Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG TRƯỜNG PTDTBT TH sín CHẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 13 trang )

1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CNTT
TRONG TRƯỜNG PTDTBT TH SÍN CHẢI
A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN.
I. Sự cần thiết của biện pháp.
Thế kỷ XX1 đã khẳng định sự tiến bộ vượt bậc của con người, trong đó đỉnh cao
là sự phát triển của khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ đã giúp con người
đi từ thành công này đến thành công khác trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, quốc
phòng, y học, giáo dục…

Ngành giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đã có nhiều ứng dụng
do cơng nghệ thơng tin đem lại, trong đó phương tiện nghe – nhìn chiếm một vị trí rất
quan trọng. Đó là việc ứng dụng các phần mềm trong trường học như phần mềm Cơ sở
dữ liệu Quốc gia (CSDL), Phổ cập giáo dục – xóa mù chữ (PCGD), phần mềm quản lý
cán bộ (QLCB) của MISA, trang thông tin điện tử nhà trường và Phòng Giáo dục, các
phần mềm đa phương tiện Microsoft Power Point; Violet; Lecture Maker trong công tác
dạy – học, bài giảng Elearning… Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã có
nhiều chính sách đầu tư cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
trong trường tiểu học, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng dạy và học. Tuy
vậy việc triển khai ứng dụng CNTT ở một số trường vẫn gặp phải khó khăn khi đội ngũ
trực tiếp thực hiện trình độ tin học cịn hạn chế, kinh nghiệm sử dụng chưa nhiều.
Qua những năm đứng lớp, tôi luôn ý thức việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan
(tranh, ảnh, sơ đồ, mơ hình, vật mẫu,…) vào các tiết dạy tôi cảm thấy các em rất hứng
thú học tập và tiếp thu bài nhanh hơn, đồng thời giáo viên đỡ mất thời gian trong việc
giải thích, thuyết trình các hiện tượng hoặc đối tượng mà học sinh cần nghiên cứu. Vì
vậy, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những tiết dạy khơng có sử dụng đồ
dùng dạy học trực quan.
Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của việc ứng dụng CNTT vào
dạy – học để phát huy được những điểm mạnh của nó… Đây cũng chính là nền tảng để
kích thích sự hứng thú học tập của các em, từ đó các em sẽ chủ động và sáng tạo hơn
trong học tập.


Trong những năm học qua, tôi được nhà trường phân công giảng dạy khối lớp 4,
5, làm công tác báo cáo thống kê và Phổ cập Giáo dục – xóa mù chữ. Trong quá trình


2
công tác, giảng dạy tại lớp, tại trường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy bản thân tôi có nhiều thuận lợi lớn song bên cạnh đó cũng gặp một số khó khăn cụ
thể là:
Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm tạo điều kiện lớn của nhà trường thông qua việc tập huấn sử
dụng các phần mền đa phương tiện.
+ Tự trang bị cho mình một máy tính có kết nối internet.
+ Có rất nhiều tư liệu, tài liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: hình ảnh, phim,
nhạc, thông tin,… từ Internet. Phim và các tư liệu từ CD. Đặt biệt nhà trường đã có bộ
tranh ảnh cho các khối lớp được chụp từ sách giáo khoa các khối học giúp cho giáo viên
tiết kiệm được thời gian tìm kiếm hình ảnh đưa vào bài giảng.
+ Được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường và các anh chị đồng
nghiệp.
Khó khăn:
+ Để soạn được một bài giảng có chất lượng phải tốn nhiều thời gian và cơng sức.
+ Địi hỏi giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phần mền có liên quan để hỗ trợ
cho bài soạn.
+ Giáo viên sẽ bị động khi mất điện và sử lí chưa thuần thục các thao tác.
II. Mục đích của biện pháp.
Nghiên cứu đề tài này bản thân tơi đã tìm tịi, nghiên cứu để đưa ra một số kinh
nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong dạy – học ở tiểu học nhằm nâng cao chất lượng
dạy học trên cơ sở xác định được tầm quan trọng của hình thức dạy học mới và khơi gợi
sự tích cực, yêu thích học tập của học sinh, sự say sưa trong giảng dạy của giáo viên. Để
từ đó học sinh chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức.
+ Cung cấp kiến thức ban đầu về việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương

pháp dạy học.
+ Biết sử dụng cơ bản các phần mềm liên quan như phần mềm MISA, CSDL,
trang thông tin điện tử của nhà trường và Phịng Giáo dục nhằm khai thác thơng tin phục
vụ cơng tác giảng dạy.
+ Hình thành kĩ năng cơ bản thực hành trên máy tính và biết vận dụng phương
pháp dạy học mới trong giảng dạy.
+ Luôn say mê và nghiên cứu CNTT phục vụ cho công việc giảng dạy.
+ Thực hiện đề tài này nhằm rút ra một số kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của
bản thân.
+ Đồng thời làm một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp tham khảo và vận dụng
trong q trình cơng tác và giảng dạy.


