25. Mang
trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là
hành vi cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
(Điều 189 BLHS).
Sai.
Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới khơng chỉ là hành vi
cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tùy từng trường
hợp mà hành vi mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới cấu
thành các tội khác nhau:
+ Trong trường hợp mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới
nhưng khơng có mục đích bn bán thì cấu thành Tội vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).
+ Trong trường hợp mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới
nhưng có mục đích bn bán thì cấu thành Tội bn lậu (Điều 188 BLHS).
26. Mọi
hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở
lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Sai. Không phải mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu
đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu. Tài sản của Tội buôn lậu
phải là tài sản thông thường, khơng có tính năng đặc biệt. Cịn nếu tài sản có
tính năng đặc biệt như: ma túy, vật liệu nổ, vũ khí,... thì sẽ cấu thành các tội
phạm riêng biệt.
27. Hàng
hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn
chất lượng đã đăng kí, cơng bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng
hóa là hàng giả.
Sai. Khơng phải hàng hóa nào có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn
so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, cơng bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn,
bao bì hàng hóa thì đều là giả.
Căn cứ vào Điểm b, khoản 1 Điều 4, NĐ 08/2013/NĐ-CP:
b) Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng
hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu
chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký,công bố áp dụng hoặc ghi
trên nhãn, bao bì hàng hóa;
Theo quy định trên, chỉ có hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ
đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí cơng bố áp
dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa thì mới là hàng giả.
28. Khơng
phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).
Đúng. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của Tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm theo Điều 190 BLHS.
Đối tượng tác động của tội này là hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm
lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam thuộc
một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 190
BLHS 2015. Như vậy, hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh có nhiều loại,
nhưng một số loại đã là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều
248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này thì khơng cịn là
đối tượng của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.
29. Hàng
giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại
Điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
Sai. Hàng giả được chia làm 2 loại: hàng giả về nội dung và hàng giả về hình
thức.
Đối tượng tác động của các Tội phạm được quy định tại Điều 192, 193, 194,
195 BLHS là hàng giả về nội dung. Còn hàng giả về hình thức (về nhãn hiệu,
chỉ dẫn địa lý) khơng thuộc đối tượng tác động của tội phạm này mà thuộc đối
tượng tác động của Tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (Điều 226
BLHS).
Vì vậy, hàng giả khơng chỉ là đối tượng tác động của các Tội phạm được quy
định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS mà còn là đối tượng tác động của Tội
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS) nếu là hàng giả về
hình thức.
Bài tập 25: Cơng ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32
tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là
97%. Qua kiểm định của Trung tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm
lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức như vậy, Cơng ty sẽ khơng phải đóng
thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế. Do vậy Công ty A tránh
được việc nộp thuế với giá trị 1 tỷ 450 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Tội danh mà công ty A đã phạm là Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200.
Hành vi của công ty A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội trốn thuế.
Khách thể: Xâm phạm chính sách thuế của nhà nước, làm thất thu ngân sách
của nhà nước.
Mặt khách quan:
+ Hành vi: Cơng ty đã nhập từ nước ngồi về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản
xuất thuốc trừ sâu BPMC với hàm lượng mà công ty khai báo là 97%. Nhưng
thực tế hàm lượng chỉ có 94,6% - hành vi này thuộc điểm e, khoản 1, Điều 200,
BLHS.
+ Hậu quả: Công ty đã làm thất thu ngân sách nhà nước là 1 tỷ 450 triệu đồng.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi kê khai sai hàm
lượng của công ty A là nguyên nhân trực tiếp làm thất thu ngân sách nhà nước.
Chủ thể: Công ty A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 26: Để kinh doanh thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam, A
thỏa thuận với B là A sẽ cho người vận chuyển thuốc lá ngoại từ
Campuchia về Long An để giao cho B. Sau đó, B sẽ chuyển thuốc lá ngoại
từ Long An đến TP HCM để giao cho người nhận theo sự sắp xếp của A. B
tự lo phương tiện và thuê người vận chuyển. Nếu vận chuyển trót lọt mỗi
chuyến là 7000 gói thuốc lá ngoại (trị giá khoảng 40 triệu đồng) thì B sẽ
được 360.000 đồng tiền cơng. Còn nếu khi vận chuyển bị bắt B phải bồi
thường cho A. Bằng cách này, trong thời gian 3 tháng, A và B đã tổ chức
vận chuyển 45 chuyến thuốc lá ngoại, tổng cộng 315.000 gói thuốc lá Hero
và Jet. Vụ việc này sau đó bị phát hiện.
Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188. B là đồng
phạm.
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội buôn lậu.
Khách thể: Xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.
Mặt khách quan:
+ Hành vi: A và B thỏa thuận với nhau về việc vận chuyển thuốc lá ngoại từ
Campuchia về Việt Nam. Trong thời gian 3 tháng, A và B đã tổ chức vận
chuyển 45 chuyến thuốc lá ngoại, tổng cộng 315.000 gói thuốc lá Hero và Jet.
