Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá thực trạng xử lý các nguồn thải chính vào sông thái bình qua địa bàn thành phố hải dương và đề xuất các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

PHẠM VĂN THỦY HIẾU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XỬ LÝ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH
VÀO SƠNG THÁI BÌNH QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI
DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

PHẠM VĂN THỦY HIẾU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XỬ LÝ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH
VÀO SƠNG THÁI BÌNH QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI
DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Chuyên ngành

: Kĩ thuật môi trường

Mã số


: 8520320.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa
Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và rèn luyện trong những năm
học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải, Vụ
trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi
trường; nguyên Trưởng khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
(Đại học Quốc gia Hà Nội), đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, cơ quan, bạn bè
đã ủng hộ tơi trong suốt q trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2019
Học viên

Phạm Văn Thủy Hiếu


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTMT


: Bộ tài nguyên và Môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CLMT

: Chất lượng môi trường

CTR

: CTR

CN

: Công nghiệp

CLN

: Chất lượng nước

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội


KCN

: KCN

LV

: Lưu vực

NTTS

: Nuôi trơng thủy sản

MT

: Mơi trường

ƠNMT

: Ơ nhiễm mơi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QTMT

: Quan trắc môi trường

SXNN


: Sản xuất nông nghiệp

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

WQI

: Chỉ số chất lượng nước

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 2
1.1. Tổng quan về sông Thái Bình .............................................................................. 2
1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình ......................................................................... 3
1.1.2 Các nhánh dịng chính phần thượng nguồn sơng Thái Bình ............................ 3
1.1.3 Các phân lưu của hạ du sơng Thái Bình........................................................... 4
1.2

Hiện trạng chất lượng mơi trường nước ........................................................... 5


1.2.1 Diễn biến chất lượng môi trường nước các lưu vực sông ................................ 6
1.2.2 Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình .... 11
1.3

Đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) .................... 15

1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng WQI của một số quốc gia trên thế giới .................... 15
1.3.2 Tình hình nghiên cứu và kết quả đạt được về xây dựng WQI ở Việt Nam ... 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 23
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 23
2.2

Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 23

2.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp và kế thừa số liệu, tài liệu .......................... 23
2.2.2 Phương pháp kế thừa ...................................................................................... 23
2.2.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ........................................................... 24
2.2.4 Phương pháp lấy mẫu và phân tích ................................................................ 24
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 33
3.1 Hiện trạng sử dụng nước trên dịng chính sơng Thái Bình chảy qua địa bàn
Thành phố Hải Dương............................................................................................... 33
3.1.1 Cấp nước sinh hoạt ......................................................................................... 33
3.1.2 Nuôi trồng thủy sản ........................................................................................ 33
3.1.3 Sản xuất nông nghiệp ..................................................................................... 34


3.2


Các nguồn thải xả vào dịng chính sơng Thái Bình chảy qua địa bàn Thành

phố Hải Dương .......................................................................................................... 36
3.2.2 Nguồn gây ơ nhiễm nước dịng chính sơng Thái Bình do chất thải rắn......... 38
3.2.3 Các nguồn thải trực tiếp trên sơng Thái Bình ................................................ 39
3.2.4 Các nguồn thải từ các địa phương khác chuyển đến ...................................... 40
3.3

Mức độ ô nhiễm nước dịng chính sơng Thái Bình qua địa bàn Thành phố

Hải Dương ................................................................................................................. 41
3.3.1 Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng nước dịng chính sơng Thái Bình
trong mùa khơ (2/2018) ............................................................................................. 41
3.3.2 Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng nước dịng chính sơng Thái Bình
trong mùa mưa (7/2018)............................................................................................ 47
3.3.4 So sánh chất lượng nước sông Thái Bình giữa mùa khơ và mùa mưa ........... 53
3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước trên dịng chính sơng Thái
Bình qua địa bàn thành phố Hải Dương .................................................................... 56
3.4.1 Các giải pháp quản lý nguồn thải xả vào sơng Thái Bình .............................. 56
3.4.2 Giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật bảo vệ chất lượng nước dịng chính sơng Thái
Bình
................................................................................................................. 59
3.4.2 Giải pháp truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ nước
sơng Thái Bình .......................................................................................................... 68
3.4.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương trong bảo
vệ nước sơng Thái Bình ............................................................................................ 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 72
1.
Kết luận .......................................................................................................... 72
2.


Kiến nghị ........................................................................................................ 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 74
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ........................................................................................ 74
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 76


