Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại phường 8, quận 6 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 107 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỮ THỊ KHUÊ TÚ

TỶ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI PHƢỜNG 8, QUẬN 6
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LỮ THỊ KHUÊ TÚ

TỶ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI PHƢỜNG 8, QUẬN 6
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Y Tế Cơng Cộng
Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BS.Nguyễn Thanh Bình

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là đƣợc ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài
liệu đã đƣợc Đại học Y Dƣợc TP Hồ Chí Minh hay trƣờng đại học khác chấp nhận
để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài
liệu đã đƣợc công bố trừ khi đã đƣợc công khai thừa nhận.
Đề cƣơng đã đƣợc chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội đồng
đạo đức trong NCYSH số 340/ĐHYD – HĐĐĐ ký ngày 14/6/2019


Học viên

Lữ Thị Khuê Tú

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................... 4
1.1

Tổng quan về tăng huyết áp...................................................................... 4

1.1.1 Định nghĩa huyết áp.................................................................................. 4
1.1.2 Mối liên hệ giữa độ cứng động mạch và tình trạng huyết áp. .................. 4
1.1.3 Định nghĩa tăng huyết áp.......................................................................... 5
1.2. Phân loại. .................................................................................................. 5
1.3. Nguyên nhân của tăng huyết áp................................................................ 6
13.1

. Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát: ........................................... 6

1.3.2. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát ..................................................... 7
1.4. Triệu chứng tăng huyết áp ........................................................................ 7
1.5. Chẩn đoán tăng huyết áp .......................................................................... 8
1.6


Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. ..................................................... 8

1.6.1. Tuổi. ......................................................................................................... 8
1.6.2. Giới........................................................................................................... 9
1.6.3. Tính di truyền. ........................................................................................ 10
1.6.4. Chế độ ăn mặn........................................................................................ 11
1.6.5. Lạm dụng rƣợu bia ................................................................................. 12
1.6.6. Hút thuốc lá. ........................................................................................... 13
1.6.8. Ít hoạt động thể lực. ............................................................................... 14
1.6.9. Đái tháo đƣờng. ...................................................................................... 15
1.6.10. Nhận thức của bệnh nhân. .................................................................... 15
1.7. Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp: .................................................... 15
1.7.1. Phòng ngừa tăng huyết áp: .................................................................. 15
.


.

1.7.2.Điều trị tăng huyết áp: ............................................................................ 16
1.7.3.Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp ......................................................... 19
1.8. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp ................................. 20
1.8.1.Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị THA trên thế giới ......................... 20
1.8.2. Các nghiên cứu về tình hình tuân thủ điều trị THA tại Việt Nam ......... 22
1.9. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: ................................................................ 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26
2.1

Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 26

2.2


Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 26

2.2.1 Dân số mục tiêu ...................................................................................... 26
2.2.2 Dân số chọn mẫu .................................................................................... 26
2.2.3 Cỡ mẫu .................................................................................................... 26
2.2.4 Kỹ thuật chọn mẫu:................................................................................. 27
2.2.5 Tiêu chí chọn mẫu .................................................................................. 28
2.2.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa: ................................................................... 28
2.3

Thu thập dữ kiện: .................................................................................... 28

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ kiện ............................................................... 28
2.3.2. Công cụ thu thập: ................................................................................ 29
2.4. Kiểm sốt sai lệch thơng tin: .................................................................. 30
2.5. Xử lý dữ kiện: liệt kê và định nghĩa biến ............................................... 30
2.6. Phân tích dữ kiện: ................................................................................... 42
2.6.1. Thống kê mơ tả...................................................................................... 42
2.6.2. Thống kê phân tích. ............................................................................. 43
2.7. Nghiên cứu thử ....................................................................................... 43
.


.

2.8. Y đức ...................................................................................................... 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ..................................................................................... 45
3.1. Mô tả đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: .......................................... 45
3.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp:.............................................................. 50

3.3.Đặc điểm tuân thủ điều trị không dùng thuốc của mẫu nghiên cứu .......... 56
3.3.1. Đặc điểm về hành vi uống rƣợu .......................................................... 56
3.3.2.Hành vi hút thuốc lá: .............................................................................. 57
3.3.3. Hành vi ăn uống và tập thể dục. ............................................................. 59
3.4. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các
đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu. ............................................................. 61
3.5.Mơ hình hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị dùng
thuốc THA........................................................................................................ 66
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 60
4.1. Những đặc tính chung của mẫu nghiên cứu: .......................................... 68
4.2. Tuân thủ điều trị dùng thuốc: ................................................................. 71
4.3. Đặc điểm hành vi tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc: ... 73
4.3.1. Hành vi uống rƣợu bia:........................................................................ 73
4.3.2. Hành vi hút thuốc lá: ........................................................................... 74
4.3.3. Hành vi ăn uống và tập thể dục: .......................................................... 75
4.4. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với kiến
thức về điều trị bệnh......................................................................................... 75
4.5. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các
đặc điểm dân số. ............................................................................................... 76
4.6. Điểm mạnh, điểm hạn chế của nghiên cứu ............................................ 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
.


