Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Sử dụng thời gian của người cao tuổi ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------VÕ THỊ NGỌC HẠNH

SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VÕ THỊ NGỌC HẠNH

SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO
TUỔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Xã hội học
Mã số:60.31.30

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS.Bùi Thế Cường

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi muốn dành lời cảm ơn tới Thầy hướng dẫn của tôi, GS.TS Bùi
Thế Cường. Cảm ơn Thầy đã hướng dẫn từ khi tôi mới bắt đầu hình thành ý tưởng,
kiên nhẫn và tận tâm truyền đạt mọi kiến thức cho tôi và đã tạo điều kiện để tơi có
các nguồn số liệu định lượng, có cơ hội tiếp cận và chọn mẫu phỏng vấn sâu.
Luận văn cũng khơng thể hồn thành nếu khơng có nguồn số liệu từ khảo sát
năm 2013. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với chủ nhiệm đề tài- TS. Nguyễn Thị Hậu.
Tôi trân trọng và biết ơn các thầy, cô đã hướng dẫn, góp ý cho tơi từ lúc bảo vệ
đề cương. Cảm ơn PGS.TS Trần Hữu Quang, PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến,
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan đã đưa ra những góp ý làm mở rộng và định
hướng ý tưởng nghiên cứu cho luận văn, giúp tơi có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề
nghiên cứu.
Tôi chân thành cảm ơn các bạn lớp Cao học đã khuyến khích và động viên tơi
hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi muốn gởi lời cảm ơn tới tất cả những người đã dành thời gian để
trả lời phỏng vấn với sự cởi mở và nhiệt tâm nhất, góp hơi thở vào để hồn thành
nghiên cứu.

Võ Thị Ngọc Hạnh


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của GS.TS Bùi Thế Cường. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
luận văn này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá

được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi chú rõ ràng trong phần
tài liệu tham khảo và phía dưới mỗi bảng biểu.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất
kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của
mình.

Võ Thị Ngọc Hạnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... II
MỤC LỤC .................................................................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ ...................................................................V
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. VI
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC........................................VIII
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2.

Mục tiêu ...............................................................................................................2

3.


4.

5.

2.1.

Mục tiêu chung .............................................................................................2

2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ......................................................2
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................2

3.2.

Khách thể nghiên cứu ...................................................................................2

3.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................3

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
4.1.

Phân tích tài liệu đã có .................................................................................3


4.2.

Phân tích số liệu cấp hai ...............................................................................3

4.3.

Phỏng vấn sâu cá nhân .................................................................................4

4.4.

Phương pháp xử lý dữ liệu ...........................................................................5

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ....................................................................6
5.1.

Ý nghĩa lý luận .............................................................................................6

5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................6

6.

Điểm mới và hạn chế của đề tài ...........................................................................6

7.

Kết cấu của luận văn ............................................................................................7

PHẦN 2: SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH ..................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................8


iv

1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................8

1.2.

Cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu .......................................................12

1.3.

Khái niệm chính .........................................................................................14

1.4.

Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................16
2.1.

Tình hình kinh tế-xã hội ở TPHCM ...........................................................16

2.2.


Đặc điểm của người cao tuổi TPHCM .......................................................17

2.3.

Sử dụng thời gian của người cao tuổi thành phố Hồ Chí Minh .................20

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC SỬ DỤNG THỜI GIAN
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ........................................................................................59
3.1.

Khu vực ......................................................................................................59

3.2.

Tuổi ............................................................................................................64

3.3.

Giới tính ......................................................................................................67

3.4.

Tơn giáo ......................................................................................................70

3.5.

Học vấn.......................................................................................................70

3.6.


Việc làm .....................................................................................................73

3.7.

Thu nhập, mức sống ...................................................................................74

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................76
1.

Kết luận ..............................................................................................................76

2.

Khuyến nghị .......................................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80
PHỤ LỤC ..................................................................................................................82


v

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Trang
Bảng 2.1: Đặc điểm xã hội của người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ
tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013 và khảo sát 2015. ....................... 18
Bảng 2.2: Mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, giao tiếp, tín
ngưỡng và hoạt động tình nguyện của người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn
ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực và nhóm vị thế kinh tế-xã hội,
TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013 và khảo sát 2015, %. ................................. 27



vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2. 1. Tình trạng việc làm của nhóm đại diện hộ gia đình ở độ tuổi 50+ , .. 22
Biểu đồ 2. 2. Mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài giờ làm việc của
nhóm đại diện hộ gia đình ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010, %. ................... 30
Biểu đồ 2. 3. Mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động ngồi giờ làm việc của
nhóm đại diện hộ gia đình ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013, %. ................... 31
Biểu đồ 2. 4. Mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động ngồi giờ làm việc của
nhóm đại diện hộ gia đình ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015, %. ................... 31
Biểu đồ 2. 5. Mức thường xuyên đọc báo giấy của nhóm đại diện hộ gia đình ở độ
tuổi 50+ theo giới tính, TPHCM, khảo sát 2010 và khảo sát 2015, %. ................... 33
Biểu đồ 2. 6. Mức thường xuyên đọc báo giấy của nhóm đại diện hộ gia đình ở độ
tuổi 50+ theo khu vực sống, TPHCM, khảo sát 2010 và khảo sát 2015, %. ........... 34
Biểu đồ 2. 7. Mức thường xuyên dùng internet của nhóm đại diện hộ gia đình ở độ
tuổi 50+ theo giới tính, TPHCM, khảo sát 2013 và khảo sát 2015, %. ................... 36
Biểu đồ 2. 8. Mức thường xuyên dùng internet của nhóm đại diện hộ gia đình ở độ
tuổi 50+ theo khu vực, TPHCM, khảo sát 2013 và khảo sát 2015, %. .................... 37
Biểu đồ 2. 9. Mức thường xuyên tập thể dục của nhóm đại diện hộ gia đình ở độ
tuổi 50+ theo giới tính, TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013 và khảo sát 2015, %.
.................................................................................................................................. 42
Biểu đồ 2. 10. Mức thường xuyên tập thể dục của nhóm đại diện hộ gia đình ở độ
tuổi 50+ theo khu vực, TPHCM, khảo sát 2010 và khảo sát 2015, %. .................... 43
Biểu đồ 2. 11. Mức thường xuyên đi lịng vịng bạn bè, lối xóm của nhóm đại diện
hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+ theo khu vực, TPHCM, khảo sát 2010 và khảo sát
2015, %..................................................................................................................... 49



vii

Biểu đồ 2. 12. Mức thường xuyên đi nhậu của nhóm đại diện hộ gia đình trả lời ở
độ tuổi 50+ theo giới tính, TPHCM, khảo sát 2010 và khảo sát 2015, %. .............. 51
Biểu đồ 2. 13. Mức thường xun đi uống cà phê ngồi qn của nhóm đại diện hộ
gia đình trả lời ở độ tuổi 50+ theo giới tính, TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013
và khảo sát 2015, %. ................................................................................................ 53
Biểu đồ 2. 14. Mức thường xun đi lễ của nhóm đại diện hộ gia đình trả lời ở độ
tuổi 50+ theo giới tính, TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013 và khảo sát 2015, %.
.................................................................................................................................. 55


viii

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC
Trang
Bảng PL 1. Tình trạng việc làm của người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở
độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013 và khảo sát 2015. .................. 82
Bảng PL 2. Thời gian làm việc của người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở
độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực, TPHCM, khảo sát 2010, tháng/năm.
.................................................................................................................................. 82
Bảng PL 3. Thời gian làm việc của người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở
độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực, TPHCM, khảo sát 2013,%. .......... 83
Bảng PL 4. Mức độ thường xuyên của hoạt động đọc báo giấy của người đại diện
hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực,
TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2015, % . ............................................................ 83
Bảng PL 5. Mức độ thường xuyên của hoạt động vào mạng internet của người đại
diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực,
TPHCM, khảo sát 2013, khảo sát 2015, %. ............................................................. 84
Bảng PL 6. Mức độ thường xuyên của hoạt động chơi bài, cờ của người đại diện hộ

gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực,
TPHCM, khảo sát 2010, %. ..................................................................................... 85
Bảng PL 7. Mức độ thường xuyên của hoạt động tập thể dục, chơi thể thao của
người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính,
khu vực, TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013, khảo sát 2015, %. ...................... 86
Bảng PL 8. Mức độ thường xuyên của hoạt động đi du lịch của người đại diện hộ
gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực,
TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013, khảo sát 2015, %. ..................................... 87
Bảng PL 9. Mức độ thường xuyên của hoạt động cùng ăn tối tại nhà của người đại
diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực,
TPHCM, khảo sát 2013, %. ..................................................................................... 88


