Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Lãnh đạo trong việc phát triển văn hóa chất lượng tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ DUYÊN

LÃNH ĐẠO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: TS. Nguyễn Duy Mộng Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Lãnh đạo trong việc phát triển VHCL
tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM” là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Duy Mộng Hà,
chưa từng được công bố. Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã tuân thủ nghiêm
túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu. Tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong
luận văn đều được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng và theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về các nội dung trong luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Duyên




2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Duy Mộng Hà,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các anh chị thuộc trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM và Khoa Giáo Dục đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình
cao học chun ngành Quản lý giáo dục khóa 2015 - 2017. Các thầy cô đã giảng
dạy, trang bị và chia sẻ những kiến thức quý báu, những tài liệu học tập bổ ích và cả
sự giúp đỡ của các thầy cơ giúp tơi học hỏi nhiều điều, hồn thành chương trình học
tập và thực hiện luận văn.
Tơi trân trọng cảm ơn quý thầy cô và các anh chị và các bạn SV đang công tác
và học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu cho đề tài.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến người thân, anh chị
và bạn bè cùng lớp đã động viên, chia sẻ và nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp cho tơi
nhiều ý kiến q báu trong suốt thời gian học tập qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2017
Nguyễn Thị Duyên


3


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ........................................................ 7
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................10
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .......................................................11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................11
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................12
6. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................12
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................12
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................12
7.2. Phương pháp khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu ..................13
7.3. Phương pháp xử lý thơng tin .......................................................................15
8. Đóng góp của đề tài ...........................................................................................15
9. Bố cục của luận văn ...........................................................................................16
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 17
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................17
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .........................................................17
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................20
1.2. Một số khái niệm và lý luận cơ bản về lãnh đạo GDĐH ................................24
1.2.1. Khái niệm “Lãnh đạo” và “quản lý” trong GDĐH ..................................24
1.2.2. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý .....................................................26
1.2.3. Mơ hình, phương pháp lãnh đạo...............................................................28
1.2.4. Đặc điểm của lãnh đạo và quản lý trong bối cảnh GDĐH hiện nay ........29
1.3. Lý luận cơ bản về VHCL trong GDĐH ..........................................................30
1.3.1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................30
1.3.2. Cấu trúc, biểu hiện, đo lường VHCL .......................................................37



4

1.3.3.

Vai trò của việc xây dựng và phát triển VHCL ....................................41

1.4. Lãnh đạo phát triển VHCL GDĐH .................................................................43
1.4.1. Tầm quan trọng của chức năng lãnh đạo trong việc phát triển VHCL ....44
1.4.2.

Lãnh đạo trong việc phát triển quy trình ĐBCL ...................................46

1.4.3.

Lãnh đạo trong việc phát triển giá trị niềm tin .....................................47

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................ 49
2.1. Tổng quan về trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM và các hoạt động ĐBCL
...............................................................................................................................49
2.1.1. Tổng quan về trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM .............................49
2.1.2. Tổng quan về các chính sách, hoạt động ĐBCL Trường ĐHKHXHNV,
ĐHQG -HCM .....................................................................................................50
2.2. Thực trạng lãnh đạo việc phát triển VHCL trong trường ĐHKHXH&NV,
ĐHQG-HCM .........................................................................................................53
2.2.1. Khái quát về các đối tượng được khảo sát ...............................................53
2.2.2. Nhận thức của các đối tượng khảo sát về VHCL của nhà trường ............56
2.2.3. Năng lực lãnh đạo trong việc phát triển VHCL nhà trường .....................65

2.2.4. Hiệu quả lãnh đạo phát triển VHCL trong nhà trường/đơn vị .................76
2.2.5. Điều kiện thuận lợi và khó khăn trong cơng tác lãnh đạo phát triển VHCL
tại trường ĐHKHXHNV, ĐHQG-HCM ............................................................81
2.3. Tóm tắt thực trang lãnh đạo trong việc phát triển VHCL tại trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM: ............................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 92
1. Kết luận: .............................................................................................................92
a. Về mặt lý luận .................................................................................................92
b. Về thực trang lãnh đạo trong việc phát triển VHCL tại trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM: .........................................................................93
2. Kiến nghị............................................................................................................94


5

3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 99
PHỤ LỤC 1 BẢNG HỎI CBQL ............................................................................ 108
PHỤ LỤC 2 BẢNG HỎI GV,CBNV .................................................................... 112
PHỤ LỤC 3 BẢNG HỎI DÀNH CHO SV ............................................................ 116
PHỤ LỤC 4 THỐNG KÊ BẢNG HỎI CBQL ....................................................... 119
PHỤ LỤC 5 THỐNG KÊ BẢNG HỎI GV, CBNV ............................................... 128
PHỤ LỤC 6 THỐNG KÊ BẢNG HỎI SV ............................................................ 137
PHỤ LỤC 7 ĐỘ TIN CẬY ALPHA CRONBACH’S ............................................ 143
PHỤ LỤC 8 CÁC KIỂM ĐỊNH ............................................................................ 148
PHỤ LỤC 9 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU ........................................................ 171


6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

BM

Bộ Môn

2.

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.

CBNV

cán bộ nhân viên

4.

CBQL

cán bộ quản lý

5.

CTĐT

chương trình đào tạo


6.

ĐBCL

đảm bảo chất lượng

7.

ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh

8.

ĐHQG-HCM

Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh

9.

