Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tiểu luận THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu của đè tài:.......................................................................6
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu:...................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................7
Chương 1. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC.................................................................................8
1.1.Lịch sử hình thành làng nghề Vạn Phúc:.........................................................8
1.2.Đặc điểm tự nhiên:..........................................................................................8
1.3.Đặc điểm sử dụng đất:.....................................................................................9
1.4. Đặc điểm dân cư và lao động:......................................................................10
1.4.1Dân số:.........................................................................................................10
1.4.2. Cơ cấu lao động:........................................................................................11
1.5. Không gian cảnh quan:.................................................................................12
2.1.Phân tích sự phát triển và biến đổi khơng gian làng nghề Vạn Phúc:...........12
2.1.1.Văn hóa vật thể:..........................................................................................12
2.1.2.Khơng gian hoạt động văn hóa cơng cộng:................................................13
2.1.2.Khơng gian sản xuất và phục vụ sản xuất:.................................................17

1


2.1.3.Khơng gian hoạt động thương mại:............................................................17
2.1.4. khơng gian khác:.......................................................................................18
2.2.Văn hóa phi vật thể:.......................................................................................18
3.1.Phân tích sự phát triển và biến đổi hình thái khơng gian cơng cộng làng nghề
Vạn Phúc:............................................................................................................21
3.1.1.Q trình phát triển:...................................................................................21


Chương 2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN LÀNG
NGHỀ VẠN PHÚC...........................................................................................31
2.1.Giải pháp tổng thể:........................................................................................31
2.1.1.Cơ sở khoa học:..........................................................................................31
2.1.2.Các nguyên tắc của giải pháp tổng thể:......................................................31
2.1.3.Nội dung của giải pháp tổng thể:................................................................31
2.2.Đề xuất phương án cụ thể:.............................................................................32
2.2.1.Các mục tiêu kinh tế kĩ thuật cần đạt được:...............................................32
2.2.2.Đề xuất phương án:....................................................................................34
Kiến nghị............................................................................................................39
Đánh giá..................................................................Error! Bookmark not defined.

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Qua quá trình học tập và nghiên cứu thực tế, tôi đã được làm việc và tiếp
thu di sản và các khía cạnh khác nhau của khái niệm phát triển bền vững: quá
trình phân tích, đánh giá thực trạng, áp dụng các khái niệm mới, đến việc đề
xuất định hướng giải pháp… điều này thực sự mang tính thực tiễn rất cao, nhất
là đối với một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam, một quá trình phát
triển với nhiều sự tác động có thể làm mất đi những nét đặt trưng của dân tộc.
Hơn nữa qua việc tìm hiểu về sự phát triển và biến đổi tại làng nghề Vạn Phúc,
thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, tôi nhận thấy đây thực sự là một làng nghề với rất
nhiều bất cập trong quá trình phát triển dặc biệt trong những năm gần đây. Một
làng nghề truyền thống đang có dấu hiệu mất dần bản sắc riêng của mình.
Vạn Phúc là một làng nghề truyền thống nổi tiếng đã được biết đến từ rất
sớm, và trở thành một trong những biểu trưng về kỹ nghệ và văn hóa dân gian

Việt Nam. Nó đã trở thành một mặt hang truyền thống được nhiều người ưa
chuộng khơng những trong nước mà cịn cả ở nước ngoài. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, Vạn Phúc đang đứng trước nguy cơ phát triển khơng bền
vững, đó là do q trình phát triển khơng có định hướng.Việc phát triển tùy tiện
mang tính tự phát triển của các thành phần và kinh tế.
Góp phần vào việc phá vỡ cảnh quan kiến trúc, gây ô nhiễm môi trường,
mất đi bản sắc dân tộc. Hơn nữa đối với bất kỳ làng nghề truyền thống Việt
Nam, không gian cộng đồng lun mang những nét đặc trưng của từng làng, có thể
coi bộ mặt của mỗi làng đều thông qua không gian công cộng của từng làng.
Ngay cả những làng cùng một nghề nhưng ở những nơi khác nhau, điều kiện
khác nhau cũng tạo nên những đặc thù khác nhau.Vì vậy có thể nói, khi một
làng nghề phát triển và biến đổi thì khơng gian cơng cộng là một thành phần

3


chịu tác động rất lớn từ các yếu tố chủ quan lẫn khách quan, tích cực lẫn tiêu
cực.Và làng nghề Vạn Phúc cũng khơng phải là một ngoại lệ.
Trích dẫn bài báo trên báo điện tử “ trang du lịch ”
Mong manh lụa Hà Đông
Làng nghề Vạn Phúc đang đứng trước nguy cơ mai một
Xã Vạn Phúc ( Hà Đông – Hà Tây ) mảnh đất một thời hưng thịnh với
những vạt lụa gấm, vân, đũa… giờ đây đang đứng trước nhiều khó khăn: lụa rẻ,
người làm khơng có cơng, nợ ngân hàng khơng trả được. Nghệ nhân Nguyễn
Hữu Chính, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề cho biết, xã Vạn Phúc có 650 hộ dệt
lụa với 1.030 máy, nhưng trong năm 2002 này, 40% số máy đành bỏ không.
Theo ông Chính cuối năm 2001,một tư thương ở Hà Nội ký được hợp đồng
xuất khẩu lụa tiếu ngạch, nên đã đến Vạn Phúc đặt tiền trước với từng nhà cao
hơn thị trường vài giá. Lụa bỗng dưng khan hiếm, Vạn Phúc dệt lụa thâu đêm
suốt sang. Thế rồi không ai bảo ai, người làng vay tiền đổ xô vào miền Nam

lung mua máy dệt, thuê người làm, mở rộng quy mô sản xuất. Thường ngày máy
dệt chỉ khoảng 6 – 7 triệu đồng một chiếc, lúc ấy vọt lên 18 triệu đồng, nhưng
máy vẫn ùn ùn kéo về Vạn Phúc, tăng gần gấp đôi, số hộ cũng tăng từ 400 đến
650. Nhưng, ngày vui ngắn chẳng tày gang.Năm 2001 qua đi, thị trường chùng
xuống.Người Vạn Phúc dệt xong đóng kiện chở tới tận đại lý bán rẻ để gở vốn
nhưng người ta vẫn lắc đầu. Tư thương ra sức ép giá và dụng vốn, bán hàng
xong 5 – 6 tháng cũng chẳng chịu trả tiền, Vạn Phúc thành con nợ của ngân
hàng, với số tiền 9 tỷ đồng. Do tiền công không đủ trả lãi ngân hang, nên nhà
nào vốn ngắn khơng nổi khơng có tiền mua ngun liệu đành để khơng máy, số
cịn lại hoạt động cầm chừng.
Giữa lúc người Vạn Phúc lung túng không biết xoay sở ra sao thì hang
Trung Quốc lại tràn vào. Lụa tơ tằm của Trung Quốc chất lượng kém, nhưng do
lụa Hà Đông không có thương hiệu, khơng dán nhãn mác, nên người bán lập “ lờ
đánh lận con đen “ khiến người mua nhầm lẫn. “ con sâu bỏ rầu nồi canh “, lụa
4


