Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Phân tích cấu trúc thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp giấy in, viết ở tp hồ chí minh, đồng nai, bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.01 KB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
……………………………………..

ĐẶNG NGỌC HƯNG

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY IN,VIẾTỞ
TP.HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG.

Chuyên ngành
Mã số ngành

: Quản Trị Doanh Nghiệp
: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TPHCM- tháng 06 năm 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
………………………………………………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc
……………………………………………..

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ Và Tên Học Viên:
Ngày Tháng Năm Sinh:
Chuyên Ngành:

ĐẶNG NGỌC HƯNG
13-04-1979
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Phái: Nam
Nơi Sinh: Thừa Thiên-Huế
Mã Số: 12.00.00

I/-TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY IN,VIẾT Ở TP HỒ CHÍ MINH,
ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG.
II/-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
ƒ
ƒ
ƒ
ƒ
ƒ

Sự cần thiết của luận văn
Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và quản trị chiến lược.
Tìm hiểu tình hình thị trường giấy in, viết ở Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương và ở một vài nước trong khu vực.
Phân tích cấu trúc thị trường, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy ở Tp
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
Đề ra một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy ở Tp Hồ

Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
IV.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THẦY HƯỚNG DẪN

: 23/01/2005
: 30/06/2005
: Tiến só VŨ THÀNH TỰ ANH

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH

TS. VŨ THÀNH TỰ ANH
Nội dung đề cương Luận Văn Thạc Só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày ………. tháng ………năm 2005
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

i


LỜI CẢM ƠN
Xin
chân
thành
cảm

ơn
Thầy TS. VŨ THÀNH TỰ ANH đã tận tình hướng dẫn
tôi hoàn thành Luận án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Khoa
Quản Lý Công Nghiệp Trường ĐH Bách Khoa
TPHCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến
thức cho khoá Cao Học Quản trị Doanh nghiệp K14.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ, trao đổi ý kiến và kinh nghiệm với tôi trong
quá trình làm luận án.

ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường, do đó hội nhập kinh tế và gia nhập WTO là tất
yếu và là điều kiện cần thiết để các ngành kinh tế phát triển (trong đó có ngành
Giấy). Ngành Công Nghiệp Giấy là ngành được xếp vào nhóm có năng lực cạnh
tranh thấp. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh để đứng vững trước xu thế
hội nhập là việc hết sức cần thiết mà ngành phải làm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, và với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của
các doanh nghiệp sản xuất Giấy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương. Tác giả đã hình thành đề tài luận văn “Phân tích cấu trúc thị trường
và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Giấy in, viết tại thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương”.
Thông qua việc phân tích môi trường bên ngoài để nhận dạng các nguy cơ cũng
như cơ hội, kết hợp với phân tích các yếu tố bên trong để đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu. Từ đó, xác định các năng lực phân biệt và những lợi thế cạnh tranh của
ngành.

Phần tiếp theo của luận án, tác giả đã phân tích cấu trúc thị trường, đánh giá
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất giấy in viết tại thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương từ việc đánh giá: chất lượng, chi phí, giá cả,
phân phối, sản lượng của sản phẩm giấy in, viết.
Cuối cùng, tác giả đã đề xuất các chiến lược, các giải pháp cụ thể nhằm giúp
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

iii


ABSTRACT
Vietnam economy has been changing from general planning economy to market
economy. Therefore, joining into WTO is the indispensable and necessary
condition to develop all economic branches (including paper branch). Industrial
paper branch is ranked in low competitive branches. So, improving competitive
energy to stand strongly in front of current joining stages is the most necessary
thing that branch has to do.
Coming from practice demands, together with current business production
situation of paper production enterprises at Ho Chi Minh City, Dong Nai, Binh
Duong, the author has set up topic for essay namely: “Analysing market structure
and improve competitive energy of paper branch at Ho Chi Minh City, Dong Nai
Province, Binh Duong Province”.
By the way of analysing outside business environment to identify the risks as well
as opportunities, combine with analysing inside elements to evalute strength,
weakness. Then, define different energies and competitive advantages of branch.
The next section of essay, author has analysed market structure, evalute
competitive energy of paper production enterprises at Ho Chi Minh city, Dong
Nai, Binh Duong from evalution: quality, cost, price, distribute, output of all paper
products for printing, writing.
Finally, author suggested specific strategies, solutions in order to help for

improving competitive energy of branch.

