Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG QUAN về TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG vật LIỆU mới ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.2 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN
HỐ HỌC VẬT LIỆU

Đề tài:

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
VẬT LIỆU MỚI Ở VIỆT NAM

HV: PHAN THANH NHÂN
MSHV: 208140111310023
LỚP: CH28-A3
GVHD: PHAN THỊ HỒNG TUYẾT


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Thí dụ
như tranh, tre, nứa, lá, vơi, cát, sắt, gang, thép, xi măng, vật liệu polime,... được dùng
trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, các cơng trình kiến trúc. Ở mỗi thời kì văn minh
của nhân loại được đánh dấu bằng những loại vật liệu mới đặc trưng cho mỗi thời kỳ
phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật của thời kì đó. Thi dụ thời kì đồ đá, thời kì đồ


đồng,…. Sự phát triển của các vật liệu mới đã góp phần tạo ra sự phát triển cho những
ngành kinh tế mũi nhọn của nhân loại.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật, nhu cầu của nhân
loại về các vật liệu mới với những tính năng vật lí và hố học, sinh học mới ngày càng
cao. Ngồi những vật liệu tự nhiên, nhu cầu về vật liệu nhân tạo ngày càng đa dạng,
phong phú để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về vật liệu trong các ngành kinh tế
quốc dân.
Việt nam là một nước đang phát triển trên hướng cơng nghiệp hố – hiện đại hố,
nhiều vấn đề lĩnh vực đang trong q trình hồn thiện và phát triển. Do đó, Vật liệu
mới, vật liệu kỹ thuật cao có thể coi là chìa khóa cho sự phát triển công nghệ trong hầu
hết các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, y học, quốc
phịng, an ninh, cơng nghệ thơng tin, truyền thơng,....Để hiểu rõ hơn vấn đề, tôi chọn
đề tài “Tổng quan về tình hình nghiên cứu và ứng dụng vật liệu mới ở Việt nam”.
2. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu và ứng dựng vật liệu composite và vật liệu Nano trong một số
lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để tư duy, suy luận cho bài viết.

3


1

CHƯƠNG 1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU
MỚI TẠI VIỆT NAM
1.1 Tình hình phát triển khoa học vật liệu
Khoa học và công nghệ vật liệu là một tập hợp các ngành khoa học trong việc nghiên
cứu thành phần, cấu trúc và quy trình gia cơng vật liệu để tạo ra vật liệu có các tính
năng kỹ thuật cần thiết và sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Công nghệ tiên tiến trong cơng nghiệp vật liệu đóng góp một phần quan trọng không
thể thiếu được đối với sự tăng trưởng kinh tế, là cơ sở phát triển của nhiều ngành mới
và sản phẩm mới, tạo điều kiện khai thác tối ưu các nguồn lực phục vụ phát triển sản
xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước.
Cho đến nay, Việt Nam phát triển công nghiệp vật liệu chủ yếu dựa vào nguồn tài
nguyên và khoáng sản trong nước, tuy khá phong phú về chủng loại nhưng phức tạp về
phương diện khai thác và chế biến. Nhìn chung, các mỏ khống sản đều có quy mơ
vừa và nhỏ, hàm lượng không cao, trữ lượng khai thác thấp và cơng nghệ tuyển cịn
lạc hậu.
Từ đầu những năm 60 ở miền Bắc và sau năm 1975 trên cả nước, Chính phủ đã chú
trọng xây dựng nền công nghiệp nước nhà, đã hình thành một số ngành cùng với các
khu, cụm cơng nghiệp vật liệu, trong đó có một số cơng trình lớn quan trọng và cải tạo
một số cơng trình kết cấu hạ tầng, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu để cơng
nghiệp hố đất nước.
Trong các ngành công nghiệp vật liệu, ngành thép Việt Nam đã được hình thành tương
đối sớm. Trong hơn hai chục năm qua do khơng có điều kiện đổi mới thiết bị, cho nên
công nghệ sản xuất khá lạc hậu. Những năm gần đây mới chỉ xây dựng thêm một số
nhà máy cán thép, đưa sản lượng thép từ 100.000 tấn/năm 1990 lên 1.000.000 tấn/năm
trong năm 1995 nhưng chủ yếu là thép xây dựng.
Ngành vật liệu xây dựng đặt được những kết quả nhất định. Hiện nay có 5 nhà máy xi
măng lớn: Hải Phịng, Bỉm Sơn, Hồng Thạch, Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2. Tổng sản
lượng của 5 nhà máy trên là 4,6 triệu tấn/năm và của các nhà máy xi măng nhỏ còn lại
khác khoảng 2 triệu tấn/năm. Những nhà máy mới xây dựng trong những năm gần đây
đã có cơng nghệ sản xuất tương đối hiện đại.
Ngành gốm, sứ, thuỷ tinh chưa được đầu tư một cách đáng kể, quy mơ nhỏ, cơng nghệ
lạc hậu do đó sản lượng và chất lượng còn thấp. Cho đến nay mới chỉ có nhà máy kính
Đáp Cầu sản xuất kính xây dựng là có quy mơ tương đối lớn với sản lượng khoảng
2.000 tấn/năm.
Ngành công nghiệp chất dẻo và sơn đã bắt đầu hình thành trong những năm gần đây.

