Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công Thực thi chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/------------

BỘ NỘI VỤ
----/----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƢỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/------------

BỘ NỘI VỤ
----/----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƢỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8 34 04 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐINH VĂN TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
chưa từng cơng bố. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng đánh giá khoa học của Học
viện Hành chính Quốc Gia về cơng trình và kết quả nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Thƣơng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Đinh Văn Tiến,
người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành Luận

Văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy giáo, cơ giáo
Học viện Hành chính Quốc gia đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho em
kiến thức về chính sách cơng trong suốt thời gian là sinh viên cũng như học
cao học tại Học viện.
Tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã
Đông Yên đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi học tập
và hồn thành khóa học này.
Tơi xin cảm ơn các anh, chị ở Phòng Nội vụ huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi về tư liệu và góp ý cho tơi trong thời
gian viết Luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thƣơng


DANH MỤC VIẾT TẮT
BQĐN

Bình qn đầu người

CN - TTCN

Cơng nghiệp tiểu thủ công nghiệp

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội


NCC

Người có cơng

TNXP

Thanh niên xung phong

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm dân số và lao động huyện Quốc Oai năm 2017: ............ 36
Bảng 2.2. Tổng số người có cơng và số lượng người có cơng đang hưởng trợ
cấp hằng tháng .............................................................................. 43
Bảng 2.3. Tổng số thân nhân người có cơng đang hưởng trợ cấp hàng tháng 44
Bảng 2.4. Kết quả xác nhận người có cơng từ năm 2014 đến năm 2018 ....... 54
Bảng 2.5. Tổng hợp kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có cơng từ
năm 2014 đến năm 2018 ............................................................... 55
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả phong trào Đền ơn đáp nghĩa từ năm 2014 đến
năm 2018 ....................................................................................... 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai - TP Hà Nội. ......................... 30


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI .. 7
NGƢỜI CĨ CƠNG ......................................................................................... 7
1.1. Khái niệm, vai trị thực thi chính sách ưu đãi người có cơng................. 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người có cơng ................................................. 7
1.1.2. Khái niệm chính sách ưu đãi người có cơng ................................. 13
1.1.4. Vai trị thực thi chính sách ưu đãi người có cơng .............................. 14
1.2. Đặc điểm, quy trình, hình thức và phương pháp thực thi chính sách ưu
đãi người có cơng......................................................................................... 15
1.2.1. Đặc điểm thực thi chính sách ưu đãi người có cơng .......................... 15
1.2.2. Quy trình thực thi chính sách ưu đãi người có cơng ................ 16
1.2.3. Hình thức triển khai thực thi chính sách đối với người có cơng ... 20
1.2.4. Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng 21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cho người có cơng . 22
1.4. Các mơ hình và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người
có cơng ......................................................................................................... 24
1.4.1. Các mơ hình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng . 24
1.4.2. Điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng .... 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 28
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI
CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ................................................................................................................. 29
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách ưu đãi người có
cơng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ................................ 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội ...................................................................................................... 29


2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................... 34
2.2. Tổng quan về người có cơng và chính sách ưu đãi người có cơng trên
địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội .............................................. 43

2.2.1. Tổng quan về người có cơng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội ............................................................................................... 43
2.2.2. Các chính sách của Đảng và Nhà nước ưu đãi đối với người có
cơng được triển khai , thực hiện tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội45
2.3. Thực trạng về cơng tác thực thi chính sách ưu đãi cho người có cơng
trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội ....................................... 46
2.3.1. Thực trạng về đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi người có
cơng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ........................... 46
2.3.2.Thực trạng về các chính sách ưu đãi đối với người có cơng được
thực thi tại huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội ...................................... 48
2.4. Đánh giá trong việc thực thi chính sách ưu đãi người có cơng trên địa
bàn huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội .................................................... 53
2.4.1. Kết quả và nguyên nhân ................................................................. 53
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 68
Chƣơng 3. MỤC TIÊU PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP THỰC THI\
CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN............... 70
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................... 70
3.1. Mục tiêu thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng trên địa bàn
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thời gian tới ........................................ 70
3.2. Phương hướng thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng trên
địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thời gian tới ........................... 72


