Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường cao đẳng y dược hồng đức thành phố hồ chí minh năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
------------*------------

PHẠM THỊ HIỂU

LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC
HỒNG ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
------------*-----------

PHẠM THỊ HIỂU

LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC
HỒNG ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2020

Chun ngành Y tế Cơng cộng
Mã số: 8720701


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. VÕ THỊ KIM ANH
HÀ NỘI - NĂM 2020

Thang Long University Library


i
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên em xin gửi đến Ban Giám Hiệu, phịng sau đại học, Bộ Mơn
Y tế cơng cộng trường Đại học Thăng Long, lịng vơ cùng kính trọng và cảm ơn sâu
sắc.
Thầy Cơ đã dạy chúng em khơng những có kiến thức về chun mơn mà cịn
dạy chúng em cả cách sống, cách nhìn nhận vấn đề cũng như cách giải quyết vấn
đề một cách đúng đắn . Thầy Cơ đã dạy chúng em cách nhìn cuộc sống một cách
mới mẻ và tươi đẹp hơn. Và cũng thơng qua đó, Thầy Cơ cũng đã gửi những hoài
bão, những ước mơ của bao thế hệ, đàn anh chị đi trước để chúng em tiếp tục phấn
đấu hơn, sống tích cực hơn.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. BS. Võ Thị Kim Anh, người đã
hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn Cô, cảm ơn những bài
học quý báu, những lời động viên, em luôn luôn tự hào và cảm động khi được cơ
giúp đỡ để hồn thành nhiệm vụ học tập đầy vất vả nhưng cũng vinh quang.
Xin được cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phịng Đào tạo, Phịng Tổ chức hành
chính, phịng Cơng tác Học sinh – Sinh viên và tập thể Khoa Cơ Bản, đã luôn
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hồn thành được khóa học này.
Xin được chân thành cảm ơn Thầy Cô, quý phụ huynh sinh viên, các em Sinh
viên của Trường Cao đẳng Y dược hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu thành công và đầy đủ.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè, xin cảm ơn
những lời động viên, sự giúp đỡ dành cho tơi để tơi hồn thành khóa học này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020
Học viên

Phạm Thị Hiểu


ii
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

Phịng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thăng Long
Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Tên tôi là: Phạm Thị Hiểu – Học viên lớp Cao học YTCC K7, chuyên ngành Y tế
công cộng Trường Đại học Thăng Long.
Tôi xin cam đoan:
-

Đây là luận văn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. BS. Võ Thị Kim Anh

-

Các số liệu trong luận văn này là do tôi trực tiếp thu thập và kết quả trình bày trong
luận văn là hồn tồn trung thực, chính xác, chưa có ai cơng bố dưới bất kỳ hình
thức nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020

Học viên

Phạm Thị Hiểu

Thang Long University Library


iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Tổng quan về rối loạn lo âu ................................................................... 4
1.2. Tình trạng rối loạn lo âu ở sinh viên qua các nghiên cứu trên thế giới
và tại Việt Nam .................................................................................. 12
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 12
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 18
1.3. Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu .......................................... 19
1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................ 21
Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................... 21
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 22
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................... 22
2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 23
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................... 23
2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 25
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu đối với nghiên cứu định lượng ..... 25
2.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu đối với cấu phần định tính ........... 26
2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu và tiêu chuẩn đáng giá.............. 27

2.5.1. Các biến số đối với nghiên cứu định lượng ................................. 27
2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá rối loạn lo âu sử dụng trong nghiên cứu ..... 32
2.5.3. Các chủ đề nghiên cứu định tính .................................................. 32
2.6. Phương pháp xử lý dữ liệu................................................................... 33
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 33


iv
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................ 34
3.1.1. Một số đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ........... 34
3.1.2. Các đặc điểm về học tập, lối sống, tâm lý và gia đình của đối
tượng nghiên cứu ............................................................................. 35
3.2. Tỷ lệ lo âu ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức thành phố
Hồ Chí Minh ...................................................................................... 42
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ rối loạn lo âu ở sinh viên ............... 45
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................. 55
4.1. Thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng
Đức năm 2020 .................................................................................... 55
4.2. Tỷ lệ lo âu ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức thành phố
Hồ Chí Minh ...................................................................................... 61
4.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ lo âu của sinh viên .................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................

Thang Long University Library



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

RLLA

-

Rối loạn lo âu

THPT

-

Trung học phổ thơng

PVS

-

Phỏng vấn sâu

TLN

-


Thảo luận nhóm

KTC

-

Khoảng tin cậy

OR

Odds ratio

Tỷ số số chênh

WHO

World Health Organization

Tổ Chức Y tế Thế Giới

ICD – 10

Intermational classification of
diseases

Bảng phân loại bệnh Quốc
tế lần thứ 10 của Tổ chức
Y tế thế giới

DSM - IV


Diagnostic

Statistical Sổ tay chẩn đoán và thống kê
các rối loạn sức khoẻ tâm thần,
Manual of Mental Disorders
phiên bản lần thứ tư
and


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Số lượng mẫu cần lấy ở mỗi khóa .......................................................... 24
Bảng 3.1. Một sốặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ......................... 34
Bảng 3.2. Phân bố các yếu tố học tập của đối tượng nghiên cứu ............................ 35
Bảng 3.3. Phân bố các yếu tố lối sống của đối tượng nghiên cứu ........................... 37
Bảng 3.4. Phân bố các đặc điểm tâm lý của đối tượng nghiên cứu ......................... 39
Bảng 3.5. Phân bố các đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu ...................... 40
Bảng 3.6. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu .................................................. 42
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tỷ lệ rối loạn lo âu với các đặc điểm của sinh viên .. 45
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tỷ lệ lo âu với yếu tố học tập của sinh viên .............. 46
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tỷ lệ lo âu với các yếu tố lối sống ............................ 49
Bảng 3.10. Mối liên giữa tỷ lệ lo âu với các yếu tố tâm lý của sinh viên ................ 51
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tỷ lệ lo âu với các yếu tố gia đình .......................... 53
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ..................................................................... 21
Hình 3.1. Tỷ lệ rối loạn lo âu theo giới tính ............................................................. 43
Hình 3.2. Tỷ lệ rối loạn lo âu theo thời gian học ..................................................... 44

