Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Khảo sát mức độ chấp nhận hệ thống thông tin của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.87 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN CHƯƠNG ĐỈNH

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN HỆ
THỐNG THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
STUDY OF CURRENT INFORMATION SYSTEMS
ADOPTION IN THE VIETNAM COMPANIES

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ NGÀNH

: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH tháng 06-2006


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ VĂN HUY
Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ….. tháng …. năm 2006
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện cao học Trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học
Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
YDZ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
YDZ

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn Chương Đỉnh
Ngày tháng năm sinh: 25 – 10 – 1975
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Khóa (Năm trúng tuyển) : 15 (2004)

Phái : Nam
Nơi sinh: Hà Tĩnh
Mã số : 12.00.00

I – TÊN ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
II – NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
ƒ Khảo sát hiện trạng sử dụng hệ thống thông tin của các doanh nghiệp Việt

Nam
ƒ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận hệ thống của người sử
dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam
III –NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 16-01-2006
IV –NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30-6-2006
V – HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS VÕ VĂN HUY
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

TS Võ Văn Huy
Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được hội đồng chun ngành thơng
qua.
TPHCM ngày tháng năm 2006
TRƯỜNG PHỊNG ĐT-SĐH
TRƯỞNG KHOA


1

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện từ tháng 01-2006 đến tháng 06-2006 dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy TS Võ Văn Huy.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy TS. Võ Văn Huy đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành đề tài này.
Q thầy cơ Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã truyền đạt kiến thức
giúp tôi trưởng thành hơn trong nghề nghiệp và cuộc sống.

Các bạn học viên cao học Quản trị doanh nghiệp khoá 15 đã giúp đỡ, trao
đổi kiến thức trong quá trình học lập.
Xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
TP. Hồ Chí Minh tháng 06 năm 2006
Nguyễn Chương Đỉnh


2

TĨM TẮT
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN HỆ THỐNG THƠNG TIN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Sự chấp nhận hệ thống thơng tin đóng vai trị quan trọng trong sự thành công của
một hệ thống thông tin. Đề tài nghiên cứu này tập trung vào hai mục đích chính:
khảo sát hiện trạng sử dụng hệ thống thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam
và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận hệ thống của người sử
dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm các trưởng bộ phận IT và các nhân viên
sử dụng hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra được mối
liên hệ giữa các yếu tố của hệ thống thông tin liên quan đến sự chấp nhận hệ
thông thông tin của người sử dụng.

ABSTRACT

STUDY OF CURRENT INFORMATION SYSTEMS ADOPTION
IN THE VIETNAM COMPANIES
The status of information systems (IS) adoption is an important measure of
information systems success. The aim of this research is to study investigating
the current usage of IS and examines factor that motivate user to accept

information systems in Vietnam companies
Data was collected from IT manager and IS user in Vietnam companies. Factors
influencing users in information systems adoption decisions were extracted from
the interviews and compared with published results when available.
Keywords: Information Systems, IS Adoption, IS application


