Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Ứng dụng động thái để xác định ảnh hưởng của thay đổi nguồn lực, thay đổi thiết kế và lỗi thiết kế đến chi phí nguồn lực thiết kế dự án khu nhà ở phường 4 quận 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.78 KB, 131 trang )

-i-

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

---&---

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA

ỨNG DỤNG ĐỘNG THÁI HỆ THỐNG ĐỂ
XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI
NGUỒN LỰC, THAY ĐỔI THIẾT KẾ VÀ LỖI THIẾT
KẾ ĐẾN CHI PHÍ NGUỒN LỰC THIẾT KẾ DỰ ÁN
“KHU NHÀ Ở PHƯỜNG 4- QUẬN 8”

Chuyên ngành
Mã số ngành

: Quản Trị Doanh Nghiệp
: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2004


- ii -

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :

Giảng viên chính, Tiến só VÕ VĂN HUY
Cán bộ chấm nhận xét 1

:

………………………………………………………………………………………
…........

Cán bộ chấm nhận xét 2

: ................................................................................

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ngày …….tháng…....năm 2004.


- iii -

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc

---------


-----------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: Nguyễn Thị Tuyết Hoa

Phái

: nữ

Ngày, tháng, năm sinh

: 15- 7- 1973

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành

: Quản trị doanh nghiệp

Mã số: 12.00.00

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Ứng dụng động thái hệ thống để xác định ảnh hưởng của thay đổi nguồn lực,
thay đổi thiết kế và lỗi thiết kế đến chi phí nguồn lực thiết kế dự án “Khu nhà ở
Phường 4- Quận 8 Tp.HCM”.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Nhiệm vụ:

§ Thu thập dữ liệu của các biến trong mô hình nghiên cứu: nguồn lực thiết kế
kế hoạch ban đầu, tỷ lệ thuê mướn nguồn lực, tốc độ thôi việc của nguồn
lực, tiến độ thiết kế kế hoạch, tỷ lệ lỗi, thay đổi thiết kế, tỷ lệ thiết kế lại,
tỷ lệ tốc độ thiết kế chi tiết.
§ Xác định ảnh hưởng của các yếu tố: thay đổi nguồn lực, thay đổi thiết kế,
lỗi thiết kế (tỷ lệ lỗi, tỷ lệ thiết kế lại) đến chi phí nguồn lực thiết kế.
2. Nội dung:
§ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về Động thái hệ thống trong thiết kế dự án, mô
hình có sẳn về động thái hệ thống trong quản lý thiết kế dự án.
§ Trình tự thực hiện thiết kế một dự án, trao đổi thông tin giữa đơn vị thiết kế
dự án và chủ đầu tư.


- iv -

§ Hoạch định tiến độ, phân phối nguồn lực thiết kế theo sơ đồ Gantt.
§ Chọn mô hình động thái thích hợp để mô phỏng.
§ Thu thập dữ liệu liên quan đến các yếu tố trong mô hình, ứng dụng phần
mềm VENSIM để mô phỏng.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 29/06/2004
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/12/2004
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Giảng viên chính, Tiến só Võ Văn Huy
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH


(Ký tên và ghi rõ họ, tên, học hàm và học vị)

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua.
Ngày …..tháng…..năm 2004
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


-v-

LỜI CẢM ƠN
Luận văn nghiên cứu là nhiệm vụ trọng yếu phải hoàn thành của chương trình
cao học tại Đại Học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh. Trải qua hai năm học, mặc dù
gặp rất nhiều khó khăn do phải đảm trách song song hai nhiệm vụ quan trọng đó
là: hoàn thành công việc tại cơ quan, tham gia và hoàn thành các môn học tại lớp
nhưng bản thân tác giả cảm thấy rất phấn khởi vì luôn nhận được sự động viên và
tận tình giúp đỡ của Quý thầy cô trong khoa Quản lý Công Nghiệp, sự hỗ trợ về
vật chất lẫn tinh thần của gia đình và bè bạn, sự đồng tình ủng hộ của Công ty.
Giờ đây nhận nhiệm vụ luận văn thạc só, tác giả xem đây là chặng đường cuối
cùng nhiều gian nan và thử thách nhưng cũng đầy ý nghóa. Thực hiện luận văn
nghiên cứu là cơ hội giúp tác giả hệ thống lại các kiến thức đã lónh hội được
trong khóa học, đặc biệt là kiến thức về quản lý dự án và mô phỏng ứng dụng
cho dự án nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Võ Văn Huy, đã tận tình hướng
dẫn tác giả trong khóa học và đặc biệt là trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô tại khoa Quản Lý Công Nghiệp
trường Đại Học Bách Khoa TP. HCM đã tận tâm, nhiệt tình truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt khóa học.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, các kỹ sư của Công Ty Invesco,
Trung Tâm Tư Vấn Thiết Kế và Xây Dựng (Invescons) đã tận tình giúp đỡ, cung
cấp thông tin cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sau cùng xin
cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt khóa học.
Xin gia đình và bè bạn nhận nơi đây sự tri ân chân thành, sâu sắc của tác giả.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2004
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Tuyeát Hoa


