Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.9 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ NGUYỄN VÂN AN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC – Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ NGUYỄN VÂN AN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC – Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên Ngành: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã Số: 60.22.03.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Phạm Minh Tuấn

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện với
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Minh Tuấn. Các nội dung và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
TP. HCM, ngày 15 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Vân An


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA PHÁP


LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC ................................................................................. 9
1.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC ......................... 9
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 9
1.1.2. Tiền đề tư tưởng, lí luận .................................................................... 12
1.1.3. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ........................... 23
1.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC ..................................................................... 27
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật ................................................. 27
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ................................................... 42
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức 50
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 59
CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG BÀI HỌC TỪ TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................... 61
2.1. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC ...................................... 61
2.1.1. Giá trị về mặt lí luận.......................................................................... 62
2.1.2. Giá trị về mặt thực tiễn...................................................................... 68


2.2. NHỮNG BÀI HỌC TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ...... 70
2.2.1. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam .............................................................................. 70
2.2.2. Những bài học từ tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp
luật và đạo đức đối với việc xây dựng và hoàn thiện những đặc trưng của
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................................... 81

Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 86
KẾT LUẬN ................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 91


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước ra đời đánh dấu sự phân hóa về mặt giai cấp, tạo ra sự khác
nhau về địa vị và quyền lợi giữa các thành viên trong xã hội. Chính điều
này đã dẫn đến nhu cầu cần phải có những cơng cụ quản lý xã hội. Tùy vào
điều kiện cụ thể của từng nhà nước mà giai cấp cầm quyền lựa chọn cơng
cụ quản lý phù hợp, hiệu quả. Đó có thể là pháp trị (quản lí xã hội bằng
pháp luật) hoặc đức trị (quản lí xã hội bằng đạo đức).
Ở Việt Nam, từ thời Văn Lang – Âu Lạc, nhà nước đã bắt đầu quản lý
xã hội bằng pháp luật. Luật pháp thời kì này tuy là luật khơng thành văn,
bao gồm lệ làng và tập quán chính trị, nhưng cũng đã bước đầu chuyển
sang luật pháp sơ khai. Suốt một ngàn năm Bắc thuộc, pháp luật phong
kiến Trung Quốc được du nhập vào nước ta để phục vụ cho ý đồ của nhà
cai trị. Tuy nhiên, do vấp phải sự phản kháng từ cư dân bản địa nên các đạo
luật này đều bị vơ hiệu hóa, các quan hệ xã hội vẫn được điều chỉnh bởi
“luật tục” của người Việt. Trong thời kì phong kiến, làng xã có tính tự quản
cao, các vương triều thừa nhận làng xã là thực thể tồn tại độc lập. Nhà nước
kết hợp luật quốc gia và lệ làng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Lệ làng là nguồn bổ sung cho luật quốc gia. Đây chính là yếu tố độc đáo,
đặc sắc trong văn hóa chính trị - pháp lý truyền thống của dân tộc ta. Trong
các vị vua thời phong kiến, Lê Thánh Tơng chính là người đã kết hợp
nhuần nhuyễn luật quốc gia với lệ làng, tức pháp trị với đức trị. Đến thời kì
Pháp thuộc, pháp luật trở thành công cụ để thực dân Pháp và tay sai duy trì

chế độ thực dân xâm lược, đàn áp dã man nhân dân ta.
Phương thức quản lí xã hội bằng pháp luật và hoạt động xây dựng
pháp luật ở nước ta thật sự được chú trọng kể từ khi nhà nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập. Bước ngoặt lịch sử này gắn liền với


2

vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Q trình nhận thức và khẳng định vai
trò của pháp luật đối với việc quản lí xã hội diễn ra đồng thời với sự nghiệp
giải phóng dân tộc của Người. Ở Hồ Chí Minh, khẳng định vị trí, vai trị
của pháp luật khơng có nghĩa là thừa nhận sức mạnh tuyệt đối của nó trong
việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Người cho rằng phải dùng pháp
luật để quản lý nhà nước, đồng thời, phát huy tối đa vai trò của đạo đức,
đặc biệt là đạo đức xã hội chủ nghĩa, trong quá trình xây dựng xã hội mới.
Lý thuyết nhà nước pháp quyền là một di sản chung của nhân loại, đang
được khuyến khích thực thi ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Hiến
pháp 1992 (sửa đổi 2013) đã tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (Mục 1, Điều 2, Chương 1). Xây dựng nhà
nước pháp quyền đồng nghĩa với việc xã hội phải thừa nhận và tôn trọng ở
một mức độ cao nhất đối với pháp luật. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa
pháp luật là công cụ duy nhất được sử dụng trong việc quản lý xã hội. Đạo
đức cùng phong tục, tập quán,… luôn là công cụ điều chỉnh hiệu quả đối với
các quan hệ xã hội mà pháp luật chưa vươn tới. Như vậy, quản lý xã hội
bằng pháp luật khơng đồng nghĩa với việc triệt tiêu vai trị của đạo đức.
Ngược lại, pháp luật đúng nghĩa là pháp luật ln giữ gìn và phát huy các giá
trị đạo đức của dân tộc đồng thời góp phần hình thành các giá trị đạo đức
mới, tiến bộ. Bên cạnh đó, pháp luật cịn phải ngăn chặn sự thối hóa, xuống
cấp của đạo đức và loại trừ những tư tưởng đạo đức phản tiến bộ.