.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2: DANH SÁCH ĐỐI TƢỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU


.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trƣơng
Khoảng tin cậy 95%

KTC 95%

TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ
thể)

JNC

Joint National Committee (Ủy ban
Quốc gia Hoa Kỳ về dự phòng, phát
hiện, đánh giá và điều trị tang huyết
áp

PR

Prevalence Ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện
mắc)

WHO

World Health Organization (Tổ
Chức Y tế Thế Giới)

MMAS

Morisky


.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n=370) ........ 45
Bảng 3. 2. Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n=370) ........ 47
Bảng 3. 3. Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n=370) ........ 48
Bảng 3. 4. Mô tả kiến thức đúng về điều trị THA của mẫu nghiên cứu (n=370)49
Bảng 3. 5. Đặc điểm về điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của mẫu nghiên
cứu (n=370). ........................................................................................................ 50
Bảng 3. 6. Đặc điểm về điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của mẫu nghiên
cứu phân theo giới tính (n=370).......................................................................... 51
Bảng 3. 7. Đặc điểm về tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của
mẫu nghiên cứu (n=370) ..................................................................................... 52
Bảng 3. 8. Đặc điểm về điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của mẫu nghiên
cứu phân theo giới tính (n=370).......................................................................... 53
Bảng 3. 9. Mơ tả tn thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc theo thang đo
MMSA của mẫu nghiên cứu (n= 370) ................................................................ 54
Bảng 3. 10. Mô tả tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc theo thang đo
MMSA của mẫu nghiên cứu phân theo giới tính (n= 370) ................................. 54
Bảng 3. 11. Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của
mẫu nghiên cứu (n=370) ..................................................................................... 56
Bảng 3. 12. Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của
mẫu nghiên cứu (n=370) ..................................................................................... 57
Bảng 3. 13. Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của
mẫu nghiên cứu (n=370) ..................................................................................... 59
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với

các đặc điểm dân số của đối tƣợng nghiên cứu (n=370) .................................... 61
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với
các đặc điểm dân số của đối tƣợng nghiên cứu (n=370) .................................... 63

.


.

Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với
kiến thức về điều trị tăng huyết áp của đối tƣợng tham gia nghiên cứu (n=370).65
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với các đặc điểm
của mẫu nghiên cứu bằng hồi quy đa biến (n=370) ............................................ 66

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một thách thức lớn đối với ngành y tế trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, trung bình 10 ngƣời lớn có 4 ngƣời bị tăng
huyết áp. Theo ƣớc tính của các nhà khoa học Mỹ, THA trên thế giới năm
2000 là 26,4% (tƣơng đƣơng 972 triệu ngƣời, riêng các nƣớc đang phát triển
chiếm 639 triệu) và sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 với tổng số ngƣời mắc
bệnh THA trên toàn thế giới khoảng 1.56 tỷ ngƣời. Ba phần tƣ trong số các
bệnh nhân này là ngƣời thuộc các nƣớc đang phát triển [62]. Theo Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 17,5 triệu ngƣời chết về các bệnh tim mạch
trên thề giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số ngƣời tử vong của 3 bệnh lý
HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp

và biến chứng của THA hơn 7 triệu ngƣời [71]. Tại Việt Nam tỷ lệ tăng huyết
ngày càng tăng và tuổi mắc mới ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê của Hội tim
mạch học, năm 1960 tỷ lệ THA là khoảng 1%, năm 2000 là 16,3%, năm
2009 là 25,4%, năm 2005 là 18,3% và đến năm 2016 có 48% ngƣời Việt
Nam (20,8 triệu ngƣời) bị tăng huyết áp một tỷ lệ ở mức báo động [3]. Đặc
biệt, trong những ngƣời bị tăng huyết áp có 39,1% (8,1 triệu ngƣời) khơng
đƣợc phát hiện; có 7,2% (0,9 triệu ngƣời) bị tăng huyết áp khơng đƣợc điều
trị; có 69,0% (8,1 triệu ngƣời) tăng huyết áp chƣa kiểm soát đƣợc [46].
Mặc dù bệnh THA rất dễ chẩn đốn và có thể kiểm soát tuy nhiên điều
đáng lo ngại là mức độ nhận thức cũng nhƣ nỗ lực điều trị kiểm soát tăng
huyết áp vẫn còn thấp [68] .Mục tiêu điều trị THA là đạt huyết áp mục tiêu và
giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90mmHg
và thấp hơn nữa nếu ngƣời bệnh vẫn dung nạp đƣợc. Hiện nay có 2 nguyên
tắc điều trị THA là ngun tắc khơng dùng thuốc hay cịn gọi là thay đổi lối
sống và nguyên tắc dùng thuốc. Theo lý thuyết nếu bệnh nhân tuân thủ điều
trị THA bằng 2 biện pháp trên thì huyết áp sẽ trở về huyết áp mục tiêu. Tuy

.