- vi -

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây hoà nhập với những phát triển lớn lao của nền kinh tế,
ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hàng năm vốn đầu
tư vào lónh vực xây dựng chiếm tỷ lệ lớn trong GDP và trong ngân sách nhà nước.
Ngành xây dựng đã vươn lên về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
xây dựng của các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và đặc biệt là nhu
cầu về nhà ở của các hộ dân cư. Tuy nhiên công nghiệp xây dựng phát triển phải
tuân theo quy hoạch chung của địa phương. Các dự án phát triển mạng lưới giao
thông đô thị, giải toả nhà ở trên kênh rạch đã làm cho nhiều hộ gia đình không
còn chỗ định cư. Trước tình hình đó cùng với kế hoạch phát triển đô thị Quận 8,
Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương nâng cao q nhà ở cho một số hộ dân bị giải
toả được tái định cư tại khu nhà ở Phường 4- Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh. UBND
thành phố đã giao đất cho công ty Đầu Tư & Phát Triển Xây Dựng (công ty
Invesco) để đầu tư xây dựng nhóm nhà ở này theo quyết định số 7478/QĐ-UB
ngày 13/11/2003. Nhóm nhà ở được thiết kế tuân theo qui hoạch số 1965/KTSTĐB1 ngày 26 tháng 06 năm 2001 của kiến trúc sư trưởng thành phố Hồ Chí
Minh và sau đó được điều chỉnh theo qui hoạch số 4080/QHKT- ĐB1 ngày 14
tháng 11 năm 2003 của Sở Qui Hoạch Kiến Trúc thành phố. Dự án được thiết kế
bởi Trung Tâm Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng (Invescons).

Trong quá trình thiết kế, dự án đã phát sinh các vấn đề : thay đổi thiết kế, thay
đổi nguồn lực thiết kế, nguồn lực thiết kế kinh nghiệm nghỉ việc được thay thế
bằng nguồn lực mới. Nguồn lực mới do thiếu kinh nghiệm đã gây nhiều lỗi trong
thiết kế, đặc biệt là một số bản vẽ thiết kế sai qui hoạch phải thiết kế lại. Sự phát
sinh các vấn đề này đòi hỏi đơn vị thiết kế phải tăng cường làm việc ngoài giờ để
điều chỉnh thay đổi và sửa lỗi thiết kế. Tuy nhiên làm ngoài giờ sẽ ảnh hưởng


- vii -

như thế nào đến chi phí phí thiết kế là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý. Câu
hỏi này không thể trả lời bằng các công cụ quản lý dự án truyền thống vì các
công cụ này chỉ xét khía cạnh tónh của vấn đề. Trong khi đó động thái hệ thống
có thể thiết lập mô hình, phân tích chọn lựa chính sách (7 chính sách được trình
bày trong mục 3.5.1-chương 3) và đặc biệt là có thể kết hợp các yếu tố khác nhau
từ kỹ thuật, tổ chức đến con người và môi trường. Động thái hệ thống có thể được
sử dụng kết hợp với các kỹ thuật truyền thống như là một công cụ phân tích cho
việc ra quyết định mang tính chiến lược. Mô hình động thái hệ thống được phát
triển bằng cách kết hợp chặt chẽ các hệ thống con chính yếu và mối quan hệ vốn
có của nó trong dự án (đề tài nghiên cứu đã kết hợp hai hệ thống con chính yếu
là “hệ thống con thiết kế” và “hệ thống con nguồn lực thiết kế”). Việc mô phỏng
mở rộng với nhiều chính sách riêng biệt hay kết hợp giúp các nhà quản lý xác
định ảnh hưởng của từng chính sách và của tất cả các chính sách lên hệ thống và
qua đó phản ánh tương quan chặt giữa hệ thống thiết kế và thi công. Nghiên cứu
cho thấy động thái hệ thống là một phương án đầy hứa hẹn, nó có thể giải quyết
các khía cạnh động của vấn đề. Vì vậy luận văn đề xuất giải pháp “Ứng dụng
động thái hệ thống để xác định ảnh hưởng của thay đổi nguồn lực, thay đổi thiết
kế và lỗi thiết kế đến chi phí nguồn lực thiết kế dự án “Khu nhà ở Phường 4Quận 8 Tp.HCM”.
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm. Dựa trên mô hình
nghiên cứu sẳn có, tác giả sửa đổi, bổ sung mô hình phù hợp với thực tế dự án và

sau đó tiến hành thu thập dữ liệu với các yếu tố hiện diện trong mô hình hệ thống
con. Đề tài nghiên cứu đã mô phỏng 5 chính sách riêng biệt (chính sách 1 đến
chính sách 5 trong phần 3.5.1- chương 3), mỗi chính sách xét ảnh hưởng của một
yếu tố lên hệ thống và sau đó xét ảnh hưởng của tất cả các yếu tố lên hệ thống
được thể hiện trong chính sách 6, chính sách 6 phản ánh thực trạng quá trình thiết