3
Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình ứng dụng
CNTT trong dạy – học ở trường.
Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi soạn giảng CNTT.
Tìm hiểu những yêu cầu cơ bản để soạn được một bài giảng ứng dụng CNTT.
Xây dựng quy trình soạn giảng một bài dạy có ứng dụng CNTT.
Khảo sát phân tích và đánh giá thực trạng về quá trình ứng dụng CNTT trong dạy
– học ở trường hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng ứng dụng
CNTT trong dạy – học ở trường.
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Áp dụng cho 35 đồng chí cán cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong trường
PTDTBT TH Sín Chải.
C. NỘI DUNG
I. Tình trạng giải pháp đã biết
1. Ưu điểm.
- Đưa CNTT vào giảng dạy là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo

dục và Đào tạo.
- Trường đã đầu tư về CSVC: Mua máy tính, máy chiếu, máy thu vật thể,…
- Các giáo viên trong tổ nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy, trình độ tin học cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng CNTT trong giảng dạy.
- Các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên của trường, của ngành ngày càng
nâng cao khả năng soạn giảng bằng giáo án điện tử (GAĐT) cho giáo viên.
- Vận động giáo viên tự học hỏi, nâng cao trình độ tin học, ứng dụng CNTT vào
công việc là một việc làm thiết thực mang tính thực tiễn, có tính pháp lý, đáp ứng nhu
cầu giáo dục nên mọi người đồng tình, hưởng ứng.
Giáo viên được thực hành truy cập, gửi bài làm giàu tài nguyên cho trang web
.
- Giáo viên được cung cấp nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, biết tìm các
địa chỉ tin cậy để nghiên cứu văn bản chuyên môn, tham khảo tư liệu dạy học…giúp quá
trình đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả.
- Nhà trường tổ chức đổi mới sinh chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung
tâm diễn ra nhẹ nhàng, mọi người biết phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế khi được
xem kênh hình qua clip do đồng nghiệp quay lại.
- Cập nhật thơng tin hai chiều chính xác, kịp thời; hồ sơ sổ sách đẹp, khoa học;
khơng cịn tình trạng ghi chép, tẩy xóa như trước đây.


4
- Việc ứng dụng CNTT được ứng dụng trong các đợt tập huấn, chuyên đề của
chuyên môn, sử dụng các phần mềm EQMS, VIMIS,VISA, QLCB, Phổ cập…
- Ứng dụng CNTT trong công việc sẽ giúp giáo viên giảm nhiều thời gian chuẩn
bị tranh ảnh, bảng phụ… Giúp giáo viên lưu giáo án nhiều năm, dễ điều chỉnh cho phù
hợp đối tượng.
2. Nhược điểm
- Trường chưa có phịng tin học, chưa có giáo viên tin.
- Năng lực và thói quen nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên cho dù