.

nhiên trên thực tế tỷ lệ bệnh nhân THA đã và đang đƣợc điều trị có huyết áp
trở về huyết áp mục tiêu thấp. Tại Hoa Kỳ, năm 2000 tỉ lệ bệnh nhân THA
đang điều trị THA có huyết áp trở về mức huyết áp mục tiêu là 34% [60]. Một
nghiên cứu khác ở Pháp cho thấy rằng chỉ có 38% bệnh nhân THA đạt nƣớc
áp mục tiêu ở nữ và 22% ở nam [67]. Tại Châu Á tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu
cũng không cao, tại Trung Quốc theo một cuộc khảo sát tồn quốc chỉ có
27,4% bệnh nhân đang điều trị THA đạt huyết áp mục tiêu [59]. Một nghiên
cứu khác ở Nepal vào năm 2016 chỉ có 35,3 bệnh nhân đang điều trị đạt huyết

áp mục tiêu [51]. Tại Việt Nam, trong cuộc điều tra về bệnh THA của Viện
tim mạch tiến hành ở 8 tỉnh thành phố, trong số 92,8% bệnh nhân THA đƣợc
điều trị chỉ có 31,3% đạt đƣợc huyết áp mục tiêu [10].
Tại Quận 6, chƣơng trình phịng chống THA đã đƣợc đƣa vào hoạt
động từ năm 2009 và đƣợc triển khai thực hiện ở tất cả các Trạm y tế phƣờng.
Phƣờng 8 là một trong các phƣờng có dân số đơng nhất Quận 6 với 25.000
dân, dân tộc Hoa chiếm 1/3 dân số, trình độ dân trí chƣa cao chủ yếu là lao
động phổ thông. Trong những năm gầm đây số bệnh nhân đến khám và điều
trị ở Trạm y tế ngày một tăng, đặc biệt là từ khi thực hiện bảo hiểm y tế tự
nguyện đến các hộ gia đình. Tỷ lệ bệnh nhân THA chiếm khoảng 10-15% số
bệnh nhân đến khám bệnh. Trong khi đó thơng tin về điều trị và phòng ngừa
THA cho bệnh nhân rất hạn chế nên việc điều trị THA chƣa có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tỷ
lệ tuân thủ điều trị THA và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA tại Phƣờng
8, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh”. Qua nghiên cứu, nhằm biết đƣợc tỷ lệ
tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tuân thủ điều trị tại Phƣờng
8, Quận 6. Từ đó, có thể giúp ngành y tế có cơ sở đƣa ra những biện pháp
phù hợp, nhằm nâng cao sự hiểu biết của ngƣời dân về bệnh THA cũng nhƣ
nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị THA để giúp đƣa huyết áp của ngƣời bệnh về

.


.

huyết áp mục tiêu góp phần làm giảm biến chứng THA, giảm gánh nặng bệnh
tật và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh THA tại địa phƣơng.
Câu hỏi nghiên cứu:
Tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA tại Phƣờng 8, Quận 6,
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 là bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan đến

tuân thủ điều trị của bệnh nhân?
Mục tiêu tổng quát :
Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị THA và các yếu tố liên quan đến việc
tuân thủ điều trị ở bệnh nhân THA tại Phƣờng 8, Quận 6, Thành phố Hồ Chí
Minh
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc theo thang đo Morisky
(MMAS) của bệnh nhân tăng huyết áp tại Phƣờng 8, Quận 6, Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc (hút thuốc lá, sử dụng
rƣợu bia, ăn mặn, sử dụng chất béo, tập thể dục) của bệnh nhân tăng huyết áp
tại Phƣờng 8, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với các đặc
tính của mẫu nghiên cứu.

.


.

Chƣơng 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1

Tổng quan về tăng huyết áp

1.1.1 Định nghĩa huyết áp
HA động mạch là lực của máu tác động lên một đơn vị diện tích thành
động mạch. Các thông số huyết áp thƣờng đƣợc ứng dụng là:
Huyết áp tâm thu (HATT) là giới hạn cao nhất của những giao động có
chu kỳ của HA trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim.

Huyết áp tâm trƣơng (HATTr) là giới hạn thấp nhất của những giao
động có chu kỳ của HA trong mạch, thể hiện sức cản của mạch.
Huyết áp trung bình (HATB) là áp suất tạo ra với dịng máu chảy liên
tục, và có lƣu lƣợng bằng với cung lƣợng tim.
Hiệu áp hay áp lực máu là hiệu số giữa HATT và HATTr.
HATT, HATTr, áp lực máu đƣợc xem là những yếu tố dự báo bệnh tim
mạch, trong đó ALM có giá trị dự báo nguy cơ bệnh tim mạch ở các đối
tƣợng trên 55 tuổi [31].
1.1.2 Mối liên hệ giữa độ cứng động mạch và tình trạng huyết áp.
HATT và áp lực máu gia tăng khi độ cứng thành mạch lớn gia tăng. Độ
cứng mạch máu lớn tăng là do xơ cứng động mạch và vơi hóa .
Sự gia tăng độ cứng động mạch khơng chỉ đƣợc xem là dấu hiệu lão hóa mạch
máu mà còn là một dấu hiệu bệnh xơ vữa động mạch trong tƣơng lai cùng với
các nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy
tuổi tăng lên thì độ cứng độ cứng thành động mạch cũng tăng lên và nguy cơ
bệnh tim mạch nhƣ: THA, tăng cholesterol máu cũng nhƣ tỷ lệ các biến
chứng tim mạch, suy tim, suy thận tăng lên [21].
Trong nghiên cứu chỉ số độ cứng của thành động mạch cánh tay ở
ngƣời tăng huyết áp của Đỗ Quốc Hùng đã kết luận: chỉ số độ cứng trung bình
của nhóm THA (76,5 ± 52,0) cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng
(37,4 ± 10,12), chỉ số độ cứng động mạch theo tuổi của nhóm THA tăng lên

.


