Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG (SAN NỀN - HẠ TẦNG KỸ THUẬT).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.08 KB, 35 trang )

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP THI CƠNG
Gói thầu số 01: Thi cơng xây dựng san nền, cổng, tường rào, kè đá
Dự án: Trụ sở làm việc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi
(giai đoạn I)

1


PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG QUY MƠ, ĐẶC ĐIỂM CƠNG TRÌNH
1. Sơ lược đặc điểm cơng trình:
- Cơng trình: Trụ sở làm việc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh
Quảng Ngãi (giai đoạn I)
- Chủ đầu tư: Công an tỉnh Quảng Ngãi.
- Nguồn vốn:
+ Vốn ngân sách trung ương (chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an
tồn giao thơng, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm ma túy) cấp qua
Bộ Công an;
+ Vốn do UBND tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ.
- Vị trí xây dựng: Xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
2. Quy mơ cơng trình:
- San nền: San nền toàn bộ khu đất, tổng diện tích là 45.166 m2; diện tích
đắp 45.131 m2, khối lượng đất đắp 63.122 m3, chiều cao đắp trung bình 1,4m, độ
chặt đất đắp K=0,85, diện tích đào 34 m2, khối lượng đào 1,94 m3.
- Cổng chính: Xây dựng 01 cổng rộng 7,2 m gồm 01 cổng chính rộng 6,0 m
bằng thép hộp cao 2,1 m mở quay, 02 trụ tiết diện 600x600mm cao 3,0 m ; kết
cấu móng đơn bê tông cốt thép đặt trên nền đất tự nhiên, trụ xây gạch thẻ vữa xi
măng mác M75 lõi bê tông cốt thép tiết diện 200x200 mm, hồn thiện lăn sơn
khơng bả.
- Tường rào thoáng: Xây dựng 164m, trụ tiết diện 300x300mm cao 2,4 m


xây gạch thẻ vữa xi măng mác M75; tường dày 220 mm cao 0,5 m xây gạch ống
vữa xi măng mác M75, hàng rào sắt vuông đặc cao 1,7 m. Móng trụ móng đơn
bê tơng cốt thép trên nền đất tự nhiên ; móng tường là giằng móng trụ ; hồn
thiện lăn sơn khơng bả.
- Tường rào đặc : Xây dựng 646 m, trụ bê tông cốt thép tiết diện 200x200
mm cao 2,4 m; tường dày 220 mm cao 2,05m xây gạch ống vữa xi măng mác
M75 trên đổ giằng bê tông cốt thép dày 100 mm, đỉnh tường gắn chơng sắt cao
0,35 m ; móng tường là kè đá, hồn thiện qt vơi.
- Kè đá : Xây dựng 646 m kè đá. Kè xây đá hộc vữa xi măng mác M100.
Đáy kè rộng 1,2 m, đỉnh kè rộng 0,4 m, chiều cao trung bình 1,5 m, đỉnh kè đổ
giằng bê tông cốt thép tiết diện 300x200 mm.
- Thời hạn hoàn thành: Tối đa 270 ngày (tương đương 09 tháng).

2


PHẦN II
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
I. NHỮNG TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG
1. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi cơng, nghiệm thu cơng
trình:
- TCVN 4055-1985: Tổ chức thi công
- TCVN 4087-1985: Sử dụng máy XD, yêu cầu chung
- TCXDVN 371-2006: Nghiệm thu chất lượng xây dựng cơng trình xây
dựng.
- TCVN 4447- 2012: Cơng tác đất, quy phạm thi công và nghiệm thu.
- Kỹ thuật thi công và nghiệm thu bê tông xi măng trong xây dựng cơng
trình – Ban hành theo quyết định số 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/12
- TCVN 4252-1988: Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và TK thi
công, Quy phạm thi công và nghiệm thu.

-TCVN 4516-1988: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng, quy phạm thi công và
nghiệm thu.
- TCVN 5640-1991: Bàn giao công trình xây dựng.
- TCVN 5674-1992: Cơng tác hồn thiện trong xây dựng, thi công và
nghiệm thu.
- TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tơng và BTCT tồn khối quy phạm thi
cơng và nghiệm thu.
- Một số tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan khác đang áp dụng tại Việt
Nam.
2. Tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng.
- TCVN 7570-2006: Cát cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 7572-2006: Cát cho bê tông và vữa - Phương pháp thử;
- TCVN 2682-2009: Xi măng poolăng - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6260-2009: Xi măng poolăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 9203-2012: Xi măng poolăng hỗn hợp - Phương pháp xác định
hàm lượng phụ gia khoáng;
- TCVN 4506-2012: Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6202-2012: Xi măng xây trát;
- TCVN 4314-2003: Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 3121-2003: Vữa xây dựng - Phương pháp thử;
- TCVN 8828-2011: Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;
3


- TCVN 5440-1991: Bê tông kiểm tra và đánh giá độ bền - Quy định
chung;
- TCVN 6025-1995: Bê tông - Phân mác theo cường độ nén;
- TCVN 3106-1993: Phương pháp kiểm tra độ sụt bê tông;
- TCVN 3118-1993: Phương pháp kiểm tra sự phát triển cường độ bê tông;
- QCVN 7-2011/BKHCN: Quy chuẩn quốc gia về thép làm cốt bê tông;

- TCVN 1651-2018: Thép cốt bê tông phần 1,2,3 (thép tròn - thép vằn thép hàn);
- TCVN 4399-2018: Thép và sản phẩm thép - Yêu cầu kỹ thuật chung khi
cung cấp;
3. Tiêu chuẩn về an toàn lao động:
- QCVN 06-2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn cháy cho
nhà và cơng trình;
- QCVN 01-2008/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;
- TCVN 5308-1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
- TCVN 3254-1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung;
- TCVN 3255-1986: An toàn nổ - Yêu cầu chung;
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CƠNG TRÌNH
- Căn cứ vào quy mơ xây dựng cơng trình và u cầu tiêu chuẩn kỹ thuật
thi cơng. Liên danh Nhà thầu tổ chức Ban điều hành công trình, Ban Chỉ huy
cơng trường và lực lượng cơng nhân trực tiếp tham gia thi công như sau:
1. Ban điều hành cơng trình:
Giám đốc Cơng ty Cơng ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Đại
Nguyên làm Giám đốc điều hành cơng trình.
2. Ban Chỉ huy cơng trường:
Liên danh Nhà thầu thành lập Ban Chỉ huy công trường quản lý thi công
làm việc thường xuyên trực tiếp tại cơng trình gồm:
- Chỉ huy Trưởng cơng trường: đầy đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ
sơ mời thầu.
- Bộ phận Quản lý kỹ thuật :
+ 02 Kỹ thuật thi công

- kinh nghiệm thi công trên 3 năm.

+ 01 Đội trưởng thi công

- kinh nghiệm thi công trên 2 năm .


+ 01 Giám sát kỹ thuật chất lượng - kinh nghiệm thi cơng trên 3 năm.
- Bộ phận Tài chính + Kế hoạch : + Kế toán - thống kê

: 01 người.
4


+ Nhân viên vật tư

: 01 người.

+ Nhân viên bảo vệ

: 01 người.

+ Nhân viên thủ kho

: 01 người.

3. Lực lượng cơng nhân trực tiếp:
Căn cứ vào tính chất, quy mơ các hạng mục cơng trình, Nhà thầu sử dụng
lực lượng thi công trên cơ sở khối lượng, tiến độ đã vạch ra, bảo đảm các Đội, tổ
sản xuất như sau:
- Tổ thợ nề và hoàn thiện :

01 tổ x 10 người

= 10 người.


- Tổ thợ cốt thép:

02 tổ x 5 người

= 10 người.

- Tổ thợ mộc, cốp pha:

02 tổ x 5 người

= 10 người.

- Tổ thi công cơ giới và san nền:

01 tổ x 7 người

= 7 người.

- Số thợ bình qn trên cơng trường :

20 người/ ngày.

- Số thợ cao nhất trong cơng trình

:

35 người/ngày.

- Số thợ ít nhất trong cơng trình


:

5 người/ngày.

- Trình độ bậc thợ bình quân :
+ Thợ bậc 5/7 ÷ 7/7 : chiếm 15 %.
+ Thợ bậc 4/7

: chiếm 50 %.

+ Thợ bậc 3/7

: chiếm 20%.