Thang Long University Library



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các báo cáo gần đây về vấn đề sức khỏe tâm thần cho thấy là báo cáo ngày
đang có xu hướng gia tăng mà trong đó bao gồm các rối loạn lo âu, stress, trầm cảm
[35]. Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa,
khó chịu mơ hồ kèm theo triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi
hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt khơng thể ngồi
yên hay đứng yên một chỗ [12]. Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh
Hoa Kỳ (CDC) đưa ra khái niệm về rối loạn lo âu như sau: Rối loạn lo âu được đặc
trưng bởi lo lắng quá mức và không thực tế về công việc hay sự kiện hằng ngày,
hoặc có thể quá tập trung cho các đối tượng hoặc hình thức nào đó [23].
Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), ngày nay cứ bốn người thì
có ít nhất một người sẽ cần chăm sóc sức khỏe tâm thần tại một thời điểm nào đó
trong cuộc đời của họ [41]. Cũng theo dự báo của WHO đến năm 2020 gánh nặng
bệnh tật do sức khỏe tâm thần gây ra đứng thứ hai sau gánh nặng bệnh tật sức khỏe
tim mạch [17]. Theo các cuộc khảo sát dịch tễ, tỷ lệ hiện mắc ước tính của rối loạn
lo âu trong dân số chung của Hoa Kỳ là 3,1% và 5,7% trong suốt đời của họ [40].
Rối loạn tâm thần là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn
cầu. Theo cuộc điều tra sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới về rối loạn
tâm thần ở sinh viên khảo sát trên 21 quốc gia cho thấy tỷ lệ sinh viên trúng tuyển
nhập học vào các trường đại học chiếm 20,3% sinh viên có rối loạn DSM-IV/CIDI
12 tháng trong đó sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới [21]. Ở Việt
Nam, ước tính kết quả điều tra quốc gia 1999-2000 cho thấy tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm
thần thường gặp, chiếm khoảng 15% dân số (khoảng 13,5 triệu người) đang mắc
các rối loạn tâm thần phổ biến và khoảng 3 triệu người mắc các loại tâm thần nặng
[1].
Hiện nay, vấn đề sức khỏe tâm thần học đường là một vấn đề ngày càng được



2
quan tâm. Các bệnh lý về sức khỏe tâm thần ở học sinh, sinh viên cao hơn hẳn so
với tỷ lệ người mắc bệnh ở quần thể chung và đặc biệt ở lứa tuổi này ít được tiếp
xúc với điều trị do kỳ thị về mặt tâm lý. Với sinh viên, thời gian phải làm quen
với một môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội
dung tri thức, cách học, các mối quan hệ với thầy mới, bạn mới, phương pháp học
mới, môi trường sống mới và điều kiện kinh tế ở thành phố có nhiều khác biệt so
với học phổ thơng. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng
sư phạm Trung ương thực hiện một nghiên cứu khảo sát về tỷ lệ rối loạn lo âu trên
650 sinh viên kết quả có 110 sinh viên có dấu hiệu rối loạn lo âu từ nhẹ đến nặng,
trong đó mức trung bình chiếm khoảng 50% [9]. Cũng theo một nghiên cứu cắt
ngang mô tả về thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên y khoa thực hiện trên
483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và khoa răng hàm mặt Đại Học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 71,4%, 28,8%, 22,4%
đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 52,8% sinh viên có cùng ba loại rối loạn trên [15].
Như các trường Đại học, Cao đẳng khác, trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức
là một trong những trường đào tạo cho nhân lực y tế trong cả nước. Với đội ngũ
giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất khang trang luôn tạo cho sinh viên được
cảm thấy an tâm học tập, rèn luyện kĩ năng [19]. Sinh viên ngành y đặc thù với
khối lượng kiến thức y khoa, áp lực học tập với các mùa thi căng thẳng. Do vậy mà
vấn đề lo âu của sinh viên ngành y cần được quan tâm, tuy nhiên hiện nay chưa có
nghiên cứu nào về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ rối loạn lo âu ở sinh viên
trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020 là bao
nhiêu? Có những yếu tố nào liên quan đến rối loạn lo âu ở sinh viên?. Trả lời câu
hỏi này giúp góp phần khắc phục kịp thời do rối loạn lo âu gây ra từ đó nâng cao
hiệu quả và chất lượng đào tạo, đồng thời sẽ đưa ra những hướng hỗ trợ và các giải
pháp kịp thời để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Vì lý do đó, nghiên cứu
“Lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức


Thang Long University Library


3
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020” được thực hiện với mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng lo âu ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức

thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan giữa lo âu của đối tượng nghiên cứu