.

theo tuổi so với nhóm chứng. Khi xem xét các yếu tố nguy cơ tim mạch, tác
giả nhận thấy có mối liên quan giữa ngƣời bị THA và độ cứng động mạch,
cũng nhƣ có mối liên hệ chặt chẽ giữa THA tâm thu và tâm trƣơng với độ

cứng động mạch [13]. Theo nghiên cứu Stanley S, Frankilin (2005), họ thấy
rằng độ cứng của thành động mạch chủ ở ngƣời có huyết áp bình thƣờng là
một yếu tố dự báo tăng huyết áp trong tƣơng lai sau khi điều chỉnh rủi ro, yếu
tố đó bao gồm huyết áp tâm thu, tuổi tác, giới tính, khối lƣợng cơ thể, chỉ số,
nhịp tim, cholesterol, tiểu đƣờng, hút thuốc lá, uống rƣợu, và hoạt động thể
chất [69]
1.1.3 Định nghĩa tăng huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một ngƣời lớn trƣởng thành ≥ 18 đƣợc gọi
là THA khi HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tâm trƣơng
(HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hằng ngày hoặc có ít
nhất 2 lần đƣợc bác sĩ chẩn đoán là THA. Mỗi lần khám huyết áp đƣợc đo ít
nhất 2 lần [72].
Đây khơng phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều
nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác
nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác nhƣ: tai
biến mạch máu não, bệnh mạch vành...
1.2.

Phân loại.

Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII [49]
Phân độ THA

Huyết áp
Tâm thu (mmHg)

Tâm trƣơng (mmHg)

Bình thƣờng


<120

<80

Tiền THA

120-139

80-89

THA độ I

140-159

90-99

THA độ II

≥ 160

≥100

.


.

1.3.

Nguyên nhân của tăng huyết áp.


13.1 Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát:
Chiếm khoảng 90% trƣờng hợp bị tăng huyết áp, ngƣời ta cho rằng THA
nguyên phát có thể do một số nguyên nhân sau:
Tác dụng co mạch của Adrenalin và Noadrenalin: hai chất này do tủy
thƣợng thận tiết ra, khi hệ giao cảm bị kích thích. Adrenalin có tác dụng co
mạch dƣới da nhƣng lại làm thƣ giãn mạch vành, mạch cơ vân nên chỉ làm
tăng huyết áp tối đa. Noadrenalin làm co mạch toàn thân nên làm tăng cả
huyết áp tối đa và tối thiểu.
Vai trò của hệ RAA ( Renin-Angiotensin-Aldosteron): Renin là
enzyme đƣợc tế bào của tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ chức khác tiết
ra khi có các yếu tố kích thích. Yếu tố kích thích ra renin là nồng độ muối
trong huyết tƣơng và kích thích thụ thể β của angiotensinogen thành
angiotensinogen I, theo máu phổi đến tuần hoàn phổi đƣợc tách khỏi vận
chuyển và cát đi hai acid amin nhờ covertinh enzyme ở phổi còn lại 8 acid
amin đƣợc gọi là angiotensinogen II có rất nhiều tác dụng trên mạch máu,
kích thích lớp cầu của vỏ thƣợng thận làm tăng bài tiết andosterol, kích
thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu natri [34]
Giảm chất điều hòa huyết áp: Prostaglandin E2 và Kali Krenin ở thận
có chức năng sinh lí là điều hòa huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu khi
chất này bị ức chế hoặc thiếu gây tăng huyết áp. Vai trò của natri trong cơ
thể bệnh sinh của THA: natri có vai trị trong bệnh THA cả trong thực
nghiệm lẫn điều trị. Trong điều kiện bình thƣờng các hormone và thận sẽ
hợp đồng để thải natri làm cho lƣợng natri trong máu ổn định. Hiện tƣợng
ứ natri xảy ra khi lƣợng natri sẽ tăng giữ nƣớc, hệ thống mạch sẽ tăng nhảy
cảm với angiotensin và noangiotensin [34].

.



.

1.3.2. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viên thận kẽ, sỏi
thận, thận đa nang, thận ứ nƣớc, suy thận.
Hẹp động mạch thận
U tủy thƣợng thận (Pheocromocytome).
Cƣờng Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn)
Hội chứng Cushing’s.
Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm non-steroid, thuốc tránh
thai, corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc
cảm/thuốc nhỏ mũi)
Hẹp eo động mạch chủ.
Bệnh Takayasu.
Nhiễm độc thai nghén.
Ngừng thở khi ngủ. [1]
1.4.

Triệu chứng tăng huyết áp
Hầu hết ngƣời bệnh tăng huyết áp thƣờng khơng có triệu chứng và

khơng đƣợc phát hiện trong nhiều năm. Đau đầu có thể xảy ra khi huyết áp
tâm thu trên 200mmHg hoặc huyết áp tăng rất nhanh nhƣ trong tăng huyết áp
ác tính. Những hậu quả của tăng huyết mãn tính biểu hiện chủ yếu thông qua
các tổn thƣơng của hệ tim mạch, mạch máu não và bệnh động mạch vành.
Các triệu chứng rất mơ hồ, thơng thƣờng bệnh nhân có cảm giác nhức
đầu, nhức vùng chẩm, nhiều nhất vào buổi sáng, chóng mặt, đỏ mặt, mỏi gáy.
Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể có triệu chứng của tổn thƣơng cơ quan đích
gồm mắt mờ, chảy máu cam, tiểu máu, đau ngực do thiếu máu cơ tim, các

triệu chứng của thiếu máu não, ngƣng thở và đau do bóc tách động mạch chủ,
phình động mạch.