+ Lao động phổ thông và các ngành nghề khác : chiếm 15 %.
- Thời gian làm việc : 8h/1 ca - ngày.
- Tuần làm việc : 7 ngày (trừ ngày lễ).
Tất cả mọi hoạt động trên công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám
sát chặt chẽ của nhà thầu. Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về an
toàn lao động được nhà thầu kiểm tra kỹ càng trước khi tiến hành thi công.
Nhà thầu sẽ giám sát tồn bộ q trình thi cơng và có các báo cáo hàng tuần,
hàng tháng, kiểm tra thực tế q trình thi cơng và cùng ban Chỉ huy công trường
giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh với Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế.
III. BIỆN PHÁP CUNG ỨNG VẬT TƯ
1. Vật tư, vật liệu xây dựng:
a. Cát xây dựng:
- Cát san nền và cát xây dựng dùng cho cơng trình có nguồn cung cấp là cát
sông theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1770-86 – Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.
5



- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo các tiêu chuẩn
TCVN 337-346-1986 Cát xây dựng – Phương pháp thử.
- Cát đảm bảo thành phần hạt cho từng loại cấp phối. Đảm bảo hàm lượng
bùn sét các trị số của TCVN 1770-1986.
b. Gạch xây các loại:
- Sử dụng gạch của các nhà máy gạch đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN
1450-1998,1451-1998- Gạch đất sét nung; Tiêu chuẩn thử và kiểm tra TCVN
246-1986, TCVN 247-1986.
- Khi thi công kết cấu gạch, đá đảm bảo đúng thiết kế; gạch đảm bảo sạch
khơng dính bùn đất đồng thời được tưới no nước trước khi xây.
c. Cốt thép:
Toàn bộ cốt thép dùng để chế tạo cấu kiện bê tông cốt thép cho cơng trình
Dana Ý, Việt úc, Povina đảm bảo u cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 16512008; TCVN 4399-2008 đảm bảo theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế và hồ sơ yêu
cầu.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông phải đảm bảo các yêu
cầu:
- Bề mặt sạch, khơng có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám vào, không gỉ.
- Các thanh thép bị bẹp, giảm tiết diện không vượt quá giới hạn cho phép.
- Trước khi gia cơng theo hình dạng thiết kế, thanh thép được uốn nắn
thằng. Gia cơng các góc uốn, móc uốn đầu thanh theo quy trình của thiết kế.
- Thép tại hiện trường được bảo quản trong lán có mái che mưa, nắng, có
bục kê cao 30 ÷ 50cm đảm bảo khơ, sạch. Thép được phân loại theo đường kính
và theo chủng loại AI, AII.. để thuận tiện sử dụng.
- Mỗi lô thép khi đưa ra hiện trường đảm bảo có lý lịch kèm theo và chỉ sử
dụng khi có kết quả thí nghiệm.
d. Xi măng:
- Xi măng dùng để thi cơng cơng trình là xi măng PCB40 chất lượng đảm
bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn xi măng TCVN 2682-2009; TCVN
6260-2009 và là sản phẩm của các nhà máy sản xuất trong nước đạt chứng chỉ

ISO.
- Xi măng xếp trong kho được kê cao 30cm so với mặt nền, xếp không cao
quá 10 bao, kho chứa xi măng thông thoáng và được chống ẩm tốt. Xi măng
được giữ trong kho tại hiện trường trong những điều kiện tốt nhất để không làm
thay đổi chất lượng.
- Kiểm tra xi măng theo các tiêu chuẩn : TCVN 9203-2012.
- Vận chuyển và bảo quản xi măng theo tiêu chuẩn TCVN 2682-2009 - Xi
măng Poóc lăng.
e. Đá hộc, đá dăm:
- Đá hộc các loại và đá xây được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng
TCVN 1771-1987 – Đá dăm dùng trong xây dựng – yêu cầu kỹ thuật và các qui
6


định về vật liệu sản xuất bê tông theo TCVN 7570-2006 - Kết cấu BTCT toàn
khối và yêu cầu thiết kế.
- Đá dăm làm cốp liệu cho bê tơng kích cỡ hạt 1x2, 2x4, 4x6 đảm bảo yêu
cầu về thành phần hạt, hàm lượng tạm chất, về cường độ, đường kính lớn nhất
đảm bảo các qui định hiện hành và theo thiết kế thành phần cấp phối qui định.
- Hàm lượng hạt yếu mềm và phong hoá trong đá dăm đảm bảo tiêu chuẩn
và yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Đá chẻ đúng qui cách.
f. Các loại vật tư, thiết bị khác:
- Tất cả vật tư khác chưa nêu ở trên đây trước khi đưa vào sử dụng trong
công trình đều được kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy phạm liên
quan, đảm bảo khơng có sản phẩm kém chất lượng sử dụng trong cơng trình và
được sự đồng ý của Chủ đầu tư.
2. Biện pháp cung ứng vật tư:
Chúng tơi sẽ tính tốn khối lượng các chủng loại vật tư cần cung ứng trong
từng giai đoạn thi công (theo tiến độ thi công) để đưa ra thời điểm cung ứng
thích hợp đảm bảo thời gian và khối lượng dự trữ vật tư tại công trường theo

đúng yêu cầu.
Chuẩn bị kho bãi đầy đủ để tập kết cho từng loại vật tư, vật liệu khác nhau
như: vật liệu khơ, vật liệu ướt, vật liệu rời, vật liệu đóng bao… Lập phương án
bảo quản vật tư nhất là xi măng, sắt thép, gỗ. Có riêng kho để tập kết và bảo
quản vật tư, thiết bị dễ vở, dễ cháy..
Trong trường hợp có sự thay đổi về chủng loại vật tư, thiết bị so với thiết
kế thi Đơn vị thi cơng sẽ trình với Chủ đầu tư và sau khi chấp nhân Chúng tôi
mới cung cấp hàng loạt.
IV. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CƠNG
1. Tổ chức mặt bằng cơng trường:
- Thiết bị thi công:
Nhà thầu chúng tôi đang sở hữu nfhiều máy móc, trang thiết bị thi cơng sẵn
sàng huy động bất cứ lúc nào để đảm bảo thi công cơng trình đúng tiến độ.
+ Nhà thầu sẽ tn thủ các quy định về an tồn trên cơng trình trong quá
trình làm việc. Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm định định kỳ và có giấy phép lưu
hành thiết bị thi cơng.
+ Các thiết bị thi công sẽ được tập kết gần lán trại, nơi rộng rãi, chống tạc
mưa nắng để thuận tiện cho việc bảo dưỡng xe máy, thiết bị.
- Lán trại, phịng thí nghiệm:
+ Nhà thầu sẽ bố trí các lán trại tại công trường để thuận lợi cho việc kiểm
tra của Chủ đầu tư và thuận lợi cho việc thi cơng.
+ Văn phịng Ban chỉ huy cơng trường được bố trí ngay tại cơng trường
để thuận thuận lợi cho việc giao dịch và giám sát quản lý chung cho tồn cơng
7


trường, đồng thời cũng là nơi giao ban trao đổi cơng việc của bộ phận giám sát
cơng trường.
+ Phịng thí nghiệm: Nhà thầu sẽ thuê đơn vị thí nghiệm đủ năng lực để
đảm bảo chất lượng cơng trình.