3.2.1. Đảm bảo triển khai thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quả các chủ
trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với
người có cơng trên địa bàn Huyện ........................................................... 72
3.2.2. Đẩy mạnh việc nghiên cứu đổi mới và hồn thiện hệ thống chính
sách ưu đãi người có cơng ....................................................................... 72
3.3. Giải pháp bảo đảm thực thi chính sách ưu đãi người có cơng trên địa

bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thời gian tới ................................. 73
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có cơng ........................................ 74
3.3.2. Tăng cường tun truyền, phổ biến pháp luật ưu đãi người có cơng
cho các đối tượng liên quan ..................................................................... 80
3.3.3. Cải cách hành chính ....................................................................... 81
3.3.4. Tăng cường nguồn lực tài chính và các điều kiện hỗ trợ trong việc
thực thi chính sách ưu đãi người có cơng ................................................ 83
3.3.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cơng chức thực hiện pháp luật ưu đãi
người có cơng ........................................................................................... 87
3.3.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc thực
thi chính sách ưu đãi người có cơng ........................................................ 89
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Uống nước, nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” vẫn luôn là đạo lý và
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn gắn liền
với những cuộc đấu tranh giành độc lập, giữ vững chủ quyền quốc gia. Đó là
những cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ.
Trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, hàng triệu người con
ưu tú đã anh dũng hy sinh, hiến dâng một phần xương máu cho Tổ quốc. Là
mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, quê hương Quốc Oai đã có nhiều
đóng góp về sức người, sức của, góp phần cùng nhân dân cả nước viết lên
trang sử hào hùng của dân tộc.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đạo lý tôn thờ, hậu đãi người có cơng

với đất nước ln được Đảng, Nhà nước quan tâm từ những ngày đầu thành lập
nước, trong điều kiện đất nước gặp mn vàn khó khăn. Ngày 16/02/1947, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL, đặt ra "Hưu bổng thương tật"
và "Tiền tuất cho thân nhân tử sỉ" là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy
định về chế độ ưu đãi đối với thương binh, thân nhân tử sĩ. Sau ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 08/7/1975 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính
thức trở thành "Ngày Thương binh - Liệt sĩ" của cả nước.
Chính sách về ưu đãi người có cơng trong mấy chục năm qua thường
xuyên được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ, gắn liền với đời sống
của hàng triệu người có cơng. Mục đích nhằm đảo bảo cho người có cơng được
chăm sóc về vật chất, vui vẻ về tinh thần, tạo điều kiện cho người có cơng đóng
góp cho gia đình và xã hội, duy trì và phát huy phẩm chất tốt đẹp, phục vụ cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


2

Tuy nhiên, sau 70 năm thực thi chính sách ưu đãi người có cơng, một
bộ phận khơng nhỏ người có cơng vẫn gặp nhiều khó khăn, cả về vật chất lẫn
tinh thần. Đặc biệt là thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, sự phân hóa xã hội
ngày càng rõ rệt, các quan hệ xã hội đang thay đổi thì việc đảm bảo cho người
có cơng có đời sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng
dân cư nơi cư trú luôn là vấn đề cấp thiết.
Trong q trình thực thi chính sách đối với người có cơng hiện nay cịn
gặp nhiều khó khăn, cả người thực thi chính sách và cả đối tượng hưởng thụ
chính sách. Các văn bản thiếu thống nhất, chồng chéo, không kịp thời, thủ tục
rườm rà dẫn đến việc giải quyết chế độ chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu
đề ra. Đội ngũ cán bộ cơng chức thực thi chính sách cịn hạn chế về năng lực,
cơng tác tun truyền, hướng dẫn người có cơng thực hiện chính sách dẫn đến

