Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TỰ LUẬN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.72 KB, 12 trang )

TỰ LUẬN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG
1) Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại
- Triết học Ấn Độ cổ đại là một nền triết học xuất hiện từ rất sớm – khoảng
2500 năm TCN. Kinh Veda được coi là tác phẩm triết học đầu tiên của triết
học Ấn Độ cổ đại. Thực chất đây là một tác phẩm văn học đồ sộ, được sáng
tác vào khoảng trên dưới 2000 năm TCN, gồm 4 tập:
+ Rigveda: Là tập cổ xưa nhất (gồm 1028 khúc hát ca ngợi công lao của các
vị thần đối với thế giới và con người).
+ Samaveda: Là tập nói về các tư thế trong khi tiến hành các nghi lễ.
+ Atharvaveda: Là tập nói về ma thuật, y thuật, phù trú cho các sự khẩn cầu
khác nhau.
+ Yajurveda: Là tập nói về sự tế lễ, khẩn cầu phải như thế nào.
 Nhìn chung chưa có những khái quát triết học mà chỉ phản ánh những
ước vọng của người dân bình thường. Nó phản ánh một tín ngưỡng ma thuật
và đa thần giáo, tuy nhiên cũng hé lên tư tưởng có ý nghĩa triết học của con
người là đi tìm bản nguyên của thế giới.
Ngay từ thế kỉ VI – IV TCN ở Ấn Độ cổ đại đã hình thành một cách rõ nét
nhiều trường phái triết học khác nhau mà tiêu biểu là 9 trường phái chia
thành 2 dịng phái chính.
+ Chính thống: Mimansa, Vedanta, Samkhya, Yoga, Nyaya, Vaiseisika.
+ Khơng chính thống: Jaina, Lokayata, Phật giáo.
- Triết học cổ đại Ấn Độ gắn liền với tôn giáo, người ta viết triết học – tôn
giáo  Khó tránh khỏi những yếu tố duy tâm, hữu thần.
- Trong triết học Ấn Độ cổ đại những yếu tố duy vật, duy tâm, vô thần và
hữu thần thường tồn tại đan xen vào nhau, khó nhận thấy. Ranh giới giữa
chủ nghĩa duy vật và duy tâm còn mờ nhạt, khơng rạch rịi.
1


VD: Thế giới vật chất theo phái Lokayata là do tứ đại (đất, nước, lửa, khơng
khí) tạo nên, hoặc do nguyên tử tạo nên (phái Nyaya, Vaisesika), do Prakriti


tạo nên (phái Samkhya) hoặc khơng có ngun nhân đầu tiên (Phật giáo –
mối liên hệ nhân quả).
- Triết học Ấn Độ cổ đại ít bàn đến những vấn đề thuộc về bản thể luận,
nhận thức luận và logic học mà chủ yếu bàn đến những vấn đề thuộc về con
người, về thế giới tâm linh của con người.
- Trong triết học Ấn Độ cổ đại chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sơ khai có
giá trị như cho rằng thế giới vật chất là vĩnh hằng, nhưng không đứng yên
mà biến chuyển không ngừng từ dạng này sang dạng khác (Samkhya). Hoặc
theo phái Jaina mọi thứ đều có thể là cái này, là cái kia chứ khơng có cái gì
bất biến, vĩnh hằng cả. Phật giáo đưa ra tư tưởng vô thường, vô ngã.
2) Đặc điểm triết học Trung Quốc cổ đại
- Triết học Trung Quốc cổ đại xuất hiện rất sớm (khoảng 2000 năm TCN), là
nền triết học đồ sộ, gồm nhiều trường phái khác nhau như Âm dương gia,
Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia…
- Triết học Trung Quốc cổ đại phát triển mạnh vào thời kì tan rã của chế độ
chiếm hữu nô lệ và bắt đầu hình thành chế độ phong kiến.
- Triết học Trung Quốc cổ đại đề cập nhiều đến vấn đề chính trị, xã hội, đạo
đứ của con người mà ít chú ý nghiên cứu các vấn đề thuộc về bản thể luận,
nhận thức luận, logic học.
- Triết học Trung Quốc cổ đại nhấn mạnh sự hài hóa thống nhất giữa tự
nhiên và xã hội. Hầu hết các trường phái đều phản đối cái thái quá, cái bất
cập mà thường xuất hiện các pham trù: “Thiên nhiên hợp nhất”, “Tam vật
dung hợp”.

2


- Trong triết học Trung Quốc cổ đại nổi lên lối tư duy trực giác tức là thông
qua cảm nhận và thể nghiệm lâu dài, bỗng chốc giác ngộ. Chính vì vậy các
nhà triết học thường coi trọng cái Tâm, coi Tâm là gốc rễ của nhận thức.