- Kho bãi tập kết vật liệu:
+ Dựa vào mặt bằng thi công, Nhà thầu làm các kho chứa xi măng, sắt
thép và các vật liệu khác, đảm bảo luôn được bao che kỹ lưỡng. Trong đó các
kho chứa xi măng, thép… sẽ làm kệ, sao cho vật liệu cao hơn mặt đất 45cm,
đảm bảo chống dột, chống mưa hắt, chống ẩm cho vật liệu xi măng, sắt thép và
vật tư chứa trong đó.
+ Vật liệu, cát, đá, sỏi sẽ được tập kết ở công trường nơi cao ráo, tránh bẩn
cho vật liệu, và được dự trữ đủ dùng trong khoảng 5 đến 10 ngày thi cơng, nhu
cầu đến đâu thì cung ứng vật tư đến đó.
+ Với các vật tư vật liệu khác Nhà thầu sẽ đưa đến công trường trước thời
điểm thi công khoảng 05 ngày, được chuyển vào kho cẩn thận.
- Rác thải, chất thải: Nhà thầu sẽ phân loại rác thải, chất thải trước khi bỏ
vào thùng rác và bãi thải. Bố trí các thùng đựng rác tại các điểm gần vị trí thi
cơng và ở cuối hướng gió. Cuối ngày làm việc có 02 cơng nhân lượm nhặt rác
thải gom về các thùng đựng rác. Mặt khác, trong quá trình làm việc Nhà thầu sẽ
phổ biến rộng rãi cho lực lượng lao động trên công trường cần giữ gìn vệ sinh và
bảo vệ mơi trường bên trong, bên ngồi cơng trường.
- Cổng ra vào cơng trường: Nhà thầu sẽ bố trí cổng ra vào cơng trường
một cách hợp lý nhất để thuận tiện cho q trình thi cơng và đảm bảo an tồn
giao thơng trong và ngồi cơng trường.
- Rào chắn, biển báo: Nhà thầu sẽ bố trí rào chắn, biển báo để đảm bảo an
tồn trên cơng trường. Đặt biệt ở các vị trí hố sâu, các khu làm việc trên cao có
tiềm ẩn nguy cơ rơi các vật lạ từ trên cao xuống và các khu vực nguy hiểm khác.
- Hệ thống cấp nước phục vụ thi công:
+ Nhà thầu lấy nước cho thi công từ nguồn nước giếng khoan. Nước từ
giếng nước khoan được bơm về bể nước phục vụ công tác thi công. Đường dẫn
nước đảm bảo khơng rị rỉ hay tràn nước ra mặt bằng thi cơng ảnh hưởng đến mỹ
quan cơng trình. Nhà thầu sẽ chịu mọi trách nhiệm về vấn đề an tồn và chi phí
tiêu thụ nước. Nguồn nước được kiểm tra đạt yêu cầu cho công tác xây dựng
theo TCVN 4506-87 mới được sử dụng cho thi công.

+ Mạng lưới ống dẫn trên cơng trường được thiết kế tính toán trên cở sở
các yêu cầu về lưu lượng cần dùng cho thi công…
- Hệ thống cấp điện phục vụ thi công:
+ Trên công trường tổ chức hệ thống điện thành 2 mạng lưới: Mạng lưới điện
bảo vệ công trường và sinh hoạt; hệ thống điện động lực phục vụ máy thi công.
8


+ Nhà thầu sẽ liên hệ và đăng ký sử dụng nguồn điện nơi gần công trường
thi công nhất, để kịp thời cung cấp điện cho khu vực thi công. Ngồi ra, nhà thầu
chúng tơi sẽ có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố mất điện đột xuất để thi
cơng cơng trình đúng tiến độ.
+ Nguồn điện cho cơng trình được đi bằng cáp điện đủ lớn đảm bảo cung
cấp đủ cho các loại phụ tải sinh hoạt và thi công. Từ tủ điện tổng sẽ được cấp
đến từng khu vực sử dụng điện theo từng giai đoạn thi công. Tất cả các điểm sử
dụng điện, tuỳ thuộc vào từng khu vực sử dụng đều có các thiết bị bảo vệ thích
hợp như cầu chì, cầu dao, Aptomat, rơle…
- Hệ thống thốt nước cơng trường:
+ Mạng lưới thốt nước cơng trường được đấu nối vào hệ thống thốt
nước chung của khu vực nằm trong mặt bằng cơng trường để đảm bảo khơ ráo
và an tồn vệ sinh mơi trường.
+ Khi thi cơng có nước ngầm, Nhà thầu sẽ bố trí máy bơm 10m3/h để
bơm nước ngầm đảm bảo cho việc thi cơng. Hệ thống thốt nước đảm bảo cho
bề mặt cơng trình ln ln khơ ráo đáp ứng tốt yêu cầu thi công và vệ sinh môi
trường.
- Hệ thống giao thông công trường:
+ Đường giao thông nội bộ chủ yếu là để đi lại và vận chuyển thủ công,
hệ thống giao thông trên công trường đảm bảo tính thơng suốt, thuận tiện và an
tồn, tại các vị trí đi lại gần hố móng, tại các vị trí hố sâu gần đường đi có biển
báo an tồn.

+ Đường giao thông được gắn biển báo và được kiểm tra bảo trì trong q
trình thi cơng. Các tuyến đường vận chuyển chính được bố trí 2 làn xe để đảm
bảo giao thông thuận tiện.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Tại văn phịng, Ban Chỉ huy cơng trường có
bố trí máy điện thoại thuận lợi cho việc liên lạc trực tiếp từ Chủ đầu tư, văn
phịng Cơng ty, Cơng an, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên
quan.
- Về tổ chức phân tuyến, phân nhóm, mũi thi cơng:
+ Tập trung nhân lực có kinh nghiệm và tay nghề cao cùng các phương
tiện máy móc thiết bị kỹ thuật tiên tiến để triển khai thi công.
+ Tổ chức nhiều đội nhân công thi công song song và xen kẽ nhưng vẫn
đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thi công một cách hợp lý, hiệu quả và kinh tế
nhất.
+ Trình tự thi cơng điều động nhân lực thể hiện trên Biểu đồ tiến độ thi
cơng cơng trình.
- Vận chuyển đất thải xây dựng:

9


+ Đất thải xây dựng sẽ được thu gom lại thành từng đống sau đó dùng
máy xúc, xúc lên ơ tô vận chuyển ra khỏi phạm vi thi công, đổ đúng nơi quy
định.
2. Giải pháp kỹ thuật thi cơng chính:
- Căn cứ vào đặc điểm hạng mục cơng trình, khối lượng trong Hồ sơ u
cầu và khối lượng tính tốn theo bản vẽ thiết kế.
- Căn cứ vào yêu cầu tiến độ của Chủ đầu tư. Nhà thầu chọn giải pháp kỹ
thuật thi cơng chính thi cơng cơng trình như sau:
+ Tồn bộ các hạng mục cơng trình, tiến hành thi công đúng tiến độ. Các
công việc trong hạng mục cơng trình đều được tổ chức nghiệm thu trước khi

triển khai thi công phần việc tiếp theo. Hạng mục thi cơng theo giai đoạn kỹ
thuật: San nền, cổng chính, tường rào thoáng, tường rào đặc, kè chắn đất.
+ Các hạng mục thi công song song, xen kẽ không làm ảnh hưởng đến
quy trình, quy phạm kỹ thuật và chất lượng các hạng mục.
- Trong q trình thi cơng từng cơng việc, phân chia thành từng khu vực thi
công cho phù hợp với thực tế công trường, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, sử
dụng được tối đa lực lượng thi công và khả năng luân chuyển Cốp pha, cây
chống, giàn giáo, các thiết bị. Giảm tối đa thời gian gián đoạn trên công trường,
nhằm đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công việc và hiệu quả kinh tế.
- Tổ chức cơng tác thi cơng xây lắp chính kết hợp với một số công tác khác
để đảm bảo thời gian thi công phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.
- Nguyên tắc tổ chức thi công:
+ Tập trung thi công nhanh các khối lượng chínhcơng trình: San nền,
móng, cột bê tông cốt thép và xây tường, lắp dựng rào sắt.
+ Tuân thủ công tác nghiệm thu từng hạng mục công việc, từng giai đoạn
với Chủ đầu tư và Kỹ sư Giám sát theo Quy định nghiệm thu hiện hành.
- Phương tiện thiết bị thi công và vận chuyển vật liệu:
+ Máy đào 0,8 m3
+ Máy ủi 110cv
+ Ơ tơ tải 10T - Ơ tơ tải 5T
+ Máy lu bánh thép 8t
+ Đầm bàn 1Kw
+ Đầm dùi 1,5Kw
+ Máy hàn 23Kw
+ Máy đầm cóc
+ Máy khoan cầm tay
+ Máy cắt gạch
+ Máy cắt uốn thép
+ Máy trộn 250 lít
10



Việc bố trí các máy móc thiết bị thi cơng phù hợp với Biện pháp thi công
từng hạng mục, phần công việc:
2.1 Giải pháp kỹ thuật thi công San nền:
a. Quy trình áp dụng: u cầu kỹ thuật của cơng tác san nền áp dụng theo
TCVN 4447 – 2012.
b. Phạm vi công việc áp dụng: Bao gồm đào đất, thu dọn mặt bằng, xúc vật
liệu tại bãi vận chuyển đến cơng trình, san ủi mặt bằng, lu lèn đảm bảo độ chặt.
c. Vật liệu: Chỉ dùng những vật liệu có chỉ tiêu cơ lý phù hợp với quy trình
thi cơng và được giám sát kỹ thuật thi công chấp nhận mới được sử dụng để thi
công. Vật liệu đắp là đất cấp III.
d. Yêu cầu chủ yếu:
+ Trong quá trình thi công đắp đất lên vùng yếu (cường độ <0,3Mpa) thì
phải có biện pháp đảm bảo q trình thi cơng đạt yêu cầu của thiết kế.
+ Trong phạm vi 300m2 lấy 1 nhóm 3 mẫu; khi diện tích đất nhỏ và đầm
bằng thủ cơng thì cứ 10-100 m2 lấy 3 mẫu.
+ Q trình thi cơng chú ý xử lý các vách hố đào tránh hư hại đối với các
cơng trình lân cận.
e. Kỹ thuật thi công:
- Tài liệu chuẩn bị
+ Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đường
đồng mức, chỗ cần đắp, nơi cần đổ, đường vận chuyển.
+ Tình hình địa chất, địa chất thủy văn và khí tượng thủy văn của tồn bộ
khu vực thi công.
+ Các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp.
+ Tỷ trọng và khối lượng thể tích khơ của đất đắp.
+ Khối lượng thể tích và độ ẩm của đất đắp.
+ Thành phần khoáng của đất đắp
+ Hệ số thấm (trong trường hợp cần thiết).