- viii -

kế dự án. Ngoài ra đề tài cũng xét đến ảnh hưởng về yêu cầu tiến độ của chủ
đầu tư đến chi phí nguồn lực thiết kế được mô phỏng trong chính sách 7 (phần
3.5.1- chương 3). Mức độ ảnh hưởng của từng chính sách lên chi phí nguồn lực
thiết kế được trình bày trong bảng 4.1 và các hình vẽ 4.4, 4.5, 4.6 trong chương 4.
Mô hình đã được các tác giả S. Chritamara, S.O. Ogunlana, N.L. Bách kiểm định
“mức độ đầy đủ”, “xem xét cấu trúc” theo lý thuyết kiểm định của J.D. Sterman.
Ngoài ra mô hình cũng được kiểm chứng thực tế trong dự án nghiên cứu bằng
cách so sánh các số liệu thực tế nhận được tại mộ số thời điểm với các kết quả
mô phỏng như được trình bày trong bảng 4.2- chương 4 . Kết quả mô phỏng
(chính sách 6) dự báo tiến độ dự án là 201 ngày, tức là hoàn thành vào ngày
13/11/2004 với số lượng bản vẽ là 1158 bản và tổng số người thiết kế tích lũy là
1638 người. Thực tế đến ngày 15/11/2004 dự án hoàn thành với tổng số bản vẽ là
1157 bản và tổng số người thiết kế tích lũy là 1586 người. Tổng chi phí nguồn lực
thiết kế dự án theo thực tế là 221.702.000 đồng, theo mô phỏng là 218.501.000
đồng. Như vậy chi phí thiết kế thực tế gia tăng 49.42% so với chính sách 1 (quá
trình thiết kế là hoàn hảo), chi phí thiết kế theo mô phỏng ở chính sách 6 gia tăng
47.26% so với chính sách 1.


- ix -


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1

GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1

1.2

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ................................................................... 3

1.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6

1.5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 7

1.6

BỐ CỤC LUẬN VĂN ................................................................................. 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN........................................................................... 9


2.1.1 Tổng quan .................................................................................................... 9
2.1.2 Kế hoạch thực hiện dự án gồm .................................................................. 10
2.1.3 Thời gian thực hiện dự án .......................................................................... 10
2.1.4 Nguồn vốn của dự án ................................................................................. 10
2.1.5 Các đơn vị liên quan .................................................................................. 10
2.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 11

2.2.1 Các khái niệm căn bản .............................................................................. 11
2.2.2 Các đặc điểm của một dự án ..................................................................... 11
2.2.3 Lý thuyết về hoạch định thiết kế theo phương pháp truyền thống được đề
nghị bởi Coles, E. J. ................................................................................... 16
2.2.4 Qui trình thiết kế, hoạch định tiến độ và nguồn lực thiết kế cho dự án . khu
nhà ở Phường 4- Quận 8............................................................................. 21
2.2.5 Động thái hệ thống- các khái niệm cơ bản ................................................ 31
2.3

SƠ LƯC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂ Y VỀ ỨNG DỤNG ĐỘNG
THÁI HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN THIẾT KẾ .................... 33

2.3.1 Mô hình động thái hệ thống trong quản lý thiết kế của Chritamara S.,
Ogunlana S. O., Bách N.L.......................................................................... 33
2.3.2 Mô hình động thái hệ thống trong quản lý dự án của Ogunlana S.O.,


-x-

Lim J., Saeed K.......................................................................................... 36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ................................................................................. 39

3.2

CHỌN MÔ HÌNH, CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................... 39

3.2.1 Chọn mô hình............................................................................................. 39
3.2.2 Các giả thuyết ............................................................................................ 41
3.3

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 42

3.3.1 Mô hình ...................................................................................................... 42
3.3.2 Phương trình quan hệ giữa các biến ........................................................... 44
3.3.3 Nhận dạng các vòng lúp chính................................................................... 51
3.4

THU THẬP DỮ LIỆU ............................................................................... 55

3.5

THỰC HIỆN MÔ PHỎNG ........................................................................ 56

3.5.1 Thiết lập các chính sách............................................................................. 56
3.5.2 Thực hiện mô phỏng .................................................................................. 61
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ
4.1


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ............................................................................ 62

4.2

KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ ....................................................................... 67

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1

KẾT LUẬN ................................................................................................ 69

5.2

Ý NGHĨA THỰC TIỄN ............................................................................. 71

5.3

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 72

5.4

KIẾN NGHỊ CỦA TÁC GIẢ ..................................................................... 72

CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 3.1: Phiếu giao việc (INV-PR-7.3-1/FM2)............................................... 73
Phụ lục 3.2: Bảng kế hoạch triển khai thiết kế (INV-PR-7.3-1/FM7) .................. 76
Phụ lục 3.3: Bảng phân công công việc (INV-PR-7.3-1/FM8) ............................. 79
Phụ lục 3.4: Phiếu kiểm tra thiết kế (INV-PR-7.3-1/FM4)................................... 82
Phụ lục 3.5: Biên bản bàn giao hồ sơ (INV-PR-7.2-3/FM8a) ............................... 84



- xi -

Phụ lục 3.6: Phiếu ghi nhận thông tin bổ sung khách hàng (FM5) ....................... 90
Phụ lục 3.7: Bảng tổng hợp nguồn lực thiết kế .................................................... 91
Phụ lục 4.1: Đồ thị mô phỏng cho chính sách 1.................................................... 93
Phụ lục 4.2: Đồ thị mô phỏng cho chính sách 2.................................................... 95
Phụ lục 4.3: Đồ thị mô phỏng cho chính sách 3.................................................. 100
Phụ lục 4.4: Đồ thị mô phỏng cho chính sách 4.................................................. 102
Phụ lục 4.5: Đồ thị mô phỏng cho chính sách 5.................................................. 104
Phụ lục 4.6: Đồ thị mô phỏng cho chính sách 6.................................................. 106
Phụ lục 4.7: Đồ thị mô phỏng cho chính sách 7.................................................. 114