3

MỤC LỤC
Lời cảm ơn

2

Tóm tắt

2

Mục lục

3

Chương 1. Giới thiệu

5

1.1. Đặt vấn đề

5


1.2. Mục đích nghiên cứu

6

1.3. Phạm vi nghiên cứu

6

1.4. Ý nghĩa đề tài

6

1.5. Bố cục luận văn

7

Chương 2. Cơ sở lý thuyết

8

2.1. Giới thiệu

8

2.2. Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

9

2.3. Các nghiên cứu về chấp nhận hệ thống thơng tin.


14

2.4 Mơ hình của Tornatzky và Fleicher

16

2.5. Các nghiên cứu trước dựa trên mơ hình của Tornatzky và Fleicher

18

Chương 3. Mơ hình nghiên cứu

24

3.1 Giới thiệu

24

3.2.Khảo sát tình hình sử dụng hệ thống thông tin của các doanh nghiệp

24

Việt Nam
3.3. Khảo sát mức độ chấp nhận hệ thống thông tin của người sử dụng

25

3.4 Thiết kế nghiên cứu

27


Chương 4. Phân tích kết quả

31

4.1. Mở đầu

31

4.2. Phân tích tình hình sử dụng hệ thống thông tin của các doanh nghiệp

31

Việt Nam
4.3. Khảo sát mức độ chấp nhận HTTT của các nhân viên trong các

36

doanh nghiệp Việt Nam
Chương 5. Kết luận và kiến nghị

50


4

5.1. Kết luận

50


5.2. Hạn chế của nghiên cứu

51

5.3. Các kiến nghị cho các nghiên cứu sau

51

Tham khảo và Phụ lục
Danh sách tài liệu tham khảo

52

Tóm tắt lý lịch trích ngang

53

Các bảng câu hỏi

54

Phụ lục. Một số kết quả chạy trên SPSS

60


5

Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của công nghệ
thông tin mạnh mẽ và ồ ạt, đến nỗi nó xâm nhập vào tổ chức cơng ty ở mọi mức
mọi cấp khác nhau. Một nhu cầu cần thiết và mở rộng đối với những người làm
công tác quản lý kinh doanh về việc tìm hiểu bản chất của cơng nghệ này và cách
mà cơng nghệ thơng tin có thể cung cấp thông tin cho nhà quản lý.
Hệ thống thông tin (HTTT) được đề cập ở đây là “một tổ hợp có tổ chức các tài
nguyên con người, phần cứng, phần mềm, mạng thông tin và dữ liệu để thu thập,
biến đổi, và phổ biến thông tin trong một tổ chức”. Do vậy HTTT liên quan đến
toàn bộ hoạt động của các nhân và hoạt động của tổ chức. Việc chấp nhận sự
đổi mới HTTT đặt ra cho các tổ chức rất nhiều thách thức đặc biệt, bởi vì khác
với một cá nhân, mỗi tổ chức là một tập thể phức tạp với nhiều trung tâm quyền
lực khác nhau, và bị chi phối bởi tập quán, giá trị, và các thủ tục có thể cản trở
hoặc thúc đẩy quyết định chấp nhận quá trình đổi mới HTTT.
Việc chấp nhận hệ thống thông tin (HTTT) là yếu tố quan trọng để động viên
nhân viên sử dụng hệ thống. Trên thế giới có nhiều cơng trình, bài báo phân tích
các yếu tố ảnh hưởng lên sự chấp nhận HTTT. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào
như thế cơng bố tại Việt Nam. Dựa trên các mơ hình đã thực hiện trên thế giới,
luận văn thực hiện lại bài tốn trên mơ hình này trong điều kiện Việt Nam. Mơ
hình nghiên cứu của luận văn dựa trên 2 bài báo sau: “A survey study of the
current IS usage in the Chinese manufacturing industry” của các tác giả
Zhongzhi He, Mohamed Khalifa, Martin Kusy, Tiesheng Zhao thực hiện tại Trug
Quốc năm 1998 và bài IT acceptance in a less-developed country: a motivational
factor perspective, của các tác giả Murugan Anandarajan, Magid Igbaria,
Uzoamaka P. Anakwe, thực hiện tại Nigieria năm 2002. Sau đó sẽ so sánh các
kết quả đạt được tại Việt Nam với các kết quả nghiên cứu khác trên thế giới.


6

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm hai mục đính chính sau
ƒ Khảo sát hiện trạng sử dụng hệ thống thông tin của các doanh nghiệp Việt
Nam
ƒ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận hệ thống của người sử
dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu tập trung vào doanh nghiệp
tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Nghiên cứu tập trung vào hai
nhóm đối tượng chính
1. Trưởng bộ phận IT
2. Các nhân viên trong doanh nghiệp
1.4. Ý nghĩa đề tài
Đóng góp đề tài
ƒ Xác định được hiện trạng sử dụng hệ thống thông tin trong các doanh
nghiệp Việt Nam
ƒ Định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận hệ thống thông tin của
người sử dụng.
Nghiên cứu giúp xác định được các nhân tố đông viên người sử dụng sử dụng hệ
thống thơng tin, qua đó giúp các nhà xây dựng hệ thống thông tin, các nhà triển
khai hệ thống thơng tin và các doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thông
tin hiệu quả cho doanh nghiệp.


7

1.5 Bố cục luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm 5 chương từ chương 1 đến chương 5, có nội dung
phân bố như sau:
Chương 1. Giới thiệu. Chương 1 trình bày lý do hình thành đề tài, mục tiêu,
phạm vi nghiên cứu và các đóng góp của đề tài.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương 2 trình bày tổng quan về hệ thống thông tin
và các yếu tố quan trọng nhất của hệ thống. Chương này cũng trình bày tổng
quan về các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu và mơ hình khái niệm làm cơ sở
thực hiện nghiên cứu. Đồng thời, nêu các giả thuyết về mối tương quan của các
yếu tố trong mơ hình.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Trình bày thiết kế nghiên cứu: xây dựng bộ
thang đo; bảng câu hỏi; thiết kế mẫu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Trình bày các kết quả phân tích thống kê và các
kết quả thơng qua việc phân tích dữ liệu. Thảo luận về các kết quả nhận được.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị. Chương 5 trình bày các kết quả thu được, các ý
nghĩa và hạn chế của đề tài. Đồng thời đề ra các hướng phát triển cho các nghiên
cứu tiếp theo.


8

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu
Chương này đưa ra nền tảng lý thuyết về: Động cơ thúc đẩy cho sự chấp nhận đổi
mới hệ thống thông tin. Chúng ta sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Lọai mơ hình
nào được sử dụng để giải thích động cơ của việc chấp nhận hệ thống thông tin
hiện tại?”. Mục đích của chương này là nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về
vấn đề chấp nhận và những mơ hình chấp nhận HTTT cùng với nghiên cứu
chung về việc chấp nhận.
Có nhiều nghiên cứu về việc chấp nhận sự đổi mới HTTT trong các doanh
nghiệp nhỏ (Premkumar và Ramamurthy, 1995), (Thong, 1999) và (Chau, 2001).
Các nghiên cứu này bao gồm các thay đổi liên quan đến các vấn đề nội bộ bên
trong các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau. Việc sử dụng các hệ thống các tổ
chức trong kinh doanh liên quan đến sự hợp tác và các cam kết do tất cả các

thành viên thực hiện. Các thành viên có thể có các mối quan hệ kinh tế và kinh
doanh phức tạp. Điều này dẫn đến việc xử lý các yếu tố xã hội, chính trị, và kinh
tế gây ảnh hưởng lên việc chấp