iii


MỤC LỤC
Chương 1 : CHƯƠNG MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI......................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................................3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ....................................................................................3
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN. ..............................................................................................5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 6
2.1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH. ..........................................................................................8
2.1.1. Khái niệm...................................................................................................................8
2.1.2. Từ lợi thế so sánh chuyển sang chiến lược cạnh tranh ...............................................8
2.2. CHIẾN LƯC CẠNH TRANH........................................................................................8
2.2.1. Khái niệm về chiến lược. ...........................................................................................8
2.2.2. Vai trò của chiến lược ................................................................................................9
2.2.3.Khái niệm chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành.........................................9
2.2.4 Các bước xây dựng chiến lược cạnh tranh.................................................................10
2.3. CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC. ................................................................11
2.3.1. Mô hình của tác giả Garry Smith. ............................................................................11
2.3.2. Mô hình của tác giả Fred R.David ..........................................................................12
2.4. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC. .....................................................................13
2.4.1. Giai đoạn hình thành chiến lược...............................................................................13
2.4.2. Giai đoạn thực thi chiến lược....................................................................................14
2.4.3. Giai đoạn đánh giá chiến lược ..................................................................................14
2.5. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG. .......................................................................................14
2.5.1. Môi trường vó mô. .....................................................................................................15

2.5.2. Môi trường vi mô. .....................................................................................................17
2.5.3. Môi trường nội bộ. ....................................................................................................19
2.6. MỘT SỐ CÔNG CỤ TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC ......................................20
2.7. CÁC CHIẾN LƯC CẠNH TRANH TỔNG QUÁT. ...................................................22


2.7.1. Chiến lược chi phí thấp.............................................................................................23
2.7.2. Chiến lược khác biệt hóa..........................................................................................24
2.7.3. Chiến lược tập trung vào trọng điểm........................................................................24
2.8. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG. .........................................................................................25
2.8.1. Cạnh tranh hoàn hảo. ...............................................................................................25
2.8.2. Cạnh tranh không hoàn hảo......................................................................................25
Chương 3: GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM .................................... 28
3.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY VIỆT NAM. ..................................................28
3.2. GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM. ........................................29
3.2.1. Phân bố theo vùng địa lý. .........................................................................................30
3.2.2. Quy mô sản xuất.......................................................................................................30
3.2.3. Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất. ...............................................................31
3.2.4.Tổ chức......................................................................................................................32
3.2.5. Sản xuất kinh doanh. ................................................................................................32
3.2.6. Xuất nhập khẩu giấy. ...............................................................................................34
3.2.7. Đầu tư nước ngoài đối với ngành Giấy.....................................................................35
3.3. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY ĐẾN NĂM 2010...............35
3.3.1. Luận cứ xây dựng quy hoạch....................................................................................36
3.3.2. Những mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch.........................................................................37
3.3.3. Đánh giá tình hình phát triển ngành giấy hiện tại ....................................................38
3.4. SƠ LƯC TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIẤY Ở THÁI LAN, INDONESIA, MALAYSIA.40
3.4.1. Indonesia..................................................................................................................40
3.4.2. Thái Lan ...................................................................................................................40
3.4.3. Malaysia...................................................................................................................41

3.4.4. Hàn Quốc .................................................................................................................41
3.5. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CỦA MỘT SỐ CÔNG TY GIẤY Ở
CÁC TỈNH ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG VÀ TP HỒ CHÍ MINH,.......................................41
3.5.1. Công ty giấy Tân Mai...............................................................................................42
3.5.2. Công ty giấy Đồng Nai.............................................................................................42
3.5.3. Công ty giấy Bình An...............................................................................................43