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tam giác mục tiêu trong quản lý dự án .................................................. 1
Hình 1.2: Lưu đồ mô tả quá trình mô hình hóa ....................................................... 7
Hình 2.1: Các vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ....................................................... 17
Hình 2.2: Lưu đồ kiểm soát quá trình thiết kế ...................................................... 24
Hình 2.3: Hình minh họa dòng vào, dòng ra, kho ................................................. 32
Hình 2.4: Hai hệ thống con trong mô hình của Chritamara S., Ogunlana S.O.,
Bách N.L.............................................................................................. 33
Hình 2.5: Mô hình hệ thống con nguồn lực thiết kế của Chritamara S., Ogunlana
S.O., Bách N.L...................................................................................................... 33
Hình 2.6: Mô hình hệ thống con thiết kế của Chritamara S., Ogunlana S.O.,
Bách N.L.............................................................................................. 34
Hình 2.7: Mô hình hệ thống con nguồn lực thiết kế của Ogunlana S., Lim J.,
Saeed K. .............................................................................................. 36
Hình 2.8: Mô hình hệ thống con làm lại của Ogunlana S.O., Lim J., Saeed K..... 37
Hình 2.9: Mô hình hệ thống con thiết kế của Ogunlana S.O., Lim J., Saeed K.... 38

Hình 3.1: Mô hình hệ thống con thiết kế ứng dụng cho nghiên cứu ..................... 43
Hình 3.2: Mô hình hệ thống con nguồn lực thiết kế ứng dụng cho nghiên cứu .... 44


- xii -

Hình 3.3: Các vòng lúp chính ............................................................................... 55
Hình 4.1: Tiến độ thiết kê tích lũy còn lại cho các chính sách 1-7....................... 62
Hình 4.2: Tổng số người thiết kế tích lũy cho các chính sách 1-7 ........................ 63
Hình 4.3: Chi phí thiết kế tích lũy cho các chính sách 1-7.................................... 63
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh tổng nguồn lực thiết kế theo các chính sách............... 66
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh tổng chi phí nguồn lực thiết kế cho các chính sách .... 66
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh phần trăm chi phí gia tăng của các chính sách so với
chính sách 1 ......................................................................................... 67

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: So sánh vài đặc điểm quan trọng trong các khía cạnh xem xét giữa PP
QLDA truyền thống và PP động thái hệ thống...................................... 3
Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của dự án ............................................................ 9
Bảng 3.1: Bảng dữ liệu cần thu thập cho quá trình mô phỏng.............................. 55
Bảng 3.2: Bảng mô tả các thông số chính trong chính sách 1............................... 58
Bảng 3.3: Bảng mô tả các thông số chính trong chính sách 2............................... 58
Bảng 3.4: Bảng mô tả các thông số chính trong chính sách 3............................... 59
Bảng 3.5: Bảng mô tả các thông số chính trong chính sách 4............................... 59
Bảng 3.6: Bảng mô tả các thông số chính trong chính sách 5............................... 60
Bảng 3.7: Bảng mô tả các thông số chính trong chính sách 6............................... 61
Bảng 4.1: Kết quả mô phỏng................................................................................ 62
Bảng 4.2: Bảng so sánh kết quả mô phỏng và kết quả thực tế ............................ 67



- xiii -

CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNDA

Chủ nhiệm dự án

HC

Hành chánh



Hợp đồng

KS

Kỹ sư

KTS

Kiến trúc sư

PGĐ

Phó giám đốc

PP

Phương pháp


P.4-Q.8

Phường 4- Quận 8

QLDA

Quản lý dự án

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


-1-

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 GIỚI THIỆ U:

Các phát triển đáng chú ý nhất trong ngành xây dựng Việt Nam gần đây là việc
gia tăng qui mô của các dự án và tổ chức xây dựng, sự gia tăng mức độ phức tạp
về kỹ thuật của các dự án này, sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp hơn và những thay
đổi trong mối quan hệ giữa các tổ chức và thể chế. Ở mức dự án tại Việt Nam,
công việc quản lý chỉ bắt đầu để hợp nhất thiết kế, cung ứng và xây dựng vào

một quá trình thống nhất. Tiếp theo đó dự án phải đương đầu với nhiều vấn đề
như thay đổi thiết kế, thiếu hụt đội ngũ thiết kế có kinh nghiệm.v.v. Các khó
khăn này là nguyên nhân gia tăng chi phí thực hiện dự án. Một mô hình động thái
hệ thống có thể cải thiện thực trạng hiện tại và giảm các vấn đề trong các dự án
thiết kế khi được dùng như là một công cụ cho quản lý. Một mô hình được phát
triển để quản lý quá trình thiết kế của một dự án xây dựng dân dụng.
Đối với một dự án nói chung và dự án xây dựng nói riêng, tam giác mục tiêu
được các bên hữu quan quan tâm là:
§ Đạt chất lượng yêu cầu.
§ Chi phí thấp nhất.
§

Hoàn thành đúng tiến độ.
CHI PHÍ

CHẤT
LƯÏNG

TIẾN
ĐỘ

Hình 1.1: Tam giác mục tiêu trong quản lý dự án
Phương pháp quản lý dự án truyền thống cho rằng hiểu được một yếu tố trong dự
án thì có thể kiểm soát được dự án (Rodrigues A. và Bowers J., The role of


