Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

chuyên đề rèn kỹ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong tiết đọc hiểu văn bản và tiết luyện nói ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.69 KB, 21 trang )

CHUYÊN ĐỀ RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG TIẾT ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VÀ TIẾT LUYỆN NÓI -NGỮ VĂN 9
I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
Mục tiêu của dạy học mơn Ngữ văn là hình thành những con người có ý
thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng l ực c ảm th ụ các giá tr ị chân,
thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng v ới cuộc sống năng đ ộng
trong xã hội hiện đại.
Dạy-học Ngữ văn không chỉ chú trọng dạy cái gì mà dạy nh ư thế nào. Quan
điểm tích hợp và tích cực ln chi phối các hoạt động dạy h ọc Ng ữ văn,
nhất là ở phần dạy-học Đọc- hiểu văn bản cũng nh ư d ạy các kĩ năng làm
Tập làm văn. Một tiết dạy-học Ngữ văn đạt hiệu quả tr ước hết ph ải tạo
nên khơng khí hứng thú cho mỗi giờ học. Khơng khí đó ch ỉ có đ ược khi
người dạy biết da dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học.
Mặt khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn khơng ch ỉ
chú trọng nội dung mà cịn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc
đổi mới phương pháp dạy-học.
Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của ph ương
pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học t ập b ằng các
biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói ,đ ọc ,vi ết . Trong
đó kĩ năng nói là vơ cùng quan trọng .Nói sao cho ng ười nghe hi ểu là đi ều
khơng phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã chuẩn bị đ ầy đ ủ n ội
dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thơng tin đó chính là
“nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người dạy
phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn tr ước t ập
thể. Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại khơng nói ra đ ược.


Và như vậy người thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về s ự tiếp thu
,cảm thụ của các em trong giờ học Ngữ văn .
Cho nên việc rèn luyện nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp
phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn vừa hình thành phong


cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao
tiếp trong cuộc sống.
II. NỘI DUNG : CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. THỰC TRẠNG :
Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ môn Ng ữ
văn, hoạt động nói qua thảo luận nhóm đặc biệt là tiết d ạy “ luyện nói”
mặc dầu nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng không ph ải ai
cũng đều thành cơng qua tiết dạy. Bởi vì kinh nghi ệm rèn luy ện kỹ năng
nói cho học sinh chưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết. H ọc sinh khơng
tự tin khi nói trước đám đơng. Thời gian luyện nói lại có h ạn (45 phút)
khơng tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và sách giáo viên
cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói. Do
vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào nh ững em khá, gi ỏi,
chăm còn những học sinh lười sẽ thụ động, khơng phát huy đ ược. Dù có
hoạt động thảo luận nhóm thì những em yếu cũng ngồi im. Kết qu ả y ếu
vẫn yếu, lười vẫn lười. Tâm lý chung, giáo viên rất ng ại d ạy ti ết Luy ện nói,
nhất là trình độ học sinh ở vùng nông thôn. So v ới yêu c ầu của ph ương
pháp dạy mới và những định hướng của sách giáo viên thì tiết d ạy “ luyện
nói” và hoạt động nói qua phần thảo luận nhóm cịn nhiều lúng túng
chưa

đạt

yêu

cầu.

Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động th ảo lu ận nhóm
trong tiết Đọc hiểu văn bản và tiết luyện nói ở mơn Ngữ văn 9 là biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy-học Ngữ văn. Trong quá trình



giảng dạy bản thân tơi đã có sự tìm tịi, học h ỏi và vận dụng và đã th ấy
được hiệu quả. Từ đó , tơi rút ra được nh ững v ấn đề mang tính kinh
nghiệm và cũng là gợi ý để đồng nghiệp trao đổibàn bạc.
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2.1.YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH
Ngay từ đầu năm học, tôi phổ biến những qui định đối với mơn Ngữ văn
đối với việc học Ngữ văn nói chung và kĩ năng luy ện nói, nói riêng đ ể h ọc
sinh lớp tơi phụ trách có tâm thế chuẩn bị :
a.Dụng cụ :
- Đầy đủ sách giáo khoa
- Vở : Vở học, vở soạn, vở bài tập
- Bảng phụ (4 em có một bảng phụ). Bảng phụ các em có th ể dùng gi ấy rơ
ki dán băng keo ở ngồi. Một cây bút lơng.
b.Chia nhóm :
Để tiện việc hoạt động, thảo luận nhóm, tơi chia lớp làm 8 nhóm, m ỗi
nhóm 4-6 em liền kề nhau (bàn trên và bàn dưới) cho câu h ỏi th ảo lu ận
ngắn trong một tiết học văn bản hoặc tiếng việt.
Đối với tiết luyện nói, chia lớp làm sáu nhóm, mỗi nhóm từ 6-7 em. Trong
mỗi nhóm cử ra một em viết chữ rõ ràng chịu trách nhiệm ghi vào bảng
phụ sau khi đã thống nhất ý kiến trong nhóm. Các em cịn l ại trong nhóm
đều ghi vào vở soạn của mình ý kiến thống nhất của tổ.
c. Cách học :
- Chuẩn bị bài mới ở nhà: Tự tay em soạn bài mới, không phải dùng
vở soạn cũ của anh, chị để lại, học phân môn nào soạn theo phân mơn đó.