ix

Bảng PL 10. Mức độ thường xuyên của hoạt động đi vịng vịng lối xóm, bạn bè
của người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới
tính, khu vực, TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2015,%. ....................................... 89
Bảng PL 11. Mức độ thường xuyên của hoạt động thăm họ hàng của người đại
diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực,
TPHCM , khảo sát 2010, khảo sát 2013, khảo sát 2015, %. .................................... 90
Bảng PL 12. Mức độ thường xuyên của hoạt động nhậu (rượu, bia) của người đại
diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực,
TPHCM, khảo sát 2010, khảo sát 2013, khảo sát 2015, %. ..................................... 91
Bảng PL 13. Mức độ thường xuyên của hoạt động uống cà phê ngoài quán của
người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, giới tính,
khu vực, khảo sát 2010, khảo sát 2015,%. ............................................................... 92
Bảng PL 14. Mức độ thường xuyên của hoạt động đi lễ (chùa, nhà thờ, đền thờ) của
người đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010,
khảo sát 2013, khảo sát 2015, %. ............................................................................. 93

Bảng PL 15. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên đọc báo của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ............. 94
Bảng PL 16. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên đọc báo của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015. ............. 94
Bảng PL 17. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên dùng internet
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ....... 95
Bảng PL 18. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên dùng internet
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015. ....... 95
Bảng PL 19. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên tập thể dục thể
thao của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát
2013….... .................................................................................................................. 96


x

Bảng PL 20. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên tham gia các
hoạt động thể thao tại phịng tập, cơng viên của người đại diện hộ gia đình trả lời ở
độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ...................................................................... 96
Bảng PL 21. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên đi lễ của người
đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ........................ 97
Bảng PL 22. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên đi lễ của người
đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ........................ 97
Bảng PL 23. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên đi lễ của người
đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015. ........................ 98
Bảng PL 24. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên giao tiếp với bạn
bè hàng xóm của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát
2010. ......................................................................................................................... 98
Bảng PL 25. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên giao tiếp với bạn
bè hàng xóm của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát
2015. ......................................................................................................................... 99

Bảng PL 26. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên thăm họ hàng
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ....... 99
Bảng PL 27. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên thăm họ hàng
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015. ..... 100
Bảng PL 28. Mối liên hệ giữa khu vực sống và mức thường xuyên uống cà phê
ngoài quán của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát
2015. ....................................................................................................................... 100
Bảng PL 29. Mối liên hệ giữa khu vực sống và việc tham gia tổ chức chính trị xã
hội của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010….
................................................................................................................................ 101


xi

Bảng PL 30. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức thường xuyên vào mạng internet
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ..... 101
Bảng PL 31. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức thường xuyên vào mạng internet
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015. ..... 102
Bảng PL 32. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức thường xuyên đi thăm họ hàng
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ..... 102
Bảng PL 33. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức thường xun tham gia giải trí
bên ngồi cùng gia đình của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+,
TPHCM, khảo sát 2013. ......................................................................................... 103
Bảng PL 34. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức thường xuyên đi lễ của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013............................. 103
Bảng PL 35. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức thường xuyên nghe radio của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ........... 104
Bảng PL 36. Mối quan hệ giữa tuổi và việc tham gia hoạt động tình nguyện của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ........... 104
Bảng PL 37. Thời gian trung bình tham gia hoạt động tình nguyện của người đại

diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+ theo nhóm tuổi, khảo sát 2010, ngày/năm. 105
Bảng PL 38. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đọc báo của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010............................. 105
Bảng PL 39. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đọc báo của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015............................. 106
Bảng PL 40. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên dùng internet của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ........... 106
Bảng PL 41. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên dùng internet của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015. ........... 107


xii

Bảng PL 42. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi nhậu của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010............................. 107
Bảng PL 43. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi nhậu của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013............................. 108
Bảng PL 44. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi nhậu của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015............................. 108
Bảng PL 45. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi uống cà phê của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ........... 109
Bảng PL 46. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi uống cà phê của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ........... 109
Bảng PL 47. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi uống cà phê của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015. ........... 110
Bảng PL 48. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên chơi cờ, chơi bài của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ........... 110
Bảng PL 49. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên tập thể dục thể thao
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ..... 111
Bảng PL 50. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên tập thể dục thể thao

của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ..... 111
Bảng PL 51. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên tập thể dục thể thao
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015. ..... 112
Bảng PL 52. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi lễ của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010............................. 112
Bảng PL 53. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi lễ của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013............................. 113
Bảng PL 54. Mối liên hệ giữa giới tính và mức thường xuyên đi lễ của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015............................. 113