Chương 4 :NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY IN, VIẾT CÁC TỈNH ĐỒNG NAI,
BÌNH DƯỚNG VÀ TP HỒ CHÍ MINH.......................................................................................... 44
4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI...................................................................44
4.1.1. Phân tích cấu trúc thị trường và môi trường vó mô....................................................44
4.1.2. p lực của năm tác lực cạnh tranh. ..........................................................................53
4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG..................................................................60
4.2.1. Nguồn lực của ngành................................................................................................60
4.2.2. Yếu tố tổ chức, quản lý của ngành. ..........................................................................65
4.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH GIẤY IN, VIẾT TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG VÀ TP HỒ CHÍ MINH.71
4.3.1. Phân tích cấu trúc thị trường.....................................................................................71
4.3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh...................................................................................71
4.4. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH. ..................................................77
Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH GIẤY IN, VIẾT TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ........................................................................................................................................ 85
5.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC CHO NGÀNH GIẤY CÁC TỈNH MIỀN NAM. ...........85
5.1.1. Hình thành chiến lược cho ngành Giấy in, viết tại Đồng Nai, Bình Dương và Thành Phố
Hồ Chí Minh.......................................................................................................................86
5.2.2 Chọn lựa chiến lược cho ngành Giấy in, viết tại Đồng Nai, Bình Dương và Thành Phố
Hồ Chí Minh.......................................................................................................................96
5.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO

NGÀNH GIẤY IN, VIẾT TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG VÀ TP HỒ CHÍ MINH..........97
5.2.1 Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý..........................................................................97
5.2.2. Giải pháp liên doanh liên kết. ................................................................................101
5.2.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực..........................................................................104
5.2.4. Đẩy mạnh công tác Marketing. ..............................................................................105
5.2.5. Nhóm giải pháp về kỹ thuật. ..................................................................................106
5.2.6. Nhóm giải pháp về kinh tế. ....................................................................................107


Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 110
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Các dạng cơ cấu thị trường.............................................................................................27
Bảng 3.1: Phân loại nhà máy theo quy mô sản xuất........................................................................30
Bảng 3.2: Sản lượng giấy 2002-2004...............................................................................................33
Bảng 3.3: Xuất nhập khẩu giấy 2003-2004 .....................................................................................34
Bảng 4.1: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam. ................................................................45
Bảng 4.2: Bảng xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài...........................................59
Bảng 4.3: Chi phí vận chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh............................................................64
Bảng 4.4: Sự mất cân đối trong việc sản xuất giấy và bột ..............................................................68
Bảng 4.5: Bảng xác định mức độ ảnh hưởng các yếu tố bên trong..................................................70
Bảng 4.6: Bảng so sánh giá giấy của Việt Nam với Indonesia........................................................73
Bảng 4.7: Bảng tính giá sơ bộ giấy in, viết định lượng 70gsm, 90ISO. ...........................................74

Bảng 4.8: Sản lượng giấy in, viết một số nước trong khu vực năm 2003.........................................77
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh.............................................................................79
Bảng 4.10: Sản lượng giấy in, viết trong nước và xuất nhập khẩu. .................................................83
Bảng 5.1: Chỉ tiêu phát triển ngành Giấy đến năm 2010. ...............................................................85
Bảng 5.2: Qui hoạch vùng nguyên liệu Giấy các tỉnh phía Nam.....................................................86
Bảng 5.3: Ma trận SWOT của ngành Giấy in,viết...........................................................................88
Hình 2.1: Bánh xe chiến lược cạnh tranh.........................................................................................10
Hình 2.2: Mô hình quản trị chiến lược của Garry Smith. ..............................................................11
Hình 2.3: Mô hình quản trị chiến lược của Fred R.David................................................................12
Hình 2.4: Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản rị chiến lược .................................13
Hình 2.5: Định nghóa và mối quan hệ giữa các cấp độ môi trường..................................................15
Hình 2.6: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong ngành. .......................................................................17
Hình 2.7: Ma trận SWOT. ...............................................................................................................21

vi


Hình 2.8: Các chiến lược cạnh tranh tổng quát ................................................................................23
Hình 4.1: Biểu đồ xu hướng tỷ giá VNĐ/USD.................................................................................49
Hình 4.2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của giấy Indo. .....................................................79
Hình 4.3: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của giấy Bãi Bằng ..............................................80
Hình 4.4: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của giấy Tân Mai................................................80
Hình 4.5: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của giấy Bình An................................................81
Hình 4.6: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của giấy Hùng Hưng...........................................81
Hình 4.7: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các loại giấy ................................................82