-2-

system dynamics in project management). Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy tương
quan giữa các thành phần trong dự án phức tạp hơn nhiều so với thể hiện trong

cấu trúc phân việc truyền thống. Cách nhìn khác về dự án được đề xuất là động
thái hệ thống, cách tiếp cận này cung cấp cho chúng ta bài học chiến lược có giá
trị trong quản lý dự án và được xem như là công cụ bổ sung cho việc hoạch định
từ các kỹ thuật truyền thống.
Các tác giả Chritamara S., Ogunlana S.O. và Bách N.L. đã nghiên cứu ứng dụng
mô hình động thái hệ thống để quản lý dự án đường cao tốc Bang-Na-Bang-PliBangpakong tại Thái Lan trong giai đoạn thiết kế và thi công. Tại Việt Nam, việc
nghiên cứu ứng dụng mô hình động thái trong quản lý dự án đã được các tác giả
Lê Kiều, Nguyễn Duy Long, Lưu Trường Văn thực hiện cho gói thầu 1A- dự án
Đường Hầm Hải Vân vào cuối năm 2002- trong giai đoạn thi công (Tạp chí Sài
Gòn đầu tư xây dựng số 3/2004).
Dự án khu nhà ở Đồng Diều Phường 4- Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh do Công
Ty Đầu Tư & Phát Triển Xây Dựng làm chủ đầu tư và được thiết kế bởi Trung
Tâm Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng (Invescons). Quá trình thiết kế dự án đã phát
sinh các vấn đề như: thay đổi thiết kế, thay đổi nguồn lực thiết kế và lỗi thiết kế
gia tăng do đó chi phí nguồn lực thiết kế tăng đáng kể. Ảnh hưởng của các yếu tố
này đến chi phí là không tuyến tính, việc ứng dụng chỉ một phương pháp quản lý
dự án truyền thống trong trường hợp này không phản ánh được mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố lên chi phí thiết kế dự án. Động thái hệ thống tỏ ra chiếm ưu thế
trong trường hợp này, việc phối hợp động thái hệ thống với sự hỗ trợ của sơ đồ
Gantt trong hoạch định nguồn lực và tiến độ ban đầu giúp đơn vị thiết kế quản lý
hiệu quả hôn.


-3-

1.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Theo Sterman J.D., các dự án xây dựng có qui mô lớn là các hệ thống động. Các
hệ thống này thường phức tạp và nhiều rủi ro, gồm nhiều quá trình phản hồi,
nhiều quan hệ phi tuyến…v.v.
Rodrigues A. và Bowers J. nhận xét rằng các phương pháp quản lý dự án truyền

thống chỉ giải quyết khía cạnh tónh của vấn đề, xem xét mối quan hệ của các yếu
tố là tuyến tính, giả định tất cả các thông tin là có sẳn ngay trong giai đoạn đầu
của dự án, vì thế cho phép thiết kế một kế hoạch tối ưu, và mối quan tâm duy
nhất của việc quản lý là giữ cho dự án theo đúng vết cũ. Tuy nhiên trong thực tế,
quản lý dự án là động, đáp lại các thông tin mới và chọn lựa các giải pháp hơn là
giữ nguyên trạng thái ban đầu.
Rodrigues và Bowers đã so sánh các khía cạnh xem xét theo phương pháp quản
lý dự án truyền thống và phương pháp động thái học như được trình bày trong
bảng dưới đây:
Bảng 1.1: So sánh vài đặc điểm quan trọng trong các khía cạnh xem xét giữa
phương pháp quản lý dự án truyền thống và phương pháp động thái hệ thống
Khía
cạnh

Phương pháp quản lý dự án
truyền thống

Yếu tố
quan tâm

- Sự hợp lý của cấu trúc công
việc
- Chi phí nguồn lực
- Chi phí gián tiếp
- Các ràng buộc về sự sẳn sàng
của nguồn lực
- Yêu cầu nguồn lực làm việc

Quyết
định quản



Phương pháp động thái hệ thống

- Chất lượng của việc thực hiện công
việc
- Năng suất làm việc của nhân viên
- Kinh ngiệm của nhân viên, học tập,
huấn luyện
- Áp lực tiến độ đối với nhân viên
- Phát sinh các công việc làm lại và
thời gian phát hiện
- Mối quan hệ giữa đội dự án và chủ
đầu tư
- Đánh đổi giữa chi phí và thời - Thuê thêm nhân viên nhằm chống
gian: các cô ng việc khẩn
lại sự trì hoãn ngày hoàn thành dự án
- Sự thay đổi tiến độ các công - Đưa vào các công nghệ mới
việc
- Nổ lực quản lý chất lượng
- Lên kế hoạch về tài nguyên - Nổ lực khám phá công việc làm lại


-4-

cho các công việc
- Đánh đổi chi phí- thời gian: thuê
- Thay đổi về logic cấu trúc thêm nhân viên
công việc của dự án
- Lập tiến độ cho nhiều dự án

- Phân bổ nhân viên cho nhiều dự án
- Ước lượng tiến độ và chi phí
- Sự thay đổi tiến độ trong các giai
đoạn của chu kỳ dự án
Các sự
- Sự trì hoãn trong việc hoàn - Thay đổi trong phạm vi công việc
của dự án
kiện
thành các công tác
không
- Ràng buộc tiến độ của các - Thay đổi về chất lượng và mức độ
hiệu quả
chắc chắn công tác
- Chủ đầu tư/ nhà cung cấp trì hoãn
- Ràng buộc tài nguyên
- Không chắc chắn trong trong việc giao nhận thông tin và vật
khoảng thời gian của các công liệu
- Ràng buộc về trình độ nhân viên
tác
Các ước - Tiến độ của dự án
- Tiến độ của dự án
lượng chủ - Chi phí dự án
- Chi phí của dự án
yếu
- Phân bổ tài nguyên
- Phân bổ nguồn lực
- Đòi hỏi đối với nhân viên