Đặc biệt tiết Luyện nói phải soạn một dàn ý chi tiết và phải d ự kiến l ời
nói dựa vào dàn ý đó.

- Hoạt động trong giờ học: thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài.
d. Kiểm tra bài 15 phút đầu giờ :
- Trong sinh hoạt 15 phút, ngồi việc làm bài tập, câu h ỏi khó ở bài so ạn,
lớp trưởng phải kiểm tra tình hình soạn bài của l ớp qua tổ tr ưởng.
- Trước khi vào tiết học, lớp trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài cho giáo
viên. Nếu giáo viên kiểm tra phát hiện một trường h ợp không chuẩn b ị bài
mà lớp trưởng khơng báo cáo thì lớp tr ưởng và tổ tr ưởng c ủa em đó ch ịu
trách nhiệm (trừ điểm thi đua )
đ. Phiếu đánh giá nhận xét ( dành cho phần luyện nói )
Mỗi em phải có phiếu nhận xét trong sổ tay. Sổ này dùng cho suốt năm
học.
Ngày :……………
Môn :……………
Họ và tên :…………
Phần nhận xét, đánh giá :
- Tác phong nói :………..
- Giọng nói :……………
- Nội dung nói :………….
2.2/ Yêu cầu đối với giáo viên :
- Chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp nói chung và nh ất là cho
những tiết rèn cho học sinh kĩ năng nói


- Hướng dẫn cho học sinh cụ thể các nội dung chuẩn bị cho bài h ọc m ới
- Chú ý ,theo dõi và ghi chép những vấn đề cần nh ận xét đ ối v ới h ọc sinh
trong q trình luyện nói
- Ln tìm ra những ưu điểm trong phần trình bày của từng học sinh và
khen các em kịp thời trước lớp để động viên tạo hứng thú nói cho c ả l ớp
- Đối với những em cịn rụt rè, nhút nhát hoặc nói nh ỏ ,giáo viên cho nói
những phần có nội dung đơn giản dễ trình bày và nên cố phát hiện ra

nhũng ưu điểm của các em trong tác phong, lời nói đ ể khen .Nếu có nhũng
điểm chưa hài lịng thì nhắc nhở thật khéo léo, tế nhị để các em t ự tin h ơn
ở lần nói sau.
- Sau mỗi lần trình bày nói trước lớp giáo viên khuy ến khích b ằng nh ững
tràng vỗ tay để tạo khơng khí sơi nổi cho giờ học
- Chọn những em nói tốt trình bày cả bài luyện nói để tạo ấn tượng cho cả
lớp khi sắp kết thúc tiết học. Đó sẽ là điều kích thích niềm mong muốn
được nói hay như bạn ở nhiều đối tượng để các em chuẩn bị th ật kĩ cho
bài luyện nói ở những bài sau.
- Cho điểm khuyến khích đối với những em nói tốt ,những em có sự cố
gắng trong q trình luyện nói.
2.3/ RÈN KĨ NĂNG NÓI QUA HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM TRONG
TIẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Thường thì trong một tiết học Ngữ văn sẽ có từ 1-2 câu h ỏi th ảo lu ận
nhóm, thời gian thảo luận từ 2-3 phút, thường là dạng câu h ỏi m ở. Đây là
những câu hỏi ngắn, học sinh tư duy trả lời :
- Trước hết cá nhân trình bày quan điểm của mình trước nhóm : Các
em cần đọc kỹ câu hỏi, xác định nội dung yêu cầu của câu h ỏi, suy nghĩ và


viết ra trong vở của mình, sau đó trình bày ra nhóm, nêu ý ki ến c ủa mình
giống bạn thì nhất trí khỏi phải nói lại mất thời gian .T ừ các ý kiến, nhóm
trưởng khái quát lại nội dung mà nhóm đã nhất trí, mỗi em trong nhóm
phải nắm vững nội dung đó. Em được cử ghi chép sẽ ghi vào bảng ph ụ.
- Trình bày ý kiến của nhóm trước lớp : Hết thời gian thảo luận giáo
viên có thể gọi bất kỳ một em trong nhóm trả lời. Các nhóm cịn l ại sẽ
nhận xét ý kiến về phần trình bày của tổ bạn
- Giáo viên nhận xét:
Cần chú ý hai mặt :
+ Nội dung nói : phải đáp ứng yêu cầu của câu hỏi th ảo lu ận nhóm khơng