nhận sự đổi mới HTTT (Premkumar và

Ramamurthy, 1995). Các vấn đề kết hợp sự phức tạp cuả đổi mới trong tổ chức
và các thách thức trong việc chấp nhận sự đổi mới HTTT:
" Việc chấp nhận sự đổi mới HTTT đặt ra cho các tổ chức rất nhiều thách thức
đặc biệt, bởi vì khác với một cá nhân, mỗi tổ chức là một tập thể phức tạp với
nhiều trung tâm quyền lực khác nhau, và bị chi phối bởi tập quán, giá trị, và các
thủ tục có thể cản trở hoặc thúc đẩy quyết định chấp nhận quá trình đổi mới
HTTT" (Pennings, 1987)
Roger cũng thừa nhận những lập luận của Pennings, (1987), cho rằng: Nếu so
sánh quá trình đổi mới ở mỗi cá nhân thì sự đổi mới đối với các tổ chức sẽ phức
tạp hơn rất nhiều. Mức độ phức tạp này là tuỳ theo số lượng người tham gia tổ


9

chức đó. Mỗi người sẽ có những lợi ích riêng tư khi đưa ra những quyết định cuả
mình. Quyết định tập thể phải là sự hòa hợp giữa những vai trị cá nhân với lợi
ích cuả tâp thể. Mà vai trị cuả cá nhân thì lại rất phức tạp vì nó phải chiụ ảnh
hưởng của tính cách cuả những người đó, của chức vụ mà người đó nắm trong
một tổ chức (Tornatzky và Fleicher, 1990). Ngoài ra, việc chấp nhận quá trình
đổi mới phải là quyết định chung của một tổ chức, và viêc nàycó thể sẽ làm thay
đổi tập qn và nền văn hố cuả tổ chức đó (Tabak và Barr, 1999). Sự đổi mới
HTTT đặt ra yêu cầu là phải nỗ lực cải cách hành chính trong hệ thống cuả mình,
cũng như yêu cầu thay đổi chức năng của công việc, và việc tái cấu trúc lực
lượng lao động. Và hệ quả là sẽ có nhiều yếu tố tập thể có thể gây ảnh hưởng lên

việc chấp nhận các sự thay đổi chiến lược này. Do đó việc xem xét khía cạnh đổi
mới tổ chức cịn vượt q tầm của việc chấp nhận một sự đổi mới.
2.2. HTTT trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp là các tổ chức quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong các tổ chức kinh
tế xã hội của một xã hội có nền kinh tế thị trường. Do đó đơi khi việc xem xét
thêm về hệ thống thông tin cho doanh nghiệp là một điều cần thiết. Để có một cái
nhìn khái qt về những nguồn thông tin cho một tổ chức hãy xem xét sơ đồ các
nguồn thông tin cho một doanh nghiệp sau đây:
2.2.1. Các đầu mối thông tin trong doanh nghiệp


10

Nhà nước và cấp trên
Khách hàng

DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp cạnh
tranh

Hệ thống quản lý
Doanh nghiệp có
liên quan
Đối tượng quản lý
Doanh nghiệp sẽ
cạnh tranh
Nhà cung cấp

Hình 2.1. Các đầu mối thơng tin của tổ chức doanh nghiệp

Về các đầu mối trong sơ đồ:
Nhà nước và cấp trên. Một tổ chức trong một quốc gia phải chịu sự quản lý của
nhà nước. Mọi thông tin mang tính định hướng của nhà nước và cấp trên đối với
một tổ chức như luật thuế, luật môi trường, quy chế bảo hộ… là những thông tin
mà bất kỳ một tổ chức nào cũng phải lưu trữ và sử dụng thường xuyên.
Khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường thì thơng tin về khách hàng là tối quan
trọng. Tổ chức thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin về khách hàng như thế nào
là một trong những nhiệm vụ lớn của một doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cạnh tranh: Biết về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công việc
hàng ngày của các doanh nghiệp hiện nay. Khái niệm gián điệp kinh tế thường


11

được nói tới hiện nay giữa các doanh nghiệp cạnh tranh phần nào thể hiện tầm
quan trọng của những thông tin về doanh nghiệp cạnh tranh.
Doanh nghiệp có liên quan. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có liên quan
(hàng hóa bổ sung hoặc hàng hóa thay thế) là đầu mối thông tin quan trọng thứ tư
của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ cạnh tranh. Muốn doanh nghiệp tồn tại trong thời gian dài, nhà
quản lý cần phải có những thơng tin về những đối thủ sẽ xuất hiện – các doanh
nghiệp sẽ cạnh tranh.
Các nhà cung cấp. Người bán đối với doanh nghiệp là đầu mối cần có sự chú ý
đặc biệt. Thông tin về họ giúp doanh nghiệp hoạch định được kế sách phát triển
cũng như kiểm soát tốt chi phí và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Các đầu mối thơng tin trên đều quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng đó lại là
những tổng thể lớn, rất biến động, và họ khơng có trách nhiệm cung cấp thơng tin
cho doanh nghiệp vì vậy việc tổ chức thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin từ các
nguồn trên như thế nào là một cơng việc khó khăn và địi hỏi chi phí lớn cho mỗi
doanh nghiệp.

2.2.2 Tiêu chuẩn để đánh giá HTTT hoạt động tốt.
Để quản lý có hiệu quả một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thơng tin do các
thơng tin chính thức sản sinh ra. Dễ thấy rằng từ sự hoạt động kém của một hệ
thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây hậu quả xấu nghiêm trọng. Hoạt động tốt hay
xấu của một hệ thống như vậy được đánh giá thông qua chất lượng của thơng tin
mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin như sau:
- Tin cậy.
- Đầy đủ
- Thích hợp.