- Trong triết học Trung Quốc cổ đại các yếu tố duy vật và duy tâm, vô thần
và hữu thần thường tồn tại đan xen vào nhau, nhiều khi rất khó nhận thấy.
3) Tư tưởng nhân, lễ, chính danh của Khổng Tử
- Khổng Tử (551 – 479 TCN) là nhà triết học lớn của Trung Quốc, người
sáng lập ra Nho gia.
- Nhân là phạm trù trung tâm trong học thuyết chính trị - xã hội của Khổng
Tử. Ông cho rằng “nhân” là yêu thương con người; việc gì ình khơng muốn
thì đừng có làm cho người khác, việc mình muốn thì làm cho người khác,
thực hiện theo điều lễ là “nhân”. Đạt đến điều nhân là đạt đến đạo người
quân tử, chỉ có có người qn tử mới có nhân, cịn kẻ tiểu nhân thì khơng có
nhân.
- Lễ được hiểu là:
+ Những nghi lễ tôn giáo, thờ cúng.
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước và xã hội.
+ Quy định về quyền và nghĩa vụ tương ứng của con người về danh phận.
+ Nếp sống văn hóa, cách ứng xử trong quan hệ hàng ngày.
Như vậy lễ là lẽ phải, là bổn phận mà mọi người có nghĩa vụ phải tuân theo.
VD: Hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận anh em, thủy chung vợ chồng, tín
nghĩa bạn bè.
Theo ơng ngun nhân của xã hội loạn, vô đạo là không giữ được lễ, vì vậy
muốn xã hội bình yên, thịnh trị phải khơi phục lễ.
- Chính danh: Danh được hiểu là tên gọi, thực là việc làm. Danh phải phù
hợp với thực, thực phải đúng với danh. Mượn danh, mua danh là không
3


chính danh. Khơng chính danh là nguồn gốc của mọi tai họa trong xã hội.
Ông kêu gọi: Ai ở danh vị nào thì làm trịn bổn phận, trách nhiệm của mình
ở danh vị ấy, khơng ở vị trí ấy khơng mưu vị trí ấy. Có như vậy trật tự xã hội
mới phân minh rõ ràng được – “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Ơng

địi hỏi đức cơ bản của vua phải hiền, tôi phải trung, cha phải từ, con phải
hiếu.
 3 phạm trù này có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khí với nhau. Nhân là nội
dung, lễ là hình thức, chính danh là con đường để đạt đến nhân.
4) Tư tưởng Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam ở
thế kỉ XV.
- Quan niệm về quốc gia và quốc gia độc lập: Nguyễn Trãi khẳng định nước
ta có lãnh thổ riêng, một nền văn hiến riêng, phong tục tập qn riêng, lịch
sử riêng (Đại cáo bình Ngơ).
- Tư tưởng nhân, nghĩa:
+ Nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi trước hết được hiểu là một đường lối chính trị,
chính sách cứu nước và dựng nước. Trong kháng chiến nó là vũ khí phê
phán luận điệu của giặc, trong hịa bình nó lại công cụ để tuyên dương việc
làm của nhà Lê. Tư tưởng này được nâng cao hơn nữa trở thành thàn đường
lối, chuẩn mực của đối xử, nguyên tắc giải quyết công việc.
+ Nhân nghĩa của ông trước hết là phải cứu nước, cứu dân “Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân”.
+ Nhân nghĩa của ơng thể hiện ở lịng thương người, ở sự khoan dung độ
lượng.
+ Nhân nghĩa của ông thể hiện ở mong muốn đất nước thái bình, nhân dân
no đủ, trên thì vua sáng, dưới tơi hiền.
4


+ Ơng lên án chiến tranh.
 Nhân nghĩa của ơng là một chủ nghĩa nhân đạo cao cả, toàn diện, có sự
kế thừa chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc.
- Quan niệm về đạo làm người :
+ Ông đề cao cốt lõi của Nho giáo là “Cương thường”.