thiếu ,khơng thừa tránh dàn trải, lan man thiếu tập trung.
+ Kĩ năng nói : trình bày lưu loát ,mạch lạc làm n ỗi rõ v ấn đ ề b ằng gi ọng
nói tự nhiên to rõ dễ nghe dễ theo dõi, tránh đọc ê a, hoặc nói q nh ỏ...
Thảo luận nhóm là một hình thức hoạt động dạy h ọc tạo môi tr ường
thuận lợi cho học sinh trao đổi, bàn bạc một cách tự nhiên tr ước nh ững
thành viên đồng trang lứa có quan hệ bè bạn gần gũi về những vấn đề nội
dung, ý nghĩa ,giá trị nghệ thuật của văn bản văn học. Các em có s ự đồn
kết hợp tác để từ đó phát triển khả năng nhận th ức cảm th ụ về văn h ọc,
mạnh dạn giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác phân tích
văn bản. Đặc biệt là qua thảo luận nhóm, kĩ năng nói của h ọc sinh c ủa h ọc
sinh được học sinh rèn luyện dần dần một cách chắc chắn, hiệu quả
* Một số câu hỏi thảo luận nhóm để luyện nói cho h ọc sinh trong ti ết
Đọc -hiểu văn bản( đây là những câu hỏi mang tính định h ướng)
Thời gian thảo luận là 2-3 phút.


Ở bài “ Phong cách Hồ Chí Minh”, sau khi học sinh tìm hiểu được cách tiếp
xúc văn hóa của Bác,GV cho học sinh thảo luận câu h ỏi : “ Cách tiếp xúc văn
hóa của Bác cho ta thấy vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác ?” Ho ặc câu
“Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao “
?
Ở bài : “ Đấu tranh cho một thế giới hịa bình”, Trong q trình phân tích
ở ý 3 ( Chiến tranh hạt nhân là cực kỳ phi lý ) sẽ cho HS th ảo lu ận câu h ỏi:
“Theo tác giả, trái đất chỉ là cái làng nhỏ trong vũ trụ nh ưng lại là n ơi đ ộc
nhất có phép mầu của sự sống trong hệ mặt trời. Em hiểu nh ư thế nào về
ý nghĩ ấy ?” ( HS có thể trả lời : Trong vũ trụ, trái đ ất ch ỉ là m ột hành tinh
nhỏ nhưng là hành tinh duy nhất có sự sống. Khoa h ọc ch ưa khám phá
được sự sống ở nơi nào khác ngồi trái đất. Đó là sự thiêng liêng kỳ di ệu
của trái đất nhỏ bé của chúng ta ).
Ở bài : “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát

triển của trẻ em”. Trong phần tìm hiểu nội dung ở phần 2,có th ể cho HS
thảo luận câu :“ Theo em, những nỗi bất hạnh mà trẻ em thế giới phải
chịu có thể giải quyết bằng cách nào ?”( Loại bỏ chiến tranh, bạo l ực, xóa
bỏ đói nghèo…..)
Chuyện người con gái Ở bài : “ Nam Xương”, Ở cuối bài ta có thể cho HS
thảo luận câu : “Một con người có phẩm chất tốt đ ẹp, khát khao h ạnh
phúc gia đình như Vũ Nương đã từ chối nhân gian. Điều đó giúp em hi ểu gì
về hiện thực cuộc sống và hạnh phúc của người ph ụ n ữ d ưới ch ế đ ộ
phong kiến ?”( Hiện thực cuộc sống áp bức bất công. Trong cuộc s ống ấy
những con người bé nhỏ, đức hạnh không thể tự bảo vệ được hạnh phúc
chính đáng của mình ).
Ở bài : “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, sau khi cho HS phát hiện những cảnh
được gợi tả ở 8 câu cuối, cho HS thảo luận câu : “M ỗi c ảnh đ ược di ễn t ả


bằng một cặp câu thơ lục bát gợi liên tưởng đến thân ph ận và n ỗi bu ồn
riêng của Kiều. Hãy diễn giải điều này trên từng nét cảnh ?( HS phân tích
từng cặp câu )
Ở bài “Đồng chí”, cho HS đọc đoạn thơ thứ 2 và cho HS thảo luận câu hỏi :
“ Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của tình đồng chí ?”( Vẻ đ ẹp của tình yêu
thương mộc mạc, chân thành, thắm thiết, đồng cam cộng kh ổ chia nhau
cái chết nơi chiến hào ...)
Ở bài : Đồn thuyền đánh cá”, cuối bài có thể cho HS thảo luận câu: “Theo
em, nhờ đâu nhà thơ sáng tác nên bài thơ Đoàn thuyền đánh cá v ới nh ững
câu thơ hấp dẫn như vậy ?”(Trực tiếp quan sát; Dồi dào trí t ưởng t ượng;
Tấm lịng tha thiết với vẻ đẹp và sự giàu có của đất nước……)
Ở bài “Bếp lửa”, cho HS thảo luận Câu: “Khi viết lời thơ: Nhưng vẫn chẳng
lúc nào quên nhắc nhở-Sáng mai này bà nhóm bếp lên ch ưa?” Ng ười cháu
muốn nhắc bà nhóm lửa? Hay nhắc ai? Nhắc điều gì?” (T ự nh ắc mình
khơng được qn những lận đận đời bà, khơng được qn tấm lịng ấm áp