12

- Dễ hiểu.
- Được được bảo vệ.
- Đúng thời điểm.
Độ tin cậy.
Độ tin cậy thể hiện các mặt về độ xác thực và độ chính xác. Thơng tin ít độ tin
cậy dĩ nhiên là gây cho tổ chức những hậu quả tồi tệ. Chẳng hạn hệ thống lập hoá
đơn bán hàng có nhiều sai sót, nhiều khách hàng kêu ca về tiền phải trả ghi cao
hơn giá trị hàng đã thực mua sẽ dẫn đến hình ảnh xấu về cửa hàng,lượng khách
hàng sẽ giảm và doanh số bán sẽ sụt xuống. Nếu số tiền ghi trên hoá đơn thấp
hơn số tiền phải trả trong trường hợp này chẳng có khách hàng nào than phiền.
Tuy nhiên cửa hàng bị thất thu.
Tính đầy đủ.
Tính đầy đủ của thơng tin thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng yêu cầu của
nhà quản lý. Nhà quản lý sử dụng một thông tin khơng đầy đủ có thể dẫn đến các
quyết định và hành động khơng đáp ứng với địi hỏi của tình hình thực tế. Chẳng
hạn một nhà sản xuất ghế tựa yêu cầu báo cáo về số lượng ghế làm ra mỗi tuần.
Để so sánh, báo cáo cũng có nêu ra số lượng ghế làm ra của tuần trước đó và của

cùng kỳ năm trước. Ông chủ thấy số lượng ghế làm ra tăng đều và có thể sẽ cho
rằng tình hình sản xuất là tương đối tốt đẹp. Tuy nhiên trong thực tế có thể hồn
tồn khác. Hệ thống thơng tin chỉ cung cấp số lượng ghế sản xuất ra mà khơng
cho biết tí gì về năng suất. Ơng chủ sẽ phản ứng ra sao khi trên thực tế số giờ lao
động thêm rất lớn, tỷ lệ nguyên vật liệu hao phí lớn khi cơng nhân làm việc q
nhanh. Một sự không đầy đủ của hệ thống thông tin như vậy sẽ làm hại cho
doanh nghiệp.
Tính thích hợp và dễ hiểu.


13

Nhiều nhà quản lý nói rằng ơng ta đã khơng dùng báo cáo này hay báo cáo kia
mặc dù chúng có liên quan tới những hoạt động thuộc trách nhiệm của ơng ấy.
Ngun nhân chủ yếu là chúng chưa thích hợp và khó hiểu. Có thể là có q
nhiều thơng tin khơng thích ứng cho người nhận, thiếu sự sáng sủa, sử dụng quá
nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa hoặc sự bố trí chưa hợp lý của các phần tử thơng
tin. Điều đó dẫn đến hoặc là tốn phí cho việc tạo ra những thông tin không dùng
hoặc là ra các quyết định sai vì thiếu thơng tin cần thiết.
Tính được bảo vệ.
Thơng tin là một nguồn lực q báu của tổ chức cũng như vốn và nguyên vật
liệu. Thật hiếm có doanh nghiệp nào mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được tới
vốn hoặc nguyên liệu. Và cũng phải làm như vậy đối với thông tin - Thông tin
phải được bảo vệ và chỉ những người được quyền mới được phép tiếp cận tới
thông tin. Sự thiếu an tồn về thơng tin cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn
cho tổ chức.
Tính kịp thời.
Thơng tin có thể là tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ an tồn nhưng vẫn
khơng có ích khi nó khơng được gửi tới người sử dụng vào lúc cần thiết Một
cơng đồn có thể biểu tình nếu việc phiếu trả lương phát chậm nhiều lần, một cửa

rút tiền tự động có thời gian trả lời tới 10 phút thì sẽ mất khách hàng rất nhanh.
Làm thế nào để có một hệ thống thơng tin hoạt động tốt có hiệu quả cao là một
trong những công việc của bất kỳ một nhà quản lý hiện đại nào. Trong chương
tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu các cơ sở kỹ thuật để xây dựng một hệ thống
thông tin hiệu quả.


14

2.3 Các nghiên cứu về chấp nhận HTTT
Có rất nhiều nghiên cứu các vấn đề cuả việc chấp nhận sự đổi mới trong lúc có
rất ít nghiên cứu các vấn đề cuả việc không chấp nhận sự đổi mới (Chau, 2001).
Chau chú trọng đến các yếu tố ngăn cản việc chấp nhận sự đổi mới HTTT. Qua
nghiên cứu phân tích các đối tượng không chấp nhận sự đổi mới ở HongKong,
thì việc khơng chấp nhận sự đổi mới là do nguyên nhân nhữg hạn chế về công
nghệ, và do việc đã tiếp nhận các sự đổi mới không quan trọng. Ngồi ra người ta
cịn phát hiện rằng việc khơng chấp nhận sự đổi mới là do đã khơng có bất kỳ áp
lực nào bắt họ phải chấp nhận. Do đó Chau kết luận rằng:" Đối với các doanh
nghiệp nhỏ thì khả năng chấp nhận sự đổi mới là quan trọng hơn là các lợi ích do
việc chấp nhận sự đổi mới HTTT mang lại". Các công cuộc nghiên cứu khác về
việc tự do quyết định chấp nhận sự đổi mới taị Hongkong cũng đồng ý với kết
luận trên (Chau và Tam 1997). Trong báo cáo cuả Chau và Tam về việc chấp
nhận sự đổi mới HTTT, thì mẫu chấp nhận sự đổi mới của Tornatzky và Fleicher
đã được thực hiện. Và đồng thời nêu ra rằng các đặc điểm cuả cơng nghệ cải cách
có tầm quan trọng hơn là yếu tố tổ chức việc cải cách và môi trường cải cách.
Tuy nhiên tác giả cũng nêu ra rằng kết luận này cũng tuỳ thuộc phần lớn vào yếu
tố vị trí điạ lý hơn là vào công nghệ. Người ta cũng đưa ra lập luận rằng các công
ty ở thế giới thứ ba có thể tiếp nhận cơng nghệ một cách khác với cách tiếp nhận
cuả các công ty ở các quốc gia cơng nghiệp , bởi vì các cơng ty ở thế giới thứ ba
hãy cịn xa lạ với cơng nghệ. Và đồng thời các vấn đề chiến lược liên quan đến