Hà Đơng bị lây tiếng xấu. Trong khi đó, người Vạn Phúc quanh năm chỉ quanh
quẩn bên khung cửi máy dệt, chưa bao giờ biết maketting hay tiếp cận thị trường
là gì. Từ xưa đến nay, Vạn Phúc chỉ biết giao hàng cho 20 cửa hàng ở hàng Gai
– Hà Nội và khoảng chừng chục đại lý khác trên toàn quốc. Hàng giao như ký
gửi, đại lý bán xong mới trả tiền, nhưng họ lại có quyền tự quyết định giá bán.
Theo ơng Chính, trong lần đi hội chợ festival Huế, ông ghé thăm đại lý lụa Hà
Đông bên khách sạn Hương Giang thì được biết, giá 1 mét lụa hoa ở đây là
30.000 đồng, gấp 3 lần giá mà Vạn Phúc cung cấp tận nơi cho đại lý. Giá lụa
vân, lụa đũa, gấm… cũng tương tự.
Mặc dù Hiệp hội làng nghề đã được thành lập vào cuối năm 2001, nhưng vì
mới ra đời nên cũng chưa giúp gì được cho Vạn Phúc. Lụa Vạn Phúc đã vài lần
tham gia hội chợ, nhưng chỉ bán được một ít, giải thưởng hay huy chương thì
khơng đến lượt, có lẽ vì kinh phí eo hẹp khơng quảng cáo khuếch trương tốt.

HTX Vạn Phúc chỉ đơn thuần giúp thợ dệt khâu sấy nhuộm, mà khơng làm gì
được hơn.
Cũng là làng nghề truyền thống, nhưng Vạn Phúc chưa nhận được bất cứ
chính sách ưu đãi nào, quy hoạch phát triển làng nghề cũng không có.Người
làng cũng nghe nói về chính sách hỗ trợ làng nghề với việc cho vay vốn dài hạn
lãi xuất thấp, nhưng cho đến nay tất cả cũng chỉ trên giấy tờ, người dân chưa
nhận được gì.
Lụa Hà Đơng kiêu sa là thế mà nay rẻ rúng và không đến được với đời. tất
cả đành chịu để tư thương mối lái xoay vần, thao túng. Chủ trương khôi phục và
phát triển làng nghề của Nhà nước đã rõ rang. Thế nhưng, bao giờ cho đến ngày
xưa, cái thời mà gấm lụa Hà Đông được chọn cung tiến cho các bậc vua
chúa.Nghề lụa Vạn Phúc liệu có đứng trước nguy cơ bị thất truyền?
Với những lý do đó thì việc bảo tồn và phát triển làng nghề này là rất cần
thiết.

5


2. Mục đích nghiên cứu của đè tài:
Qua đề tài này tôi muốn chỉ ra được nhũng điểm mạnh cũng như thách
thức của làng nghề Vạn Phúc trong quá trình đổi mới đi lên đơ thị hóa và qua đó
đưa ra được giải pháp mang tính tích cực giúp cho q trình phát triển của làng
nghề này ln ổn định trong q trính đơ thị hóa.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu:
Trên thực tế, làng nghề Vạn Phúc được hình thành và chịu tác động bởi rất
nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy trong q trình phân tích, đề tài chủ yếu tập
trung nghiên cứu những yếu tố chính liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực
lẫn tiêu cực đến quá trình phát triển của làng như: yếu tố kinh tế, xã hội, lối
sống, phong tục tập quán… Và một trong những yếu tố tác đọng rất mạnh mẽ tới
q trình phát triển đó là q trình đơ thị hóa.Mặc dù nó là một quy luật phát

triển nhưng nó lại có tác động tiêu cực tới khơng gian và môi trường rất nhanh,
làm cho thay đổi diện mạo của các làng nghề truyền thống.
Trong mỗi thời điểm khác nhau, vai trò của các yếu tố khác nhau.Việc phân
ra các giai đoạn phát triển nhằm phản ánh rõ quá trình biến đổi và phát triển
cũng rất cần thiết thể hiện nhịp độ phát triển giữa các giai đoạn khác nhau.Có
thể nói yếu tố thời gian lun là một yếu tố đan xen cùng với các yếu tố khác tham
gia vào quá trình biến đổi và phát triển của cảnh quan không gian làng Vạn
Phúc.
Để tập trung đi sâu phân tích q trình biến đổi mạnh mẽ của làng nghề
Vạn Phúc, tôi đã chọn một giới hạn cụ thể làm phạm vi nghiên cứu cho đồ án.
Phạm vi này được xác định một cách tương đối về thời gian và khơng gian
nhưng khơng có ý tách biệt độc lập nó với các yếu tố xung quanh hoặc với lịch
sử chung của làng:
- Về mặt không gian: chọn trục không gian cơng cộng dọc theo trục đường
giao thơng chính nối dài từ đường 72 theo lối vào chính đến hết khơng gian đình

6


làng. Trục không gian này bao gồm cả tuyến đường giao thơng chính, các khơng
gian phụ trợ khác và các cơng trình dọc theo hai bên tuyến đường này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Q trình nghiên cứu và phân tích cần sự bao quát, bao gồm 4 giai đoạn
sau:
- Quan sát.
- Nghiên cứu các bản vẽ và tài liệu có liên quan.
- Điều tra thực tế, nhất là việc xây dựng cải tạo thơng qua các hình ảnh,
các đối tượng nghiên cứu trong trí nhớ của người dân địa phương.
- Tổng hợp.
Các giai đoạn trên chỉ mang tính tương đối độc lập, vì trong quá trình

nghiên cứu, chúng được đan xen vào với nhau nhằm làm rõ hơn các vấn đề đặt
ra. Khâu quan sát là quá trình rất quan trọng trong việc phản ánh thực tế tại các
thời điểm quan sát, từ đó nêu ra các vấn đề mâu thuẩn, phản ánh các quan hệ
trong hoạt động sống hằng ngày… Tuy nhiên, quan sát khơng tìm hiểu được các
yếu tố trên trong quá khứ.
Việc nghiên cứu các bản vẽ và tài liệu cũng được thực hiện song song với
khâu quan sát để thu thập các số liệu, thông tin lịch sử nhằm mục đích làm rõ
q trình biến đổi và phát triển của làng nghề Vạn Phúc nói chung và trục khơng
gian cơng cộng nói riêng.
Điều tra thực tế bằng cách tiếp cận, tìm hiểu phỏng vấn người dân nhất là
các cụ già địa phương. Từ các câu chuyện của hộ bằng trí nhớ có thể hình dung
được q trình hình thành, phát triển và biến đổi của làng trong các giai đoạn
trước. Qua đó xây dựng tài liệu từ các tư liệu đã thu thập và quá trình điều tra.
Giai đoạn tổng hợp là quá trình quan trọng nhằm phân tích đánh giá q
trình phát triển, xu hướng phát triển và biến đổi dựa trên những lý thuyết và
những quan điểm khoa học.Qua đó tìm ra được một giải pháp hợp lý để giúp cho
làng nghề này được phát triển một cách bền vững.
7