của bà, không được quên sự tận tụy hy sinh và tình nghĩa c ủa bà……)
Ở bài “Ánh trăng”, có thể cho thảo luận câu: Từ sự xa cách giữa người và
trăng, nhà thơ muốn nhắc nhở điều gì? Vì sao có s ự xa l ạ, cách bi ệt gi ữa
người và trăng? (Vì khơng gian khác biệt ; th ời gian khác bi ệt; môi tr ường
sống cũng trở nên có sự cách biệt. Từ đó nhà th ơ muốn nh ắc nh ở không
nên quên quá khứ, phải thủy chung…). Hoặc câu : “Nếu ánh trăng tượng
trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, thì lời th ơ nói v ề s ự vơ
tình và giật mình của con người trước trăng có ý nhắc nh ở ta điều gì trong
cuộc sống ?” (Phải trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và nh ững giá tr ị truy ền
thống, lãng quên quá khứ tốt đẹp là phản bội lại chính bản thân mình….).
“ Lặng lẽ Ở bài Sa Pa”, ở cuối bài cho HS thảo luận câu: “Vì sao tác giả
khơng đặt tên cụ thể cho từng nhân vật của mình mà chỉ gọi theo gi ới tính,


tuổi tác, nghề nghiệp ?” (Để ca ngợi những con người có ph ẩm chất tốt
đẹp ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, những con người âm thầm lặng lẽ
cống hiến cho tổ quốc, làm tăng thêm sức khái quát của truy ện…..).
Ở bài “ Chiếc lược ngà” khi phân tích nhân vật bé Thu, có thể cho HS thảo
luận câu: “Bé Thu đã khơng nhận Ba vì vết sẹo trên m ặt ông Sáu, nh ưng
cũng từ vết sẹo ấy, Thu đã nhận ra người cha yêu quí của mình. Theo em,
có thể hiểu như thế được khơng? Vì sao? (Được, vì Thu sợ vết sẹo do chưa
biết ơng Sáu là cha mình. Khi biết ba mình là Ơng Sáu, Thu đã hôn lên v ết
sẹo trên má ba nó. Đó là tình cảm ruột thịt….). Hay câu : “Đ ọc Chi ếc l ược
ngà, em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tình cảm cha con Bé Thu? (Tình
cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hồn cảnh éo le…….).
Ở bài “ Bàn về đọc sách” sau khi tìm hiểu văn bản, cho HS thảo luận câu:
“Những lời bàn trong văn bản “Bàn về đọc sách” cho ta những lời khuyên
bổ ích nào về sách và việc đọc sách ?” (Sách là tài sản tinh th ần quí giá của
nhân loại. Muốn có học vấn phải đọc sách. Biết cách đọc sách thì m ới tích
lũy và nâng cao học vấn….). Hay là câu: “Cách viết văn ngh ị lu ận trong bài

“Tiếng nói của văn nghệ có gì giống và khác so với bài “Bàn v ề đọc sách”?
(đều là lập luận từ các luận cứ giàu lý lẽ, dẫn chứng xác th ực. Khác: Tiếng
nói văn nghệ là bài nghị luận văn học nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc
sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm….).
thảo luận câu: “Qua truyện Những ngơi sao xa xơi em hiểu gì v ề ph ẩm
chất của thế hệ trẻ Việt “ Những ngôi sao xa xôi”,Bài Nam trong thời kỳ
chống Mỹ cứu nước? ” (Sống trong sáng- không quản gian khổ, hy sinh…)
Với những câu hỏi có tính chất tình huống hoặc khái quát ,t ổng h ợp v ấn
đề cảm thụ văn học như trên địi hỏi các em có tinh thần hợp tác .Và chính
sự hợp tác đó sẽ giúp các em nói một cách tự tin h ơn.


2.4/ RÈN KĨ NĂNG NÓI QUA TIẾT LUYỆN NÓI Ở PHÂN MƠN TẬP LÀM
VĂN :
a.Xác định mục đích u cầu của việc luyện nói :
Để cho học sinh có thể thực hiện tốt tiết luyện nói, tơi cho tr ước đề tài cho
các em về nhà soạn, hướng dẫn các em:
- Xác định đề tài (Nói cái gì ?)
- Xác định đối tượng giao tiếp (Nói trong hồn cảnh nào ?)
- Xác định mục đích giao tiếp (Nói để làm gì ?)
- Cách thức giao tiếp (Nói cho thuyết phục người nghe)
- Nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói)
- Tạo tâm thế vững vàng khi nói : Tự tin, mạnh dạn
- Tác phong tự nhiên, giọng rõ rang, truy ền cảm đến người nghe.
- Yêu cầu tập thể lớp chú ý lắng nghe, theo dõi ghi chép ,nhận xét
b. Hướng dẫn học sinh soạn bài trước ở nhà :
Mỗi em đều phải soạn bài vào vở bài tập của mình ở nhà. T ới l ớp, tr ước
khi tiến hành luyện nói, lớp trưởng kiểm tra việc soạn bài của lớp thông
qua tổ trưởng, nhóm trưởng, sau đó báo cáo cho giáo viên. Để ki ểm tra l ại
giáo viên kiểm tra lại khoảng từ 5-10 em

