Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

PHIẾU BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 2 CHẤT LƯỢNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 92 trang )

PHIẾU BÀI TẬP
NHỚ RỪNG (ĐỀ SỐ 1)
Phần I: 5.5 điểm
Cho đoạn thơ sau:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”
(Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)
Câu 1 (1.5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hồn
cảnh sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2 (1.5 điểm): Cho biết thể thơ của văn bản chứa đoạn thơ trên? Kể tên 1 văn bản khác
cùng thể thơ và nêu tên tác giả.
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên bằng một câu văn.
Câu 4 (1.5 điểm): Trong hai câu thơ “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.”
tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào, cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Phần II: 4.5 điểm
Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo kiểu diễn dịch trình bày cảm nhận của em về
khổ thơ trên, trong đó có sử dụng hợp lí một câu nghi vấn, gạch chân và chú thích rõ.


ĐÁP ÁN - NHỚ RỪNG (ĐỀ SỐ 1)

u
1



2

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Gợi ý trả lời
- Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ.
- Bài thơ sáng tác năm 1934 lúc đó nước ta đang là thuộc địa của Pháp,
nhân dân ta phải sống trong thân phận nô lệ bị mất tự do, bị áp bức bóc
lột.
- “ Nhớ rừng” được in trong tập Mấy vần thơ (1935)
- Thể thơ: 8 chữ (tự do)
- Kể tên 1 văn bản khác cùng thể thơ: VD “Quê hương” của Tế Hanh.

Điể
m
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0


3
4

7

- Nội dung chính của đoạn thơ: Tâm trạng căm hờn, bất lực, bng xi
vì bị mất tự do của chúa sơn lâm khi bị giam trong vườn bách thú.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ

- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện tâm trạng căm hờn, bất lực, buông xuôi vì bị mất tự do của
chúa sơn lâm khi bị giam trong vườn bách thú.
+ Tác giả mượn hình ảnh con hổ để nói lên tâm sự của người dân Việt
Nam mất nước lúc bấy giờ, qua đó bộc lộ lịng u nước thầm kín của
mình.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
* Hình thức: Đúng ĐV diễn dịch đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá
ngắn : - 0.25 điểm
* Diễn đạt: lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả.
* Tiếng Việt: chỉ đúng câu nghi vấn
* Nội dung: HS cần biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật: Cảm hứng lãng
mạn, nghệ thuật, nhân hóa, ẩn dụ, ngơn ngữ giàu nhạc điệu, giàu sức biểu
cảm, để thấy được tâm trạng căm hờn, bất lực, bng xi vì bị mất tự do
của chúa sơn lâm khi bị giam trong vườn bách thú.
- Hoàn cảnh: Bị nhốt trong cũi sắt, nhục nhằn tù hãm, thành thứ đồ chơi.
- Từ ngữ thể hiện tâm trạng:
+ Gậm một khối căm hờn → Động từ “Gậm” kết hợp vớí cụm danh từ
 sự căm hờn, uất hận tạo thành khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn
nghiền nát, nghiền tan.
+ Ta nằm dài trông… → Đại từ “ta”: cách xưng hô đầy kiêu hãnh của
vị chúa tể → Sự ngao ngán, nằm buông xuôi bất lực.
+ Khinh lũ người... → sự khinh thường, thương hại cho những kẻ tầm
thường bé nhỏ, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng tầm thường.
+ Nay sa cơ...bị nhục nhằn... → Vì sa cơ, lỡ vận nên phải cam chịu
cuộc sống tù hãm, làm những việc tầm thường, vơ vị.
 Tác giả mượn hình ảnh con hổ để nói lên tâm sự của người dân Việt
Nam mất nước lúc bấy giờ, qua đó bộc lộ lịng u nước thầm kín của
mình.


1.0
0,5
0,25
0,5
0,25
Học
sinh

thể
trình
bày
cảm
nhận
khác
của
bản
thân.


PHIẾU BÀI TẬP
NHỚ RỪNG (ĐỀ SỐ 2)
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm ỉấy riêng phần bí mật?
- Than ơi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”


(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Cho biết năm sáng tác và xuất xứ của bài thơ.
Câu 3. Giải thích nghĩa của từ “oanh liệt”
Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn thơ trên bằng một câu văn.
Câu 5: Trong đoạn thơ trên, kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu?
Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu
ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ
Câu 6: Em cảm nhận được điều gì trong tâm hồn tác giả qua đoạn thơ trên?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Có ý kiến cho rằng khổ thơ thứ ba của bài thơ là một bức tranh tứ bình đặc sắc miêu tả các
tư thế của con hổ. Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 10-12 câu) phân tích
vẻ đẹp của đoạn thơ. Trong đó có sử dụng hợp lý 1 câu nghi vấn (gạch chân, chú thích rõ).