Theo bảng so sánh này, cả hai cách tiếp cận đều hướng đến chi phí và tiến độ
của dự án nhưng động thái hệ thống xem xét nhiều yếu tố bên ngoài mà thường

bị bỏ qua trong cách tiếp cận truyền thống. Đặc biệt là quyết định quản lý trong
động thái hệ thống nhấn mạnh “nổ lực quản lý chất lượng” nhằm hạn chế lỗi
trong thiết kế và vì thế giảm được chi phí.
Công tác thiết kế trong dự án đóng vai trò hết sức quan trọng, sự nhất quán và
tính chính xác trong thiết kế ảnh hưởng tích cực lên sự thành công trong thi công.
Kinh nghiệm những dự án gần đây tại Việt Nam cho thấy nhiều vấn đề nảy sinh
trong dự án đã gây trễ tiến độ và làm gia tăng chi phí, một trong những vấn đề
quan trọng đó là thay đổi thiết kế. Thay đổi thiết kế buộc nhân viên thiết kế phải
tìm ra ý tưởng mới hoặc mất nhiều thời gian chỉnh sửa, quá trình này là nguyên
nhân gây ra mệt mỏi, nhàm chán trong đội ngũ thiết kế và hậu quả là gây ra
nhiều sai sót phải làm lại.
Dự án “Khu nhà ở P.4- Q. 8” là điển hình cho vấn đề này. Trong quá trình thiết
kế đã phát sinh thay đổi thiết kế do yêu cầu của Chủ đầu tư. Mặc khác do nguồn


-5-

lực kinh nghiệm nghỉ việc, nguồn lực mới được tuyển vào chưa có kinh nghiệm
đã gây ra nhiều sai sót phải chỉnh sửa và làm lại ảnh hưởng đến tổng nguồn lực
hoàn thành dự án, hậu quả là chi chí nguồn lực thiết kế gia tăng đáng kể.
Chi phí gia tăng là điều lo lắng đối với các nhà quản lý thiết kế. Mặc khác, dự án
cũng chịu áp lực về tiến độ, để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ điều
chỉnh được chủ đầu tư chấp nhận, đơn vị thiết kế phải tuyển thêm nguồn lực thiết
kế hoặc tăng thời gian làm việc ngoài giờø. Tuyển thêm nguồn lực thiết kế sẽ giải
quyết công việc trong ngắn hạn, nguồn lực dư sau khi hoàn thành dự án sẽ phân
bổ vào đâu?, với phân tích này đơn vị thiết kế đã quyết định tăng thời gian làm
ngoài giờ. Vậy tăng thời gian làm ngoài giờ bao nhiêu để đáp ứng được yêu cầu
về tiến độ, và chi phí nguồn lực thiết kế sẽ gia tăng ra sao?. Bài toán này không
thể giải quyết bằng các công cụ quản lý dự án truyền thống mà cần phải phối
hợp với động thái hệ thống.

Ứng dụng động thái hệ thống trong dự án là: quan tâm đến tổng thể dự án hơn là
tập hợp các yếu tố riêng biệt, xem xét những khía cạnh phi tuyến, xây dựng một
mô hình dự án linh hoạt cho các lựa chọn quyết định quản lý.
Việc ứng dụng kết hợp động thái hệ thống trong quản lý dự án sẽ cho biết được
mức độ bị ảnh hưởng của hệ thống trong tương tác của các yếu tố. Vì lý do đó
nghiên cứu đề xuất “Ứng dụng động thái hệ thống để xác định ảnh hưởng của
thay đổi nguồn lực, thay đổi thiết kế và lỗi trong thiết kế đến chi phí nguồn lực
thiết kế dự án “Khu nhà ở Phường 4- Quận 8 Tp.HCM”. Đây là nền tảng kinh
nghiệm cho việc quản lý chi phí thiết kế các dự án thiết kế khác đồng thời giúp
xác định ảnh hưởng của quá trình thiết kế lên quá trình thi công của dự án nghiên
cứu nếu tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn thi công.


-6-

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu:
§ Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố: thay đổi nguồn lực, thay đổi thiết kế, lỗi
thiết kế đến chi phí nguồn lực thiết kế dự án (chính sách 1÷ 5-mục 4.1, chương
4). Và sau đó là ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố lên chi phí (chính sách
6).
§ Giúp các nhà quản lý chọn lựa các quyết định quản lý phù hợp. Minh họa cho
vấn đề này được trình bày trong mục 3.5.1- chương 3 và 5.1- chương 5.
Đề tài cũng giúp trả lời các câu hỏi sau:
§ Với mức độ thay đổi thiết kế, lỗi thiết kế và sự biến động nguồn lực như thực
tế, công tác thiết kế sẽ hoàn thành trong bao lâu?, chi phí cho nguồn lực thiết
kế tương ứng là bao nhiêu? (chính sách 6).
§ Để đạt được tiến độ điều chỉnh do thay đổi thiết kế, đơn vị thiết kế cần tăng
cường làm ngoài giờ bao nhiêu?, chi phí nguồn lực thiết kế sẽ gia tăng ra sao?
(chính sách 7).

