Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện y học cổ truyền thành phố hồ chí minh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 140 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------

NHAN HỒNG TÂM

MƠ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH


-----------------

NHAN HỒNG TÂM

MƠ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60 72 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BAY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nhan Hồng Tâm


.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5
1.1.

Một số khái niệm về mơ hình bệnh tật ................................................. 5

1.2.

Các yếu tố tác động đến mơ hình bệnh tật ........................................... 5

1.3.

Một số đặc điểm mơ hình bệnh tật trên thế giới ................................... 8

1.4.

Tình hình bệnh tật ở Việt Nam ........................................................... 10

1.5.

1.6.

YHCT và các phương pháp điều trị .................................................... 13
Cơng trình nghiên cứu có liên quan đến mơ hình bệnh tật đến khám và
điều trị YHCT ..................................................................................... 15

1.7.

Phân loại bệnh tật ................................................................................ 18

1.8.

Khái quát về phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến
sức khỏe lần thứ 10 (ICD-10) ............................................................ 23

1.9.

Khái quát về danh mục bệnh Y học cổ truyền của Bộ Y tế................ 24

1.10. Sơ lược về Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Thành Phố Hồ Chí Minh ... 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 28
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 28

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 28

2.3.


Cách tiến hành và phương pháp thu thập số liệu ................................ 29

.


.

2.4.

Biến số và định nghĩa biến số ............................................................. 29

2.5.

Xử lý số liệu ........................................................................................ 35

2.6.

Sai lệch thơng tin có thể gặp ............................................................... 36

2.7.

Biện pháp khắc phục sai lệch thông tin .............................................. 36

2.8.

Vấn đề y đức ....................................................................................... 36

Chương 3: KẾT QUẢ ................................................................................. 37
3.1.


Đặc điểm của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT TP.HCM
............................................................................................................. 37

3.2.

Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT
TP.HCM .............................................................................................. 39

3.3.

Các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc .............. 45

3.4.

Các yếu tố liên quan đến mô các bệnh thường gặp của bệnh nhân điều
trị nội trú tại bệnh viện YHCT TP.HCM ............................................ 50

3.5.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................ 54

Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 59
4.1.

Đặc điểm của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT TP.HCM
............................................................................................................. 59

4.2.


Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT
TP.HCM .............................................................................................. 63

4.3.

Các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc .............. 71

4.4.

Các yếu tố liên quan đến các bệnh thường gặp của bệnh nhân điều trị
nội trú tại bệnh viện YHCT TP.HCM ................................................ 77

4.5.

Điểm mạnh yếu và tính ứng dụng của đề tài ...................................... 86

Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................... 89

.


.

5.1.

Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT
TP.HCM .............................................................................................. 89

5.2.


Các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc .............. 89

5.3.

Các yếu tố liên quan đến các bệnh thường gặp của bệnh nhân điều trị
nội trú tại bệnh viện YHCT TP.HCM ................................................ 90

KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 92
PHỤ LỤC 01
PHỤ LỤC 02
PHỤ LỤC 03

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Phần 1: Các chữ viết tắt tiếng Việt
CS

: Cột sống

DTKM

: Dây thần kinh mặt

ĐLC


: Độ lệch chuẩn

KTPV

: Khoảng tứ phân vị

MMN

: Mạch máu não

PHCN

: Phục hồi chức năng

PP KDT

: Phương pháp không dùng thuốc

RLLP

: Rối loạn lipid máu

TBMMN

: Tai biến mạch máu não

TCYTTG

: Tổ chức Y tế thế giới


THA

: Tăng huyết áp

THK

: Thối hóa khớp

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VLTL

: Vật lý trị liệu

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại

.


.


