Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 227 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHAN THỊ THANH LOAN

TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHAN THỊ THANH LOAN

TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TỐN, KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

HÀ NỘI – NĂM 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày......tháng.....năm 2021
Nghiên cứu sinh

Phan Thị Thanh Loan


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân,
nghiên cứu sinh đã được hướng dẫn và trang bị thêm rất nhiều kiến thức, kỹ năng
nghiên cứu khoa học quý báu để có thể hồn thành luận án tiến sĩ chun ngành kế
tốn, kiểm tốn và phân tích.
Để có được kết quả nghiên cứu này, nghiên cứu sinh xin được gửi lời cảm ơn
đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Viện Đào tạo Sau đại học, Ban
lãnh đạo Viện Kế toán – Kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh có
thể hồn thành tốt quá trình học tập nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn.
Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS

Nguyễn Thị Phương Hoa – người hướng dẫn khoa học đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và động viên, giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh cũng xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo
và anh chị em đồng nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Viện Kế toán –
kiểm tốn đã góp ý để nghiên cứu sinh có thể sửa chữa những hạn chế, thiếu sót, đã
tạo nhiều điều kiện thuận lợi về thời gian, giúp đỡ trong cơng việc để nghiên cứu sinh
hồn thiện luận án.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các anh chị
công tác tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, đã giúp tác giả thu thập đầy đủ các
phiếu điều tra từ các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán
Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin dành lời cảm ơn đặc biệt nhất tới gia đình, bạn
bè – những người đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ nghiên cứu sinh trong suốt
q trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Nghiên cứu sinh

Phan Thị Thanh Loan


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5
1.5. Kết cấu của Luận án ............................................................................................5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN tác động của
KIỂM SOÁT NỘI BỘ tới HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ...7
2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ..........7
2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính. ......................................8
2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu phi tài chính. ....................................15
2.1.3 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả....................16
2.2. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................17
2.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ...............................................................17
2.2.2. Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên (Contingency Theory) .....................................19
2.2.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) .........................................21
2.3. Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ....23
2.3.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ ......................................................23
2.3.2. Hiệu quả hoạt động và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động .........32
2.3.3 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .......39
2.4. Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ảnh hưởng đến kiểm sốt

nội bộ. .........................................................................................................................44
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................48


iv

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................49
3.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................49
3.2. Nguồn dữ liệu .....................................................................................................49
3.3. Nghiên cứu định tính .........................................................................................50
3.3.1. Nghiên cứu tài liệu ..........................................................................................50
3.3.2. Hỏi ý kiến chuyên gia .....................................................................................58
3.4. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................58
3.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu .....................................................................................58
3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................58
3.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ..............................................................................59
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................61
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU thực trạng tác động của kiểm soát nội bộ
tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................62
4.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ. .......................62
4.1.1. Đặc điểm của ngành chế biến thực phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế thế giới...........................................................................................................62
4.1.2. Rủi ro đối với ngành chế biến thực phẩm Việt Nam ......................................67
4.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. .................................................72
4.2.1. Thực trạng mơi trường kiểm sốt tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................................................72
4.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam .....................................................................83
4.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................................................86
4.2.4. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông tại các doanh nghiệp chế biến
thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................95
4.2.5. Thực trạng giám sát tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. ...........................................................................99
4.3. Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..............100
4.3.1. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam ..........................................................................100


v

4.3.2. Phân tích tác động của kiểm sốt nội bộ đối với hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .106
4.4. Đánh giá ưu, nhược điểm của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp chế
biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam......................116
4.4.1. Ưu điểm của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam. ....................................................116
4.4.2. Nhược điểm của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khốnViệt Nam .....................................................119
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................124
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM .................................................................................................................125
5.1. Xu thế phát triển của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. ...125

5.2. Một số khuyến nghị hồn thiện kiểm sốt nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam ...........................................................................................127
5.2.1. Hồn thiện mơi trường kiểm sốt ..................................................................127
5.2.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro .............................................................................130
5.2.3. Hoàn thiện các hoạt động kiểm sốt .............................................................134
5.2.4. Hồn thiện hệ thống thơng tin và truyền thơng .............................................138
5.2.5. Hồn thiện giám sát .......................................................................................144
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................147
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................149
KẾT LUẬN ................................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................152
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4

Danh sách các công ty Chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ............................................................................170
Phiếu khảo sát kiểm soát nội bộ ..............................................................172
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ của các doanh
nghiệp qua phiếu khảo sát .......................................................................184
Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố KSNB tác động đến HQHĐ của các doanh
nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .....................192


vi

Phụ lục 5

Phụ lục 6
Phụ lục 7
Phụ lục 8

Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam năm 2018 ...........................................................195
Một số thơng tin về KSNB trong Báo cáo thường niên của Công ty Cổ
phần Tập đồn Kinh Đơ ..........................................................................197
Một số thơng tin về KSNB trong Báo cáo thường niên của Công ty Cổ
phần Vĩnh Hồn .......................................................................................199
Một số thơng tin về KSNB trong Báo cáo thường niên của Cơng ty Cổ
phần tập đồn Masan ...............................................................................203

Phụ lục 9

Một số thông tin về KSNB trong Báo cáo thường niên của Cơng ty Cổ
phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.......................................208
Phụ lục 10 Một số thông tin về KSNB trong Báo cáo thường niên của Công ty Cổ

phần mía đường Thành Thành Cơng Tây Ninh.......................................212
Phụ lục 11 Một số thông tin về KSNB trong Báo cáo thường niên của Công ty Cổ
phần Thuỷ sản MeKong ..........................................................................215
Phụ lục 12 Một số thông tin về KSNB trong Báo cáo thường niên của Công ty Cổ
phần Đầu tư Thương Mại Thuỷ sản ........................................................216


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AICPA


Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institue
of Certified Public Accountants)

CBTP

Chế biến thực phẩm

COSO

Hiệp hội các tổ chức tài trợ (Committee of Sponsoring
Organizations)

CPTPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Partnership Agreement)

EFA

Phân tích nhân tố khám phá ( Exploratory factor analysis)

ERM

Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise risk management)

ERP

Hoạch định nguồn lực (enterprise resourse planing)


EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (European –
Vietnam Free Trade Agreement)

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange)

HOSE

Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi
Minh Stock Exchange)

IFAC

Liên đồn Kế tốn quốc tế (International Federation of
Accountants)

ISA

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Standard on Auditing)

KSNB

Kiểm soát nội bộ


ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (return on assets)

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (return on equity)

VSA

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Vietnamese Standards on
Auditing)


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mơ hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) của Kaplan ....................37
Bảng 3.1: Tiêu chí đo lường Mơi trường kiểm sốt ......................................................53
Bảng 3.2: Tiêu chí đo lường Đánh giá rủi ro.................................................................53
Bảng 3.3: Tiêu chí đo lường Hoạt động kiểm sốt........................................................54
Bảng 3.4: Tiêu chí đo lường Thơng tin & truyền thơng ................................................55
Bảng 3.5: Tiêu chí đo lường Giám sát...........................................................................55
Bảng 3.6: Thông tin về đối tượng trả lời phiếu khảo sát ...............................................59
Bảng 4.1: Ngành công nghiệp CBTP trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018 .......62
Bảng 4.2: Hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam ....................................................................................101
Bảng 4.3: Hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. ...............................................................................................102

Bảng 4.4: Đánh giá mẫu nghiên cứu ...........................................................................106
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach alpha.............................................................106
Bảng 4.6: Ma trận tương quan các yếu tố với ROA ....................................................108
Bảng 4.7: Ma trận tương quan các yếu tố với ROE ....................................................109
Bảng 4.8: Ma trận tương quan các yếu tố với hiệu quả cạnh tranh .............................109
Bảng 4.9: Bảng kết quả hồi quy ROA .........................................................................110
Bảng 4.10: Bảng kết quả hồi quy ROE .......................................................................111
Bảng 4.11: Bảng kết quả hồi quy HQCT ....................................................................112


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Chuỗi giá trị ngành thủy sản.........................................................................44
Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc hoạt động ngành chế biến thực phẩm ....................................45
Hình 3.1: Mơ hình lý thuyết ..........................................................................................51
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta ............................77
Hình 5.1: Quy trình ERM trong doanh nghiệp ............................................................132


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh rủi ro ngày càng gia tăng và phức tạp, kiểm soát nội bộ (KSNB)
là một vấn đề rất được quan tâm bởi những nhà quản lý và cả các kiểm toán viên. Trên
thế giới, KSNB được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kiểm toán
(Victor Z.Brink and Herbert Witt, 1941; Laura F. Spira, Michael Page, 2003; Jayanthi
Krishnan, 2005; ), quản trị doanh nghiệp,…. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và công

nghệ tiến bộ nhanh, sự yếu kém trong đánh giá rủi ro, quy trình kiểm sốt, hệ thống
thơng tin và truyền thơng,... góp phần làm gia tăng rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu
của tổ chức (mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu tin cậy của thơng tin). Các
nghiên cứu về KSNB do đó được thực hiện với hướng tiếp cận mới về kiểm soát rủi ro
cho tổ chức. KSNB với các thành phần được liên kết chặt chẽ với nhau, cùng thực hiện
mục tiêu đối phó với các rủi ro sẽ hỗ trợ cho tổ chức đạt được mục tiêu. Có kiểm sốt
được rủi ro, các đơn vị mới có thể nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển
bền vững hơn trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại Việt Nam, KSNB là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm
khá nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng KSNB trong một đơn vị cụ thể ở các
ngành, các lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu trước về KSNB còn tồn tại một số
khoảng trống sau: (1) Hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên khuôn khổ báo cáo của
COSO để đánh giá thực trạng KSNB một ngành hoặc đơn vị cụ thể bằng phương
pháp định tính, từ đó đề xuất các giải pháp để hồn thiện KSNB tại các đơn vị. Đa
phần các tác giả chưa phân tích KSNB theo quan điểm hiện đại để giúp nhà quản lý
kiểm soát rủi ro nhằm gia tăng hiệu quả và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. (2)
Gần đây đã có một số tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng, sử dụng mơ hình
lượng hóa ảnh hưởng của tổ chức KSNB tới chất lượng thông tin kế tốn tài chính, tổ
chức KSNB chi phí sản xuất tới hiệu quả tài chính, ảnh hưởng của chất lượng KSNB
tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp và ảnh hưởng của KSNB tới tính hữu hiệu
của KSNB tại một số ngành công nghiệp cụ thể (Nguyễn Thị Tố Tâm, 2014; Chu Thị
Thu Thủy, 2016; Đặng Thúy Anh, 2017; Phạm Thị Bích Thu, 2018). Trong lĩnh vực
ngân hàng, việc nghiên cứu KSNB được thực hiện nhiều và chủ yếu hướng đến tác
động của các thành phần KSNB đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đến các mục
tiêu kiểm soát của ngân hàng (Salehi, 2013; Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng,
2016). Với những khoảng trống nghiên cứu trên, trong nghiên cứu này tác giả sử