+ Ông chú ý “Ngũ luân” của Nho giáo, đặc biệt là qua nhệ vua tơi và bạn bè.
Theo ơng, bề tơi có nghĩa vụ “trung” với vua, chữ “trung” trong quan niệm
của ông khác với chữ “trung” của Nho giáo truyền thống (trung gắn liền với
tổ quốc).
+ Trong quan hệ bạn bè, ông đưa ra nguyên tắc khiêm nhường. Con người
cần rèn luyện Nhân, trí, dũng, lấy đó làm cơ sở thước đo đánh giá con người.
 Quan niệm về đạo làm người của Nguyễn Trãi trên cơ sở kế thừa những
giá trị của Nho nuhwng được cải biến phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch
sử của dân tộc.
- Quan niệm về thiên mệnh, trời đất và con người: Khi hành động con người
phải tính tới hai điều kiện: Một là lẽ trời (xu thế lịch sử, thời đại), hai là lịng
người. Trong đó lẽ trời là điều kiện, cơ sở của hành động còn điều kiện thứ
hai cần phải hiểu thấu đáo mới thành cơng. Ngồi ra ơng cịn nhấn mạnh chữ
“thời”, cần nhận biết thời cuộc và có hành động tích cực kịp thời thì sẽ thành
cơng lớn hay tạo ra “thế”.
 Nguyễn Trãi để thể hiện tư duy biện chứng, khoa học trong suy nghĩ cũng
như hành động. Ông xứng đáng là nhà tư tưởng kiệt xuất trong lịch sử dân
tộc Việt Nam.
5) Tư tưởng Lê Thánh Tông

5


Lê Thánh Tông (1442 - 1497) tên thật là Lê Tư Thành, ơng có các tác phẩm
như Thiên nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập.
- Thế giới quan:
+ Ông tin vào tư tưởng “Mệnh trời” của Nho giáo, coi sự hưng vong của mỗi
triều đại là do trời. Thế giới quan của ông là duy tâm khách quan, ông quan
niệm nhận thức của con người do giác quan trực tiếp tiếp xúc với sự vật mà
có. Ơng chống lại quan niệm nhận thức của Phật giáo, phêp hán các tôn giáo

khác  Chủ trương độc tôn Nho giáo.
+ Ông đứng trên lập trường dân tộc để tiếp thu Nho giáo, chọn lọc cái có lợi,
loại bỏ những cái khơng có lợi cho dân tộc.
 Tư tưởng của ông chứa đựng nhiều yếu tố tích cực thể hiện khí thế, tinh
thần đi lên của dân tộc, của đất nước mặc dù còn nhiều hạn chế do yếu tố
giai cấp.
- Đường lối chính trị và lý tưởng xã hội:
+ Nguyện vọng tạo ra xã hội như thời Nghiêu, Thuấn thái bình thịnh trị.
+ Ơng chủ trương trị nước theo đường lối “Văn trị” tức “Đức trị”. Giáo dục
con người theo nguyên tắc của Nho giáo, dùng Lễ, Nghĩa để ràng buộc con
người với triều đình, sử dụng coi trọng những người xuất thân từ Nho gia.
+ Ông đề cao trách nhiệm của vua quan. Vua phải có “Nhân”, giảm tô thuế
cho dân, trừ kẻ tàn bạo.
 Thể hiện tư tưởng dân tộc, dân chủ trong đường lối trị nước của mình, thể
hiện ý thức tự lực tự cường của dân tộc.
- Hạn chế:
+ Thể hiện chủ nghĩa chủ quan. Ông đánh giá quá cao triều đại mình, quá đề
cao bản thân vượt xa thực tế nên rơi vào chủ quan, tự mãn.

6


+ Ý thức bản ngã nặng nề, sâu sắc. Ông cho rằng mọi công lao thuộc về ông,
không khách quan trong đánh giá sự nghiệp của quần chúng nhân dân, vì
vậy ơng khơng đạt đỉnh cao trong tư tưởng.
+ Ơng coi tư tưởng và đạo đức Nho giáo là yếu tố quyết định đưa tới thái
bình thịnh trị mà khơng thấy rằng nó phải phù hợp với xã hội đương thời thì
mới phát huy tác dụng.
6) Đặc điểm Phật giáo thời Lý – Trần
Thời Lý – Trần đã đánh dấu sự phát triển cực thịnh của Phật giáo trong xã

hội phong kiến Việt Nam.
- Thế kỉ VI – IX, Phật giáo vào Việt Nam từ Trung Quốc, chủ yếu qua các
dịng thiền – Tỳ ni đa lưu chi, Vơ Ngơn Thông và Thiền Thảo Đường.
- Thời Lý, Phật giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, được giai
cấp phong kiến Việt Nam sử dụng vào việc ổn định trật tự xã hội, phát triển
chế độ phong kiến, dựng nước và giữ nước. Chùa chiến xuất hiện ở nhiềm
nơi. Phật giáo được các tầng lớp quý tộc, quan liêu ủng hộ, các vua Lý đều
tôn sùng Phật giáo.
+ Về chính trị : Các nhà sư tham gia chính sự mà khơng tham dự chính
quyền vì học khơng nhận chức vụ trong triều đình, chỉ tới đóng góp ý kiến
rồi về chùa. Các nhà sư tiêu biểu: Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh. Họ
chỉ giữ vai trò cố vấn, khơng muốn hịa mình trong vịng danh lợi  Triết lý
Vơ trụ (bất bạo động).
+ Về văn hóa: Tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, thơ văn, nghệ
thuật, đặc biệt là kiến trúc điêu khắc của dân tộc trong thời kì này. Các thiền
sư thường am tường cả tam giáo, khơng phân biệt kì thị với các học thuyết
khác. Các nhà sư còn là các nhà thơ, để lại những bài thơ bất hủ đóng góp
lớn trong kho tàng văn học dân tộc.
7