Phần 2: Các chữ viết tắt tiếng Anh
ICD-10

: International Classification of Diseases, tenth revision

(Phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10)
OR

: Odds Ratio (Tỷ số số chênh)

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Xu hướng bệnh tật tử vong toàn quốc 1976-2012 .......................... 10
Bảng 1.2: Cơ cấu bệnh tật và tử vong theo chương ....................................... 11
Bảng 1.3: Các bệnh mắc cao nhất toàn quốc ................................................. 12
Bảng 1.4: Phân bố 10 bệnh có tỷ lệ cao điều trị bằng YHCT tại các cơ sở
YHCT công lập tỉnh Hưng Yên năm 2009 ..................................................... 17
Bảng 3.1: Tuổi của nhóm nghiên cứu ............................................................. 37
Bảng 3.2: Các đặc điểm dịch tễ học ................................................................ 37
Bảng 3.3: Số bệnh mắc phải của bệnh nhân nội trú ........................................ 39
Bảng 3.4: Số ngày điều trị của bệnh nhân nội trú ........................................... 39

Bảng 3.5: Phân bố bệnh tật xếp theo chương bệnh ICD-10 ........................... 40
Bảng 3.6: Phân bố 10 bệnh có tỷ lệ cao nhất theo ICD-10 ............................. 42
Bảng 3.7: Phân bố 10 chứng YHCT có tỷ lệ cao nhất .................................... 43
Bảng 3.8: Tỷ lệ các chứng YHCT có trong danh mục bệnh của Bộ Y tế....... 44
Bảng 3.9: Phân bố bệnh danh YHCT .............................................................. 44
Bảng 3.10: Tỷ lệ các phương pháp điều trị ..................................................... 45
Bảng 3.11: Các nhóm thuốc YHHĐ thường dùng .......................................... 45
Bảng 3.12: Các nhóm thuốc thành phẩm YHCT thường dùng....................... 46
Bảng 3.13: Tổng số thuốc (YHHĐ + YHCT) bệnh nhân nội trú sử dụng ...... 47
Bảng 3.14: Tỷ lệ dùng các loại thuốc YHCT.................................................. 47

.


.

Bảng 3.15: Các loại phương pháp không dùng thuốc ..................................... 48
Bảng 3.16: Tổng số phương pháp không dùng thuốc một bệnh nhân nội trú sử
dụng ................................................................................................................. 49
Bảng 3.17: Kết quả điều trị ............................................................................. 49
Bảng 3.18: Các yếu tố liên quan đến bệnh mạch máu não ............................. 51
Bảng 3.19: Các yếu tố liên quan đến bệnh cột sống ....................................... 52
Bảng 3.20: Các yếu tố liên quan đến bệnh thối hóa khớp............................. 52
Bảng 3.21: Các yếu tố liên quan đến bệnh trĩ ................................................. 53
Bảng 3.22: Các yếu tố liên quan đến bệnh dây thần kinh mặt ........................ 53
Bảng 3.23: Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp nguyên phát .......... 54

.



.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Phân bố tỷ lệ 18 nhóm chứng bệnh được điều trị bằng YHCT tại
bệnh viện YHCT tỉnh Hưng Yên năm 2009 ................................................... 16
Biểu đồ 3.1: Đặc diểm về tháng nhập viện ..................................................... 38
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh tật xếp theo chương bệnh ICD-10 ....................... 41
Biểu đồ 3.3: Phân bố 10 bệnh có tỷ lệ cao nhất theo ICD-10 ......................... 42
Biểu đồ 3.4: Phân bố 10 chứng YHCT có tỷ lệ cao nhất ................................ 43
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ các chứng YHCT có trong danh mục bệnh của Bộ Y tế .. 44
Biểu đồ 3.6: Các loại phương pháp không dùng thuốc ................................... 48
Biểu đồ 3.7: Phân bố các bệnh thường gặp theo khoa điều trị ....................... 50

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học cổ truyền là một hệ thống Y học toàn diện đặc trưng bởi cơ sở lý
thuyết và kinh nghiệm thực tế của riêng mình. Nó bao gồm các loại thuốc
thảo dược, châm cứu và phương pháp khơng dùng thuốc khác. Do mơ hình
độc đáo và hiệu quả đáng kể với ít tác dụng phụ, hệ thống Y học này đã ngày
càng thu hút được nhiều mối quan tâm hơn trên trường quốc tế [53], [62].
Việt Nam là một quốc gia có nền YHCT lâu đời với bề dày kinh
nghiệm hàng ngàn năm. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, YHCT
đã luôn đồng hành và trở thành một bộ phận văn hóa khơng thể tách rời của