GDĐH

giáo dục đại học

10. GV


giảng viên

11. KT&KĐCL

khảo thí và kiểm định chất lượng

12. KĐCL

kiểm định chất lượng

13. NCKH

nghiên cứu khoa học

14. SV

sinh viên

15. TB

trung bình

16. VHCL

văn hóa chất lượng


7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Mơ hình VHCL của EUA .........................................................................37
Hình 1.2. Mơ hình VHCL trong ngữ cảnh văn hóa tổ chức của Ehlers (2009) ........38
Hình 1.3. Khung quan sát sự phát triển VHCL của Lanarès (2009) .........................39
Hình 1.4. Đề xuất Mơ hình VHCL trong cơ sở GDĐH của Lê Đức Ngọc và những
người khác (2011) .....................................................................................................40
Hình 1.5. Hai cách nhìn về xây dựng VHCL của Lanarès (2008) ............................42
Hình 2.1. Mơ hình quản lý chất lượng trong GDĐH (HEQM).................................51
Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát theo giới tính ..............................................54
Biểu đồ 2.1. Thống kê của thâm niêm quản lý của CBQL theo độ tuổi ...................55
Bảng 2.2. Thống kê đối tượng khảo sát theo thời gian công tác và học tập .............55
Bảng 2.3. Quan điểm chất lượng giáo dục nhà trường nên hướng đến ....................57
Bảng 2.4. Nhận thức về mục tiêu của việc ý thức và hành động nhằm duy trì và
nâng cao chất lượng giáo dục ....................................................................................59
Bảng 2.5. Ý kiến, quan điểm của SV về chất lượng giáo dục mà nhà trường nên
hướng đến nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục .......................................60
Bảng 2.6. Nhận thức về VHCL và mức độ quan trọng của yếu tố lãnh đạo trong
việc phát triển VHCL của các đối tượng được khảo sát ...........................................61
Bảng 2.7. Mức độ hiểu biết chung của SV về nhà trường và các yêu cầu, điều kiện
học tập .......................................................................................................................63
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các hoạt động quản lý, lãnh đạo phát triển VHCL ......66
Bảng 2.9. Mức độ hài lòng của GV, CBNV đối với các hoạt động lãnh đạo, quản lý
phát triển VHCL ........................................................................................................70
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện, tham gia và đổi mới chất lượng của GV, CBNV .....72
Bảng 2.11. Mức độ TB thực hiện, tham gia các hoạt động của SV ..........................75
Bảng 2.12. Mức độ hài lòng của CBQL và GV, CBNV đối với VHCL ..................76
Bảng 2.14. Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao của CBQL ................................................79
Bảng 2.15. Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao của GV, CBNV........................................80


8


Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL và GV, CBNV về các điều kiện thuận lợi trong công
tác phát triển VHCL ..................................................................................................82
Bảng 2.17. Ý kiến của CBQL và GV, CBNV về các điều kiện khó khăn trong cơng
tác phát triển VHCL ..................................................................................................84


9

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy sự thành công hay thất bại của bất cứ một
tổ chức nào phần lớn phụ thuộc vào năng lực và tố chất của người lãnh đạo-quản lý.
Một người quản lý có năng lực và đặc tính của một lãnh đạo sẽ thực hiện các chức
năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát) hiệu quả hơn vì họ có thể
gây ảnh hưởng lớn đến sự hợp tác của tập thể nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức.
Người lãnh đạo có vai trị rất quan trọng trong việc xác lập tầm nhìn, hướng đi và
đặc biệt là văn hoá tổ chức. Trong các giá trị của văn hoá tổ chức do lãnh đạo xác
lập thì giá trị chất lượng ngày càng có vai trò quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh,
tạo nên văn hoá chất lượng (VHCL) và thương hiệu của tổ chức.
Trong những thập kỷ gần đây, việc nghiên cứu và triển khai xây dựng VHCL
trong các cơ sở GDĐH được thực hiện ở nhiều nước nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển bền vững. Xây dựng và phát triển VHCL, triển khai các hoạt
động một cách chuyên nghiệp trong các cơ sở GDĐH giúp huy động sức mạnh tập
thể với tinh thần hợp tác, chia sẻ, cam kết vì mục tiêu chung cho sự phát triển bền
vững của nhà trường. Đó là một nhiệm vụ đầy khó khăn và thách thức, địi hỏi phải
có tầm nhìn, chiến lược được đầu tư triển khai một cách đồng bộ và do đó, khơng
thể khơng kể đến yếu tố lãnh đạo.
Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, đổi mới và nhất là khi có chủ trương đổi

mới, căn bản tồn diện giáo dục Việt Nam theo NQ29-NQ/TW cùng với xu hướng
đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức đào tạo và xã hội hoá giáo dục
ngày càng mạnh hơn. Những thách thức, cạnh tranh vì thế ngày càng tăng đối với
các cơ sở giáo dục công lập cũng như ngồi cơng lập. Để có thể kiểm sốt chất
lượng đào tạo, Bộ GD&ĐT cũng đã có các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể
các tiêu chuẩn, chuyển giao các phương pháp đánh giá dùng để làm công cụ đánh
giá và KĐCL. Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, từ năm 2018, các trường đại học sẽ
được đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chuẩn mới dựa theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA
của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network -