vi


Trang 1


CHƯƠNG I

1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Phát triển công nghiệp Giấy luôn được nhà nước đặt trong tầm nhìn dài hạn, trong
chương trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp giấy là một
bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Với hơn 80 triệu dân, Việt Nam
là một thị trường đầy tiềm năng. Theo dự báo, mức tiêu thụ giấy bình quân đầu
người /năm của Việt Nam năm 2010 và 2020 ùc đạt 24.5 và 33.6 kg. Ngoài ra
các doanh nghiệp giấy Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng thị trường ở các
nước láng giếng như Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Campuchia và Lào…
Trong tình hình giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng trong 5 năm qua: bột giấy,
nguyên liệu hoá chất, xăng dầu… đã làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tăng. Tuy nhiên các doanh nghiệp thuộc ngành Giấy đã có nhiều biện pháp
tích cực, có hiệu quả nên vẫn duy trì được giá bán, khống chế thị trường không để
xảy ra”sốt giấy”.
Nhiều đơn vị thành viên trong Tổng Công Ty Giấy, một vài đơn vị tư nhân đã đầu
tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất. Tám tháng đầu năm 2004,
ngành giấy sản xuất được 166.988 tấn giấy, trong đó, giấy in, giấy viết 100.676
tấn, giấy in báo 23.213 tấn, giấy bao bì công nghiệp 33.500 tấn, giá trị sản xuất
công nghiệp đạt gần 1.500 tỷ đồng, doanh thu gần 1.800 tỷ đồng.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng hiện nay cũng như các
ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp giấy đang phải đối đầu với những
khó khăn thách thức trước mắt :
-

Hầu hết các máy móc thiết bị sản xuất giấy hiện nay đều lạc hậu. Ba nhà máy
sản xuất giấy lớn của Việt Nam là Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai, tuy công
nghệ được coi là hiện đại nhưng tuổi thọ cũng đã 20-40 năm. Chính vì vậy



Trang 2

chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động rất thấp, chi phí nguyên
nhiên liệu lại ở mức cao. Hầu hết chất lượng giấy của các công ty Việt Nam
chưa thể sánh với giấy ngoại.
-

Quy mô và công suất của các nhà máy sản xuất giấy của Việt Nam rất khiêm
tốn so với các nước trong khu vực. Chỉ với Tập đoàn Indah Pulp & Paper Coro
(Indonexia) đã có năng lực sản xuất là 1.700.000 tấn /năm gần gấp đôi năng
lực của toàn ngành giấy Việt Nam.

-

Thiếu vốn là một trong những điểm yếu lớn nhất mà ngành công nghiệp giấy
mắc phải, các dự án xây dựng Nhà Máy Giấy Bột Giấy Kontum, Thanh Hóa
chưa thể đi vào hoạt động là bởi lý do này.

-

Vấn đề mất cân đối giữa sản xuất giấy và bột ở trong nước cũng là một thách
thức rất lớn, khi mà ngành giấy Việt Nam chỉ mới chủ động được khoảng 28%
lượng bột giấy, số còn lại phải phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu thế giới.
Bột giấy lại chiếm đến 60-70% giá thành sản phẩm. Rất khó cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh giá với các nước trong khu vực.

Trước thềm hội nhập, việc cạnh tranh rõ ràng sẽ ngày càng gay gắt hơn. Theo lộ
trình cắt giảm thuế quan AFTA thì sau năm 2006, thuế suất thuế nhập khẩu các
loại giấy là 0%. Ngành giấy Việt Nam liệu có thể cạnh tranh bình đẳng được với

các nước sản xuất giấy lớn của ASEAN như Indonexia, Malaixia, Thái Lan,
Philippin…hay không và phải làm gì để cạnh tranh? Nhà nước có nên tiếp tục đầu
tư thêm cho ngành Giấy (năm năm qua đầu tư hơn 9000 tỉ đồng)? hay là dành
ngân sách để đầu tư vào các ngành nghề khác?
Trong những năm gần đây môn khoa học quản trị và các kiến thức quản trị hiện
đại ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm và áp dụng trong quá trình kinh
doanh. Trong đó hoạch định chiến lược kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết và