+ Kiến trúc, mỹ thuật: Những ngồi chùa, tháp nổi tiếng như 8 ngôi chùa ở
Bắc Ninh, chùa Thiên Quang, Thiên Đức, Thiên Vương, chùa Một Cột, “Tứ
đại khí”.
- Thời Trần, các vua triều Trần cùng quý tộc vẫn ủng hộ Phật giáo.
+ Các nhà sư thời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trí
nhưng Phật giáo đã là một yếu tố liên kết nhân tâm quan trọng. Tinh thần
Phật giáo khiến cho các nhà chính trị thời Trần áp dụng những chính sách
bình dị, dân chủ.
+ Trên phương diện văn hóa, Phật giáo thời kì này có những đóng góp lớn

lao. Phật giáo ln thể hiện tinh thần khoan dung, độ lượng, không chống
đối và chỉ trích Nho, Lão. Chính vì tinh thần ấy mà vua quan đến nhân đân
đã đồng tâm hiệp lực chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
+ Văn học thời này phản ánh tinh thần từ ái, hòa đồng của đạo Phật, gắn với
tinh thần tự chủ tự cường. Thi ca chịu nhiều ảnh hưởng của Thiền học.
+ Các nhà tư tưởng tiêu biểu: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Pháp Loa,
Huyền Quang.
 Như vậy, Phật giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong xã hội thế kỉ XXIII, được giai cấp phong kiến sử dụng để thu phục nhân dân và ổn định xã
hội. Tuy vậy, với giáo lý duy tâm chủ quan về nhận thức Phật giáo đã tỏ ra
kém hiệu lực trong việc giải quyết vấn đề hiện thực cuộc sống, nhất là vấn
đề chính trị xã hội nên nó đã phải nhường chỗ cho Nho giáo.
7) Đặc điểm Nho giáo thời Lê – Nguyễn
- Đến thời nhà Lê, Nho giáo hoàn toàn chiếm ưu thế và chi phối nhiều lĩnh
vực. Trước hết là hệ thống giáo dục từ địa phương đến triều đình. Nội dung
giáo dục là kinh học và sử học. Các kì thi hội đều lấy đề tài trong các sách
8


Luận ngữ, Mạnh tử, Xuân thu, Trung dung, Đại học…Hàng năm cịn ban
phát sách cơng cho các phủ như : Tứ thư, Ngũ kinh, Cương mục…
+ Lê Thánh Tơng cịn đưa Nho giáo vào văn hóa làng xã. Tư tưởng trung,
hiếu được đặc biệt đề cao vì nó phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền
quan liêu.
+ Khoa cử phát triển nên nho sĩ chiếm số lượng lớn trong tầng lớp quan liêu.
+ Văn học thời này chủ yếu do các nho sĩ sáng tác, ca ngợi khí thế vươn lên
của dân tộc, đất nước.
+ Nhân nghĩa và cương thường được đề cao thể hiện trong các tác phẩm của
Nguyễn Trãi và những lời giáo huấn của Lê Thánh Tông.
- Khác biệt với Nho giáo truyền thống :
+ Mang tính chất mềm dẻo.

+ Sự trung hiểu khơng chỉ bó gọn trung với một dịng tộc hay chết vì cha.
+ Đặt giáo hóa lên hàng đầu.
- Đến nhà Nguyễn: Ngoại Nho, nội Pháp. Bộ luật Gia Long được ban hành,
đưa Nho giáo lên độc tôn thể hiện đặc điểm cơ bản:
+ Mang tính chất thần bí của Hán Nho, kết hợp với chủ nghĩa duy tâm khách
quan của Tống Nho, chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Minh Nho, tư tưởng
phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của Thanh Nho  Tập đại thành.
+ Tư tưởng cơ bản là kế thừa học thuyết âm dương ngũ hành, mệnh trời, đề
cao tam cương, trung hiếu, lý tưởng cao nhất của con người là phấn đấu trở
thành người quân tử.
+ Đẩy các giá trị đạo đức cương thường lên mức cực đoan  Tạo ra sự bảo
thủ trì trệ, khơng thay đổi và tiếp thu.
8) Nho giáo ở Việt Nam
9