Trong gần mười năm trở lại đây, nhà nước ta đã hệ thống hóa nhiều
giá trị đạo đức thành các điều luật cụ thể. Có thể kể đến các văn bản pháp
luật như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lao động, Pháp lệnh Cán bộ
cơng chức,… Bên cạnh đó, nhà nước đưa ra nhiều chủ trương, chính sách
nhằm khuyến khích bảo tồn, phát huy những phong tục tập quán có ý nghĩa


3

trong việc hình thành nhân cách mới – nhân cách xã hội chủ nghĩa. Điều
này cho thấy, nhà nước ta đã có sự nhìn nhận đúng đắn về mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức, về tầm quan trọng của việc phải kết hợp nhuần
nhuyễn hai phương tiện này trong việc quản lý xã hội. Nhìn chung, các quy
định trong hệ thống pháp luật thừa nghiêm khắc nhưng khi được thực thi
thì lại thiếu nghiêm minh, khiến cho các giá trị đạo đức ở nước ta ngày
càng bị xem thường, thậm chí bị phá vỡ. Tiếp sau đó, sự xuống cấp của đạo
đức trong xã hội lại là nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng vi phạm
pháp luật cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng.
Thực trạng trên đặt ra một yêu cầu bức bách về việc nghiên cứu quan
điểm của các nhà tư tưởng về việc vận dụng cả pháp luật và đạo đức trong
việc thực hiện chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Quan niệm về sự
thống nhất giữa “đức trị” và “pháp trị” phần lớn bắt nguồn từ truyền thống
văn hóa, từ thuật trị nước của các vị vua chúa trong lịch sử phương Đông.
Tuy nhiên, khi soi vào giai đoạn lịch sử đầy biến động của cách mạng Việt
Nam, ta thấy nổi bật lên những quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về vấn đề này. Người đã thực thi triệt để vấn đề “đức trị” đi đôi với
“pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đơi với
làm, tất cả vì quyền lợi của nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay, những quan
điểm của Người về việc vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật
và đạo đức vẫn còn giữ nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng đất nước

trong thời kì đổi mới nói chung và với q trình xây dựng nhà nước pháp
quyền nói riêng.
Trước những vấn đề do lí luận và thực tiễn đặt ra như trên, tơi chọn
vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo
đức – ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.


4

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học xã hội nhân văn ở
Việt Nam đã xác định rõ yêu cầu khách quan của việc tiến hành nghiên
cứu, tổng kết và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam. Do đó, nội dung này được rất nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Liên quan trực tiếp đến đề tài, có thể kể đến các cơng trình
nghiên cứu theo hai hướng chủ yếu sau đây:
Hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về
pháp luật, đạo đức và mối quan hệ giữa chúng. Có thể kể đến các cơng
trình nghiên cứu sau:“Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh – sự thống nhất
giữa “đức trị” và “pháp trị” của tác giả Song Thành (Chương trình khoa
học cơng nghệ cấp nhà nước KX.02, Đề tài KX.02.13: Nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật), 1993; “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật” của Nguyễn Xuân Tế, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1999; “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh”, Vũ Đình Hịe,
Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2001; “Đạo đức cách mạng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh qua các phạm trù mà Người đã sử dụng”, Luận án Tiến sĩ
của tác giả Hoàng Trung, 2001; “Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”, Đề tài nghiên cứu khoa học của
tác giả Hồng Thị Kim Quế, 2002; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện

đạo đức cho cán bộ đảng viên”của tác giả Phạm Quốc Thành, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2004; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức với việc
giáo dục đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Triết học
của tác giả Lê Thị Thúy Na, 2011; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với
việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thế Kiệt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011;“Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức đối với Đảng Cộng


5

sản cầm quyền và vận dụng trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ
Triết học của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2014… Ngồi ra cịn có
một số bài đăng trên các tạp chí: (2004), “Quan điểm Mác xít về mối quan
hệ đạo đức - chính trị - pháp quyền” của tác giả Đỗ Hữu Nhân, đăng trên
Tạp chí triết học, số 8 năm 2004; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của
tác giả Nguyễn Trọng Ân, đăng trên Tạp chí Triết học, số 1 (164), 1/2005;
“Vai trị của của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ý thức đạo
đức ở nước ta hiện nay” của tác giả Lê Thị Tuyết Ba, đăng trên Tạp chí
triết học, số 6 năm 2005; “Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong tư
tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Nghị, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà
nước, số 01/2010; “Đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh –
đức trị hay pháp trị” của Vũ Đình Hịe, đăng trên Cổng thơng tin Bộ Tư
pháp, ngày 28/7/2015;…
Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung luận giải về mặt giá trị và những
phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào q trình xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Có thể kể đến các cơng trình như
sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới
ở Việt Nam”, Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội,
2003; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền”, Nguyễn Đăng