Chương 1
THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC

1.1.Lịch sử hình thành làng nghề Vạn Phúc:
Theo lịch sử, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc được phát triển từ rất sớm vào
giữa hai thế kỉ 7-8 trong thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ.Theo thần tích từ
thời nhà Lê, Phường cửi Vạn Phúc thờ bà tổ nghề tên là Lã Thị Nga (hiệu ả Lã)
được phong làm Dường cảnh thành hoàng.Bà là người địa phương thuộc tỉnh
Tuyên Quang. Vào năm 865, bà cùng chồng là tiết độ sứ đi kinh lí, thấy địa danh

Vạn Bảo là đất lành bà xin ở lại lập ấp và dạy người dân cấy cày, xe tơ dệt lụa.
Làng Vạn Phúc từ đó trải qua thăng trầm lịch sử, làng vẫn tồn tại và phát
triển đến ngày nay. Đối với người dân Vạn Phúc, nghề dệt và những sản phẩm
làm từ Lụa là một niềm tự hào của người dân trong vùng, nó là kết tinh của nền
văn hóa, xương máu, là tâm hồn, là lối sống và truyền thống của người dân.
1.2.Đặc điểm tự nhiên:
Làng Vạn Phúc nằm ở phía Tây Bắc thị xã Hà Đơng (nay là phường Vạn
Phúc), cách trung tâm thị xã Hà Đông 1km và cách trung tâm Hà Nội 10km, là
một dải đất hình thoi:
Phía Tây giáp với xã Văn Khê.
Phía Đơng giáp với sơng Nhuệ và xã Văn n.
Phía Nam giáp với hai phường Quang Trung và Yết Kiêu.
Phía Bắc giáp với làng Ngọc Trụ và Đại Mỗ huyện Từ Liêm – Hà Nội.
Xã Vạn Phúc nằm trê trục đường 430 nối thị xã Hà Đơng với tuyến đường
Láng Hịa Lạc (đoạn đầu quốc lộ Bắc Nam 1B) và đường 32.

8


Với những thuận lợi về địa lý và giao thông đó, Vạn Phúc sẽ có điều kiện
phát triển kinh tế thực sự mạnh mẽ trong thời gian tới.
Xã Vạn Phục có mối liên hệ với con sơng Nhuệ cho nên có thuận lợi về
giao thơng đường thủy.
Đặc biệt nơi đây gần đường 430 là con đường lớn thông với đường Nguyễn
Trãi đi qua trung tâm thành phố Hà Nội cho nên rất thuận tiện cho giao thông
buôn bán và các hoạt động dịch vụ khác.
Địa hình:
Địa hình xã Vạn Phúc đồng nhất được ngăn cách bởi con sông Nhuệ và
tuyến đường 430.
Có độ cao đồng đều và tương đối bằng phẳng (Vạn Phúc có địa hình tương

đối bằng phẳng có độ cao từ 5,0 -> 6,0m, là khu vực rất trũng, thấp hơn các
vùng xung quanh từ 1-1,5, có hướng dốc dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống
Nam với độ dốc từ 0,2->0,3 %). Cho nên rất thuận tiện cho việc phát triển các
cơng trình nhà ở và cơng trình xây dựng khác.
Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa: nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 23,6 0C, độ ẩm trung bình cao 82
-> 88%, lượng mưa trung bình năm là 1707mm.
Những nơi cạnh sơng Nhuệ do ảnh hưởng của hơi nước nên độ ẩm cao hơn
các nơi khác vì vậy mà việc bảo quản vải khơng cẩn thận sẽ rất dễ bị ẩm mốc
làm cho chất lượng vải kém đi.
Cảnh quan:
Được thiên nhiên ưu đãi: có con sơng Nhuệ hiền hịa thơ mộng và đặc biệt
cịn giữ được những cơng trình cổ kính có giá trị văn hóa và lịch sử cao như
Đình, chùa, cổng làng,…Điều này giúp cho Vạn Phúc khơng những có điều kiện
phát triển văn hóa một cách rực rỡ cịn có một giá trị về thương mại dịch vụ lớn
nhất là trong việc thu hút khách du lịch.
9


1.3.Đặc điểm sử dụng đất:
Đường 430 đi qua trung tâm xã và chia xã làm hai phần:
+ Phần phía Đơng Nam chủ yếu là làng Vạn Phúc cũ và một phần là ruộng
canh tác ở phía Bắc Làng.
+ Phần phía Tây Bắc là khu vực ruộng canh tác của xã, khu vực này có một
số cơng ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn, và ba khu nghĩa trang: nghĩa trang thị xã
Hà Đông, nghĩa trang Vạn Phúc và nghĩa trang liệt sĩ Xã.
Vạn Phúc xưa bao gồm 5 xóm nhỏ: xóm Ngồi, xóm Trong, xóm Giữa,
xóm Lẻ, xóm Qn. Ngày nay đổi thành Đoàn Kết, Quết Tiến, Bạch Đằng,
Hồng Phong, Hạnh Phúc, Chiến Thắng và Độc Lập.

Tồn xã có tổng diện tích tự nhiên là: 143,9744 ha, trong đó:
Đất Nơng Nghiệp: 62,1259 ha (chiếm 43,1 %)
Đất chuyên dung: 46,3029 ha (chiếm 32,2 %)
Đất ở

: 30,8835 ha (chiếm 21,5 %)

Đất chưa sử dụng: 4,6620 ha (chiếm 3,2 %)
Nhận xét:
Với cơ cấu sử dụng đất trên ta thấy:
+ Diện tích đất nơng nghiệp quá lớn (chiếm 43,1 %).
+ Diện tích đất ở chỉ chiếm 21,5 % đây là một tỷ lệ rất nhỏ nếu đem ra so
sánh với tiêu chuẩn (vào khoảng 35–45 %)
+ Mật độ dân số vào khoảng 6700 người/km2 nó là một tỷ lệ hợp lí nếu đem
so với các đô thị ở Việt Nam.

10


1.4. Đặc điểm dân cư và lao động:
1.4.1Dân số:
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Vạn Phúc đã có 670 hộ gia đình với
3000 nhân khẩu. Hiện nay đã tăng lên gần gấp 3 với 2760 hộ gia đình, dân số
lên tới 9754 người, số lao động vào khoảng 3500 người.