xiii

Bảng PL 55. Mối liên hệ giữa tôn giáo và mức thường xuyên đi lễ của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010............................. 114
Bảng PL 56. Mối liên hệ giữa tôn giáo và mức thường xuyên đi lễ của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015............................. 114
Bảng PL 57. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên đọc báo của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010............................. 115
Bảng PL 58. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên đọc báo của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015............................. 115
Bảng PL 59. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên dùng internet của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ........... 116
Bảng PL 60. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên dùng internet của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, 2015. ......................... 116
Bảng PL 61. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên uống cà phê ngồi
qn của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010.
................................................................................................................................ 117
Bảng PL 62. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên nhậu của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010............................. 117

Bảng PL 63. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên nhậu của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013............................. 118
Bảng PL 64. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên nhậu của người đại
diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2015............................. 118
Bảng PL 65. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên đi du lịch của người
đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ...................... 119
Bảng PL 66. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên chơi thể dục thể thao
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ..... 119


xiv

Bảng PL 67. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên chơi thể dục thể thao
của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013. ..... 120
Bảng PL 68. Mối liên hệ giữa học vấn và mức thường xuyên tham gia hoạt động
tình nguyện của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát
2010. ....................................................................................................................... 120
Bảng PL 69. Mối liên hệ giữa học vấn và việc tham gia tổ chức chính trị-xã hội của
người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010. ........... 121
Bảng PL 70. Mối liên hệ giữa tình trạng việc làm và mức thường xuyên dùng
internet của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát
2013. ....................................................................................................................... 121
Bảng PL 71. Mối liên hệ giữa tình trạng việc làm và mức thường xuyên đi uống cà
phê ngoài quán của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo
sát 2010. ................................................................................................................. 122
Bảng PL 72. Mối liên hệ giữa tình trạng việc làm và mức thường xuyên nhậu (rượu,
bia) của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2013.
................................................................................................................................ 122
Bảng PL 73. Mối liên hệ giữa tình trạng việc làm và mức thường xuyên tham gia
hoạt động tình nguyên của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+,

TPHCM, khảo sát 2010. ......................................................................................... 123
Bảng PL 74. Mối liên hệ giữa mức hài lòng về thu nhập và mức thường xuyên đi du
lịch của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+, TPHCM, khảo sát 2010.
................................................................................................................................ 123
Bảng PL 75. Tỷ lệ gia đình của người đại diện hộ gia đình trả lời ở độ tuổi 50+ có
phương tiện truyền thơng (tivi, truyền hình cáp, máy vi tính, internet), TPHCM,
khảo sát 2010, khảo sát 2013, khảo sát 2015, %. ................................................... 124
Bảng PL 76. Danh sách người trả lời phỏng vấn sâu ............................................ 125


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa, sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và an sinh xã
hội làm cho tuổi thọ con người tăng lên, cùng với xu hướng sống độc thân, kết hôn
muộn hay ngại sinh con đã làm cho số lượng người già tăng trong khi người chăm
sóc ít lại. Quỹ dân số Liên hợp quốc nhận định: “Dân số Việt Nam đang già hóa với
một tốc độ chưa từng có trong lịch sử” (Giang Thanh Long 2010). Bởi vậy cần có
một “Chiến lược dài hạn cho sự già hóa dân số và một bản Kế hoạch Hành động
Quốc gia” (Bùi Thế Cường, 2010: 91). Điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ
lệ trẻ em phụ thuộc của nước ta đang giảm mạnh, trong khi đó, tỷ lệ người già phụ
thuộc lại liên tục tăng lên, tỷ lệ người già trong tổng dân số là 8,4% năm 1989, tăng
lên đến 10,3% năm 2012 (Tổng cục thống kê, 2012). Đối tượng chịu nhiều thiệt thòi
nhất trong quá trình già hóa dân số chính là người cao tuổi, bởi vậy nghiên cứu về
người cao tuổi trong giai đoạn này là cần thiết hơn bao giờ hết.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động hàng ngày có tác động tới sức
khỏe thể chất và tinh thần cũng như sự hài lòng ở người cao tuổi (Minhhat 2013,
Stewart 2007, Sara and Leitner 2012, Smeeding 2012).
Chuẩn bị cho quá trình già hóa, ngồi việc chuẩn bị một hệ thống an sinh xã hội

tốt cho người già, cả xã hội và bản thân người già cần hiểu được người già cần gì,
và điều gì là tốt đối với họ. Để làm được điều này, trước tiên cần phải tìm hiểu thực
trạng người cao tuổi hiện nay như thế nào. Luận văn “Sử dụng thời gian của người
cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh” muốn tìm hiểu người cao tuổi đang làm gì trong
quỹ thời gian của họ, họ mong muốn gì và điều gì ảnh hưởng tới việc sử dụng thời
gian của họ.