2


dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đo lường tác động của các yếu tố KSNB
đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) – đo lường qua các thước đo tài chính và phi tài
chính của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm (CBTP) niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam nhằm đưa ra những khuyến nghị thích hợp giúp các doanh
nghiệp hồn thiện KSNB, nâng cao HQHĐ.
Ngành cơng nghiệp thực phẩm của Việt Nam có vai trị rất quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam. Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng
Chính phủ đã xác định ngành cơng nghiệp CBTP được lựa chọn đầu tiên trong ba
nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển cơng nghiệp
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Theo đó, định hướng của ngành là
phát triển theo hướng hiện đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động
hội nhập với khu vực và thế giới; chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu trên
các thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngành CBTP của Việt Nam là ngành công nghiệp dùng nguyên liệu nơng
nghiệp (nơng sản, thuỷ sản) do đó, ngành giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp,
tạo điều kiện cho nơng nghiệp phát triển, qua đó cải thiện đời sống cho người nơng
dân. Đồng thời ngành cịn có vai trị tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp,
tăng khả năng tích luỹ, khả năng đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất nơng nghiệp từ đó
giúp đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ
như hiện nay, doanh nghiệp CBTP Việt Nam cũng đang phải đối mặt với khơng ít
thách thức và rủi ro, cụ thể như sau:
• Rủi ro về nguyên vật liệu: Sản xuất của ngành còn bấp bênh do phụ thuộc vào
khả năng được mùa của nguyên vật liệu trong nước, hoặc phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu nhập khẩu. Nhiều nhà máy do thiếu nguyên liệu nên không hoạt
động hết công suất (như nhà máy đường), hoặc phải sử dụng nguyên liệu nhập
ngoại do nguyên liệu trong nước không đủ để đáp ứng (như nhà máy chế biến
thuỷ sản, bánh kẹo, hạt điều,...) nên làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả
năng cạnh tranh. Tiêu biểu, ngành sữa phải nhập khẩu tới 75% ngun liệu từ
nước ngồi, cịn dầu ăn phải nhập khẩu 90%....
• Rủi ro cần kiểm sốt về cơng nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm: Công

nghệ sản xuất lạc hậu, không đồng bộ khiến các sản phẩm khơng đảm bảo chất
lượng cao, khó xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu; rủi ro trong việc
tuân thủ các quy định về y tế, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. Điều này
đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý cần quan tâm chú trọng đến đổi mới, đầu tư


3

cho cơng nghệ, máy móc sản xuất, giám sát chặt chẽ các tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm.
• Rủi ro về thị trường tiêu thụ: Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, Việt
Nam đã ký kết và tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh Châu Âu (EVFTA). Do đó, đối với thị trường nội địa, sản phẩm của
doanh nghiệp CBTP chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm nhập ngoại
ngày càng nhiều, phong phú về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Trong khi
đó, thị trường nước ngồi cũng rất khó khăn, để xuất khẩu được các sản phẩm
của doanh nghiệp CBTP buộc phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hết sức khắt
khe về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó là các quy định về thuế quan, tỷ
giá,...Do đó, các doanh nghiệp CBTP cần đặc biệt quan tâm đến việc đáp ứng
các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tìm hiểu rõ các quy định xuất khẩu sang
các thị trường khác nhau.
• Rủi ro về thị hiếu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng khắt khe
nhất là với các sản phẩm tiêu dùng, ăn uống; khơng chỉ địi hỏi đảm bảo về chất
lượng nói chung mà cần đa dạng và phù hợp với nhu cầu sử dùng, nhu cầu sức
khoẻ của các đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, các doanh nghiệp CBTP phải
kiểm soát, nắm bắt kịp thời các thay đổi, xu hướng tiêu dùng hiện nay để điều
chỉnh hoạt động CBTP cho phù hợp.
Đứng trước những rủi ro và thách thức lớn đó, các nhà quản lý cần có KSNB
hữu hiệu, có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với các rủi ro để nâng cao năng lực,

HQHĐ từ đó đạt được chiến lược phát triển của doanh nghiệp và của ngành. Với doanh
nghiệp niêm yết, áp lực về HQHĐ lại càng lớn do lợi nhuận là yếu tố quyết định khả
năng tiếp tục niêm yết, và lợi nhuận cũng là địi hỏi của đơng đảo các cổ đơng. Vì vậy,
tác giả đề xuất nghiên cứu tác động của KSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu này
sẽ chú trọng nghiên cứu KSNB theo quan điểm mới - chú trọng đến kiểm soát rủi ro,
xem xét ảnh hưởng của KSNB đến HQHĐ tại doanh nghiệp CBTP Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Do vậy, với hướng nghiên cứu này tác giả tin tưởng rằng sẽ có những đóng
góp mới về mặt lý luận và thực tiễn về KSNB cho các doanh nghiệp CBTP niêm yết
trên thị trường chứng khốn nói riêng và ngành CBTP Việt Nam nói chung để nâng
cao HQHĐ trong nền kinh tế hội nhập.


4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của KSNB đến HQHĐ
của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, từ đó
xem xét đưa ra những khuyến nghị thích hợp về KSNB nhằm giúp doanh nghiệp nâng
cao HQHĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Do đó, tác giả đã cụ thể
hóa mục tiêu chung thành các mục tiêu cụ thể như sau:
• Nghiên cứu đặc điểm của ngành CBTP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế có ảnh hưởng đến KSNB.
• Tìm hiểu thực trạng KSNB của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị
trường chứng khốn Việt Nam.
• Xem xét tác động của các yếu tố KSNB đối với HQHĐ của các doanh
nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
• Đề xuất các khuyến nghị/ biện pháp nhằm hoàn thiện KSNB, giúp các
doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nâng

cao HQHĐ.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
• Câu hỏi 1: Ngành CBTP Việt Nam có những đặc điểm gì?
• Câu hỏi 2: Có những rủi ro nào mà các doanh nghiệp CBTP Việt Nam đang
gặp phải trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay?
• Câu hỏi 3: Thực trạng KSNB của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
• Câu hỏi 4: Các yếu tố KSNB trong các doanh nghiệp CBTP niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam có tác động tích cực đến tỷ suất ROA của
đơn vị khơng?
• Câu hỏi 5: Các yếu tố KSNB trong các doanh nghiệp CBTP niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam có tác động tích cực đến tỷ suất ROE của
đơn vị khơng?
• Câu hỏi 6: Các yếu tố KSNB trong các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên
thị trường chứng khốn Việt Nam có tác động tích cực đến HQHĐ – khía cạnh cạnh
tranh khơng?