10

AUN)(Thông tư số 12/2017/TT-BGDÐT). Và cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020,
tất cả các trường đại học trong cả nước phải đăng ký và được KĐCL giáo dục với
các trung tâm KĐCL giáo dục. Do đó, vấn đề chất lượng giáo dục đang được đặt lên
hàng đầu đối với các cơ sở GDĐH. Ngoài ra, việc giảm dần nguồn tài chính từ ngân
sách nhà nước đối với các cơ sở giáo dục cũng dẫn đến áp lực cho việc nâng cao
chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu các bên liên quan nhằm thu hút được SV đầu
vào và các nguồn lực đầu tư khác. Nhà nước ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của các cơ sở GDĐH và đang dần dần cho phép các trường tiến tới “tự
chủ đại học”. Quyền tự chủ đã được khẳng định trong Luật GDĐH năm 2012. Với
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đang ngày càng được hồn thiện thì VHCL có
thể được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nhà trường. Quá trình phát triển
VHCL chính là thách thức đối với các cơ sở GDĐH cơng lập của Việt Nam nói
chung và Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM nói riêng.
Vì những lý do trên, chúng tơi thấy cần thiết triển khai đề tài: “Lãnh đạo trong
việc phát triển văn hóa chất lượng tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh” nhằm góp phần phát triển công
tác lãnh đạo của nhà trường trong việc phát triển VHCL, từng bước nâng cao chất

lượng mọi hoạt động của Trường, thể hiện trách nhiệm giải trình với xã hội.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được triển khai nhằm mục đích:
- Tìm hiểu thực trạng thực hiện chức năng lãnh đạo của đội ngũ CBQL trong
công tác phát triển VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM;
- Tìm hiểu các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động lãnh
đạo, quản lý cũng như nguyện vọng của đội ngũ CBQL, GV, CBNV trong quá trình
phát triển VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM
- Đưa ra một số kiến nghị cho việc cải tiến, nâng cao năng lực, phẩm chất lãnh
đạo của đội ngũ CBQL (chủ yếu cấp trung) cũng như sự phối hợp của tập thể đội
ngũ GV, CBNV và người học trong công tác phát triển VHCL tại trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM.


11

3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
Đề tài đưa ra các giả thuyết sau đây:
- Việc thực hiện chức năng lãnh đạo của CBQL trong việc phát triển VHCL có
những thành cơng nhất định và có xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn trong xu thế
tự chủ theo quan điểm chung về chất lượng nhờ phát huy được những năng lực và
phẩm chất cần có của một lãnh đạo.
- Trong quá trình xây dựng và phát triển VHCL, đội ngũ CBQL cũng cịn gặp
một số khó khăn thách thức bên cạnh năng lực lãnh đạo còn những hạn chế nhất
định cần tiếp tục khắc phục.
Đề tài tiến hành nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:
- Có sự đồng thuận trong cách tiếp cận chất lượng, các giá trị chung và sự
quan tâm đến phát triển VHCL của nhà trường không?
- Đội ngũ lãnh đạo của nhà trường gồm các CBQL, có khả năng thực hiện tốt

chức năng lãnh đạo (khả năng định hướng, tạo ảnh hưởng để tập thể đội ngũ tham
gia quá trình phát triển VHCL?) ngoài việc thực hiện chức năng quản lý theo phân
công và quy định không?
- Sự tham gia và thực hiện các hoạt động nhằm phát triển VHCL của các đối
tượng như thế nào?
- Mức độ hài lòng và nguyện vọng hỗ trợ, cải tiến đối với các hoạt động lãnh
đạo, quản lý và các hoạt động ĐBCL và phát triển VHCL của các đối tượng như thế
nào?
- Những điều kiện thuận lợi và khó khăn tồn tại đối với hoạt động lãnh đạo,
quản lý trong công tác phát triển VHCL của đơn vị và nhà trường là gì?

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chức năng lãnh đạo của đội
ngũ quản lý, lãnh đạo trường đại học.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến VHCL và các hoạt động phát
triển VHCL trong trường đại học.


12

- Khảo sát và phân tích thực trạng thực hiện chức năng lãnh đạo của đội ngũ
CBQL cấp trung trong công tác phát triển VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV,
ĐHQG-HCM.
- Khảo sát và phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt
động lãnh đạo, quản lý cũng như nguyện vọng của đội ngũ CBQL, GV, CBNV
trong quá trình phát triển VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM
- Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho việc cải tiến, nâng cao năng lực, phẩm
chất lãnh đạo của đội ngũ CBQL (chủ yếu cấp trung) cũng như sự phối hợp của tập
thể đội ngũ GV, CBNV và người học trong công tác phát triển VHCL tại trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM.

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu, khảo sát: Đội ngũ lãnh đạo-quản lý các Khoa/BM trực
thuộc Trường, phòng ban và một số GV, CBNV và SV cử nhân chính quy tại
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo,
quản lý cấp trung trong công tác phát triển VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV,
ĐHQG-HCM.

6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phạm vi:
- Địa điểm/không gian: Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM.
- Nội dung vấn đề và khách thể nghiên cứu: Việc thực hiện chức năng lãnh
đạo của đội ngũ CBQL cấp trung (đại diện lãnh đạo Khoa/BM và phòng ban chức
năng) trong công tác phát triển VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM.
- Thời gian: tháng 10 năm 2016 đến tháng 30 tháng 11 năm 2017.