Trang 3

mang ý nghóa to lớn bởi vì nó đưa ra một định hướng phát triển cho doanh nghiệp
nhằm đạt đến mục tiêu đề ra.
Với những lý do trên, đề tài “Phân tích cấu trúc thị trường và nâng cao năng lực
cạnh tranh cho ngành công nghiệp Giấy In, viết ở Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương.” đã được lựa chọn với mong muốn được áp dụng các kiến thức đã
học vào thực tế trong việc xây dựng một định hướng chiến lược phát triển cho
ngành công nghiệp Giấy.
2.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
-

Tìm hiểu tình hình thị trường giấy in, viết ở Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương và ở một vài nước trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Malayxia).

-

Phân tích cấu trúc thị trường, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy ở
Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

-


Đề ra một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy ở Tp Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Nghiên cứu tình hình thị trường giấy in, viết từ năm 2000 đến nay.

-

Đề tài tập trung khảo sát ngành giấy ở Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương và năng lực cạnh tranh đối chiếu (chất lượng, giá, phân phối, thị phần,
chi phí) với các nước trong khu vực (Thái Lan, Indonexia, Malayxia).

-

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chứ không đi sâu
vào từng doanh nghiệp.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án này được thực hiện dựa trên các phương pháp như sau :
-

Cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu này là lý thuyết về quản trị chiến lược, kinh tế
học vi mô, thống kê và một số môn học có liên quan.

-

Phương pháp thu thập thông tin



Trang 4

9 Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các nguồn thống kê từ các công ty giấy ở Tp Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, các tạp chí chuyên ngành, và từ các
Website trên Internet.
9 Thông tin sơ cấp:Thông tin về kênh phân phối, chi phí được thu thập từ
một số công ty sản xuất giấy thông qua việc phỏng vấn trực tiếp. Các
thông tin: chất lượng, giá ...sẽ thu thập từ người tiêu dùng bằng việc thiết
kế và gởi bảng câu hỏi.
-

Kết hợp với phương pháp chuyên gia: bằng cách tham khảo ý kiến, kinh
nghiệm của các chuyên gia trong nước và ý kiến của các chuyên gia nước
ngoài thông qua các bài báo, bản tham luận, báo cáo thương mại để hình
thành và lựa chọn chiến lược thích hợp.

-

Vận dụng ma trận SWOT (tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy
cơ của ngành giấy): bằng việc phân tích môi trường kinh doanh, bên trong và
bên ngoài, đánh giá thực trạng và đề ra một số biện pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành.

Dựa trên cơ sở lý luận của quản trị chiến lược, sơ đồ thực hiện luận án được phát
thảo như sau :


Trang 5


Vấn đề cần nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Dữ liệu sơ cấp, thứ cấp

Phân tích môi trường

Phân tích nội lực

Thực trạng, khả năng cạnh tranh
Định hướng, chiến lược cạnh tranh
Các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh
Kết luận và kiến nghị

2.5. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Luận án bao gồm 6 chương:
Chương I: Chương mở đầu.
Chương II: Cơ sở lý thuyết.
Chương III: Giới thiệu ngành công nghiệp Giấy Việt Nam.
Chương IV: Phân tích cấu trúc thị trường và năng lực cạnh tranh cho ngành giấy
in, viết ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
Chương V: Định hướng chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành Giấy ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
Chương VI: Kết luận & Kiến Nghị.