Thành phần dân số

Số lượng

(người)

Trẻ em (0-15 tuổi)
1810
Dân số trong độ tuổi lao động (15-60 4941

Tỷ lệ
(%)
18.56
50.65

tuổi)
Người già (trên 60 tuổi)
3003
30.79
Tổng
9754
100
Nhận xét: có thể nói trong những năm đổi mới người dân đã có ý thức hơn
về việc KHHGĐ cho nên tỷ lệ trẻ là tương đối thấp, tỷ lệ những người ở độ tuổi
lao động cao cho nên trong thời gian tới nó sẽ cung cấp cho q trình phát triển
kinh tế một lượng lao động lớn và đó là một thuận lợi của Vạn Phúc.
1.4.2. Cơ cấu lao động:
Bảng cơ cấu xã Vạn Phúc :
Ngành nghề
Sản xuất nông nghiệp
Dệt lụa
Kết hợp dệt và nông nghiệp
Dịch vụ và nghề khác
Tổng kết

Số hộ

415
650
300
1395
2560

Tỷ lệ (%)
15,0
23.6
10.9
50.5
100

Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa thủ công truyền thống, phát triển rất mạnh
thu hút phần lớn số người trong độ tuổi lao động. Hiện nay số hộ làm nghề dệt
lụa khoảng 650 hộ chiếm 23.6% , số người làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá
11


nhỏ và đặc biệt số người làm dịch vụ (chiếm hơn 50 %) liên quan đến ngành dệt
là rất lớn. Ngồi ra Vạn Phúc cịn thu hút một số lượng lao động ở các vùng lân
cận đến học nghề và làm việc.
1.5. Không gian cảnh quan:
Một trong những dặc trưng tạo ra sự riêng biệt giữa đô thị và nông thơn,
giữa làng này với làng khác, đó chính là những yếu tố khác nhau tạo nên không
gian cảnh quan tạo nên từng làng.Vạn Phúc là một làng nghề truyền thống vùng
đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Hệ thống cảnh quan
làng bao gồm các yếu tố đặc trưng như: cổng làng, hệ thống đường làng, đình,
chùa, đền, miếu, quán lá, cây đa, giếng nước, ao chuôm, cánh đồng làng và
không gian ở.

Tuy nhiên, với các tác động của xu hướng đơ thị hóa, làng Vạn Phúc đang
chuyển đổi cơ cấu, chức năng và khơng gian cảnh quan mạnh mẽ với những mặt
tích cực lẫn tiêu cực. Hệ quả của sự chuyển đổi cấu trúc một cách tự phát do nền
kinh tế thị trường và tốc độ đơ thị hóa ồ ạt, thiếu kiểm sốt về khơng gian cư trú,
mật độ xây dựng, ngành nghề, lối sống, chất lượng môi trường sống… Nét đẹp
của cảnh quan làng Vạn Phúc và môi trường sống bị xâm hại nặng nề không chỉ
do các yếu tố áp lực bên ngồi mà do chính các yếu tố bên trong gây ra, bản than
Vạn Phúc đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do chính mình tự điều chỉnh:
- Những năm gần đây, diện tích mặt nước bị thu hẹp rất nhanh bởi một số
ao, hồ, sơng ngịi bị lấp và lấn chiếm dẫn đến hiện tượng úng, lụt mùa mưa làm
mất đi vẻ đẹp của cảnh quan và ô nhiễm môi trường.
- Không gian cảnh quan trở nên chật hẹp bởi mật độ xây dựng rất cao
mang tính tự phát tạo ra sự lộn xộn trong không gian cảnh quan. Hiện tượng lấn
chiếm, lấp đầy các không gian xanh và không gian trống diễn ra phổ biến.

12


- Cảnh quan xung quanh lấn át nên giữa các cơng trình mất dần sự cách ly
cần thiết, mất dần đi chất ảo và sự thống đãng của khơng gian mặt nước, mất đi
những khơng gian lớn, thiếu điểm nhìn…
2.1.Phân tích sự phát triển và biến đổi khơng gian làng nghề Vạn Phúc:
2.1.1.Văn hóa vật thể:
* Khơng gian truyền thống làng nghề Vạn Phúc:
Cho tới nay làng nghề Vạn Phúc là một trong số rất ít làng cịn giư được
một số khơng gian truyền thống. Với hình ảnh than quen, cây đa, đường gạch
quanh co, mái đình rêu phong cổ kính, cảnh quan làng nghề Vạn Phúc tạo cho
du khách được sống lại trong khơng gian điển hình của một làng quê Bắc Bộ
truyền thống xưa kia. Một số công trình kiến trúc văn hóa và tơn giáo vẫn được
giữ gìn khá nguyên vẹn: cổng, đình chùa, miếu thờ, giếng nước, chợ làng…

Cảnh quan làng nghề là một di sản văn hóa q báu của làng Vạn Phúc.
Khơng gian truyền thống của làng nghề Vạn Phúc được cấu thành bới
nhiều loại không gian mang chức năng khác nhau đảm bảo các nhu cầu sử dụng
khác nhau của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên khơng thể tách biệt một cách rạch
rịi chúng với nhau, bởi trên thực tế có sự hịa trộn, đan xen cả về mạt chức năng
lẫn không gian giữa chúng tạo nên những nét đặc trưng rất riêng, rất có hồn của
khơng gian cảnh quan nói chung và khơng gian cơng cộng nói riêng.
Về mặt chức năng, khơng gian công cộng làng nghề Vạn Phúc bao gồm
một số khơng gian chính như:
- Khơng gian hoạt động văn hóa công cộng.
- Không gian sản xuất và phục vụ sản xuất.
- Không gian hoạt động thương mại.
- Một vài không gian đặc biệt khác.
Tuy nhiên, các không gian truyền thống đã bị biến đổi rất nhiều dưới tác
động của quá trình phát triển kinh tế và sự đơ thị hóa đặc biệt trong vài năm gần
13


đây.Các kiểu kiến trúc nhà vườn Bắc Bộ xưa đang dần được thay thế bởi các
trào lưu kiến trúc mới, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan của làng.
2.1.2.Không gian hoạt động văn hóa cơng cộng:
Là khơng gian cơng cộng diễn ra các hoạt động văn hóa làng xã như: lễ hội,
đình đám, sinh hoạt tập thể, vui choi giải trí… là dạng không gian đặc trưng của
làng nghề truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện bản sắc văn hóa, cái
hồn đầy tính biểu cảm. Hệ thống các yếu tố thân quen, gần gũi cuộc sống, gắn
liền với tuổi thơ, ký ức của mỡi người dân như: cây đa, qn nghỉ, đường làng,
ngỏ xóm, đình, chùa, đền miếu, cổng làng, giếng khoan, cầu ao, hàng dậu…
Không gian hoạt động tín ngưỡng: là khơng gian diễn ra các hoạt động
văn hóa tín ngưỡng như: lễ hội, lễ rước…Các hoạt động văn hóa tín ngưỡng này
thường được tổ chức tại các khơng gian như: đình, chùa và các khơng gian xung

quanh như sân chùa, ao đình, sân kho HTX hay trên các bãi đất trống dọc theo
trục tuyến đường này. Ngoài chức năng là giao thông, không gian đường làng là
nơi tập trung rât đông người tham gia các hoạt động văn hóa tín ngưỡng trong
các ngày lễ hội.
Khơng gian hoạt động giải trí: là khơng gian linh hoạt và dễ gặp nhất
trong không gian cộng đồng. Khác hẳn với đô thị, ở làng quê nói chung ở làng
Vạn Phúc nói riêng, các hoạt động vui chơi, giải trí có thể diễn ra trên bất kỳ
một khoảng trống nào trong làng từ gốc đa, giếng nước, sân đình, các khoảng
trống trong ngõ nhỏ…đến các bãi đất trống ven làng. Hầu như bất cứ nơi đâu
đều có thể tìm thấy một khơng gian vui chơi cho trẻ em, sinh hoạt câu lạc bộ
ngoài trời cho các người lớn, diễn ra các hoạt động văn hóa hằng ngày như tập
thể dục buổi sang, sinh hoạt văn hóa văn nghệ thường nhật tại sân kho, tại các
khoảng đất trống lớn trên các trục đường giao thơng chính, các thửa ruộng
cơng…
Đình làng Vạn Phúc:

14


Đình làng Vạn Phúc là bộ mặt văn của làng.Đây là nơi thờ Đức thành
hoàng làng A Lã Nương Thị. Đây là cơng trình kiến trúc truyền thống rất có giá
trị, được giữu gìn khá ngun vẹn. Ngơi đình được bố cục theo chữ “Quốc”,
gồm Hậu Cung, Trung đình, Phương đình, nhà Quan cư phía sau và hai dãy tả
vu, hữu vu chạy suốt hai bên chiều sâu của Đình, sân Đình rộng. Bức bình
phong phía trước được đắp rất công phu.Bốn cột trụ rồng phượng cách điệu
vươn cao, phân cách hữu mơn và tả hữu mơn.Phía trước Đình là một hồ nước
hình vng, bờ hồ xây cao gắn liền với Bình phong là bể núi non bộ và vườn
hoa. Hai con đường rộng nối ra đường làng, có dãy bang xanh che nắng. Kiến
trúc ngơi Đình bề thế, hồnh tráng, tạo vẻ uy nghi và vẫn trang nhã, gần gũi với
tâm hồn của con người. Với bố cục kiến trúc như vậy, đình làng Vạn Phúc

khơng chỉ đơn thuần là nơi thờ tự mà thực sự nó là nơi lý tưởng cho các hoạt
động văn hóa, lễ hộ cộng đồng của nhân dân làng Vạn Phúc.Vì vậy, đình làng có
một ý nghĩa rất quan trọng khơng thể thay thế trong các hoạt động sinh hoạt
công cộng của làng Vạn Phúc.
Một trong những yếu tố tạo nên không gian cảnh quan của đình làng là
khơng gian xanh và khơng gian mặt nước. Trước đây, khi nền kinh tế và sự đơ
thị hóa chưa phát triển thì tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nước xung quanh làng
Vạn Phúc khá cao tạo nên sự thống đãng, tơn nghiêm và rộng rãi của đình làng.
Tuy nhiên cho đến nay, diện tích mặt nước bị thu hẹp và được kè đá xung quanh.
Mực nước trong hồ khơng cịn ổn định, nước hồ khơng cịn sạch như trước đây
do hiện tượng ứ đọng khơng có hệ thống đối lưu nước trong hồ thường xuyên.
Diện tích cây xanh cũng bị thu hẹp hơn. Hiện nay chỉ còn lại chủ yếu là phần
cây xanh trong khn viên đình và cây xanh của khu vực trường học, bên cạnh
UBND. Phần cây xanh xung quanh đình cũng nhường chỗ cho nhu cầu xây
dựng và mở rộng đường giao thông.
Chùa làng Vạn Phúc:

15


Ngôi chùa của làng Vạn Phúc nằm ngay bên trái lối vào chính của làng,
cách một khoảng ao rộng, chùa có cảnh quan đẹp, mới được sửa chữa.Đây là nơi
vào ngày lễ tết, rằm, mồng một, dân làng thường hay đến thắp hương khiến
vái.Nằm trong khn viên của chùa cịn có them một ngơi đền.Tương truyền đây
là nơi thờ vị phúc cho làng.Đền thờ lập ở bên cạnh chùa được gọ là đền Phường
Cửi.
Trong thời gian vừa qua, chùa Vạn Phúc đã được trùng tu lại. Tuy nhiên,
do việc cải tạo một cách tự phát thiếu khoa học và sự đồng bộ nên hiện nay cảnh
quan xung qanh chùa không cịn giữ được vẻ thống đãng như trước. Diện tích
mặt hồ phía trước bị thu hẹp và rất gị bó bởi hệ thống kè đá và hàng rào sắt.

Đền làng Vạn Phúc:
Miếu thờ của làng nằm sát bên dịng sơng Nhuệ, lưu truyền rằng đây là nơi
hóa của bà A Lã. Trước đây, khu vực này là một quần thể kiến trúc cảnh quan
đẹp gồm miếu thờ và khu cây xanh bao quanh kết hợp với bến thuyền.
Vào thời bao cấp do nhu cầu tăng diện tích giáo dục, xã đã cho xây dựng
trường cấp một tại khu vực này và miếu thờ nằm gọn trong khuôn viên trường.
Điều này làm cho khu vực đền làng Vạn Phúc gần như bị tách biệt và bó hẹp với
khơng gian bên ngồi.Sự lien hệ giữa Đình – Chùa – Đền – Miếu trong các hoạt
động lễ hội, cũng như trong cuộc sống hàng ngày rất hạn chế.Hiện nay, xã đang
có dự kiến tôn tạo khu vực này.Hàng năm vào ngày giỗ bà (25 tháng chạp), dân
làng thường tổ chức lễ dân hương bày tỏ lịng thành kính với bà tổ nghề tại đây.
Cổng làng Vạn Phúc:
Hệ thống cổng và đường làng Vạn Phúc mang một giá trị văn hóa cộng
đồng, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa…Cổng làng là một cái mốc quy ước
khơng gian. Do đó có thể coi cổng làng là biểu tượng của làng. Cổng làng Vạn
Phúc được xây dựng theo phong cách kiến trúc điển hình của cổng làng quê Việt
Nam, qua nhiều lần cổng làng vẫn giữ được hình dáng ban đầu.

16


Các di tích lịch sử cách mạng:
Nhân dân Vạn Phúc có truyền thống yêu nước và sớm tham gia vào phong
trào cách mạng, ở đây có rất nhiều di tích cách mạng, Vạn Phúc vinh dự đã từng
nuôi giấu, bảo vệ các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hồng Văn Thụ, Nguyễn
Lương Bằng, Trường Chinh và nhiều thế hệ cán bộ ưu tú của Đảng, là “an toàn
khu” của Xứ ủy Bắc Kỳ và tỉnh ủy Hà Đông (ngay từ thời kỳ mặt trận dân chủ
1936 – 1939). Đặc biệt căn nhà gác 2 tầng của ông Nguyễn Văn Dương nơi Bác
Hồ đã ở và làm việc 16 ngày, viết ra “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã
được phát đi ngày 19/12/1946. Hiện nay, ngôi nhà đã trở thành nhà lưu niệm