Dung chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp luật và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Trần
Nghị, Học viện Khoa học xã hội, 2012; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”, luận văn Thạc sĩ Luật học
của tác giả Phạm Huy Văn, 2010;… Bên cạnh đó, có khơng ít bài báo
khoa học đăng trên các tạp chí: “Xây dựng nhà nước của dân, do dân và


6

vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nguyễn Văn Mạnh, Tạp chí Nghiên
cứu lí luận, 2000; “Q trình xây dựng thể chế nhà nước của dân, do dân,
vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Dương Xuân Ngọc, Tạp chí Lí luận
chính trị, 2004; “Xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân”, Hồng Đình Cúc, Tạp chí Lí luận chính
trị và truyền thơng, sơ tháng 9/2007; “Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta” của
Trần Nghị, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12 (260) năm
2009; “Triết lí nhân sinh Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền
của dân, do dân, vì dân” của tác giả Nguyễn Bá Dương, đăng trên trang
web của Học viện chính trị, ngày 09/9/2015;“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay” của tác giả Vũ Kim
Dung, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số ngày 26/5/2016;…
Những cơng trình nghiên cứu trên đã luận giải một số nội dung cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của pháp luật và đạo đức trong việc
quản lí xã hội, đồng thời đưa ra phương hướng vận dụng chúng vào sự
nghiệp đổi mới ở nước ta nói chung và q trình xây dựng, hồn thiện nhà

nước pháp quyền nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách hệ thống và
toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức,
từ đó tiếp tục kế thừa và phát triển hệ thống lí luận này trong việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề
còn bỏ ngõ, cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu để có hướng vận dụng thích
hợp trong điều kiện mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ


7

giữa pháp luật và đạo đức, từ đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng đó đối với q
trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần hồn thành những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức;
Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức;
Thứ ba, rút ra ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức và ý
nghĩa của tư tưởng đó đối với q trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
được thể hiện trong bộ Hồ Chí Minh tồn tập, được xuất bản lần đầu tiên
vào năm 1995 – 1996. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh


8

và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và nhà nước pháp
quyền. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: phân tích, so sánh, tổng hợp, logic – lịch sử, văn bản học,…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy
Đảng, các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề
kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội, cũng như vấn đề xây
dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chương, 4 tiết



9

Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
1.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ đầu thế kỉ XIX đến khi thực dân Pháp xâm lược (1858), xã hội
Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với nền nơng nghiệp lạc hậu, trì trệ.
Trong hơn một thế kỉ tồn tại, triều Nguyễn cai trị đất nước chủ yếu dựa vào
đức trị và nhân trị (quan điểm trị nước của Nho giáo). Bên cạnh đó, để bảo
vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền chuyên
chế cao độ, nhà Nguyễn buộc phải xây dựng và thực thi pháp luật, nhưng
vẫn dựa trên nền tảng của Nho giáo, một hệ thống tư tưởng đang bộc lộ
nhiều yếu tố tiêu cực, lạc hậu và bảo thủ. Pháp luật triều Nguyễn mang tính
chất chuyên chế, áp bức rất nặng nề và tàn bạo. Bộ luật Gia Long, sản
phẩm cao nhất của hoạt động lập pháp triều Nguyễn, không những là đỉnh
cao trong việc thể hiện ý thức thuần phục một cách mù quáng vào thiên
triều phương Bắc, mà còn trong việc đề ra những hình phạt vơ cùng tàn
khốc, dã man. Triều Nguyễn đã tăng cường hệ thống luật pháp nhằm chứng
minh cho một xã hội có kỹ cương, phép nước, nhưng ngược lại, đã phơi
bày một xã hội luôn mất ổn định với chính quyền ngày càng mục nát và đời
sống nhân dân ngày càng cơ cực. Thuật trị nước của nhà Nguyễn càng về
sau càng không tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến cảnh mất
nước vào cuối thế kỉ XIX. Dù có sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, nhưng
sự kết hợp đó lại tạo nên lực cản cho sự phát triển của đất nước. Bởi lẽ,