đã rất cố gắng, kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Tài liệu tham khảo thiếu, thời gian và điều kiện nghiên cứu hạn hẹp ảnh
hưởng khá nhiều đến việc sử dụng các giải pháp mới.
- Nhân viên Y tế dù đã có chứng chỉ cơ bản tin học xong chưa chủ động học
hỏi, nâng cao năng lực sử dụng CNTT.
Việc soạn giáo án bằng vi tính của một số ít giáo viên cịn xảy ra hiện tượng nhờ
vả nhau, hoặc tình trạng đối phó; Sổ đăng ký kế hoạch dạy học phải dùng bút xóa để sửa
sai…
Những hoạt động như đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực của học sinh chưa đạt hiệu quả, kế hoạch ứng dụng CNTT
hằng năm của trường đặt ra không đạt chỉ tiêu.
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT vì nghĩ rằng sẽ
tốn thời gian chuẩn bị. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn
chứng sống động bằng các slide trong các giờ học là một điều mà một số giáo vên khơng
muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị,
đó là điều mà các giáo viên thường hay tránh.
Thực ra, muốn kích chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả
gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng
thành thạo các phần mềm đa phương tiện như: power point, violet, lecture maker…Giáo
viên cần phải có niềm đam mê thực sự với cơng việc thiết kế địi hỏi sự sáng tạo, nhạy
bén và khả năng săn tìm tài liệu từ nhiều nguồn.
Trong q trình thiết kế, để có một bài giảng tốt, từng cá nhân giáo viên cịn gặp
khơng ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sơi động, cắt ghép
hình ảnh, âm thanh… Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo
viên thường đưa ra để tránh né việc ứng dụng CNTT để dạy – học.
Qua thăm dò, đánh giá học sinh thì các em làm phần trắc nghiệm trả lời rất tốt
nhưng cho làm bài tốn có tính suy luận thì gặp rất nhiều khó khăn.
3. Mục đích.
- Nhằm giúp đỡ đồng nghiệp làm việc nhanh, hiệu quả trong công tác thực hiện
nhiệm vụ giáo dục, cũng như công tác giảng dạy. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có



5
cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác, cũng như kinh nghiệm trong cuộc
sống hàng ngày.
- Rèn cho mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng trong cơng tác truy cập
Internet để tìm kiếm thơng tin cũng như tìm kiếm các tư liệu phục vụ nhiệm vụ công tác
giáo dục.
- Rèn luyện cho bản thân khơng ngừng học tập nâng cao trình độ kinh nghiệm
trong công tác khai thác, ứng dụng công nghệ và sử dụng công nghệ thông tin.
- Cùng với những sản phẩm phần mềm như Power Point, Adobe Presenter,
Microsoft Office, Mathtype, Cabri, Geogebra, Geometer’s Sketchpad, ActivInspire… đã
giúp cho việc giảng dạy của giáo viên sinh động, trực quan hơn, để lại ấn tượng, thu hút
sự tập trung, từ đó tạo bước đệm để nâng dần khả năng suy nghĩ của học sinh, tạo sự
tương tác có hiệu quả hơn giữa giáo viên, học sinh với bài giảng. Mặc khác, việc đưa
CNTT vào giảng dạy còn giúp giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch bài giảng của
mình, dễ dàng tìm kiếm các tài nguyên phục vụ bài giảng, tạo mạch liên kết giữa các
đơn vị kiến thức tự nhiên, hợp lý hơn.
Tóm lại, CNTT trong dạy và học đã trở thành một bộ phận khơng thể thiếu, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học, đưa việc học tập các bộ môn trở nên gần gũi, nhẹ
nhàng và có hiệu quả đối với giáo viên và học sinh.
II. Nội dung của biện pháp mới
1. Mục tiêu của biện pháp:
Tuy bản thân chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc ứng dụng CNTT, nhưng nhận
thức được vị trí, vai trị và nhiệm vụ của việc ứng dụng CNTT trong trường học cho giáo
viên của trường là rất quan trọng nên tôi nhờ đến sự hỗ trợ của Ban giám hiệu cho phép
thực hiện, sự giúp đỡ của bạn bè, mục đích chính là tìm con đường ngắn nhất để đồng
nghiệp giáo viên của mình có một số hiểu biết cơ bản về tin học, biết vận dụng những
hiểu biết ban đầu để áp dụng vào cơng tác góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và chất
lượng giáo dục của trường.

2. Nội dung, cách thức tiến hành
a) Nâng cao nhận thức của giáo viên về trách nhiệm nghĩa vụ phải nâng cao trình
độ tin học.
- Quán triệt nhiệm vụ năm học, các văn bản về ứng dụng CNTT của các cấp.
- Xin ý kiến chỉ đạo cùng ngồi với Ban giám hiệu xem qua hồ sơ, tiếp nhận báo
cáo chỉ ra cho giáo viên thấy những lỗi cơ bản mà họ mắc phải trong hồ sơ giáo án về
cách trình bày, fon chữ, lỗi vô lý trong báo cáo thống kê gửi về chuyên mơn…
- Có các ví dụ minh họa cụ thể để giáo viên thấy được việc nâng cao trình độ tin
học là trách nhiệm: Hướng dẫn các khối căn cứ kế hoạch dạy học trong tuần, nghiên cứu
tiết dạy, nếu ứng dụng CNTT sẽ có hiệu quả hơn cách dạy dùng phấn trắng - bảng đen;
tham mưu xin nhà trường cho những đồng chí có kinh nghiệm dạy trình chiếu, sau đó
tiến hành dự giờ, trao đổi kinh nghiệm. (Tập đọc lớp 5 bài Đất Cà Mau – tuần 9; Mùa