Trang 6


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cạnh tranh là một khái niệm thường được sử dụng trong nhiều lónh vực khác
nhau. Ở cấp doanh nghiệp/ngành, cạnh tranh có thể được hiểu là sự tranh đua
giữa các doanh nghiệp/ngành trong việc giành một nhân tố sản xuất hay khách
hàng để tồn tại và nâng cao vị thế của mình trên thị trường để thu lợi nhuận
cao(1).
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền
kinh tế thị trường. Cạnh tranh đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của
nền kinh tế. Cạnh tranh còn giúp cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng
của mình bằng cách khuyến khích họ liên tục phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao về
chất lượng, dịch vụ và giá cả…, đồng thời tiết kiệm chi phí nhằm đạt lợi nhuận
cao. Sức ép cạnh tranh sinh ra những sản phẩm mới vì công ty áp dụng công nghệ
mới và những biện pháp quản lý tiên tiến. Vì doanh nghiệp nào cũng muốn bán
được nhiều sản phẩm hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn nên phải tranh đua với
nhau. Như vậy, cạnh tranh là quá trình tất yếu của nền kinh tế thị trường. Cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường là một cuộc đua không có điểm dừng, không bị
gián đoạn về thời gian và không gian.
Cạnh tranh luôn có tác động tích cực cho toàn xã hội như sản phẩm tốt hơn, giá rẻ
hơn, dịch vụ tốt hơn... Giống như quy luật sinh tồn và đào thải trong tự nhiên của
Darwin, trong chừng mực cho phép của pháp luật và đạo đức kinh doanh, quy luật
cạnh tranh loại những thành viên yếu kém khỏi thị trường, duy trì và phát triển
(1) Chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW.

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT



Trang 7

những thành viên tốt nhất. Cạnh tranh còn giúp thị trường hoạt động có hiệu quả
nhờ việc phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn. Đây chính là động lực cho sự phát
triển nền kinh tế. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có những biểu hiện tiêu cực như
gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại quyền lợi người
tiêu dùng.
2.1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù được sử dụng rất rộng rãi nhưng vẫn chưa có
một khái niệm rõ ràng cũng như chưa được lượng hóa một cách chính xác. Do đó,
cách thức đo lường năng lực cạnh tranh cả ở cấp quốc gia lẫn cấp ngành/doanh
nghiệp vẫn chưa được xác định nghiêm ngặt và phổ biến.
Khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế so sánh
của nó. Lợi thế so sánh được đánh giá theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Các quan
điểm cổ điển về cạnh tranh đều dựa trên việc so sánh các yếu tố cấu thành nên
sản phẩm như vốn, lao động, nguyên liệu, chi phí, giá thành, giá bán. Một sản
phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi có mức giá bán thấp
hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ tốt hơn.
Theo lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh
nghiệp được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao
động. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá
dựa trên mức chi phí thấp, năng suất cao. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là điều
kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh mà còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp thì được định nghóa là năng
lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh của
sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp này. Đó chính là tính năng động, sáng tạo,
đương đầu với mọi thách thức và cố gắng liên tục của các doanh nghiệp trong

CHƯƠNG II


CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 8

nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động,
tổng năng suất các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát
triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm...
Từ các quan điểm trên, năng lực cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện
thông qua các lợi thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một
sản phẩm bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên: năng lực sản xuất,
chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, dung lượng thị trường…
Như vậy có thể thấy khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được
cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vó mô.
Một sản phẩm năm nay có thể được đánh giá là có năng lực cạnh tranh nhưng lại
không còn khả năng cạnh tranh ở năm sau.
2.1.2.Từ lợi thế so sánh chuyển sang chiến lược cạnh tranh
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, các tổ chức tìm ra sự khác biệt của chính
mình. Các tổ chức lựa chọn cách thực hiện điều đó như thế nào và đó chính là nội
dung mà chiến lược cạnh tranh đề cập đến. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh là lựa
chọn cách thức cạnh tranh của tổ chức trong thị trường của mình. Việc lựa chọn
chiến lược cạnh tranh dựa trên lợi thế cạnh tranh mà tổ chức có thể tạo ra. Khi tổ
chức cũng cố được lợi thế cạnh tranh bền vững của mình, cơ sở cho chiến lược
cạnh tranh được xác lập. Sau cùng, đó là việc xây dựng chiến lược cạnh tranh:
khai thác lợi thế cạnh tranh của tổ chức bằng phương pháp sử dụng các chiến lược
để tạo cho mình sự khác biệt so với đối thủ.
2.2. CHIẾN LƯC CẠNH TRANH
2.2.1. Khái niệm về chiến lược
Khái niệm về “chiến lược” đã xuất hiện từ khá lâu, nó có ý nghóa là “khoa học

về hoạch định và điều khiển các hoạt động”. Tuy nhiên, trước kia nó thường được
gắn liền với lónh vực quân sự. Khi trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, chiến