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về rối loạn lo âu
1.1.1. Khái niệm lo âu
Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa,
khó chịu mơ hồ kèm theo triệu chứng thần kinh tự chủ như đau, vã mồ hôi, hồi hộp,
siết chặt ở ngực, khơ miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt không thể ngồi yên
hay đứng yên một chỗ. Lo âu là một hiện tượng phản ứng của con người trước
những tình huống khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người
phải tìm cách vượt qua, tồn tại và vươn tới. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo
trước một nguy hiểm sắp xảy ra đến để con người sử dụng mọi biện pháp đương
đầu với sự đe dọa [12]. Lo âu được xem là bình thường khi phù hợp với tình huống
và mất đi khi tình huống được giải quyết. Nhưng khi lo âu khơng có ngun nhân
rõ rệt hoặc quá mức so với mong đợi, các triệu chứng và gây nhiều khó chịu dai
dẳng ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thì nó đã trở thành một tình trạng
bệnh tật.
Bình thường ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng vào lúc này lúc khác, đặc biệt lo
âu thường xuất hiện ở giai đoạn cuộc sống căng thẳng. Tuy nhiên, lo lắng trở nên

nghiêm trọng, liên tục gây trở ngại các hoạt động thường ngày thì đây là một dấu
hiệu của rối loạn lo âu [18]. Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
(CDC) đưa ra khái niệm về rối loạn lo âu như sau: Rối loạn lo âu được đặc trưng
bởi lo lắng quá mức và không thực tế về công việc hay sự kiện hằng ngày, hoặc có
thể quá tập trung cho các đối tượng hoặc hình thức nào đó [23].
1.1.2. Các rối loạn liên quan đến rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu toàn thể
Rối loạn lo âu toàn thể là sự lo âu, lo lắng thái quá về rất nhiều lĩnh vực khác

Thang Long University Library


5
nhau và khơng thể nào kiểm sốt được. Dấu hiệu này hầu như tồn tại mỗi ngày và
kéo dài trên sáu tháng. Người bệnh thường có các triệu chứng như đau cơ, mệt mỏi,
khó tập trung, nhạy cảm, đau đầu, buồn nơn, khó thở và mất ngủ [28].
Rối loạn lo âu tồn thể có tỉ lệ 3-5% trong dân số và nó thường kèm với trầm
cảm chủ yếu. Khoảng 50% người bệnh khởi phát lo âu toàn thể ở thời thiếu nhi
hoặc vị thành niên. Những triệu chứng mạn tính và có xu hướng nặng hơn trong
thời kỳ sang chấn. Địi hỏi điều trị thường khơng xác định, dù một số người bệnh lo
âu toàn thể trở nên gần như mất triệu chứng trong một vài năm [28].
Rối loạn hoảng loạn (có hoặc khơng có ám ảnh sợ khoảng trống)
Rối loạn hoảng loạn được đặc trưng bởi các cơn hoảng loạn từng giai đoạn,
các thời kỳ lo âu mạnh mà khởi phát đột ngột và gia tăng về cường độ trong khoảng
thời gian10 phút. Các cơn hoảng loạn thường xảy ra khoảng 2 lần mỗi tuần và kéo
dài 30 phút mỗi cơn, dù vậy chúng hiếm khi theo sau một mơ hình cố định. Trong
cơn, người bệnh có các triệu chứng tim và hô hấp mạnh đưa người bệnh với niềm
tin rằng sẽ sắp chết. Mặc dù sa van hai lá thường gặp ở những người bệnh có rối
loạn hoảng loạn, khơng chứng minh được là có liên quan nhân giữa hai tình trạng
này. Giữa các cơn, người bệnh thường phát triển lo âu chờ đợi, một sự sợ hãi căng

thẳng rằng sẽ có một cơn khác làm hạn chế nhiều hơn chức năng của người bệnh.
Rối loạn hoảng loạn có thể có các dạng: [12]
Rối loạn hoảng loạn kèm chứng sợ khoảng rộng (Panic Disorder With
Agoraphobia).
Rối loạn hoảng loạn không kèm chứng sợ khoảng rộng (Panic Disorder
Without Agoraphobia).
Cơn hoảng loạn (Panic Attack).
Các ám ảnh sợ chuyên biệt và sợ xã hội
Các ám ảnh sợ được đặc trưng bởi sự sợ hãi vơ lý, khơng có cơ sở về những


6
vật dụng hoặc tình huống nào đó. Ám ảnh sợ chuyên biệt là sợ sự vô lý những thứ
như rắn, thang máy, hoặc những khu vực đóng kín (ám ảnh sợ chỗ kín). Bản chất
của các kích thích này (ví dụ, các hiện tượng tự nhiên của động vật hoặc thực vật)
mà gây khởi phát triệu chứng phân chia các ám ảnh sợ thành các phân nhóm [12].
Ám ảnh sợ xã hội còn gọi là rối loạn lo âu xã hội là sự sợ bùng phát bản thân
lúng túng nơi công cộng hoặc sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Rối loạn ám ảnh bó buộc
Những người bị rối loạn ám ảnh bó buộc trải qua những cảm xúc, tư duy và
hình ảnh (ám ảnh) thâm nhập, ngồi ý muốn, tái diễn và lo âu. Sự lo âu được giảm
nhẹ đến một phạm vi nào đó bởi thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại (bó buộc) và
đơi khi bởi chính suy nghĩ ám ảnh. Triệu chứng thơng thường nhất trong ám ảnh bó
buộc là sự tránh né nhiễm bận tay và nhu cầu bức bách phải rửa tay lặp đi lặp lại
sau khi sờ vào các đồ vật. Việc kiểm tra lặp đi khóa cửa, khóa bình ga và đếm các
đồ vặt là những sự thường thấy khác. Những hành vi như vậy có thể tiêu tốn hàng
giờ đồng hồ và dẫn đến những hậu quả y khoa (ví dụ, hư hại da tay hoặc rửa tay
quá kỹ). Những người bệnh ám ảnh bó buộc thường có sự thấu hiểu; họ nhận thức
rằng những suy nghĩ và hành vi này là vơ lý và muốn loại bỏ chúng [12].
Vì rối loạn Tourette và động kinh thái dương cũng liên quan đến những vận