thiếu sót, ảnh hưởng lớn đến cơng tác quản lý của Nhà nước.
Từ thực trạng nói trên, là một cơng chức với trách nhiệm, tình cảm,
tri ân người có cơng, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Thực thi chính sách
ưu đãi người có cơng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chun ngành Chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Chính sách đối với người có cơng đã được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu, thể hiện ở nhiều góc độ, nội dung khác nhau, cụ thể:
- Các sách nghiên cứu liên quan đến đề tài
"Hồ Chí Minh - Về chính sách xã hội" của Trung tâm Khoa học xã hội
nhân văn Quốc gia, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 tổng hợp các
quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội đối với các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là đối tượng thương binh, gia đình liệt sĩ, người có cơng.
Tác giả Mai Ngọc Cường, "Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã
hội ở Việt Nam hiện nay", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.


3

Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản, thành tựu, hạn chế, đưa ra một
số giải pháp xây dựng hệ thống chính sách nhằm thực hiện tốt hơn đối với
cơng tác an sinh xã hội nói chung, về ưu đãi người có cơng nói riêng.
Tác giả Nguyễn Đình Liêu, "Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật
ưu đãi người có cơng", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. Tác
giả đã nêu khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ, chính sách đối
với người có cơng ở nước ta, mối quan hệ giữa chính sách người có cơng
trong hệ thống an sinh xã hội nói riêng, trong chính sách vĩ mô về phát triển
kinh tế - xã hội của Nhà nước nói chung. Tác giả cũng nêu khái quát những
nguyên tắc đổi mới hệ thống pháp luật ưu đãi người có cơng hiện nay.
- Các bài viết, tạp chí

Tác giả Nguyễn Thị Hằng, "Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách
ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có cơng " đăng trên
Tạp chí Cộng sản, số 14 năm 2005. Tác giả đã khái quát những thành tựu, kinh
nghiệm đạt được trong việc thực hiện ưu đãi xã hội đối với thương binh, liệt sĩ
và người có cơng với cách mạng từ năm 1995 đến 2005.
Tác giả Đào Văn Dũng trong "Chính sách chăm sóc người có cơng Thực trạng và giải pháp" đăng trên Tạp chí Tuyên giáo, số 7 năm 2008 đã hệ
thống những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và những vấn đề
hạn chế, đưa ra những giải pháp khắc phục đối với việc thực hiện chính sách
ưu đãi người có cơng với cách mạng.
Tác giả Bùi Hồng Lĩnh, "Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có
cơng với cách mạng những năm vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp trong thời
gian tới" đăng trên Tạp chí Thơng tin cải cách nền hành chính nhà nước, Bộ
Nội vụ, số 7 năm 2009, tác giả đã trình bày ngắn gọn, khái quát những kết quả
đạt được sau 3 năm thực hiện "Pháp lệnh ưu đãi đối với người có cơng" (sửa


4

đổi), nêu một số hạn chế và giải pháp đối với ngành lao động thương binh và
xã hội trong thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng.
- Các luận văn, luận án
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Hồng Hà (2011) với đề tài
"Quản lý nhà nước về ưu đãi người có cơng ở Việt Nam hiện nay", Luận
văn thạc sĩ Quản lý Hành chính cơng, Học viện Chính trị - Hành chính. Tác
giả nghiên cứu quá trình tổ chức quản lý nhà nước về ưu đãi người có
cơng, sự hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật về chính sách ưu đãi
người có cơng với cách mạng, thực trạng quản lý nhà nước về ưu đãi người
có cơng với cách mạng ở nước ta qua các thời kỳ; kiến nghị một số giải
pháp góp phần quản lý nhà nước về ưu đãi người có công ở Việt Nam một
cách hiệu quả.