7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập, chọn lọc, phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận trong và ngồi
nước từ các sách, các cơng trình NCKH, các bài báo trên tạp chí chun ngành… có


13

liên quan tới vấn đề lãnh đạo, quản lý, vấn đề chất lượng giáo dục, VHCL trường
đại học.
Thu thập các tài liệu, văn bản, website… có các thơng tin về nhà trường, về

các chính sách chiến lược, kế hoạch, quy định, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ, báo
cáo có liên quan đến hoạt động lãnh đạo của CBQL, và liên quan đến việc xây dựng
và phát triển VHCL trong nhà trường.
Kết quả thu được nhằm xây dựng, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, minh họa cho kết
quả nghiên cứu đề tài và được sắp xếp, hệ thống hóa, trình bày trong Chương 1, Cơ
sở lý luận của đề tài và lồng ghép một phần trong Chương 2. Các nguồn tham khảo
được sắp xếp trong danh mục tài liệu tham khảo của đề tài.
7.2. Phương pháp khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu
Đề tài sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn để thu thập ý kiến, thơng tin từ các
khách thể khảo sát, phân tích kết quả định lượng từ việc khảo sát này cho 3 nhóm
đối tượng khảo sát: CBQL, GV, CBNV và SV của 3 khóa từ năm 2013 đến 2016
thuộc 12 Khoa (xem phụ lục) của hệ Đại học chính quy hiện đang công tác và học
tập tại trường.
Nội dung của bảng hỏi dành cho lãnh đạo ngồi phần thơng tin về đối tượng
thì phần nội dung chính gồm những câu hỏi về:
- Quan điểm, nhận thức về chất lượng GDĐH, tầm quan trọng của yếu tố
VHCL và yếu tố lãnh đạo trong phát triển VHCL, bao gồm cả việc phổ biến giá trị
chất lượng trong đơn vị;
- Mức độ thực hiện các cơng việc theo quy trình, chức năng nhiệm vụ lãnh đạo
quản lý nhằm đạt hiệu quả hoạt động theo yêu cầu chất lượng và phát triển VHCL
tại đơn vị;
- Những khó khăn và thuận lợi của CBQL về cơng tác phát triển VHCL trong
nhà trường cũng như nguyện vọng bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo.
Nội dung bảng hỏi dành cho GV và CBNV cũng bao gồm nhưng câu hỏi
tương tự, bao gồm cả câu hỏi về mức độ thực hiện các công việc theo chức năng
nhiệm vụ của GV, NV cùng những khó khăn thuận lợi và nhu cầu bồi dưỡng. Ngoài


14


ra, cịn có thêm câu hỏi về mức độ hài lòng của họ đối với các hoạt động lãnh đạoquản lý của lãnh đạo trực tiếp tại đơn vị.
Riêng bảng hỏi dành cho SV chủ yếu gồm các câu hỏi về: (1) quan niệm của
họ đối với chất lượng GDĐH, nhận thức của họ đối với tầm quan trọng của VHCL
(2) mức độ hiểu biết của SV về các thông tin của nhà trường, (3) thực hiện các công
việc theo nhiệm vụ của SV cũng như (4) mức độ hài lòng của SV đối với các điều
kiện phát triển chất lượng.
Các câu hỏi đánh giá mức độ trong phiếu hỏi tương ứng với các mức số và giá
trị trung bình cộng của thang đo được quy chiếu mức độ như sau:
Bảng Quy chiếu thang đo Lirket 5 điểm
Mức/

Trung bình

điểm

cộng

Ý nghĩa quy chiếu tương ứng

1.00 - 1.80

Hồn tồn khơng quan trọng/Khơng bao giờ/Hồn
tồn khơng hài lịng/ Hồn tồn khơng đồng ý/Hồn

1

tồn khơng cần thiết/Hồn tồn khơng hiểu biết.
2

1.81 - 2.60


Khơng quan trọng/Hiếm khi/ Khơng hài lịng
lắm/Khơng đồng ý lắm/Khơng cần thiết lắm/Ít hiểu biết.
Tương đối quan trọng/Thỉnh thoảng/ Tương đối

2.61 - 3.40

hài lòng/Phân vân/Tương đối cần thiết/Tương đối hiểu

3

biết.
4

5

3.41 - 4.20

Quan trọng/Thường xuyên/Khá hài lòng/ Khá
đồng ý/Khá cần thiết/Hiểu biết.

4.21 - 5.00

Rất

quan

trọng/Rất

thường


xun/Rất

hài

lịng/Hồn tồn đồng ý/Rất cần thiết/ Rất hiểu biết.
Về thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn sâu, đề tài sử dụng các câu

hỏi dự kiến nhằm khai thác các thông tin mà bảng hỏi khảo sát không đi sâu khai
thác được. Đối tượng được chọn ngẫu nhiên trong số các đối tượng đã trả lời bảng
hỏi khảo sát và chưa qua khảo sát. Các câu hỏi phỏng vấn sâu xoay quanh nội dung
chính như sau: (1) thầy cơ lãnh đạo, quản lý trong Khoa/BM/phịng,ban có chú


15

trọng chất lượng và phổ biến để làm sao duy trì, nâng cao chất lượng của đơn vị, (2)
đối với CBNV thì thầy cơ lãnh đạo, quản lý có những quy định chất lượng và có
biện pháp cho cá nhân thầy/cô phát triển như thế nào, (3) những thay đổi hướng đến
nâng cao chất lượng của Khoa/BM/phịng,ban thì các thầy/cơ CBNV nhận thấy như
thế nào, (4) trong vai trò của mình, chất lượng cơng việc, cơng tác đảm nhiệm thì
thầy/cơ có những mong muốn gì?
7.3. Phương pháp xử lý thơng tin
7.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng: Từ kết quả bảng hỏi, những dữ
liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS: kiểm tra độ tin cậy, thống kê các
tần số, tỷ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn, chạy tương quan kiểm định giả thuyết khi dữ
liệu cho phép...và các phép thống kê cần thiết trong phân tích.
7.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định tính: Các thông tin cơ sở lý luận thu
thập được phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và sắp xếp theo các chủ đề và được sử
dụng để giải thích, mơ tả, trích dẫn, minh họa làm sáng tỏ vấn đề. Nguồn các dữ

liệu, thông tin sử dụng trong đề tài được hệ thống tại danh mục tài liệu tham khảo.
Các nội dung phỏng vấn sâu được gỡ từ băng ghi âm hoặc ghi chép thành hệ thống,
sắp xếp theo chủ đề, được phân tích bằng các thao tác diễn dịch hoặc quy nạp.