lịch sử dân tộc. Nhận thức được giá trị của YHCT, Đảng và Nhà nước ta đã
có chính sách nhất quán coi YHCT là một bộ phận không thể tách rời trong hệ
thống khám chữa bệnh chung của ngành y tế Việt Nam. Đồng thời có chủ
trương kết hợp YHHĐ và YHCT để phục vụ sức khỏe cho nhân dân được tốt
nhất [21], [25]. Từ năm 1955, Việt Nam đã đưa YHCT vào mạng lưới y tế
chung nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân. Kết quả đến nay cả nước có
61 bệnh viện YHCT, hơn 70% trạm y tế xã phường có hoạt động khám chữa
bệnh bằng YHCT và có vườn thuốc nam. Gần 30% số bệnh nhân được khám
và điều trị bằng YHCT hoặc kết hợp YHCT với YHHĐ trên tổng số bệnh
nhân được khám chữa bệnh. Bên cạnh đó có trên 10% số thuốc lưu hành trên
thị trường là các chế phẩm của YHCT [9], [12], [18].
YHCT đã có nhiều minh chứng cho thấy các kinh nghiệm điều trị hiệu
quả một số bệnh mạn tính như: tác dụng hạ áp của châm cứu, tác dụng hạ
đường huyết, tác dụng hạ lipid máu, tác dụng giảm đau chống viêm…của
thuốc YHCT [2], [4], [5], [8]. Tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên cứu về
những loại bệnh nào thƣờng đến điều trị YHCT và xây dựng các phác đồ
điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ cụ thể cho từng loại bệnh.

.


.

2

Một trong những đơn vị thực hành và nghiên cứu trong lĩnh vực YHCT
hiện nay là bệnh viện YHCT. Trong công tác quản lý chất lượng bệnh viện và
thực hành y khoa thì việc xác định mơ hình bệnh tật tại bệnh viện là việc làm
hết sức cần thiết vì nó giúp cho bệnh viện và người thầy thuốc xây dựng kế
hoạch chăm sóc sức khỏe bệnh nhân một cách toàn diện, đầu tư nguồn lực, đề

ra các phác đồ cho việc chẩn đốn, điều trị, dự phịng các bệnh thường gặp
nhằm nâng cao chất lượng khám, điều trị và dự phịng cho bệnh nhân. Xác
định tình hình bệnh tật tại bệnh viện cịn thể hiện trình độ, khả năng chẩn
đoán, phân loại bệnh tật theo các chuyên khoa để đảm bảo điều trị có hiệu
quả. Thực chất đó là khả năng đảm bảo phục vụ chăm sóc người bệnh của
bệnh viện. Bởi vì có phân loại, chẩn đốn đúng mới có thể tiên lượng đúng,
điều trị đúng và có hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó làm giảm tỷ lệ tử vong, tiết
kiệm chi phí thuốc men và các phương tiện khác. Một số bệnh viện cũng đã
khảo sát mơ hình bệnh tật của bệnh viện mình, tuy nhiên mơ hình bệnh tật của
các bệnh viện thường khác nhau do mang tính đặc thù riêng cho từng bệnh
viện theo chuyên khoa (bệnh viện Răng Hàm Mặt, bệnh viện Phụ sản…) hoặc
theo lớp tuổi (bệnh viện Nhi Đồng I…) [38], [48], [55].
Việc xác định mơ hình bệnh tật tại bệnh viện YHCT, sẽ là cơ sở khoa
học để xây dựng phác đồ điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ, tạo sự thuận lợi
cho công tác điều trị, chỉ đạo tuyến và đào tạo phù hợp. Vì vậy cần có một
nghiên cứu hệ thống về tình hình cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến khám và
điều trị bằng YHCT.
Trong điều kiện hiện tại, chúng tôi chọn bệnh viện YHCT TP.HCM là
một trong những cơ sở đầu ngành của khu vực phía Nam về YHCT để tiến
hành đề tài “Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện
Y Học Cổ Truyền Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2015” trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu:

.


.