10

dụng đức trị nhưng lại không dựa trên nền tảng đạo đức của dân tộc, không
tin vào sức mạnh của tinh thần yêu nước - giá trị đạo đức cao nhất của
người Việt. Từ đó mới dẫn đến việc triều Nguyễn cầu viện quân Xiêm rồi
kí hiệp ước với Pháp, hình thành mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân và
triều đình phong kiến. Hơn nữa, nhà Nguyễn tuy dụng pháp trị nhưng lại
không kể đến các giá trị đạo đức. Trước các cuộc khởi nghĩa của nhân dân,
nhà Nguyễn thẳng tay đàn áp, bóc lột, đồng thời thực hiện bế quan tỏa cảng
và cự tuyệt với mọi cải cách. Những chính sách này càng khiến cho mâu
thuẫn trong lịng xã hội thêm gay gắt, các tiềm lực của dân tộc bị kìm hãm,
xã hội Việt Nam thêm trì trệ, rối ren trước thế lực xâm lược từ phương Tây.
Để duy trì ách đơ hộ đối với dân tộc Việt Nam, thực dân Pháp đã
không ngừng tăng cường củng cố bộ máy chính quyền thực dân. Bên cạnh
việc thiết lập một hệ thống chính quyền thuộc địa, bọn thực dân cịn duy trì
một hệ thống chính quyền bù nhìn triều đình Huế để làm tay sai cho chúng.
Thực dân Pháp luôn hô hào rằng họ đến đây là để bảo hộ, khai hóa,
đem ánh sáng của văn minh và khoa học đến cho nhân dân An Nam. Nói
“khai hóa”, nhưng họ lại lấy chính sách ngu dân làm phương tiện thống trị,
lấy rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc dân bản xứ. Nói “văn minh” nhưng
những hành động gây tội ác của họ lại lộ rõ tính chất man rợ và phản động.
Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích rất rõ:
“Dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc Pháp đã cắm ở đất Việt Nam chế độ đáng
nguyền rủa của thời Trung cổ, người nơng dân Việt Nam bị hành hình vừa
bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá
của giáo hội sa đọa làm ô danh chúa” [49, 84]. Thực dân Pháp nói tới Tự
do, Bình đẳng, Bác ái, nhưng chẳng có gì “tự do” ngồi cái “tự do” bán rẻ
sức lao động cho các ông chủ Tây, “tự do” đi lính đánh th. Cái gì gọi là

“bình đẳng” trong quan hệ giữa người dân nơ lệ bản xứ với bè lũ thống trị


11

phương Tây, khi mà một bên thì sống lầm than, khổ sở, cịn một bên thì
giàu sang, phè phỡn? “Bác ái” hiện diện ở đâu trong cái địa ngục trần gian
mà ở đó bọn thực dân hành hạ, chém giết dã man, tàn bạo dân bản xứ?
Họ không ngớt rêu rao về cái “đạo đức” thực dân chủ nghĩa: “lòng
trung thành với mẫu quốc”. “Mẫu quốc” là chiêu bài được đưa ra nhằm
tăng thêm sức mạnh cho chính quyền thực dân và dọn đường cho việc vơ
vét ngày càng nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực của thuộc địa. “Vô số
những người dân bảo hộ Pháp được hân hạnh nếm ân huệ của “mẫu quốc”
trên máy chém, trong nhà tù và trên đường biệt xứ” [48, 37].
Từ khi thiết lập ách thống trị ở nước ta, thực dân Pháp luôn quản lý
dân bản xứ bằng pháp luật của họ. Các bộ luật đều do Tồn quyền Đơng
Dương ban hành và đều dựa trên cơ sở luật pháp của Pháp, có sửa đổi vài
điều khoản cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Để thi hành pháp luật,
thực dân Pháp duy trì ở Việt Nam hai hệ thống tịa án song song: tòa Tây
án và tòa Nam án. Hệ thống Tòa Nam án được duy trì bên cạnh hệ thống
tịa Tây án nhằm tiếp tay cho thực dân Pháp và nhân danh người Việt để
dẹp mọi sự bất an trong dân chúng người Việt. Các tịa “đại hình” và “hội
đồng đề hình”, các “tịa án binh” và “tịa án qn sự” và các “phiên tòa
đặc biệt” đã xét xử hàng ngàn vụ án chính trị, với rất nhiều mức án tử
hình, khổ sai chung thân,… Có khi cũng chẳng cần một phiên tòa nào,
thực dân Pháp cứ ra sức khủng bố, đàn áp dã man các phong trào đấu
tranh. Như vậy, có thể thấy rõ tính giai cấp của pháp luật thực dân, thứ
pháp luật được đặt ra nhằm ổn định xã hội cho thích hợp với quyền lợi
của chủ nghĩa thực dân.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh có tình cảm lớn

đối với những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản về quyền con người
và quyền công dân. Tuy nhiên, Người cũng thấy, dưới ách thống trị thực