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lựa chọn thông số chất lượng nước quan trọng với các trọng số ................. 21
Bảng 1.2: Phân loại nguồn nước mặt theo chỉ số WQI .................................................. 22
Bảng 2.1: Mơ tả các vị trí quan trắc ............................................................................... 25
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích mẫu .......................................................................... 27
Bảng 2.3: Bảng quy định các giá trị qi, BPi ................................................................... 29
Bảng 2.4: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ........................... 30
Bảng 2.5: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH .............................. 31
Bảng 2.6: Các mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI .................................... 32
Bảng 3.1: Các cơng trình cấp nước sinh hoạt của Thành phố Hải Dương sử dụng
nước từ sơng Thái Bình .................................................................................................. 33
Bảng 3.2: Hiện trạng ni cá lồng trên dịng chính sơng Thái Bình trên địa bàn
Thành phố Hải Dương.................................................................................................... 34
Bảng 3.3: Hiện trạng diện tích đất canh tác và lượng nước sử dụng nước từ dịng
chính sơng Thái Bình trên địa bàn Thành phố Hải Dương ............................................ 35
Bảng 3.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước dịng sơng chính Thái Bình vào mùa
khô (tháng 2/2018) ......................................................................................................... 41
Bảng 3.5: Giá trị WQI tại các điểm quan trắc trong mùa khô (2/2018) ........................ 45
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước dịng sơng chính Thái Bình vào mùa
mưa (tháng 7/2018) ........................................................................................................ 47
Bảng 3.7: Giá trị WQI tại các điểm quan trắc mùa mưa tháng 7/2018.......................... 51
Bảng 3.8: So sánh chỉ số WQI giữa các điểm quan trắc mùa khô và mùa mưa ............ 53

Bảng 3.9: Các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt [3].............. 64
Bảng 3.10: Nồng độ (C) của các thông số ô nhiễm trong khí thải lị đốt CTRSH [3] ... 65


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sơng Thái Bình ....................................................................... 5
Hình 1.2: Giá trị WQI trên sơng Cầu tháng 7/2015 và tháng 7/2016 [12] ...................... 7
Hình 1.3: Giá trị WQI trên sông Nhuệ tháng 7/2015 và tháng 7/2016 [12] .................... 8
Hình 1.4: Giá trị WQI trên sơng Hồng tháng 5/2015 và tháng 5/2016[12] ..................... 9
Hình 1.5: Nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng tại các điểm Cầu Tó, Phúc La,
Cự Đà ............................................................................................................................. 10
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sơng Thái Bình ..................................................... 24
Hình 3.1: Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt theo từng hộ gia đình ............................ 60
Hình 3.2: Xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư tập trung ...................................... 61


MỞ ĐẦU
Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội – Hải
Phịng – Quảng Ninh), phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đơng Bắc giáp tỉnh
Quảng Ninh, phía Đơng và Đơng Nam tiếp giáp thành phố Hải Phịng, phía Nam
giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Bắc Ninh. Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cùng hệ thống giao thơng đường bộ,
thuỷ, sắt khá hồn chỉnh, Hải Dương có nhiều lợi thế trong giao lưu, trao đổi thương
mại với các đỉnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (thủ đơ Hà Nội, thành phố
Hải Phịng, tỉnh Quảng Ninh) cũng như các tỉnh lân cận.
Tính đến cuối năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá
2010) ước tăng 8,9% so với năm 2016, cao hơn bình quân cả nước (ước tăng gần
7,0%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLTS) giảm 1,4%; công
nghiệp - xây dựng tăng 11,8% (công nghiệp +12,0%, xây dựng +9,6%); dịch vụ

tăng 7,9%. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng của ngành này
sẽ quyết định tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp
(theo giá 2010) ước đạt 164.696 tỷ đồng, bằng 108,2% kế hoạch năm, tăng 12,9%
so với cùng kỳ năm trước; tăng cao ở một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như: sản
xuất kim loại; sản xuất điện tử; sản xuất trang phục, giày dép; trong đó có sự đóng
góp chủ yếu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi [5].
Trong đó, Sơng Thái Bình có vai trị quan trọng với việc phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Hải Dương như: Cấp nước đầu vào cho nhà máy nước Cẩm Thượng,
thành phố Hải Dương với công suất 30.000 m3/ngày đêm và các trạm cấp nước khác
nằm trên địa bàn các xã có sơng Thái Bình chảy qua như huyện Thanh Hà, huyện
Tứ Kỳ, thị xã Chí Linh, huyện Nam Sách, cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư, cơ sở
sản xuất. Bên cạnh đó sơng Thái Bình cịn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất
cơng nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là nơi phát triển mạng lưới giao
thông thủy.
Kết quả quan trắc từ năm 2011 đến 2015 theo mạng lưới quan trắc môi
1


trường do Trung tâm Quan trắc môi trường Hải Dương đánh giá (04 đợt/năm) cho
thấy: Khu vực đầu nguồn hệ thống sơng cũng như trong lưu vực sơng Thái Bình đã
bị ô nhiễm bởi TSS, N-NO2-, N-NH4+; Nồng độ các thông số ô nhiễm diễn biến tăng
giảm bất thường, không theo quy luật nhất định phụ thuộc vào nguồn thải[14]. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa phân định được nguồn thải nào thải trực tiếp gây ơ nhiễm
nước sơng Thái Bình nên các cơ quan quản lý chưa đánh giá được cụ thể nguyên
nhân gây ô nhiễm hệ thống sông Thái Bình cũng như đưa ra các giải pháp quản lý
phù hợp.
Chính vì các lý do trên đề tài “Đánh giá thực trạng xử lý các nguồn thải
chính vào sơng Thái Bình qua địa bàn thành phố Hải Dương và đề xuất các
giải pháp khắc phục” được thực hiện sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra
các giải pháp kiểm sốt, ngăn ngừa, ơ nhiễm và cải thiện chất lượng nước trên dịng
chính sơng Thái Bình.