ĐÁP ÁN - NHỚ RỪNG (ĐỀ SỐ 2)

u
1
2
3
4
5


6

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Gợi ý trả lời
- Tác phẩm: Nhớ rừng.
- Tác giả: Thế Lữ.
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần
thơ- 1935
- Oanh liệt (tiếng tăm) lừng lẫy, vang dội.
- Nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ là bức tranh tứ bình tái hiện qua nỗi
nhớ da diết của hổ về chốn núi rừng nên thơ, hùng vĩ - nơi con hổ ngự trị
trong những ngày tháng tự do
- Kiểu câu sử dụng chủ yếu là câu nghi vấn.
- Cách dùng gián tiếp: bộc lộ cảm xúc.
- Hiệu quả: khắc họa thành công nỗi nhớ tiếc da diết đầy đau đớn về một
quá khứ vàng son và sự bất lực của con hổ ở hiện tại.
- Tâm hồn của tác giả trong đoạn thơ:
+ Đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ tù hãm của con hổ trong vườn bách thú
+ Qua tâm trạng của con hổ, tác giả kín đáo bày tỏ tâm trạng nuối tiếc

Điể
m
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5


7

thời kì vàng son, tự do của đất nước.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Hình thức:
- Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn, có đủ số câu.
- Diễn đạt lưu lốt, đảm bảo tính liên kết, khơng mắc lỗi dùng từ và chính
tả.
2. Tiếng Việt:
- Gạch chân, chú thích rõ 01 câu nghi vấn
3. Nội dung:
*Mở đoạn: giới thiệu tác giả - tác phẩm – chủ đề đoạn văn
*Thân đoạn:
- Bức tranh thứ nhất con hổ hiện lên như 1 thi sĩ trong đêm trăng đẹp:
+ “đêm vàng” là đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
+ Con hổ “say mồi” sau một bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp
đêm trăng.
+ Câu hỏi tu từ bắt đầu bằng đại từ phiếm chỉ “nào đâu” gợi nhắc về một
quá khứ tươi đẹp đã qua để lại biết bao nuối tiếc, bâng khuâng
- Bức tranh thứ hai miêu tả cảnh ngày mưa trong khu rừng.
+ “ bốn phương ngàn” mở ra một không gian rộng lớn của giang sơn nơi
chúa sơn lâm ngự trị. Con hổ hiện lên như 1 nhà hiền triết lặng ngắm
giang sơn mình đổi mới.
+ chữ “đâu” lần thứ 2 xuất hiện biểu lộ nỗi tiếc nhớ ngẩn ngơ. Điệp từ
“ta”thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đệp thuở vùng vẫy ngày xưa

- Bức tranh thứ 3 miêu tả cảnh bình minh trong rừng trong kí ức của con
hổ.
+ Bức tranh đầy màu sắc, âm thanh vô cùng sinh động. Bình minh lên, cả
khu rừng bừng lên sức sống xanh tươi, ánh nắng vàng chan hòa khắp khu
rừng.
+ Con hổ như 1 bậc đế vương được tiếng chim ca nâng đỡ giấc ngủ. Câu
hỏi tu từ và điệp từ “đâu” đầu câu thơ cất lên như một lời than nhớ tiếc
xót xa.
- Bức tranh thứ 4 của bộ tứ bình là cảnh sắc của chiều hồng hơn.
+ Bức tranh mở ra với gam màu đỏ của máu “lênh láng”, màu đỏ của ánh
mặt trời lúc chiều tà lan tỏa khắp khu rừng.
+ Trong mắt hổ, vầng thái dương chỉ còn là “ mảnh mặt trời” thật bé nhỏ.
Đại từ “ ta” thể hiện niềm kiêu hãnh của nó.
+ Hổ “đợi chết mảnh mặt trời” là khi mặt trời tắt hẳn, bóng tối bao trùm
khơng gian thì nó sẽ là chúa tể ngự trị đêm tối.
+ Câu cảm thán “ than ôi!” và câu hỏi tu từ” Thời oanh liệt nay còn đâu?”
khép lại đoạn thơ như một tiếng thở dài ngao ngán của hổ khi trở về với
thực tại.
 Đây là một bức tranh đẹp dữ dội và bi tráng nhất. Con hổ trở về vị trí
của một bậc chúa tể.
*Kết đoạn:
- Đánh giá: Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên

0,5
0,5
4,0

Học
sinh


thể
trình
bày
cảm
nhận
khác
của
bản
thân.


nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi,
hồnh tráng
- Nhận xét về tình cảm của tác giả.