.


.

1.5.

Chẩn đoán tăng huyết áp
Chẩn đoán xác định tăng huyết áp qua trị số huyết áp [1].
Đo huyết áp đúng quy trình: chỉ số huyết áp tâm thu ≥140mmHg

và/hoặc huyết áp tâm trƣơng ≥90mmHg
Và/Hoặc hiện tại đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.
Và/Hoặc đã đƣợc chẩn đoán tăng huyết áp trƣớc đây.
1.6

Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.

1.6.1. Tuổi.
Huyết áp có xu hƣớng tăng dần theo tuổi, đặc biệt là HATT [36].
Tại Campuchia, khảo sát toàn quốc về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
mạn tính năm 2010, có 11,2% (674.564 ngƣời) dân số trong độ tuổi từ 25- 64
mắc tăng huyết áp [66]
Tại Singapore, khảo sát toàn quốc về sức khỏe năm 2010, tỷ lệ mắc
tăng huyết áp cụ thể theo tuổi tăng rõ rệt từ 40 tuổi trở đi. Tỷ lệ THA cụ thể
theo tuổi giữa những ngƣời từ 60 đến 69 tuổi là 53,4% so với 7,6% ở những
ngƣời từ 30 đến 39 tuổi [48]

Tại Hàn Quốc, cuộc điều tra KNHANES lần thứ năm (2010-2012) trên
17.621 ngƣời từ 20 tuổi trở lên, tỷ lệ THA là 25,8%; trong đó tỷ lệ THA ở
nhóm 20-29 là 4,9%, nhóm 30-39 là 8,6%, nhóm 40-49 là 20,2%, nhóm 50-59
là 35,2%, nhóm 60-69 là 55%, nhóm 70-79 là 63,2%, nhóm ≥80 là 71% [65]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện tại 16 phƣờng, xã ở
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nguy cơ tăng huyết áp càng tăng khi tuổi
càng cao ngƣời ≥ 55 tuổi có tỉ lệ tăng huyết áp là 60,7% [25], nhƣ vậy cứ 2
ngƣời ≥55 tuổi thì có 1 ngƣời bị tăng huyết áp. Tƣơng tự kết quả nghiên cứu
của tỉnh Hải Dƣơng, tỷ lệ tăng huyết áp ở ngƣời > 60 tuổi là 60,6%.
Theo nghiên cứu của Phạm Hùng Lực tại Đồng bằng sông Cửu Long,
THA bắt đầu ở tuổi 30, tỷ lệ THA ở nhóm tuổi 25-34 là 4,3%, nhóm 35-44 là
21,1%, nhóm 45-54 là 24,2%, nhóm 55-64 là 43,1%, nhóm 65-75 là 46,6%.

.


.

Tác giả cịn nhận thấy giữa THA và tuổi có mối tƣơng quan tuyến tính với
nhau biểu hiện qua cơng thức: HATT = 98,67 + (0,54 x tuổi) [20].
Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hoàng cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo
độ tuổi có ý nghĩa thống kê (p=0,023). Phân tích tƣơng quan giữa tuổi và
THA cho thấy tuổi càng cao, khả năng bị THA càng nhiều với nguy cơ tƣơng
đối càng tăng. Cụ thể, so với nhóm tuổi 60-69 thì nhóm tuổi 70-79 có nguy cơ
THA cao gấp 1,44 lần, nhóm 80-89 có nguy cơ THA cao gấp 1,58 lần, nhóm
≥ 90 có nguy cơ THA cao gấp 1,81 lần [11]
1.6.2. Giới
Sự khác nhau của huyết áp giữa hai giới bắt đầu ở tuổi thiếu niên và tồn
tại suốt giai đoạn trƣởng thành tới giai đoạn trung niên, tỷ lệ tăng huyết áp ở
nam giới cao hơn một chút so với nữ giới.

Nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2001, tỷ lệ tăng huyết áp là 33,7% ở
ngƣời từ 18 – 92 tuổi, trong đó ở nam 41,5% so với nữ 24,5% [64]. Nghiên
cứu của Maccedo M.E năm 2003 tại Mozambique khảo sát 3.323 ngƣời từ 2564 tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp là 33,1%, nam 35,7% và nữ 31,2% [57]. Nghiên
cứu của Zhaoqing Sun năm 2006 khảo sát 45.925 tuổi ≥ 35 tại Trung Quốc, tỷ
lệ tăng huyết áp 37,8%, trong đó ở nam 37,0% và nữ 38,6% [82]. Tại
Campuchia, khảo sát toàn quốc về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính năm
2010, có 11,2% (674.564 ngƣời) dân số trong độ tuổi từ 25 và 64 mắc tăng
huyết áp, trong số đó, nam 12,8% và nữ 9,6% [72]. Tại Hàn Quốc, cuộc điều
tra KNHANES lần thứ năm (2010-2012) trên 17.621 ngƣời từ 20 tuổi trở lên,
tỷ lệ tăng huyết áp là 25,8% trong số đó nam 27,8%, nữ 23,8%) [70].
Điều tra của Trần Thiện Thuần năm 2007 trên 1.981 ngƣời có độ tuổi
25-64 tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ tăng huyết áp 24%, trong đó tỷ lệ tăng
huyết áp ở nam là 29% và nữ là 19% [41]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc
về tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở ngƣời lớn 25-64 tuổi tại quận

.