2

2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận văn là nhằm tìm hiểu người cao tuổi đang sử dụng thời gian
của họ như thế nào và chỉ ra các yếu tố tác động đến việc sử dụng thời gian của
người cao tuổi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung nêu trên, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể của luận văn
như sau:
 Mô tả việc sử dụng thời gian của người cao tuổi ở TPHCM.
 Thời gian cho các hoạt động làm việc tạo thu nhập, thời gian cho
các hoạt động xã hội.
 Không gian tham gia hoạt động.
 Hoạt động có tương tác hay khơng tương tác.
 Giải thích vì sao người cao tuổi ở TPHCM sử dụng thời gian như vậy.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là việc sử dụng thời gian của người cao
tuổi ở TPHCM.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Những người từ 50 tuổi trở lên trên địa bàn TP HCM. (Luận văn chỉ nghiên cứu

người cao tuổi đang sống ở cộng đồng, không nghiên cứu người cao tuổi ở các viện
dưỡng lão).
Luận văn chọn nhóm người từ 50 tuổi trở lên làm khách thể nghiên cứu vì ba lý
do sau:


3

Thứ nhất, nhóm tuổi từ 50-59 tuổi là nhóm tuổi nghỉ hưu đối với nữ giới và
ngay trước tuổi nghỉ hưu đối với nam giới. Bởi vậy, đây là giai đoạn có nhiều thay
đổi trong thời gian làm việc và các hoạt động xã hội.
Thứ hai, tuy ngoài 50 mới chỉ là tuổi trung niên, nhưng rất nhiều người Việt
Nam cho rằng họ đã tới giai đoạn tuổi già, bởi vậy luận văn muốn làm rõ suy nghĩ
và những đặc điểm sử dụng thời gian của nhóm tuổi này.
Thứ ba, luận văn muốn phân tích nhóm cận già (50-59 tuổi) nhằm dự đoán cho
thời gian sắp tới. Từ số liệu này các nhà chính sách, nhà nghiên cứu về nhóm người
già giai đoạn 2020-2025 có thể dùng để xem xét liệu cách sử dụng thời gian của
người già có phải là sự tiếp nối những thói quen ở tuổi cận già.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Thành phố Hồ Chí Minh.
 Về thời gian: Thời kỳ 2010 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phân tích tài liệu đã có
Luận văn thu thập tổng quan tư liệu được từ sách, tạp chí, các cuộc nghiên cứu
trong và ngồi nước về phương pháp nghiên cứu sử dụng thời gian, các nghiên cứu
về q trình già hóa, nhóm người cao tuổi, các yếu tố văn hóa, quan niệm về việc
tham gia các hoạt động trong quỹ thời gian của người cao tuổi. Dùng những thơng
tin này để giải thích thêm cho kết quả thu được, đồng thời đưa ra những phương
pháp mới của luận văn.
4.2. Phân tích số liệu cấp hai

Luận văn sử dụng số liệu từ ba cuộc khảo sát của ba đề tài: Đề tài “Cơ cấu xã
hội, lối sống và phúc lợi cư dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” thực hiện năm
2010 (Chủ nhiệm Đề tài Bùi Thế Cường), Đề tài “Điều tra chất lượng cuộc sống
dân cư thành phố năm 2013” (Chủ nhiệm Đề tài Nguyễn Thị Hậu) và Đề tài
“Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội


4

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” thực hiện năm 2015 (Chủ nhiệm
Đề tài Bùi Thế Cường). (Trong bài viết sẽ gọi tắt là khảo sát năm 2010, khảo sát
năm 2013 và khảo sát năm 2015). Từ số liệu khảo sát năm 2010, khảo sát năm 2013
và khảo sát năm 2015, chúng tơi chọn ra nhóm người từ 50 tuổi trở lên để xem xét
đặc điểm xã hội cơ bản và cách sử dụng thời gian của nhóm này. Kèm theo đó là
những kết quả thu được từ điều tra phỏng vấn sâu để làm rõ thêm kết quả nghiên
cứu của luận văn.
Cỡ mẫu của khảo sát năm 2010, khảo sát năm 2013 và khảo sát năm 2015 như
sau:
Khảo sát năm 2010, trên tất cả 24 quận huyện của TPHCM, khảo sát chia mẫu
nghiên cứu làm 3 nhóm quận chính: Nhóm quận cũ (bao gồm các quận trung tâm và
các quận ven bao quanh trung tâm), Nhóm quận mới (mới tách từ năm 1997) và
Nhóm huyện. Mẫu khảo sát gồm 1080 hộ từ 36 tổ thuộc 30 phường, xã, thị trấn.
Khảo sát năm 2013 chia mẫu nghiên cứu thành 3 nhóm quận: Nhóm nội thành
hiện hữu, Nhóm nội thành phát triển và Nhóm ngoại thành. Khảo sát gồm 1800 hộ
chọn ra từ 72 tổ thuộc 18 phường xã.
Khảo sát 2015 có mẫu là nhóm lặp lại nhóm mẫu khảo sát năm 2010, với mục
tiêu xem xét những thay đổi trong chính nhóm hộ gia đình đã nghiên cứu trong
khảo sát năm 2010.
Luận văn “Sử dụng thời gian của người cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh” sử
dụng nhóm người từ 50 tuổi trở lên ở ba cuộc khảo sát để nghiên cứu. Cụ thể số liệu

sử dụng từ ba bộ số liệu như sau: Khảo sát năm 2010 có 522 người 50 tuổi trở lên
đại diện hộ gia đình trả lời (chiếm 48,3% tổng mẫu khảo sát). Khảo sát năm 2013 có
984 người 50 tuổi trở lên trả lời đại diện hộ gia đình trả lời (chiếm 54,7% tổng mẫu
khảo sát). Khảo sát năm 2015 có 614 người 50 tuổi trở lên trả lời đại diện hộ gia
đình trả lời (chiếm 56,9% tổng mẫu khảo sát).
4.3. Phỏng vấn sâu cá nhân
Để giúp kết quả của nghiên cứu được sáng rõ hơn tác giả sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu.


5

Phỏng vấn phi cấu trúc người trả lời, nội dung cuộc phỏng vấn hướng đến một
số mục tiêu sau:
-

Người cao tuổi đang sử dụng thời gian cho những hoạt động nào, trong
khơng gian nào, một mình hay với ai.

-

Những ngun nhân nào làm họ chọn việc sử dụng thời gian như vậy.

-

Xem xét định kiến của xã hội về người già có phải là yếu tố tác động tới các
hoạt động của tuổi già.

-


Khai thác định kiến của bản thân người trả lời về người già, tuổi già.

-

Tập trung xem xét nhóm tuổi 50-59 xem họ có nghĩ họ già, và điều đó ảnh
hưởng gì tới các loại hoạt động của họ.

Nhóm khách thể phỏng vấn sâu: Trong số 82 hộ trả lời nghiên cứu định lượng
do tác giả trực tiếp phỏng vấn định lượng trong khảo sát năm 2015, chọn ra 15 hộ
có người từ 50 tuổi trở lên để phỏng vấn sâu, theo cách chọn mẫu thuận tiện phi xác
xuất. Dung lượng mẫu là 15 đơn vị mẫu. Tiêu chí chọn mẫu: (1) Người từ 50 tuổi
trở lên thể hiện đầy đủ các nhóm tuổi; (2) Người trả lời đang sinh sống tại hộ gia
đình ở TPHCM.
Trong số 15 người từ 50 tuổi trở lên sống trong các hộ gia đình ở TPHCM có 6
nam và 9 nữ ở các nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên, ở các mức sống khá, trung bình,
nghèo. Ngồi việc đảm bảo những tiêu chí chính là tuổi, giới tính và mức sống, 15
người trả lời này cịn có trình độ học vấn, nhóm nghề nghiệp, tơn giáo, nơi đến, tình
trạng hơn nhân, tình trạng sức khỏe khác nhau để đảm bảo tính tồn diện trong
thơng tin thu thập (Bảng PL 76).
4.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
4.4.1. Xử lý số liệu định lượng
Xử lý số liệu từ ba cuộc khảo sát định lượng bằng phần mềm SPSS. Trong luận
văn này sử dụng ba biến số độc lập cơ bản: Tuổi, giới tính và khu vực sống. Đơn vị
phân tích là cá nhân.