+ Góc ma sát trong và lực dính của đất
- Cơng tác chuẩn bị:
+ Tận dụng mạng lưới đường xá sẵn có để vận chuyển vật liệu đắp. Thi
công đường công vụ phục vụ cho việc thi công san lấp vận chuyển đất.
+ Tập kết đầy đủ máy móc thiết bị để triển khai thi công.
2.2 Giải pháp kỹ thuật công tác gia công, lắp dựng Cốt thép:
a. Yêu cầu chung về Cốt thép :
11


- Cốt thép dùng cho thi công đúng với thiết kế, theo bản vẽ thiết kế của Hồ
sơ mời thầu và phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 161-2008, TCVN 16512008, QCVN 7:2011/BKHCN. Đồng thời được kiểm tra thí nghiệm mẫu thép
trước khi đưa vào thi công.
- Cốt thép trước khi gia công phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Bề mặt sạch, khơng có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám dính vào, khơng có
vẩy sắt, khơng rỉ.
+ Cốt thép được kéo, uốn và nắn thẳng, đảm bảo tiêu chuẩn quy phạm.
Đối với thép cuộn có đường kính <=10, sử dụng tời kéo thẳng. Cịn lại sử dụng
nhóm thép AII, thép cây có gờ.
+ Cắt và uốn Cốt thép bằng phương pháp cơ học. Đảm bảo đúng chiều
dài, trị số sai lệch và chiều dài nằm trong giới hạn theo Bảng 4 mục 4 trong
TCVN 4453 - 95 về trị số sai lệch của Cốt thép đã gia công.
+ Trước khi gia công Cốt thép, Cán bộ kỹ thuật phải nắm chắc bản vẽ
Thiết kế kết cấu và bảng thống kê Cốt thép để xác định chủng loại, hình dạng,
kích thước, số lượng thanh và tính tốn chiều dài đoạn thép cần cắt. Cốt thép khi
uốn sẽ bị dãn dài, nên khi cắt uốn phải tính thêm độ dãn dài. Trị số độ dãn dài
phụ thuộc vào góc uốn, tính như sau:
+ Góc uốn 450 : Cốt thép dãn dài một đoạn 0,5d (d là đường kính Cốt thép).
+ Góc uốn 900 : Cốt thép dãn dài một đoạn 1,0d (d là đường kính Cốt thép).
+ Góc uốn 1350: Cốt thép dãn dài một đoạn 1,5d (d là đường kính Cốt thép).

+ Cốt thép được gia cơng tại cơng trình trên mặt bằng nền sạch và cứng.
b. Nghiệm thu Cốt thép đã gia công :
- Việc nghiệm thu Cốt thép được tiến hành ngay tại điểm gia công Cốt thép
được phân loại ra thành từng lơ, tiến hành các thí nghiệm tương ứng theo tiêu
chuẩn Việt Nam.
- Kết quả kiểm tra Cốt thép và kết quả kiểm tra mối nối được thi cơng theo
đúng Quy trình quy phạm.
2.3 Giải pháp thi công lắp dựng, tháo dỡ Cốp pha - đà giáo:
a. Các yêu cầu về Cốp pha, đà giáo :
- Cốp pha, đà giáo đảm bảo độ cứng, ổn định, độ nhẵn bằng mặt, dễ tháo lắp
cho việc lắp đặt Cốt thép, vận chuyển đổ và đầm bê tông.
- Cốp pha được ghép kín, khít để khơng làm mất nước ximăng khi đổ và đầm
bê tông, đồng thời sẽ bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Cốp pha đà giáo được gia công, lắp dựng đảm bảo đúng hình dáng và kích
thước của kết cấu theo quy định thiết kế.
b. Công tác thi công lắp dựng Cốp pha:
- Giải pháp lắp dựng Cốp pha:
12


+ Sử dụng Cốp pha đà gỗ 5 x 10cm ghép chu vi các móng theo thiết kế.
Thành ngồi được đóng cố định bằng cọc gỗ kết hợp găng ngang, chéo các góc
trên bề mặt.
+ Cốp pha được giằng chống cố định vào mặt hông và mặt trên các thành
ván, bảo đảm ổn định trong thi công bê tông.
c. Tháo dỡ cốp pha, ván khuôn :
- Công tác tháo dỡ cốp pha, đà chống sau khi cường độ bê tông của từng
cấu kiện đạt được yêu cầu cho phép. Tuần tự tháo dỡ cấu kiện chịu lực ít đến cấu
kiện chịu lực lớn hơn.
- Thời gian tháo ván khuôn không chịu lực như ván khn thành dầm thì

khi bê tơng đạt cường độ 25kg/cm2 (trong vòng thời gian 2-3 ngày).
- Khi tháo cốp pha Nhà thầu thực hiện yêu cầu sau:
+ Khơng làm sứt mẻ ở các vị trí góc cạnh khi bê tông chưa đạt cường độ
và độ cứng.
+ Ván khuôn không chịu lực tháo trước, ván khuôn chịu lực tháo sau.
+ Tuần tự tháo cây chống, ván khuôn dầm từng bộ phận một, bộ phận còn
lại phải ổn định, cẩn thận, không tựa cốp pha vào khối bê tông.
+ Khi tháo cốp pha thép tấm đáy sàn bê tông, lắp đặt hệ thống giàn giáo
kết hợp xử lý xong bề mặt bê tông để chuyển bước thi công trát trần.
+ Cốp pha, cây chống sắt, gỗ ván, thép tấm sau khi tháo được xếp thành
từng loại theo từng vị trí quy định tại cơng trường để tiếp tục sử dụng cho cấu
kiện tiếp theo.
2.4 Giải pháp kỹ thuật thi công đổ bê tông:
Công tác bê tông là công việc địi hỏi u cầu kỹ thuật và Quy trình quy
phạm nghiêm ngặt, đảm bảo cốt lõi của cơng trình về độ bền theo thời gian và
thẩm mỹ về Kiến trúc khi chuyển giai đoạn hoàn thiện. Khi được sự cho phép
của Chủ đầu tư, Giám sát, Nhà thầu mới tiến hành thi công.
a. Thiết kế thành phần hỗn hợp bêtông :
Áp dụng cho bê tông trộn tại chỗ.
- Đối với bê tơng có mác M150 trở lên thì căn cứ vào loại bê tông thiết
kế yêu cầu và trên cơ sở các loại cốt liệu đã xác định chủng loại như xi măng
Pooclăng, cát đúc, đá dăm 1x2cm lấy mẫu gửi tới cơ quan Kiểm định thí nghiệm
Vật liệu xây dựng để xác định: Mác xi măng và mác của các cốt liệu cũng như
tỉ lệ cấp phối bê tơng theo thực tế. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm sẽ tiến hành
thiết kế thành phần hỗn hợp bêtông tại hiện trường thi cơng.
- Căn cứ vào tính chất cơng trình, bộ phận kết cấu, hàm lượng cốt thép,
phương pháp vận chuyển, điều kiện khí hậu thời tiết để ấn định độ sụt và độ
13



cứng của hỗn hợp bêtông. Tuỳ thuộc vào thời gian, thời tiết, khối lượng từng
loại kết cấu thi cơng, có thể áp dụng độ sụt bê tông và thời gian đầm của kết cấu
cho phù hợp.
b. Sản xuất bê tông tại công trường :
Căn cứ vào thành phần cấp phối mác bêtơng theo thiết kế và kết quả thí
nghiệm từng loại cấp phối mác bê tông để tiến hành chế tạo hỗn hợp bêtông.
- Chuẩn bị :
+ Máy trộn bê tông, dụng cụ đo lường, cốt liệu sàng rửa trước.
+ Cán bộ kỹ thuật hiện trường sẽ trực tiếp chỉ đạo liều lượng pha trộn
theo các thông số kỹ thuật đã xác định và khống chế sai số cho phép theo tỷ lệ
% khối lượng sau:
Ximăng: ± 1% .