c. Tiến hành luyện nói :
Trước hết giáo viên cho học sinh nêu lại đề bài và ghi lên bảng. Tiếp theo
cho các em phân tích đề và nêu nội dung yêu cầu c ần đ ạt theo các b ước
tiến hành mà các em đã học. Sau đó, giáo viên treo bảng ph ụ có ghi dàn ý
để các em theo dõi và cho các em thảo luận và nói theo nhóm lớn (6-7 em).
Phần mở bài cho một nhóm thảo luận; phần thân bài có thể cho 2-3 nhóm


thảo luận, tùy theo số luận điểm của đề tài; phần kết luận, m ột nhóm
thảo luận.Thời gian thảo luận và nói trước nhóm là 2-3 phút. Trong q
trình thảo luận, mỗi em trong nhóm phải nói lên được n ội dung mà mình
đã soạn ở nhà để cả nhóm bàn bạc góp ý đi đến thống nh ất và hình thành
một đoạn văn tương đối hồn chỉnh. Em được phân cơng ghi sẽ ghi ý chính
vào bảng phụ. Cả nhóm đều phải nắm vững ý kiến chung của tổ. H ết th ời
gian thảo luận, tôi gọi một em đại diện trong nhóm trả lời. Khi có một em
nói, cả lớp sẽ theo dõi, ghi nhận xét vào phiếu. Mỗi một em trình bày xong,
tơi sẽ chỉ định một em nhận xét đánh giá (có thể 2-3 em nhận xét). Sau khi
các nhóm trình bày xong, tơi cho một em khá hoặc giỏi nói lại tồn bài cho
cả lớp nghe. Cuối cùng giáo viên góp ý bổ sung để lớp rút kinh nghi ệm.
Các bước thực hiện trong tiết luyện nói tơi tiến hành theo trình t ự sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài luyện nói của học sinh (2phút)
- Bước 2: Giáo viên cùng học sinh tìm hiểu đề và xây d ựng dàn bài đ ại
cương (3-5 phút)
- Bước 3: Giáo viên nêu u cầu về hình thức nói và nội dung nói (2phút)
- Bước 4: HS luyện nói trong nhóm ( 2-3 phút)
- Bước 5: HS luyện nói trước lớp ( 20-25 phút)
- Bước 5: Giáo viên tổng kết tiết luyện nói (3phút).
Đối với lớp 9, có 2 tiết luyện nói. Đó là: Luyện nói về t ự s ự k ết h ợp v ới
nghị luận và miêu tả nội tâm; Luyện nói về văn nghị luận: Ngh ị luận về
một đoạn thơ-bài thơ.

Trong giờ luyện nói, tơi chú ý nhắc nhở HS mấy điểm sau:
- Phải soạn bài ở nhà trước, soạn một dàn ý chi tiết và tự tập nói tr ước ở
nhà cho sn sẻ, mạch lạc.


- Khi nói trước tổ, trước nhóm phải nói rõ ràng, mắt tập trung h ướng vào
người nghe.
Để tiết học có kết quả, tơi cho HS đề về nhà soạn trước (Ch ỉ soạn đ ề
cương).
d . Định hướng dàn ý cho tiết luyện nói
* Ở tiết luyện nói thứ nhất (Phần văn tự sự kết hợp với nghị luận). Có
thể chọn 1 trong 3 đề có ở sách giáo khoa phần luyện tập. Tôi ch ọn đ ề 3:
“Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam
Xương” đến chỗ trót đã qua. Hãy đóng vai Trương Sinh kể l ại câu
chuyện và bày tỏ niềm ân hận.”
Trước khi tiến hành luyện nói, Giáo viên kiểm tra v ở soạn của HS và các
em trình bày dàn ý vào bảng phụ, sau đó GV chốt lại và đ ưa ra b ảng ph ụ
mà GV đã chuẩn bị sẵn lên bảng đen cho HS theo dõi đ ể luy ện nói và
hướng dẫn HS :
- Phải xác định ngơi kể cho phù hợp (Tơi)
- Phải hóa thân vào Trương Sinh kể lại câu chuyện theo trình t ự
- Các nhân vật và các sự việc còn lại chỉ có vai trị nh ư m ột cái c ớ để nhân
vật Tôi giải bày tâm trạng của mình.
Dàn ý:
1. Mở bài : Tự giới thiệu về mình, nêu mối quan hệ với Vũ Nương
trong câu chuyện.
2. Thân bài: Kể lại nội dung đoạn truyện (ngôi kể là ngơi thứ nhất:
tơi – Trương Sinh). Trong q trình kể có th ể hiện sự h ối h ận c ủa ng ười
kể.