3


Những bệnh tật phổ biến của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh
viện Y Học Cổ Truyền Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2015 là gì? nhằm
mục đích xác định các loại bệnh tật của một bộ phận bệnh nhân đến điều trị
nội trú tại bệnh viện YHCT TP.HCM, qua đó có sơ sở khoa học để xây dựng
phác đồ điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ.

.


.

4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng qt:
Xác định mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện
YHCT TP.HCM năm 2015.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định đặc điểm của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT
TP.HCM.
2. Xác định tỷ lệ các loại bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh
viện YHCT TP.HCM.
3. Xác định tỷ lệ các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng
thuốc được áp dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT
TP.HCM.
4. Phân tích các yếu tố liên quan đến các bệnh thường gặp của bệnh nhân
điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT TP.HCM.

.



.

5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về mơ hình bệnh tật
Mơ hình bệnh tật là kết cấu tỷ lệ phần trăm các nhóm bệnh và các bệnh
phổ biến nhất giúp cho định hướng lâu dài và kế hoạch phòng chống bệnh tật
trong giai đoạn tới và nghiên cứu khoa học [63]. Từ mơ hình bệnh tật người ta
có thể xác định được các bệnh tật phổ biến nhất, các bệnh nhiều nhất giúp cho
định hướng lâu dài về kế hoạch phòng chống bệnh tật trong từng khu vực cụ
thể.
Mơ hình bệnh tật của một quốc gia, hay một địa phương, một cộng
đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia
hay cộng đồng đó. Việc xác định mơ hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây
dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách tồn diện, đầu tư
cho cơng tác phịng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ
thấp tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc
thống kê bệnh tật và tử vong tại cộng đồng là một việc cực kỳ khó khăn, đặc
biệt đối với các nước nghèo và đang phát triển. Vì vậy, có thể xem kết cấu
bệnh tật và tử vong tại bệnh viện đa khoa là đại diện cho kết cấu bệnh tật và
tử vong của cộng đồng dân cư khu vực trực thuộc [23].
1.2. Các yếu tố tác động đến mơ hình bệnh tật
Đó chính là các yếu tố tác động đến sức khỏe. Dahlgren và Whitehead
chia thành các yếu tố có thể biến đổi được và không thể biến đổi [58].
Những yếu tố không thể biến đổi gồm: tuổi, giới tính và yếu tố di
truyền.
Những yếu tố có thể biến đổi gồm:


.


.

6

- Các yếu tố cấu trúc thấp: hịa bình, ổn định chính trị, phát triển kinh
tế và cơng bằng.
- Các yếu tố cấu trúc cao: khẩu phần ăn, nước sạch, nhà cửa, y tế, giáo
dục.
- Các yếu tố thuộc về lối sống: thuốc lá, rượu, tình dục, ma túy, lạm
dụng thuốc và các mạng lưới xã hội.
1.2.1. Tuổi, giới tính và yếu tố di truyền
Tuổi và giới là một trong những yếu tố không biến đổi, quyết định về
cơ cấu dân số của một khu vực. Về mặt bệnh tật, từng nhóm tuổi có những
đặc thù riêng. Sơ sinh với những bệnh lý đặc thù như uốn ván rốn, nhiễm
trùng sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng, ngạt sau khi sinh… Người già với các bệnh
lý đặc thù như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… và các
bệnh lý ung thư thường gia tăng theo tuổi. Các biến chứng sản khoa là bệnh lý
đặc trưng của phụ nữ tuổi sinh đẻ, trong khi nhồi máu cơ tim thường chỉ xảy
ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Như vậy, cấu trúc dân số khác nhau giữa các khu
vực là một trong những yếu tố làm khác biệt về mô hình bệnh tật và tử vong
giữa các khu vực đó [23].
Yếu tố di truyền, hay nói rộng ra là chủng tộc và nịi giống cũng có tác
động đến cơ cấu bệnh tật. Ngày nay, người ta phát hiện rất nhiều bệnh có liên
quan ít nhiều đến yếu tố di truyền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì
[23].
1.2.2. Các yếu tố cấu trúc thấp
Hịa bình, ổn định chính trị góp phần phát triển kinh tế, làm giảm đi đói

nghèo, từ đó làm giảm đi các bệnh tật đặc trưng của đói nghèo như suy dinh
dưỡng, các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, lao). Phát triển kinh tế, mặt khác,

.