8. Đóng góp của đề tài
Kết quả của đề tài có ý nghĩa và đóng góp sau:
- Góp phần cơ sở lý luận và thực tiễn về các vấn đề thực hiện chức năng lãnh
đạo của CBQL trong công tác phát triển VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV,
ĐHQG-HCM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của nhà
trường và cá nhân nhà quản lý.
- Giúp các đối tượng tham gia khảo sát hiểu rõ và có thêm thơng tin thơng qua
các phân tích của đề tài nghiên cứu về thực trạng chức năng lãnh đạo trong cơng tác
phát triển VHCL của nhà trường. Để từ đó có những phương hướng nâng cao và
hồn thiện cơng tác quản lý và chức năng lãnh đạo nói riêng trong việc phát triển
VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho các môn học và các đối tượng thuộc chuyên


16

ngành Quản lý giáo dục liên quan đến Lãnh đạo và Quản lý, Chất lượng nhà trường
và VHCL nhà trường và các môn học liên quan khác.

9. Bố cục của luận văn
Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có:
- Phần Mở đầu nêu tóm tắt những nội dung cơ bản của luận văn.
- Phần Nội dung nghiên cứu gồm có 2 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận của đề
tài và Chương 2 Thực trạng lãnh đạo trong việc phát triển VHCL tại
ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM. Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và tổng quan về
vấn đề nghiên cứu; Chương 2 trình bày bối cảnh, kết quả khảo sát và phân tích số

liệu và tóm tắt thực trạng.
- Phần kết luận và kiến nghị nêu các kết luận và kiến nghị cũng như hạn chế
của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo. Cuối cùng là danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.


17

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, từ những năm đầu của thế kỷ
21, VHCL và các dự án phát triển VHCL đã được nhiều trường đại học, tổ chức,
hiệp hội, trong đó có Hiệp hội các trường đại học châu Âu (EUA-European
University Associations) nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận, các quan điểm. Ở
nước ta, từ năm 2004 đến nay, cơng tác ĐBCL và KĐCL theo mơ hình của nhiều
nước tiên tiến trên thế giới đã được nghiên cứu và triển khai và hoạt động hình
thành và phát triển VHCL trong nước bắt đầu được quan tâm tìm hiểu.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Liên quan đến vấn đề VHCL và lãnh đạo trong xây dựng và phát triển VHCL
trường đại học, đã có nhiều tác giả, nhóm tác giả nghiên cứu với các cơng trình
nghiên cứu và bài viết theo trình tự thời gian tiêu biểu như sau:
Theo báo cáo 03 vòng của Dự án VHCL từ năm 2002 đến năm 2006 của EUA
(European University Association - Hiệp hội các trường đại học châu Âu), lãnh đạo
cơ sở GDĐH có trách nhiệm hoạch định chiến lược; thúc đẩy và tuyên truyền chiến
lược (tầm nhìn, quan điểm VHCL, mục tiêu chất lượng, các quyết định liên quan,...)
đến tất cả đội ngũ, SV và các cá nhân, tổ chức liên quan bên ngoài; phát triển quan
hệ với đội ngũ thông qua việc tạo các điều kiện thuận lợi, giao tiếp và tạo động cơ
tốt, cung cấp các cơ hội phát triển đội ngũ,... nhằm đảm bảo rằng họ có thể phát huy

tốt nhất khả năng của mình; giám sát chất lượng trên tinh thần hỗ trợ và phát triển.
Badri N. Koul (2006) với bài viết “Towards a Culture of Quality” nêu rõ để
đạt được VHCL, vai trò lãnh đạo là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Lãnh đạo
phải rà soát lại sứ mệnh và tổ chức; cam kết (chất lượng, đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin,…) và thúc đẩy cam kết chất lượng trong tổ chức; thực thi cơng tác
quản lý tài chính và các hoạt động đảm bảo sự minh bạch theo định hướng nhân văn
nhằm tạo niềm tin lẫn nhau trong tổ chức; phi tập trung hóa trong xây dựng và thực
hiện các chính sách nhằm tăng cường ý thức sở hữu trong tất cả các thành viên của


18

tổ chức; đổi mới trong hoạch định chính sách, quá trình quản lý, thiết kế chương
trình giảng dạy và cơng tác giảng dạy,...
Ulf-Danial Ehlers (2009) với bài viết “Understanding quality culture” cho
rằng các quan điểm như kiểm soát chất lượng và quản lý chất lượng thường gắn với
các tiếp cận “từ trên xuống” (top – down approach) mang tính kỹ thuật nên thường
xuyên thất bại trong GDĐH; quản lý chất lượng trong GDĐH đang thay đổi trong
thời gian gần đây, theo đó nhấn mạnh yếu tố tự giác hơn là kiểm soát, phát triển hơn
là đảm bảo, sáng tạo hơn là tuân theo các tiêu chuẩn.
David Kruger và Kem Ramdass (2011) thực hiện cơng trình nghiên cứu về
việc xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH ở Nam Phi theo hướng quản lý chất
lượng tổng thể (TQM - Total Quality Management). Trong đó nhấn mạnh vai trị
của người lãnh đạo và chức năng lãnh đạo của người quản lý: thiết lập, chia sẻ và
chuyển tải tầm nhìn chất lượng, cam kết chất lượng, tạo mơi trường làm việc có
động cơ rõ rệt để mọi người dấn thân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức, thiết
lập các kênh giao tiếp rõ ràng, coi trọng việc thiết lập và huấn luyện các nhóm,….
Bài nghiên cứu của Garwe, Evelyn Chiyevo (2014) “The Effect of Institutional
Leadership on Quality of Higher Education Provision” được thực hiện với mục
đích kiểm tra hiệu quả của lãnh đạo thể chế về chất lượng cung cấp giáo dục trong

