VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH SẢN
Đại cương
NKĐSS: Bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây truyền đường
tình dục. Là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe và sinh sản của người
phụ nữ.
Đặc điểm và yếu tố thuận lợi viêm nhiễm đường sinh sản
Bệnh phổ biến, hay tập trung trong độ tuổi HĐSS 80%.
Tất cả các bộ phận của đường SS đều có thể bị viêm nhiễm .
Có thể cấp và mãn tính, nhưng mạn tính hay gặp, gây nhiều biến chứng
(VS, RLKN, ung thư), chẩn đốn và điều trị khó khăn.
Phát hiện sớm và điều trị có thể khỏi hẳn, tránh biến chứng.
Lây truyền qua đường tình dục.
Thủ thuật sản, phụ khoa khôn đảm bảo vô khuẩn.
Vệ sinh kém khi kinh nguyệt, giao hợp.
Do bản thân người phụ nữ, đối tác và cán bộ y tế.
Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý của cơ quan sinh sản
giúp cho mầm bệnh phát triển.
Mầm bệnh
Vi Khuẩn: Lậu cầu (Gonocoque), C. Trachomatis, Giang mai, Tụ cầu,
Gardenella Vaginalis, E. coli...
Ký sinh trùng: Nấm, Trichomonas vaginalis.
Vi rus : HPV, Herpes, HIV...
Phân loại nhiễm khuẩn đường sinh sản theo giải phẫu
Viêm âm hộ: Nấm âm hộ, Papilome, Condylome, vết trắng âm hộ,
viêm tuyến Bartholin.
Viêm âm đạo: Do tất cả các mầm bệnh gây nên. Hay kết hợp với viêm
cổ tử cung.
Viêm cổ tử cung: Đặc hiệu, không đặc hiệu, viêm ống cổ tử cung.
Viêm tử cung: Viêm niêm mạc tử cung cấp, mãn tính, viêm tồn bộ cơ
tử cung.
Viêm phần phụ: viêm phần phụ cấp, mạn tính.
Viêm nhiễm đường sinh sản gồm 3 loại
Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình
dục: chlamydia, lậu, trùng roi, giang mai,
herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục, HIV...
Nhiễm trùng nội sinh do tăng sinh quá mức
các vi sinh vật có trong đường sinh dục của
người phụ nữ bình thường như viêm âm đạo
do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm men.
Các nhiễm trùng do thủ thuật y tế khơng vơ
khuẩn (như khám, sau phá thai, đặt vịng
tránh thai...) liên cầu, tụ cầu, E. coli, nấm...
Các hậu quả của NTĐSS
Hậu quả, đặc biệt không điều trị, điều trị không đầy
đủ.
Gây viêm tiểu khung: nguy cơ chửa ngoài tử cung, VS.
Sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non và trẻ đẻ thiếu cân.
Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Lây nhiễm sang trẻ sơ sinh: có thể gây viêm kết mạc mắt
trẻ, viêm phổi, viêm màng não, giang mai bẩm sinh,
HIV...
Nam: có thể viêm mào tinh hồn 2 bên dẫn đến vô sinh.
Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, đặc biệt có loét đường SD.
Các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng là nguyên
nhân làm tăng số người bệnh trong cộng đồng do họ
khơng biết mình bị bệnh, đồng thời chính họ cũng bị biến
chứng do khơng chữa trị.
Các bệnh thường gặp và các tác nhân
Hội chứng tiết dịch âm đạo bao gồm: viêm âm đạo
do trùng roi, nấm men candida, vi khuẩn kỵ khí;
viêm cổ tử cung mủ nhày do lậu cầu khuẩn và/hoặc
C.trachomatis.
Hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam: do Lậu cầu,
C.trachomatis.
Hội chứng đau bụng dưới ở phụ nữ (viêm tiểu khung)
do các tác nhân: Lậu cầu, C.trachomatis, G. vaginalis
và các vi khuẩn kị khí âm đạo.
Hội chứng loét sinh dục ở nam và nữ: do các tác
nhân xoắn khuẩn giang mai, trực khuẩn hạ cam,
herpes SD.
Bệnh sùi mào gà sinh dục ở nam, nữ virus sùi mào
gà.
Các dấu hiệu bệnh thường gặp
và các tác nhân gây bệnh
Viêm nhiễm đường sinh sản:
Nguyên nhân: thường do nhiễm vi khuẩn, KST,
virus có sẵn ở đường sinh dục như Gardnerella và
nấm candida…
Dấu hiệu:
- Tiết dịch âm đạo: huyết trắng nhiều, có mùi hơi,
màu sắc thay đổi tùy theo tác nhân gây bệnh như
màu xám, trắng đục, đặc.
- Cảm giác ngứa, rát ở âm hộ, đau khi giao hợp,
tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau bụng dưới.
Xử trí: Cần được khám chuyên khoa để khám, xét
nghiệm và điều trị theo nguyên nhân.
VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM
-
-
Điều kiện thuận lợi: Phụ nữ có thai, KS kéo dài, Corticoid, thuốc
chống ung thư, xà phịng acid...
Triệu chứng: Ngứa rát âm hộ, ra khí hư trứng bột.
Khám:
AH viêm đỏ, nốt sần mụn nước có thể lan ra tận hậu mơn (hậu quả
của khí hư âm đạo chảy ra).
AĐ viêm đỏ, khí tư trứng bột hoặc trứng đục. CTC viêm đỏ... chạm
chảy máu. Bôi lugol bắt màu nham nhở.
XN: Soi khí hư đặc biệt giữa CKK, nhuộm Giemsa thấy các bào tử
nấm đang mọc chồi (dạng hoạt động).
VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM
Điều trị:
Kháng sinh chống nấm toàn thân uống cả hai vợ chồng và đặt và bôi
tại chỗ cho vợ.
Nystatin: trước đây thường dùng, an tồn nhưng hiện thường dùng
với nấm da.
Nhóm Azol tác dụng tồn thân: miconazol, ketoconazol (imidazol)
và fluconazol, itraconazol (triazol).
Nhóm Azol tác dụng tại chỗ: Nhóm imidazol: miconazol,
ketoconazol, econazol, clotrimazol, tioconazol… Nhóm triazol:
terconazol, butoconazol…
Có thể chọn loại đặt phù hợp.
Chú ý khi sử dụng cho phù nữ có thai và cho con bú.
TỔN THƯƠNG NẤM TẠI ÂM HỘ
Viêm âm đạo do Trichomonas
Điều kiện thuận lợi: Thiểu năng nội tiết, môi trương âm đạo
kiềm, sức khỏe suy giảm, lây qua nước, Nam mang KST
khơng có triệu chứng.
Triệu chứng: Rát nóng âm hộ, đau khi giao hợp.
Khí hư xanh vàng, có bọt, có mùi hơi.
âm đạo viêm đỏ chạm vào chảy máu. Bơi lugol có hinh ảnh
sao đêm.
Xét nghiệm: soi tươi khí hư thấy Trichomonas, lấy khí hư
trước và sau khi có kinh.
Điều trị: Flagyl uống và đặt trong 2- 3 vòng kinh, điều trị cả 2
vợ chồng.
Trichomonas vaginalis
VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HiỆU DO VI
KHUẨN
Đặc thù của nhiễm khuẩn âm đạo là một sự gia tăng tiết dịch hơn là
một tình trạng viêm nhiễm thực sự.
Do sự gia tăng bất thường của các chủng vi khuẩn kỵ khí như G.
vaginalis, Prevotella, Mobiluncus, Mycoplasma hominis… trong khi
các lactobacilli bị thiếu hụt.
Thường gặp ở phụ nữ có nhiều bạn tình, có thói quen thụt rửa âm đạo.
Triệu chứng lâm sàng:
+ Huyết trắng nhiều, loãng, đồng nhất, bám vào thành âm đạo, màu trắng
xám
+ Whiff test (+)
+ Niêm mạc âm đạo bình thường, khơng viêm đỏ.
Triệu chứng cận lâm sàng :
+ pH âm đạo > 4,8
+ Nhuộm Gram hoặc Methylene :
* Khơng có hoặc rất ít lactobacilli
* Có sự hiện diện nhiều“Clue cell”
Khí hư trong viêm âm đạo do Gardnerella
vaginalis
Clue cell
Viêm âm đạo do Chlamydia
Điều kiện thuận lợi: Thường hay gặp phụ nữ nhiều bạn tình.
Khơng có biểu hiện lâm sàng rõ ràng.
Có thể biểu hiện viêm cổ tử cung nhưng khá tiềm tàng.
Triệu chứng: Ra khí hư âm đạo, đau hạ vị vì thường gây tổn
thương trên ổ bụng. HC FHC (Fitz-Hugh-Curtis)
Khí hư khơng điển hình
Xét nghiệm: test nhanh Chlamydia hay PCR.
Điều trị: Cả phụ nữa và đối tác. Nhóm Doxycycline,
Erythromycine hay tốt nhất là nhóm Azithromycine hay các
Cephalosporine.
Viêm âm đạo do Trichomonas
vaginalis
Điều kiện thuận lợi: Người thiểu năng nội tiết môi trường ÂH
kiềm, sức khoẻ suy giảm, lây qua nguồn nước, nam giới là người
mang ký sinh trùng ở đường tiết niệu nhưng khụng mắc bệnh.
Triệu chứng: Rát nóng âm hộ, đau khi giao hợp.
Khí hư xanh vàng, có bọt, có mùi hơi.
Âm đạo viêm đỏ chạm vào chảy máu. Bơi lugol có hình ảnh sao
đêm.