Bác Hồ với rất nhiều kỷ vật mà Bác đã sử dụng trong thời gian ở đây thuộc viện
bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trước đây trong quần thể cơng trình, các thành phần tạo nên khơng gian
truyền thống như Đình - Chùa - Đền - Miếu - Chợ - Ao của làng liên hệ mật thiết
thông qua hệ thống đường làng quanh co, có tính hỗ trợ và liên tục với nhau.
Mối liên hệ này đặc biệt thể hiện qua các hoạt động lễ hội, thơng qua q trình
sử dụng và ý thức về "phong thủy". Hiện nay do sự phát triển và lấn át của các
cơng trình mới, các di sản vật thể này bị chia cắt và co cụm lại độc lập với nhau.
Điều đó làm cho khơng gian cảnh quan truyền thống mất dần đi bản sắc, mất
dần tính độc đáo, mất đi tính kiên tục dẫn dắt du khách trong q trình tham
quan.
2.1.2.Khơng gian sản xuất và phục vụ sản xuất:
Đối với làng nghề truyền thống Vạn Phúc, không gian công cộng để sản
xuất và không gian phụ trợ trong quá trình sản xuất là một không gian rất đặc
trưng và riêng biệt của làng.Đây là một loại hình khơng gian rất linh động cả về
mặt chức năng, vị trí và quy mơ diện tích.Tuy nhiên chức năng chính của khơng
gian này là phục vụ sản xuất. Không gian này thường là sự chuyển đổi chức
năng từ đất canh tác hay đất trống sang, trong quá trình sản xuất, mỗi hộ gia

17


đình đều có thể sử dụng vào cơng việc của mình một cách linh động như phơi,
sấy thành phẩm hoặc bán thành phẩm, tập kết vật liệu,… Mọi người dân đều biết
tận dụng các khoảng trống để phơi Lụa sau khi hấp, nhuộm… đi đến đâu, ta
cũng nge được, thấy được các hoạt động sản xuất lụa truyền thống của làng, hay
bắt gặp dưới những bóng cây, người dân vừa quay tơ vừa trị chuyện vui vẻ…Đó
chính là nét rất riêng và dễ nhận biết của làng nghề truyền thống Vạn Phúc.
2.1.3.Không gian hoạt động thương mại:
Là không gian diễn ra các hoạt động thương mại. Không gian này chủ yếu

tập trung trên các trục đường chính vào làng như: chợ làng, các cửa hàng trưng
bày và giới thiệu sản phẩm hau bên trục đường chính, nhất là tuyến khơng gian
trung tâm. Những năm gần đây do sự phát triển của kinh tế và làng nghề truyền
thống nên nhu cầu giao lưu buôn bán không ngừng tăng cao. Do vậy không gian
hoạt động thương mại ngày càng phong phú về hình thức, phát triển mạnh mẽ về
quy mơ lẫn diện tích. Chúng có xu hướng chuyển dịch tập trung, xen kẽ lấp đầy
các khoảng trống không gian trống dọc theo các trục đường, lối vào làng và bám
dọc theo tỉnh lộ 72.
2.1.4. không gian khác:
Là không gian công cộng đặc thù do có sự đan xen của nhiều hình thức
chức năng khác nhau trên cùng một khơng gian, hoặc có một chức năng riêng
biệt.
Vạn Phúc là một trong những làng nghề truyền thống có nhiều di sản văn
hóa vật thể cịn lưu giữ được đến ngày nay. Điều đó chứng tỏ chúng có một vai
trị rất quan trọng đối với đời sống của người dân nơi đây. Hơn nữa, chúng được
trùng tu và tơn tạo để gìn giữ cho các thế hệ con cháu mai sau. Các khơng gian
văn hóa truyền thống và khơng gian sản xuất cũng có một vị trí hết sức quan
trọng trong tâm niệm và ý thức người dân. Tuy nhiên trong quá trình phát triển
của nền kinh tế và sự đơ thị hóa ngày càng mạnh và làng Vạn Phúc vẫn chưa có
18


các chính sách chiến lược bảo vệ và tơn tạo các di tích này. Nên ngày nay chúng
đang có nguy cơ bị mai một và mất đi sự nguyên bản của các di sản văn hóa
truyền thống.
2.2.Văn hóa phi vật thể:
Làng được xem là cái nơi của nền văn hóa Việt Nam , là kho tàng lưu giữ
các bản sắc văn hóa truyền thống như lễ hội, đình đám, phong tục tập qn... Lối
sống nơng thơn mang tính cộng đồng cao thể hiện qua các quan niệm đời sống
như các quan hệ trong gia đình, quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ với mọi

người trong cộng đồng và xã hội mang những nét rất riêng biệt so với các làng
nghề khác và đặc biệt là so với lối sống đô thị hiện đại.
Lễ hội: các lễ hội của làng Vạn Phúc cũng mang phong cách chung của các
lễ hội ở làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng mang những nét đặc thù rất riêng của
làng dễ dàng nhận biết với các làng quê khác. Những nét văn hóa thể hiện cái
hồn, sự tự hào của người dân Vạn Phúc đối với quê hương. Qua ba ngày hội, ta
có thể thấy hồng làng A Lã Nương Thị có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với đời
sống sinh hoạt văn hóa của làng.
Các phong tục, lệ làng: làng Vạn Phúc còn giữ lại được nhiều phong tục
truyền thống:
- Tăng lụa cho các cụ già trong làng trong các buổi lễ mừng thọ.
- Trong ngày hội, làng quy định các cụ trên 60 tuổi, mỗi cụ đóng góp 1
yến gạo và một con lợn để khao cả làng.
- Trai gái trong làng khi dựng vợ gả chồng phải đóng góp cho làng 1000
gạch để xây đường làng ngõ xóm.
Nghề dệt truyền thống:
Nghề dệt lụa là nét văn hóa đặc trưng của làng Vạn Phúc. Qua quá trình
lịch sử, nghề dệt lụa đã trở thành một nghề thực sự và trở nên nổi tiếng khắp
trong và ngoài nước.

19


Đến thế kỷ XVIII, nghề dệt phát triển mạnh, đặc biệt vào cuối thế kỷ XI
đầu thế kỷ XX với sự cải tiến của nghệ nhân, các mặt hàng trở nên phong phú đa
dạng: lụa, the, gấn, vóc và các mẫu hàng cao cấp khác. Sản phẩm lụa Vạn Phúc
tham gia triển lãn và đạt nhiều giải thưởng tại nhiều hội chợ trên thế giới và thập
niên 40. Trong những năm 40 - 50 của thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc đã nổi tiếng
trên thị trường Đông Dương. Cứ 6 ngày một phiên chợ Hà Đông lại họp bày bán
lụa Vạn Phúc, thu hút khách hàng trong và nooài tỉnh. Lụa Vạn Phúc mang tên