12

dân, khát vọng của nhân dân về một nền đạo đức và pháp luật tiên tiến,
nhân đạo dần trở nên không tưởng, ngay cả những quyền sống tối thiểu
của con người cũng đang bị xóa bỏ hoặc bị che lấp bởi những hành vi phi
đạo đức, phi pháp luật của chủ nghĩa đế quốc. Chính mâu thuẫn đó đã thơi
thúc Người tìm đến nền văn minh tư sản để tận mắt chứng kiến cái gọi là
“Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Trong thời gian hoạt động cách mạng của
mình, Hồ Chí Minh đã khơng ngừng lên án chế độ cai trị độc ác, chính
sách cai trị lừa bịp và một thứ pháp luật vừa hết sức phi lý vừa vô cùng
tàn khốc mà thực dân Pháp đã áp dụng ở Việt Nam. Người đã cùng Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc cách mạng hướng vào việc đánh đổ nhà
nước thực dân phong kiến, đồng thời, xóa bỏ hệ tư tưởng đạo đức và pháp
luật hiện tồn. Trên cơ sở đó xây dựng tư tưởng đạo đức và pháp luật cách
mạng của nhân dân, từng bước biến những nhận thức cách mạng về đạo
đức và pháp luật thành những yếu tố chi phối ý nghĩ và hành động của
nhân dân trong q trình đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng
đất nước.
Những mầm mống đánh dấu sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức gắn liền với bối cảnh lịch sử trong
nước và thế giới vào thế kỷ 19 – 20. Tuy nhiên, tư tưởng này của Người chỉ
có thể thật sự được hình thành và khắc họa rõ nét trong bối cảnh lịch sử của
đất nước vào những năm Hồ Chí Minh đứng ở cương vị là người đứng đầu
nhà nước.
1.1.2. Tiền đề tƣ tƣởng, lí luận
Thứ nhất, những giá trị truyền thống của dân tộc

Từ thời Văn Lang đến thời Âu Lạc, dân tộc Việt Nam đã được tôi
luyện trong ý thức dựng nước và giữ nước. Bảo vệ Tổ quốc đã dần ăn sâu
vào ý thức, trở thành tiêu chuẩn đạo đức cao nhất đối với người Việt. Đồng


13

thời, chăm lo cho đời sống của nhân dân, tổ chức và cùng với nhân dân
chiến đấu chống lại các thế lực ngoại xâm, cũng đã trở thành tiêu chuẩn
đạo đức cao nhất đối với những người đứng đầu nhà nước. Sự thống nhất
và hịa hợp lợi ích giữa nhân dân với những người đứng đầu nhà nước đã
tạo nên sự ổn định trong xã hội suốt hàng ngàn năm cho đến khi đất nước
bị đặt dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Suốt một ngàn năm Bắc thuộc, dù các tập đoàn phong kiến phương
Bắc ln tìm mọi cách để đồng hóa, nhưng người Việt vẫn duy trì được nếp
sống cổ truyền của làng xã, duy trì những quan hệ bình đẳng, dân chủ trong
những công việc chung. Khi được du nhập vào Việt Nam, Nho giáo đã vấp
phải khơng ít sự phản kháng. Bởi lẽ, quan hệ vua – tôi trong thời kỳ dựng
nước ln ln thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa quần chúng nhân dân với
những người lãnh đạo. Truyền thống đồn kết dân chủ ấy khơng thể nào
dung hợp được với tư tưởng tôn quân tuyệt đối, càng không thể chấp nhận
được tình trạng một vị thiên tử ngoại bang đè đầu, cưỡi cổ dân tộc mình.
Có thể thấy, đối với dân tộc Việt Nam, giá trị đạo đức cao nhất chính là
chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân; pháp luật đặt
ra phải phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của dân tộc, chứ không phải là
thứ pháp luật nô dịch của tập đồn thống trị nước ngồi. Chính vì vậy, suốt
một nghìn năm, các cuộc đấu tranh khơng ngừng nổ ra, và cuối cùng, với
chiến thắng Bạch Đằng năm 938, dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, dân tộc
Việt Nam đã giành lại toàn vẹn chủ quyền đất nước, mở ra một thời kỳ độc
lập lâu dài của dân tộc.

Trong lịch sử Việt Nam, tư tưởng về đường lối trị nước được hình
thành và phát triển cùng với sự hồn thiện của bộ máy nhà nước phong
kiến. Sự kết hợp giữa tư tưởng đức trị và pháp trị đã xuất hiện ngay từ khi
đất nước giành được độc lập. Tuy nhiên, sự kết hợp ấy chỉ đạt đến sự hài