Xét nghiệm: soi tươi khí hư thấy Trichomonas, lấy khí hư trước
và sau khi kỳ kinh.
Điều trị:
Flagyl uống và đặt âm đạo trong 3-6 vòng kinh, điều trị cả 2
vợ chồng.
Tinidazol uống, có thể dùng liều duy nhất.
Viêm âm đạo do tạp khuẩn
Hay gặp ở người già, trẻ em, người bị cắt 2 buồng trứng
Ra khí hư đục
Viêm âm hộ, âm đạo. Âm đạo teo, cổ tử cung có xuất
huyết dưới liên bào. Bắt mầu lugol nhạt.
Soi tươi thấy tạp khuẩn.
TB AĐ nội tiết biểu hiện thiểu năng estrogen.
Điều trị: KS kết hợp estrogen (colpotrophine ).
Viêm cổ tử cung mạn tính
Lộ tuyến CTC, viêm CTC do lao.
Hay kèm theo viêm âm đạo, mầm bệnh như viêm AĐ.
Tổn thương CTC sau thủ thuật sản phụ khoa.
Có thể viêm lỗ ngoài CTC, viêm ống CTC.
CTC mất lớp liên bào lát, tái tạo lành tính (nang naboth, cửa tuyến, đảo
tuyến), tỏi tạo nghi ngờ (Vết trắng, lát đá, chấm đáy). chạm vào chảy
máu nếu tổn thương mới. Test Lugol (+)
Soi tươi khí hư tim nguyên nhân gây bệnh.
TB ÂĐ-CTC
Soi CTC đánh giá tổn thương, sinh thiết vùng nghi ngờ GPBL
Nạo thăm dị ống CTC
Chẩn đốn phân biệt ung thư CTC
Điều trị: chống viêm, đốt tuyến bằng hoá chất, đốt điện, nhiệt, áp lạnh
hay laser. Nếu viêm mạn tính hay nghi ngờ cắtcụt hay khoét chóp CTC.
Viêm phần phụ
viêm vòi trứng, buồng trứng và dây chằng
Nguyên nhân thường do lậu cầu hay chlamydia. Gặp ở người trẻ
nhiều bạn tinh, gái mãi dâm. Thể không điển hinh hay gặp nên
chẩn đốn khó, muộn
Ngun nhân gây viêm nhiễm đường sinh sản.
Đường lan truyền phổ biến nhất là lan từ dưới lên theo đường trực
tiếp CTC, ÂĐ lên tử cung và 2 phần phụ, có thể lan theo đường
bạch mạch hay đường máu.
Phân loại : viêm phần phụ cấp, mạn tính, có thể điển hình và
không điển hinh.
Triệu chứng :
- Đau bụng, thường 2 bên hố chậu, nghỉ ngơi đau giảm. Sốt cao, có
thể sốt âm ỉ, sốt về chiều. Ra nhiều khí hư.
- LS: CTC - AĐ viêm, đỏ. TC di động đau. Phần phụ 2 bên nề, ranh
giới không rõ ràng, ấn rất đau. Túi cùng nề ấn đau.
Dải dính trong hội chứng
FHC
Cận lâm sàng
Xét nghiệm CTM biểu hiện nhiễm khuẩn bạch cầu tăng cao, tốc độ
lắng máu, CRP dương tính cho phép chẩn đoán nhiễm khuẩn và là yếu
tố theo dõi trong điều trị .
Soi tươi khí hư tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ
Siêu âm: âm vang không đều 2 bên hố chậu. Loại trừ khối u phần phụ.
Chụp tử cung vòi trứng trong trường hợp viêm mạn tính, soi ổ bụng
đánh giá tổn thương vịi TC và buồng trứng, điều trị vơ sinh .
hCG nước tiểu hay máu loại trừ có thai.
Phản ứng miễn dịch: lậu cầu, giang mai và chlamydia.
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm phần phụ cấp: phân biệt với CNTC, UBT xoắn, viêm ruột thừa.
Viêm phần phụ mạn: sỏi niệu quản, UBT, lạc nội mạc tử cung.
Hướng xử trí
Điều trị cả 2 vợ chồng.
Điều trị theo nguyên nhân và KSĐ.
Điều trị toàn thân và tại chỗ.
Viêm phần phụ cấp điều trị kháng sinh phối hợp, theo kháng sinh đồ.
Tiến triển ứ mủ tiểu khung mổ dẫn lưu mủ.
Viêm phần phụ mạn tính: kháng sinh, lý liệu pháp: sóng ngắn, bó nến.
Vô sinh, đau nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ mổ nội soi...
Phịng bệnh
Giáo dục giới tính, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh thai nghén.
Khám phụ khoa định kỳ.
Tôn trọng các nguyên tắc vô trùng trong thủ thuật, bệnh viện .
Quản lý, chăm sóc và điều trị đối tượng mắc bệnh xã hội. Có phối hợp
y tế với các tổ chức xã hội.