3. Kết luận: Trương Sinh suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương và ân
hận về việc làm của mình
*Ở tiết luyện nói thứ 2 trong chương trình ( Nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ). Có thể linh động chọn đề bài sau:
* Đề: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu “của Hữu Thỉnh.
a. Yêu cầu :
- Nghị luận về một khổ thơ trong bài thơ
- Vấn đề nghị luận: Phân tích, cảm nhận về cái hay cái đẹp về n ội dung và
hình thức của khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của nhà th ơ H ữu Th ỉnh
b. Dàn ý :
1.Mở bài : - Giới thiệu tác giả-Tác phẩm
-Giới thiệu khổ thơ đầu.Nêu khái quát về giá trị nội dung của khổ th ơ.
2. Thân bài :
* Cảm nhận về tiết trời lúc sang thu của tác giả (Phân tích vai trị c ủa
các giác quan)
- Bức tranh vơ hình của thời gian: Khúc giao mùa: hạ-thu
- Bức tranh được vẽ lên bởi giác quan đa dạng c ủa ng ười h ọa sĩ. (B ắt đ ầu
là khứu giác"xúc giác -> Thị giác -> đến cảm nhận của nhà th ơ)
- “Mùi hương ổi phả vào trong gió se”- Câu thơ có cái ấm nồng của mùa hạ
lại có cái lạnh se của mùa thu -> Sự giao mùa kỳ diệu. Dòng c ảm xúc b ất
ngờ.
- Hai câu thơ đầu thoáng đãng cùng với chút bâng khuâng xao xuy ến.
- Mạch cảm xúc tiếp tục ở 2 câu cuối: “ Sương chùng chình qua ngõ-Hình
như thu đã về”: Sương chùng chình đi qua như cố ý chậm lại. Một cảm giác


mơ hồ, hư hư thực thực ấy đã gợi nên một thời điểm nhạy c ảm r ất khó
xác định “ hình như thu đã về”
* Phân tích vẻ đẹp, hay của các từ ngữ “hương ổi, phả, gió se, chùng chình,

hình như”
* Suy nghĩ về mùa thu thiên nhiên thời khắc giao mùa :
- Từ cái bất ngờ nhận ra tín hiệu mùa thu, xen lẫn vào nh ững cảm xúc có
phần nào bâng khuâng luyến tiếc.
- Cảm nhận bằng các giác quan một cách tinh tế nhạy cảm Qua đó th ể
hiện tình u thiên nhiên, u làng quê , yêu mùa thu.
3. Kết luận : Qua hình ảnh, hương vị quen thuộc, gần gũi đặc trưng của
mùa thu và những cảm nhận tinh tế, tác giả đã thể hiện thành công vẻ đ ẹp
thiên nhiên thời điểm giao mùa.
e .Những điểm cần chú ý trong tiết luyện nói :
- Ở tiết luyện nói nào cũng chú ý khâu chuẩn bị của học sinh, các em chu ẩn
bị càng kĩ tiết luyện nói càng hiệu quả
- Ở tiết dạy trên lớp, giáo viên cần :
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và luyện nói trước nhóm, nói
trước lớp
+ Chú ý hướng dẫn kĩ về hình thức và nội dung nói
+ Theo dõi và cho học sinh ghi chép những điều cần nh ận xét
2.5/ RÈN KĨ NĂNG NÓI QUA MỘT GIÁO ÁN CỤ THỂ
Với những lớp mà đối tượng học sinh đa số học tốt môn văn thì giáo viên
có thể cho luyện nói theo u cầu của đề bài trong sách giáo khoa (tiết 140
-Luyện nói -Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ).Việc rèn kĩ năng nói cho


học sinh đã được bản thân tôi chú ý thể hiện qua các hoạt động d ạy- h ọc ở
giáo án sau đây.
Tiết 140 LUYỆN NÓI :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I) Mục tiêu :
-Giúp học sinh củng cố kiến thức về cách làm bài ngh ị luận về m ột đo ạn
thơ, bài thơ

-Luyện tập kĩ năng nói và đặc biệt là nói trước tập th ể đông ng ười một
cách tự tin rõ ràng, mạch lạc.
II. Chuẩn bị
-Học sinh :
- Hs :Chuẩn bị soạn trước bài “Bếp lửa”
- Lập dàn ý theo đề bài : Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài th ơ b ếp l ửa
của Bằng Việt
- Chuẩn bị dàn ý đại cương, dàn ý chi tiết, bảng phụ
- Đem sgk lớp 9/1.
III/ Tiến trình tổ chức các họat động dạy học :
1) Ổn định lớp :
2) Kiểm tra bài cũ : (2 phút) GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3) Giới thiệu bài mới : (1 phút )
Việc rèn kỹ năng rất cần thiết đối với các em .Nói như thế nào cho rõ ràng
mạch lạc, tự tin nhất là trình bày nói cho bài nghị luận về một đo ạn th ơ,


bài thơ như hôm nay. Thầy tin rằng với sự chuẩn bị có nhiều cố gắng c ủa
các em, tiết luyện nói hơm nay sẽ đạt được những hiệu quả tốt.
4) Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh, Đề bài:
phân tích đề, lập dàn ý