PHIẾU BÀI TẬP
“ƠNG ĐỒ”
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN


Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường khơng ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngồi giời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
Câu 2: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong 2
câu thơ in đậm của đoạn thơ trên.
Câu 3: Chỉ ra và sửa lỗi diễn đạt trong câu văn sau: Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện
niềm cảm thương với các nhà nho nói chung, với cả một lớp người đang thất thế, những
giá trị văn hóa đẹp đẽ một thời nói riêng.


Câu 4: Xét theo theo mục đích nói, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu nào? Cho biết mục
đích nói của hai câu thơ đó.
Những người mn năm cũ
Hồn ở đâu bấy giờ?
Câu 5: Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ trên là sử dụng kết cấu đầu
cuối tương ứng. Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức kết cấu đó
trong bài thơ.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Từ cảm xúc của tác giả trong bài thơ trên kết hợp với những hiểu biết xã hội hãy viết
một đoạn văn khoảng 10-12 câu trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại ngày nay.

ĐÁP ÁN – ÔNG ĐỒ

u
1
2


PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Gợi ý trả lời
- Đoan

thơ trên trích trong bài thơ: Ơng đồ.
- Tác giả: Vũ Đình Liên.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa.
- Chỉ rõ: Giấy – buồn, mực - sầu
- Tác dụng:

Điể
m
0,5
0,5
0,5


+ Làm nổi bật tình cảnh ế ẩm và tâm trạng buồn tủi của ông đồ...
+ Thể hiện niềm cảm thương của tác giả với ông đồ - lớp nhà nho thất
3

4
5

7

thế.
- Chỉ ra lỗi diễn đat: lỗi lô-gic ở chỗ các nhà nho nói chung, với cả mơt
lớp naười đana thất thế. những aiá tri văn hóa đẹp đẽ mơt thời nói riêna.

Sửa lại:... các nhà nho nói riêng, với cả một lớp người đang thất thế,
những giá trị văn hóa đẹp đẽ một thời nói chung.
- Xét theo mục đích nói:_Câu nghi vấn ____
- Mục đích: Bộc lộ cảm xúc tiếc nuối, xót xa, thương cảm.
- Hình thức kết cấu đầu cuối tương ứng trong bài thơ
“Ông đồ"'.
Mở đầu và kết thúc đều bằng hình ảnh hoa đào nở báo hiệu Tết đến xuân
về: Mỗi năm hoa đào nở - Năm nay đào ỉại nở.
- Tác dụng: Làm nổi bật sự vắng bóng của ơng đồ trong hiện tại và nỗi
niềm nuối tiếc, bâng khuâng của tác giả.
Cảnh vẫn thế nhưng người đã khác xưa: Năm xưa hoa đào nở gắn liền
với sự hiện diện của ông đồ và những nét chữ thư pháp trong sự trầm trồ
thán phục của mọi người, năm nay chỉ còn hoa đào nở, vị trí của ơng đồ
giờ là một khoảng trống trong cuộc sống và trong lòng người...
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Về hình thức:
+ Đảm bảo dấu hiệu hình thức của một đoạn văn; đảm
bảo số câu từ 12 câu, có đủ bố cục mở đoạn thân đoạn,
kết đoạn.
+ Diễn đạt trơi chảy, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng;
sử dụng từ chuẩn xác, rõ nghĩa, không
sai lỗi chính tả.
* Về nội dung:
Trên cơ sở hiểu nội dung tư tưởng của bài thơ Ông đồ và hiểu biết về
kiến thức xã hội, học sinh trình bày được suy nghĩ giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại ngày nay.
Cụ thể, đoạn văn cần đáp ứng các ý cơ bản sau:
- Giải thích:
+ Văn hóa: là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một

cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó
theo thời gian.
+ Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một
nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ->
cần được giữ gìn và phát huy.
- Vì sao cần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc?
+ Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là cái gốc, cái hồn cốt