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 9

lược bắt đầu được vận dụng trong kinh doanh. Có rất nhiều định nghóa về chiến
lược. Theo Fred R. David thì chiến lược là những phương tiện đạt đến mục tiêu
dài hạn. Theo Alfred Chadler, đại học Harvard, thì chiến lược là sự xác định các
mục tiêu cơ bản và lâu dài của một doanh nghiệp, và là sự vạch ra một quá trình
hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. Nói
chung các định nghóa về chiến lược tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng luôn
bao hàm các nội dung:
-

Xác định các mục tiêu ngắn và dài hạn của một tổ chức.

-

Đưa ra và lựa chọn các phương án thực hiện.

-

Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.

2.2.2. Vai trò của chiến lược

Chiến lược kinh doanh có một tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động sản xuất
kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp. Chiến lược cho phép một tổ chức năng
động hơn trong dự báo trước những biến động của môi trường. Từ đó, tổ chức có
thể kiểm soát được hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,
chiến lược làm tăng sức cạnh tranh của các đơn vị, bảo đảm ưu thế vững mạnh
của doanh nghiệp. Trong khi đó năng lực cạnh tranh quyết định sự sống còn của
các doanh nghiệp. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình chiến lược cạnh
tranh phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để vươn tới một vị thế mà
doanh nghiệp có khả năng chống chọi lại và tác động đến các lực lượng cạnh
tranh một cách hiệu quả.
2.2.3. Khái niệm chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành
Tuy khái niệm về chiến lược cạnh tranh còn nhiều vấn đề cần được tranh cãi
nhưng có thể được hiểu như là sự kết hợp của các kết quả cuối cùng (mục tiêu)
mà doanh nghiệp đang tìm kiếm với các phương tiện (các chính sách) thích ứng
nhờ đó doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình”.

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 10

Hình 2.1: Bánh xe chiến lược cạnh tranh
(Nguồn: Michael E. Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB KHKT 1996)
Như vậy, chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp sẽ gồm 2 yếu tố: mục tiêu
và phương tiện. Giống như một bánh xe mà trục là mục tiêu, các chính sách chức
năng phải tỏa ra từ trục và hướng về các trục.
2.2.4. Các bước xây dựng chiến lược cạnh tranh
Trình tự các bước để xây dựng chiến lược cạnh tranh:

-

Xem xét chiến lược hiện tại: gồm cả các giả thiết về vị trí của doanh
nghiệp/ngành, điểm mạnh và điểm yếu, về các đối thủ cạnh tranh và xu
hướng phát triển của ngành.

-

Phân tích môi trường hoạt động: các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chiến lược cạnh tranh..

-

Xây dựng chiến lược cạnh tranh: kiểm tra các giả thiết, đề ra và lựa chọn các
phương án chiến lược dựa trên 3 chiến lược tổng quát: Chiến lược chi phí thấp,
chiến lược khác biệt hóa, chiến lược tập trung vào trọng điểm.

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 11

2.3. CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC
Có nhiều mô hình quản trị chiến lược khác nhau, nhưng nhìn chung các mô hình
quản trị chiến lược đều có 3 giai đoạn cơ bản như sau :
-

Giai đoạn 1 : Hình thành chiến lược


-

Giai đoạn 2 : Thực thi chiến lược

-

Giai đoạn 3 : Đánh giá chiến lược

2.3.1. Mô hình của tác giả Garry Smith

Phân tích môi trường
Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu

Phản

Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược

hồi
Thực hiện chiến lược

Đánh giá và kiểm tra chiến lược

Hình 2.2 : Mô hình quản trị chiến lược của Garry Smith
Mô hình quản trị chiến lược của Garry Smith có đặc điểm là việc phân tích môi
trường được tiến hành trước khi lựa chọn mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức. Theo
quan điểm của mô hình này thì cần phải phân tích môi trường cụ thể trước để xác
định mục tiêu dài hạn, làm cơ sở cho mục tiêu ngắn hạn và cung cấp dữ liệu đầu
vào cho việc lựa chọn chiến lược của công ty.


CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 12

2.3.2 Mô hình của tác giả Fred R. David

Kiểm soát
bên ngoài
để xác định
cơ hội và đe
dọa chủ yếu

Xác định
nhiệm vụ,
mục tiêu
và chiến
lược hiện
tại

Thiết lập
những
mục tiêu
dài hạn

Thiết lập
các mục
tiêu hàng

năm

Phân
phối
các
nguồn
tài
nguyên

Xem
xét lại
mục
tiêu
KD

Kiểm soát
bên trong
để nhận
diện điểm
mạnh yếu
cơ bản

Lựa
chọn
chiến
lược

Đề ra
các
chính

sách

Thông tin phản hồi
Hình thành chiến lược

Xác
định

đánh
giá
thành
tích

Thực thi chiến lược

Đánh giá
chiến lược

Hình 2.3 : Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R. David
Mô hình quản trị chiến lược của Fred R. David còn được gọi là mô hình quản trị
chiến lược toàn diện. Đây là mô hình được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi do
mô hình này thể hiện một phương pháp rỏ ràng và thực tiễn trong việc hình

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 13


thành, thực thi và đánh giá các chiến lược. Vì vậy, mô hình quản trị chiến lược
toàn diện được chọn để ứng dụng vào đề tài này.
2.4. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC
Quá trình quản trị chiến lược gồm 03 giai đoạn cơ bản sau đây :
-

Hình thành chiến lược

-

Thực thi chiến lược

-

Đánh giá chiến lược
Hình thành
chiến lươc

Thực hiện

Hợp nhất trực

Đưa ra

nghiên cứu

giác và phân tích

quyết định


Thực thi
chiến lươc

Thiết lập mục

Đề ra các

Phân phối các

tiêu hàng năm

chính sách

nguồn tài nguyên

Đánh giá
chiến lươc

Xem xét lại các

Đo lường

Thực hiện

yếu tố bên trong

thành tích

điều chỉnh


bên ngoài

Hình 2.4: Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược
2.4.1. Giai đoạn hình thành chiến lược
Giai đoạn này có 03 hoạt động cơ bản :
-

Thực hiện nghiên cứu: thu thập xử lý thông tin về các thị trường và ngành
kinh doanh của công ty nhằm xác định các điểm mạnh/ điểm yếu và cơ
hội/nguy cơ.

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trang 14

-

Hợp nhất trực giác và phân tích: sử dụng các kỹ thuật quản trị như ma trận
đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE ), bên trong ( IFE ), ma traän SPACE, ma
traän SWOT, ma traän QSPM.. để kết hợp trực giác và phân tích nhằm đưa ra và
lựa chọn các chiến lược thay thế khả thi.

-

Đưa ra quyết định: nguồn tài nguyên của tổ chức có hạn. Do đo,ù nhà quản trị
buộc phải đưa ra quyết định về việc chọn lựa chiến lược sao cho có lợi nhất
cho công ty.


2.4.2. Giai đoạn thực thi chiến lược
Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược. Đây
được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược bởi vì nó
đòi hỏi tính kỹ thuật, sự tận tụy và tính hy sinh của mỗi cá nhân. Chiến lược được
đề ra nhưng không được thực hiện sẽ không phục vụ một mục đích hữu ích nào.
Trong giai đoạn này tổ chức phải thiết lập các mục tiêu hàng năm, đặt ra các
chính sách, khuyến khích nhân viên và phân phối tài nguyên để các chiến lược
lập ra có thể được thực hiện.
2.4.3. Giai đoạn đánh giá chiến lược
Ba hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này :
-

Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho chiến lược hiện tại.

-

Đo lường thành tích

-

Thực thi các hoạt động điều chỉnh

Giai đoạn đánh giá chiến lược là cần thiết vì thành công hiện tại không bảo đảm
cho thành công trong tương lai.
2..5. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
Khi xây dựng chiến lược cạnh tranh, các doanh nghiệp xác định các điểm mạnh
và điểm yếu của mình so với các lực lượng cạnh tranh trong mối tương quan với
các cơ hội và nguy cơ mà môi trường vó mô mang lại cho toàn ngành.


CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


×