Mục tiêu của đề tài: Đánh giá và đề xuất các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm,
cải thiện chất lượng nước sơng Thái Bình (đoạn chảy qua thành phố Hải Dương)
nhằm đạt tiêu chuẩn làm nguồn nước cấp cho sản xuất nước sinh hoạt.
Các nội dung nghiên cứu:
-

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và nhu cầu sử dụng nước sơng Thái
Bình của các ngành kinh tế và dân sinh;

-

Xác định được tên nguồn thải, khối lượng xả thải, vị trí các điểm xả thải,
phân loại mức độ ô nhiễm củacác nguồn thải chính và tình hình quản lý, xử
lý các nguồn xả thải này ra dịng chính sơng Thái Bình;

-

Xác định được các vùng ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, đánh giá chất lượng nước
sông theo các tiêu chuẩn hiện hành và theo mục đích sử dụng;

-

Các giải pháp quản lý nguồn thải và cải thiện tình trạng ơ nhiễm nước trên
dịng chảy chính sơng Thái Bình.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về sơng Thái Bình
2



1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình
Hệ thống sơng Thái Bình nằm hồn tồn trên lãnh thổ Việt Nam và được
hình thành từ 3 nhánh sơng lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam.Ba
nhánh này gặp nhau tại Phả Lại tạo thành dịng chính sơng Thái Bình chảy ra cửa
biến có chiều dài 90 km, sơng rộng trung bình 350 ÷ 450m ít dốc bị bồi lắng
nhiều.Về hạ lưu sơng có nhiều phân lưu thuộc bờ tả như: sông Kinh Thầy, sông Văn
Úc và nhận nước từ sông Hồng chuyển sang quasông Đuống và sông Luộc.
Hệ thống sơng Thái Bình được nối thơng với sơng Hồng bằng sông Đuống
và sông Luộc tạo thành lưu vực sông Hồng - sơng Thái Bình. Lưu vực sơng Hồng sơng Thái Bình được giới hạn từ 20023’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và từ 1000 đến
107010’ kinh độ Đơng.
+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang và sông Châu Giang của Trung
Quốc.
+ Phía Tây giáp lưu vực sơng Mêkơng.
+ Phía Nam giáp lưu vực sơng Mã.
+ Phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ.
Phần lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí
địa lý từ: 20023’ đến 23022’ vĩ độ Bắc và từ 102010’ đến 107010’ kinh độ Đơng.
1.1.2 Các nhánh dịng chính phần thượng nguồn sơng Thái Bình
-

Sơng Cầu: Là nhánh lớn nhất của sơng Thái Bình, bắt nguồn từ núi Vạn Om
- Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn. Chiều dài sơng tính đến Phả Lại là 288,5km, diện
tích lưu vực 6030km2. Sơng Cầu có 2 phụ lưu lớn là sơng Cơng và sơng Cà
Lồ đều năm phía bờ phải đều xuất phát từ dãy núi Tam Đảo. Sơng Cơng có
diện tích lưu vực 950km2, sơng Cà Lồ có diện tích lưu vực 891km2 [16].

-

Sông Thương: Bắt nguồn từ dãy núi Na Pha Phước - Chi Lăng - Lạng Sơn.
Từ thượng nguồn về tới Bố Hạ. Sông Chảy theo hướng Đông Bắc - Tây

Nam. Sau đó đổi hướng Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam nhập lưu với
3


sơng Cầu tại Phả Lại. Sơng dài 571 km có diện tích lưu vực 3650km2 [16].
-

Sơng Lục Nam: Bắt nguồn từ huyện Đình Lập (Lạng Sơn) chảy theo hướng
Đơng Bắc - Tây Nam nhập lưu vào sông Thương tại Phương Nhơn (Lục
Nam - Bắc Giang) cách cửa sông Thương 9,5km, diện tích lưu vực 3070
km2. Thượng nguồn sơng hẹp dốc uốn khúc độ dốc đáy sông từ Chũ về hạ
lưu độ dốc giảm lịng sơng mở rộng [16].

1.1.3 Các phân lưu của hạ du sơng Thái Bình
-

Sơng Văn Úc và nhánh của sông Lạch Tray chúng chảy gần như song song
với nhau và chảy ra biển tại 3 cửa Thái Bình, Văn Úc và Lạch Tray. Hiện
nay dịng chính sơng Thái Bình đã bị đứt đoạn tại Quý Cao (đoạn sông nối
giữa sông Luộc với sông Văn Úc) làm cho đoạn sơng Thái Bình từ Q Cao
đến sơng Mía và sông Luộc ra biển đang bị bồi lắng [16].

-

Sông Kinh Thầy: xuất phát từ Chí Linh đến biển dài 82km đoạn đầu lịng
sơng rộng khoảng 200 - 300m chảy uốn khúc quanh co gần cửa sông song
mở rộng dần đến 400 - 600m. Sông Kinh Thầy dốc hơn sông Thái Bình độ
sâu lịng sơng khoảng từ -5 đến -9m [16].