các cơ sở GDĐH ở Zimbabwe. Nghiên cứu này đã phân tích các chỉ số xác định
giáo dục chất lượng cao tại các trường đại học nhà nước và tư nhân và ảnh hưởng
của lãnh đạo tổ chức. Các kỹ thuật chính được sử dụng là phân tích tài liệu, bảng
câu hỏi, phỏng vấn và quan sát trực tiếp. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết
cho một cơ quan ĐBCL quốc gia trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng các tổ chức
giáo dục. Nghiên cứu cho thấy các lãnh đạo trường đại học cần nắm bắt những thay
đổi và làm việc với CBNV của họ để đạt được mục tiêu của tổ chức. Kết quả khẳng
định giả thuyết lãnh đạo hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ
trong các trường đại học.
Bài nghiên cứu “Organisational Capability in Internalising Quality Culture in
Higher Institution” của các tác giả Muhammad Ibrahim B., Burhan Muhammad Bn


19

I., Bularafa, Mohammed Waziri, B. (2015) xem xét ảnh hưởng của vai trò lãnh đạo
liên quan đến khả năng tổ chức bao gồm các chỉ đạo thiết lập quá trình chiến lược
và tổ chức, liên kết, can thiệp. Những việc này cỏn tùy thuộc vào VHCL nội tại
trong Đại học Hồi giáo quốc tế Malaysia (International Islamic University Malaysia
- IIUM). Nghiên cứu sử dụng 100 mẫu bao gồm các GV, NV và SV thơng qua lấy
mẫu có chủ đích trong khn viên Gombak, phân tích hồi quy mơ tả và quy nạp
trong việc phân tích dữ liệu, cho thấy những dự báo rằng việc chỉ đạo thiết lập quá
trình chiến lược và năng lực tổ chức chiến lược ảnh hưởng đáng kể tới VHCL trong
nội tại IIUM.
Với quan điểm tiếp cận xây dựng VHCL trên cơ sở công tác ĐBCL, Mary
Rose (được trích dẫn bởi Trần Văn Hùng, 2016) trong Dự án “ĐBCL và Tự đánh
giá đối với Nhà trường và Người dạy” cho rằng VHCL được tạo ra khi chất lượng
trong bối cảnh của tổ chức được hiểu một cách đầy đủ và lãnh đạo có vai trị quan
trọng. Tuy nhiên lãnh đạo là một chức năng hơn là vai trị. Lãnh đạo hiệu quả có
tính đa năng: lãnh đạo đạo đức, tinh thần; lãnh đạo chiến lược; lãnh đạo quản lý;

lãnh đạo hợp tác; lãnh đạo giao tiếp và lãnh đạo phân phối. Trong đó, nhấn mạnh
việc phân phối, chia sẻ chức năng lãnh đạo và tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho
mọi thành viên phát triển kỹ năng lãnh đạo và trở thành lãnh đạo trong một tổ chức
có VHCL. Lãnh đạo hiệu quả là nhận biết được những nhu cầu khác nhau của tổ
chức để đưa ra kiểu lãnh đạo phù hợp với bối cảnh đó.
Bài viết “Culture Matters: The “Oga” Factor in African Higher Education”
Gordon J. U. M (2016) chú trọng yếu tố văn hóa và vai trị của lãnh đạo, đã đặt bối
cảnh xem xét các tác động của văn hóa GDĐH Châu Phi và lập luận với yếu tố Oga
- yếu tố vốn đã độc đoán, nguồn gốc của quyền lực, mang lại cho nhà lãnh đạo sự
cai trị. Nghiên cứu này, đề cập đến yếu tố lãnh đạo trong GDĐH và xây dựng
VHCL, đã đưa ra những đề nghị, kiến nghị sâu rộng cho việc thay đổi cơ bản trong
GDĐH châu Phi để các nhà giáo dục châu Phi, hoạch định chính sách và các tổ
chức quốc tế có liên quan xem xét, thực hiện, trong đó chú trọng việc xem xét bối


20

cảnh văn hóa châu Phi. Yếu tố lãnh đạo sáng tạo và hiệu quả là cốt lõi của sự phát
triển của chất lượng GDĐH ở châu Phi.
Nhóm tác giả Ameri Shahrabi và Kavoosi, (2016) trong nghiên cứu với tựa đề
là “The Role of Structural-Managerial factors in Quality Culture Chain” đã cho
rằng xây dựng VHCL là một quá trình được ghi nhận như là một lợi thế cạnh tranh
trong khu vực của tồn cầu hố, thích hợp cho sự phát triển tương lai của GDĐH.
Những người tham gia nghiên cứu bao gồm các GV Quản lý và Khoa học giáo dục
chuyên ngành thuộc ngành Tehran tỷ nh dựa trên của Đại học Hồi giáo Azad. Trong
nghiên cứu của họ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều yếu tố đóng vai trò quan
trọng trong chuỗi VHCL trong GDĐH, cụ thể là cấu trúc - quản lý, tâm lý, văn hóa
và sinh thái - môi trường. Đây là một nghiên cứu khá đầy đủ trong việc chỉ ra các
loại và phân tích các yếu tố, q trình xây dựng VHCL.
Tóm lại, các nghiên cứu của nước ngoài được tổng quan ở trên đều có sự coi