Các loại vật liệu thông dụng khác được sản xuất với quy mơ nhỏ, trên các dây chuyền
lạc hậu hoặc thủ cơng.
Nhìn chung, năng lực cơng nghiệp vật liệu nước ta cịn nhỏ bé và chưa đủ sức tự đầu
tư phát triển, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu và chậm được đổi mới, năng suất và
chất lượng còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước, nhiều sản phẩm
quan trọng chủ yếu vẫn phải nhập khẩu.
4


Hiện nay khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố quan trọng trong phát triển quốc
gia. Điều này đòi hỏi nước ta phải tăng cường đầu tư, đổi mới nhanh chóng và cơ bản
ngành cơng nghiệp vật liệu nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của tồn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Bối cảnh và tình hình quốc tế trong những năm tới sẽ có những chuyển biến sâu sắc,
vừa thuận lợi cho sự phát triển ngành cơng nghiệp vật liệu nước ta, vừa có những
thách thức địi hỏi chúng ta phải tính tốn và lựa chọn những bước đi và mơ hình thích
hợp nhằm nhanh chóng thốt khỏi nguy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Tất cả các yếu tố này yêu cầu chúng ta phải tăng cường phát triển ngành công nghiệp
vật liệu theo chiến lược phát triển riêng của mình.
1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển cơng nghệ vật liệu ở việt nam
1.2.1 Mục tiêu phát triển công nghệ vật liệu
Thoả mãn phần lớn nhu cầu về các loại vật liệu thông dụng từ tài nguyên trong
nước, chúng ta phải đưa một số lĩnh vực của ngành công nghiệp vật liệu tiếp cận trình
độ cơng nghệ của các nước phát triển trong khu vực.
Xây dựng nền công nghiệp vật liệu Việt Nam có cơ sở vững chắc và cơ cấu đồng
bộ, có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất những vật liệu phục vụ những ngành
then chốt của nền kinh tế quốc dân như: năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ sở, cơ khí
chế tạo, điện tử... và có khả năng sản xuất được các loại vật liệu có tính năng kỹ thuật
mới, vật liệu mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của các ngành kinh tế.
Xây dựng hệ thống các cơ quan nghiên cứu và triển khai thuộc lĩnh vực công nghệ

vật liệu có năng lực tiến hành nghiên cứu ở trình độ cao, có khả năng tạo ra các cơng
nghệ mới, vật liệu mới phục vụ nền kinh tế quốc dân.
1.2.2 Phương hướng phát triển công nghệ vật liệu.
Coi trọng việc tìm hiểu, tiếp thu và chuyển giao cơng nghệ vật liệu thích hợp, tiên
tiến nhằm phát triển nền cơng nghiệp vật liệu bền vững, rút ngắn khoảng cách về trình
độ công nghệ giữa nước ta và các nước khác. Đồng thời nâng cao năng lực khoa học
và công nghệ nội sinh để tiếp thu, đồng hố và cải tiến cơng nghệ nhập nội cho phù
hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế sản xuất, nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả sử
dụng công nghệ.
Chú trọng phát triển các cơng nghệ sử dụng tài ngun khống sản sẵn có trong
nước, tiến hành nghiên cứu và triển khai các công nghệ tiên tiến sản xuất vật liệu
truyền thống và các vật liệu mới.
Đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ hiện có để nâng cao năng lực sản xuất và chất
lượng sản phẩm, tập trung vào các khâu quyết định các tính năng kỹ thuật của vật liệu
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Phát triển các ngành công nghiệp vật liệu ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Chú
trọng các quy mô nhỏ và vừa để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từng vùng, hạn chế
sự mất cân đối trong vận chuyển. Chú ý phương châm lấy ngắn nuôi dài, kết hợp công
nghê truyền thống với cơng nghệ cao có chọn lọc, đồng thời xây dựng một số cơng
trình quy mơ lớn cần thiết và có hiệu quả.
5


Phát triển công nghệ mới và cao phải tiến hành theo nguyên tắc tập trung vào các
hướng ưu tiên đã lựa chọn. Nhà nước hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, triển khai và
khuyến khích các ngành cơng nghiệp vật liệu đưa vào ứng dụng các công nghệ mới và
cao.
1.3 Nội dung phát triển công nghệ vật liệu ở việt nam
Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, vào tiềm lực khoa học, công
nghệ vật liệu của các cơ quan nghiên cứu - triển khai, vào nhu cầu vật liệu của nước ta

hiện nay và trong một tương lai gần, trên cơ sở mục tiêu và phương hướng đã lựa
chọn, cần tập trung thực hiện những nội dung trọng điểm sau đây cho chương trình
phát triển Khoa học và Công nghệ vật liệu
1.3.1 Vật liệu kim loại.
Công nghiệp sản xuất vật liệu kim loại là lĩnh vực quan trọng có tác dụng quyết
định đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước cũng như đối với
việc bảo vệ an ninh quốc gia. Nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển có
hiệu quả nền cơng nghiệp luyện kim: tài ngun khống sản đa dạng, giàu tiềm năng
thuỷ điện, có vị trí địa lý thuận lợi và lực lượng lao động dồi dào. Trong việc xây dựng
ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam cần chú trọng phát triển các lĩnh vực công
nghệ sau đây:
 Những công nghệ luyện lim phù hợp để sản xuất các loại thép và vật liệu kim loại
cơ bản, đáp ứng được nhu cầu chủ yếu của nền kinh tế và góp phần xuất khẩu. Đặc
biệt chú trọng công nghệ luyện kim không dùng than cốc.
 Công nghệ luyện thép chất lượng cao, thép hợp kim và hợp kim cho cơ khí chế tạo
máy, cơng nghệ hố chất, xi măng, dầu khí, cho nhu cầu quốc phịng. Các công
nghệ đúc tiên tiến, công nghệ gia công, xử lý, phân tích kiểm nghiệm tương ứng.
 Cơng nghệ luyện kim bột, vật liệu cho công nghệ hàn và phun phủ, công nghệ sản
xuất vật liệu tổ hợp kim loại.
 Công nghệ luyện đồng, nhôm và các hợp kim của chúng.
 Cơng nghệ tìm kiếm thăm dị khống sản và cơng nghệ xử lý tổng hợp tài ngun
khống sản.
 Cơng nghệ sản xuất các hợp kim ferro và các ơ xít kim loại chất lượng cao từ tài
nguyên khoáng sản Việt Nam.
 Công nghệ sản xuất các kim loại sạch và siêu sạch, các kim loại quý hiếm, công
nghệ sản xuất các vật liệu kỹ thuật tiên tiến trên cơ sở đất hiếm.
 Công nghệ sản xuất các hợp kim đặc biệt dùng trong ngành kỹ thuật điện, điện tử
và các ngành kinh tế khác.
1.3.2 Vật liệu xây dựng.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đề ra những yêu cầu lớn đối với ngành xi măng. Nước

ta lại có nhiều tiềm năng về nguyên, nhiên liệu và điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh
vực công nghệ này:
 Về công nghệ sản xuất xi măng: phải lựa chọn phương pháp khô với cơng nghệ tiên
tiến tự động hố cao; cải tạo và đổi mới công nghệ của các nhà máy xi măng sản
xuất theo phương pháp ướt, xây dựng các nhà máy mới theo công nghệ tiên tiến.
6


