và các giồng ven sông như

Vĩnh Long. Những Phum, Sóc cư trú trên đất giồng thì Phum, Sóc thường kéo dài

theo giồng đất, cũng có thể tạo thành cụm ở những nơi giồng tẻ thành các nhánh

phụ. Nhà cửa trong Phum được bố trí với cảnh quan đặc thù của các giồng. Tùy
theo sự rộng hẹp dài ngắn của Sóc mà có sự phân bố nhà cửa thành nhiều lớp hoặc
chỉ có hai dãy nhà chạy dài theo phum và đường chính ở giữa Sóc. Trong các Sóc

nằm trên đất giồng, người Khmer trồng nhiều tre, cây sao, cây dầu…còn đất hai bên
giồng là đất canh tác.

Người Khmer ở Nam Bộ, kinh tế chính là nơng nghiệp, chủ yếu là nông

nghiệp lúa nước. Bên cạnh nghề nông, họ cịn có những nghề khác như: chăn ni,
đánh bắt cá đồng, trồng hành, buôn bán nhỏ…Trước đây họ cũng làm những nghề

truyền thống như đan, rèn, dệt, làm gốm…Hiện nay, một số ngành nghề này đã

khơng cịn ở một số địa phương nữa: Vĩnh Long, hiện nay họ chỉ tập trung vào
nơng nghiệp lúa nước và vẫn cịn một số hộ gia đình làm nghề đan tre. Một số hộ
dân Khmer ở Sóc Trăng chủ yếu trồng hành đỏ và đánh bắt cá…

Trước đây người Khmer canh tác chỉ một vụ trong năm. Thời gian gần đây,

trên vùng ĐBSCL, người Khmer đã canh tác từ hai đến ba vụ lúa và canh tác những
giống lúa cao sản. Vì thế, kỹ thuật canh tác cũng có những thay đổi do tăng vụ và



×