cải cách cơng nghệ ln đóng vai trị trung tâm đối với các công ty ở các quốc
gia công nghiệp, cịn đối với các cơng ty ở thế giới thứ ba thì khơng
Các nghiên cứu nêu trên các giải thích khác nhau, các động cơ thúc đẩy việc cải
cách vượt quá chuẩn mực cải cách do Roger đưa ra. Mặc dù Roger chú trọng đến
bản chất cuả các yếu tố xã hội liên quan đến mức độ cải cách. Các yếu tố này liên
quan nhiều đến khả năng giao tiếp và các đặc điểm cuả sự cải cách. Chúng khơng
liên quan gì đến năng lực tổ chức cuả các công ty. Nhằm xác định các yếu tố


15

khác nhau đưa đến quyết định chấp nhận sự đổi mới HTTT. Bảng 2.1 trình bày
tổng kết trong tài liệu [4] của các tác giả nghiên cứu về sự chấp nhận HTTT.
Bảng 2.1 Các nghiên cứu liên quan đến chấp nhận HTTT (tham khảo [4])
Tham khảo
Kurnia và
Johnston, 2000

Thong, 1999

Chau va Tam,
1997
Lai và Guynes,
1997
Premkumar và
Ramamurthy,
1995
Iacovou et al.,
1995
Sabherwal và

King, 1995
Grover và Goslar,
1993
Grover, 1993

Đối tượng nghiên cứu
IOS, e-commerce

Các biến giải thích
- Các hệ số bên ngồi
- Bản chất cơng nghệ
- Khả năng của tổ chức
- Cấu trúc kênh phân phối
Hệ thống thông tin (IS) - Các đặc tính của CEO
- Các yếu tố của HTTT
- Các yếu tố tổ chức
- Các yếu tố môi trường
Hệ thống mở (Open
- Yếu tố môi trường bên ngồi
Systems)
- Yếu tố cơng nghệ
- Yếu tố tổ chức
ISDN
- Các hệ số bên ngoài
- Các yếu tố tổ chức
- Các yếu tố chiến lược
EDI
- Các biến liên tổ chức
- Các biến mơi trường
EDI


IS

Viễn thơng

IOS

-

Lợi ích đạt được
Yếu tố tổ chức
Áp lực bên ngồi
Mơi trường bên ngồi
Các biến tổ chức
Các biến về HTTT
Các biến môi trường
Các biến tổ chức
Các biến về HTTT
Các biến về HTTT
Các biến mơi trường
Các yếu tố chính trị
Các biến tổ chức


16

2.4 Mơ hình của Tornatzky và Fleicher
Điểm chung nhất của các cuộc nghiên cứu là tập trung tìm hiểu các động lực thúc
đẩy cải cách, bao gồm yếu tố môi trường, yếu tố tổ chức, và đưa ra các giải thích
các sự thay đổi khác nhau. Cũng có một số nghiên cứu đưa ra các thuộc tính cơng

nghệ. Chỉ có một vài cuộc nghiên cứu (Premkumar và Ramamurthy, 1995;
Grovers, 1993) nêu ra các đặc tính của HTTT trong nỗ lực đưa ra các giải thích
về các yếu tố khác nhau đưa đến quyết định chấp nhận sự đổi mới. Việc tập họp
các giải thích về các yếu tố khác nhau vào 3 vấn đề: Môi trường, tổ chức, công
nghệ giúp cho việc chấp nhận đổi mới được thuận lợi Tornatzky và Fleicher
(1990) đề nghị 3 cách giải thích về các yếu tố khác nhau tác động đến quá trình
cải cách tổ chức: 1) Yếu tố mơi trường bên ngồi, 2) Yếu tố công nghệ, 3) Yếu tố
tổ chức.
Các yếu tố môi
trường

Các yếu tố của tổ
chức

Chấp nhận công nghệ

Các yếu tố cơng nghệ

Hình 2.2. Mơ hình chấp nhận của Tornatzky và Fleischer (1990)
Tornatzky và Fleicher cho biết là cả ba nhóm yếu tố có tính liên kết với nhau.
Hình 2-1. Tornatzky và Fleicher cho biết là các yếu tố nêu ra dưới đây hiện hữu
trong cả 3 giải thích này. Yếu tố tổ chức bao hàm các vấn đề: Quy mô cuả cơng
ty, hình thức cuả cơng ty, chất lượng cuả nguồn nhân lực, và mối quan hệ chính


17

thức giửa các nhân viên. Yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm: Các vấn đề về
thị trường như năng lực cạnh tranh, tính khơng chắc chắn cuả thị trường, luật
pháp. Yếu tố công nghệ : sự lựa chọn công nghệ phù hợp đang có sẵn.