+ Hậu quả: Ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi buôn lậu thuốc lá
ngoại từ Campuchia về Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn xã
hội.
Chủ thể: A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 27:B là người kinh doanh vật liệu xây dựng, đã thuê công nhân
lấy xi măng Quảng Trị trộn với bột tả theo tỷ lệ 6/4 rồi đóng mác xi măng
Bỉm Sơn để bán. Trong 3 tháng, với cách thức nêu trên, bọn chúng đã làm
và bán ra thị trường 50 tấn xi măng.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Tội danh mà A đã phạm là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại
Điều 192.
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả.
Khách thể: Xâm phạm đến thương hiệu khác, đồng thời xâm phạm đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Mặt khách quan:
+ Hành vi: B đã thuê công nhân lấy xi măng Quảng Trị trộn với bột tả theo tỷ
lệ 6/4 rồi đóng mác xi măng Bỉm Sơn để bán. Trong 3 tháng, bọn chúng đã làm
và bán ra thị trường 50 tấn xi măng - hành vi này thuộc Điều 192 BLHS.
+ Hậu quả: Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi trộn xi măng Quảng
Trị với bột tả rồi bán ra thị trường là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Chủ thể: A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 28: Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục Quản lý thị trường
Quảng Trị đã phát hiện và tạm giữ một xe đông lạnh chở theo 1,5 tấn mực
khô đã xé sợi không nguồn gốc xuất xứ, không giấy chứng nhận kiểm định
chất lượng và có dấu hiệu đàn hồi như dây thun. Xe ô tô chở mực do tài xế
A điều khiển chạy từ Hải Phòng vào TP HCM, khi đến Quảng Trị thì bị
bắt giữ. Qua giám định, số mực nói trên là hàng giả, được sản xuất từ một
số loại hóa chất dẻo và ướp hương liệu giống khơ mực, các loại hóa chất và
hương liệu này bị cấm sử dụng trong thực phẩm. A khai đã vận chuyển số
hàng nói trên cho một người tên B từ cảng Hải Phịng về TP HCM và
khơng biết số mực trên là hàng giả.
Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Tội danh mà B đã phạm là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm được
quy định tại Điều 193.
Hành vi của B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả là thực phẩm.
Khách thể: Xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, ngồi
ra cịn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Mặt khách quan:
+ Hành vi: B đã sản xuất 1,5 tấn mực khô đã xé sợi không nguồn gốc xuất xứ,
không giấy chứng nhận kiểm định chất lượng. Qua giám định, số mực trên là
hàng giả, được sản xuất từ một số loại hóa chất dẻo và ướp hương liệu giống
khơ mực, các loại hóa chất và hương liệu này bị cấm sử dụng trong thực phẩm
- hành vi này thuộc điều 193 BLHS.
+ Hậu quả: Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng,
ngồi ra cịn ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi sản xuất và buôn bán
mực giả ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
Chủ thể: B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 29: Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có
dấu hiệu nghi vấn. Qua kiểm tra, cơng an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn
hiệu Thai Fermention Ind. A khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ
Trung Quốc nhưng được đóng gói với nhãn hiệu Thai Fermention Ind.
Bên cạnh đó A cịn có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc
đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one,
Thai Fermention Ind,... rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt
tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng. Theo kết luận
giám định thì bột ngọt Trung Quốc có hàm lượng, định lượng chất chính
chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên.
Tội danh mà A đã phạm là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực
phẩm (Điều 193) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226).
* Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội buôn bán hàng
giả là phụ gia thực phẩm:
Khách thể: + Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị
trường của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người tiêu dùng, ngồi ra cịn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người
khác.
+ Đối tượng tác động: Bột ngọt (một loại thực phẩm).
Mặt khách quan: Hành vi: A đã mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc
đem về đóng gói vào bao bì rồi bán ra thị trường. Theo kết quả giám định thì
bột ngọt Trung Quốc có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so
với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước nên theo điểm b, khoản 8, Điều 3, NĐCP thì vì tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa phải đạt từ 70% trở lên. Như vậy,
A đã có hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.
Chủ thể: A đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường
(nếu có đủ độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan: +Lỗi cố ý trực tiếp.
+ Động cơ: vì vu lợi.
* Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp.
Khách thể: + Xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở
hữu công nghiệp của pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.
+ Đối tượng tác động: Nhãn hiệu của các hãng Ajinomoto, Miwon,
A-one, Thai Fermention Ind.Co;Ltd...
Mặt khách quan: Hành vi: A đã có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ
Trung Quốc đem về rồi đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajinomoto, Aone, Miwon,... (đây là các nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ) rồi đem bán ra thị
trường với tổng giá trị tương đương với giá trị hàng thật là 300 triệu đồng. Như
vậy, A đã có hành vi sử dụng bất hợp pháp đối với các đối tượng sở hữu công
nghiệp nêu trên, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
Chủ thể: A đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường
(nếu có đủ độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan: + Lỗi cố ý trực tiếp.
+ Mục đích: vì mục đích kinh doanh (vụ lợi).