-


Sơng Kinh Môn: xuất phát từ ngã ba Cầu đến cao kênh (xã Tam Đa) dài 43
km sơng rộng trung bình 300m. Độ dốc lịng sơng nhỏ, sơng chảy quanh co,
độ sâu đáy sơng khoảng 6 ÷10m [16].

4


Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sơng Thái Bình
Địa hình lưu vực sơng Thái Bình là địa hình dạng đồi, với độ cao phổ biến từ
50m đến 150m, chiếm 60% diện tích. Rất ít đỉnh cao vượt quá 1000m. Chỉ có một số
đỉnh như Tam Đảo có độ cao 1591m, Phia Đeng cao 1527m. Núi đồi trong hệ thống
sông Thái Bình có hướng Tây Bắc - Đơng Nam tồn tại song song với những vịng
cung mở rộng về phía Bắc. Dọc theo các sơng ở đồng bằng đều có đê chia cắt đồng
bằng thành những ô tương đối độc lập. Vùng cửa sơng giáp biển có nhiều cồn cát và
bãi phù sa.
1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước
5


1.2.1 Diễn biến chất lượng môi trường nước các lưu vực sơng
Việt Nam hiện có 108 lưu vực (LV) sơng, với 3.450 sơng, suối, tổng lượng
trung bình hàng năm khoảng 830 tỷ m3. Từ năm 2006, Trung tâm Quan trắc Môi
trường (QTMT), Tổng cục Môi trường triển khai 7 chương trình QTMT nước các
LV sơng theo khơng gian và thời gian, bao gồm: LV sông Nhuệ - sông Đáy (5 đợt);
LV sông Cầu (5 đợt); LV sông Đồng Nai- sông Sài Gịn (4 đợt); LV sơng Mã - sơng
Chu (3 đợt); LV sơng Hồng- sơng Thái Bình (3 đợt); LV sông Vu Gia - sông Thu
Bồn (3 đợt) và nước các sông vùng Tây Nam Bộ (3 đợt). Bài viết đề cập chỉ số chất
lượng nước (CLN) được tính tốn từ kết quả quan trắc các LV sông trong thời gian
từ tháng 5-7/2016 [12].

Theo kết quả tính tốn giá trị WQI (theo Tổng cục Môi trường,Quyết định số
879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011 và Quyết định số 711/QĐ-TCMT ngày 29/5/2015)
các LV sông cho thấy, phần lớn chất lượng môi trường nước mặt ở thượng nguồn
các LV sơng cịn khá tốt.... Tuy nhiên, đã có vài khu vực đầu nguồn có dấu hiệu ơ
nhiễm ở một số thời điểm. Ơ nhiễm và suy thối tập trung ở vùng trung lưu và hạ
lưu (đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề),
nhiều khu vực ô nhiễm ở mức nghiêm trọng như đoạn các sông chảy qua nội thành
trên LV sông Nhuệ - sông Đáy, lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai... chỉ có thể sử
dụng được cho mục đích giao thơng thủy, tưới tiêu và thậm chí có đoạn bị ô nhiễm
nặng.
Chất lượng môi trường nước LV sông Cầu cịn tương đối tốt, nước sơng có
thể sử dụng cho mục đích ni trồng thủy sản, tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt. Tại
thượng nguồn sông Cầu, khu vực chảy qua tỉnh Bắc Cạn, chất lượng môi trường
nước sông khá sạch, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên
đến đoạn sông Cầu chảy qua địa phận của tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, CLN sơng
có phần suy giảm, giá trị WQI trong khoảng 50-76, cho thấy nước sơng chỉ có thể
sử dụng cho mục đích tưới tiêu, ni trồng thủy sản và các mục đích tương đương
khác.

6


Giá trị WQI
91-100
76-90

Mức đánh giá CLN
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp
xử lý phù hợp


51-75

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

26-50

Sử dụng cho giao thơng thủy và các mục đích tương đương khác

0-25

Nước ơ nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Hình 1.2: Giá trị WQI trên sông Cầu tháng 7/2015 và tháng 7/2016[12]
So với cùng thời kỳ quan trắc năm 2015, chất lượng môi trường nước sông
Cầu được cải thiện hơn, đặc biệt tại các điểm Hịa Bình, Sơn Cầm trên địa phận tỉnh
Bắc Cạn; Cầu Trà Vườn, Cầu Mây ở TP. Thái Ngun, mơi trường nước đã thốt
khỏi tình trạng bị ơ nhiễm nặng, nước sơng đã có thể sử dụng cho mục đích ni
trồng thủy sản, tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.
Trên các sơng khác thuộc LV sơng Cầu như sông Công, sông Ngũ Huyện
Khê (giá trị WQI nằm trong khoảng 51-98) cho thấy, nước sông sử dụng được cho
7


mục đích tưới tiêu, ni trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên so với chất
lượng môi trường nước trên các sông vào cùng thời kỳ năm 2015, môi trường nước
sông Công và sông Ngũ Huyện Khê bị suy giảm, đặc biệt tại điểm quan trắc Phú
Cường, Cầu Huy Ngạc, Cầu Đa Phúc và Cầu Lộc Hà năm 2015 nước sơng có thể sử
dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt, năm 2016 nước sơng chỉ có thể sử
dụng cho mục đích ni trồng thủy sản và các mục đích tương đương khác.