 Về các chủng loại xi măng: ngoài xi măng pooclăng thông dụng, cần sản xuất các

loại xi măng đặc biệt như xi măng bền sunphát để sử dụng trong môi trường biển,
xi măng dùng trong các giếng khoan dầu khí, xi măng cường độ cao, xi măng
pooclăng-puzơlan,... để sử dụng cho các cơng trình đặc biệt.
1.3.3 Vật liệu gốm, sứ, thuỷ tinh.
Gốm, sứ, thuỷ tinh là vật liệu được dùng để sản xuất ra các loại sản phẩm dân dụng
và kỹ thuật có nhu cầu sử dụng lớn. Nước ta lại có nguồn nguyên liệu phân bố trên tất
cả các vùng của đất nước với trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Các xí nghiệp khơng địi
hỏi vốn đầu tư quá lớn và lại tạo ra việc làm cho lao động địa phương. Để đảm bảo khả
năng cạnh tranh với hàng ngoại và đẩy mạnh xuất khẩu cần phải đưa vào ứng dụng
những công nghệ tiên tiến.
Trong lĩnh vực vật liệu gốm, sứ chú trọng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu có
tính năng kỹ thuật cao để thay thế một số loại thép và hợp kim, công nghệ sản xuất
gốm, sứ mỹ nghệ để xuất khẩu, công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa với khối lượng và
chất lượng thoả mãn phần lớn nhu cầu của công nghiệp luyện kim, thuỷ tinh và xi
măng, công nghệ sản xuất gốm xốp và màng xúc tác, sứ cách điện dùng trong các thiết
bị điện và đường dây truyền tải điện cao thế, các vật liệu gốm sử dụng trong việc xử lý
ô nhiễm môi trường.
Trong lĩnh vực vật liệu thuỷ tinh, chú trọng phát triển công nghệ sản xuất kính xây
dựng, thuỷ tinh y tế, thuỷ tinh cho thí nghiệm khoa học, thuỷ tinh cho kỹ thuật chiếu
sáng, thuỷ tinh trang trí cao cấp, thuỷ tinh cách điện, sợi thuỷ tinh cách nhiệt, sợi thuỷ

tinh làm cốt cho vật liệu tổ hợp và sợi thuỷ tinh dẫn quang.
1.3.4 Vật liệu cao phân tử.
Nước ta có những nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp vật liệu cao phân tử: Dầu khí, cao su thiên nhiên, các loại nhựa thực vật và các
loại dầu thực vật. Vật liệu cao phân tử được sử dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu
tiêu dùng mà còn được sử dụng để chế tạo nhiều bộ phận không thể thay thế của các
thiết bị công nghiệp, các phương tiện giao thông cũng như để thay thế cho những vật
liệu truyền thống khác như sắt, thép, bê tông,... Về vật liệu cao phân tử cần chú trọng
các hướng công nghệ sau đây:
 Công nghệ sản xuất các vật liệu tổ hợp trên cơ sở các chất cao phân tử nhiệt dẻo và
nhiệt rắn tăng cường bằng sợi thuỷ tinh, sợi badan, sợi các bon và biến tính gỗ
bằng các chất cao phân tử.
 Công nghệ sản xuất các sản phẩm cao cấp và các vật liệu tổ hợp từ nguyên liệu là
cao su thiên nhiên, các loại nhựa thực vật và các loại dầu thực vật.
 Công nghệ sản xuất các loại sơn và các loại vật liệu tổ hợp bảo vệ kim loại chống
ăn mịn trong các mơi trường xâm thực mạnh như trong mơi trường nước biển,
mơi trường nóng ẩm, trong các thiết bị cơng nghiệp hố chất,...
 Cơng nghệ sản xuất các loại vật liệu tổ hợp cao phân tử để sử dụng kỹ thuật điện và
điện tử trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

7


 Công nghệ sản xuất các loại màng cao phân tử đặc biệt, các chất cao phân tử sinh

học, cao phân tử huỷ sinh học, cao phân tử xử lý ô nhiễm môi trường và các chất
cao phân tử đặc biệt khác.
1.3.5 Vật liệu điện tử.
Công nghiệp điện tử là ngành cơng nghiệp kỹ thuật cao đóng vai trị quan trọng
trong sự nghiệp hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và cần được ưu tiên phát triển, lựa

chọn một số loại vật liệu, tiến hành nghiên cứu, tiếp thu cơng nghệ tiên tiến từ nước
ngồi và tổ chức sản xuất vật liệu, linh kiện cho lắp ráp các thiết bị hoặc xuất khẩu.
Trong hoàn cảnh nhiều nước trong khu vực đã xây dựng thành công ngành công
nghiệp điện tử, là một bước đi sau, nước ta cần tập trung phát triển công nghệ theo các
hướng sau đây:
 Công nghệ sản xuất các loại ferrit chất lượng cao, nam châm đất hiếm, các vật liệu
vơ định hình và vi tinh thể.
 Công nghệ sản xuất các loại vật liệu và linh kiện cảm biến (bán dẫn, siêu âm, các
chất dẫn điện mới, gốm áp điện) sử dụng trong các thiết bị đo, trong các thiết bị tự
động hoá, trong sinh học và y học.
 Công nghệ sản xuất các vật liệu và linh kiện quang điện tử (optoelectronics) và
quang tử (photonics): vật liệu và linh kiện bán dẫn thu nhận ánh sáng, vật liệu và
linh kiện bán dẫn phát quang, laser bán dẫn, các vật liệu quang phi tuyến, dây dẫn
quang, dây dẫn quang có khuyếch đại, laser dây, đĩa quang, các vật liệu quang điện
hố...
 Cơng nghệ sản xuất vật liệu thu nhận và biến đổi năng lượng để sử dụng làm nguồn
điện cho các thiết bị điện tử.