*Nho giáo ở thời kì Bắc thuộc:
- Nho giáo ở thời kì đầu gắn liền với sự cưỡng bức truyền bá, theo bước
chân xâm lược với mục đích đồng hóa  Vấp phải phản kháng, khó khăn.
Nho giáo chỉ nhằm mục đích giảng dạy cho chính quyền nhà Hán (bình diện
mặt trên của xã hội).
- Các nhà Nho truyền đạo: Nhâm Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp.
- Từ thế kỉ II-V có ba cuộc đấu tranh giữa Nho và Phật  Xuất hiện tác
phẩm “Lý hoặc luận” của Mâu Tử, trong đó chỉ ra những hiểu biết cơ bản
nhất của người Giao Châu, Giao Chỉ về Nho.
- Cuối thời kì Bắc thuộc, Nho giáo đã có vị trí nhất định.
*Nho giáo ở thời kì Lý – Trần (thế kỉ X - hết XIII)
- Ở giai đoạn đầu tiên
+ Sự thay đổi về mặt chính trị, chuyển từ Bắc thuộc sang độc lập. Các triều
đại dần hình thành.

+ Xã hội phân chia thành các tầng lớp: Vua chúa quý tộc, địa chủ phong
kiến, lao động tự do và nông nô  Sự phân chia giai cấp khơng mang tính
chất khắc nghiệt.
+ Văn hóa – tư tưởng: Phật giáo chiếm vai trị chủ đạo, thống trị trong xã
hội, tinh thần độc lập tự chủ tự cường được đẩy lên cao nhất.
- Năm 1075, có khoa thi đầu tiên gọi là Minh kinh bác học.
- Năm 1396, hình thức thi cử của Nho giáo mới hoàn chỉnh.
- Nội dung cơ bản của Nho giáo thời kì này:
+ Tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.
+ Đề cao vai trò của đức trị, lấy dân làm gốc và mong muốn xây dựng một
xã hội hòa hợp. Nho giáo đề cao vai trò của trung, nghĩa và hiếu.

10


+ Nho giáo trong thời ki này, chữ “trung” không phải chỉ với dòng họ mà là
trung với đất nước.
+ Nho giáo không đề cao cương thường.
- Cuối thời nhà Trần, nhà Trần phê phán Phật giáo và Nho giáo có một vị thế
nhất định. Sau đó Hồ Quý Ly thông qua Minh Đạo đã phê phán sự cứng
nhắc, giáo điều của Nho giáo.
*Sự độc tôn của Nho giáo thời Lê – Nguyễn
- Nhân nghĩa và cương thường được đề cao thể hiện trong các tác phẩm của
Nguyễn Trãi và những lời giáo huấn của Lê Thánh Tông.
- Khác biệt với Nho giáo truyền thống :
+ Mang tính chất mềm dẻo.
+ Sự trung hiểu khơng chỉ bó gọn trung với một dịng tộc hay chết vì cha.
+ Đặt giáo hóa lên hàng đầu.
- Thế kỉ XVI – XVIII : Tam giáo đồng nguyên chủ đạo  Nho giáo mất vị
thế độc tơn của mình, xã hội Đại Việt chính thức rơi vào sự khủng hoảng tư

tưởng.
- Đến nhà Nguyễn: Ngoại Nho, nội Pháp. Bộ luật Gia Long được ban hành,
đưa Nho giáo lên độc tôn thể hiện đặc điểm cơ bản:
+ Mang tính chất thần bí của Hán Nho, kết hợp với chủ nghĩa duy tâm khách
quan của Tống Nho, chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Minh Nho, tư tưởng
phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của Thanh Nho  Tập đại thành.
+ Đẩy các giá trị đạo đức cương thường lên mức cực đoan  Tạo ra sự bảo
thủ trì trệ, khơng thay đổi và tiếp thu.
*Nho giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Đầu thế kỉ XX (cuối XIX), việc đào tạo khoa cử theo lối cũ chấm dứt
(1915). Nho giáo mất hẳn vị trí, vai trị trong đời sống xã hội mặc dù ảnh
11


hưởng của nó cịn sâu đậm. Bên cạnh đó sự xâm nhập của văn hóa phương
Tây làm cho Nho giáo ngày càng mai một.
- Các nhà Nho chuyển qua xu hướng dân chủ tư sản.

12



×