0.

12, thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp 16% trong đó nam
18%, nữ 13% [32].
Tuy nhiên, theo thống kê Y tế Hoa Kỳ nữ giới có nguy cơ tƣơng đƣơng
nhƣ nam giới đối với việc phát triển bệnh THA trong cuộc đời. Tuy nhiên, đối
với những ngƣời dƣới 45 tuổi tình trạng bệnh này ảnh hƣởng tới nam giới
nhiều hơn nữ giới. Ngƣợc lại, đối với ngƣời 65 tuổi trở lên, nó ảnh hƣởng đến
nữ giới nhiều hơn nam giới. Cụ thể ở lứa tuổi 45-54, tỷ lệ THA giữa nam và
nữ tƣơng đƣơng nhau 36,2%, lứa tuổi 55-64 tỷ lệ THA ở nữ bắt đầu cao hơn
nam 54,4% so với 50,2%, lứa tuổi 65-74 là 70,8% so với 64,1%, từ 75 tuổi trở
lên là 80,2% so với 65% [71].

Tình trạng THA ở nữ giới cao tuổi không chỉ chịu chi phối của tuổi mà
còn bị ảnh hƣởng bởi sự thiếu hụt estrogen sau thời kỳ mãn kinh [17].Theo
kết quả nghiên cứu của Emma C Hart và các cộng sự năm 2012, với phụ nữ
sau mãn kinh, khả năng của các β-receptors để bù đắp việc truyền hoạt động
thần kinh giao cảm vào sự vận hành mạch ngoại biên bị mất. Điều này, kết
hợp với hoạt động thần kinhgiao cảm ở cƣờng độ cao, có thể giải thích lý do
tại sao huyết áp và tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp gia tăng xung quanh tuổi mãn
kinh nữ giới cao hơn nam giới [58]
1.6.3. Tính di truyền.
Một số nghiên cứu cho rằng vai trị của di truyền chi phối khoảng 3040% tăng huyết áp. Các yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò trong huyết
áp cao, bệnh tim, và các điều kiện khác có liên quan. Tuy nhiên, cũng có thể
là những ngƣời có tiền sử gia đình bị huyết áp cao chia sẻ môi trƣờng chung
và các yếu tố tiềm ẩn khác làm tăng nguy cơ của họ. Nguy cơ cao huyết áp có
thể tăng lên nhiều hơn khi di truyền kết hợp với các lựa chọn lối sống không
lành mạnh, chẳng hạn nhƣ hút thuốc và ăn một chế độ ăn không lành mạnh
[52].

.


1.

Nghiên cứu của Phạm Hùng Lực cho thấy trong 14,9% ngƣời THA ở
Đồng bằng sơng Cửu Long có 10,5% ngƣời có cha THA, 16,8% có mẹ THA,
3,7% có anh chị em ruột THA và 5,9% có ơng bà bị THA. Theo nhận định
của tác giả là có mối liên quan giữa THA và yếu tố gia đình [20]
1.6.4. Chế độ ăn mặn.
Chế độ ăn nhiều muối mỗi ngày làm gia tăng thể tích tuần hồn, làm
tăng cung lƣợng tim do đó dẫn đến THA. Bên cạnh đó hàm lƣợng muối cao
còn tác động gây THA theo những cơ chế khác nhau nhƣ tăng canxi nội bào,

đề kháng insulin, điều hòa lên thụ thể angiotensin. Chế độ ăn nhiều muối là
nguyên nhân chính gây tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và
bệnh thận. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những
biện pháp đề phòng tăng huyết áp và là cách điều trị mà khơng cần dùng
thuốc. Trên tồn cầu, hàng năm khoảng 1,7 triệu ca bệnh tim mạch tử vong
nguyên nhân do lƣợng muối Na dƣ thừa. Muối đƣợc sử dụng nhƣ một thứ gia
vị tại nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết mọi ngƣời tiêu thụ quá nhiều muối trung
bình 9-12 g/ngày gấp hai lần mức tối đa đề nghị của Tổ chức Y tế thế giới.
Muối ăn ít hơn 5 gam/ngày ở ngƣời lớn giúp giảm huyết áp và nguy cơ mắc
bệnh tim mạch, đột quỵ và đau tim mạch vành. Giảm lƣợng muối ăn cũng là
một trong những biện pháp hiệu quả chi phí hầu hết các nƣớc thực hiện cải
thiện kết quả sức khỏe dân số
Theo nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Jan A. Staessen, trong số 3.681
ngƣời khơng có bệnh tim mạch, huyết áp bình thƣờng là 2.096 ngƣời và 1.499
ngƣời bị tăng huyết áp. Kết quả cho thấy tăng 100 mmol thải sodium có liên
quan với 1,71mmHg tăng huyết áp tâm thu (p<001), nhƣng không có sự thay
đổi trong tâm trƣơng. Việc bài tiết Na thấp có liên quan với tỷ lệ tử vong bệnh
tim mạch cao hơn nhƣng khơng có nghĩa rằng ăn mặn đƣợc mặc định là một
yếu tố nguy cơ cho hầu hết các nguyên nhân gây tăng huyết áp [58].