5

• Câu hỏi 7: Nhóm giải pháp nào cần đưa ra cho KSNB để nâng cao HQHĐ
cho các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của các yếu tố của KSNB đến HQHĐ của các doanh
nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Về thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu KSNB và thông tin về HQHĐ của
các công ty CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2016 - 2018.
• Về khơng gian: Ngành CBTP bao gồm ba phân ngành là chế biến sản phẩm
trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản. Tính đến năm 2018,
có 41 doanh nghiệp CBTP Việt Nam niêm yết trên 2 sàn giao dịch HNX (Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội) và HoSE (Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh).
Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu với toàn bộ các doanh nghiệp CBTP Việt Nam niêm
yết trên 2 sàn giao dịch HNX và HoSE nói trên.
• Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tác động của các yếu tố của
KSNB đối với HQHĐ được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu tài chính như ROA,
ROE và phi tài chính ở khía cạnh cạnh tranh. Nội dung KSNB của doanh nghiệp trong
nghiên cứu này cũng được tác giả tập trung đánh giá gắn với mục tiêu HQHĐ của
doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.5. Kết cấu của Luận án
Kết cấu của Luận án được chia thành 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận tác động của kiểm soát nội
bộ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng tác động của kiểm soát nội bộ tới
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Chương 5: Một số ý kiến đề xuất hồn thiện kiểm sốt nội bộ nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.



6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết về khía cạnh học thuật và
thực tiễn của hướng nghiên cứu - KSNB của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng trình bày được mục tiêu tổng
quát của luận án là nghiên cứu tác động của KSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp
CBTP niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, từ đó xem xét đưa ra những
khuyến nghị thích hợp về KSNB giúp doanh nghiệp nâng cao HQHĐ trong bối cảnh
hội nhập kinh tế hiện nay. Từ mục tiêu tổng quát này tác giả đã đưa ra các mục tiêu cụ
thể hơn và dựa vào đó đề xuất các câu hỏi nghiên cứu tương ứng.
Cũng trong chương này, tác giả xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ
thể của luận án về mặt nội dung, không gian và thời gian. Đối tượng nghiên cứu là: tác
động giữa KSNB và HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Phần cuối của chương tác giả đưa ra kết cấu của luận án với 5 chương.


7

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN TÁC ĐỘNG
CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
KSNB ln được coi là quan trọng bởi vai trò cũng như mục tiêu khơng chỉ đối
với tính trung thực của báo cáo tài chính, sự tuân thủ các quy định pháp luật mà cả sự
hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị, thực hiện các chiến lược kinh
doanh của đơn vị. Do đó đã có rất nhiều nghiên cứu về KSNB gắn với các mục tiêu
khác nhau của tổ chức.
Doyle, Ge và McVey (2007) đã chỉ ra rằng KSNB trong các cơng ty càng yếu

kém thì chất lượng các khoản dồn tích cũng sẽ giảm xuống. Điều này cũng được Lu
(2010) chứng minh trong nghiên cứu thực nghiệm tại Canada và Zahra Lashgari
(2015) chỉ ra tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran từ năm 2008 đến
năm 2013 - chất lượng các khoản dồn tích có mối liên hệ chặt chẽ với sự yếu kém của
KSNB và phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp môi trường thông tin và nguồn thông tin.
Trong nghiên cứu “Kiểm sốt nội bộ yếu kém và Chi phí vốn” của Ogneva và cộng sự
(2007) cũng đã chứng minh có mối quan hệ trực tiếp giữa sự yếu kém của KSNB và
chi phí vốn của các cơng ty ở Hoa Kỳ. KSNB càng yếu, các nhà đầu tư và chủ nợ
không hài lịng và chi phí vốn về vốn chủ sở hữu của cổ đông càng cao. Dumitrascu
Mihaela và Savulescu Iulian (2012) khi phân tích hiệu quả của KSNB trong các cơng
ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Bucharest – Rumani đã chỉ ra rằng KSNB
hiệu quả sẽ dẫn đến việc trình bày báo cáo tài chính hợp lý và do đó làm tăng niềm tin
của các bên liên quan vào báo cáo tài chính. Ở Đức, nghiên cứu của Brown (2008) cho
thấy KSNB hiệu quả giúp nâng cao chất lượng các khoản thu nhập của đơn vị, hay
Nerissa (2014) cũng chỉ ra KSNB và quản lý rủi ro hiệu quả sẽ giúp tăng chất lượng kế
tốn của cơng ty. Hay như ở Mỹ, khi quy định việc báo cáo KSNB của ban quản lý và
kiểm toán viên năm 2001, K. Chalmers (2019) đã xem xét về KSNB tại các doanh
nghiệp và khẳng định: chất lượng KSNB của đơn vị có ảnh hưởng đáng kể đến việc ra
quyết định của người sử dụng thơng tin tài chính. Nghiên cứu của Yong Zhang (2014)
ở Trung Quốc lại cho biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ có KSNB hữu hiệu có thể giúp
đơn vị nhận được sự tin tưởng nhiều hơn của các nhà cung cấp và nhận được lượng tài
trợ tín dụng thương mại lớn hơn, từ đó giúp giảm thiểu khó khăn về tài chính cho
doanh nghiệp.


8

Mối quan hệ giữa KSNB và HQHĐ của doanh nghiệp cũng được nhiều nghiên
cứu đề cập. DeFond và Jiambalvo (1991) nhận xét trong các nghiên cứu trước đã chỉ ra
rằng các sai phạm trên báo cáo tài chính có liên quan chặt chẽ với kết quả hoạt động của

đơn vị; KSNB tốt dự kiến sẽ tăng cường HQHĐ của công ty. Watts (1999) cũng chỉ ra
rằng KSNB là cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu tài chính và kinh tế của đơn vị,
giúp nâng cao hiệu quả tài chính. Cũng theo Krishnan (2005) việc áp dụng đúng các thủ
tục, chính sách KSNB sẽ cải thiện hiệu quả của tổ chức. Có một mối quan hệ tích cực
giữa KSNB và HQHĐ của doanh nghiệp (theo nghiên cứu tại Sri Lanka của
Wijewardena, 2004) và KSNB là chìa khóa giúp tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra trật tự và hiệu quả (Garcia, nghiên cứu ở Châu Âu, 2004). Và những đánh giá
này được làm rõ hơn trong rất nhiều nghiên cứu sau đó.