6
thảo quả - tuần 12; Tập đọc bài Cửa Tùng lớp 3; Tiết LT&C dạng Mở rộng vốn từ, một
số bài TNXH lớp 1,2,3; Một số bài Lịch sử, Địa lý lớp 4,5; Dạy chuyên đề Tiếng Việt 1
– bài 18)… Bằng biện pháp này những giáo viên dù chưa biết ứng dụng CNTT vẫn cảm
thấy hiệu quả tiết dạy, nên đặt cho mình một nhiệm vụ để tự học.
- Tôi đặt ra yêu cầu cụ thể để giáo viên tự học lẫn nhau, muốn học phải đầu tư
máy móc kết nối mạng. Thường các khối trưởng là người có năng lực về tin học, tôi yêu
cầu nộp các báo cáo theo mẫu tự mình thiết kế và gửi về khối trưởng theo Email cá
nhân, yêu cầu thời gian nộp, nếu giáo viên biết ứng dụng CNTT thì khối trưởng thực
hiện dễ hơn, vì vậy qua đồng chí khối trưởng tác động số giáo viên trong khối đã có ý
thức học hỏi và mua sắm máy móc để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
- Phát huy tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của giáo viên.
- Mở lớp tập huấn – bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên: Khi giáo
viên đã có máy móc và thiết bị kết nối Internet tôi tham mưu với Hiệu trưởng khuyến
khích động viên giáo viên tranh thủ thời gian các buổi ngồi giờ hành chính để tơi
hướng dẫn đồng nghiệp một số nội dung cơ bản, chỉnh sửa văn bản, phần mền word,

excel.
- Để giúp giáo viên có kỹ năng sử dụng máy vi tính tơi đã cùng một số đồng
nghiệp biết chút ít sẵn sàng giúp đỡ bạn bè mọi lúc mọi nơi: Tranh thủ giờ ra chơi, trong
lúc trống tiết dạy, trao đổi qua điện thoại. Miệng hỏi, tay làm, nếu trình tự rắc rối người
học phải ghi chép các bước vào sổ sau đó mới dùng phím, chuột để thực hành.
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT theo kỳ, năm, phần ứng dụng CNTT của
giáo viên được khuyến khích vào điểm thi đua.
c) Coi trọng học đi đôi với hành
- Việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên của trường
PTDTBT TH Sín Chải là việc làm tương đối mới và khó. Mới vì việc ứng dụng CNTT
chỉ tập trung nhiều ở những vùng có điều kiện thuận lợi, kinh tế phát triển, có điều kiện
đầu tư trang thiết bị kết nối và cơ sở vật chất đầy đủ. Cịn ở trường PTDTBT TH Sín
Chải giáo viên đều ở vùng dân cư cách thị trấn hơn 50km, khơng có thời giân tham gia
học. Khó vì trường có nhiều điểm trường, giáo viên phải đi lại nhiều, một số điểm bản
khơng có điện, khơng sóng điện thoại, ngồi ra cịn lo việc gia đình, phần nhiều ảnh
hưởng đến việc sử dụng, học hỏi về CNTT.
Để khắc phục hạn chế trên, tôi động viên giáo viên phát huy vốn hiểu biết về Tin
học đã tiếp thu, thường xuyên thực hành để nâng kỹ năng, đăng ký thành viên một số địa
chỉ
website
tin
cậy
như:
let;
;
; ; ...
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành nhà trường đã bố trí một máy trong
văn phịng vừa phục vụ công tác văn thư vừa để đồng nghiệp học hỏi, để lúc giái lao
hoặc chờ chuyển tiết dạy, giáo viên tự truy cập và trao đổi, học hỏi ở đồng nghiệp. Bằng
hình thức người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người chưa biết,

giáo viên nhiều tuổi học cách ứng dụng CNTT ở đồng nghiệp trẻ của mình, chú trọng