Hình 1.3: Giá trị WQI trên sông Nhuệ tháng 7/2015 và tháng 7/2016[12]

8


Hình 1.4: Giá trị WQI trên sơng Hồng tháng 5/2015 và tháng 5/2016[12]
Môi trường nước trên LV sông Nhuệ - sông Đáy tiếp tục bị ô nhiễm tại nhiều
khu vực đi qua khu dân cư, làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp. Nước sông Nhuệ
(đoạn từ đoạn từ cống Liên Mạc đến Đồng Quan) và các sông nội thành vẫn đang bị
ô nhiễm. Nước sông Đáy và các nhánh sơng khác ở mức tương đối ổn định và có
thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu, giao thơng thủy và các mục đích tương đương
khác.
Kết quả tính giá trị WQI tại thời điểm quan trắc trên sông Nhuệ, đoạn chảy
qua địa phận Hà Nội (từ điểm Cống Liên Mạc đến Đồng Quan) có giá trị dao động
trong khoảng 31-67, phản ánh nước sơng có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu,
giao thơng thủy và các mục đích tương đương khác. Tuy nhiên, cũng trên sông
Nhuệ, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam (từ điểm Cống Thần đến Đò Kiều),
CLN bị suy giảm mạnh, giá trị WQI nằm trong khoảng 0-25, do giá trị TSS vượt
QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1 nhiều lần, vấn đề này đang tiếp tục theo dõi
diễn biến trong thời gian tiếp theo. So với cùng thời kỳ năm 2015, môi trường nước
sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận Hà Nội ít có sự biến động, CLN vẫn duy trì
trạng thái ổn định, ngoại trừ điểm Đồng Quan, nước sơng được cải thiện hơn, có thể
sử dụng cho mục đích ni trồng thủy sản, tưới tiêu và các mục đích tương đương
khác [2].
9


Hình 1.5: Nguồn nước sơng Nhuệ bị ơ nhiễm nặng
tại các điểm Cầu Tó, Phúc La, Cự Đà

Kết quả tính tốn giá trị WQI trên sơng Đáy cho thấy, CLN sơng ít có sự
biến động, giá trị WQI tại phần lớn các điểm quan trắc nằm trong khoảng 51-76,
phản ánh mơi trường nước sơng có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu, giao thơng
thủy và các mục đích tương đương khác, ngoại trừ điểm Cầu Mai Lĩnh, môi trường
nước sông bị suy giảm mạnh, nước sông bị ô nhiễm nặng, do giá trị thông số TSS
vượt quá QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1 nhiều lần [12].
Trên các nhánh sông khác, CLN tương đối tốt, chưa có dấu hiệu bị ơ nhiễm,
phần lớn các điểm có giá trị WQI nằm trong khoảng 50-75, nước sơng có thể sử
dụng cho mục đích tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, tại điểm quan trắc
Nho Quan nguồn nước có thể được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, giá trị WQI
nằm trong khoảng 76-90.
CLN trên LV sơng Hồng khá tốt và ít có sự biến động qua các năm, theo kết
quả tính giá trị WQI trên sông Hồng cho thấy, tất cả các điểm quan trắc đều có thể
sử dụng cho tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và mục đích tương đương khác.
Trên các sông khác như sông Đà, sông Lô và sông Thái Bình nhìn chung
chất lượng mơi trường nước sơng khá sạch, chưa có dấu hiệu ơ nhiễm, nước sơng sử
10


dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
CLN LV sông Mã - sông Chu được đánh giá khá tốt. Đoạn sơng Mã chảy
qua tỉnh Điện Biên và Thanh Hóa có giá trị WQI nằm trong khoảng 79 - 99, nước
sơng sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tuy nhiên cũng trên sông Mã
đoạn chảy qua tỉnh Sơn La, chất lượng môi trường nước sông bị suy giảm, nước
sơng sử dụng được cho mục đích tưới tiêu, ni trồng thủy sản và các mục đích
tương đương khác. So với cùng thời kỳ quan trắc năm 2015, đoạn chảy qua tỉnh
Điện Biên và Thanh Hóa, CLN được cải thiện hơn, tuy nhiên, đoạn chảy qua địa
phận tỉnh Sơn La, chất lượng nước suy giảm nhẹ [12].
Tại các sông nhánh khác như sông Chu và sông Bưởi, CLN sông tốt hơn
dịng chính sơng Mã. So sánh với cùng kỳ năm 2015, chất lượng nước 2 sơng này

có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là tại điểm Cầu Công và cầu Khe Ngang.
Chất lượng môi trường nước LV sông Vu Gia - sơng Thu Bồn khá sạch, chưa
có dấu hiệu bị ô nhiễm, giá trị WQI nằm trong khoảng 66-83, phản ánh nước sơng
có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu, ni trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, so sánh với kết quả quan trắc cùng kỳ năm 2015, CLN trên sông Vu Gia
và sông Thu Bồn bị suy giảm nhẹ.
1.2.2 Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình
Lưu vực sơng Hồng - Thái Bình là lưu vực sơng lớn nhất miền Bắc có diện
tích 169.020 km2, trong đó phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam là 86.720 km2,
chiếm 51%, phần còn lại thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Lào. Nguồn nước sơng Hồng
- Thái Bình là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động
kinh tế, xã hội khác của 16 tỉnh Bắc Bộ, một trong những vùng kinh tế trọng điểm
của Việt Nam [1]. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, dịch
vụ, các hoạt động dân sinh, đồng thời có sự gia tăng việc sử dụng phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu trong nơng nghiệp..., chất lượng nước sơng Hồng-Thái Bình đứng trước
nguy cơ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, thượng nguồn sông Hồng bắt
nguồn từ Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn thải phát sinh từ các
11


hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Cho đến nay có thể nhận thấy chất lượng nước
trên lưu vực ngày càng suy giảm, nhiều hiện tượng ô nhiễm bất thường cũng đã được
ghi nhận, gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái, sức khỏe người dân và các
hoạt động kinh tế xã hội.
Về hiện trạng chất lượng nước: Các kết quả giám sát chất lượng nước từ năm
2005 đến nay cho thấy, chất lượng nước vào tháng 1, tháng 2 khi sông Hồng được bổ
sung một lượng nước lớn từ các nhà máy thủy điện phía thượng lưu xả nước phục vụ
gieo cấy lúa vụ Đông Xuân, chất lượng nước được cải thiện rõ rệt như giá trị COD tại
trạm thủy văn Tuần Quán dao động trong khoảng 12,5 mg/l, giá trị BOD dao động
khoảng 7,6 mg/l .... Tuy nhiên vào tháng 3 khi mực nước xuống thấp do khơng có

nguồn nước bổ sung, hàm lượng các chất ơ nhiễm tăng cao tại vị trí này như COD dao
động trong khoảng 14,2 mg/l, BOD dao động trong khoảng 9,5 mg/l. Số liệu đo đạc
sông Hồng tại thượng lưu cống Ngô Đồng là điểm cuối cùng trên sông Hồng cũng cho
kết quả tương tự, giá trị BOD khảo sát vào tháng 2 dao động trong khoảng 11,9 mg/l,
COD dao động trong khoảng 17,5 mg/l. Tuy nhiên kết quả khảo sát vào tháng 3 cho
thấy chất lượng nước có xu hướng xấu hơn do các hồ thủy điện đã ngừng xả nước và
đây là thời điểm mùa khô. Giá trị BOD tăng lên và dao động trong khoảng 12,5 mg/l và
COD dao động trong khoảng 18,2 mg/l [15].
Diễn biến của chất lượng nước trên dịng chính sơng Hồng từ trạm thủy văn
Tuần Quán xuống đến sông Hồng tại cống Ngô Đồng cho thấy rõ một số nguồn gây
ô nhiễm khá mạnh tại Việt Trì, sau nhập lưu sơng Lơ vào sơng Hồng, hay đoạn tiếp
nhận nước thải đô thị từ vùng Hà Nội và lân cận (tính từ sau trạm Thủy văn Hà
Nội). Cũng từ diễn biến này có thể thấy các chất ơ nhiễm từ sau Hà Nội có ảnh
hưởng đến hạ lưu lưu vực sông Hồng làm cho nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
tăng cao.
Đánh giá diễn biến chất lượng nước: Chất lượng nước trên dịng chính sông
Hồng từ trạm thủy văn Tuần Quán xuống đến sông Hồng tại cống Ngô Đồng cho
thấy rõ một số nguồn gây ơ nhiễm khá mạnh tại Việt Trì, sau nhập lưu sông Lô vào
12


sông Hồng, hay đoạn tiếp nhận nước thải đô thị từ thành phố Hà Nội và vùng lân
cận (tính từ sau trạm thủy văn Hà Nội). Cũng từ diễn biến này có thể thấy các chất ơ
nhiễm từ sau thành phố Hà Nội có ảnh hưởng đến hạ lưu lưu vực sông Hồng. Về
diễn biến chất lượng nước sông Hồng có thể nhận định chất lượng nước sẽ có
những diễn biến tiêu cực bởi các nguồn thải trong tương lai sẽ ngày càng giang tăng
với các nguồn thải chính sau:
-

Ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt: Theo số liệu thống kê đến năm 2011, dân số


toàn vùng là 24.838.800 người. Giai đoạn 2015-2020 có tỉ lệ tăng tự nhiên là 0,81,0% năm. Dân cư thành thị sẽ tăng nhanh, đồng thời dân cư nông thôn sẽ giảm do
ảnh hưởng của q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố. Dự kiến dân cư thành thị
chiếm 28% tổng dân số hiện tại sẽ tăng lên trên 40% vào năm 2020, 50% vào năm
2030 và 60% năm 2050. Theo dự báo đến năm 2030 dân số trên toàn lưu vực vào
khoảng 27.207,732 người và đến năm 2050 dự báo dân số là 40.811.598. Như vậy
lượng nước dùng cho sinh hoạt sẽ tăng lên tương ứng với tỉ lệ tăng dân số trên lưu
vực (tính trung bình 1 người/ngày dùng lượng với lượng nước thải ước tính là: 30
lít/người) thì lượng nước thải từ sinh hoạt đã vào khoảng: 816.231,96 m3/ngày [15].
-