0,5

0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
4,0

Học
sinh

thể
trình
bày
cảm
nhận
khác
của

bản
thân.


lõi tạo nên bản sắc dân tộc, khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia,
dân tộc.
+ Nếu chúng ta biết giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống:
. Tâm hồn mỗi người sẽ trử nên giàu có, hướng thiện, vốn sống được tăng
lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những trì thức mới lạ trên
thế giới.
.Một xã hội giữ gìn được bản sắc văn hóa sẽ là một xã hội văn minh, một
dân tộc giữ vững bản sắc văn hóa là một dân tộc có sức sống mạnh mẽ,
khơng dễ dàng bị khuất phục. Ví dụ: Việt Nam trải qua hơn 1000 năm bị
đơ hộ vẫn giữ được tiếng nói của mình, và có thể độc lập phát triển như
ngày hôm nay.
+ Nếu chúng ta khơng biết giữ gìn văn hóa:
.Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên khô khan, vốn kiến thức về cuộc sống sẽ
bị hạn hẹp, dẫn tới những nhận thức lệch lạc, khơng đúng đắn. (Ví dụ:...)
. Một xã hội khơng giữ gìn được văn hóa, khơng giữ gìn được những điều
tốt đẹp cha ông để lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển
lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội tốt đẹp của mình người xung quanh
coi thường, thương hại...
- Bàn luận mở rộng:
+ Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ đang dần quên mất
những giá trị văn hóa tốt đẹp (VD: khơng biết cách cư xử có vàn hóa, sử
dụng những từ ngữ, cách nói, cách viết làm mất đi sự trong sáng của
tiếng Việt,...).
+ Trong thời đại ngày nay: Giao lưu quốc tế là một xu hướng mở, nhiều
nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam: văn hóa châu
Âu, văn hóa Hàn Quốc,... Nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng quá nặng nề, dẫn

đến những hành động quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái (sính ngoại,
sống q " thống",...).
=> Việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại cầng
cần thiết và quan trọng.
- Cần làm gì để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc?
- Trân trọng, tư hào về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Khơng ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản
sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân
gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,...
- Tích cực quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống hình ảnh đẹp của
dân tộc đến với bạn bè thế giới.
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, phê phán lối sùng ngoại
hoặc bài ngoại quá mức...
- Liên hệ rút ra bài học nhận thức và hành động:
- Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc.


PHIẾU BÀI TẬP
QUÊ HƯƠNG (ĐỀ SỐ 1)
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Cho câu thơ sau:


“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.”
(Ngữ Văn 8, tập 2)
Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện đoạn thơ.
Câu 2: Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai?
Câu 3. Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của 02 biện pháp tu từ được sử

dụng trong 2 câu cuối của đoạn thơ trên.
Câu 5: Xét theo mục đích nói, sáu câu thơ trên thuộc kiểu câu nào? Chúng
được dùng với chức năng gì?
Câu 6. Bài thơ gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì về tình yêu quê
hương trong tâm thức mỗi con người Việt Nam?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 10-12 câu), hãy nêu cảm nhận
của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch
chân và chú thích).


ĐÁP ÁN - QUÊ HƯƠNG (ĐỀ SỐ 1)

u
1
2
3
4

5
6

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Gợi ý trả lời
Chép đúng 5 câu thơ tiếp theo của câu thơ trên để hoàn thiện đoạn thơ.
- Bài thơ: Quê hương.
- Tác giả: Tế Hanh.
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1939, khi tác giả đi học ở Huế, xa quê hương.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Phép so sánh: Cánh buồn (giương to) như mảnh hồn làng.

+ Phép nhân hóa: Rướn thân trắng, thâu góp gió.
- Tác dụng:
+ So sánh giữa cái cụ thể với cái trừu tượng, cánh buồm với hồn làng
khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng với vẻ đẹp vừa trong sáng,
thuần khiết, vừa lãng mạn nên thơ.
+ Hình ảnh nhân hóa qua hành động “rướn thân trắng" và "thâu góp gió"
cho người đọc cảm nhận tư thế và vẻ đẹp của cánh buồm, cánh buồm
hiện ra sống động, như mang theo linh hồn của làng chài, tượng trưng
cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển cả của con
người. Tế Hanh đã tạo nên cách diễn đạt vừa mang tính gợi hình, vừa
mang giá trị biểu cảm.
- Xét theo mục đích nói, các câu thơ trên thuộc kiểu câu trần thuật.
- Chức năng: miêu tả, thông báo.
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ
- Cầng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của cánh quan quê hương.
- Cầng thương cảm, sẻ chia với những khó khăn, nhọc nhằn gian khố mà
quê hương đã và đang phải khắc phục, vượt qua.