lụa Hà Đơng từ đó.
Thực hiện chủ trương đổi mới, từ năm 1990 HTX đã chuyển giao công cụ
sản xuất và giao quền kinh doanh cho từng hộ gia đình. Kinh tế tập thể chỉ cịn
đảm nhận những khâu quan trọng, có sự hỗ trợ phát triển, nghề dệt lụa truyền
thống ở Vạn Phúc đã được duy trì và phát triển trong các hộ gia đình.
Đến nay, trong địa phương có đến 998 máy dệt, nhiều hộ có đến 5-7 máy,
sản lượng trung bình hàng năm lên tới 2.400.000m tăng lên gấp 10 lần so với
thời bao cấp.
Giá trị sản xuất lụa:
Từ một sản phẩm thủ công, lụa Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn
thuần, trở thành sản phẩm văn hóa được coi là biểu tượng của cái đẹp. Lụa Hà
Đông luôn đưa yếu tố thẫm mĩ lên hàng đầu. Vạn Phúc nổi tiếng với cái sản
phẩm tơ lụa đặc sắc phong phú về chủng loại, tổng số tới gần 70 thứ hàng the,
lụa gấm, lĩnh... khác nhau, phù hợp với thị yếu người tiêu dùng như: Băng hoa,
Long phượng, Mây bay, Tứ quế, Sa trơn, The trơn, Đũi hoa, Vân thọ đỉnh...
Ngoài hàng trơn, Vạn Phúc còn dệt các lụa hoa với các họa tiết: hoa ngũ phúc,
hoa lộc thọ, đỉnh....Làng Vạn Phúc còn nổi tiếng với các nặt hàng tinh xảo.
Một trong những bước tiến quan trọng gần đây là nghiên cứu sản xuất ra
lụa giảm nhàu, không phai và đã trở thành một sản phẩm chiến lược thúc đẩy sự
phát triển của làng nghề. Làng nghề Vạn Phúc đã trở thành một trong số ít các
làng nghề sống thực sự bằng chính những sản phẩm thủ cơng truyền thống của
20


mình. Lụa Vạn Phúc đã có mặt trở lại ở các thị trường Đông Âu trước kia như
Nga, Mông Cổ, Séc... được khách hàng Pháp, Nhật Bản ưa chuộng.
Văn hóa làng xã là sự kết tinh từ kinh nghiệm sống của người dân từ rất
lâu đời và được thể hiện qua cuộc sống thường ngày của người dân. Qua đó ta
có thể thấy mối quan hệ sâu sắc giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân vơi tập
thể thông qua cách giao tiếp, qua các phong tục tập quán như lệ làng... Hơn nữa

Vạn Phúc với vai trò là làng nghề truyền thống rất phát triển, cùng với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nghề dệt được cải tiến rất nhiều. Sản phẩm hiện
nay bắt đầu mang tính chất sản xuất cơng nghiệp chứ khơng hồng tồn là sản
xuất thủ công truyền thống như trước đây. Với sự phát triển của nên kinh tế và
sự đơ thị hóa, Vạn Phúc đang có những nguy cơ bị mất dần đi bản sắc văn hóa
của mình.
3.1.Phân tích sự phát triển và biến đổi hình thái khơng gian cơng cộng
làng nghề Vạn Phúc:
3.1.1.Quá trình phát triển:
3.1.1.1.Các giai đoạn phát triển:
Quá trình phát triển và biến đổi hình thái khơng gian cơng cộng tại làng thủ
công truyền thống Vạn Phúc đã bắt đầu từ lâu.Một trong những mốc thời gian có
thể nói là bước ngoặc cho sự biến đổi này là sau khi có cải cách kinh tế của đất
nước.Từ sau đổi mới đến nay sự phát triển và biến đổi hình tháy không gian
công cộng ở đây diễn ra mạnh mẽ nhưng không đều mà chỉ tập trung vào những
năm gần đây. Có thể chia là các giai đoạn sau đây:
a) Giai đoạn trước "Đổi mới": quá trình phát triển và biến đổi hình thái
khơng gian cơng cộng tại làng nghề Vạn Phúc đã bắt đầu từ khá lâu, ngay trong
thời kỳ bao cấp nhưng tốc độ rất chậm. Việc hình thành Hợp tác xã lụa Vạn
Phúc ban đầu chỉ mang mục đích giữ gìn, phát huy nghề dệt truyền thống đồng
thời tạo nên việc làm cho xã viện. Tuy nhiên trong giai đoạn này, đất nước trong
thời kỳ khó khăn, kinh tế eo hẹp, chế độ bao cấp, chính sách cấn giao lưu buôn
21


bán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm không cao....là những yếu tố kiềm hãm sự phát
triển tự nhiên của làng nghề. Dọc theo trục đường, chưa có một cửa hàng bán và
giới thiệu sản phẩm lụa nào mà chủ yếu là diện tích cây xanh của HTX và đất
vườn của các hộ gia đình. Sản phẩm chủ yếu được bán ở chợ hay thông qua sự
thua mua của nhà nước. Hầu như chưa có bất kỳ sự tác động của sự đơ thị hóa,

khơng gian cơng cộng gần như cịn nguyên vẹn gồm nhiều không gian trống và
không gian cây xanh xen kẽ, đúng như không gian của làng nghề Bắc Bộ.
cho đến trước khi có chính sách đổi mới, Vạn Phúc hầu như vẫn giữ
được nguyên là một làng nghề truyền thống. Không gian cảnh quan làng quê
truyền thống cịn giữ ngun các gia trị ban đầu vốn có. Các di sản chưa bị xâm
chiếm hay lấn át. Các không gian trống, không gian cây xanh, không gian mặt
nước chưa bị xâm chiếm hay thay đổi.
b) Giai đoạn “đổi mới” đến năm 2000:từ khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, kinh tế của Vạn Phúc có sự biến đổi đáng kể. Tuy nhiên cho đến nhũng
năm cuối giai đoạn này, Vạn Phúc mới có những thay đổi đáng kể trong kinh tế
và xã hội. Nghề dệt lụa cũng được chú trọng phát triển nhưng dừng lại ở quy mô
HTX, một số hộ gia đình đơn lẻ và cũng thu hút một lượng không nhỏ người
tham gia sản xuất.
Cùng với sự phát triển kinh tế, không gian công cộng cũng bắt đầu có sự
biến đổi, mặc dù mức độ biến đổi chưa lớn và chỉ tập trung lác đác theo lối vào
chính của làng. Do người dân chỉ tập trung vào quá trình sản xuất mà chưa chú
trọng đến khâu giới thiệu và bán sản phẩm nên chỉ có một số ít cửa hàng với quy
mơ nhỏ. Trong các cửa hàng này, chủ yếu là của HTX hay của một số hộ gia
đình ở mặt đường. Mặc dù ở các khu vực xung quanh cũng bắt đầu ảnh hưởng
của quá trình đơ thị hóa, nhưng đối với Vạn Phúc tác động của yếu tố này chưa
mạnh.Diện tích trống và cây xanh vẫn cịn nhiều, khơng gian truyền thống vẫn
giữ được các nét truyền thống cơ bản của nó.