Cát, đá dăm: ± 3% .

Nước:

± 1%.

- Chế tạo:
+ Căn cứ thể tích thùng máy trộn bê tơng, tính tốn khối lượng cho 1
cối VT = 70% đến 75% Vthùng.
+ Xác định tỷ lệ N/X theo tiêu chuẩn.
+ Lúc đầu có thể giảm lượng nước so với tính tốn rồi kiểm tra độ sụt
và đi đến quyết định bổ sung vì độ ẩm trong cốt liệu chưa thể xác định ngay
được.
+ Thời gian trộn: Qua thể tích máy đã chọn, độ sụt của bê tơng 6cm thì
thời gian trộn được xác định 3 - 5 phút.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh hỗn hợp bê tông:
+ Kiểm tra độ sụt bê tông : Ngay sau khi trộn, dùng thiết bị thông dụng

là côn hình chóp để so sánh với độ sụt thiết kế.
+ Nếu khơng đảm bảo thì sẽ điều chỉnh tại chỗ, chủ yếu là để đảm bảo
tỷ lệ N/X.
+ Khi độ sụt lớn hơn thiết kế do độ ẩm, cốt liệu lớn thì giảm lượng
nước.
+ Khi độ sụt nhỏ hơn thiết kế tăng lượng nước, xi măng và tăng cường
đầm máy.
c. Vận chuyển bê tông :
Để bảo đảm chất lượng cấp phối bê tông đạt cường độ của Thiết kế, việc
vận chuyển bê tông để đổ bê tông các kết cấu theo u cầu sau:
+ Tính tốn phương tiện và nhân lực, thiết bị vận chuyển phù hợp với
khối lượng, tốc độ trộn, tốc độ đổ và đầm bê tông.
14


+ Phương tiện để vận chuyển bê tông được trộn tại công trường bằng
xe cải tiến (thùng sắt), xe rùa .
+ Thời gian vận chuyển bê tông không để phân tầng, bị chảy nước
ximăng và bị mất nước do gió nắng.
+ Trường hợp hỗn hợp bêtông sản xuất ra chưa sử dụng kịp thời, quá
thời gian cho phép hoặc bị phân tầng thì phải nhào trộn lại và tăng lượng
ximăng, nước theo quy phạm (đủ lớn hơn 1 cấp mác thiết kế ).
d. Thi công đổ và đầm bê tông :
- Công tác chuẩn bị :
+ Trước khi đổ bê tơng có đầy đủ Biên bản nghiệm thu cốp pha, cốt
thép, hệ thống sàn thao tác và các chi tiết chôn chờ trong bê tông của Chủ đầu
tư và Kỹ sư Giám sát.
+ Làm sạch ván khuôn, cốt thép, dọn vệ sinh, sửa chữa các khuyết tật,
sai sót nếu có.
+ Tưới nước ván khuôn để ván khuôn không hút mất nước xi măng .

+ Khi đổ vữa bê tông lên lớp vữa khô đã đổ trước, phải làm sạch mặt
bê tông, đổ nước hồ xi măng phủ đều bề mặt rồi mới đổ bê tông mới vào.
+ Trường hợp thi công đổ bê tông vào ban đêm, chủ động bố trí đèn
điện đủ ánh sáng cần thiết cho các vị trí đầm, trộn và vận chyển bê tơng đảm
bảo an tồn nhất.
- Phương án thi cơng: Thiết bị sử dụng:
+ Máy trộn bê tơng: có Thể tích 250lít.
+ Máy đầm dùi, đầm bàn, công cụ cầm tay: Bàn xoa sắt, bay, búa đinh,
thước cán, li vô, thước thép 5m.
+ Chọn bãi tập kết đá dăm 1x2cm và cát đúc, nước thi công phù hợp .
- Thi công Bê tông trụ đá 1x 2cm:
+ Trước khi đổ bê tông vào trụ, tiến hành tưới nước vệ sinh chân trụ.
Sau khi bịt cửa chân cột phải đổ 1 lớp vữa xi măng bằng mác bằng bê tông trụ
dày 5cm chống phân tầng và rổ chân trụ. Khi đổ bê tông trụ chia thành từng
cụm trụ có tiết diện như nhau để luân chuyển cốp pha.
+ Luôn kiểm tra độ thẳng đứng, tim cos của trụ, trong q trình đổ bê
tơng, nếu có xê dịch vị trí phải xử lý ngay.
+ Bê tơng được đổ liên tục và dừng đúng qui định ở mặt dưới của cos
đáy dầm khoảng 2-3cm.
V. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CƠNG.
Thứ tư ưu tiên thi cơng các hạng mục cơng việc chính như sau:
- Cơng tác chuẩn bị cơng trường và định vị tuyến cơng trình.
- Thi cơng hạng mục San nền.
15


- Thi cơng hạng mục Cổng chính.
- Thi cơng hạng mục Tường rào thống.
- Thi cơng tường rào đặc.
- Thi cơng kè chắn đất.

- Hồn thiện, dọn vệ sinh, bàn giao cho Chủ đầu tư.
1. Công tác chuẩn bị công trường và trắc địa cơng trình.
Cơng tác trắc đạc đóng vai trị hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi cơng
xây dựng được chính xác hình dáng, kích thước về hình học của cơng trình, đảm
bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các
cơng trình, của các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống, loại trừ tối thiểu
những sai sót cho cơng tác thi cơng.
Định vị cơng trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và
cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
Định vị vị trí và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục cơng trình dựa vào tổng
mặt bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ
sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000.
Định vị cơng trình trong phạm vi đất theo thiết kế.
Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho tồn bộ cơng tác
trắc đạc. Tiến hành đặt mốc quan trắc cho cơng trình. Các quan trắc này nhằm
theo dõi ảnh hưởng của q trình thi cơng đến biến dạng của bản thân cơng
trình.
Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử
dụng trên cơng trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Thiết bị đo phải được
kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép.
Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép
cơng trình ít nhất là 3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết
các trục định vị của nhà.
Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xun theo từng
giai đoạn thi cơng cơng trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp
thời có giải pháp giải quyết.
2. Biện pháp thi cơng san nền:
a. Nguồn vật liệu:
- Trước khi tiến hành lấy đất san lấp sẽ tiến hành thí nghiệm mẫu các chỉ
tiêu cơ lý đảm bảo chất lượng được tư vấn giám sát, chủ đầu tư chấp thuận mới

đưa vào thi công.
b. Đường vận chuyển đất.
- Nhà thầu sẽ liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giao
thơng có thẩm quyền, có biện pháp làm sạch đường và tưới nước tránh bụi cho
khu vực trên tuyến vận chuyển cát trong suốt q trình thi cơng