.


2.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Lan năm 2010 điều tra 1.144
ngƣời độ tuổi 25-64 tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, thấy rằng ở nhóm
tăng huyết áp, có 30,6% có chế độ ăn mặn [17]. Các nghiên cứu của Nguyễn
Quỳnh Trúc 2017 và Cao Mỹ Phƣợng năm 2013 cũng cho cho thấy mối quan
hệ chặt chẽ giữa ăn mặn và tăng huyết áp [43], [32].

Một số ngƣời với chế độ ăn hƣớng tới kiểm soát huyết áp (DASH: Diet
Approach to Stop Hypertension) với 1,6 mg natri/ngày có tác dụng lên huyết
áp tƣơng tự nhƣ khi dùng một loại thuốc hạ áp. Với natri 75-100 mmol/ngày,
có thể làm giảm nhẹ đƣợc chỉ số HA trong hầu hết các nghiên cứu [31].
1.6.5. Lạm dụng rƣợu bia
Uống nhiều rƣợu bia là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, có thể gây đề
kháng với điều trị tăng huyết áp và là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu
não, đái tháo đƣờng, rối loạn lipid máu, xơ gan, hội chứng dạ dày. Nhƣng nếu
uống rƣợu ở mức vừa phải có lợi cho phòng chống bệnh tim mạch, nhất là
loại rƣợu vang đỏ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, lạm dụng rƣợu khi số lƣợng
≥5 ly chuẩn vào bất kỳ ngày nào trong tuần qua đối với nam, hoặc ≥4 ly
chuẩn đối với nữ , một ly chuẩn (đơn vị rƣợu) là khi uống tƣơng đƣơng 1 lon
bia 285ml 5%, hoặc 1 cốc rƣợu vang 120ml nồng độ 11%, hoặc 1 ly rƣợu
vang mạnh 60ml nồng độ 20%, hoặc 1 chén rƣợu mạnh 30ml nồng độ 40%.
Mỗi năm, khoảng 3,3 triệu ca tử vong do rƣợu bia (2012) và trong tất
cả các trƣờng hợp tử vong trên toàn thế giới thì 5,9% nguyên nhân do uống
rƣợu, ở nam cao hơn so với nữ (7,6% – 4%), 5,1% gánh nặng bệnh tật toàn
cầu, chấn thƣơng là do rƣợu. Số tử vong do rƣợu cao nhất là các bệnh tim
mạch, tiếp theo thƣơng tích, bệnh đƣờng tiêu hóa và ung thƣ. Nghiên cứu theo
dõi của Charles Holahan tại đại học Texas, trên 1.824 ngƣời (1.142 nam, 682
nữ) trong độ tuổi từ 55 và 65 tuổi có tiền sử uống rƣợu trên 20 năm, cho thấy
những ngƣời uống vừa phải có nhiều khả năng sống lâu trên 20 năm so với
những ngƣời uống nhiều hoặc những ngƣời không uống rƣợu, sự gia tăng

.


3.

nguy cơ tử vong 42% ở ngƣời nghiện rƣợu nặng và 49% ở ngƣời kiêng so với

ngƣời uống vừa phải [54].
Uống rƣợu cũng có mối liên quan mạnh với tăng huyết áp và đƣợc
chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Nguyễn Thị Phƣơng Lan năm 2014, điều
tra 1.144 ngƣời có độ tuổi 25-64 tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
cho thấy rằng ở nhóm có tăng huyết áp, 15% lạm dụng rƣợu bia [17]. Nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga năm 2010 ghi nhận tỷ lệ nam giới tăng huyết
áp thƣờng uống rƣợu chiếm tỷ lệ 30,3% so với 1,6% ở nữ giới. Nếu giảm thói
quen có hại này sẽ giảm nguy cơ tăng huyết áp [25].
1.6.6. Hút thuốc lá.
Hút thuốc lá bao gồm hút thuốc điếu có đầu lọc, hút thuốc lào hoặc hút
thuốc giồng. Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích, đặc biệt là nicotin kích
thích thần kinh giao cảm, kích thích co mạch gây tăng huyết áp. Hút một điếu
thuốc lá, huyết áp tâm thu tăng lên 11 mmHg và huyết áp tâm trƣơng tăng 9
mmHg kéo dài 20 - 30 phút [6]. Thuốc lá làm tăng nhịp tim và chất CO trong
khói thuốc lá làm giảm cung cấp oxy mô tế bào, cùng với áp lực dòng máu
tăng làm tổn thƣơng theo tế bào nội mạc động mạch, tạo điều kiện xơ vữa
động mạch hình thành. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một nửa số ngƣời tử vong
do sử dụng thuốc lá, khoảng 6 triệu ngƣời mỗi năm. Hơn 5 triệu ca tử vong do
sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi đó hơn 600.000 hút thuốc lá thụ động.
Gần 80% dân số của thế giới, 1 tỷ ngƣời hút thuốc lá sống ở các nƣớc thu
nhập thấp và thu nhập trung bình, gánh nặng bệnh tật liên quan đến thuốc lá
và cái chết là nặng nhất. Trong dân số thế giới độ tuổi từ 15 trở lên, có 21%
hút thuốc lá (2012), nam hút thuốc gấp 5 lần so với nữ (36% – 70%), tỷ lệ
nam hút thuốc cao nhất ở Tây Thái Bình Dƣơng (48%) và nữ là ở châu Âu
(19%).
Theo điều tra đƣợc thực hiện năm 2011 trên toàn bộ dân số Việt Nam
cho thấy, tỷ lệ ngƣời từ 15 tuổi trở lên hút thuốc hàng ngày 19,5%, nam