14

hòa ở thời Lê sơ, mà đỉnh cao là triều đại Lê Thánh Tông. Nếu ở nhà Trần,
đường lối “đức trị” là chủ đạo, pháp luật chỉ là công cụ hỗ trợ, thì đến thời
Lê sơ, vai trị của pháp luật đã được nâng lên ngang tầm với yếu tố “đức
trị”. Đường lối trị nước của Lê Thánh Tơng chính là sự kế thừa và phát
triển đến đỉnh cao những quan điểm chính trị của các vị vua Lê trước đó.
Đó là việc “ấn định luật lệ, chế tác lễ nhạc” của Lê Thái Tổ, là tinh thần
“bên trong chế ngự quần thần, bên ngoài đánh dẹp di địch, trọng đạo sùng
Nho, mở khoa thi chọn kẻ sĩ” của Lê Thánh Tông, là quan niệm “thương
người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân” của Lê Nhân Tông. Cùng với tinh
thần đề cao pháp luật, Lê Thánh Tông đã từng nhấn mạnh đến hai chức
năng cơ bản của nhà nước là “lễ nghĩa để sửa tốt lịng dân, nơng tang để có
đủ cơm áo. Hai điều đó là việc làm cần kíp của chính sự, là chức trách của
các quan ni giữ dân”. Đường lối trị nước của Lê Thánh Tông đã góp
phần hình thành nên những trụ cột vững chắc của triều đại, đó là, hệ thống
quan liêu hồn chỉnh, qn đội mạnh, pháp luật nghiêm minh và hệ tư
tưởng lễ giáo phong kiến chặt chẽ. Nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền thời Lê sơ, dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với những quy
tắc cơ bản về cương, thường đã được tầng lớp cai trị vận dụng thành những
điều huấn, thậm chí nó cịn được nâng lên ở tầm quy phạm pháp luật trong
bộ luật nổi tiếng dưới thời Lê Thánh Tơng – Bộ luật Hồng Đức. Đó cũng là
nét đặc sắc trong đường lối trị nước của nhà Lê sơ nói riêng và là bước phát
triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung.

Có thể thấy, nền tảng của đường lối trị nước với sự kết hợp hài hịa
giữa “đức trị” và “pháp trị” chính là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết
và chủ nghĩa nhân đạo, những giá trị văn hóa – tư tưởng nền tảng của dân
tộc Việt Nam. Những giá trị đó vừa là cốt lõi bền vững của đạo đức dân


15

tộc, vừa là nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nhân tố tích cực
trong nền pháp chế của nhà nước phong kiến Việt Nam qua nhiều thế kỷ.
Thứ hai, tinh hoa tư tưởng, văn hóa phương Đơng
Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh có thể thấy, Phật giáo,
Đạo giáo và Nho giáo đều có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến sự
hình thành tư tưởng của Người, trong đó, Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ
hơn cả. Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục
và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông
phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Một trong những nội
dung quan trọng nhất của Nho giáo là chủ trương dùng “đức trị” để quản lí
xã hội. Khổng Tử cho rằng, sự thay đổi của xã hội làm cho thiên hạ rối ren
không phải “một sớm một chiều”, mà là cả một quá trình bắt nguồn từ sự sa
đọa của các thế lực cầm quyền. Sự sa đọa đó khiến “danh” khơng được
“chính”, tức là “danh” khơng cịn phù hợp với “thực”. Từ quan niệm đó,
Khổng Tử chủ trương thực hành thuyết “chính danh” để khơi phục trật tự
xã hội. Ơng nói: “Nếu danh bất chính thì lời nói sẽ khơng đúng đắn, lời nói
khơng đúng đắn sẽ dẫn đến việc làm sai. Khi đó người với người trong xã
hội sẽ khơng cịn kính trọng nhau, khơng cịn hịa khí, luật pháp lỏng lẻo và
người dân sẽ mất nơi trông cậy, nhờ vã” (Luận ngữ, Tử Lộ, 3) [105, 92],
khi “dân khơng có chỗ trơng cậy, thì dân sẽ khơng cịn tin ở bậc cầm
quyền, lúc đó dù muốn hay khơng xã tắc cũng khó tránh bề suy sụp” (Luận
ngữ, Nhan Uyên, 7) [105, 87].

Tiếp tục tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử, Mạnh Tử đề ra thuyết
“nhân chính” trong đạo trị nước. Theo thuyết này, việc trị nước, chăn dân
của các bậc vương giả là vì nhân nghĩa, chứ khơng phải vì lợi. Trên cơ sở
đó, Mạnh Tử đã đề xuất quan điểm dân bản: “Trong một nước có ba của
báu là đất đai, nhân dân và chính sự. Kẻ nào lấy châu ngọc làm của báu thì


16

tai họa mắc vào thân” (Mạnh Tử, Tận Tâm, Hạ) [106, 261]. Trong ba của
báu ấy, Mạnh Tử cho rằng, quần chúng nhân dân lao động có vai trị hết
sức quan trọng đối với sự tồn vong, thịnh suy của một đất nước. Ơng cho
rằng, dân cịn q hơn cả vua chúa và xã tắc: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh” (Mạnh Tử, Tận Tâm, Hạ) [107, 262]. Sở dĩ Mạnh Tử quan
niệm trong một nước dân là q nhất, vì theo ơng, dân là gốc của nước, có
dân mới có nước, có nước mới có vua. Từ đó Mạnh Tử khuyên các bậc vua
chúa: “Vua cần phải thi hành phép cai trị nhân đức đối với dân, giảm hình
phạt, bớt thuế, khiến dân siêng việc cày sâu cuốc bẫm, làm vườn tược,
khuyến khích những kẻ trai tráng trong những ngày nhàn hạ tự học những
điều hiếu, lễ, trung, tín […] Nếu vua chúa khơng chịu lo cho dân, để dân
đói khổ, ngu dốt, làm những điều sai trái rồi mới lấy hình phạt mà trừng trị
họ, thì đó là hành động giăng bẫy đánh lừa dân” [106, 35] (Mạnh Tử,
Lương Huệ Vương, Thượng).
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, Hồ Chí Minh
đã sớm được tiếp cận với triết lý và đạo đức Khổng Mạnh. Tuy nhiên, quá
trình tiếp thu và vận dụng của Người không đơn thuần là sự sao chụp giản
đơn mà là sự kế thừa có chọn lọc cùng sự phát triển đầy sáng tạo sao cho
phù hợp với điều kiện lịch sử ở Việt Nam. Tư tưởng “đức trị” của Nho giáo
là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Vì quá đề cao vai trị của đạo đức