động lặp lại, rối loạn ám ảnh bắt buộc phải được phân biệt với những rối loạn này.
Mặc dù chúng là chúng bệnh khác nhau, ám ảnh bó buộc vả rối loạn Tourette có
liên quan về di truyền; có tỷ lệ cao ám ảnh bó buộc trong đó nhu câu ý thức về sự
hồn hảo có thể biểu hiện ở những hành vi lặp lại, nhưng trong đó những nghi thức
giống như rửa tay khơng nổi bật [12].
Các rối loạn stress và các rối loạn thích ứng
Khoảng một nửa tiếp xúc với những chấn thương tâm lý ý nghĩa trong suốt
cuộc đời. Hầu hết những người này đều hồi phục hoàn toàn; những người khác tiếp

Thang Long University Library


7
tục có những triệu chứng và có thể chẩn đốn là rối loạn stress- rối loạn stress sau
chấn thương và rối loạn stress cấp. Đối với những chẩn đoán này, phải tiếp xúc với
mối đe dọa mạng sống hoặc nguy cơ tử vong tác động đến người bệnh hoặc bạn
thân hoặc họ hàng của người bệnh. Những ví dụ về những sự kiện như vậy bao
gồm bạo hành tình dục, chiến tranh, động đất, cháy và tai nạn nghiêm trọng. Những
triệu chứng phải kéo dài lâu hơn một tháng để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán
DSM- IV-TR cho stress sau chấn thương mà trong thể mạn tính có thể kéo dài
nhiều năm. Những triệu chứng kéo dài 2 ngày đến 4 tuần được chẩn đoán là Stress
cấp hơn là stress sau chấn thương [12, 43].
Trải nghiệm lại bao gồm những suy nghĩ hoặc ký ức thâm nhập về sự kiện xảy
ra không mong đợi (hồi tưởng) cũng như ác mộng tái diễn sự kiện đó.
Tăng thức tỉnh bao gồm sự lo âu, tăng đáp ứng giật mình, giảm ngủ hoặc gia
tăng sự cảnh giới ( ví dụ giật mình với một tiếng động).
Tê liệt cảm xúc bao gồm giảm tính cảm xúc, mất khả năng trải nghiệm sự
hạnh phúc, và khó kết nối về cảm xúc với những người khác.
Tránh né bao gồm tội lỗi vì đã thốt được trong khi người khác đã chết hoặc bị
thương nặng ( tội lỗi của người sống sót); sự phân ly và thu hút xã hội, và những

cảm xúc về sự vơ vọng và bị tràn ngập.
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn rối loạn lo âu
Hiện nay có 2 hệ thống chẩn đoán trên thế giới được sử sụng cho chẩn đoán
các rối loạn tâm thần nói chung và các rối loạn lo âu nói riêng đó là ICD-10 và
DSM-IV-TR. Trong nghiên cứu này, người ta dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán RLLA
theo ICD-10, bao gồm:
Phải có một khoảng thời gian kéo dài ít nhất 6 tháng với sự căng thẳng nổi bật,
lo lắng và cảm giác lo sợ về các sự kiện, các rắc rối hàng ngày.
Ít nhất 4 trong số các triệu chứng được liệt kê dưới đây phải có mặt, ít nhất


8
một trong số 4 triệu chứng đó phải nằm trong mục (1) đến (4):
Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật:
Hồi hộp, tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh.
Vã mồ hôi.
Run.
Khô miệng (không do sử dụng thuốc hoặc mất nước).
Các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng:
Khó thở.
Cảm giác nghẹn.
Đau hoặc khó chịu ở ngực.
Buồn nơn hoặc khó chịu ở bụng (ví dụ: sơi bụng)
Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm lý:
Chóng mặt, ngất xỉu hoặc chống váng.
Cảm giác mọi đồ vật khơng thật (trị giác sai thực tại),
Sợ mất kiềm chế.
Sợ bị chết.
Các triệu chứng tồn thân:
Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh.

Tê cóng hoặc cảm giác kim châm.
Các triệu chứng căng thẳng:
Căng cơ hoặc đau đớn.
Bồn chồn hoặc không thể thư giãn.
Tâm lý căng thẳng.
Có cảm giác có khối trong họng, hoặc khó nuốt.
Các triệu chứng không đặc hiệu khác:

Thang Long University Library


9
Dễ bị giật mình.
Khó tập trung hoặc đầu óc "trở nên trống rỗng" vì lo âu.
Dễ nổi nóng, cáu gắt vơ cớ.
Khó ngủ vì lo lắng. [6].
1.1.4. Giới thiệu về bộ công cụ đánh giá rối loạn lo âu ZUNG ( Zung Seflrated Anxiety Scale) năm 1971
Các phương pháp đo lường được sử dụng trong mọi lĩnh vực khoa học, kể cả
khoa học xã hội và nhân văn. Trong một quần thể, việc đánh giá mức độ trí tuệ, các
năng khiếu, sở thích, đặc điểm nhân cách của từng thành viên, giúp họ lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp khả năng và năng lực. Trong y học, khoa học chẩn đoán tâm
lý lâm sàng lấy phương pháp trắc nghiệm tâm lý làm cơng cụ thực hành để lượng
hóa các triệu chứng tâm thần, hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng, phát hiện những lệch lạc
về trí tuệ và nhân cách mang tính chất tâm bệnh học, gợi ra phương hướng điều trị
và đánh giá kết quả điều trị [2].
Trong lĩnh vực lâm sàng tâm thần học trên thế giới, các trắc nghiệm tâm lý
được sử dụng để đánh giá nhóm các triệu chứng về cảm xúc như thang đánh giá
trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory) năm 1961, thang đánh giá trầm cảm
của Hamilton (HDRS – Hamilton Depression Rating Scale), do M.Hamilton giới
thiệu 1960. Thang đánh giá lo âu Zung (Zung Self-rated Anxiety Scale) năm 1971,

Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS (Depression-Anxiety-Stress Scale)
năm 1995; Thang GDS được xây dựng để nhận diện các triệu chứng trầm cảm ở
bệnh nhân là người già (Brink TL., 1982; Yesavage JA., 1983). Thang đánh giá
trạng thái tâm thần MMSE (Mini – Mental State Examination) cịn được gọi là
thang Folstein năm 1975; nhóm các triệu chứng về trí nhớ, trí tuệ như thang đo trí
tuệ Weschler dành cho người lớn (Weschler Adult Intelligence Scale – WAIS) năm
1955, trắc nghiệm trí nhớ Weschler (Weschler Memory Scale) năm 1945, trắc


10
nghiệm khn hình tiếp diễn Raven năm 1936; và đánh giá về nhân cách như thang
đánh giá đa diện nhân cách Minnesota – MMPI (Minnesota Multiphasic Personality
Inventory) năm 1943, bảng nghiệm kê nhân cách Eysenck (Eysenck Personality
Inventory – EPI) năm 1947 [2].
Ở Việt Nam, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý vào những mục đích thực
tiễn cịn khá mới mẻ, nhưng bước đầu cũng đã được áp dụng trong ngành y tế với
mục đích hỗ trợ chẩn đốn bệnh đặc biệt trong chuyên khoa tâm thần.Tại Viện Sức
khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai Phòng Trắc nghiệm tâm lý từ nhiều năm nay
đã sử dụng các thang đánh giá trầm cảm để lượng hóa mức độ rối loạn các trạng
thái trầm cảm. Cơng việc đó được tiến hành một cách thường xuyên trên cả bệnh
nhân tâm thần nội trú cũng như ngoại trú, kể cả trên những bệnh nhân có một số
biểu hiện rối loạn cảm xúc của các chuyên khoa khác như tim mạch, tiêu hóa, cơ
xương khớp hay phục hồi chức năng, những kết quả thu nhận được đã góp phần hỗ
trợ chẩn đốn lâm sàng các rối loạn trầm cảm và đánh giá tiến triển trong điều trị,
giúp cho các thầy thuốc chuyên khoa có thêm thông tin để kết luận bệnh, trạng thái
bệnh và từ đó chọn lựa các giải pháp điều trị phù hợp [2]. Như vậy trắc nghiệm tâm
lý nói chung và các thang trắc nghiệm đánh giá trầm cảm nói riêng giữ một vai trị
và có giá trị nhất định trong thực hành lâm sàng tâm thần học.
Thang Đánh giá trầm cảm Zung (SAS) là thang tự đánh giá gồm có 20 đề
mục, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ học (Zung WW., 1965).

Một hạn chế của SAS là cách trả lời tính điểm (khơng bao giờ, đơi khi, phần lớn
thời gian, ln ln), điều này có thể làm bệnh nhân người già nhầm lẫn; do đó, họ
cần phải có sự trợ giúp của trắc nghiệm vi hoặc những người khác để hoàn thành
trắc nghiệm (Brink TL, Yesavage JA, Lum O & cs, 1982). Một vấn đề khác nữa ở
thang đo này là điểm trung bình đối với người già cao hơn đáng kể so với những
người trẻ hơn, điều này dẫn đến nhiều người già bình thường bị đánh giá thành
dương tính giả (Zung WWK., 1975). Chẳng hạn như, Zung đưa ra ngưỡng điểm

Thang Long University Library


11
phân loại là 40 đối với trầm cảm với độ nhạy là 88%, nhưng dương tính giả lại có tỉ
lệ 44% (Zung WW, Green RL., 1973). Hơn nữa, SAS thường bỏ sót trầm cảm ở
người già nếu trầm cảm biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng về cơ thể (Raft D,
Spencer RF, Toomey T & cs, 1977). Do những hạn chế nêu trên nên nhiều tác giả
cho rằng không nên sử dụng SAS trong các nghiên cứu hay đánh giá lâm sàng về
trầm cảm người già (Myers JK, Weissman MM., 1980; Carroll BJ, 1973). Độ nhạy
và độ đặc hiệu đối với SAS sử dụng ngưỡng điểm 60 cho thấy độ nhạy từ 58% 76%, còn độ đặc hiệu từ 82% - 86% (Kitchell MA, 1982; Okimoto JT, 1982). Mặc
dù có nhiều ý kiến khác nhau trong việc sử dụng SAS ở nhóm quần thể người già,
nhưng nó vẫn tiếp tục được dùng trong nghiên cứu, đặc biệt là ở Châu Âu
(Schrijnemaekers VJJ & cs,1993), vì nó ghi nhận được những khác biệt về giới tính
và độ tuổi trong cấu trúc yếu tố của thang ở nhóm quần thể người già (Kivela S &
cs, 1986). SAS bản rút gọn (12 đề mục), tuy nhiên bản này ít có độ ứng nghiệm
trong trầm cảm người già (Gosker CE & cs, 1994; Hulstijn EM & cs, 1992) [2].
Thang lượng giá lo âu của Zung do William W.K Zung xây dựng (1971) còn
được gọi tắt là SAS (The Zung Self Rating Axiety Scale). SAS là thang đo lượng
giá về mức độ ở người trưởng thành, và đã được chỉnh lý trên người Việt Nam
được sử dụng khá phổ biến tại các Bệnh viện tâm thần và trong nghiên cứu khoa
học.