8


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
VẬT LIỆU MỚI TẠI VIỆT NAM
Dựa trên định hướng và nhiệm vụ trong tâm của vấn đề vật liệu tại Việt Nam, rất nhiều
ban ngành, tổ chức nhà khoa học đã tham gia vào nghiêm cứu, ứng dụng và phát triển
các loại vật liệu mới, Cụ thể như sau:
2.1 Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển vật liệu composite tại việt nam
2.1.1 Tiềm năng và ứng dụng vật liệu composite tại việt nam

Composite là vật liệu truyền thống có từ lâu đời, không những được sử dụng rộng
rãi từ lâu ở các nước trên thế giới, mà chúng còn được sử dụng nhiều ở Việt Nam trong
hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Vật liệu composite được áp dụng hầu hết ở các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân. Tính riêng nhựa dùng để sản xất vật liệu composite được tiêu thụ ở Việt
Nam khoảng 5.000 tấn mỗi năm; tại Hà Nội đã có 8 đề tài nghiên cứu
về composite cấp thành phố được tuyển trọn, theo đó vật liệu composite được sử dụng
nhiều trong đời sống xã hội.
Vật liệu dùng trong chế tạo máy và cơ khí và an ninh quốc phịng đều chịu các tải
cơ học, các tác động vật lý, hố học và mơi trường rất khác nhau. u cầu hàng đầu là
vật liệu phải có độ bền cao, tức là có khả năng cao chống biến dạng dẻo, chống sự gia
tăng vết nứt, sự mài mòn bề mặt,…trong thời gian đủ dài cần thiết. Các chỉ tiêu về độ
bền nói chung liên quan đến vật liệu trong chế tạo máy-cơ khí thường là:
Chỉ tiêu cơ học: Các mơ đun đàn hồi của vật liệu; Bền tĩnh (khả năng chịu các tác
động tức thời: bền kéo, bền trượt, bền nén, uốn,…); Bền mỏi (khả năng chịu các tải
tuần hoàn); Bền va đập, bền từ biến,…
Chỉ tiêu vật lý -hoá học: Khối lượng riêng ; Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt,…; khả
năng bền nhiệt; Bền với độ ẩm, bức xạ; Bền trong các mơi trường hố học ( kiềm, axít,
…); Bền điện hố,…
Với composite, ngồi các chỉ tiêu trên, cần biết thêm các thông số: Các vật liệu
thành phần cấu thành nên composite (các chỉ tiêu cơ học vật lý, độ bền của từng thành
phần khi riêng rẽ,…); Tỷ lệ phân bố thể tích giữa cốt và nền; Cấu trúc cốt ( phân lớp,
đồng phương, các phương sợi,…); Độ bền dọc theo phương cốt, và theo phương
vng góc với các cốt sợi,…; Tỷ lệ độ rỗng trong vật liệu; Nhiệt độ chịu đựng tối đa
của composite; Hệ số dãn nở nhiệt (của composite và từng thành phần); Phương pháp,
công nghệ chế tạo nên vật liệu; Biến dạng tối đa (%),…
Về măt cơ học, độ bền của vật liệu được biểu diễn qua mối quan hệ ứng suất -biến
dạng. Vật liệu không còn khả năng”bền” nữa, tức là khi trong vật liệu xảy ra sự phá vỡ
tính liên tục của mơi trường vật liệu. Điều đó được hiểu là khi ứng suất hoặc biến dạng
vượt quá mức giới hạn cho phép. Mức giới hạn này là đặc trưng cơ-lý của mỗi vật liệu,

và được biêủ diễn qua mặt bền (mặt giới hạn) trong không gian ứng suất hoặc không
gian biến dạng. Những điểm nằm trong mặt này ứng với trạng thái an toàn (trong giới
hạn bền của vật liệu). Những điểm nằm trên biên hoặc ngoài mặt giới hạn tương ứng
với trạng thái ứng suất hoặc biến dạng khơng an tồn của vật liệu.
9


Như trên chúng tơi đã đề cập đến, vì đặc tính cơ-lý-hố, và tất nhiên cả độ bền của
vật liệu, phụ thuộc vào ba yếu tố chính:
 Các cấu tử, các vật liệu thành phần cấu thành nên vật liệu.
 Cấu trúc và sự phân bố các thành phần bên trong vật liệu.
 Cơng nghệ chế tạo vật liệu
Do đó chỉ thay đổi một trong ba yếu tố trên cũng đủ dẫn đến thay đổi đặc tính và độ
bền của vật liệu. Vì vậy để nhận được vật liệu mới có độ bền cao, chúng ta có thể thay
đổi từng yếu tố, hoặc đồng thời hai, hoặc cả ba yếu tố một lúc.
Ví dụ:
Khi chế tạo vật liệu siêu cứng, nếu dùng bột kim cương, rải lên bề mặt hợp kim
cứng, rồi ép nóng dưới áp suất 5-8GPa, ở nhiệt độ khaỏng 1800 oC có thể tạo ra vật liệu
siêu cứng có độ cứng 5000-8000 HV, dùng để cắt gọt kim loại; Nếu bột kim cương
trộn với khoảng 20-30% bột kim loại, ép nóng dưới áp suất 3-6GPa, ở nhiệt độ 12001600oC tạo ra sản phẩm có độ cứng 4000-5000HV, dùng để cắt đá. Như vậy thay đổi
thành phần cấu thành nên composite, chúng ta nhận được những vật liệu mới có độ
bền (ở đây là độ cứng) khác nhau.
Hoặc cùng vật liệu giống nhau, nhưng với cách bố trí các cốt khác nhau, chúng ta sẽ
nhận được các vật liệu mới có độ bền rất khác nhau: Bảng 2 cho thấy , tuy cùng là
composite, nhưng khác với vật liệu epoxy-thuỷ tinh trên đây, với composite cacboncacbon, thay đổi cốt từ 1D sang 3D có thể nhận được vật liệu có mơ đun trượt cao hơn
từ 2-2,5 lần. Điều này đạt được không phải do công nghệ, mà do chúng ta đã thay đổi
cấu trúc bên trong của các sợi cốt.
Bảng 1. Mô đun đàn hồi của composite cacbon-cacbon với các cấu trúc cốt khác
nhau
Cấu trúc cốt