mà Nho giáo có phần xem nhẹ, thậm chí nhiều lúc cịn phản đối “pháp trị”
trong việc cai trị đất nước. Trên cơ sở khắc phục yếu tố khơng hợp lý đó,
Hồ Chí Minh khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa “đạo đức” và “pháp
luật” trong việc quản lý xã hội. Chẳng hạn, tư tưởng Nho giáo được Hồ Chí
Minh vận dụng sáng tạo vào công tác xây dựng và thực thi pháp luật. Trong
bài Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Người viết: “Cụ Khổng Tử nói: “Người mà


17

khơng Liêm, khơng bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì
nước sẽ nguy” [51, 460 – 461]. Để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền
và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên trên. Trước
nhất là cán bộ các cơ quan, các đồn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì
quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét,
có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ cơng vi tư”. Vì vậy cán bộ phải thực hành chữ
LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân. “Quan tham vì dân dại”. Nếu dân
hiểu biết, khơng chịu đút lót, thì “quan dù khơng liêm, cũng phải hóa ra
LIÊM. Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm sốt cán bộ,
để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những
kẻ bất liêm, bất kì kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” [52, 127]
Tư tưởng thân dân trong Nho giáo cũng được Hồ Chí Minh kế thừa
và phát triển. Khổng Tử từng nói dân là gốc của nước, Mạnh Tử cho rằng,
quần chúng nhân dân lao động có vai trị hết sức quan trọng đối với sự tồn
vong, thịnh suy của một đất nước, thậm chí, ơng cịn cho rằng, dân cịn q
hơn cả vua chúa và xã tắc “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
(Mạnh Tử, Tận Tâm, Hạ) [107, 263]. Tuy nhiên, Nho gia chỉ mới nhận thấy
sức mạnh của nhân dân mà chưa nhận thấy nhân dân là người nắm quyền
lực nhà nước. Trên cơ sở nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã đi đến khẳng định
rằng nhân dân là nguồn gốc của quyền lực nhà nước – nhà nước của dân.

Người viết: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là đều vì dân, bao
nhiêu quyền hạn đều của dân” [51, 299].
Trên tinh thần khoa học và cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu mặt
tích cực của Phật giáo. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn,
thương người như thể thương thân; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản
dị, chăm lo làm điều thiện; là tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phát chống
lại mọi sự phân biệt đẳng cấp; là tinh thần đề cao lao động, chống lười


18

biếng theo luật “chấp tác”. Người cũng đã tiếp thu phần tích cực trong tư
tưởng nhân ái của Phật giáo muốn xây dựng cuộc sống thẫm mỹ, chí thiện,
bình đẳng, yên vui, no ấm cho chúng sinh, xây dựng một xã hội hạnh phúc
và an lạc, xóa bỏ mọi đau khổ của con người.
Như vậy, những giá trị về thuật trị nước cùng với tư tưởng đề cao vai
trò, sức mạnh của con người, của quần chúng nhân dân đã bước đầu góp
phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước vì con người.
Trong nhà nước ấy, mọi hoạt động đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân
dân, vì lợi ích của nhân dân. Đó là cơ sở quan trọng cho tư tưởng về sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước nhằm
tối ưu hóa lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.
Thứ ba, tinh hoa tư tưởng, văn hóa phương Tây
Từ tuổi thiếu niên, Hồ Chí Minh đã tiếp cận những yếu tố văn hóa
phương Tây qua trường học Pháp – Việt. Văn hóa phương Tây tác động
đến Hồ Chí Minh trước hết ở tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” mà giai
cấp tư sản đang lên dùng để tập hợp mọi lực lượng nhằm lật đổ chế độ
phong kiến. Người nói: “Khi tơi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được
nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… người Pháp đã nói thế. Và
từ thuở ấy, tơi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem

những gì ẩn giấu đằng sau ấy” [47, 477]. Theo Hồ Chí Minh, nhà nước tư
sản dù ở Mỹ hay ở Pháp, mặc dầu đã xác lập được một hệ thống giá trị theo
các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo, nhưng về thực chất vẫn là công cụ
thống trị của một số người, đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc lột, nơ dịch
cả ở chính quốc lẫn ở các nước thuộc địa. Tính chất khơng triệt để của nhà
nước dân chủ tư sản đã gây ra những đối kháng không thể điều hòa và chắc
chắn các cuộc cách mạng xã hội sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Cái gọi
là thiên đường của dân chủ, tự do, lý tưởng bình đẳng, bác ái chỉ còn là