Thang lượng giá SAS gồm có 20 đề mục, trong đó có 5 đề mục tính điểm
ngược, mỗi đề mục có 4 lựa chọn và chỉ được chọn 1 giá trị từ 1 – 4.
Đề mục có giá trị tăng dần: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 18, 20.

Cách đánh giá cho điểm:
Khơng có
Đơi khi
Phần lớn thời gian


12
Hầu hết hoặc tất cả thời gian
Có 5 câu tính điểm ngược lại (4-3-2-1) là câu 5, 9, 13, 17, 19.
Cách tính điểm mức độ lo âu:
Lo âu nhẹ : 40-44 điểm
Lo âu trung bình: 45-52 điểm
Lo âu trên trung bình: 53-56 điểm
Lo âu mang tính chất bệnh lý: >57 điểm
Độ tin cậy và hệ số tương quan của thang đo Zung:
Hệ số tin cậy chung của thang đo Zung là 0,83 và hệ số tương quan 0,69 [42].
Chúng tôi tiến hành đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Zung trên
mẫu n = 30 sinh viên tại trường Đại học dự bị TP.HCM, kết quả Cronbach’s Alpha
chung của Zung là 0,85. Nhìn chung kết quả cho thấy thang đo Zung có thể chấp
nhận được về độ tin cậy.
1.2. Tình trạng rối loạn lo âu ở sinh viên qua các nghiên cứu trên thế giới và
tại Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, tỷ lệ gặp phải rối loạn tâm thần học đường ngày càng cao và là một
vấn đề ngày càng được quan tâm. Các bệnh lý về sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học
sinh, sinh viên cao hơn hẳn so với tỷ lệ người mắc bệnh ở quần thể chung và đặc

biệt ở lứa tuổi này ít được tiếp xúc với điều trị do kỳ thị về mặt tâm lý. Mặc dù rối
loạn tâm thần là yếu tố dự báo báo động đáng kể liên quan đến thành tích học tập
trong suốt quá trình học tại trường, nhưng hầu hết các nghiên cứu về rối loạn tâm
thần của học sinh đều tập trung vào các trường tiểu học và trung học cơ sở [21].
Theo cuộc điều tra dịch tễ học, tỷ lệ hiện mắc ước tính của rối loạn lo âu trong
dân số chung của Hoa Kỳ là 3,1 % và tỷ lệ bệnh nhân mắc suốt đời là 5,7% trong
đó giới nữ có tỷ lệ hiện mắc gấp hai lần nam giới [40].

Thang Long University Library


13
Sự phổ biến và các yếu tố nguy cơ liên quan đến lo lắng và trầm cảm giữa
những sinh viên đại học Trung Quốc. Lo lắng, trầm cảm và thậm chí ý tưởng tự tử
đang trở thành các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ảnh hưởng đến sinh
viên đại học Trung Quốc. Nghiên cứu này đã điều tra sự phổ biến của các vấn đề
sức khỏe tâm thần trên 1048 sinh viên đại học đến từ Thượng Hải bằng công cụ
sàng lọc ngắn để khảo sát triệu chứng lo âu và trầm cảm, cũng như ý tưởng tự sát
câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9), thang đo về rối loạn tổng quát (GAD-7),
sức khỏe tinh thần bằng bảng câu hỏi về kiến thức y tế (MK), bảng câu hỏi về thái
độ liên quan đến bệnh tâm thần (MA), bảng câu hỏi về kiến thức tâm lý, bài phỏng
vấn về thần kinh( MINI), thang đo sức khỏe tự đánh giá (SFHMS). Thang đo tự tin
(SES), bảng câu hỏi về khiếu ứng Đồng bộ (SCQ), và thang đánh giá nhận thức –
10 (PSS-10). Hơn một nửa sinh viên bị ít nhất một vấn đề sức khỏe tâm thần.
Khoảng 65,55% sinh viên năm nhất bị trầm cảm, và 46,85% lo âu. Tình trạng sống
ở vùng nơng thơn, thu nhập gia đình thấp và niềm tin về tơn giáo có liên quan đáng
kể đến các vấn đề sức khỏe tâm thần [32].
Sự phổ biến và tương quan của chứng trầm cảm, lo âu và tự tử giữa các sinh
viên đại học. Sức khoẻ tinh thần trong số sinh viên đại học đại diện cho một mối
quan tâm y tế công cộng quan trọng và ngày càng tăng mà dữ liệu dịch tễ là cần

thiết. Một cuộc khảo sát dựa trên Web được thực hiện cho một mẫu ngẫu nhiên tại
một đại học cơng lập lớn có hồ sơ nhân khẩu học tương tự như sinh viên quốc gia.
Các rối loạn trầm cảm và lo âu đã được đánh giá bằng bảng câu hỏi về sức khoẻ
bệnh nhân (R. L. Spitzer, K. Kroenke, J. B. W. Williams, và Nhóm nghiên cứu
chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Nhóm điều tra chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân,
1999). Tỷ lệ trả lời là 56,6% (N= 2.843). Tỷ lệ hiện mắc của bất kỳ rối loạn trầm
cảm hoặc lo âu là 15,6% đối với sinh viên đại học và 13,0% đối với sinh viên sau
đại học. Ý tưởng tự sát trong 4 tuần vừa qua đã được báo cáo bởi 2% học sinh. Học
sinh báo cáo những cuộc đấu tranh về tài chánh có nguy cơ mắc các vấn đề về sức