1D
2D
3D
Sợi ngắn phân tán
Để minh hoạ về yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới độ bền của vật liệu, chúng tơi lấy
ví dụ quá trình chế tạo sợi cacbon. Trong quá trình chế tạo sợi các bon có 2 yếu tố
cơng nghệ quan trọng nhất quyết định đến chỉ tiêu cơ lý của sợi: đó là nhiệt độ của q
trình xử lý nhiệt và mức độ vuốt sợi. Sự vuốt sợi và tăng nhiệt độ xử lý sợi làm tăng
khả năng định hướng của các nguyên tử cacbon theo phương dài của sợi, kết quả là
làm tăng môđun đàn hồi và độ bền của vật liệu. Thực tế cho thấy mức độ vuốt sợi càng
lớn, thì sợi có mođun đàn hồi và độ bền càng lớn. Thông thường khi chế tạo, sợi
cacbon được vuốt theo tỷ lệ 1000:1, với tốc độ 125-130m/phút. Nhiệt độ càng lớn thì
làm cho sợi có mơđun đàn hồi càng lớn, nhưng không phải nhiệt độ xử lý càng cao thì
lại cho sợi có độ bền càng cao. Vì khi nhiệt độ càng cao, thì sự xuất hiện các lỗ rỗng

10


trong sợi cacbon càng lớn, và vì vậy độ bền của sợi giảm đi. Các sợi cacbon thông
thường đạt độ bền tối ưu trong khoảng xử lý nhiệt từ 1200-1500oC.
Dẫu cùng là composite, nhưng nếu phương pháp chế tạo khác nhau, cũng cho các
sản phẩm nhận đước có những tính năng cơ-lý rất khác nhau. Bảng 3 cho thấy ảnh
hưởng của yếu tố cơng nghệ lên tính chất cơ lý của composite 3D theo phương pháp
khí, và theo phương pháp khí + pha lỏng để tạo nền cácbon.
Bảng 2. Sự thay đổi các đặc trưng cơ lý phụ thuộc vào công nghệ chế tạo
Các đặc trưng cơ-lý
Khối lượng riêng 103kg/m3
Độ bền MPa dọc trục z, khi: Kéo, Uốn, Nén.
Môđun đàn hồi GPadọc trục z , khi: Kéo Uốn Nén.
Như vậy, công nghệ mới chỉ là một trong những yếu tố tạo nên vật liệu mới. Trên

thực tế, với cùng một nguồn nguyên liệu, cùng một phương pháp công nghệ, người ta
đã thay đổi cấu trúc để thiết kế, tạo ra những vật liệu mới. Ngay như vật liệu nano về
bản chất cũng là vật liệu có cùng thành phần hố học, nhưng cấu trúc các hạt của nó lại
vơ cùng bé, chỉ từ 1-10.10-3 của micromet. Để nghiên cứu các bài toán cơ học của vật
liệu nano, chúng ta phải giải các bài toán để xác định ứng suất-biến dạng vimơ. Điều
này lý giải vì sao trong những năm gần đây, cơ học vật liệu mới phát triển rất mạnh
mẽ, và không chỉ các yếu tố như trang thiết bị, nhiệt độ, các tác nhân xúc tác, các chất
phụ gia…mới là “công nghệ“, mà ngay cả các phương pháp chọn và sử lý kết cấu vật
liệu, cách thiết kế chế tạo, cũng là những “bí quyết nhà nghề”, và được xem như là
một khâu quan trọng của công nghệ chế tạo vật liệu mới. Nhiều khi chính các tính tốn
thiết kế mới, đã gợi mở cho các nhà sản xuất những mơ hình vật liệu mới, từ đó nảy
sinh các trang thiết bị mới, các mẹo cơng nghệ mới. Ví dụ như vật liệu cacbon-cacbon,
từ composite 1D tới 3D, tuy cùng là chất liệu cacbon, quá trình xử lý nhiệt cơ bản
giống nhau, nhưng xử lý cấu trúc cốt từ 1 phương đến 3 phương rất phức tạp: cả về
máy móc thiết bị, cũng như các cách thức tạo cốt. Ví dụ cơng nghệ nhiệt kết hợp đồng
thời với xung điện là cơng nghệ hồn tồn mới, nhờ vậy mà chúng ta tạo ra được các
hợp kim và composite kim loại mới. Có thể nói, cơng nghệ mới và vật liệu mới có
quan hệ khăng khít với nhau: cơng nghệ mới tạo ra các vật liệu mới, và bất cứ ý tưởng
mới nào về thiết kế tạo ra vật liệu mới cũng đòi hỏi sự đáp ứng mới của máy móc,
trang thiết bị và cơng nghệ, để thực hiện thiết kế mới đó. Với mỗi trang thiết bị, mỗi
giải pháp công nghệ lại chỉ đáp ứng được những yêu cầu nhất định ( về khả năng khai
thác các vật liệu thành phần, về khả năng tạo dáng, về khả năng gia cơng và chịu nhiệt
độ, áp suất nhất định,…). Vì vậy, khi bắt tay vào lựa chọn vật liệu để chế tạo sản
phẩm, kết cấu, chúng ta phải có sự lựa chọn giải pháp thiết kế-cơng nghệ.Việc nghiên
cứu hài hồ và hợp lý các pha của vật liệu cũng là một trong những phương pháp quan
trọng và hiệu quả làm tăng độ bền của vật liệu. Các nghiên cứu bằng lý thuyết và thực
nghiệm của chúng tôi cho thấy việc đưa các cốt sợi làm tăng độ bền trượt, và làm tăng
mođun đàn hồi, tăng độ cứng của vật liệu. Cịn việc đưa các hạt độn nhỏ mịn hình cầu
vào pha nền góp phần làm giảm biến dạng từ biến, và làm giảm khuyết tật của
11