2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính.
Mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả tài chính là một nội dung được nhiều tác
giả nghiên cứu, bởi ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp thường là hiệu quả tài chính.
Hiệu quả tài chính thường được phản ánh thơng qua lợi nhuận, khả năng thanh tốn và
khả năng sinh lời,.... Các thước đo được sử dụng khác nhau tuỳ vào đặc điểm của tổ
chức cũng như mục đích nghiên cứu của các tác giả.
Ở khối các đơn vị cơng thì có nghiên cứu của Mawanda (2008) với nghiên cứu
về “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ và hiệu quả tài chính trong trường đại học ở
Uganda – Trường hợp trường đại học Uganda Marytrs”, đã cho thấy KSNB thích hợp
sẽ giúp hiệu quả tài chính của tổ chức được cải thiện, đồng thời gia tăng sự tin cậy của
báo cáo, tăng cường trách nhiệm quản lý. Cũng trong nghiên cứu này, Mawanda đã chỉ
ra KSNB (đo lường bằng mơi trường kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ và các hoạt động
kiểm sốt) có liên quan đến hiệu quả tài chính của một trường đại học (đo lường bằng
tính thanh khoản, trách nhiệm tài chính và báo cáo tài chính). Tuy nhiên, trong nghiên
cứu này, việc đo lường các biến cịn hạn chế: biến mơi trường kiểm sốt chưa đề cập
đến yếu tố cơ cấu tổ chức, biến trách nhiệm tài chính khơng có thang đo cụ thể,...Đồng
thời, nghiên cứu cũng chỉ đề cập đến mối tương quan nói chung của KSNB và hoạt
động tài chính mà chưa chỉ ra được mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố của
KSNB đến hoạt động tài chính của trường đại học.
Một nghiên cứu khác của tác giả Muraleetharan P. (2011) về “Ảnh hưởng của

Kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của tổ chức – Trường hợp các tổ chức
cơng cộng và tư nhân ở Jaffna” đã hình thành giả thiết và mơ hình để kiểm tra xem
liệu hệ thống KSNB có dẫn đến tăng hiệu quả tài chính của các tổ chức hay khơng?


9

KSNB (được xem xét đặc trưng bởi 5 yếu tố: mơi trường kiểm sốt, quy trình đánh giá
rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát) và hiệu quả tài
chính (được đặc trưng bởi lợi nhuận, tính thanh khoản của tổ chức) có mối tương quan
và KSNB có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của tổ chức. Tác giả đã tiến
hành thu thập thông qua bảng câu hỏi, quan sát và phỏng vấn 181 cá nhân được lựa
chọn từ những nhân viên làm việc trong các văn phịng; sau đó đo lường các biến trên
bằng phương pháp phân tích thống kê hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có mối
quan hệ tích cực của đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm sốt và giám sát đến hiệu quả
tài chính của các đơn vị.
Gần đây cũng có nghiên cứu của Rafiqa Irahayu Rosman (2018) ở Malaysia.
Nghiên cứu này đã chỉ ra có ảnh hưởng đáng kể của KSNB (đo lường qua các yếu tố
mơi trường kiểm sốt, hoạt động kiểm sốt, đánh giá rủi ro, giám sát) đến sự đóng góp
vào ngân sách và HQHĐ của các tổ chức phi lợi nhuận ở Malaysia (đo lường theo khía
cạnh tài chính và phi tài chính).
Khắc phục hạn chế và kế thừa những thang đo các biến trong nghiên cứu trên
của Mawanda (2008), Muhammad Hanif (2015), Lukmon Lawal (2018) đã xem xét
KSNB trong lĩnh vực Ngân hàng. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội
bộ đối với hiệu quả tài chính của các Ngân hàng: trường hợp các ngân hàng ở
Pakistan” của Muhammad đã đánh giá tác động của 3 yếu tố là: Mơi trường kiểm sốt,
kiểm tốn nội bộ và các hoạt động kiểm soát lên hiệu quả tài chính của các ngân hàng
ở thành phố Ishamabad ở Pakistan. Với dữ liệu thu được bằng phương pháp lấy mẫu
thuận tiện từ 130/150 nhân viên ngân hàng, tiến hành phân tích SPSS, Hanif đã đo
lường được ảnh hưởng của các nhân tố KSNB đến hiệu quả tài chính của các Ngân

hàng (Mơi trường kiểm sốt β = .231, Kiểm tốn nội bộ β = .127, hoạt động kiểm soát
β = .594). Tác giả kết luận rằng KSNB đáng tin cậy và hiệu quả giúp nâng cao hiệu
quả tài chính của đơn vị, cùng với đó làm giảm tỷ lệ trộm cắp và thiệt hại do những sai
sót gây ra. Đầu tư mạnh cho KSNB sẽ giúp giảm gian lận. Nghiên cứu khảo sát thực
nghiệm của Lukmon (2018) cũng đã chỉ ra có tác động tích cực từ 5 yếu tố của KSNB
là mơi trường kiểm sốt, mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kiểm soát, việc đánh
giá rủi ro, thông tin truyền thông và giám sát đến HQHĐ của các ngân hàng tài chính ở
Nigeria, từ đó khuyến nghị các đơn vị này cải thiện KSNB để tăng cường hiệu quả tài
chính tốt hơn.
Và gần đây nhất, Sahabi Ibrahim & cộng sự (2017) với nghiên cứu “Ảnh hưởng
của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính: Trường hợp các tổ chức y tế
ở vùng Tây Bắc Ghana” đã sử dụng mơ hình hồi quy với mẫu nghiên cứu là 50 người
thuộc 5 tổ chức y tế lớn trong vùng và khẳng định được có mối quan hệ tích cực giữa