.

7

cịn gây biến đổi về mơi trường (do đơ thị hóa tăng) làm gia tăng các bệnh do
ơ nhiễm như bệnh đường hô hấp trên, bệnh nghề nghiệp, các sang chấn tâm
thần kinh… Tăng công bằng giúp cho người nghèo có điều kiện tiếp cận tốt
hơn với các dịch vụ y tế, làm giảm đi chỉ số bệnh tật và tử vong ở nhóm người
này [23].
1.2.3. Các yếu tố cấu trúc cao
Khẩu phần ăn khác nhau cũng quy định nên các bệnh tật đặc trưng khác
nhau. Khẩu phần ăn ít đường ở người Eskimo có liên quan đến chỉ số bệnh về
răng miệng rất thấp ở nhóm người này. Khẩu phần ăn nhiều chất béo, nhiều
đạm làm gia tăng bệnh béo phì, là nền tảng của các bệnh rối loạn chuyển hóa
lipid, bệnh xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch khác [23].
Nước sạch và nhà cửa có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu bệnh tật, các
bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, lỵ, thương hàn, tả, sốt xuất huyết. Mạng
lưới y tế cơ sở phát triển giúp chăm sóc sức khỏe tồn dân tốt hơn và đặc biệt
hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh nhờ vào tiêm chủng mở rộng. Chăm sóc thai sản
tốt giúp hạn chế các tai biến sinh đẻ và hậu sản, phòng chống được suy dinh
dưỡng bào thai. Phòng bệnh tốt giúp hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh sốt rét, các
rối loạn do thiếu iode. Giáo dục tốt giúp nâng cao dân trí, tăng khả năng hiểu
biết về phịng chống bệnh tật cũng là một yếu tố quan trọng góp phần giảm tỷ
lệ mắc bệnh và tử vong do thiếu hiểu biết trong cộng đồng [17], [22].

1.2.4. Các yếu tố thuộc về lối sống
Yếu tố này ngày càng được quan tâm vì những lợi ích của nó trong việc
làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong của nhiều bệnh. Hút thuốc lá là
yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh, chủ yếu là bệnh không lây nhiễm như nhiều
loại ung thư, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi mạn tính khác. Thuốc lá cũng làm

.


.

8

tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, nhiễm khuẩn đường hơ
hấp. Rượu với số lượng thích hợp giúp cho tiêu hóa tốt, nhưng với số lượng
vượt quá có thể dẫn đến bệnh gan do rượu, sa sút về tâm thần và đặc biệt còn
là nguồn gốc của tai nạn giao thông. Lối sống cũng tác động đến sức khỏe
như lối sống tĩnh tại, ít hoạt động dễ gây các bệnh chuyển hóa, tim mạch.
Ngược lại quá bận rộn, stress cũng ảnh hưởng đến một số bệnh như tăng
huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não. Lạm dụng thuốc làm gia
tăng các tai biến do thuốc và nghiêm trọng hơn là gia tăng tính kháng thuốc
của các chủng vi khuẩn, khiến cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngày
càng khó khăn hơn [17], [23].
1.2.5. Địa dƣ
Ngoài các yếu tố trên, đặc điểm bệnh lý và sinh thái của từng vùng
cũng quy định nên mơ hình bệnh tật đặc trưng của từng vùng địa lý đó [23].
Có sự khác biệt mơ hình bệnh tật nơng thơn và thành phố, vùng núi và đồng
bằng. Tại khu vực thành phố, khu cơng nhiệp, mơ hình bệnh tật đặc trưng của
đô thị, thể hiện qua chỉ số mắc những bệnh của thế giới văn minh, những bệnh

do ô nhiễm môi trường. Vùng nông thôn đồng bằng: nguồn nước sinh hoạt
vẫn thiếu và không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ gia đình có hố xí vệ sinh thấp, ơ
nhiễm bụi đất sinh hoạt cao. Mơ hình bệnh tật của vùng nông thôn đồng bằng
mang đặc trưng của khu công nhiệp chậm phát triển [1].
1.3.