7
việc hành theo quan niệm : “Nói với tơi có thể tơi sẽ qn, chỉ cho tơi có thể tơi sẽ nhớ,
cho tôi làm tôi sẽ hiểu”. Biện pháp này dễ áp dụng, được chị em vận dụng, sau một thời
gian vốn hiểu biết về tin học của giáo viên tăng lên rất nhiều.
d) Ứng dụng CNTT vào dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Quá trình học đã giúp đồng nghiệp tự tin vào khả năng ứng dụng CNTT của
mình trong việc ứng dụng phần mềm soạn bài PowerPoint, vào đầu năm học 2020-2021
tôi tham mưu Ban giám hiệu chỉ đạo các khối phân công giáo viên dạy trình chiếu để rút
kinh nghiệm, sang tháng 11 hầu hết giáo viên đã đăng ký dạy trình chiếu để có tiết dạy
tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Sau tiết dạy chúng tơi đều góp ý về tiết
dạy cho giáo viên đút rút kinh nghiệm như: cách sử dụng màu nền, fon chữ, cỡ chữ, cách
tạo hiệu ứng, số slide cho bài giảng; với nguyên tắc đơn giản, rõ ràng, không đưa nhiều
ý tưởng trong một slide, khơng chọn hiệu ứng hoạt hình theo kiểu bay nhảy, màu nền
không được lấn át màu chữ… Được làm nhiều, được góp ý nhiều nên càng ngày giáo
viên càng có kỹ năng thiết kế bài giảng, trong giờ học các em hứng thú làm việc, hiệu
quả tiết dạy đạt cao hơn. Trong dịp thi giáo viên dạy giỏi cấp trường hầu hết giáo viên
đăng ký dạy trình chiếu, điều này chứng tỏ giáo viên đã có kỹ năng hơn trong việc ứng
dụng CNTT đối với việc dạy học.
Muốn hoạt động NGLL đạt hiệu quả, sau khi chọn chủ đề, tôi tham mưu nhà
trường yêu cầu các khối phải tìm hiểu thơng tin liên quan như hình ảnh, video, tư liệu,
học hỏi kinh nghiệm tổ chức của đơn vị bạn, sau đó thống nhất trong khối lập kế hoạch
gửi qua Email chuyên môn.
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động ngồi giờ lên lớp đã giúp học sinh hứng
thú, sơi nổi tiếp nhận thông tin nhẹ nhàng hiệu quả nhờ một số phần mềm hỗ trợ, những
hình ảnh đẹp, kênh hình, kênh chữ bắt mắt, phù hợp lứa tuổi tiểu học đã giúp nhà trường
thành cơng trong q trình vận dụng chơi mà học theo mục tiêu giáo dục thực hiện hoạt
động trải nghiệm sáng tạo (Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) của các trường tiểu

học tham gia Chương trình SEQAP, theo tinh thần cơng văn Số: 17/CVPGDĐT ngày 09
tháng 3 năm 2015.
e) Thăm mưu với ban giám hiệu tăng cường đầu tư đội ngũ cùng với tham mưu
đầu tư cơ sở vật chất.
- Việc ứng dụng CNTT muốn đạt hiệu quả phải xây dựng đội ngũ nòng cốt có
tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực có tâm huyết. Đây là một trong những việc làm
cần thiết, vì thế tơi tranh thủ thêm sự giúp đỡ của giáo viên dạy môn tin trường bạn trao
đổi thêm kinh nghiệm cho các khối trưởng và một số giáo viên lớn tuổi có trách nhiệm
cao; những hạt nhân quan trọng này hướng dẫn thêm cho giáo viên trong khối, đồng thời
gánh vác nhiệm vụ chính trong các đợt tập huấn chuyên môn, thao giảng, thiết kế bài
giảng điện tử dự thi.
- Song song với xây dựng bộ máy nòng cốt phải tham mưu đầu tư cơ sở vật chất
phục vụ việc ứng dụng CNTT.


8
Việc cá nhân mua sắm máy móc để chủ động trong soạn giảng và hồ sơ sổ sách là
rất cần thiết. Trong đơn vị có một số giáo viên hồn cảnh khó khăn, hoặc lý do tuổi cao,
có vấn đề sức khỏe nhưng tơi đã tìm cách động viên để họ thấy được tầm quan trọng
của việc mua máy, nối mạng vì máy móc hỗ trợ kiến thức chun mơn cho mình và
mang thêm rất nhiều hiểu biết cho mọi thành viên của gia đình. Giáo viên có máy sẽ chủ
động hơn khi thực hành dạy trình chiếu, khơng phải phụ thuộc vào máy của trường,
Để giúp giáo viên có điều kiện tiếp cận CNTT và chủ động trong khi sử dụng,
Hiệu trưởng đã đầu tư hai Wifi. Nhà trường đã làm cơng tác xã hội hóa mua thêm máy
chiếu. Những việc làm này đã góp phần giúp giáo viên có nhiều cơ hội hơn trong việc
ứng dụng CNTT.
3. Kết quả thu được qua khảo nghiệm.
Việc giáo viên ứng dụng CNTT trong trường học có sự tác động mạnh đến việc
dạy học ở đơn vị. Nhờ sự nỗ lực của từng cá nhân, ở trường đã tạo thành một phong trào
học tập. Người không kết nối được mạng Internet cố định thì dùng Dcom 4G, phát từ