Ô nhiễm do nước thải từ nơng nghiệp: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp năm

2010 tồn vùng 1.185.654 ha chiếm 32,4% tổng diện tích đất tự nhiên (3.658.429ha).
Trong đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích cây hàng năm là 959.124ha chiếm 80,9%,
như vậy diện tích cây hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn của đất nông nghiệp. Trong
đất cây hàng năm, diện tích đất lúa (833.367ha) chiếm 86,9%, các cây hàng năm khác
chiếm 13,1%. Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất canh tác toàn lưu vực vào khoảng
1,45 triệu ha. Theo các số liệu thống kê chỉ tính riêng tỉnh Thái Bình là tỉnh có diện
tích đất nơng nghiệp lớn, sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật chiếm từ 8 - 12% tổng
lượng thuốc bảo vệ thực vật trong cả nước, tương đương 250 - 300 tấn/năm. Theo kết
quả điều tra thì đây là nguồn gây ơ nhiễm mơi trường lớn nhất, đặc biệt đối với hệ
sinh thái đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật
tồn dư trong đất và nước ở khu vực nội đồng khá cao. Trong nước từ: 0,0079 - 0,1756
µg/l, trong đất từ 7,542 - 70,564 µg/l. Như vậy với diện tích đất nơng nghiệp dự kiến
13


đến năm 2020 là 1,45 triệu ha thì sẽ có một lượng lớn thuốc bảo vệ được sử dụng cho
nông nghiệp là là một trong những tác nhân chính gây ra ơ nhiễm nguồn nước trên

lưu vực [15].
-

Ơ nhiễm do nước thải từ công nghiệp - các làng nghề: Vùng đồng bằng sông

Hồng là khu vực sản xuất công nghiệp phát triển năng động và cân đối, q trình
cơng nghiệp hố và đơ thị hố diễn ra nhanh, quy mơ lớn. Tốc độ tăng trưởng công
nghiệp đạt khoảng 10, 11%/năm. Các khu cơng nghiệp tập trung ngồi các khu cũ,
các khu mới đang hình thành và phát triển như: khu Đông Bắc Hà Nội, khu Nam
Thăng Long, khu Bắc Thăng Long, khu Hồ Lạc, khu cơng nghiệp Đồ Sơn, khu
Nomura - Hải Phịng, khu Đình Vũ,... Hiện nay chưa có các số liệu thống kê đầy đủ
về hiện trạng xả thải tại các khu công nghiệp, tuy nhiên trên lưu vực đã xảy ra tình
trạng các khu cơng nghiệp xả nước thải chưa được xử lý, hoặc xử lý không triệt để
gây ô nhiễm trên lưu vực sông Hồng mà báo chí đã nêu. Trên lưu vực sơng Hồng
hiện nay có hai con sơng là sơng Nhuệ và sơng Ngũ Huyện Khê đã và đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ sản xuất và sinh hoạt.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có khoảng 700 làng nghề, chiếm gần một nửa số
làng nghề cả nước. Trong đó một số ít là làng nghề có qui mơ lớn cịn lại chủ yếu là
làng nghề nhỏ. Mức độ ô nhiễm tại các làng nghề khác nhau. Tuy nhiên nổi cộm
hiện nay có vài chục làng nghề lớn với mức độ ô nhiễm nặng. Một số điều tra, khảo
sát cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt
tiêu chuẩn cho phép. Ở làng nghề tái chế chì Đơng Mai (Hưng n), nồng độ chì
vượt q 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Nội
cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hơi thối,
ơ nhiễm nhiều dịng sơng chảy qua làng nghề, các làng nghề Phong Khê, Dương Ổ Phú Lâm, Phúc Xuyên, Đai Hội, Đồng Kỵ... (Bắc Ninh) nước thải, rác thải từ sản
xuất rượu, giấy, đồ mỹ nghệ đã làm cho mơi trường bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Như
vậy có thể thấy rằng nếu trong tương lai không quy hoạch lại các làng nghề, chuyển
các làng nghề ra khỏi các khu dân cư thì tình hình ơ nhiễm nghiêm trọng tại các
làng nghề còn tiếp tục tiếp diễn phức tạp và môi trường nước sẽ ngày càng bị ô
14



nhiễm nghiêm trọng [15].
1.3 Đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số chất lượng nước (WQI)
Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI – Water Quality Index) là một chỉ số
được tính tốn từ các thơng số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng
về chất lượng nước và khả năng sử dụng nguồn nước đó, được biểu diễn qua một
thang điểm[10].
1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng WQI của một số quốc gia trên thế giới
Bắt đầu vào năm 1965, Horton (Mỹ) đã đề xuất công thức tính tốn đầu tiên
với ý tưởng dùng một chỉ số để tổng hợp các số liệu cần thiết khi đánh giá chất
lượng nước mặt (US EPA, 1978).
Đến nay, chỉ số chất lượng nước đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi tại
Mỹ, Canada, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Malayxia, Đài Loan,..
Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo
phương pháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation-NSF)
– sau đây gọi tắt là WQI-NSF.
Canada: Phương pháp do Cơ quan Bảo vệ môi trường Canada (The
Canadian Council of Ministers of the Environment- CCME, 2001) xây dựng.
Châu Âu: Các quốc gia ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ
WQI – NSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia – địa phương lựa chọn các
thông số và phương pháp tính chỉ số phụ riêng.
Các quốc gia Malaysia, Ấn Độ phát triển từ WQI – NSF, nhưng mỗi quốc
gia có thể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng.
• Giới thiệu mơ hình WQI áp dụng tại bang Origon – Hoa Kỳ[17].
a. Lựa chọn các thông số
WQI là một con số đại diện cho chất lượng nước tính tốn từ 8 thơng số:
Nhiệt độ, DO, BOD, pH, Tổng N (ammonia+nitrate nitrogen), Tổng P, Tổng rắn
15