Một số đặc điểm mơ hình bệnh tật trên thế giới
Mơ hình bệnh tật trên thế giới ở mỗi nước phụ thuộc vào trình độ phát

triển kinh tế - xã hội của từng nước. Có ba hình thái:
- Mơ hình bệnh tật ở các nước chậm phát triển: bệnh nhiễm trùng cao,
bệnh mạn tính khơng nhiễm trùng thấp.

.


.

9

- Mơ hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: bệnh nhiễm trùng thấp,
bệnh mạn tính khơng nhiễm trùng là chủ yếu.
- Mơ hình bệnh tật của các nước phát triển: bệnh tim mạch, bệnh đái
tháo đường, ung thư, bệnh nghề nghiệp, bệnh lý người cao tuổi là chủ yếu
[23].
Đặc điểm bệnh tật của các nước phát triển là bệnh tật chủ yếu rơi vào
nhóm tuổi đã quá tuổi lao động, chủ yếu là người già [39], [50]. Ở các nước
đang phát triển, bệnh tật chủ yếu rơi vào nhóm tuổi rất trẻ, đang trong độ tuổi
lao động sản xuất [48].
Những nghiên cứu của thế giới trong nhiều năm đã chứng minh sức

khỏe và mơ hình bệnh tật của mỗi nước phản ánh trung thực điều kiện sinh
sống về kinh tế, xã hội, văn hóa, tập quán và yếu tố mơi trường.
Brunei là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao
nhất thế giới và đầu tư y tế cho một người dân lớn nhất thế giới. Trong mười
bệnh hàng đầu hay gặp, chỉ có một bệnh nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn
đường hơ hấp, cịn lại chủ yếu là bệnh không lây như: tim mạch, đái tháo
đường, hen… Ngược lại Campuchia, một đất nước nghèo, các bệnh thường
gặp lại là sốt rét, lao, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp cấp…
là các bệnh phổ biến ở những nước đang phát triển [60].
Cùng là các vùng lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng mô hình bệnh tật ở
Hồng Kơng và Ma Cao có sự khác biệt rõ rệt. Hồng Kông trước năm 1997 là
thuộc địa của Anh, có mức sống cao, do đó mơ hình bệnh tật của Hồng Kơng
gần giống mơ hình bệnh tậ của những nước phát triển. Ở Hồng Kông, trong
năm bệnh hàng đầu chỉ có hai bệnh nhiễm trùng là viêm đường hô hấp cấp và
bệnh da, ngược lại ở Ma Cao, năm bệnh hàng đầu đều là các bệnh lây: lao,
viêm gan B, viêm gan C…[61].

.


.

10

Từ năm 1974, văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới vùng Tây Thái Bình
Dương đưa ra thống kê định kỳ về mơ hình bệnh tật và tử vong nói chung,
cùng với tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, ngân sách
đầu tư y tế, chiến lược phát triển y tế… của từng quốc gia và vùng lãnh thổ
trong khu vực. Các nước đang phát triển, bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh
dưỡng vẫn còn phổ biến tuy nhiên các bệnh này có xu hướng ngày càng giảm.

Các bệnh không lây như: tim mạch, ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền,
chuyển hóa, béo phì... đang có xu hướng tăng lên và đặc biệt cùng với sự phát
triển của xã hội hiện đại các tai nạn, ngộ độc, chấn thương… có xu hướng
tăng rõ rệt [60], [61], [64].
1.4. Tình hình bệnh tật ở Việt Nam
Mơ hình bệnh tật ở nước ta đang xen giữa nhiễm trùng và khơng nhiễm
trùng, giữa bệnh cấp tính và mạn tính. Xu hướng bệnh khơng nhiễm trùng và
bệnh mạn tính ngày càng cao [23].
Theo thống kê của Bộ Y tế, xu hướng bệnh tật và tử vong toàn quốc
trong các năm như sau [14]:
Bảng 1.1: Xu hƣớng bệnh tật tử vong toàn quốc 1976-2012 (Đơn vị: %)
TT
I
II
III