Nhằm giới thiệu 3 yếu tố trên, chúng tơi sẽ đưa ra trình bày ngắn gọn về 3 yếu tố
trên.
Yếu tố tổ chức bao gồm các thuộc tính liên quan đến tổ chức . Tornatzky và
Fleicher lập luận rằng yếu tố này bao gồm nhiều cấu trúc và quy trình có thể hạn
chế các ứng dụng cải cách hoặc giúp cho việc cải cách được dể dàng. Các cấu
trúc và quy trình này có thể là chính thức hoặc khơng chính thức. Các cấu trúc và
quy trình khơng chính thức bao gồm phương thức tổ chức lực lượng lao động
theo từng nhiệm vụ cụ thể, và phải tổ chức tốt việc phối hợp làm việc của họ. Các
cấu trúc và quy trình khơng chính thức trình bày các hình thức và vai trị thực
hiện cùng chức năng phối hợp giống như cấu trúc chính thức. Các thuộc tính liên
quan đến tổ chức bao gồm: Mối liên kết khơng chính thức và sự giao tiếp, chất
lượng cuả nguồn nhân lực, sự lãnh đạo quản lý cấp cao, quy mô của tổ chức, và
sự thiếu hụt nguồn lực hiện hữu.
Yếu tố môi trường bao gồm cách thức doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh
doanh: yếu tố cạnh tranh cuả tổ chức, nền kỹ nghệ cuả tổ chức đó , khả năng tiếp
xúc với tài nguyên được cung ứng, và mối quan hệ với chính quyền. Tất cả các
yếu tố nêu trên có tầm ảnh hưởng lên việc doanh nghiệp cảm thấy có cần phải cải
cách hay khơng. Tornatzky và Fleicher nêu ra 2 dặc tính cuả yếu tố mơi trường
bên ngồi đóng vai trị quyết định cho sự cải cách: năng lực cạnh tranh và công
nghệ hỗ trợ hạ tầng hiện có . Các thuộc tính liên quan đến yếu tố mơi trường bên
ngồi bao gồm: mức độ cạnh tranh, mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung
cấp, sự không chắc chắn của thị trường và tính khơng ổn định cuả nó, đời sống
của chu kỳ kỹ nghệ . Các thuộc tính liên quan đến cơng nghệ hỗ trợ hạ tầng bao
gồm: chi phí lao động, tay nghề của lao động hiện có , mức độ tiếp xúc với nhà


18

cung ứng dịch vụ cơng nghệ có liên quan. Chúng ta nên lưu ý rằng yếu tố môi
trường không chỉ duy nhất là mơi trường bên ngồi vượt tầm kiểm sốt của

doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp có khả nặng định hình mơi trường bên
ngồi qua việc thiết lập tốt mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp, và qua
việc áp đặt năng lực cạnh tranh vượt trội lên các đối thủ.
Yếu tố công nghệ bao gồm: yếu tố cơng nghệ bên ngồi và yếu tố cơng nghệ bên
trong có liên quan đến doanh nghiệp. Điều này bao gồm các hoạt động, và trang
thiết bị hiện hữu trong doanh nghiệp và cơng nghệ bên ngồi mà doanh nghiệp
hiện có . Quyết định lựa chọn cơng nghệ nào cho doanh nghiệp của mình là tuỳ
thuộc tất cả vào các thứ mà doanh nghiệp hiện có, và cũng tuỳ thuộc vào tính
thích ứng cuả cơng nghệ đó đối với cơng nghệ hiện hữu của doanh nghiệp.
Tornatzky và Fleicher nêu ra rằng không phải bất cứ sự thay đổi nào cũng thích
hợp với tất cả các nền kỹ nghệ. Trái ngược với yếu tố tổ chức và yếu tố môi
trường, Tornatzky và Fleicher khơng nêu ra bất kỳ thuộc tính cuả yếu tố cơng
nghệ nào có thể làm cản trở hoặc giúp cho việc cải cách công nghệ được dễ
dàng. Việc trình bày yếu tố cơng nghệ chứng tỏ rằng yếu tố này có liên quan mật
thiết đến các sự thay đổi truyền thống. Điều chúng ta cần nhấn mạnh là sự thay
đổi này có tính cấp tiến hay khơng.
2.5. Các nghiên cứu trước dựa trên mơ hình của Tornatzky và Fleicher
2.5.1 Yếu tố tổ chức
Yếu tố tổ chức có liên quan đến các đặc tính của tổ chức (Tornatzky và Fleicher
1990). Các đặc tính của tổ chức có ảnh hưởng lên động cơ thúc đẩy việc chấp
nhận đổi mới IOS, bao gồm các yếu tố tổ chức: Sự tập trung hố, hình thức và
quy mơ (Tornatzky và Fleicher 1990; Grover và Goslar, 1993; Grover, 1993;
Chau và Tam, 1997; Lai và Guynes, 1997; Sabherwal và King, 1995). Các yếu tố
tổ chức thúc đẩy việc chấp nhận đổi mới HTTT đã được thêm vào trong 9 báo


19

cáo nghiên cứu được liệt kê trong Bảng 6-3. Các yếu tố này được chia thành 2
loại: 1) Nhu cầu thực hiện và nhu cầu về thủ tục. 2) Nguồn nhân lực.