16


- Dự kiến thoát nước cho khu vực cần san lấp và đường vận chuyển, Nhà
thầu chú trọng sao cho nếu gặp mưa bão vẫn tiêu thốt nước nhanh. Khơng làm
ngập úng, sói lở, ảnh hướng đến tiến độ cơng trình.
- Có biển báo khu vực thi cơng, đường giao thơng nội bộ, hệ thống chiếu
sáng điện được hồn chỉnh chắc chắn, đủ ánh sáng để có thể thi cơng đêm. Hệ
thống điện, nước và lán trại cho công nhân ở, kho bãi dùng chung cho tồn bộ
cơng trường sau này.
c. Tiến hành thi cơng bóc lớp đất hữu cơ:
- Chặt bỏ toàn bộ cây cối trên phạm vi mặt bằng.
- Dùng máy ủi có cơng suất 110CV, kết hợp với máy xúc tự hành bánh
xích và thủ cơng bóc trên tồn phạm vi mặt tại các vị trí là nền đắp một lớp theo
thiết kế. Khối lượng đất bóc hữu cơ này sẽ được gom gọm lại thành từng đống
sau đó dùng máy xúc xúc lên ơtơ vận chuyển ra khỏi phạm vi thi công đổ đúng
nơi quy định.
d. Thi cơng đắp đất mặt bằng:
- Sau khi bóc bỏ lớp hữu cơ gồm cỏ rác vật liệu pha trộn khác ra khỏi phạm
vi san lấp mặt bằng, tiến hành thi công đường công vụ, bề rộng mặt đường B =
7m, đắp đất dày 50 cm, lu lèn đạt độ chặt K95 nhằm mục đích lấy đường vào
cho ơtơ vận chuyển đất san nền vào đổ ở những vị trị thuận lợi, đảm bảo phân
luồng, tuyến khu vực thi công hợp lý và an tồn giao thơng trong cơng trình,
đường công vụ được thiết kế ở giữa khu đất sao cho khi đổ đất sẽ dùng máy ủi

sang hai bên để đạt hiệu quả cho mỗi ca máy (Chi tiết trên bản vẽ tổng mặt
bằng).
- Nhà thầu tiến hành đắp đường công vụ theo phương pháp đắp lấn, sau khi
ô tô vận chuyển cát đến đổ dùng máy ủi san phẳng thành từng lớp rồi tiến hành
lu lèn đến độ chặt K95. Thi công đường công vụ chia thành đắp 2 lớp với mỗi
lớp dày 25cm.
- Trước khi đắp, mặt bằng cần san lấp để tạo độ bằng phẳng giúp q trình
thi cơng được thuận lợi.
- Đất được vận chuyển đến cơng trình đổ theo từng đống dưới sự hướng
dẫn của Kỹ sư thi công sao cho phù hợp với khối lượng tính tốn trước. Bảo
đảm sau khi san đạt được chiều dày yêu cầu mỗi lớp < 30 cm phát huy được
hiệu quả của máy ủi.
- Trong quá trình san ủi tại những vị trí đắp cao có giải pháp chống sụt lở
(đắp bờ bao, hoặc kè). Dùng máy san phẳng lại chú ý tạo độ dốc thoát nước nền
ở mỗi lớp tránh hiện tượng đọng nước ở nền khi có mưa.
- Mỗi lớp sau khi được lu lèn đến độ chặt nhất định thì phải tiến hành đo độ
chặt bằng phương pháp rót cát nếu độ chặt đạt yêu cầu thiết kế mới được tiến
hành đắp lớp tiếp theo, cứ thế đến cao trình theo thiết kế.
- Trong q trình san ủi bố trí lực lượng thủ cơng phục vụ san lấp để đạt
yêu cầu chất lượng trong q trình thi cơng.
17


- Chú ý điều hành cho xe chở vật liệu chạy trên khắp bề mặt mặt bằng và
kết hợp với máy lu lèn sơ bộ.
- Trong khi đắp nền bề rộng của lớp đắp được tính dư 10-15 cm để đảm bảo
chất lượng lu lèn.
- Về độ ẩm của cát phải có độ ẩm thích hợp đảm bảo khi lu lèn đạt được độ
chặt theo thiết kế.
Khi đất đã đổ lên nền đắp gặp thời tiết hanh khô, mất nhiều hơi nước thì

được tưới nước bổ sung, lượng nước bổ sung được tính bằng tấn cho 1 m2 nền
đắp được xác định như sau:
g = Vk.h (Wy – Wt)
Trong đó:
Vk: Khối lượng thể tích khơ của đất đầm (T/m).
H: Chiều cao lớp cát đã đổ (m).
Wy: Độ ẩm tố nhất của đất (%).
Wt: Độ ẩm thiên nhiên của đất đổ lên nền đắp (%).
- Nếu thời tiết khơ thì phải có biện pháp phun nước dưới dạng sương mù để
đảm độ ẩm của đất.
- Trong q trình thi cơng cao độ của các lớp cát đất đắp liên tục được kiểm
tra theo dõi bằng máy thủy bình để đảm bảo chiều dày của các lớp đắp không
quá 30cm.
e. Công tác đầm lèn:
Dùng lu tiến hành đầm sơ bộ 3-4 lần/1điểm, đầm đều trên mặt lượt từ ngoài
vào trong.
- Những vị trí nhỏ máy khơng thể vào được thì dùng đầm Mikasa hoặc đầm
thủ công. Nhưng phải đảm bảo yêu cầu độ chặt theo thiết kế.
- Những vị trí sử dụng được bằng máy lu thì dung lu bánh thép từ 8-15 tấn
lu lèn đủ độ chặt theo yêu cầu thiết kế.
- Quá trình lu đầm lèn tuân theo đúng quy trình quy phạm lu lèn và theo sơ
đồ thiết kế cụ thể.
- Trước khi lu phải tổ chức lu thử để xác định số lần lu qua một điểm, đạt
yêu cầu về độ chặt mới đưa vào thi công đại trà.
- Trên các đoạn thẳng lu, vệt lu lần sau trùng lên vệt lu lần trước tối thiểu
20cm.
- Theo độ dốc nền tiến hành đầm từ nơi có độ dốc thấp về nơi có độ dốc
cao.
- Khống chế tốc độ lu theo từng giai đoạn để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Biện pháp thi cơng Cổng chính, Tường rào thống, Tng ro c,

Kố chn t.
a. Công tác đào đất.
18


Căn cứ vào các cột mốc, cốt cao độ thiết kế, nhà thầu định vị phần móng
của các hạng mục cơng trình, xác định diện tích hố móng bằng máy trắc đạc và
thước thép, vạch vôi hố đào và trục móng. Tuỳ thuộc vào các hạng mục, xác
định diện tích đào hố mà chọn biện pháp thi công là đào bằng máy, thủ công
hoặc kết hợp máy với thủ công cho phù hợp.
* Trong khi đào cần chú ý:
- Khối lượng đất giữ lại để đắp phải được vun đắp từng khối hình chóp
cách xa vị trí mặt trượt hố đào.
- Trong khi đào đất, những khu vực đất xấu, có khả năng sạt lở thì phải làm
cọc cừ bằng gỗ, hoặc thanh nẹp và căng chống chắc chắn.
- Phải đảm bảo tuyệt đối an tồn trong cơng tác thi công đất.
- Sau khi đào đất xong mời Giám sát cơng trình nghiệm thu phần đất đào,
nếu đạt u cầu chuyển sang làm công việc tiếp theo.
- Đào đất tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4447-2012.
b. Công tác đắp đất:
- Cơng tác đắp đất hố móng sau khi bê tơng móng đã được bảo dưỡng đạt
thời gian quy định và được sự đồng ý của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Trước khi đắp đất hay lấp đất, nhà thầu phải báo cho Chủ đầu tư, kỹ sư
giám sát nghiệm thu: Khối lượng các kết cấu đã sẽ được đắp đất che lấp. Đắp
đất sử dụng đất đào (nếu thiếu thì mới mua đất bên ngồi và phải được kiểm tra
của kỹ sư giám sát trước khi đắp). Trước khi đắp đất phải xử lý triệt để các hố
nước đọng dưới đáy đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
Công tác đắp đất của Nhà thầu tuân thủ các điều kiện sau:
+ Đất không lẫn tạp chất, vật rắn làm ảnh hưởng đến công tác đầm.
+ Vệ sinh hố hoặc khu vực đắp đất.

+ Đắp đất phải đúng cao độ thiết kế và đúng độ chặt theo hồ sơ thiết kế.
+ Thường xuyên có đủ lượng nước để các lớp đất đắp được chặt đều.
+ Đắp đất tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4447-2012.
c. Biện pháp gia công và lắp dựng cốt thép:
Công tác chuẩn bị:
- Các loại cốt thép gia công trong xưởng, tại hiện trường bằng các máy
cắt, uốn, tời theo đúng hồ sơ thiết kế.
- Sắt trước khi gia công được đánh sạch rỉ và bụi bẩn.
- Thép khi gia công xong, đánh dấu thứ tự cho từng chi tiết và từng cấu
kiện.
- Việc chọn dùng cốt thép và kiểm tra nó đều căn cứ tính chất và chỉ định
của thiết kế đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành. Nếu có thay đổi
19


phải được sự đồng ý của thiết kế.
- Trước khi gia cơng nhà thầu phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm và gửi
kết quả về Chủ đầu tư, chỉ được gia cơng để sử dụng vào cơng trình khi được
Chủ đầu tư chấp nhận. Mọi chi phí do phải phá đi làm lại vì khơng đúng chủng
loại vật liệu nhà thầu phải chịu.
- Việc cắt uốn thép phải dùng phương pháp cơ học không dùng phương
pháp nhiệt, uốn thép phải tiến hành từ từ với tốc độ chậm bằng phương pháp cơ
học.
Trước khi gia công lắp dựng bề mặt cốt thép phải thoả mãn yêu cầu:
- Bề mặt phải sạch khơng có bùn đất, dầu mỡ, sơn khơng có vẩy rỉ hoặc
các hố chất có hại khác có thể gây tác động phá hoại cốt thép hoặc làm giảm
liên kết giữa bê tông và cốt thép. Những yêu cầu trên nhà thầu phải đảm bảo duy
trì tới khi đổ bê tông.
- Độ cong vênh của thanh thép không vượt quá sai số cho phép của lớp
bảo vệ cốt thép.