10

KSNB với hiệu quả tài chính. Đặc biệt trong 5 yếu tố của KSNB thì 3 yếu tố là hoạt
động kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ và giám sát có ảnh hưởng đáng kể nhất. Tác giả
cũng nhấn mạnh các tổ chức y tế cần đầu tư vào KSNB để cải thiện hiệu quả tài chính
của đơn vị.
Cịn với các doanh nghiệp tư nhân, nghiên cứu của Mwakimasinde Mary và
cộng sự (2014) về “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của các
Cơng ty mía ở Kenya” lại xem xét KSNB (với đặc trưng bởi 4 yếu tố là mơi trường
kiểm sốt, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và các hoạt động kiểm sốt) có
tác động tích cực tới hiệu suất tài chính của đơn vị (đặc trưng bởi chi phí cho mỗi đơn
vị sản phẩm, khả năng đạt được mục tiêu và lợi nhuận). Tác giả tiến hành thu thập dữ
liệu sơ cấp từ việc điều tra bảng hỏi với 9 cơng ty mía ở Kenya, và dữ liệu thứ cấp
chiết xuất từ các báo cáo hàng năm, các ấn phẩm và tài liệu liên quan. Các dữ liệu
được phân tích bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu đã cho thấy một ảnh hưởng đáng kể

tích cực của KSNB đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp mía và do đó điều cần
thiết cho các cơng ty mía ở Kenya là cần cải thiện KSNB của đơn vị.
Cùng thời điểm 2014 và ở Kenya nhưng Nyakundi & cộng sự lại nghiên cứu ở
một khía cạnh khác của KSNB trong mối liên hệ với hiệu quả tài chính. Nghiên cứu
“Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Kisumy, Kenya” đi kiểm định về 3 giả thiết: (1) Có
mối quan hệ giữa hiệu quả KSNB và tỷ suất ROI của đơn vị, (2) Mức độ hiểu biết của
doanh nghiệp về KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính ( ROI, Lợi nhuận, doanh
thu), (3) Có mối quan hệ giữa KSNB và lợi nhuận của đơn vị. KSNB trong nghiên cứu
này chỉ xem xét ở 3 yếu tố là mơi trường kiểm sốt, các hoạt động kiểm sốt và giám
sát. Thơng qua điều tra 117 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố, tác giả đã kiểm
định mơ hình và 3 giả thiết trên đều được chấp nhận. Kết quả của nghiên cứu đã
khuyến nghị các đơn vị cần có các báo cáo đánh giá thường xuyên về KSNB, cần nâng
cao nhận thức, hiểu biết của các chủ sở hữu về KSNB. Hạn chế trong nghiên cứu này
là không nghiên cứu được đầy đủ 5 yếu tố của KSNB. Sau đó cũng có một số nghiên
cứu khác ở Kenya xem xét về mối quan hệ tác động tích cực giữa KSNB và HQHĐ tài
chính của đơn vị nhưng KSNB được đánh giá qua các yếu tố rất khác nhau như: Magu
và Kibati (2016) đã xác định KSNB qua mơi trường kiểm sốt và các hoạt động kiểm
sốt, Kinyua (2015) nghiên cứu KSNB qua yếu tố mơi trường kiểm soát, chức năng
kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hoạt động kiểm sốt và quản trị cơng ty.
Đối với các công ty cổ phần, mối quan tâm hàng đầu là lợi nhuận nên trong một
nghiên cứu gần đây, Al – Thuneibat, Ali A (2015) đã điều tra sự phù hợp của KSNB
trong các công ty Cổ phần Ả rập Xêut và đánh giá tác động của nó đối với lợi nhuận


11

của các công ty này. Tác giả điều tra 120/160 cơng ty cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khốn ở Ả rập Xêut năm 2011 để tìm hiểu việc tuân thủ các yêu cầu về KSNB,
và bốn chỉ tiêu hiệu quả tài chính bao gồm cả thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), lợi

nhuận trên tài sản ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận biên
(PM). Nhóm tác giả thu về 90 phiếu khảo sát (được gửi bằng thư, e-mail và trực tiếp).
Đồng thời, dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các cơng ty này để tính
các tỷ suất lợi nhuận và sau đó kiểm tra giả thuyết. Nghiên cứu đã cho thấy rằng mức
độ phù hợp với tất cả các thành phần của KSNB là rất cao, tác động của KSNB và các
thành phần của nó trên ROA và ROE là đáng kể và tích cực, trong khi ảnh hưởng trên
EPS và PM là tích cực nhưng khơng đáng kể về mặt thống kê.
Florio và Leoni (2017) nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Ý nhưng ở một
phạm vi hẹp hơn là chỉ điều tra xem liệu có tồn tại mối quan hệ giữa mức độ triển khai
hệ thống quản lý rủi ro của doanh nghiệp và HQHĐ hay không. Dữ liệu thu thập từ
điều tra bảng hỏi với 150 nhà quản lý và được phân tích bằng cách sử dụng phân tích
hồi quy bội. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty có mức độ thực hiện
quản lý rủi ro doanh nghiệp tiên tiến sẽ có HQHĐ tốt hơn. HQHĐ được đo lường bằng
tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và HQHĐ trên thị trường vốn (Tobin’s Q).
Gần đây, Jiayi Chen - trong một nghiên cứu thực nghiệm của mình vào năm 2018
đã xem xét mối quan hệ giữa KSNB, trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của 81
cơng ty thuộc ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết của Trung Quốc. Qua việc phân
tích hồi quy với dữ liệu của các công ty giai đoạn 2011-2015, nghiên cứu đã chỉ ra chất
lượng KSNB (dựa trên các báo cáo cơng bố thơng tin của cơng ty, sự an tồn của tài sản,
chiến lược, hoạt động và mức độ tuân thủ) có mối quan hệ tích cực đáng kể với hoạt
động tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp (được đo bằng tỷ suất ROA). Yang
(2020) lại sử dụng dữ liệu từ các công ty niêm yết trong ngành ô nhiễm nặng hạng A
của Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2018 và cũng đã cho thấy chất lượng KSNB có
tác động tích cực đáng kể đến hoạt động đầu tư bảo vệ mơi trường và hoạt động tài
chính của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thực trạng KSNB tại các doanh nghiệp, các
tập đoàn hay một số lĩnh vực ngành nghề cụ thể cũng đã được tiến hành: như tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam (Nguyễn Bích Liên, 2018), Tổng cơng ty Bưu điện
Việt Nam (Hồng Thanh Hạnh, 2017), Tập đồn Hố chất Việt Nam (Nguyễn Thị Lan
Anh, 2014), các doanh nghiệp may mặc Việt Nam (Bùi Thị Minh Hải, 2012), đơn vị

dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phịng (Phạm Bính Ngọ, 2011),.... Một số tác giả có
hướng đến nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng KSNB với khả năng sinh lời
(Đặng Thuý Anh, 2017) hoặc xem xét các yếu tố của KSNB tác động đến tính hữu


12

hiệu của KSNB tại doanh nghiệp sản xuất bia rươụ nước giải khát Việt Nam (Phạm
Thị Bích Thu, 2018). Việc nghiên cứu về tác động của KSNB đến HQHĐ còn hạn chế.
Năm 2014, tác giả Chu Thị Thu Thủy đã nghiên cứu luận án “Tổ chức kiểm
soát nội bộ chi phí sản xuất với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra năm yếu tố
KSNB gắn với chi phí sản xuất (tìm hiểu dựa trên khn khổ báo cáo COSO) có tác
động đến hiệu quả tài chính (đo lường bằng các chỉ tiêu ROA, ROS, ROE): Các doanh
nghiệp nhỏ và vừa đạt được hiệu quả tài chính cao khi duy trì được tổ chức KSNB chi
phí sản xuất khoa học với mơi trường kiểm sốt mạnh, đánh giá rủi ro về chi phí sản
xuất phù hợp, hệ thống thông tin và truyền thông về chi phí sản xuất khoa học, hoạt
động kiểm sốt đủ mạnh và giám sát kiểm sốt chi phí sản xuất hiệu lực và các yếu tố
cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tác giả Võ Thu Phụng trong Luận án “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ
thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn Điện lực Việt Nam”
(2016) đã sử dụng mơ hình để đánh giá tác động của các nhân tố KSNB đến HQHĐ
của tập đồn Điện Lực. Mơ hình được tác giả xây dựng với 10 nhân tố thuộc 5 thành
phần KSNB với 49 biến quan sát (dựa trên đặc thù của tập đoàn Điện lực Việt Nam)
và HQHĐ đo lường ở các khía cạnh: đơn vị đã sử dụng tài sản một các tối ưu, sử dụng
hiệu quả vốn chủ sở hữu, thực hiện việc nâng cao lợi nhuận, có chính sách sử dụng và
tối ưu hố nguồn lực. Luận án đã chỉ ra rằng tại tập đoàn Điện lực Việt Nam, 5 yếu tố
cấu thành KSNB đều có tác động cùng chiều đến HQHĐ, xu hướng HQHĐ của tập
đoàn phụ thuộc khá lớn vào các nhân tố: “vai trò và quyền hạn của Hội đồng thành
viên”, “Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân tích rủi ro”, “Truyền thơng

bên ngồi của đơn vị”.
Gần đây, năm 2018 có tác giả Nguyễn Tuấn đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của
kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động và rủi ro của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành kiểm định giả thiết: Có mối
quan hệ đáng kể nào giữa KSNB và HQHĐ của các ngân hàng thương mại không.
KSNB được xem xét đầy đủ với cả 5 thành phần, và HQHĐ được đo lường thông qua
chỉ số ROA, ROI. Mẫu được chọn là 32 Ngân hàng thương mại Việt Nam trong 3 năm
2013,2014,2015. Từ kết quả thu được của 192 phiếu điều tra, qua phân tích tác giả đã
nhận thấy: trong các thành phần của KSNB, yếu tố cơng nghệ thơng tin và truyền
thơng (I&C), quy trình đánh giá rủi ro (RA) có tác động tích cực đến HQHĐ. Hệ
thống I&C đóng vai trị giúp các ngân hàng duy trì hoạt động của KSNB. Và với nhu
cầu ngày càng tăng về thơng tin, hệ thống I&C đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong việc giúp đỡ các ngân hàng đối phó và hạn chế khả năng xảy rủi ro, đó là nguy


13

cơ phá sản; giúp các ngân hàng đạt được các mục tiêu về hiệu quả hoạt động, sự tồn tại
và phát triển. Đồng thời, RA tốt hơn sẽ khiến KSNB của ngân hàng tốt hơn, từ đó
HQHĐ của các ngân hàng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, yếu tố giám sát (MA) lại có mối
tương quan tỷ lệ nghịch với HQHĐ. Kết quả của nghiên cứu này trái ngược với mục
tiêu giám sát sẽ thúc đẩy hệ thống quản lý, giúp cải thiện HQHĐ của các ngân hàng
thương mại. Song, điều này lại hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu khác về những điểm
yếu của KSNB của các ngân hàng thương mại. Thực tế, MA áp dụng tại các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam khơng có hiệu quả cao; các hoạt động này vẫn cịn rất mang
tính hình thức, khơng thực sự quan tâm đến việc giám sát nội dung, và phát sinh thêm
chi phí giám sát dẫn đến hiệu quả của các ngân hàng thương mại không cao. Từ các
kết quả phân tích được, tác giả khuyến nghị nhằm tăng cường HQHĐ của các ngân
hàng thương mại, cần phải nâng cao các thành phần của hệ thống đánh giá rủi ro,
thông tin và truyền thông và giám sát hệ thống KSNB. Hạn chế của nghiên cứu là chưa

đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần của KSNB, đồng thời mới chỉ thu thập dữ
liệu về KSNB của ngân hàng trong 3 năm.
Trong luận án mới đây (2019) “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả
hoạt động và tính tuân thủ các quy định ở các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lâm
nghiệp Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị Kim Anh đã nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng
của KSNB và các thành phần của KSNB tới HQHĐ và tính tuân thủ các quy định
trong doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra HQHĐ của doanh nghiệp (được đo lường qua các chỉ tiêu ROA, ROS, tỷ lệ tăng
trưởng lợi nhuận) phụ thuộc khá lớn vào các thành phần của KSNB, trong đó yếu tố
mơi trường kiểm sốt tác động mạnh nhất, tiếp theo là đánh giá rủi ro. Các nhân tố như
hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thông và giám sát ảnh hưởng rất yếu.
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đều xem xét ảnh hưởng của KSNB đến
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực và loại hình kinh doanh khác
nhau, KSNB tốt sẽ cải thiện HQHĐ của đơn vị. Nhưng cũng để xem xét vai trị này của
KSNB, có một góc nhìn khác có thể nói là ngược lại, đó là đánh giá xem một hệ thống
KSNB yếu kém thì ảnh hưởng như thế nào đến HQHĐ của đơn vị. Và nghiên cứu của
Boritz (2008), Stoel (2011), Salehi và cộng sự (2013), Q. Cheng (2013), Lai, SyoyChing & cộng sự (2017), Nancy L. Harp & Beau Grant Barnes (2018) là những nghiên
cứu như thế, cụ thể:
Boritz (2008) và Stoel (2011) đều chỉ ra rằng KSNB yếu kém có ảnh hưởng đến
HQHĐ tài chính của các đơn vị (giảm doanh thu, tăng các khoản chi phí liên quan đến
gian lận, khắc phục các điểm yếu của KSNB). Hai nghiên cứu cũng đều quan tâm hơn
đến sự yếu kém trong kiểm soát công nghệ thông tin. Boritz (2008) nghiên cứu với 200


14

công ty ở Canada đã cho biết quy mô của tác động đến HQHĐ tài chính thay đổi theo
các loại điểm yếu của KSNB và hạn chế của kiểm soát cơng nghệ thơng tin (đặc biệt là
là kiểm sốt an ninh) có liên quan đến tăng phí kiểm tốn và làm hiệu quả tài chính
thấp hơn so với các điểm yếu kiểm sốt khác. Cịn Stoel (2011) phân tích 9159 quan sát

trong 5 năm (2004-2006) của các công ty ở Hoa Kỳ lại chỉ ra các công ty báo cáo
KSNB yếu về cơng nghệ thơng tin có thu nhập kế tốn thấp hơn so với các cơng ty có
KSNB cơng nghệ thông tin mạnh mẽ.
Tác giả Salehi và cộng sự (2013) trong nghiên cứu về KSNB khảo sát ở ngành
ngân hàng ở Iran năm 2011 đã chỉ rõ KSNB đóng một vai trò rất quan trọng và mang
lại hiệu quả cho tổ chức. Nghiên cứu đã cho thấy KSNB (được đánh giá qua các yếu
tố: mơi trường kiểm sốt, q trình đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm sốt) kém hiệu
quả sẽ làm nảy sinh nhiều hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng.
Q. Cheng (2013) khi nghiên cứu với mẫu là 3907 doanh nghiệp ở Singapo cũng
đã khẳng định HQHĐ của đơn vị thấp hơn ở các đơn vị có KSNB khơng hiệu quả đối
với báo cáo tài chính.
Lai, Syoy-Ching & cộng sự (2017) đã đánh giá được KSNB yếu kém sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến HQHĐ của doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, và ảnh hưởng này là khác nhau
đối với mỗi thành phần của KSNB. Mơ hình kiểm định cho kết luận đó được xây dựng
với biến phụ thuộc là HQHĐ của doanh nghiệp được các tác giả đo lường qua 2 chỉ số là
ROA và Tobin’s Q, biến độc lập KSNB chỉ xem xét qua 2 yếu tố là mơi trường kiểm
sốt và các hoạt động kiểm sốt. Trong đó, các hoạt động kiểm sốt được nhìn nhận ở 4
lĩnh vực là IT, tài liệu kế tốn, chính sách và thủ tục, yếu kém của báo cáo tài chính và
các thiết kế kiểm sốt. Các yếu điểm của hệ thống thơng tin, đánh giá rủi ro và giám sát
có ít thơng tin điều tra nên tác giả không nghiên cứu ở đây. Biến kiểm soát là: Tỷ lệ giá
trị sổ sách/ giá trị thị trường (BM), Địn bẩy tài chính (LEV) và Quy mô công ty (Size).
Tác giả đã tiến hành điều tra với mẫu là 1117 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Hoa Kỳ giai đoạn 2004-2007. Kết quả phân tích cho thấy sự yếu kém của mơi
trường kiểm soát và thiết kế các kiểm soát là ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến HQHĐ
của đơn vị. Và việc chậm trễ khắc phục những hạn chế này sẽ tác động tiêu cực đến hoạt
động của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.
Trong nghiên cứu của Nancy L. Harp và Beau Grant Barnes (2018), tác giả đã
xem xét các điểm yếu của KSNB được báo cáo theo Mục 302 của Sarbanes-Oxley
(SOX) trong bối cảnh sáp nhập và mua lại và đã chỉ ra rằng chất lượng KSNB kém
hơn sẽ dẫn đến hiệu quả của công ty kém hơn (cả về HQHĐ và lợi nhuận cổ phiếu).



×