14
khoẻ tâm thần cao hơn (odds ratio = 1,6-9,0). Những phát hiện này làm nổi bật nhu
cầu giải quyết vấn đề sức khoẻ tâm thần ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là những
người có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn [25].
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 506 sinh viên trong độ tuổi từ 18 24 tuổi của 4 trường đại học công lập ở thung lũng Klang, Malaysia. Thông qua
một bảng câu hỏi thang đo đánh giá trầm cảm, lo âu -21 (DASS-21). Dữ liệu về đặc
điểm xã hội, bản thân, gia đình và lối sống cũng được thu thập. Qua phân tích kết
quả cho thấy trong số tất cả sinh viên, 27,5% có trình độ trung bình, và 9,7% bị
trầm cảm nặng; 34% có mức độ vừa phải, 29% lo âu nặng; và 18,6% ở mức vừa
phải và 5,1% có căng thẳng nghiêm trọng dựa trên thang đo DASS -21. Cả hai mức
độ trầm cảm và lo lắng đều cao hơn đáng kể trong số các sinh viên độ tuổi (20 tuổi
trở lên), giới nữ [38].
Cũng theo Tạp chí tâm lý học di truyền nghiên cứu và phát triển con người có
nghiên cứu cắt ngang mô tả về Căng thẳng , Trầm cảm, Lo âu và bệnh tật ở 184
sinh viên đại học (145 phụ nữ, 39 nam) năm 2010 cho thấy có mối liên quan giữa
giới tính, tuổi trong đó căng thẳng chiếm 9,5%; lo âu chiếm 4,7%; trầm cảm chiếm
7,6% [36].
Theo một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại Đại học Istanbul,
Thổ Nhĩ Kỳ với cỡ mẫu 376 sinh viên chuẩn bị cho các kỳ thi trong hai khóa năm

học 2010-2011 trong đó 210 là sinh viên nữ chiếm (55,9%) về việc kiểm tra mức
độ lo lắng thử nghiệm và các yếu tố liên quan trong sinh viên chuẩn bị kỳ thi đại
học. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi (SPSS 20). Mức độ lo lắng thử
nghiệm của tổng thể sinh viên nữ cao hơn đáng kể so với sinh viên nam [31].
Sự căng thẳng tâm lý của sinh viên nói chung và sinh viên y nói riêng là mối
quan tâm lớn của y tế cơng cộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu
được tiến hành để đánh giá các triệu chứng lo âu của sinh viên y khoa Trung Quốc.

Thang Long University Library


15
Nghiên cứu cắt ngang mô tả đa trung tâm được tiến hành vào tháng 6 năm 2014.
Các bảng câu hỏi tự báo cáo bao gồm thang đo mức độ lo âu của Zung (SAS), Big
Five Inventory(BFI), Wagnlid và Young Resilience Scale (RS-14) và nhân khẩu
học phân phối cho các đối tượng. Một phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng
đã được sử dụng để chọn 2955 sinh viên y khoa (tỷ lệ đáp ứng : 83,57%) tại 4
trường cao đẳng y tế ở Liêu Ninh, Trung Quốc, cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu chiếm
47,3% [39]. Cũng theo nghiên cứu cắt ngang mô tả về lo lắng kỳ thi của sinh viên y
khoa được thực hiện trong 4 tuần tháng 5 năm 2006 tại Dow Medical College gồm
120 sinh viên có 25,8% là nam và 74,2% là nữ . Bảng câu hỏi khảo sát gồm VAS
để đo lường sự lo lắng (mức độ lo lắng được đánh dấu là 64+/-28) của kỳ thi và 17
câu hỏi liên quan đến lối sống, vấn đề tâm lý. Trong số các yếu tố khác nhau góp
phần gây lo lắng cho kỳ thi, khối lượng học nhiều (90,8%), thiếu luyện tập thể dục
(90%) và thời gian thi dài (77,5%) [29]. Theo một trường Cao đẳng Y khoa
Nishtar, Multan thực hiện một nghiên cứu cắt ngang mô tả bằng bảng câu hỏi cho
815 sinh viên thời gian 6 tháng suốt quá trình nghiên cứu và khơng có bệnh tự phát.
Trong số 815 sinh viên, 482 sinh viên hoàn thành bộ câu hỏi. Tỷ lệ lo âu và trầm
cảm cao được tìm thấy giữa các sinh viên (43,89%). Tỷ lệ lo âu và trầm cảm trong
số những sinh viên năm nhất, thứ hai, ba, bốn, năm năm và năm cuối lần lượt là

45,86%, 52,58%, 47,14%, 28,75%, và 45,10%. Sinh viên nữ bị trầm cảm nhiều hơn
sinh viên nam (OR= 2,05, KTC 95% = 1,42-2,95, p = 0,0001). Có sự liên quan
đáng kể giữa tỷ lệ lo lắng và trầm cả và năm học của trường y khoa (p = 0,0276)
[30]. Cũng theo cuộc khảo sát cắt ngang mô tả giữa sinh viên năm thứ nhất 110
sinh viên và sinh viên năm cuối 122 sinh viên của một trường y khoa, kết quả được
báo cáo 30,8% sinh viên năm nhất có triệu chứng về lo âu, 9,4% sinh viên năm
cuối (p<0,001) có lo âu trong đó sinh viên nữ chiếm đa số [22].
Nghiên cứu cắt ngang mô tả xác định tỷ lệ trầm cảm và lo âu trong 358 sinh
viên y khoa đang theo học tại một trường đại học tư ở Mã Lai và kiểm tra sự khác