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng được nghiên cứu: Dự án khu nhà ở Phường 4- Quận 8 Tp Hồ Chí Minh.
Giai đoạn: nghiên cứu trong giai đoạn thiết kế.
Quan điểm nghiên cứu : trên quan điểm của đơn vị thiết kế.
Vấn đề cần nghiên cứu: xác định ảnh hưởng của thay đổi nguồn lực, thay đổi
thiết kế, lỗi thiết kế đến chi phí nguồn lực thiết kế dự án.
Giới hạn: đề tài không xét ảnh hưởng của các yếu tố lên tiến độ vì tiến độ cần
được đều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư bằng cách tăng cường làm
việc ngoài giờ. Đề tài cũng không nghiên cứu yếu tố chất lượng ở mức độ chi tiết
mà chỉ ở mức độ tổng quát với giả định rằng chất lượng kém sẽ phản ánh thông
qua biến “tỷ lệ lỗi” và “tỷ lệ làm lại” trong mô hình.


-7-

Yếu tố chi phí trong mô hình chỉ xét đến chi phí cho nguồn lực thiết kế mà không
xét đến chi phí in ấn bản vẽ, chi phí khấu hao máy móc..v.v.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đây là tình huống thực tế nên phương pháp nghiên cứu được thực hiện là phương
pháp thực nghiệm. Ứng dụng mô hình nghiên cứu của Chritamara S., Ogunlana S.
O. và Bách N. L.. Dữ liệu thu thập tại văn phòng thiết kế bằng phương pháp
phỏng vấn Chủ nhiệm dự án, phó Giám đốc kỹ thuật, các kỹ sư và kiến trúc sư
thiết kế và thống kê các số liệu từ hồ sơ lưu trữ của thủ tục kiểm soát quá trình
thiết kế (INV-PR-7.3-1). Thực hiện mô phỏng bằng phần mềm VENSIM.
Quá trình mô hình hóa gồm 6 bước:
Xác định vấn đề và
chọ n mô hình

Mô hình nghiên cứu
và các giả thiết


Lập phương trình quan
hệ giữa các biến

Thu thập dữ liệu
Thực hiện mô phỏng
Phân tích kết quả và
thử nghiệm mô hình

Hình 1.2: Lưu đồ mô tả quá trình mô hình hóa


-8-

1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN:
Luận văn bao gồm phần thuyết minh với 5 chương và phần phụ lục có các nội
dung chính như sau:
§ Chương 1- Mở đầu: chương này sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài, cơ sở
hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn.
§ Chương 2- Tổng quan về dự án nghiên cứu và cơ sở lý thuyết: giới thiệu
tổng quan về dự án, cơ sở lý thuyết, sơ lược các nghiên cứu trước đây về
ứng dụng động thái hệ thống trong quản lý dự án thiết kế.
§ Chương 3- Phương pháp và qui trình nghiên cứu: chương này sẽ xác định
vấn đề cần nghiên cứu, chọn mô hình, thiết lập các giả thiết nghiên cứu,
thu thập dữ liệu, thực hiện mô phỏng.
§ Chương 4- Phân tích và kiểm chứng kết quả: chương này sẽ phân tích tóm
tắt các kết quả nhận được, kiểm chứng kết quả bằng cách so sánh kết quả
mô phỏng với kết quả thực tế nhận được.
§ Chương 5- Kết luận và kiến nghị: chương này sẽ đưa ra các kết luận về kết

quả nghiên cứu, nêu ý nghóa thực tiễn của đề tài, hạn chế của đề tài và
kiến nghị của tác giả.
§ Phần phụ lục bao gồm bảng thống kê dữ liệu thu thập được từ các biểu
mẫu của thủ tục kiểm soát thiết kế, các biểu mẫu trong thủ tục kiểm soát
thiết kế, kết quả chạy mô phỏng bằng phần mề mVENSIM.


-9-

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về dự án, các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu
trước đây về ứng dụng động thái hệ thống trong quản lý thiết kế dự án.
2.1

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

2.1.1 Tổng quan:
Khu nhà ở P.4- Q.8 do Công ty Đầu Tư & Phát Triển Xây Dựng làm chủ đầu tư
có tổng diện tích 39.222m2. Phía Bắc giáp trục đường Tạ Quang Bửu, phía Tây
giáp trường Dân Lập Thái Hưng và khu dân cư, phía Đông và phía Nam giáp
đồng ruộng.
§ Các thông số kỹ thuật của dự án:
(không tính phần chỉnh trang)
Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của dự án
Các chỉ tiêu
Qui hoạch được duyệt
Tổng số căn hộ, trong đó:
219 căn

- Nhà phố
143 căn
- Nhà biệt thự
36 căn
- Nhà chung cư
01 chung cư (40 căn)
Nhà phố là dạng nhà liên kế với kết cấu móng cọc ép, khung sườn bê tông cốt
thép, chiều cao tầng từ 2- 4 tầng.
Nhà biệt thự cũng có kết cấu móng cọc ép, khung sườn bê tông cốt thép, gồm 1
tầng trệt, 1 lửng và 1 lầu.
Chung cư với tổng diện tích đất là 1.905m2, trong đó:
- Diện tích đất xây dựng