6

4.4.2. Xử lý dữ liệu định tính
Kết quả phỏng vấn sâu được lưu lại bằng cách ghi âm, tác giả lập một bảng

những yếu tố chính cần lấy thơng tin, điền thông tin trả lời của từng người trả lời và
chọn lọc những thông tin liên quan để đưa vào luận văn.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đóng góp vào phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu người cao tuổi
nói chung và phương pháp nghiên cứu sử dụng thời gian của người cao tuổi nói
riêng. Làm phong phú hơn lĩnh vực nghiên cứu về người cao tuổi.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cho thấy việc sử dụng thời gian của người cao tuổi hiện nay như thế nào, góp
phần cải thiện chất lượng sống cho người cao tuổi.
6. Điểm mới và hạn chế của đề tài
Luận văn có một vài điểm mới so với những đề tài về người cao tuổi trước đây.
Về mặt nội dung, luận văn không nghiên cứu tổng quát về người cao tuổi như
các nghiên cứu trước đây, chỉ tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng thời gian của
người cao tuổi. Đi sâu phân tích việc sử dụng thời gian vào những hoạt động nào,
đặc điểm của các hoạt động đó, ở khơng gian nào. Ngồi ra luận văn cịn tìm hiểu
cả những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến sự lựa chọn các hoạt động
trong thời gian của người cao tuổi.
Về mặt lý thuyết, luận văn sử dụng lý thuyết hoạt động để chứng minh rằng
người già duy trì các hoạt động và tham gia tương tác xã hội sẽ mang lại những lợi
ích cho họ.
Về phương pháp, luận văn phân tích việc sử dụng thời gian của người cao tuổi
dựa trên số liệu từ ba cuộc khảo sát ở ba thời điểm 2010, 2013 và 2015. Phân tích
thơng tin cơ bản về việc sử dụng thời gian, phân tích mối liên hệ giữa các biến độc
lập và các biến mô tả việc sử dụng thời gian để tìm ra các yếu tố bên ngoài tác


7

động. Kết hợp với phỏng vấn sâu, xem xét về định kiến của bản thân người già về

độ tuổi của họ, lắng nghe những quan điểm, lập luận của người cao tuổi để lý giải
nguyên nhân bên trong dẫn tới lựa chọn sử dụng thời gian ở nhóm tuổi này.
Bên cạnh những điểm mới, luận văn có một vài hạn chế như sau:
Luận văn sử dụng ba bộ số liệu ở ba thời điểm, trong đó số liệu khảo sát năm
2010 và khảo sát năm 2013 được lấy ra từ tổng dân số TPHCM và đại diện cho dân
số TPHCM tại hai thời điểm này, còn khảo sát năm 2015 là lặp lại trên nhóm đã
khảo sát năm 2010, bởi vậy số liệu này không đại diện được cho dân cư toàn thành
phố năm 2015. Xét trong luận văn này, luận văn lấy ra nhóm người 50 tuổi trở lên
từ dữ liệu của ba cuộc khảo sát chứ không dựa trên tổng dân cư 50 tuổi trở lên của
cả Thành phố, vì vậy kết quả phân tích mà luận văn đưa ra chưa đủ tính đại diện
cho người 50 tuổi trở lên của TPHCM ở ba năm 2010, 2013 và 2015.
Một hạn chế nữa đó là mẫu khảo sát ở ba thời điểm khơng phải là cùng một
nhóm mẫu. Khảo sát năm 2015 tuy là khảo sát lặp lại của khảo sát năm 2010 nhưng
nhóm mẫu này vẫn có những biến động. Bởi vậy tuy là nghiên cứu trên địa bàn
TPHCM ở ba thời điểm nhưng khảo sát này chưa phải là nghiên cứu theo chiều dọc
giúp so sánh người 50 tuổi trở lên tại TPHCM ở ba thời điểm 2010, 2013 và 2015.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần một: Mở đầu, giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, khách thể,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn,
những điểm mới và điểm hạn chế của luận văn.
Phần hai: Sử dụng thời gian của người cao tuổi thành phố Hồ Chí Minh, bao
gồm 3 chương: Chương một gồm cơ sở lý luận và phương pháp luận, Chương hai là
thực trạng sử dụng thời gian của người cao tuổi TPHCM, Chương ba là các yếu tố
ảnh hưởng.
Phần ba: Phần kết luận và đề xuất những kiến nghị.