(Total solids), fecal coliform. OWQI được đưa ra từ năm 1970 và liên tục được cải
tiến.
Giới hạn áp dụng: WQI là một chỉ số tổng hợp được sử dụng để đánh giá
chất lượng nước cho các mục đích thơng thường (câu cá, bơi…). Nó thể xác định
chất lượng nước cho các mục đích đặc biệt, WQI cũng khơng thể ước tính được hết
tất cả các tác động có hại đến sức khỏe.
WQI được xây dựng cho các lưu vực thuộc bang Oregon, việc áp dụng cho
các nơi khác cần có cân nhắc và điều chỉnh phù hợp.
b. Phương pháp chuyển đổi biến số
WQI đầu tiên được xây dựng khi National Sanitation Foundation’s Water
Quality Index được thành lập. Các chỉ số WQI này (chỉ số WQI ban đầu và chỉ số
WQI được sử dụng hiện tại) đều sử dụng phương pháp tiếp cận Delphi.
Việc lựa chọn biến số sử dụng phương pháp DELPHI và tập hợp lại bằng
phương pháp chuyên gia. Chuyển đổi các biến số bằng cách logarit hóa để tính các
chỉ số phụ. Trong q trình xây dựng chỉ số WQI ban đầu, một nhóm các chuyên
gia đã được tập hợp và sử dụng phương pháp Delphi để xác định các biến số và
trọng số của mỗi biến. Việc loại bỏ các tỉ lệ bằng phương pháp Redundancy and
impairment categories của 6 thông số (DO, BOD, pH, tổng rắn, amoni+nitrat,
fecalcoliform). Các thơng số được phân loại thành các nhóm nhân tố khác nhau:
tiêu thụ oxy, phú dưỡng, thông số vật lý, các chất hòa tan và yếu tố ảnh hưởng đến
sức khỏe.
Sự tiêu thụ Oxy. Với nhiều biến số thì sự thay đổi nhỏ trong một biến khơng
thể phản ánh rõ nét trong chỉ số WQI cuối cùng.
Chỉ số WQI phụ được tính tốn từ giá trị các thơng số thông qua một đường
phi tuyến xây dựng trước. WQI hiện nay cũng được bổ xung thêm 2 thông số là
tổng P và nhiệt độ dựa trên những nghiên cứu về điều kiện của các lưu vực tai
Oregon. Mỗi một chỉ số phụ có giá trị từ 10 đến 100[17].
16



Oxy hịa tan (DO)
WQI ban đầu chỉ được tính dựa trên độ bão hòa với các điều kiện nhiệt độ
khác nhau. DO là chỉ số quan trọng cho cá hồi, tôm... Chỉ số phụ DO được xây
dựng dựa trên tác động đến các lồi thủy sinh. Cách tính chỉ số phụ DO như sau:
Nồng độ DO bão hòa (DO saturation hay DOs) ≤ 100% hoặc Nồng độ DOc
≤ 3.3 mg/l SIDO = 10
- 3.3 mg/l < DOc ≤ 10.5 mg/l

SIDO

=-80.29+31.88*DOc-

1.401*DOc2
- 10.5 mg/l < DOc

SIDO = 100

- 100% < DOs ≤ 275%

SIDO = 100*exp((DOs - 100)*1.179E-2)

- 275% < DOs

SIDO = 100

Nhu cầu Oxy sinh học (BOD)
BOD thể hiện tổng mức tiêu thụ oxy do các sinh vật thủy sinh. Phương pháp
tính chỉ số phụ BOD như sau:
BOD ≤ 8 mg/l:


SIBOD = 100*exp(BOD*-0.1993)

8 mg/l < BOD SIBOD = 10
Amonia + nitrate nitrogen N
Q trình Nitrat hóa diễn ra trong một số dịng chảy thuộc bang Oregon và
q trình này cũng có thể tiêu thụ oxy. Chỉ số phụ Nitơ được tính dựa trên tổng của
amoni và nitrat, tuy nhiên trong cơ sở dữ liệu vẫn cần lưu riêng amoni và nitrat để
có thể phân tích về mức độ đóng góp của amoni và nitrat đối với chỉ số phụ Nitơ.
Phương pháp tính toán chỉ số phụ Nito nêu ở phần dưới.
Phú dưỡng
Sự gia tăng nồng độ các hợp chất nitơ và photpho dễ tiêu trong nước tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển. Phú dưỡng có thể ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng môi trường nước và đời sống của các loài thủy sinh.
17


×