Tác giả Ngô Công Viên (2015) trong luận văn thạc sĩ Quản lý cơng
"Chính sách đối với người có cơng với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nam
Định", Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã khái quát cơ sở lý luận và
pháp lý về chính sách đối với người có cơng với cách mạng, thực trạng và giải
pháp nâng cao năng lực thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng ở
tỉnh Nam Định hiện nay.
Bên cạnh đó cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác.
Các đề tài nêu trên đều được nghiên cứu độc lập ở quy mô quốc gia
hoặc một địa phương cụ thể. Các tác giả đều đi sâu phân tích việc hồn thiện
hệ thống pháp luật liên quan đến ưu đãi người có cơng hoặc triển khai đơn lẻ
một loại hình chính sách cụ thể đối với người có cơng. Ở huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội chưa có cơng trình nghiên cứu việc thực thi chính sách
ưu đãi đối với người có cơng. Do đó, những nội dung trong luận văn "Thực
thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng trên địa bàn huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội " góp phần làm rõ những vấn đề lý luận đối với chính sách


5

người có cơng, hệ thống hóa các chính sách và đưa ra các giải pháp nhằm
thực thi tốt chính sách ưu đãi người có cơng tại địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với người có cơng trên
địa bàn huyện Quốc oai Thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận, về thực hiện chính sách người có cơng.
Thứ hai, Phân tích thực trạng việc thực thi chính sách ưu đãi người có

cơng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản bảo đảm thực thi chính sách
ưu đãi người có cơng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của Huyện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi
người có cơng trên địa bàn huyện Quốc oai Thành Phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu việc thực thi chính sách ưu đãi đối với
người có cơng trên địa bàn huyện Quốc oai Thành Phố Hà Nội giai đoạn 2016
– 2019 và tầm nhìn 2035
- Về khơng gian: Nghiên cứu đối tượng chính sách trên địa bàn huyện
Quốc oai Thành Phố Hà Nội.


6

5. Phƣơng pháp lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp lý luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tuởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm của
Ðảng, Nhà nuớc Việt Nam làm phương pháp luận cơ bản thực hiện nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể là: logic - lịch sử, phân tích - tổng
hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn và ý nghĩa khoa học
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đóng góp, bổ sung, hồn thiện những vấn đề lý luận về thực thi chính

sách ưu đãi đối với người có cơng ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phản ánh được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng trên
địa bàn huyện Quốc oai Thành Phố Hà Nội.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho cơng tác quản lý, thực
hiện chính sách ưu đãi người có cơng cấp huyện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, kết cấu chính của Luận văn gồm
có 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách ưu đãi người có cơng
Chương 2. Thực trạng thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng
trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội hiện nay.
Chương 3. Mục tiêu,phương hướng,giải pháp bảo đảm thực thi chính sách
ưu đãi đối với người có cơng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.


7

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI
NGƢỜI CĨ CƠNG
1.1. Khái niệm, vai trị thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có cơng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người có cơng
1.1.1.1. Khái niệm chính sách
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các
phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Hiểu một cách đơn
giản, chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà
quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của
mình. [28,tr40]

Theo từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như
sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định trên những lĩnh vực cụ
thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào
tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,…..”. [4,tr16]
Theo James Anderson: “Chính sách là một q trình hành động có mục đích
được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề
mà họ quan tâm”. [16tr5]
Các chính sách có thể được đề cập ra và thực hiện ở những tầng nấc
khác nhau: chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính
sách của Chính phủ, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của
đồn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp…
Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đồn thể…. có thể đề ra
những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vi một tổ chức, doanh
nghiệp, hiệp hội hay đồn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết các vấn
đề của tổ chức, chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, vì vậy chúng
mang tính chất riêng biệt và được coi là những “chính sách tư”.