- Đống cốt thép phải kê cao hơn mặt nền 30cm, không xếp cao quá 1,2m
và rộng quá 2m.
- Số nối buộc, hàn đính khơng được ≤ 50% số điểm giao nhau theo thứ tự
xen kẽ.
- Nhà thầu tính tốn và lập sơ đồ mối nối trước khi gia công hàng loạt.
- Cốt thép phải đặt đúng vị trí theo bản thiết kế, thép phải được neo buộc,
kê trên mặt Cốp pha sao cho nó khơng bị xê dịch và biến dạng q mức cho
phép trong q trình đổ bê tơng. Độ sai lệch trong qúa trình gia cơng, lắp dựng
theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Cốt thép được gia công bằng máy tại xưởng theo đúng thiết kế. Thép sử
dụng đúng chủng loại, quy cách, được làm sạch bó thành bó theo số liệu thiết kế,
vận chuyển đến chỗ lắp đặt bằng xe chuyên dùng.
- Khi lắp vào hố móng phải bảo đảm đúng kích thước, các nút buộc phải
đầy đủ khơng được bỏ sót, các mối nối buộc, mối nối hàn theo đúng yêu cầu
thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật ( chiều dài mối= 30d cho mối buộc ễ < 16 =5d
cho mối hàn 2 mặt và = 10d cho mối hàn một mặt; d là đường kính cốt thép).
- Lưới thép phải được kê bằng con kê xi măng cát vàng mác cao đúc sẵn
dày 3 cm để đảm bảo chiều dày lớp bê tơng bảo vệ đáy móng.
d. Biện pháp gia công và lắp dựng Cốp pha.
- Cốp pha sử dụng cho cơng trình là Cốp pha thép và kết hợp Cốp pha gỗ.
Công tác chuẩn bị:
- Cốp pha thép và Cốp pha gỗ phải được bảo dưỡng vuông thành sắc cạnh
mặt phẳng không lồi lõm.
20


- Cốp pha phải cứng, khít, khơng biến dạng trong q trình đổ và đầm bê
tơng.
- Khi ghép Cốp pha phải chính xác có hình dạng kích thước đúng thiết kế.
- Cốp pha dùng lại lần sau phải đánh sạch bê tông cũ, bùn đất và những

tạp chất khác.
Những yêu cầu khi lắp dựng Cốp pha:
- Khi vận chuyển, cẩu lắp phải nhẹ nhàng, tránh va chạm, xô đẩy làm Cốp
pha bị biến dạng, dây buộc phải chắc chắn.
- Khi lắp đặt phải căn cứ vào các mốc trắc đạt tại cơng trình đồng thời dựa
vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi cơng để đảm bảo kích thước vị trí của từng kết
cấu cơng trình.
- Khe hở giữa các tấm Cốp pha với các bề mặt đổ giai đoạn trước phải kín
khít chống mất nước xi măng.
- Phải đảm bảo chiều dày bảo vệ cốt thép đúng thiết kế chỉ định điều này
chỉ có thể thực hiện băng việc bố trí những con kê thích hợp. Nhà thầu phải chủ
động đảm bảo các con kê có đủ cường độ.
- Phải có lỗ để vệ sinh trong lịng cấu kiện cần đổ bê tơng, Cốp pha sau đó
vít lại trước khi đổ bê tông.
- Phải kiểm tra cẩn thận các chi tiết đặt sẵn, các lỗ xuyên qua kết cấu
trong quá trình lắp đặt Cốp pha.
- Trong quá trình đổ bê tơng phải thường xun kiểm tra hình dạng và vị
trí của Cốp pha nếu thấy có dấu hiệu biến dạng, dịch chuyển phải dừng đổ và có
biện pháp khắc phục xong mới tiếp tục đổ.
- Sau khi lắp dựng xong Cốp pha Nhà thầu sẽ mời Tư vấn giám sát cơng
trình nghiệm thu tồn bộ trước thời gian đổ bê tơng.
e. Biện pháp thi cơng đổ bê tơng.
Trình tự thi công: Sau khi lắp dựng Cốp pha cốt thép làm đầy đủ các thủ
tục nghiệm thu Cốp pha, nhà thầu tiến hành đổ bê tơng móng theo trình tự sau:
- Đổ vào đài móng, trên đài hoặc dầm giằng phải có sàn cơng tác vững chắc
để phục vụ cho đổ bê tông.
- Bảo dưỡng bê tông bằng máy bơm nước.
- Tháo dỡ văng chống và Cốp pha khi thời gian cho phép.
Biện pháp đổ bê tông:
- Cốp pha và cốt thép lắp dựng hoàn chỉnh tuần tự theo từng trục móng

- Đổ đều bê tơng trên tồn bộ diện tích móng. Sau đó dùng đầm dùi, đầm
đều trên tồn bộ diện tích đổ bê tơng.
- Trong khi đổ bê tơng có bố trí cơng nhân mộc, sắt để xử lý những sự cố
21


có thể xảy ra.
- Vận chuyển vữa, đổ và đầm bê tông:
+ Công việc đổ, đầm bê tông phải do kỹ sư thi công và kỹ sư giám sát bên
A chỉ huy và điều hành.
+ Trong khi đổ bê tông không làm di chuyển cốt thép, Cốp pha và những
chi tiết đặt sẵn.
+ Khi đầm bê tông phải đảm bảo độ chắc chắn, không bị phân tầng.
Bảo dưỡng bê tông:
- Sau khi đổ bê tông xong từ 2-3 giờ (về mùa móng) và 10-12 giờ thời tiết
lạnh phải che đậy mặt bê tông bằng bao tải đay và tưới nước bằng máy bơm, bề
mặt bê tông luôn luôn ẩm ướt.
- Dùng xi măng poóc lăng khi nhiệt độ> 15 độ, thời tiết khơ thì 7 ngày
đầu phải tưới nước thường xuyên.
- Trong mọi trường hợp không để bê tông khô trắng mặt.
- Nước bảo dưỡng bê tông phải là nguồn nước máy hoặc nước đã xử lý.
- Trong quá trình bảo dưỡng không được va chạm làm chấn động hệ thống
chống đỡ Cốp pha, cốt thép chờ.
Công tác kiểm tra chất lượng bê tông:
- Kiểm tra độ sụt của từng mẻ bê tông tại hiện trường, độ sụt bê tông cho
phép sai số ± 2,5mm theo số liệu thiết kế yêu cầu. Nếu không ở trong thời hạn
trên, chứng tỏ có phân tầng bê tơng tiến hành trộn lại.
- Trong khi đổ bê tơng móng, nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm bằng khuôn sắt
150x150x150, 1 tổ mẫu 3 viên mẫu trong đó: 1 mẫu thử 7 ngày, 1 mẫu thử sau
28 ngày.