Điể
m
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5

0,5


0,5
0,5
1,0


7

- Khâm phục, tự hào về truyền thống lao động, chiến đấu anh hùng, sáng
tạo của quân dân quê hương trong lịch sử và trong hiện tại.
- Tự hào về phong tục tập qn, đặc sản văn hố, ngành nglìề, âm thực
độc đáo của quê hương...
- Buồn đau, băn khoăn, trăn trở trước những tồn tại, hạn chế của quê
hương trên đường đơ thị hố, cơng nghiệp hố, văn minh hố...
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Hình thức:
- Đảm bảo dấu hiệu hình thức của một đoạn văn; trình bày nội dung theo
lối tổng phân hợp, đảm bảo số câu từ 10-12 câu.
- Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; sử dụng từ chuẩn xác, rõ nghĩa, khơng
sai lỗi chính tả.
2. Tiếng Việt:
- Gạch chân, chú thích rõ 1 câu nghi vấn
3. Nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo
những ý sau:
* Mở đoạn:
Qua đoạn thơ, tác giả Tế Hanh đã cho ta thấy một bức tranh đoàn thuyền
ra khơi đánh cá thật đẹp và đầy khí thế.
a) Câu 3:
Cảnh ra khơi đánh cá của dân làng chài được bắt đầu bằng một “buổi
sớm mai hồng”. Đó là một buổi bình minh thật đẹp, thơ mộng: bầu trời
cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh, đã thể hiện khung

cảnh và niềm vui của người dân làng chài khi ra khơi
“Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng”
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình, như có tiếng reo vui.
+ Những tính từ chọn lọc “trong”, “nhẹ”, “hồng” cùng biện pháp liệt kê
đã góp phần làm nổi bật một buổi sớm mai hồng rất đẹp, cảnh vật như
được tắm trong ánh hồng bình minh tráng lệ.
b) Câu 4:
Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và đầy hứa hẹn đó, những chàng
trai trẻ trung, cường tráng của làng chài hăm hở đua thuyền ra khơi.
“Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
Chính họ đã đem sức lao động và tinh thần dũng cảm đi chinh phục biển,
đem lại sự ấm no, giàu có và hạnh phúc cho quê hương.
c) Câu 5 + 6:
- Niềm vui đi chinh phục biển và khí thế ra khơi của người dân chài được
thể hiện qua hình ảnh con thuyền, mái chèo đầy ấn tượng.
+ Chiếc thuyền được ví như con tuấn mã, con ngựa đẹp phi nhanh lướt
sóng ra khơi, đầy khí thế hăng hái.
+ Mái chèo như lưỡi kiếm khổng lồ chém phăng xuống mặt nước, đẩy
con thuyền vượt trường giang.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vượt mạnh trường giang
- Hình ảnh so sánh độc đáo cùng các ĐT mạnh “phăng”, “vượt” đã làm

0,5

0,5
4,0

Học
sinh


thể
trình
bày
cảm
nhận
khác
của
bản
thân.


nổi bật vẻ đẹp, sự khoẻ khoắn của con thuyền.
d) Câu 7 + 8
- Cánh buồm - một vật cụ thể hữu hình được ví với mảnh hồn làng là cái
trừu tượng, vơ hình.
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
+ So sánh độc đáo: “cánh buồm… như mảnh hồn làng” đã giúp cho hình
ảnh cánh buồm trở nên vừa có hình, vừa có hồn. Cánh buồm trở thành
biểu tượng của làng chài thân thương. Cánh buồm chứa đựng trong nó
hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó bao hy vọng của dân chài về
những chuyến ra khơi bình n. Phải chăng đó chính là sức sống tiềm
tàng, sức lao động bền bỉ, dẻo dai và lâu đời của một miền quê ven biển?
+ Hình ảnh nhân hố “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là một câu
thơ rất đẹp gợi lên cánh buồm rất to, ơm trọn bầu trời, căng gió biển khơi.
+ Các động từ mạnh “rướn”, “thâu”, “góp” đã góp phần tơ đậm khí thế ra
khơi đánh cá vơ cùng hào hùng, mạnh mẽ.
* Kết đoạn:
- Đây là khổ thơ xuất sắc tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, thể

hiện niềm tự hào của tác giả khi ca ngợi sức sống của làng chài thân
thương.