8

Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ
máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề mang tính chất cộng
đồng, được gọi là chính sách cơng.
Nhà nước có một vị trí và vai trị vơ cùng quan trọng, là chủ thể đại diện
cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách cơng để mưu cầu lợi ích cho
xã hội. Hoạt động của nhà nước tác động đến toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Tác
động của Nhà nước được lồng ghép vào cơ chế quản lý, điều hành, vì vậy, quan
niệm về chính sách cơng cũng được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.
Chính sách là những hành động có tính toán của Nhà nước nhằm tác

động lên đối tượng quản lý theo hướng đồng tình hay phản đối, xuất phát từ ý
chí của Nhà nước trong hoạt động quản lý xã hội.
Những đặc trưng của chính sách cơng:
- Tác động phải mang tính cộng đồng.
- Là những tác động có mục tiêu (ngắn hạn hoặc dài hạn).
- Mang tính hệ thống, ổn định và phù hợp với quan điểm chính trị của
nhà hoạch định chính sách.
Sự hiện diện của chính sách trong đời sống xã hội chứng tỏ đây là công
cụ quản lý liên quan mật thiết đến sự vận động có định hướng của cả hệ
thống. Chính sách củng cố niềm tin của người dân vào Nhà nước, vừa thể
hiện nguyện vọng của người dân với ý chí quản lý của Nhà nước.
1.1.1.2. Khái niệm người có cơng
Khái niệm“người có cơng” đã chính thức được đề cập đến tại Điều1
Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều
củapháp lệnh ưu đãi người có cơng. (Pháp lệnh 04)
Người có cơng là người đã có thành tích tham gia hoặc giúp đỡ cách
mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và đã được Nhà nước công nhận. Cho
đến nay hầu như chưa có một định nghĩa cụ thể về người có cơng .Theo


9

Khoản 1, Điều 2 Văn bản hợp nhất Pháp lệnh ưu đãi Người có cơng năm
2012 “Người có cơng” là những người: “Người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng
01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt
Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động
trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế; Người có cơng giúp đỡ cách mạng” [28, tr. 1;2].
Mặc dù Pháp lệnh ưu đãi người có cơng được thực hiện từ lâu nhưng
cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm. Tuy nhiên
căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là người có cơng mà Nhà nước
ta đã quy định như trên, có thể hiểu theo hai cách sau:
Theo nghĩa rộng: Người có cơng là những người đã tự nguyện hiến
dâng cuộc đời mình cho việc đại nghĩa, cho sự nghiệp cách mạng của đất
nước. Họ có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc phục vụ lợi ích của
đất nước, dân tộc trong các giai đoạn kháng chiến của Đất nước. Người có
cơng gồm những người khơng phân biệt tơn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam
nữ, tuổi tác, họ bình đẳng nhau và có những đóng góp to lớn cho cơng cuộc
đấu tranh và bảo vệ đất nước.
Theo nghĩa hẹp: Khái niệm người có công để chỉ những cá nhân không
phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ… có những đóng góp, những
cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cơng nhận.
Cách đây 69 năm - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào cả
nước: “... Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương


10

máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của
đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu ...”“... Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào
phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”...
Người có cơng ở nước ta hiện nay được điều chỉnh bởi Pháp lệnh ưu
đãi người có cơng.
1.1.1.3. Đặc điểm của người có cơng

Người có cơng là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội. Do
di chứng của chiến tranh, người có cơng mang trong mình nhiều thương tích,
bệnh tật, sức khỏe giảm sút. Vậy nên, cuộc sống của bản thân và gia đình
người có cơng cịn gặp nhiều khó khăn. Họ luôn trân trọng quá khứ và tự hào
về công lao đóng góp của bản thân và gia đình cho sự nghiệp cách mạng.
Họ là người có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất sắc vì lợi ích
của dân tộc, những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc kháng
chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và cũng có thể là trong cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm, họ ln có tinh thần u nước quật cường, bền bỉ, gan dạ, suốt đời vì
nước, vì dân, sẵn sàng đem hết tài sản, của cải vật chất của bản thân và gia
đình để cống hiến cho cách mạng, thậm chí khơng tiếc máu xương, sẵn sàng
hi sinh thân mình và vận động người thân trong gia đình đứng ra che chở bảo
vệ cách mạng, chiến đấu chống lại kẻ thù bảo vệ độc lập dân tộc.
Đến khi đất nước hịa bình, thống nhất, mặc dù mang trong mình những
thương tích, bệnh tật, họ tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của bản thân,
phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, lao động, vượt qua khó khăn góp phần
xây dựng Tổ quốc. Có thể khẳng định rằng người có cơng ln ln sống
gương mẫu, ủng hộ và chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước, là tấm gương để mọi người trong gia đình, xã hội noi
theo; ln trung thành với chế độ mà bản thân đã đem sức lực, máu xương