8


PHẦN 2: SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trước khi bắt đầu nghiên cứu về việc sử dụng thời gian của người già, luận văn
điểm qua những nghiên cứu, quan điểm, lập luận về người già và về việc nghiên
cứu thời gian. Phần tổng quan này sẽ bao gồm hai phần chính: Những nghiên cứu
về người cao tuổi; Những nghiên cứu về việc sử dụng thời gian của người cao tuổi.
1.1.1. Những nghiên cứu về người cao tuổi
Nghiên cứu người cao tuổi xuất phát từ các nước Tây Âu, nơi diễn ra q trình
già hóa sớm nhất. Bắt đầu từ nghiên cứu của các nhà lão khoa về tình hình sức
khỏe, chăm sóc sức khỏe, bệnh tật hay những rủi ro ở người cao tuổi, sau đó mở
rộng ra nghiên cứu dân số học, xã hội học về các đặc điểm xã hội của người cao
tuổi, và những nghiên cứu hành vi, lối sống của người cao tuổi.
Ban đầu, già hóa dường như chỉ là câu chuyện của các nước phát triển, tuy nhiên
với các dự báo dân số học, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ đối
mặt với già hóa (Giang Thanh Long 2010), bởi vậy cần bắt đầu chuẩn bị để đối mặt
với quá trình già hóa và tiến tới “lão hóa thành cơng”, trong đó nghiên cứu về người
cao tuổi là một điều không thể thiếu.
Tác giả Bùi Thế Cường đã chỉ ra những hoạt động nổi bật trong nghiên cứu
người cao tuổi từ 1970 đến 2001. Có thể thấy giai đoạn 1970-1980, những nghiên
cứu bước đầu về người cao tuổi là những nghiên cứu của Viện lão khoa và đa phần
được thực hiện ở khu vực phía Bắc. Những nghiên cứu này cho thấy sự cải thiện rõ
rệt của sức khỏe người cao tuổi qua từng giai đoạn, nghiên cứu không dừng lại ở
vấn đề sức khỏe mà còn mở rộng thêm đến các đặc điểm xã hội của người cao tuổi.
Tiếp theo những nghiên cứu của Viện lão khoa là các thống kê dân số học, các
thống kê của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội. Những nghiên cứu xã hội học

của Viện xã hội học được thực sự bắt đầu từ năm 1991, với cách nghiên cứu từ các


9

góc độ nghiên cứu lịch sử và thực nghiệm đối với hoàn cảnh sống của người già
cũng như các thể chế an sinh xã hội dành cho tuổi già. Tất cả các nghiên cứu này
đều thực hiện ở khu vực phía Bắc, khảo sát lớn đầu tiên thực hiện ở phía Nam đất
nước vào năm 1997 (Trương Sĩ Ánh, 1998), khảo sát này thực hiện ở TPHCM và 6
tỉnh xung quanh (Bùi Thế Cường 2004).
Từ năm 2001 tới nay, những nghiên cứu về người cao tuổi vẫn tiếp tục được
thức hiện, tuy nhiên vẫn xoay quanh những vấn đề cũ.
Năm 2011, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Viện nghiên cứu Y-Xã hội học và
Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương đã phối hợp thực hiện Điều tra Quốc
Gia về người cao tuổi tại Việt Nam. Mục đích nghiên cứu nhằm điều tra tình trạng
sức khỏe và tình trạng xã hội của người cao tuổi tại Việt Nam. Cuộc điều tra được
thực hiện với 4.000 người từ 50 tuổi trở lên tại 12 tỉnh/thành trong cả nước. Một
điều tra khác về Người cao tuổi ở hai tỉnh Hải Dương và Bến Tre 2012-2013,
nghiên cứu thực hiện phương pháp định lượng và định tính ở hai tỉnh có tỷ lệ già
hóa cao nhất đồng bằng sơng Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Với cách tiếp cận tâm lý học, nghiên cứu của Hoàng Mộc Lan về đời sống tinh
thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay đã cho thấy hoạt động lao động và nhu
cầu lao động ở người cao tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 70% những người
cao tuổi trong độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, có tới 38% số
người trong độ tuổi này cịn phải đóng vai trị chính trong kinh tế gia đình, họ phải
lo cho bản thân mình và con cái. Đa số người về hưu cảm thấy có cuộc sống tinh
thần thoải mái hơn khi làm việc, đa số họ làm kinh tế gia đình. Nghiên cứu rút ra
kết luận: “hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia
đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng,
xã còn rất nghèo nàn”. Và tác giả nhận định “Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến

lạc hậu về thời cuộc và cô đơn trong cuộc sống của người cao tuổi” (Hoàng Mộc
Lan, 2011: 6)


×