16
biệt theo giới tính, năm học và giai đoạn tập huấn của người tham gia (tiền lâm
sàng và lâm sàng). Ngoài ra, nghiên cứu này đã kiểm tra mức độ căng thẳng mà dự
đoán trầm cảm và lo lắng, sự khác biệt giữa trải nghiệm và phản ứng của người học
chán nản với những căng thẳng, và sự khác biệt giữa trải nghiệm và phản ứng của
các sinh viên y khoa lo lắng. Tầm quan trọng của stress sinh viên sử dụng thang đo
để đo stress và phản ứng với Depression, Anxiety và Stress Scale được sử dụng để
đo trầm cảm và lo lắng. Kết quả cho thấy 44% sinh viên lo lắng và 34,9% bị trầm
cảm. Nhiều sinh viên nữ lo lắng hơn nam sinh viên. Stress là một yếu tố tiên đoán
cho chứng trầm cảm và lo lắng. Một sự khác biệt đáng kể đã được tìm thấy giữa
trầm cảm, lo lắng và không lo lắng của sinh viên về những căng thẳng do sự thất
vọng, thay đổi và phản ứng cảm xúc của họ đối với những người căng thẳng. Nhìn
chung, các học sinh chán nản và lo lắng bị căng thẳng và phản ứng khác biệt cao
hơn với những sinh viên khơng căng thẳng và nhóm sinh viên không lo âu [37].
Một nghiên cứu cắt ngang quan sát được tiến hành tại Đại học Saint Joseph,
Lebanon, trong năm học 2013-2014. Chỉ số Insomnia Severity Index (ISI), chỉ số
chất lượng giấc ngủ của Pittsburgh (PSQI), thang đo độ trễ Sleeping Epworth
(ESS), và mức độ rối loạn lo âu tổng quát (7) (GAD) đã được gửi tới 462 sinh viên
sau khi có sự đồng ý bằng văn bản -7).Tỷ lệ mất ngủ đáng kể về mặt lâm sàng là

10,6% (95% CI: 7,8-13,4%), thường gặp hơn ở sinh viên năm thứ nhất. Điểm
trung bình của ISI là 10.06 (SD = 3.76). 37,1% số người tham gia là người ngủ
kém. Sự buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) và giấc ngủ kém thường gặp ở những
người tham gia mất ngủ lâm sàng nhiều hơn đáng kể (p = 0,031 và 0,001). Sự lo
lắng quan trọng về lâm sàng xảy ra thường xuyên hơn ở các học sinh bị chứng mất
ngủ lâm sàng (p = 0.006) và ở người ngủ kém (p = 0.003). 50,8% những người
tham gia có lo lắng đáng kể về lâm sàng cho thấy EDS so với 30,9% những
người khơng có lo lắng đáng kể về lâm sàng (p<0.0001). Mức độ SD trong
mẫu nghiên cứu của sinh viên đại học Lebanon này cho thấy tầm quan trọng của

Thang Long University Library


17
việc kiểm tra sức khoẻ giấc ngủ trong quần thể này. Hơn nữa, mối liên hệ giữa
chứng lo âu và giấc ngủ nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc điều trị lo âu
ngay khi phát hiện và không chỉ đơn giản nhằm vào việc giảm các vấn đề về giấc
ngủ [24].
Một cuộc khảo sát dựa trên Web ẩn danh đã được phân phát cho sinh viên đại
học và sau đại học tại một trường đại học có quy mô vừa phải ở Úc. Một loạt các
yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội và nhân khẩu học đã được đo và mơ hình hồi quy
được sử dụng để kiểm tra các yếu tố dự báo đáng kể về trầm cảm chủ yếu và GAD.
Tổng cộng có 611 sinh viên hoàn thành khảo sát. Tỷ lệ trầm cảm chủ yếu và GAD
trong mẫu là tương ứng là 7,9 và 17,5%. Về nhân tố nhân khẩu học, nguy cơ trầm
cảm cao hơn đối với sinh viên trong năm học đầu tiên của mình, và nguy cơ GAD
cao hơn đối với sinh viên nữ, những người chuyển đến học đại học từ nông thôn và
sinh viên gặp phải căng thẳng về tài chính. Về các yếu tố tâm lý xã hội, học sinh
thiếu tự tin về bề ngồi có nguy cơ trầm cảm lớn hơn đáng kể và cảm thấy áp lực
quá lớn để thành công, thiếu tự tin và khó khăn trong việc nghiên cứu có liên quan
đáng kể đến nguy cơ GAD [26] .

Theo một nghiên cứu về Rối loạn lo âu xã hội ở trẻ vị thành niên ở Ả-rập Xêút và các yếu tố liên quan bạo lực gia đình. Nghiên cứu này đã được tiến hành tại
hai trường trung học dành cho nam sinh ở Abha, Ả-rập Xê-út trong năm học 2013.
Để thu thập dữ liệu, một bảng câu hỏi gợi lên thông tin về đặc điểm nền và tình
trạng cuộc sống hơn nhân của cha mẹ cũng như bài kiểm tra mức độ lo âu xã hội
Liebowitz (LSAS ), Để đánh giá SAD, đã được sử dụng. Tổng cộng có 454 sinh
viên tham gia nghiên cứu. Tuổi của người tham gia dao động từ 15 đến 20 năm với
trung bình 17,4 năm. Tỷ lệ SAD là 11,7%. Khoảng 36% và 11,4% học sinh tương
ứng có dạng nghiêm trọng và nặng hơn của SAD. Bạo lực gia đình được xem như
là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho SAD. Các yếu tố tiên đoán độc lập của SAD là
sự bạo lực gia đình (tỷ số chênh [OR] = 3,97, khoảng tin cậy 95% [31]: 1,90-8,31


×