.



4.

38,7% và nữ là 1,2% [16]. Nguyễn Thị Phƣơng Lan năm 2014, điều tra 1.144
ngƣời có độ tuổi 25-64 tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy
rằng ở nhóm có tăng huyết áp, 25,3% có hút thuốc lá [17]. Trịnh Thị Phƣơng
Thảo, 2010, điều tra 951 ngƣời từ 18 tuổi trở lên tại quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh, tỷ lệ tăng huyết áp là 22,8%. Trong đó, hút thuốc lá có nguy cơ tăng
huyết áp gấp 2,1 lần so với ngƣời không hút thuốc lá [37].
Vì vậy, khơng hút thuốc lá cũng là một biên pháp phòng bệnh THA.
Những ngƣời bỏ thuốc lá sẽ giảm mạnh nguy cơ bệnh tim mạch 50% trong
một năm, nhƣng phải ngừng hút thuốc lá 10 năm thì nguy cơ bệnh tim mạch
mới giống nhƣ những ngƣời không hút thuốc lá [31].
1.6.7. Thừa cân, béo phì.
Ngƣời có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn sẽ có tỷ lệ tăng
huyết áp cao hơn.. Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tim mạch. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành một số yếu tố
nguy cơ tim mạch khác - tiền đề cho xơ vữa động mạch - nhƣ tăng huyết áp,
đái tháo đƣờng, rối loạn lipid máu hay đề kháng insulin [53]. Tăng huyết áp
tăng dần theo tỷ lệ thừa cân béo phì. Nghiên cứu của Trần Thiện Thuần năm
2007 điều tra 1981 ngƣời có độ tuổi 25-64 tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ
tăng huyết áp tăng dần qua ngƣời nhẹ cân, bình thƣờng, thừa cân, béo phì
(14%, 17%, 30% và 43%) [39].
1.6.8. Ít hoạt động thể lực.
Không hoạt động thể lực tăng huyết áp. Việc vận động hằng ngày đều
đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim
mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.
Những ngƣời khơng vận động thể lực có nguy cơ mắc tăng huyết áp
gấp 1,5-2 lần so với ngƣời thƣờng xuyên vận động thể lực. Những ngƣời tăng


.


5.

huyết áp nhẹ, trung bình, nếu duy trì chế độ vận động thể lực thì chỉ số huyết
áp tâm thu giảm 6-7mmHg.
Trong một phân tích gộp trên 54 thử nghiệm ngẫu nhiên với tổng số
2419 ngƣời tham gia, những ngƣời có luyện tập thể dục nhịp điệu có HA
giảm trung bình 3,8/2,6 mmHg so với những ngƣời có lối sống tĩnh tại [24].
Trần Thiện Thuần năm 2007 điều tra 1.981 ngƣời có độ tuổi 25-64 tại
thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ít vận động thể lực là 65% và phân bố đều ở hai
giới [39].
1.6.9. Đái tháo đƣờng.
Tăng huyết áp (đƣợc định nghĩa là huyết áp ≥ 140/90 mmHg) là một
tình trạng phổ biến, ảnh hƣởng khoảng 20-60% bệnh nhân tiểu đƣờng. Tăng
huyết áp là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ. Ngƣời có THA và
ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu lớn và nhỏ: bệnh mạch
vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận,
bệnh lí thần kinh [47].
1.6.10. Nhận thức của bệnh nhân.
Mặc dù THA là bệnh phổ biến và dễ chuẩn đoán, nhƣng khả năng nhận
biết bệnh của bệnh nhân thƣờng thấp. Trong nhiều trƣờng hợp, chỉ đến khi có
biến chứng tim mạch mới biết có THA. Ngồi ra, rất nhiều trƣờng hợp dù
THA nhƣng bệnh nhân khơng có triệu chứng cơ năng rõ ràng [44].
1.7.

Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp:

1.7.1. Phòng ngừa tăng huyết áp:

Bằng cách sống một lối sống lành mạnh, bạn có thể giúp giữ huyết áp của
bạn trong một phạm vi lành mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ:
Giảm lƣợng muối ăn: Muối hoặc Na tiêu thụ trong chế độ ăn quá
mức là nguyên nhân quan trọng gây bệnh tăng huyết áp. Chế độ ăn nhiều
muối là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh
tim và bệnh thận. Muối ăn ít hơn 5 gam/ngày ở ngƣời lớn giúp giảm huyết áp

.


×