Chƣơng bệnh

1976 1986 1996 2006
Mắc 55,50 59,20 37,63 24,94
Dịch lây
Chết 53,06 52,10 33,13 13,23
Mắc 42,65 39,00 50,02 62,40
Bệnh không lây
Chết 44,71 41,80 43,68 61,62
Mắc 1,84
1,80 12,35 12,66
Tai nạn, ngộ độc,
chấn thương
Chết 2,23

5,10 23,20 25,15
(Nguồn: Niêm giám thống kê y tế, Bộ Y tế, 2012.)[14]

2012
27,25
14,79
61,91
68,20
10,84
17,01

Hiện nay, tỷ lệ bệnh không nhiễm trùng đã cao hơn bệnh nhiễm trùng.
Trong tương lai, xu hướng mơ hình bệnh tật nước ta vẫn theo hướng của các
nước đang phát triển, nghĩa là bệnh nhiễm trùng giảm dần, bệnh không nhiễm

.


.

11

trùng tăng dần. Nguyên nhân là do sự phát triển đơ thị hóa làm tăng các tai
nạn, nhất là tai nạn giao thông. Sự ô nhiễm môi trường làm tăng các bệnh ung
thư, bệnh ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật, ngộ độc thực phẩm. Tuổi thọ
ngày càng cao, số người lớn tuổi ngày càng nhiều, tỷ lệ tim mạch tăng lên
đáng kể. Mức sống dân cư ngày càng tăng cũng làm tăng những bệnh béo phì,
đái tháo đường, tăng huyết áp [23].
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2012, cơ cấu bệnh tật và tử vong toàn
quốc theo chương như sau [14]:

Bảng 1.2: Cơ cấu bệnh tật và tử vong theo chƣơng (Đơn vị: %)
Chƣơng bệnh

Mắc

Chết

1

Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật

11,07

14,09

2

Bướu tân sinh

3,44

2,31

3

Bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch

0,53

0,43


4

Bệnh nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hóa

1,68

2,55

5

Rối loạn tâm thần và hành vi

0,68

0,18

6

Bệnh của hệ thần kinh

2,46

1,75

7

Bệnh mắt và bệnh phụ

2,34


0,03

8

Bệnh tai và xương chũm

1,26

0,09

9

Bệnh hệ tuần hồn

8,36

18,06

10

Bệnh hệ hơ hấp

16,87

14,00

11

Bệnh hệ tiêu hóa


8,80

4,98

12

Bệnh của da và mơ dưới da

1,32

0,06

13

Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết

3,86

0,30

14

Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục

3,89

1,23

15


Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản

15,29

0,67

16

Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh

2,24

14,42

17

Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm
sắc thể

0,38

2,61

TT

.


.


12

18

Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường phát hiện
qua lâm sàng và xét nghiệm

1,78

5,05

19

Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân
bên ngoài

8,28

13,98

20

Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong

2,21

3,00

21


Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và việc
tiếp xúc với cơ quan y tế

3,27

0,02

(Nguồn: Niêm giám thống kê y tế, Bộ Y tế, 2012.)[14]
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2012, các bệnh mắc cao nhất toàn quốc
như sau [14]:
Bảng 1.3: Các bệnh mắc cao nhất toàn quốc (Đơn vị: /100.000 dân)
Mã BC

Tên bệnh

Mắc

169

Các bệnh viêm phổi

510,6

165

Viêm họng và viêm Amidan cấp

432,6


281

Các tổn thương khác do chấn thương xác định ở nhiều
nơi

383,8

145

Tăng huyết áp nguyên phát

368,5

170

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp

327,8

041

Bệnh virus khác

284,4

005

Tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm
khuẩn


260,6

032

Sốt virus khác do tiết túc truyền và sốt virus xuất huyết

215,0

184

Viêm dạ dày và tá tràng

201,1

274

Gãy các phần khác của chi: do lao động và giao thông

169,4

(Nguồn: Niêm giám thống kê y tế, Bộ Y tế, 2012.) [14]

.


.