11

để bảo vệ; luôn thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt với tiêu cực của xã
hội. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế thị trường, người có cơng có hồn cảnh
khó khăn đơi lúc cảm thấy bị thiệt thịi, thua thiệt, mất mát hơn so với những
người xung quanh. Vì vậy rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta.
Mỗi loại hình đối tượng người có cơng và thân nhân có những đặc điểm

khác nhau địi hỏi phải tìm hiểu kỹ đặc điểm, nhu cầu của họ, đặc biệt là đưa
ra giải pháp chăm sóc, hỗ trợ phù hợp nhằm bù đắp phần nào những hi sinh,
cống hiến to lớn của người có cơng .
1.1.1.4 Phân loại người có cơng
Đối với thương binh, bệnh binh thời kì kháng chiến chống Pháp: số
lượng ít, tuổi đã cao, họ sống khiêm tốn, trong sạch, ít địi hỏi quyền lợi cá
nhân, nhu cầu vật chất giản dị; thậm chí họ sẵn sàng hiến tặng tài sản ít ỏi cịn
lại của mình cho cơng việc từ thiện, khuyến học, việc chung của cộng đồng
dân cư… Đời sống tinh thần đối tượng này khá cao, thích tìm hiểu và tham
gia bình luận tình hình thời sự trong nước và thế giới, thường xuyên gặp gỡ
bạn bè trao đổi thông tin và ôn lại kỷ niệm, quá khứ hào hùng của dân tộc.
Đối với thương binh, bệnh binh thời kì kháng chiến chống Mỹ trở về sau:
Đa số ở tuổi trung niên, hầu hết họ có ý thức tự chủ, kiềm chế, hăng hái, nhiệt
tình trong cơng tác xã hội. Tuy nhiên họ là những người chịu ảnh hưởng lớn từ
tác động của đời sống kinh tế, xã hội, họ nhạy cảm với các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến bản thân. Một số ít đối tượng có tư
tưởng công thần, hay kể công, ỷ vào công lao đóng góp của mình để đưa ra u
sách, địi hỏi q đáng. Thậm chí có những trường hợp lợi dụng chính sách ưu
đãi để trục lợi cho cá nhân và làm trái pháp luật, ảnh hưởng đến việc triển khai,
tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng.
Đối với Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước,


12

của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một
trong các trường hợp: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếp đấu
tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động cách mạng,
hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên

quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làm
nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp
bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài
sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi
đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có
thẩm quyền giao; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập
phục vụ quốc phịng, an ninh có tính chất nguy hiểm; thương binh hoặc người
hưởng chính sách như thương binh quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19
của Pháp lệnh ưu đãi NCC năm 2012 chết vì vết thương tái phát…
Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh
vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
thuộc các trường hợp sau: có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt
sĩ; có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ; có từ
3 con trở lên là liệt sĩ; có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ…
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời
kỳ kháng chiến
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng
hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy
định của pháp luật
Đối với người có cơng giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích
giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm người được tặng
Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi cơng” hoặc Bằng “Có cơng với nước”; người


13

trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi cơng” hoặc Bằng “Có
cơng với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng
Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia

đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến
Đối với thân nhân liệt sĩ và người có cơng sự mất mát người thân là
sự đau đớn lớn nhất đối với người cha, người mẹ, người vợ, người con của
liệt sĩ mà khơng gì có thể bù đắp được. Họ rất muốn nhận được sự quan tâm
chia sẻ, động viên, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết.
1.1.2. Khái niệm chính sách ưu đãi người có cơng
Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có cơng góp phần thể hiện tinh
thần nhân văn của quốc gia nó khơng chỉ là sự giúp đỡ, chia sẻ mà còn là
nghĩa vụ của nhà nước, nhân dân và toàn xã hội đối với những người có cơng.
Chính sách ưu đãi người có cơng là một bộ phận của hệ thống chính sách
xã hội, cụ thể là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Hệ thống bảo đảm xã hội ở
nước ta hiện nay gồm có ưu đãi xã hội đối với người có cơng, bảo hiểm xã hội
đối với người lao động, cứu trợ xã hội, bảo trợ xã hội đối với những người gặp
rủi ro, khó khăn, yếu thế trong xã hội. Chính sách ưu đãi người có cơng nhằm
ghi nhận và tri ân những con người đã có cơng, đã có những cống hiến đặc biệt
cho sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ đất nước; nhằm đảm bảo công bằng xã hội
đồng thời duy trì và phát triển những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, giáo
dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ tương lai là nghĩa vụ, trách nhiệm
của Nhà nước, của cộng đồng đối với người có cơng.
Theo Thuật ngữ Lao động - Xã hội: "Chính sách người có cơng là
những quy định chung của Nhà nước bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải
pháp về việc ghi nhận cơng lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có
cơng, tạo mọi điều kiện khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật
chất, văn hóa tinh thần đối với người có cơng" [6, tr 31].


14

Như vậy, chính sách ưu đãi người có cơng là tập hợp các quyết định
chính trị, pháp lý có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ

chính sách để giải quyết các vấn đề của người có cơng như tơn vinh, ưu đãi,
chăm sóc, ni dưỡng theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định.
1.1.3. Khái niệm thực thi chính sách ưu đãi người có cơng
Khái niệm chính sách được hiểu là những tiêu chuẩn, quy tắc cụ thể để
thực hiện các nhiệm vụ, trong một thời gian nhất định, trên một lĩnh vực cụ
thể nào đó.
Chính sách đối với người có cơng là những quy định bằng văn bản của
Nhà nước, đó là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước
và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với những người có cơng và
thân nhân của họ. Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội đối với người có cơng, góp phần tạo ra sự cơng bằng, bình đẳng,
ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội.
1.1.4. Vai trị thực thi chính sách ưu đãi người có cơng
Chính sách người có cơng là những giá trị tinh thần cao đẹp của dân
tộc một, loại hình chính sách đặc biệt, là một bộ phận của hệ thống chính sách
xã hội, là sự thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối
với một bộ phận dân cư đặc biệt.
Thứ nhất chính sách người có cơng thể hiện sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước và Nhân dân trong việc đền ơn, đáp nghĩa đối với người có cơng;
thơng qua sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân,
người có cơng cảm thấy vinh dự, tự hào về những gì mình đã đóng góp, cống
hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, giúp họ tăng thêm ý chí để vượt qua khó
khăn trong cuộc sống.
Thứ hai giáo dục ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn đối với cách anh
hùng liệt sĩ, những người đã cống hiến máu xương của mình cho sự nghiệp
cách mạng, vì sự tồn vong của Tổ quốc, của dân tộc.