điện thoại để tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết. Đồng nghiệp đã có kỹ năng
Download tài liệu, đăng kí thành viên pháp luật, thành viên của các trang website tin cậy
để tham khảo giáo án, đề thi…
Những hiểu biết về CNTT giúp giáo viên làm báo cáo dễ dàng; đánh giá tổng kết,
xếp loại hai mặt giáo dục học sinh năm học 2020-2021 nhanh chính xác. Năm học 20202021, giáo viên học hỏi được nhiều ý kiến trao đổi về cách nhận xét đánh giá theo
Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT qua địa chỉ tieuhoc.moet.edu.vn. Các loại báo cáo chất
lượng nhờ cách sử dụng hàm mà khơng phải dùng máy tính cầm tay, nhân chia cộng trừ
theo phương pháp thủ công. Đặc biệt việc nâng cao trình độ tin học, vận dụng hiểu biết
về CNTT trong việc soạn giảng của giáo viên đã có những kết quả đáng kể. Hồ sơ cá
nhân, hồ sơ tổ khối đều theo một mẫu thống nhất của chuyên môn, việc lên kế hoạch dạy
học được giáo viên thực hiện rất khoa học và đẹp mắt. Biết ứng dụng CNTT trong dạy
học, các tiết dạy trình chiếu hầu hết thành cơng, giáo viên khơng cịn lạm dụng việc giới
thiệu hình ảnh tràn lan khơng chọn lọc, khơng cịn hiện tượng cháy giờ, lỗi slide. Học
sinh hứng thú, tích cực tìm hiểu bài vì kênh hình rõ, đẹp, cung cấp cho học sinh nhiều
kiến thức cụ thể mà nếu sử dụng phương pháp truyền thống sẽ không thể thực hiện
được.


9

Tiết Tập đọc (lớp 4) Bài Đường đi Sa Pa do thầy Mùa A Xô và học sinh lớp 4A4 thực
hiện.

Tiết Tiếng Việt 1 – bài 17 do thầy Lò Văn Tiêm và lớp 1A3 thực hiện.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi như: Thi toán trên mạng, Violimpic, IOE,
cũng được nhà trường quan tâm và tổ chức cho học sinh tìm hiểu trong thời gian tới.
Hoạt động giáo dục NGLL được thay đổi phương pháp thực hiện. Từ những đoạn phim
tư liệu hấp dẫn, sinh động giúp học sinh tái hiện kiến thức lịch sử của dân tộc, hình ảnh
đẹp, rõ ràng như dẫn dắt học sinh được tham quan một số danh lam thắng cảnh nổi
tiếng của đất nước, một số dạng câu hỏi trắc nghiệm được thực hiện dễ dàng…

Trong kỳ thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm học 20202021, phần thi năng lực sử dụng trình chiếu hầu hết giáo viên đạt khá và giỏi.
Giáo viên làm bài thi năng lực (Theo TT 21/2010/TT-BGDĐT) có ứng dụng
CNTT. Đến tháng 02 năm 2020. Để đánh giá quá trình thực hiện nhà trường đã kiểm tra
một số hoạt động chun mơn có ứng dụng CNTT của giáo viên, kết quả như sau:
TS
giáo
viên


CC
tin A

Kết
nối
mạng

Soạn
Download
giáo tài liệu tham
án
khảo

Dạy
trình
chiếu

28

28


28

28

25

24

19

5

5

%

100

100

100

90,6

85,7

67,9

17,9


17,9

Soạn bài
Bài giảng
trình chiếu E-Learning

Biết đăng tin lên
Websit trường

Chất lượng mũi nhọn của trường năm học 2020-2021 (tính đến cuối tháng 2) cũng
tăng nhiều so với trước:
- Giáo viên: thi trình chiếu dự thi cấp huyện đạt giáo viên dạy giỏi.