Nhu cầu thực hiện và nhu cầu về thủ tục bao gồm: Mức độ phức tạp của công tác
(Chau và Tam, 1997), sự thỏa mãn với hệ thống hiện tại (Chau và Tam, 1997), kế
hoạch hành động IS (Grover, 1993; Kurnia và Johnston, 2000), cơ sở hạ tầng IS
(Grover, 1993; Kurnia và Johnston, 2000; Premkumar và Ramamurthy, 1995).
Tài nguyên công nghệ được áp dụng bên trong doanh nghiệp (lacovou và al,
1995), mức độ thu thập thông tin (Thong, 1999), sự thiếu hụt tài nguyên (Lai và
Guynes, 1997), và nhu cầu bên trong (Premkumar và Ramamurthy, 1995).
Nguồn nhân lực bao gồm: Trình độ học vấn đầy đủ (Kurnia và Johnston, 2000),
sự hiểu biết của nhân viên về HTTT (Thong, 1999), thái độ tích cực chấp hành
cải cách của nhân viên (Lai và Guynes, 1997), sự hỗ trợ của cấp lãnh đaọ
(Grover, 1993; Kurnia và Johnston, 2000; Premkumar và Ramamurthy, 1995),
Các nhà cải cách hàng đầu (Premkumar và Ramamurthy, 1995), và tính tương
thích của tổ chức (Premkumar và Ramamurthy, 1995).
Nhu cầu thực hiện và nhu cầu về thủ tục có liên quan đến hệ thống hiện hành,
nhu cầu cải tiến hệ thống, và tài nguyên hiện có nhằm phục vụ cho các cải cách
HTTT tiếp theo. Liên quan đến mức độ phức tạp của công tác, chúng ta phải
phân định lọai cơng tác và lọai cải tiến. Nếu cơng tác có mức độ phức tạp cao thì
điều này sẽ giúp thúc đẩy sự cải tiến (Chau và Tam, 1997). Tuy nhiên ta phải
cơng nhận cải tiến HTTT có liên quan đến việc cải tiến cấu trúc của tổ chức, và
công nhận các đặc tính cải tiến của nó. Để đơn giản hoá vấn đề, ta nên bỏ qua
yếu tố cải tiến cấu trúc tổ chức. Khi liên kết cải tiến HTTT với quy trình sản xuất
nhằm thực hiện cải tiến quy trình này, thì ta nên xem hệ thống cải tiến này như
hình thức hỗ trợ sản xuất. HTTT là hệ thống hỗ trợ công tác quản lý, giúp cho
việc lưu chuyển thông tin bên trong tổ chức.


20

Yếu tố nguồn nhân lực liên quan đến việc chấp nhận cải tiến HTTT có liên quan
đến việc người lao động có sẵn sàng thay đổi cơng nghệ hay khơng. Các doanh

nghiệp nhỏ được xem là rất trì trệ trong cải cách cơng nghệ và quản lý. Điều này
có thể là do nguyên nhân các doanh nghiệp này thường thiếu sự hiểu biết về hệ
thống cải tiến HTTT cũng như tay nghề kỹ thuật cao (Thong, 1999). Yếu tố liên
quan đến tay nghề kỹ thuật của nhân viên là một thông số quan trọng khi ta tiến
hành đánh giá động lực thúc đẩy hệ thống cải tiến HTTT trong các doanh nghiệp
nhỏ , bởi vì yếu tố năng lực là có tính quyết định cho việc áp dụng cải tiến. Việc
đưa công nghệ phức tạp vào các doanh nghiệp là cơng việc địi hỏi thời gian và
sự giám định chặt chẽ. Việc ứng dụng cơng nghệ phức tạp địi hỏi phải có một
q trình tích luỹ sự hiểu biết (Chau và Tam (1997). Điều này là có thật đối với
các doanh nghiệp áp dụng cải tiến HTTT: 1) Các công nghệ phức tạp thường tinh
tế và không phải lúc nào cũng làm việc như mong muốn. 2) Khó cho người lao
động nắm bắt cách thức vận hành. 3) Người áp dụng cơng nghệ cao phải có hiểu
biết sâu rộng về công nghệ, cũng như sự phức tạp của "chuyển giao công nghệ "
(Attewell, 1992)
2.5.2 Yếu tố môi trường
Phạm vi môi trường là đấu trường mà tổ chức tiến hành kinh doanh (Tornatzky
và Fleischer, 1990). Tornatzky và Fleischer bao gồm các yếu tố bên ngoài như
các mối quan hệ với nền kỹ nghệ, những người cạnh tranh, các quy định, và
chính quyền. Các yếu tố bên ngoài như : những người cạnh tranh, các quy định là
những yếu tố ngòai tầm kiểm soát của doanh nghiệp, chúng sẽ đặt ra các sự bắt
buộc cũng như tạo cơ hội cho tổ chức. Giống như các yếu tố tổ chức, các yếu tố
môi trường cũng được chia ra thành 2 loaị: 1) Các yếu tố tác động của thị trường.
2) Các mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức.
Các yếu tố tác động của thị trường bao gồm: Tính khơng chắc chắn của thị
trường (Grover và Goslar, 1993; Chau và Tam, 1997), các nhu cầu không dự báo