Bếp lửa sưởi ấm một đời –Bàn về

GV: Nhắc lại qui trình của một bài tập bài thơ bếp lửa của Bằng Việt

làm văn? (hs trả lời, gv nhắc lại cho
học sinh khắc sâu)
GV cho học sinh nhắc lại đề bài, gv
ghi bảng.
GV:
+ Đề bài thuộc kiểu bài gì?
+ Dạng bài nghị luận cụ thể là gì ?

I/ Phân tích đề:
1.

Kiểu bài: Nghị luận về bài
thơ

2.

Nội dung: Bếp lửa sưởi ấm

+ Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề nào

một đời. (Bếp lửa từ trong

trong bài thơ ?

kỉ niệm của tuổi thơ luôn

GV chốt :Về kiểu bài, dạng bài nghi
luận về Bài thơ, (ghi bảng Phần phân
tích đề)


sưởi ấm tâm hồn, nâng đỡ
con người trên chặng hành
trình dài của cuộc đời )

Hướng dẫn hs lập ý:
+ Theo yêu cầu đề tài, phần mở bài ta
phải làm gì?
+ Phần thân bài, để nghị luận về vấn
đề đó trong bài thơ, em cần xây dựng II/ Dàn ý đại cương


hệ thống luận điểm như thế nào?
+Dùng những luận cứ, luận chứng
nào?
+Kết bài ra sao?
(cho hs trao đổi nhóm, thảo luận) sau

1.

- Giới thiệu tác giả Bằng Việt và
bài thơ Bếp lửa
- Khái quát giá trị của bài thơ và
hình ảnh Bếp lửa
2.

đó ghi bảng phụ và trình bày ở bảng,

bảng phụ cho hs tham khảo và so
sánh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tiến

hành nói.
GV cho học sinh nói trong nhóm
(10ph), nói trước lớp 20 ph.
GV hướng dẫn yêu cầu nói.
+ Nói trước nhóm: Đứng lên, mỗi em
nói một phần theo qui định của tổ, cả

Thân bài: Nghị luận về vấn
đề trong bài thơ

các nhóm khác nhận xét, gv nhận xét
về dàn ý và đưa ra dàn ý đại cương ở

Mở bài:

a. Hình ảnh Bếp lửa khơi nguồn
cho những cảm xúc về bà :
-Sự liên tưởng từ hình ảnh thân
thương,ấm áp : Bếp lửa
- Bếp lửa của tuổi thơ nhọc nhằn
gian khổ sống bên bà
b.Bếp lửa sưởi ấm tâm hồn tuổi
thơ thơ
-Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm
áp

tổ chú ý lắng nghe và chọn bạn nói -Bếp lửa gợi những liên tưởng
tốt nhất đề xuất nói trước lớp.

trong kỉ niệm về bà


+ Nói trước lớp cần chú ý:

c.Bếp lửa với những suy ngẫm về

- Về hình thức: Có lời mở đầu (lời



chào, giới thiệu) lời kết thúc (lời cảm - Bà là người nhóm lửa ,người giữ
ơn); lời nói rõ ràng, gọn, có ngữ điệu; lửa .
chú ý quán xuyến đối tượng nghe.

- Ngọn lửa trở thành kỉ niệm thân

- Về nội dung: Đảm bảo nội dung thương ,thành niềm tin thiêng


trong dàn ý, ý mạch lạc.

liêng kì diệu .

+ Đối tượng nghe: Tập trung theo - Ngọn lửa của tình yêu thương
dõi bạn nói, nhận xét bạn nói theo ,niềm tin nâng bước cháu trong
yêu cầu trên.
Tiến hành nói: Sau 10 phút nói trong

suốt chặng đường dài của cuộc
đời


nhóm, gv cho hs nói trước lớp:

d.Bếp lửa-hình tượng thơ đặc sắc :

+ 2 em nói MB

->Vừa mang ý nghĩa thực vừa

+ 2 em nói TB
+ 2 em nói KB
+ 2 em nói cả bài
+ 2-3 em nhận xét, so sánh, rút ra ưu
điểm, hạn chế
+gv nhận xét, chỉ ra ưu điểm, khuyết
điểm hạn chế, tuyên dương cho
điểm.
Hoạt động 3: GV tổng kết tiết học.
+ Nhận xét về sự chuẩn bị của hs.
+ Về tiết luyện nói của hs: ưu điểm,
tồn tại, cần khắc phục ở tiết sau...
Hoạt động 4: Hướng dẫn chuẩn bị
tiết sau.
Chuẩn bị bài: Văn bản Những ngôi sao
xa xôi

mang ý nghĩa biểu tượng
3.