13

1.5. YHCT và các phƣơng pháp điều trị

1.5.1. Lịch sử YHCT Việt Nam [25], [44]
Việt Nam có trên 4000 năm lịch sử dựng nước. Trong nền văn minh
Văn Lang và văn minh Ðại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của
sự kết hợp lý luận y học phương Ðông với các kinh nghiệm chữa bệnh trong
dân gian của 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn
dược liệu phong phú của đất nước trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y
học truyền thống.
Nền YHCT Việt Nam đã được văn bản hoá từ năm 1010 (thời nhà Lý).
Thế kỷ thứ 13, nhà bác học Chu Văn An đã nêu đường lối chữa bệnh khơng
dùng mê tín dị đoan. Thế kỷ 14, đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây, con
thuốc Việt Nam để chữa bệnh, và tập hợp kinh nghiệm dân gian Việt Nam lúc
bấy giờ hình thành tác phẩm Nam Dược Thần Hiệu nội dung bao gồm 580 vị
thuốc trong 3873 đơn thuốc cho 10 loại chuyên khoa trị bệnh. Thế kỷ 18 đại
danh y Lê Hữu Trác với tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông đã biên soạn tập
sách thuốc "Y TƠNG TÂM LĨNH" gồm 28 bộ có 66 tập sách nói về y đức, vệ
sinh phịng bệnh, y lý cơ bản, dược lý, bệnh lý, các đơn thuốc có công hiệu,
bệnh án, một số trường hợp bệnh... Trong nền Văn Minh Ðại Việt đã có 155
vị danh y với 497 tập tuyển sách YHCT dân tộc được viết bằng tiếng Hán và
tiếng Nôm. Trong thế kỷ 20 các vị danh y Việt Nam cũng đã biên soạn trên
200 tập sách có giá trị về Đơng y bằng tiếng Quốc ngữ. Ðông y Việt Nam với
hệ thống lý luận chặt chẽ, với các phương pháp phịng và chữa bệnh có hiệu
quả, đã phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân từ
xưa tới nay.
1.5.2. Các phƣơng pháp điều trị bằng YHCT tại Việt Nam

.


.


14

Các phương pháp chữa bệnh được lưu truyền theo dòng lịch sử rất đa
dạng và phong phú, nhiều phương pháp khơng chỉ có thầy thuốc sử dụng mà
đã trở nên phổ biến trong dân gian như cạo gió, giác hơi, nồi xơng giải cảm…
Có thể phân làm hai loại hình điều trị: phương pháp dùng thuốc và phương
pháp không dùng thuốc.
- Các phương pháp dùng thuốc:
+ Sử dụng theo đối chứng lập phương.
+ Sử dụng thuốc theo lý luận YHCT: Bài thuốc được cấu tạo theo dược
tính của dược liệu như: Thăng, Giáng, Phù, Trầm; theo Tính, Vị, Quy kinh…
hoặc cấu tạo bài thuốc theo Quân, Thần, Tá, Sứ như các bài thuốc cổ phương
từ Trung Quốc hoặc biện chứng luận trị mà dùng các loại thuốc nam có sẵn tại
địa phương.
+ Sử dụng thuốc theo kinh nghiệm dân gian: được lưu truyền sang
nhiều thế hệ khi có một một cây thuốc, bài thuốc hoặc món ăn cho thấy có tác
dụng với một chứng bệnh nào đó. Trong đó nhiều phương pháp có hiệu quả
nhưng vẫn chưa được giải thích bằng lý luận YHCT. Ngày nay dưới sự tiến
bộ của ngành hóa dược các bài thuốc đó dần được chứng minh về tác dụng
dựa trên các hoạt chất có trong cây thuốc đó. Một số phương thuốc dân gian
như: dùng gừng, riềng, sả và các loại rau có mùi để trợ tiêu hóa, lấy lá me, lá
bưởi để nấu nước tắm trị ban ngứa và rụng tóc, dùng các loại thuốc có mùi
thơm (tinh dầu) để xơng trị cảm…
+ Sử dụng thuốc YHCT theo tác dụng YHHĐ: dựa trên tác dụng của
đơn chất hoặc hoạt chất toàn phần trong cây thuốc hay bài thuốc được chứng
minh hiệu quả qua các nghiên cứu. Sự hỗ trợ của khoa học và công nghệ đã
giúp cho ngành dược cổ truyền phát triển đa dạng các hình thức sử dụng thuốc

.



×