PHIẾU BÀI TẬP
QUÊ HƯƠNG (ĐỀ SỐ 2)
Phần I: Đọc hiểu vân bản
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe",
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nịng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm


Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Trong niềm vui và thắng lợi của thuyền về bến, ta nghe câu nói của người dân
chài "Nhờ ơn trời biêh lặng cá đầy ghe". Tại sao câu nói cửa miệng của người dân chài
lại là như vậy?
Câu 3. Tìm các từ láy và nêu tác dụng của các từ láy đó trong đoạn thơ
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Câu 5: Xét về mặt cấu tạo, câu thơ in đậm trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì? Nó
thực hiện hành động nói nào?

Câu 6: Kể tên 1 văn bản trong chương trình THCS cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên,
đất nước. Cho biết tên tác giả của văn bản đó.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 10-12 câu), hãy nêu cảm nhận của em về
đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích
câu hỏi tu từ).


ĐÁP ÁN - QUÊ HƯƠNG (ĐỀ SỐ 2)

u
1
2

3
4

5

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Gợi ý trả lời
Đoạn thơ trích trong bài thơ Quê hương. Tác giả: Tế Hanh.
- Bởi lẽ với cuộc sống luôn phải phụ thuộc vào thiên nhiên của họ thì trời
yên biển lặng là may mắn, là ấm no, là hạnh phúc.
- Câu thơ như lời cảm tạ thốt lên tự đáy lòng. Lời cảm tạ trời đất đã chở
che, mang đến sự bình yên, thắng lợi cho mỗi chuyến đi
Các từ láy “ồn ào”, “tấp nập”, gợi khơng khí vui mừng, nhộn nhịp khi
“đón ghe về”.
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hoá (chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, nghe).

+ Ấn dụ chuyển đổi cảm giác (Nghe chất muối ngấm dần trong thớ vỏ).
- Tác dụng:
+ Nhân hố: con thuyền sinh động, có hồn như con người, cũng biết mệt
mỏi sau một ngày lao động.
+ Ấn dụ chuyển đổi cảm giác: lối diễn đạt độc đáo, con thuyền và người
dân gắn bó tới mức như có thể cảm nhận, thấu hiểu nhau.
+ Cho thấy tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lịng gắn bó sâu nặng với con
người và cuộc sống lao động làng chài quê hương của tác giả...
- Câu in đậm thuộc kiểu câu trần thuật.
- Thực hiện hành động nói: Bộc lộ cảm xúc.

Điể
m
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25

6
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
7

1. Hình thức:

- Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn, có đủ số câu.
- Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn.
- Diễn đạt lưu lốt, đảm bảo tính liên kết, khơng mắc lỗi dùng từ và chính
tả.
2. Tiếng Việt:
- Gạch chân, chú thích rõ 01 câu cảm thán
3. Nội dung:
*Mở đoạn: giới thiệu tác giả - tác phẩm - Qua đoạn thơ thứ ba, tác giả Tế Hanh đã cho ta thấy cảnh thuyền đánh
cá trở về trong náo nức, say sưa.
a)
Bốn câu thơ đầu
- Ở bốn câu thơ đầu, cảnh ồn ào tấp nập của làng chài đã được nhà thơ
khắc hoạ rất sinh động:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

0,5

0,5
4,0

Học
sinh

thể
trình
bày
cảm
nhận
khác

của
bản
thân.