10
Số giáo viên có trình độ Tin cơ bản từ (100%). Có chun mơn về Tin học, nên
giáo viên biết soạn trình chiếu theo ý chủ quan để phù hợp thực tế của lớp 67,9% , việc
dạy trình chiếu trước đây 25% nay đạt 85,7% .
Từ kết quả trên, tôi thấy việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT cho giáo viên là
việc làm có ý nghĩa và thiết thực. Trình độ tin học thúc đẩy khả năng ứng dụng CNTT
của giáo viên là đòn bẩy để nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
III. Khả năng áp dụng của giải pháp.
- Đây là những giải pháp đã được áp dụng trong thực tế cho 36 đồng chí đồng
nghiệp, bước đầu đã đem lại những thành công đáng kể. Những giải pháp này sẽ được
tiếp tục đưa vào ứng dụng trong những năm tiếp theo, góp phần ngày càng nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường.
- Với nội dung sáng kiến đã áp dụng trường, sáng kiến này có thể áp dụng ở rất
nhiều người có niềm đam mê tin học phục vụ nhu cầu cá nhân, khai thác nguồn tài
nguyên vô tận trên nhiều trang, trong đó có trang của Goole nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học để đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học hiện nay.

IV. Hiệu quả, lợi ích thu được
- Không những giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong thời đại
CNTT bùng nổ hiện nay mà cịn trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng sử dụng,
khai thác được nguồn tài nguyên vô tận (muốn tìm gì thấy cái đó) của CNNT và đặc biệt
là những kiến thức bổ ích, sử dụng CNTT phục vụ chun mơn.
- Giúp các đồng chí thấm nhuần, vận dụng sáng tạo, nhớ lâu hơn các kiến thức về
CNTT đã học.
- Các đồng chí được rèn khả năng thao tác, nhanh nhẹn khi bật máy lên và mạnh
dạn trong việc thiết kế bài giảng, làm báo cáo nhanh gọn.
- Các đồng chí háo hức, say mê khi tiếp súc máy tính, u thích say mê với Tin
học hơn.
- Khơng cịn tình trạng nhờ vả nhau, làm hồ sơ chống đối, mà đổi lại là những
trang giáo án sạch sẽ, gọn gàng, font chữ, cỡ chữ, lề phải trái đâu vào đó theo quy định,
đó thể hiện mỗi giáo viên đã có sự tập trung, trách nhiệm và ham học hỏi.
V. Phạm vi ảnh hưởng, tầm hiệu quả của giải pháp
Khả năng áp dụng sáng kiến là rất khả thi, các giáo viên đã và đang tích cực đổi
mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đặc biệt là nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục thu hút học sinh, tạo hứng thú cho học sinh học tập và
việc ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết phương tiện tối ưu cho các giáo viên và
học sinh tìm hiểu kiến thức mới thú vị hơn. Giải pháp của sáng kiến có thể áp dụng cho
tất cả các trường trong giáo dục phù hợp với nhiều đối tượng, cơ quan ngoài ứng dụng
CNTT vào dạy học CNTT cũng có thể được ứng dụng vào các hoạt động ngoại khóa,
tập huấn…của nhiều cơ quan tổ chức nếu biết cách ứng dụng thì hiệu quả đem lại là rất
lớn.


11
VI. Kiến nghị, đề xuất
1. Đối với nhà trường
- Đối với nhà trường coi đây là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến

việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả
trong công tác dạy học cũng như quản lý của nhà trường.
- BGH tổ chức điều tra để biết được khả năng tin học của mỗi đồng chí GV rồi
phân loại sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng. (Có thể phối hợp với chuyên gia vi tính, hay tổ
CNTT của trường mở lớp bồi dưỡng chương trình tin học cho GV).
- BGH cùng các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tăng cường công tác kiểm
tra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp, sau
đó rút kinh nghiệm tiếp tục đề ra biện pháp khắc phục.
- Phân mảng chuyên sâu để giáo viên có thời gian nghiên cứu, có trách nhiệm tìm
hiểu kỹ đặc trưng việc ứng dụng CNTT vào mơn học của mình.
- Cử một hoặc hai GV có kiến thức tốt về tin học làm GV cốt cán để tham gia các
lớp bồi dưỡng về máy tính, máy chiếu hay sử dụng phần mềm... , sau đó tập huấn cho
các đồng chí GV tại trường trong các buổi SHCM của trường.
- Tuyên truyền cho GV hiểu sâu hơn về thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Việc ứng dụng CNTT là một trong những tiêu chí xét xếp loại tay nghề
giáo viên trong học kỳ và trong năm (Có thể đưa ra chỉ tiêu mỗi GV dạy ít nhất 15% số
tiết có ứng dụng CNTT trong một học kỳ, theo dõi nhắc nhở thông qua việc kiểm tra hồ
sơ theo dõi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy).
- Có sự đầu tư về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật để giáo viên có những điều kiện
thuận lợi khi giảng dạy có ứng dụng CNTT, nên mua sắm thêm máy tính, máy chiếu,
thêm phịng cố định có gắn đầy đủ các thiết bị phục vụ cho các tiết dạy có ứng dụng
CNTT.
2. Đối với giáo viên
Để mỗi bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn khi được sự trợ giúp của
CNTT thì khơng ai khác trong nhà trường người trực tiếp làm việc đó là những giáo viên
hằng ngày đứng trên bục giảng. Nhưng khi ứng dụng CNTT thì giáo viên cịn ngại vì
trình độ tin học cịn hạn chế, ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, cịn có tính ngại
đổi mới trong q trình soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT. Nên việc đầu tiên:
- Giáo viên cần học, dự các lớp tập huấn soạn, giảng bài giảng điện tử để nâng cao
trình độ tin học của mình.

- GV Cần mạnh dạn, khơng ngại khó, tự tin khi thiết kế và sử dụng bài giảng điện
tử của mình, khi đó sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt
các phương pháp dạy học tích cực khác:
- Biết khai thác các tài liệu trên internét trên các trang web như bachkim.vn,
violet, giaovien.net… để tham khảo các bài của các đồng nghiệp khác đã soạn.


12
- Tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan đến
nội dung kiến thức bộ mơn của mình (Để khi cần ta đỡ mất thời gian tìm khiếm)
- Giáo viên cần mạnh dạn, khơng ngại khó, học hỏi nâng dần trình độ tin học, tự
thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và
nắm rõ ý tưởng thiết kế của mình.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, ... sau đó mới
bắt tay vào soạn giảng. Cần lưu ý về Font chữ, màu chữ đảm bảo độ lớn, độ tương phản
và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội
dung bài giảng).
- Nội dung bài giảng điện tử cần cơ đọng, súc tích; hình ảnh, các mơ phỏng cần
sát chủ đề (khơng nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài
cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền).
- Khơng lạm dụng công nghệ thông tin nếu chúng không tác động tích cực đến
q trình dạy học và sự phát triển của người học. Những kiến thức ở mức độ vận dụng
cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
- Tìm hiểu cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn giảng, đầu tư thiết kế các
hoạt động tương tác (các trò chơi, hoạt động kéo thả,...) để hướng sự tập trung của học
sinh trong giờ học.
3. Tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học - trong sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức các tiết thao giảng, các chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp rút kinh

nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để các tiết sau được tốt hơn.
- Động viên GV có kiến thức tin học hướng dẫn cho các GV cịn hạn chế về tin
học trong tổ mình.
Kết luận
- Muốn ứng dụng giỏi CNTT, trước tiên người thầy phải chịu khó tìm hiểu, chịu
khó học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, đồng thời phải biết sáng tạo trong
phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh.
- Để có một tiết dạy sử dụng giáo án điện tử có hiệu quả thì giáo viên cần phải lựa
chọn những bài học phù hợp, để lên kế hoạch dạy học phù hợp và phải thành thạo các
thao tác trên máy, nắm vững mục tiêu bài cần truyền đạt cho học sinh trong bài học đó,
nắm được cách tổ chức, hình thức tổ chức, sử dụng phương pháp phù hợp nắm vững
trình tự các bước lên lớp trong giáo án điện tử..
Trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một
tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều hơn
trong công tác giảng dạy và mang đến cho học sinh những bài học sống động, gần gũi.
Như vậy, CNTT trong dạy học là một phương tiện hiệu quả làm cầu nối giữa người dạy


13
và người học. Khai thác những lợi ích mà CNTT mang lại trong quá trình dạy học là một
trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Trên đây là 1 số biện pháp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
mà trường chúng tôi đã đang và sẽ thực hiện. Để nâng cao chất lượng giáo dục.
Sín Chải, ngày 13 tháng 04 năm 2021
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Mùa A Sử




×