trọng VHCL và vai trị, chức năng lãnh đạo trong việc phát triển VHCL. Trong đó,
lãnh đạo cần có nhiều tố chất và năng lực cần thiết như: hiểu biết về bối cảnh, nhu
cầu, văn hoá tổ chức; năng lực xây dựng chiến lược, giao tiếp; phát triển đội ngũ,
chia sẻ quyền lực…
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các tác giả, nhóm tác giả với các cơng trình nghiên cứu về VHCL và lãnh đạo
trong việc xây dựng và phát triển VHCL nhà trường trong nước tiêu biểu như sau:
Tài liệu xuất bản“Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả” của
do Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả biên dịch, biên soạn từ các nguồn tài liệu
nước ngồi (2004) chỉ ra vai trị lãnh đạo và quản lý nhà trường là đóng vai trị
quyết định. Đây là cơng trình được biên soạn cơng phu từ các nguồn tài liệu nghiên
cứu, tiếp cận công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường về tổ chức giảng dạy và học
tập trong nhà trường, hoạch định chiến lược, tổ chức quản lý chất lượng và khai
thác hiệu quả các nguồn lực và lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả; nhằm giúp
các CBQL giáo dục, thành viên Ban giám hiệu và các cán bộ phụ trách các cấp
trong nhà trường thực hiện hiệu quả việc tổ chức và điều hành cơng việc của mình.


21

Đỗ Thiết Thạch (2004) với bài nghiên cứu “Nhận dạng các yếu tố cơ sở của
văn hóa tổ chức và vận dụng vào việc đổi mới văn hóa trường học” đã đề cập đến
vấn đề văn hóa tổ chức và các yếu tố cơ sở của văn hóa tổ chức hay các kiểu văn
hóa điển hình: 1.văn hóa hướng đến hỗ trợ, 2.văn hóa hướng đến đổi mới, 3. văn
hóa hướng đến hướng đến mục tiêu, 4.văn hóa hướng đến quy tắc; và vận dụng vào
việc đổi mới văn hóa trường học, những việc người CBQL cần phải làm để phát
triển hơn nữa một yếu tố văn hóa cơ sở cụ thể nào đó trong bốn yếu tố cơ sở của
văn hóa tổ chức hay các kiểu văn hóa điển hình trên mà tổ chức hướng đến.
Theo Nguyễn Tiến Đạt (2010) với bài “Phát triển Văn hoá chất lượng trong
giáo dục và đào tạo” thì VHCL và phát triển VHCL trong giáo dục và đào tạo nên

bắt đầu ngay từ hệ thống kiểm định quốc gia Việt Nam trong giáo dục đào tạo trên
một cơ sở VHCL mới.
Theo Trần Văn Hùng (2014) trong bài viết “Xây dựng Văn hoá chất lượng
trong các cơ sở GDĐH Việt Nam” thì việc xây dựng VHCL là yêu cầu cấp thiết
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng, tạo
bản sắc riêng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh tồn cầu hố giáo dục.
Bài viết này tổng quan khái niệm VHCL, nhấn mạnh vai trò của VHCL và đề xuất
một số nguyên tắc và biện pháp, giải pháp xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH
Việt Nam. Bài viết nhận định rằng xây dựng VHCL khơng phải là một nhiệm vụ dễ
dàng vì sự hình thành văn hố dù ở cấp độ nào, phạm vi nào cũng phải trải qua một
q trình, địi hỏi phải được đầu tư về mọi mặt và phải được tiến hành một cách
khoa học và đồng bộ. Ngoài ra, một bài viết khác của Trần Văn Hùng (2015) “Xây
dựng Văn hoá chất lượng trong các cơ sở GDĐH ở châu Âu và bài học kinh nghiệm
đối với khối ASEAN” từ thực trạng của GDĐH ở ASEAN, đã cho thấy việc thực
hiện các dự án xây dựng VHCL trong các trường ĐH ở ASEAN là rất cần thiết.
Cũng theo Trần Văn Hùng (2016) trong bài viết “Lãnh đạo trong xây dựng
Văn hố chất lượng ở các cơ sở GDĐH” thì việc huy động được tất cả các bên liên
quan bên trong (internal stakeholders) và bên ngoài (external stakeholders) cơ sở
GDĐH tham gia với tinh thần tự nguyện, hăng say và sáng tạo có ý nghĩa quyết


22

định. Một cơ sở GDĐH được đánh giá là đã hình thành VHCL chỉ khi mọi thành
viên đều có ý thức tự giác trong việc thực hiện các mục tiêu chất lượng. Muốn vậy,
trong xây dựng VHCL, yếu tố lãnh đạo phải được coi trọng. Nhà lãnh đạo là người
có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào
các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Một số cơng trình luận văn, bài viết tham luận trong các hội thảo khoa học có
liên quan có thể được kể đến như sau: Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Diễm