15


Thứ ba thực thi chính sách ưu đãi người có cơng là sự kết hợp lợi ích
giai cấp và lợi ích dân tộc, đảm bảo cho đất nước, cho dân tộc có sự phát triển
lâu dài và bền vững. Thực thi chính sách đối với người có cơng có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, bởi đây là giai đoạn biến ý đồ chính sách ưu đãi người có
cơng thành hiện thực; từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục
tiêu chung trong chính sách ưu đãi người có cơng; khẳng định tính đúng đắn
của chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có cơng đồng
thời giúp cho chính sách ưu đãi ngày càng hồn thiện
Thứ tư thực thi chính sách ưu đãi người có cơng là một khâu hợp thành
chu trình chính sách, thiếu vắng cơng đoạn này thì chu trình chính sách khơng
thể tồn tại, là khâu kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ
thống nhất là với khâu hoạch định chính sách, là bước hiện thực hóa chính
sách trong đời sống xã hội.
Thứ năm thực thi chính sách ưu đãi người có cơng là góp phần vào thực
thi chính sách con người, làm cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức trách
nhiệm của mình đối với xã hội, đối với Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì
sự nghiệp của dân tộc, của đất nước, đặc biệt là trong thời kì hiện đại ngày nay.
1.2. Đặc điểm, quy trình, hình thức và phƣơng pháp thực thi chính
sách ƣu đãi ngƣời có cơng
1.2.1. Đặc điểm thực thi chính sách ưu đãi người có cơng
Thực thi chính sách ưu đãi người có cơng là một bộ phận của thực hiện
chính sách cơng, do đó ngồi các đặc điểm chung của chính sách cơng, thực
thi chính sách ưu đãi người có cơng cịn có một số đặc điểm cơ bản, cụ thể là:
Thứ nhất, thực thi chính sách ưu đãi người có cơng là chính sách đặc
biệt, thực hiện cho những đối tượng đặc biệt, thể hiện rất rõ quan điểm và
đường lối của Đảng và Nhà nước. Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, Nhà
nước có vai trị đặc biệt quan trọng trọng việc xây dựng và thực thi chính sách


16


ưu đãi đối với người có cơng. Một mặt Nhà nước thơng qua các tổ chức chức
năng của mình hoạch định các chính sách ưu đãi người có cơng. Mặt khác,
Nhà nước bằng bộ máy của mình triển khai thực thi các chính sách đối với
người có cơng, đưa chính sách vào cuộc sống. Ngồi ra, Nhà nước cịn định
hướng động viên, khuyến khích, ủng hộ và tham gia phát động các phong trào
tạo ra sức mạnh tổng hợp về nguồn lực, nhân lực ở cộng đồng dân cư trong
việc thực thi chính sách ưu đãi đối với người có cơng .
Thứ hai, thực thi chính sách ưu đãi người có cơng thể hiện ngay trong
bản chất và chức năng quản lý của Nhà nước. Nhà nước vừa là tổ chức quyền
lực chính trị cơng cộng đặc biệt đại diện chính thức cho giai cấp cơng nhân và
tuyệt đại đa số nhân dân lao động - là giai cấp, những tầng lớp thống trị trong
xã hội, vừa là đại diện cho dân tộc. Vì vậy, thực thi chính sách đối với người
có cơng là sự kết hợp lợi ích giai cấp và lợi ích của dân tộc, đảm bảo cho đất
nước, cho dân tộc có sự phát triển lâu dài và bền vững.
Thứ ba, chính sách đối với người có công thể hiện nghĩa vụ, trách
nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư đặc biệt là
người có cơng.
Thứ tư, chính sách đối với những người có cơng được sửa đổi, bổ sung
tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định.
Đồng thời, nó được thể hiện bằng các chế định pháp luật để các cơ quan nhà
nước triển khai thực hiện thống nhất, chặt chẽ.
1.2.2. Quy trình thực thi chính sách ưu đãi người có cơng
1.2.2.1. Các bước tổ chức thực thi chính sách đối với người có cơng
Trong tổ chức thực thi chính sách nói chung và chính sách đối với
người có cơng nói riêng, các bước tổ chức thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách.
Đây là một bước cần thiết và hết sức quan trọng vì tổ chức thực hiện
chính sách là q trình phức tạp lại diễn ra trong thời gian dài. Muốn đạt kết



×