- Sau khi tháo dỡ xong Cốp pha đài, giằng, dầm móng phải vệ sinh sạch
sẽ bề mặt bê tông. Dùng máy trắc đạc kiểm tra lại tim dọc, tim ngang của các
trục móng rồi căn cứ vào hồ sơ thiết kế để xác định lại tim cột, để tiến hành đổ
bê tông cổ cột.
Công tác tháo dỡ Cốp pha:
- Sau khi đổ bê tông nhà thầu tiến hành tháo dỡ Cốp pha, khi bê tông đã
đạt tới cường độ cho phép nhà thầu sẽ kiểm tra thực tế, và qua những kinh
nghiệm trong q trình thi cơng: Cốp pha móng được tháo dỡ sau 48 giờ về mùa
đơng và 24 giờ về mùa hè.
- Thời gian tháo Cốp pha đáy dầm sàn cường độ bê tông phải đạt từ 70%
đến 90% cường độ thiết kế (R28 ngày).
Công tác đổ bê tông cốt thép cổ cột gồm các phần việc sau:
- Vệ sinh và nắn chỉnh các thép chờ của cột.
22


- Căn cứ vào tim dọc, ngang, xác định tiết diện cột, vạch sơn đỏ
- Lắp buộc tiếp cốt thép cột theo đúng thiết kế.
- Lắp dựng Cốp pha cột.
- Gông Cốp pha cột bằng thép L63x4, chống Cốp pha bằng cây chống kim
loại có thể thay đổi được chiều dài.
- Đầm bê tông bằng dùi đầm.
- Bảo dưỡng bê tông.
+ Lấy mẫu theo quy phạm (như lấy mẫu bê tơng đài móng).
+ tháo dỡ Cốp pha khi bê tơng đạt cường độ và thời gian quy định.
f. Biện pháp thi cơng tác lấp đất móng.
- Trước khi lấp móng phải có biên bản nghiệm thu phần bê tơng và xây
móng đá.
- Cơng tác lấp đất móng được tiến hành bằng các giải pháp sau:
+ Phần nền móng được dọn sạch tạp chất, gỗ vụn và xử lý những chỗ có

bùn nước.
+ Vật liệu đắp phải đủ độ ẩm và được làm nhỏ không lẫn tạp chất gạch,
đá….
+ Vận chuyển đất vào móng và san đầm chặt theo từng lớp.
g. Biện pháp thi công xây gạch.
* Yêu cầu chung.
- Vật liệu xây dựng được chuyển đến công trường theo yêu cầu tiến độ.
- Vữa xây được trộn bằng máy trộn dung tích 150L
- Gạch phải sạch, khơng bị rêu mốc và các chất bẩn khác.
* Kỹ thuật thi công:
- Vữa xây: Vữa trộn bằng máy dung tích 150L, thời gian trộn lớn hơn 2
phút, tỷ lệ cấp phối lấy theo phiếu thí nghiệm, mác vữa theo thiết kế. Vữa trộn
đến đâu dùng ngay tới đó. Khơng để vữa chờ lâu quá 30 phút, vữa cũ quá thời
hạn không được dùng lại.
Độ sụt của vữa xây tường lấy bằng 9-13cm.
- Định vị khối xây: Trước khi xây, phải xác định được lưới tim trục, tim
tuyến, và phương thẳng đứng theo đúng thiết kế.
+ Xây bắt mỏ tại đầu các khối xây, lúc xây dùng 2 sợi dây căng 2 mép
tường (theo độ dày tường) để làm mốc đặt gạch.
+ Quá trình xây dùng thước ngắm, thước góc để kiểm tra độ thẳng đứng
của khối xây và dùng LiVô để hiệu chỉnh độ ngang bằng của các hàng gạch.
23


- Kỹ thuật đặt gạch:
+ Gạch được phun tưới nước trước khi xây 30 phút, đặt gạch theo đúng
vạch dấu và bám theo 2 dây mép. Gạch dính bụi, bẩn mọc rêu mốc phải được
làm sạch trước khi xây.
+ Chừa sẵn các lỗ, rãnh đặt đường ống theo đúng thiết kế.
+ Gạch vỡ dùng trong khối xây không được vượt quá tỷ lệ quy phạm cho

phép.
+ Trong mùa hè, mùa hanh khô, tường mới xây phải được che chắn để
tránh mưa nắng và cũng phải tưới nước thường xuyên.
+ Phải tránh hết sức va chạm mạnh cũng như không được vận chuyển vật
liệu, đặt dụng cụ và đi lại trực tiếp trên khối xây đang làm.
+ Trong giai đoạn thi công, khi ngừng khối xây tường chỉ cho phép để mỏ
giật, không cho phép để mỏ nanh hoặc mỏ hốc trong tường chịu lực.
+ Mạch vữa không nhỏ quá 8mm, không lớn quá 15mm và không để
trùng mạch.
- Kiểm tra khối xây khi xây:
+ Kiểm tra cường độ thẳng đứng của mặt bên và các góc của khối xây, cứ
0,5m theo chiều cao tường một lần bằng thước tầm, thuỷ bình thước góc, khi
phát hiện nghiêng thì sửa ngay.
+ Khi xây xong 1 khối xây, kiểm tra toàn thể về độ phẳng, thẳng của khối
xây một lần nữa, yêu cầu được là: ngang bằng, thẳng đứng, mặt phẳng, góc
vng, mạch không trùng, thành một khối đặc chắc.
- Giàn giáo phục vụ thi công:
+ Khi xây trụ đến độ cao 1,35m kể từ mặt sàn thì tiến hành bắt giáo để thi
công tiếp. Giàn giáo thi công dùng loại giàn giáo thép (loại định hình) có sàn
thao tác, giằng… và phụ tùng kèm theo.
h. Công tác thi công kè chắn đất.
* Cơng tác chuẩn bị
- Làm vệ sinh bề mặt tồn bộ khu vực xây
- Tổ trắc đạc dùng máy kiểm tra lại tồn bộ phần lót bê tơng đã thi công.
Đánh tim, cốt đầy đủ trước khi xây đá hộc.
- Căn cứ bản vẽ thiết kế, tổ trắc đạc đặt mục chuẩn cho tất cả các trục tường
sẽ xây.
- Chuẩn bị vật liệu đá hộc và thiết bị thi công.
* Công tác xây.
- Sử dụng giàn giáo để phục vụ cơng tác xây, mỗi giàn giáo cao 1,5m có

sàn thép định hình, có lan can an tồn.
24


- Mỗi đợt xây cao tối đa 1,5m.
- Trong quá trình xây, đá hộc được vận chuyển đến vị trí xây, vữa xây được
trộn bằng máy.
* Nguyên tắc cơ bản trong công tác xây.
- Ngang bằng, thẳng đứng, phẳng mặt, vng góc, mạch khơng trùng, thành
một khối đặc chắc.
- Vữa xây phải đạt yêu cầu thiết kế, độ dẻo theo yêu cầu.
- Mạch vữa phải no và có độ sụt dưới 0.14mm, phần tường mái xây phải
được che mưa đậy nắng.
- Khi ngừng thi công do mưa bão phải che kín khối xây khỏi bị mưa.
- Xây đá hộc kè là loại đá có cường độ >400Kg/cm2.
- Hồn thiện cơng tác bê tông, dọn mặt bằng.
i. Công tác thi công phần hồn thiện.
i.1. Cơng tác trát
* Chuẩn bị:
- Vữa trát: được trộn tại cơng trường bằng máy trộn dung tích 80L:120L.
Vận chuyển vữa lên cao trong thùng bằng cẩu tay, hay vận thăng phụ trợ thêm.
- Trước khi pha trộn vữa thực hiện gửi mẫu vật liệu đến phịng thí nghiệm
thiết kế thành phẩm vữa. Pha trộn vữa theo tỉ lệ ghi trong phịng thí nghiệm.
- Mặt phẳng trát:
+ Trước khi trát, bề mặt kết cấu được làm sạch bụi vữa, bẩn, mặt tường
trần gồ ghề được tẩy lỗi, đắp lõm cho bằng phẳng sau đó tưới nước làm ẩm kết
cấu.
+ Trát thử một vài chỗ để xác định độ dính cần thiết (đối với trần, dầm, dạ
cầu thang).
+ Chuẩn bị mặt phẳng trát: Kiểm tra mặt phẳng trát rồi dùng đinh đánh

dấu mặt chuẩn.
+ Cách đặt mốc để trát bằng đinh thép như sau:
+ Cách góc trên trần và tường 20cm đóng 2 đinh thép hai đầu nối từng
nhịp gian một (đinh 7cm, mũ chữ hình chữ nhật 15x30mm), phần nhô ra bằng
chiều dày lớp trát.
+ Căng dây qua 2 đinh, khoảng cách 2m đóng đinh, mũ chạm dây căng.
+ Từ đó thả dọi, cách sàn 20cm đóng đinh, mũ chạm dây dọi, ở giữa đóng
hàng đinh trung gian, sau đó đắp vữa quanh mốc, nhổ đinh và trát.
* Kỹ thuật trát:
- Lớp trát lót: Lớp lót dày 10-13mm, khi trát không cần xoa nhẵn và phải
25


×