“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
- Các từ láy “ồn ào”, “tấp nập”, gợi khơng khí vui mừng, nhộn nhịp khi
“đón ghe về”.
- Các hình ảnh “cá đầy ghe”, “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
cho thấy một chuyến ra khơi đầy may mắn và bội thu, niềm vui sướng
ngập tràn trong lòng người và “khắp dân làng”.
- Ba tiếng “nhờ ơn trời” là lời cảm tạ nghe thật cảm động và thiêng liêng,
thể hiện tấm lòng mộc mạc, hồn hậu của những người con suốt đời gắn
bó với biển, vui sướng, hoạn nạn đều có biển.
b)
Hai câu tiếp:
- Trong cảm xúc tự hào khâm phục về những người dân chài vừa vượt
qua một hành trình lao động, Tế Hanh viết nên hai câu thơ thật hay khắc
họa vẻ đẹp người dân chài:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
- Hình ảnh “làn da ngăm rám nắng” đã làm nổi bật vẻ đẹp cơ thể khỏe
khoắn, rắn rỏi; phong thái từng trải, phong trần của những chàng trai ven
biển.
- Cụm từ “vị xa xăm” còn gợi nên hơi thở của đại dương, của lịng biển
sâu, của những chân trời típ tắp, của phong ba dữ dội. Cái vị mặn mòi của
muối biển, nồng đượm thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của
người dân chài.
 Những người dân chài, những đứa con của biển cả được miêu tả vừa

chân thực vừa lãng mạn, trở nên vừa gần gũi, thân thương, vừa phi
thường, kì diệu.
c) Hai câu cuối
Và phải chăng, trong thiên nhiên mọi sự vật đều có tâm hồn, hay con
người yêu sự vật đã thổi linh hồn cho nó, để sự vật hiện lên như con
người vậy.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
- Nhờ phép nhân hoá được diễn tả bằng các từ “im, mỏi, trở về, nằm,
nghe” con thuyền giống như một người lao động làng chài cũng biết nghỉ
ngơi, thư giãn sau những chuyến ra khơi đầy vất vả. Nhưng đó không
phải sự mệt mỏi, biếng lười mà là sự “mệt mỏi, say sưa” bởi con thuyền
đã góp phần khơng nhỏ trong thành quả của hành trình lao động.
- Nhưng ấn tượng nhất là ở từ “nghe” - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, khiến
cho con thuyền trở nên có tâm hồn - một tâm hồn tinh tế, biết nghĩ suy, tự
lắng nghe và cảm thấy chất muối - hương vị biển đang thấm dần trong cơ
thể mình - đằm sâu, thắm thiết. Cảm giác chất muôi thấm vào cơ thể đến
đâu, con thuyền trở nên dạn dày, từng trải đến đó.
*Kết đoạn:
Có lẽ, phải có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, một tấm lòng yêu quê
tha thiết, lắng sâu, Tế Hanh mới cảm nhận đựơc những hình ảnh bình dị


mà thấm thía, sâu sắc như thế.

PHIẾU BÀI TẬP
QUÊ HƯƠNG (ĐỀ SỐ 3)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi


“Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vơi,
Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1. Cho biết xuất xứ và thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Trình bày nội dung của đoạn thơ trên bằng một câu văn.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ trên.
Câu 4. Bài thơ “Quê hương” cho em hiểu gì về tình cảm của Tế Hanh với cảnh vật, cuộc
sống và con người quê ông?
Câu 5. Tình yêu quê hương đất nước luôn được bồi đắp từ những điều thật bình dị mà
quen thuộc, gần gũi. Triết lí ấy em cịn gặp trong một văn bản nào đã học ở chương trình
Ngữ văn 6? Cho biết tên văn bản, tên tác giả.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 6. Hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 10-12 câu), hãy nêu cảm nhận của
em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân và chú


thích câu hỏi tu từ).
Câu 7. Từ nỗi nhớ quê ln thường trực trong lịng tác giả, em hãy viết đoạn văn
khoảng 2/3 trang giấy thể hiện suy nghĩ của mình về đạo lí uống nước nhớ nguồn?

ĐÁP ÁN - QUÊ HƯƠNG (ĐỀ SỐ 3)


PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Gợi ý trả lời

Điể



u
1
2
3

4

5

6

- Xuất xứ: bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được
in trong tập Hoa niên (1945)
- Thể thơ: tám chữ
Nội dung: đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương của người
con xa quê.
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ “nhớ”
+ Liệt kê
- Tác dụng:
+ Gợi ra những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng của
quê hương làng chài
+ Thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu
nặng với quê hương của tác giả
Bài thơ “Quê hương” tái hiện phong cảnh, cuộc sống và con người làng
chài trong nỗi nhớ của người xa q. Tình u q hương, sự gắn bó sâu
sắc, thấu hiểu tinh tế người và cảnh quê hương đã giúp nhà thơ thổi hồn
vào cảnh vật, làm cho hình ảnh quê vừa chân thực vừa có vẻ đẹp khoẻ
khoắn đầy lãng mạn.