: 746m2

- Diện tích sàn xây dựng : 3.730m2
- Tầng cao công trình

: 4 tầng

- Số căn hộ

: 40


- 10 -

2.1.2 Kế hoạch thực hiện dự án gồm:
Giai đoạn 1: hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Giai đoạn 2: hoàn chỉnh thiết kế, thi công cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Giai đoạn 3: Xây dựng các nhà liên kế, chung cư, biệt thự, kinh doanh căn
hộ, chuyển quyền sở hữu nhà có kèm quyền sử dụng đất căn hộ cho khách
hàng.
Giai đoạn 4: quyết toán dự án đầu tư.
2.1.3 Thời gian thực hiện dự án:
Tổng thời gian thực hiện dự án theo kế họach trên là 5 năm tính từ năm 2001,
trong đó thời gian thiết kế theo hoạch định ban đầu là 136 ngày tính từ ngày
25/3/2004 (không kể ngày lễ và chủ nhật).
2.1.4 Nguồn vốn của dự án:
Tổng vốn đầu tư cho dự án là

: 124.269.830.000 đồng

Trong đó:
§ Chi phí chuẩn bị đất đai

: 46.597.675.000

§ Chi phí xây dựng hạ tầng

: 20.040.700.000

§ Chi phí xây dựng công trình

: 35.168.200.000

§ Chi phí lập dự án, thiết kế : 1.351.767.000
§ Chi phí khác

: 21.111.487.000


Nguồn vốn cho dự án là vốn tự có, vốn huy động từ nhân viên và vốn vay ngân
hàng.
2.1.5 Các đơn vị liên quan:
Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư dự án là Công Ty Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng (Invesco).
Đơn vị tư vấn thiết kế:
Trung Tâm Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng (Invescons).


- 11 -

2.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.1 Các khái niệm căn bản:
§ Thiết kế sơ bộ: các hoạt động thiết kế được thực hiện để thiết lập khái
niệm cho dự án.
§ Người kiểm tra: người chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các qui trình
quản lý chất lượng thiết kế chi tiết.
§ Cơ sở thiết kế: tài liệu ghi rõ tất cả các thông số căn bản cho việc thiết kế
một dự án.
§ Hồ sơ thiết kế: các báo cáo, tính toán, điều kiện kỹ thuật và bản vẽ được
tạo ra để định nghóa một dự án.
§ Xem xét chung: quá trình xem xét nhằm đảm bảo tất cả các tính toán, thiết
kế giữa các ban (kiến trúc, kết cấu, điện, nước) là phù hợp với nhau. Ví dụ
đảm bảo rằng thiết kế kiến trúc khớp với kết cấu.
§ Người thẩm tra: người chịu trách nhiệm cho việc bảo đảm rằng các yêu
cầu của thiết kế đạt được và toàn bộ các hồ sơ và phương pháp luận trong

thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn chấp nhận được. Người thẩm tra trực
thuộc một công ty có thẩm quyền thẩm kế.
§ Chủ nhiệm dự án: người chịu trách nhiệm cho công tác thiết kế được thực
hiện đúng yêu cầu của chủ đầu tư, tuân theo hệ thống kiểm soát thiết kế
đồng thời cũng đưa ra các quyết định chiến lược đáp ứng việc hoàn thành
dự án.
§ Phương pháp quản lý dự án truyền thống: là các phương pháp hoạch định
dự án theo mốc thời gian, cấu trúc phân việc, sơ đồ Gantt, sơ đồ mạng.
2.2.2 Các đặc điểm của một dự án:
Đặc điểm của dự án theo quan điểm truyền thống
Theo quan điểm truyền thống, một dự án thường có các đặc điểm sau:


- 12 -

§ Mục tiêu của dự án rõ ràng: dự án đạt được kết quả mong muốn và được
phân chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ được phối hợp nhau.
§ Thời hạn nhất định: nghóa là có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
§ Tính độc nhất: mỗi dự án đều mang tính độc đáo đối với mục tiêu và
phương thức thực hiện dự án, không có sự lặp lại hoàn toàn giữa các dự án.
§ Sự tương tác lẫn nhau: các yếu tố trong dự án thường có sự tương tác lẫn
nhau.
§ Mỗi dự án đều sử dụng nguồn lực (nhân lực, nguyên vật liệu, ngân sách),
và nguồn lực này bị hạn chế.
§ Sự xung đột: thế giới dự án là thế giới của các mâu thuẫn, mỗi dự án đều
tồn tại các mâu thuẫn giữa: các bộ phận trong dự án, các dự án trong tổ
chức mẹ.
Đặc điểm dự án theo quan điểm động thái học (Sterman J.D. 1992: System
Dynamics Modeling for Project Management. Cambridge: MIT.)
Dự án có các đặc điểm sau:

§ Dự án xây dựng rất phức tạp, gồm nhiều thành phần phụ thuộc lẫn nhau:
Ví dụ sự thay đổi vị trí các phụ kiện trong bản vẽ kỹ thuật có thể gây ra
một chuỗi những thay đổi trong các hệ thống khác như: hệ thống điện, hệ
thống lạnh...và đòi hỏi phải làm lại để phù hợp với thay đổi này. Những
thay đổi như thế buộc nhân viên phải lên lại kế hoạch làm việc bằng cách
trì hoãn việc này và làm nhanh việc khác. Sự phân bổ tài nguyên để xử lý
các việc làm lại có thể gây ra sự trì hoãn dự án. Các mô hình động thái hệ
thống rất thích hợp để mô tả sự phụ thuộc phức tạp này. Một trong những
ứng dụng chủ yếu của động thái hệ thống là hiểu được sự phụ thuộc này
nhằm giúp phát hiện ra ảnh hưởng của các thay đổi thông qua hệ thống.
§ Dự án xây dựng là hệ thống động:


×