21

được (Kurnia và Johnston, 2000), cạnh tranh (Kurnia và Johnston, 2000; Thong,

1999; Grover, 1993), sự trưởng thành của một nền kỹ nghệ (Grover, 1993).
Các mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức bao gồm: áp lực do đối tác thương
mại đặt ra (Premkumar và Ramamurthy, 1995; Kurnia và Johnston, 2000; Thong,
1999; lacovou và al, 1995; Grover, 1993), sự tin cậy lẫn nhau giữa đối tác thương
mại, bầu khơng khí của giao dịch (Premkumar và Ramamurthy, 1995; Kurnia và
Johnston, 2000), sự lệ thuộc (Premkumar và Ramamurthy, 1995), và sự tích hợp
theo chiều dọc (Grover, 1993).
Các yếu tố tác động của thị trường mang tính bất ngờ. Các yếu tố này vượt ra
ngồi tầm kiểm sốt của các cơng ty đang hoạt động trong mơi trường đó. Trong
các điều kiện mơi trường hoạt động khơng mang tính phân biệt đối xử và khá ổn
định, các cơng ty có thể xử lý các yêu cầu về thông tin mà không cần đến các
công nghệ thông tin phức tạp Grover và Goslar, 1993). Trên phương diện khác,
các tổ chức phải đối diện với tính khơng chắc chắn của thị trường, và với sự cạnh
tranh khốc liệt; và chính các yếu tố này khiến cho các tổ chức phải chấp nhận sự
đổi mới (Thong, 1999; Grover, 1993; Goslar và Grover, 1993; Chau và Tam,
1997). Trong mối quan hệ với IOS, các lực cạnh tranh của thị trường được hình
thành bởi các liên minh chiến lược giữa các đối tác thương mại để duy trì tính
cạnh tranh mạnh mẽ trong một mơi trường kinh doanh bấp bênh (Chau và Tam,
1997). Một lý do khác của tính khơng chắc chắn của thị trường là sự tồn cầu hố
trong kinh doanh, có liên quan đến tính khơng chắc chắn của nhu cầu, và các
thách thức mang tính chiến lược.
Mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức có sự liên quan giữa một doanh nghiệp
và các đối tác kinh doanh cuả mình. Mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức
kinh doanh như vậy là điều rất quan trọng trong HTTT. Hart và Saunders (1997),
trong công cuộc nghiên cứu về HTTT có chỉ ra rằng có nhiều yếu tố quyền lực và
tin cậy đã tác động đến mối quan hệ giữa các tổ chức. Trong các bài viết của họ
đều có nêu các yếu tố thúc đẩy việc công nhận 2 yếu tố về môi trường này. Mối


22


quan hệ tương tác giữa các tổ chức có sự liên quan đến áp lực từ bên ngoài. Các
áp lực này có thể là các áp lực trong cùng ngành (Premkumar và Ramamurthy,
1995), áp lực của sự cạnh tranh, và sự áp đặt của các đối tác thương mại. Các áp
lực bên ngoài khiến cho ta phải áp dụng HTTT bao gồm các khuyến cáo, các sự
đe dọa kinh doanh thua lỗ. Các áp lực trong cùng ngành là áp lực do các đồn thể
cơng nghiệp bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng các hệ thống như HTTT
Premkumar và Ramamurthy, (1995).
Một khía cạnh khác có liên quan đến các quan hệ tương tác giữa các tổ chức,
được thể hiện qua mối quan tâm về sự tin cậy và bầu không khí trong giao dịch.
Ta có thể bắt buộc một đối tác kinh doanh áp dụng HTTT, bởi vì sự tin cậy là
yếu tố cốt lõi trong mọi giao dịch. Mức độ hợp tác cao, và sự tin cậy là yêu cầu
hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp tham gia, bởi vì mọi hoạt động mua và bán
diễn ra bên trong khối doanh nghiệp liên kết đều được thực hiện một cách tự
động, lọai bỏ mọi phương cách kiểm soát thủ công, và mọi sự theo dõi bằng giấy
tờ nhằm bảo đảm tính chính xác và tồn vẹn của các giao dịch khác nhau
(Premkumar và Ramamurthy, 1995). Còn một vấn đề khác nữa là liệu đối tác
kinh doanh đó có hưởng được lợi ích từ sự cải cách đó hay khơng.
2.5.3 Yếu tố công nghệ
Yếu tố công nghệ bao gồm: mọi cơng nghệ mà doanh nghiệp đó hiện có. Sự quan
tâm chính của yếu tố cơng nghệ là liệu các đặc tính của cơng nghệ sẽ ảnh hưởng
đến việc chấp nhận cải tiến như thế nào ((Tornatzky và Fleischer, 1990). Đa số 9
báo cáo nghiên cứu đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuộc tính của sự cải
tiến cuả Roger (lợi thế tương đối, tính thích hợp, sự phức tạp, tính thử nghiệm
được, quan sát được, một khi ta đưa vào thử nghiệm một cơng nghệ mới. Chỉ có
3 bản báo cáo (của Grover và Goslar, 1993; Chau và Tam, 1997; lacovou và al,
1995) trong toàn bộ 9 bản báo cáo là khơng bao gồm bất kỳ thuộc tính cải tiến
nào trong việc nêu ra các động cơ thúc đẩy sự cải tiến công nghệ. Trong công
cuộc nghiên cứu các yếu tố công nghệ, họ đã đưa ra thêm 5 yếu tố có tầm ảnh



×