- Văn bản: Lòng yêu nước
- Tác giả: I-li-a Ê-ren-bua
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Hình thức:
- Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn, có đủ số câu.
- Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn.
- Diễn đạt lưu lốt, đảm bảo tính liên kết, khơng mắc lỗi dùng từ và chính
tả.
2. Tiếng Việt:
- Gạch chân, chú thích rõ 01 câu hỏi tu từ
3. Nội dung:
*Mở đoạn: giới thiệu tác giả - tác phẩm - Qua khổ thơ cuối, tác giả đã cho ta thấy được nỗi thương nhớ làng chài
của đứa con li hương.
*Thân đoạn:
- Đó là nỗi nhớ cảnh sắc cụ thể, nhớ tha thiết bồi hồi.
Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vơi
Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tơi bỗng nhớ cái mùi nồng mặn quá!
- Cảm xúc ấy được diễn tả qua điệp từ “nhớ” và biện pháp liệt kê
- Tưởng nhớ quê hương là nhớ những hình ảnh, sắc màu, hương vị quen
thuộc:
+ màu xanh của nước
+ màu bạc tươi ngon của cá

m
0,25
0,25
0,5


0,5
0,5
0,5
0,5
1,0

0,5
0,5
0,5

0,5
2,0

Học
sinh

thể
trình
bày
cảm
nhận
khác
của
bản
thân.


7

+ màu vơi bạc phếch vì nắng mưa của cánh buồm.

+ nhớ hình bóng con thuyền làng chài rẽ sóng ra khơi,
+ nhớ cái mùi nồng mặn hương vị của biển.
- Đó là mùi của biển cả, của sóng, của gió, của rong rêu, của cá, của cả cái
vị mồ hôi trên lưng áo của người đi biển. Cái mùi vị quen thuộc đó cũng
là một phần của hồn làng, của hồn vía q hương.
- Chữ “thống” rất hay vừa gợi tả hình bóng con thuyền ra khơi mờ dần
cuối chân trời dịng sơng, vừa thể hiện tưởng nhớ trong hồi niệm. Tình
cảm thấm vào câu chữ, màu sắc, vần thơ.
*Kết đoạn
- Phải chăng đó chính là tình u q hương tha thiết của người con xa
quê?
1. Hình thức:
- Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn, có đủ số câu.
- Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn.
- Diễn đạt lưu lốt, đảm bảo tính liên kết, khơng mắc lỗi dùng từ và chính
tả.
2. Nội dung:
*Giải thích
- “Uống nước” là sự thừa hưởng những thành quả vật chất và tinh thần.
“Nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân, ghi nhớ những người đã
giúp đỡ chúng ta được hưởng những thành quả đó.
- Cả câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi người lối sống ân
nghĩa, thủy chung; trân trọng và biết ơn với quá khứ, với những thế hệ đi
trước.
*Biểu hiện
- Hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những ngày lễ truyền thống
như ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày 20/11, ngày giỗ tổ Hùng Vương
hay ngày Tết âm lịch,…những ngày để thế hệ hiện tại, thế hệ con cháu
hướng về q khứ, hướng về gia đình, thầy cơ chưa bao giờ bị lãng qn.
- Hay những gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng ln ln

được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội…
- Đó đều là những hành động thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn”, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lí đẹp của dân tộc.
*Phân tích chứng minh: Tại sao chúng ta phải “Uống nước nhớ
nguồn”?
- Nhỏ bé như hạt gạo, hay lớn lao như cuộc sống hịa bình, tự do chúng ta
đang tận hưởng, tất cả đều bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài
và cả sự hi sinh máu xương,tính mạng của thệ hệ đi trước. Khơng có điều
gì tự nhiên mà có, như cây có cội, như sơng có nguồn, như con người có
tổ tiên, và quá khứ. Bởi vậy chúng ta phải biết quý trọng, biết ơn những
người đã giúp đỡ ta, cho ta những gì ta đang có.
- “Uống nước nhớ nguồn” giúp ta đồn kết gắn bó và yêu thương nhau
qua nhiều thế hệ.
( Dẫn chứng: Con cháu thể hiện lịng biết ơn, tình u thương với ông bà

0,5

1,5


×