composite . Đồng thời việc sử dụng hài hòa tỷ lệ sợi và hạt cũng cho phép chúng ta có
thể giảm giá thành của vật liệu bằng cách thay thế một phần các sợi liên tục đắt tiền
bằng các hạt thu được bằng cáh nghiền cơ học có giá thành rẻ hơn nhiều lần so với các
sợi.
Giải pháp thiết kế-công nghệ là phương án tối ưu, hợp lý nhất để sản xuất ra vật
liệu, kết cấu, trên cơ sở cân nhắc, tổng hồ các yếu tố chính sau:
 u cầu về tính năng kỹ thuật, thiết kế.
 Vật liệu, nguyên liệu ban đầu, và các trang thiết bị hiện có.
 Các thủ pháp công nghệ khả thi.
 Mức độ sản xuất ( đơn chiếc hay hàng loạt, số lượng,… ), lĩnh vực áp dụng ( cho
quốc kế dân sinh hay an ninh quốc phòng, ở đất liền hay hải đảo,…), hiệu quả kinh
tế (giá thành, các yếu tố xã hội, các vấn đề về môi trường, vận chuyển, bảo quản,
…), sức cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự bằng vật liệu cũ, so với sản
phẩm cùng loại ở trong và ngồi nước.
Vai trị lựa chọn giải pháp thiết kế-cơng nghệ là của các cơng trình sư, tổng cơng
trình sư – những tướng lĩnh trên mặt trận kỹ thuật-công nghệ. Muốn nghiên cứu và chế
tạo thành công những công trình lớn phải có các cơng trình sư/tổng cơng trình sư tài
ba, hiểu biết đầy đủ và tương đối toàn diện từ kỹ thuật, công nghệ đến hiệu quả kinh
tế. Chính vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực này là việc mà chúng ta phải quan tâm
đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới.
Khoảng hơn 20 năm, kể từ những năm 90 trở lại đây, vật liệu composite được quan
tâm ứng dụng và nghiên cứu khá mạnh mẽ ở Việt Nam.
Những ứng dụng có thể nhìn thấy ngay là ứng dụng composite trong ngành nhựa
của Việt Nam. Để nâng cao độ bền của vật liệu nhựa, cần đưa bổ sung vào nhựa các
cốt sợi, hạt bổ sung. Những cốt sợi này có thể là sợi kim loại, sợi thuỷ tinh, sợi bazan
hoặc cacbon,…Cốt sợi chẳng những làm tăng độ bền, tăng các giá trị của mô đun đàn
hồi, mà còn làm tăng khả năng bền của vật liệu với các tác động cơ học và vật lý.
Người ta cũng đã bổ sung vào nhựa các phụ gia dạng bột, hạt mịn như các hạt khoáng,

bột cácbon, bột kim loại,…Những bột này làm tăng độ cứng, giảm các biến dạng từ
biến, hạn chế sự phát triển các vết nứt vimô trong vật liệu nhựa.
Do composite có ưu điểm rất bền với các tác động cơ-lý và hố học, lại có khả năng
cách nhiệt, cách âm tốt,… và nhẹ nên được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và
chế tạo máy, trong đó có các máy móc và thiết bị cho ngành cơng nghiệp hố chất ở
Việt Nam.
Vật liệu composite đã được dùng để chế tạo các ống dẫn nước, dẫn hoá chất và các
chất thải ở Việt Nam. Việt Nam cũng đã chế tạo đươc các bình chứa bằng vật liệu
composite dùng để chứa các hoá chất đặc biệt (đựng kiềm, axít, các hố chất lỏng và
khí,….).
Bơng sợi composite ( như bông sợi thuỷ tinh hoặc bazan,…) được dùng để bảo ơn
hoặc bảo hàn các thiết bị nhiệt, lị sấy, các đường ống dẫn hơi, các thiết bị nóng hoặc
lạnh với mục đích cách nhiệt và chống bức xạ nhiệt.
12









Đặc biệt composite ngày nay ở Việt Nam đã được sử dụng khá phổ biến để chế tạo
các tàu cỡ nhở bằng composite như tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu khảo sát thăm dò,
xuồng cứu hộ; Các loại vải composite được dùng để may quần áo bảo hộp lao động.
Việt Nam cũng đã chế tạo được các màng lọc máu bằng composite cũng như các
màng lọc công nghiệp. Vật liệu composite xốp, được chế tạo từ các bông, sợi khống
được dùng để làm vật liệu sử lý ơ nhiễm mơi trường.
Việt Nam có nguồn tài ngun đá bazan dồi dào. Composite bơng sợi bazan có tính

hút (ngậm) dầu rất cao: 1 kg tấm xốp như vậy có thể ngậm được 30 lít dầu mỏ, sau khi
ép tách dầu lại có thể tái sử dụng thêm 8 lần nữa. Vì vậy chúng là các vật liệu lý tưởng
để sử lý các sự cố tràn dầu trên biển và vùng ven bờ bằng cách thu gom dầu tràn và
hạn chế sự lan rộng và tính trầm trọng của sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Việt Nam cũng đã có công nghiệp lọc dầu. Sản phẩm của ngành hoá dầu là pec than
đá hoặc dầu mỏ, được dùng để chế tạo vật liệu nền cho composite siêu nhẹ, siêu bền
nhiệt các bon-cacbon, được ứng dụng mạnh mẽ và phổ biến trong việc chế tạo tên lửa.
Việc tận dụng các nhựa pec làm hạ giá thành sản phẩm của sản phẩm.
Đây là những lĩnh vực có thể khảo sát để định hướng phát triển chế tạo composite
tại Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam, composite đã được sử dụng để ứng dụng trong an ninh quốc
phịng như đóng tàu tuần tra trên biển, chế tạo như áo giáp, các thiết bị bền, nhẹ cho
cảnh sát cơ động; các vũ khí dạng ống phóng; vật liệu chế tạo vệ tinh nhỏ cho đến các
sensor siêu nhỏ.
Vật liệu composite cũng được sử dụng để xây dựng các cơng trình qn sự, phịng
thủ bờ biển, ….và khơng thể thiếu được khi chế tạo tên lửa.
Vật liệu composite có tiềm năng và ứng dụng vơ cùng to lớn, nó là vật liệu của hiện
tại và tương lai. Có thể nói thế kỷ XXI là thể kỷ của cơng nghệ cao và vật liệu
composite (hay còn được gọi một cách phổ biến hơn là các vật liệu tiên tiến).
2.1.2 Một số kết quả nghiên cứu vật liệu composite tại việt nam
Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite từ trấu với polyethylene và polypropylene để
ứng dụng làm vật liệu nội thất và gia dụng.
Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo vật liệu composite ứng dụng sản xuất chế tạo
nắp cống, nắp rãnh thốt nước phục vụ giao thơng đơ thị.
Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới composite polyme 3 pha phục vụ cơng nghiệp đóng
tàu ở Việt Nam
Bọc tàu vỏ gỗ bằng vật liệu composite
Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống toa lét bằng vật liệu composite xử lý vi sinh lắp
đặt trên tàu khách ven bờ.
Nghiên cứu tính tốn kết cấu tàu hai thân vỏ composite phục vụ du lịch biển.