(2014) “Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường của hiệu trưởng trường Cao đẳng
Sư Phạm Tây Ninh”, Đại học Sư phạm Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị
Khánh Linh (2013) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường
Đại học Quy Nhơn”, Viện ĐBCL giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; bài viết của
Phạm Minh Hạc (2012) “Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâm của
nhà trường”, tạp chí ban tuyên giáo Hà Nội; bài của Nguyễn Thị Minh Nguyệt
(2011) “Xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”, Kỷ
yếu hội thảo khoa học trẻ, Khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội và bài của Phạm Quan Huân (2007) “Văn hóa tổ chức, hình thái cốt yếu của
văn hóa nhà trường”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa học đường, Viện nghiên cứu Sư
Phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Các bài viết này đều tập trung làm sáng rõ
vai trò của của VHCL trong nhà trường và đề cập đến các biện pháp xây dựng và
phát triển VHCL nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà trường lành
mạnh, có chất lượng.
Bài viết “Xây dựng thương hiệu của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM”
của Bùi Phan Khánh (2014) chỉ ra một vấn đề khác tồn tại tại Trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM là vấn đề xây dựng thương hiệu. Bài viết này tập
trung phân tích tính cấp thiết của việc xây dựng thương hiệu đại học hiện nay, trình
bày tóm tắt các nhân tố cấu thành nên một thương hiệu đại học dựa trên những gì
một số đại học lớn trên thế giới đã làm để xây dựng thành công thương hiệu của họ,
và nhận diện các “nội lực” có thể góp phần làm nên thương hiệu và bài viết đưa ra


23

một số kiến nghị để xây dựng thương hiệu của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHCM.
Nguyễn Duy Mộng Hà, Bùi Ngọc Quang. (2015) trong bài viết nghiên cứu
“Thực trạng xây dựng VHCL tại ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM”, trình bày thực
trạng xây dựng VHCL, phân tích một số khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng
VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM và đề xuất giải pháp nhằm phát

triển VHCL qua việc khai thác những thuận lợi và phát huy những thành tựu, đồng
thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong q trình xây dựng và phát triển
VHCL. Tuy nhiên, yếu tố lãnh đạo chỉ được đề cập phần nào trong đề xuất giải
pháp.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu, các bài được viết tổng quan trong và ngoài
nước kể trên đề cập đến những vấn đề đa dạng khác nhau trong giáo dục và vấn đề
VHCL. Nhiều đề tài nghiên cứu đã đi cụ thể về VHCL nhà trường, quá trình áp
dụng, những yếu tố ảnh hưởng đến VHCL, đến việc xây dựng và phát triển
VHCL…và nhấn mạnh vị trí, vai trị của lãnh đạo trong công tác xây dựng và phát
triển VHCL.
Tuy nhiên, mỗi mơi trường giáo dục đều có những đặc điểm và vấn đề cụ thể
riêng tùy thuộc vào điều kiện vùng miền cũng như sự đầu tư của mỗi trường và ở
các quốc gia. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu cụ thể vào thực
trạng lãnh đạo tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM. Do đó, đề tài này được
tiến hành nhằm tìm hiểu cụ thể chức năng lãnh đạo trong việc phát triển VHCL tại
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM để có thể đóng góp cho hoạt động lãnh đạo,
quản lý trong việc phát triển VHCL nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng mọi
hoạt động trong nhà trường.


24

1.2. Một số khái niệm và lý luận cơ bản về lãnh đạo GDĐH
1.2.1. Khái niệm “Lãnh đạo” và “quản lý” trong GDĐH
Có nhiều định nghĩa về lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực quản lý nói
chung và quản lý giáo dục nói riêng. Đề tài tìm hiểu, chọn lọc, tập hợp rõ ràng các
khái niệm này nhằm có một cơ sở cụ thể làm sáng tỏ, định hướng đúng về vấn đề
nghiên cứu được đặt ra của đề tài.
1.2.1.1. Khái niệm “quản lý” và “quản lý giáo dục”
Theo Trần Kiểm (2006) thì “hoạt động quản lý chỉ nảy sinh khi có tổ chức”

[34, tr.10]. Có nhiều định nghĩa về khái niệm quản lý, tiêu biểu như sau:
Trần Kiểm (2006) cho rằng “hoạt động quản lý là sự biểu hiện ý nguyện tự
giác của chủ thể quản lý muốn điều chỉnh và hướng dẫn các quá trình và các hiện
tượng xã hội.” [34, tr.9]. Ngoài ra, Trần Kiểm (2006), còn cho rằng quản lý là “một
hiện tượng xã hội, đồng thời là một dạng lao động đặc biệt, mà nét đặc trưng của
nó là tính tích cực, sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức đã có để đạt được
mục đích đặt ra một cách có kết quả, là sự cải biến hiện thực” Bùi Minh Hiền (chủ
biên, 2011) thì định nghĩa “quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể.” [1, tr.12].
Do đó, tổng hợp các định nghĩa và nhận định trên, có thể định nghĩa khái niệm
“quản lý” là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được kết quả
mong muốn. Do đó, “quản lý giáo dục” là “một hoạt động quản lý (điều chỉnh,
hướng dẫn, tác động…) trong môi trường/tổ chức giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo
dục của tổ chức”
Phạm Thị Minh Hạnh (2010), trong quản lý, việc phân chia cấp độ quản lý vi
mơ và quản lý vĩ mơ chỉ mang tính chất tương đối và khi xem xét vấn đề quản lý
phải xác định chủ thể quản lý trong các mối tương quan đang ở cấp độ nào của một
tổ chức thì mới thấy được. Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam, thì có các cơ quan
quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về giáo dục và đội ngũ quản lý ở
mỗi cơ sở giáo dục. Quản lý tại các cơ sở giáo dục là hoạt động quản lý tác nghiệp
trong phạm vi nội bộ cơ sở đào tạo và các hoạt động phối hợp giữa cơ sở đào tạo


×