Kết bài:


- Khẳng định giá trị của hình
tượng bếp lửa
- Suy nghĩcủa bản thân về hình
ảnh Bếp lửa


IV. KẾT QUẢ:
Qua nhiều năm được phân công dạy Ngữ văn 9, Năm học 2017-2018, v ới
những cố gắng trong việc Rèn kĩ năng nói qua hoạt động thảo luận
nhóm cho học sinh đã có những hiệu quả nhất định. Học sinh tham gia
phát biểu sơi nổi, có chiều hướng ham thích học mơn văn h ơn. Học sinh có
tinh thần tập thể cao, có tinh thần tự giác, ý th ức đ ược việc h ọc t ập. V ới
biện pháp thực hiện trên giúp học sinh mạnh dạn hơn khi nói tr ước đám
đơng, có thói quen tốt trong việc học. Và cũng giúp cho nh ững em h ọc y ếu,
lười khơng cịn ỷ lại trơng chờ vào những em học khá. Từ em khá đ ến em
yếu đều có thể nói được trước lớp.
Qua q trình rèn luyện, trong năm học 2017-2018, kết quả về ch ất l ượng
của việc luyện nói cũng như chất lượng môn Ngữ văn cao h ơn kết quả của
năm học 2016-2017.
Cả năm : Điểm TB môn Ngữ văn đạt 96% TB trở lên (cao h ơn so v ới năm
trước và chuyển biến vượt bậc so với khảo sát chất lượng đầu năm)
VI. KẾT LUẬN : Bài học kinh nghiệm mà bản thân tơi rút ra được từ q
trình vận dụng là :
1. Về giáo viên : Muốn thực hiện đạt yêu cầu việc luyện nói cho h ọc sinh
giáo viên cần:
- Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ để có câu hỏi th ảo luận cho h ọc sinh.
- Câu hỏi phải khuyến khích được tất cả HS trong l ớp suy nghĩ. Câu
hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức để học sinh có th ể trả lời
- Ngay từ đầu, xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, nh ững qui
định đối với học sinh về việc học nói chung, mơn văn nói riêng.



- Hướng dẫn cho học sinh cách học cũng như cách soạn bài (Nhất là đối
với tiết luyện nói) .Có kế hoạch kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
- Rèn cho học sinh biết tự tổ chức thảo luận nhóm. Cần tơn trọng ý
kiến HS, tạo điều kiện, dẫn dắt HS thể hiện quan điểm cá nhân c ủa mình.
- Ln ln theo sát diễn biến của cuộc thảo luận và có th ể tham gia
như một thành viên. Nắm vững qui trình tiết luyện nói và tiến hành các
bước một cách linh hoạt, thuần thục.
2. Về học sinh :
- Đầy đủ dụng cụ học tập, nhất là bảng phụ, chuẩn bị cả về ngơn ngữ đ ể
có được hành văn lưu loát, ý tứ phong phú.
- Mỗi cá nhân cần phải chuẩn bị bài kĩ trước ở nhà.
- Trước khi thảo luận, cần phải xác định vấn đề cần thảo luận.
- Mỗi cá nhân cần phải tự tin, thoải mái khi tham gia th ảo lu ận, nói tr ước
nhóm, nói trước lớp.
- Mỗi cá nhân đều phải tích cực và ý thức hoạt động trong nhóm.
- Mỗi cá nhân đều phải ghi chép cụ thể và đầy đủ ý kiến sau khi t ổ đã bàn
bạc thống nhất
Tóm lại ,dạy văn là một cơng việc địi hỏi tính khoa h ọc, ngh ệ thu ật và
sáng tạo. Do vậy người dạy văn phải có sự nghiên cứu, tìm tịi, v ận d ụng
một cách linh hoạt các phương pháp dạy - học m ới đ ể vi ệc tổ ch ức các
hoạt động dạy - học văn bản trở nên phong phú, đa d ạng và có chi ều sâu.
Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong tiết Đọc-hi ểu văn
bản và luyện nói ở mơn ngữ văn 9 là một hoạt động mang tính chun
mơn của người giáo viên dạy văn trong quá trình thực thi giảng d ạy
chương trình thay sách. Điều đó sẽ góp phần nâng cao ch ất l ượng d ạy -


học Văn bản nói riêng và cho bộ mơn Ngữ văn nói chung. Trên đây ch ỉ là

kinh nghiệm chủ quan của cá nhân trong quá trình giảng dạy mà bản thân
đã đúc kết kinh nghiệm, cho nên sẽ còn rất nhiều h ạn ch ế r ất mong quí
đồng nghiệp góp ý để chun đề của tơi cũng như công tác giảng d ạy môn
ngữ Văn của cụm 2 sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn.

Người viết
Trịnh Đình Tuấn



×