2.2 Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển vật liệu nano tại việt nam
2.2.1 Tiềm năng và ứng dụng của vật liệu Nano
Công nghệ nano cho phép thao tác và sử dụng vật liệu ở tầm phân tử, làm tăng và
tạo ra tính chất đặc biệt của vật liệu, giảm kích thước của các thiết bị, hệ thống đến
kích thước cực nhỏ. Cơng nghệ nano giúp thay thế những hóa chất, vật liệu và quy
13
















trình sản xuất truyền thống gây ơ nhiễm bằng một quy trình mới gọn nhẹ, tiết kiệm
năng lượng, giảm tác động đến môi trường. Công nghệ nano được xem là cuộc cách
mạng công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển trong mọi lĩnh vực đặc biệt là y sinh học,
năng lượng, môi trường, công nghệ thông tin, quân sự… và tác động đến toàn xã hội.
Trong y sinh học: các hạt nano được xem như là các robot nano thâm nhập vào cơ
thể giúp con người có thể can thiệp ở qui mô phân tử hay tế bào. Hiện nay, con người
đã chế tạo ra hạt nano có đặc tính sinh học có thể dùng để hỗ trợ chẩn đốn bệnh, dẫn
truyền thuốc, tiêu diệt các tế bào ung thư…

Năng lượng: nâng cao chất lượng của pin năng lượng mặt trời, tăng tính hiệu quả và
dự trữ của pin và siêu tụ điện, tạo ra chất siêu dẫn làm dây dẫn điện để vận chuyển
điện đường dài…
Điện tử - cơ khí: chế tạo các linh kiện điện tử nano có tốc độ xử lý cực nhanh, chế tạo
các thế hệ máy tính nano, sử dụng vật liệu nano để làm các thiết bị ghi thơng tin cực
nhỏ, màn hình máy tính, điện thoại, tạo ra các vật liệu nano siêu nhẹ - siêu bền sản
xuất các thiết bị xe hơi, máy bay, tàu vũ trụ…
Môi trường: chế tạo ra màng lọc nano lọc được các phân tử gây ô nhiễm; các chất
hấp phụ, xúc tác nano dùng để xử lý chất thải nhanh chóng và hồn tồn…
2.2.2 Một số nghiên cứu vật liệu nano tại việt nam
Tình hình nghiên cứu khoa học và vật liệu nano, nano từ tại Viện Khoa học Vật liệu
Ứng dụng – Viện Vật lý TP.HCM
Nghiên cứu tổng hợp Nanocomposites các vi hạt nano từ/chấm lượng tử cấu trúc lõi vỏ
CdSe/ZnS-Fe3O4 và khả năng ứng dụng thực tiễn (Nguyễn Mạnh Tuấn, Hà Văn Phục).
Nghiên cứu tổng hợp chấm lượng tử (quantum dots) CdS bằng phương pháp hóa ướt
(Colloide) và hướng ứng dụng (Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Phương Thanh).
Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tạp chất đến tính chất quang
của chấm lượng tử ZnS pha tạp Mn (Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Phương Bình).
Nghiên cứu tổng hợp và một số đặc trưng cơ bản của chấm lượng tử CdSe hướng ứng
dụng y-sinh học (Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Nga).
Nghiên cứu và tổng hợp vi hạt Chitosan kích thước nano (Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn
Mộng Thường).
Nghiên cứu tổng hợp màng nano quang xúc tác TiO 2-SiO2 tự làm sạch (Nguyễn Mạnh
Tuấn, Nguyễn Huỳnh Yến).
Nghiên cứu tổng hợp cấu trúc nano hạt từ chấm lượng tử MB/QD CdSe/CdS/Fe 3O4 ứng
dụng trong y sinh học (Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Đơng Thảo, Nguyễn Thanh
Hồng).
Nghiên cứu tổng hợp hạt nanơ từ tính Ni-Zn Fe 3O4 có phủ lớp polyme để ứng dụng
trong y-sinh (Trần Hoàng Hải, Hồ Như Thủy).
Nghiên cứu, tổng hợp hạt nano oxít sắt từ có gắn kháng thể e.coli 0157:H7 để chẩn

đoán bệnh tiêu chảy cấp (Trần Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Vân Tâm).
Tổng hợp nghiên cứu tính chất của các hạt nano Fe 3O4&Au dùng trong chẩn đốn bệnh
viêm gan siêu vi B (Trần Hồng Hải, Phan Quang Vinh).
Nghiên cứu tổng hợp hạt nano oxít sắt từ Fe 3O4 với lớp phủ chitosan gắn kết phần tử
sinh học Trypsin để tách chiết tế bào (Trần Hoàng Hải, Phan Thị Xuân Trúc).
14


 Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano bạc trên polyurethane mút xốp nhằm xử lý nguồn











nước uống nhiễm khuẩn (Nguyễn Thị Phương Phong, Đỗ Bách Khoa).
Nghiên cứu chế tạo chip sợi nano vàng ứng dụng trong định lượng hàm lượng
cholesterol tự do trong dung dịch (Đặng Mậu Chiến, Phạm Xuân Thanh Tùng, PTN
Nano ĐHQG TP.HCM).
Nghiên cứu tổng hợp chấm lượng tử (quantum dots) CdS bằng phương pháp hóa ướt
(Colloide) và hướng ứng dụng (Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Phương Thanh).
Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tạp chất đến tính chất quang
của chấm lượng tử ZnS pha tạp Mn (Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Phương Bình).
Nghiên cứu tổng hợp và một số đặc trưng cơ bản của chấm lượng tử CdSe hướng ứng
dụng y-sinh học (Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Nga).