19

những ngơn từ sáo rỗng, khơng có nội dung xã hội xác thực. Vì vậy, mục
đích giải phóng và phát triển của xã hội Việt Nam không thể lựa chọn và đi
theo kiểu nhà nước đó.
Các lý thuyết về tổ chức nhà nước và thực tiễn tổ chức nhà nước ở
các quốc gia hiện đại có ảnh hưởng rất lớn đến q trình Hồ Chí Minh tìm
kiếm mơ hình tổ chức nhà nước phù hợp cho Việt Nam. Người đã từng tiếp
cận với các tác phẩm kinh điển về nhà nước pháp quyền như Tinh thần
pháp luật của Môngtécxkiơ và Bàn về khế ước xã hội của Rútxô.
Môngtécxkiơ đề cao vai trò của pháp luật và cho rằng, để tránh sự lạm
quyền, cần phải phân chia quyền lực để chúng kiềm chế lẫn nhau. Theo
ơng, tự do chỉ có ở những thể chế chính trị mà trong đó luật pháp thống trị
và được bảo đảm bằng cách phân chia quyền lực tối cao thành quyền lập
pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp một cách độc lập sao cho các
quyền này kiềm chế lẫn nhau. Mơngtécxkiơ cũng đã phân tích hết sức sâu
sắc các loại quyền này và chỉ ra sự phân lập cũng như sự ràng buộc, chi
phối giữa chúng. Đây là một lý thuyết đề cập đến cơ cấu tổ chức và cơ chế
hoạt động của nhà nước pháp quyền tư sản. Tiếp theo Môngtécxkiơ, Rútxô
đã xây dựng lý luận về thiết chế dân chủ và nhà nước pháp quyền tồn dân,

đưa ra khái niệm nền cộng hịa nhân dân. Xuất phát từ con người và vì mục
đích tự do, hạnh phúc của con người, ông khẳng định tự do là bản chất và
phẩm giá cao nhất của con người. Từ đó, ơng cho rằng, phải tìm và xây
dựng một thể chế chính trị hợp lý để bảo vệ quyền tự do của con người.
Trong lý luận của mình, Rútxơ khẳng định: “dân chúng tn theo luật phải
là những người làm ra luật” và “người làm ra luật hiểu hơn bất cứ ai việc
làm thế nào để luật được thi hành” [39, 93]. Theo ơng, mục đích tối cao của
hệ thống pháp luật là vì sự tự do và bình đẳng của con người. Bởi vậy, về
cơ cấu, quyền lực nhà nước phải bao gồm ba bộ phận hợp thành: cơ quan


20

lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Cùng với lý thuyết về nhà
nước pháp quyền, Người cũng đã trực tiếp tiếp xúc với những nhà nước áp
dụng các nguyên lý pháp quyền ở phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ. Tuy
nhiên, bên cạnh những giá trị không thể phủ nhận, Hồ Chí Minh cũng đã
nhận thấy những hạn chế về bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền tư
sản. Đây là nguồn tư liệu quan trọng cho quá trình hình thành tư tưởng của
Người về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam.
Thứ tư, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa
đạo đức, chính trị và pháp quyền
Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận quan trọng nhất đối với
với quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó,
tư tưởng về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của Người dựa trên nền
tảng chủ yếu là quan điểm mácxit về mối quan hệ giữa đạo đức, chính trị
và pháp quyền.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đạo đức là sản phẩm
của một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định, do đó, nó mang tính lịch sử chứ
khơng phải là cái gì đó “nhất thành bất biến”. Điều này có nghĩa là, mỗi

hình thái kinh tế - xã hội đều có một hình thái đạo đức tương ứng. Tuy
nhiên, khi nghiên cứu vấn đề đạo đức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác – Lênin khơng đặt tính quy định của kinh tế đối với đạo đức như là
yếu tố trực tiếp và duy nhất, mà chỉ khẳng định đó là yếu tố sâu xa nhất.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải là kết quả
của sự tác động từ bất kỳ một yếu tố riêng biệt nào. Do đó, khi nghiên cứu
đạo đức, khơng chỉ xuất phát từ điều kiện kinh tế, mà còn phải nghiên cứu
nó trong sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác. Tính phức
tạp, thống nhất và biện chứng trong sự phát triển của đạo đức luôn gắn liền
với sự tác động của nhiều yếu tố từ nhiều chiều hướng khác nhau. Trong


×