22


Trong khoảng thời gian này, di sản văn hóa, khơng gian truyền thống vẫn
chưa chịu tác động một cách sâu sắc của quá trình biến đổi của nền kinh tế. Với
các di sản văn hóa vật thể như Đình, Chùa, Đền, Miếu vẫn còn được giữ nguyên
theo các giai đoạn trước, ở đây, sự biến đổi chủ yếu là sự biến đổi về mặt chức

năng của một số nhà dân và HTX dọc hai bên đường. Hình thức của cửa hàng
kinh doanh, giới thiệu sản phẩm nhỏ lẻ xuất hiện nhưng rất ít. Giai đoạn này
đánh dấu một hướng đi mới, một bước ngoặc trong quá trình phát triển của nền
kinh tế cũng như của nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc.
c) Giai đoạn từ năm 2002 đến cuối năm 2003:
Trong giai đoạn này, kinh tế Vạn Phúc phát triển mạnh. Nghề dệt cũng thực
sự phát triển và trở thành một nghề quan trọng mang lại thu nhập chính cho
người dân. Kèm theo đó, nhờ một số chính sách ‘kích cầu’ của nhà nước làm
cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lụa tăng mạnh. Hơn nữa q trình đơ thị hóa ngày
càng tác động đến q trình phát triển của làng nghề Vạn Phúc.
Sự phát triển kinh tế và quá trình đơ thị hóa làng nghề Vạn Phúc là một yếu
tố lớn tác động đến sự thay đổi không gian cơng cộng.đặc biệt trên trục đường
chính vào làng, khơng gian công cộng biến đổi không ngừng với tốc độ nhanh
dần. Người ta chú trọng đến khâu trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Vì vậy
ngồi nhu cầu mở rộng khơng gian sản xuất thì nhu cầu mở rộng diện tích cho
các hoạt động kinh doanh ngày một tăng cao. Người ta mở rộng diện tích sản
xuất trên các mảnh vườn trong nhà, trên diện tích ao hồ được san lấp, cơi nới
diện tích sản xuất cũ… Các khơng gian cây xanh và khơng gian trống dọc theo
tuyến đường chính vào làng đều được tận dụng để được mở cửa hàng. Tuyến
phố này thực sự trở thành một khu phố trưng bày, giới thiệu buôn bán tơ lụa, các
dịch vụ may mặc hàng tơ lụa và các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Ngồi ra,
việc các hộ gia đình xây dựng nhà ở một cách tự phát với chiều cao và kiến trúc
tùy tiện đang làm cho không gian truyền thống ngày càng bị biến đổi mạnh mẽ.

23


Là giai đoạn phát triển mạnh của kinh tế Vạn Phúc. Ngoài việc nâng cao
khả năng sản xuất của nghề dệt truyền thống, người dân đã chú trọng đến giao
lưu bn bán. Trục khơng gian này đã có những điều kiện để trở thành một

tuyến phố thương mại với các dịch vụ về sản phẩm kết hợp với các dịch vụ khác
nhằm thu hút khách du lịch. Các di sản văn hóa đã chịu ảnh hưởng, tác động của
q trình phát triển kinh tế như bị cơi nới, lấn chiếm diện tích sử dụng, sự lấn át
về khơng gian, tầm nhìn bởi các cơng trình nhà ở có chiều cao lớn, hình thức
khác lạ, khơn phù hợp với cảnh quan và không gian truyền thống.
d) Giai đoạn từ đầu năm 2004 đến nay:
Là giai đoạn thực sự phát triển của làng Vạn Phúc với tốc độ đo thị hóa rất
cao. Hiện nay, dọc theo lối vào chính từ cổng làng cho đến khu vực trung tâm,
hai bên đường đã hoàn tồn thay đổi. Qua q trình phát triển sản xuất và giao
lưu buôn bán, không gian truyền thống bị biến đổi rất nhiều và được chuyển hóa
thành một khu phố thương mại sầm uất. Do sự lấn át của các cửa hàng đầy màu
sắc đã tạo nên vẻ hào nhoáng sơi động, mang một diện mạo hồn tồn khác so
với một làng nghề dệt lụa truyền thống trước đây. Dọc theo trục đường này, gần
như khơng có một khoảng trống nào giành cho cây xanh hay khoảng cách ly
giữa các cơng trình. Người ta tận dụng một cách triệt để không gian khoảng
trống để mở cửa hàng kinh doanh tơ lụa và các dịch vụ khác phục vụ cho khách
du lịch đến tham quan và mua hàng.
Diện tích mặt đường thuộc sở hữu của HTX hiện nay được xây dựng thành
các cửa hàng với bề rộng từ 3.5 – 4m, chiều cao từ 4 – 5m cho tư nhân thuê để
kinh doanh. Do được xây dựng hàng loạt nên hai dãy cửa hàng này khá đồng bộ,
đảm bảo chiều rộng thơng thống theo quy định.
Diện tích mặt đường thuộc quyền sở hữu của tư nhân là một vấn đề hết sức
bức xúc trong việc quản lý xây dựng và cải tạo.Trước đây, mặt tiền của mỗi gia
đình đều rất rộng, nhưng hiện nay các hộ gia đình chia nhỏ thành các lơ có chiều
ngang khác nhau để bán hoặc cho thuê làm cửa hàng. Do chủ sở hữu là tư nhân
24


cùng với việc bn lỏng và chưa có định hướng quản lý của chính quyền, nên
các cơng trình được xây dựng một cách tự phát, mong muốn tùy theo ý thức của

chủ sở hữu. Nhiều hình thức kiến trúc được áp dụng tùy tiện đang ngày càng phá
vỡ và làm mất đi nét đẹp của không gian truyền thống trước đây.
Ngay trong việc phân chia các giai đoạn phát triển và biến đổi trên, ta có
thể thấy được tốc độ đơ thị hóa và biến đổi hình thái của khơng gian cơng cộng
ngày một nhanh dần, khó kiểm sốt.Đặc biệt là giai đoạn từ đầu năm 2004 đến
nay, có thể nói tuyến khơng gian này đã biến đổi hồn tồn so với trước đây.
- Chùa: hiện đã được xây dựng lại toàn bộ hệ thống bờ hồ và cải tạo mặt
đứng của chùa. Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống rào sắt đã ngăn cách độc lập
không gian chùa với mơi trường xung quanh.
- Đình: việc xây dựng nhà ở xung quanh có chiều cao lớn làm cho khơng
gian đình bị lấn át, bó hẹp lại.
- Khơng gian cây xanh trung tâm bị lấn chiếm làm nơi chứa phế thải xây
dựng rất mất mỹ quan của không gian trung tâm.
- Trên dọc tuyến đường đều được tận dụng để mở cửa hàng và là nơi họp
chợ gây mất mỹ quan và trật tự, mất đi sự yên tĩnh của không gian cảnh quan
truyền thống.
Vấn đề này đồng nghĩa với không gian cảnh quan truyền thống ngày
càng mất đi những nét đặc trưng vốn có của một làng quê vùng đồng bằng Bắc
Bộ.
3.1.1.2.Các hình thức biến đổi của khơng gian đơ thị:
Q trình biến đổi hình thái của khơng gian cơng cộng mang tính tự phát,
bị động, diễn ra nhiều hình thức khác nhau. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu mở
rộng diện tích kinh doanh, diện tích sản xuất và các mục đích khác, các hình
thức này được sử dụng linh hoạt hoặc kết hợp với nhau làm cho việc quản lý và
kiểm sốt chúng của cấp có thẩm quyền trở nên phức tạp.
a.Phát triển và chuyển dịch không gian:
25



×