Nghiên cứu tổng hợp màng nano quang xúc tác TiO 2-SiO2 tự làm sạch (Nguyễn Mạnh
Tuấn, Nguyễn Huỳnh Yến).
Nghiên cứu tổng hợp các hạt nano oxyt sắt Fe 3O4 với lớp phủ SiO2 có gắn các kháng
thể để chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung (Trần Hoàng Hải, Bùi Văn Hải).
Tổng hợp hạt nano oxit sắt Fe3O4 siêu thuận từ với lớp phủ SiO2 để ứng dụng trong y
sinh (Trần Hoàng Hải, Lê Hoàng Anh Khoa).
Khử Arsen ra khỏi nguồn nước bằng các hạt nano từ tính (Trần Hồng Hải, Huỳnh Kim
Thanh).
Nghiên cứu tổng hợp hạt nano oxit sắt Fe3O4 với lớp phủ Dextran dùng làm chất tăng
tính tương phản cho ảnh cộng hưởng từ (MRI) (Trần Hoàng Hải, Nguyễn Thị Anh
Đào).
3

15


4

KẾT LUẬN
Nhìn lại tình hình nhập khẩu 10 năm gần đây, có thể thấy, cơng nghiệp vật liệu
nói chung và vật liệu chế tạo nói riêng kém phát triển, khơng đáp ứng được yêu cầu
của sản xuất công nghiệp. Hầu hết các ngành sản xuất lớn từ lắp ráp ô-tô, xe máy,
đóng tàu, máy nơng nghiệp, đến tàu cá của ngư dân đều phải nhập thép lá, tôn tấm.
Các vật liệu chế tạo, thép chịu lực cũng phải nhập khẩu 100% từ nhiều nước mà chủ
yếu là từ Trung Quốc. Các ngành may mặc, đồ nhựa, điện tử... cũng có những hạn chế
và kết quả tương tự. Nhiều ý kiến khẳng định điểm nghẽn của nền kinh tế hiện nay là
thị trường sản xuất chưa được quan tâm đúng mức như: khoa học công nghệ, hạ tầng
năng lượng, công nghiệp chế tạo, vật liệu chế tạo và vật liệu mới...? Có ý kiến lại cho
rằng CNH với mơ hình đi tắt đón đầu khơng cần phải đi tuần tự; thế giới đã sản xuất ra
nhiều loại vật liệu rồi, Việt Nam khơng cần sản xuất nữa? Gần đây có ý kiến của người

nước ngồi cho hay Việt Nam khơng làm nổi một chi tiết dù là rất nhỏ để tham gia vào
chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo, ô-tô, công nghệ cao, công
nghiệp gia dụng, dụng cụ cầm tay... Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa sản xuất các loại vật liệu
mới cho cơng nghiệp chế tạo rất thấp, cao nhất là vật liệu gang chế tạo mới đạt khoảng
20 - 25%, thấp nhất là vật liệu kim loại, các loại hợp kim cho chế tạo như vật liệu
nhôm, vật liệu đồng khoảng từ 2 đến 5%, công nghiệp công nghệ cao phải nhập tới
100% cả vật liệu lẫn công nghệ... Hằng năm phải nhập khẩu khoảng hơn 50 tỷ USD
vật liệu. Nếu được quan tâm đúng mức, có chính sách, cơ chế phát triển phù hợp thì
với con số nhập khẩu này, Việt Nam sẽ có một thị trường sản xuất vật liệu mới nội địa
rộng lớn, chưa kể đến thị trường khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, tình trạng nhập khẩu hầu hết các loại vật liệu chế tạo, tỷ trọng vật liệu
trong giá thành sản phẩm cao làm tăng chi phí đầu vào, làm cho chi phí nhân cơng rẻ,
hiệu quả và năng suất lao động thấp. Không chủ động nguồn cung vật liệu chế tạo sẽ
khó bảo đảm được chất lượng của sản phẩm, tính ổn định và phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố đó dẫn đến chúng ta chưa có sản phẩm cơng nghiệp
chế tạo trong nước có tính cạnh tranh, chưa tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng được.
Việc không sản xuất được vật liệu chế tạo trong nước sẽ không giải quyết được điểm
nghẽn cho chiến lược phát triển ngành cơ khí chế tạo, tự động hóa... và hỗ trợ cơng
nghiệp quốc phòng phát triển, tiến tới tự chủ bảo đảm quốc phịng - an ninh, phát triển
các ngành cơng nghiệp nền tảng, nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện mục tiêu sớm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

16


5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hoa Thịnh, Nguyễn Đình Đức. Vật liệu Composite, Cơ học và công
nghệ, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội, 2002.

[2]. Hoàng Xuân Lượng (chủ biên). Cơ học vật liệu composite/ Nhà xuất bản Học viện
Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội, 2003.
[3]. Trần Ích Thịnh, Vật liệu composite cơ học và tính tốn kết cấu, Nhà xuất bản Giáo
dục, 1994.
[4]. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuấn, Tổng quan về tình hình nghiên cứu và ứng dụng vật
liệu nano từ trên thế giới và tại Việt Nam, 2014.
[5]. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuấn, Giới thiệu cơng trình nghiên cứu liên quan đến vật
liệu nano từ tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng/Viện Vật lý TP. Hồ Chí Minh, 2014.

17



×