1
MỞ ĐẦU
2
Ở Việt Nam, người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng xã hội được
Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển. Hỗ trợ người
khuyết tật khắc phục khó khăn, hịa nhập xã hội là trách nhiệm pháp lý của nhà
nước, xã hội. Trên cơ sở đó, nhà nước đã ban hành và từng bước hồn thiện hệ
thống chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý toàn diện thực hiện mục tiêu hỗ
trợ người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, các chính
sách, pháp luật của Nhà nước từng bước đi vào đời sống và đạt được những thành
tựu nhất định, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc cơ bản của chế độ
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Tuy nhiên cần phải có những giải pháp và
điều chỉnh chính sách phù hợp hơn nữa để các chính sách, pháp luật đạt hiệu quả
hơn, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng trên thực tế. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, nhóm 03 xin phép lựa chọn tìm hiểu đề tài: “Phân tích nguyên tắc
đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật với
các tình huống minh họa từ thực tiễn”.
3
NỘI DUNG
4
I.Khái quát chung chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
5
1. Khái niệm chế độ chăm sóc sức khỏe, đa dạng hóa xã hội hóa hoạt
động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
6
Chế độ chăm sóc sức khỏe: Với mong muốn được bảo đảm cho người khuyết
tật được chăm sóc và bảo vệ bình đẳng như bao người khác, pháp luật đã có các
quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Theo đó, có thể hiểu
chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật bao gồm tổng hợp các quy định về
quyền của họ được nhà nước, cồng đồng xã hội thực hiện các hoạt động phòng
bệnh, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng giúp họ ổn định sức khỏe,
vượt qua những khó khăn bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
7
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến đời sống, sinh hoạt của người
khuyết tật, ban hành nhiều chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe đối với họ.
Thực hiện các chính sách đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật. Có thể hiểu đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật chính là việc nhà nước lồng ghép các yêu cầu chăm sóc
sức khỏe người khuyết tật trong các chính sách kinh tế- xã hội, dự án phát triển sản
xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Nhà nước huy động mọi nguồn lực xã hội,
cụ thể là sẽ khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho người khuyết tật.
8
Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật đều xuất phát từ những cơ sở pháp lý chung về nhân quyền, đó chính là
quyền được chăm sóc sức khỏe của con người, được sống trong mơi trường an tồn
và tốt nhất. Đây là vấn đề toàn cầu và đã được đề cập trong một số văn kiện: Công
ước liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật năm 2006 với nhiều nội dung
trong đó đã quy đinh nguyên tắc chung về chăm sóc con người bao gồm cả người
khuyết tật (Điều 25 (y tế), Điều 36 (hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng). Đối
với các văn bản pháp luật trong nước, đầu tiên có thể kể đến như Pháp lệnh người
tàn tật năm 1998; và hiện nay đã được thay thể bởi Luật Người khuyết tật năm
2010 trong đó có quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại
chương III từ Điều 21 đến Điều 26.
9
1.
Ý nghĩa chế độ chăm sóc sức khỏe NKT
10
Ý nghĩa nhân văn: Chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật thể hiện lịng
nhân đạo, sự cảm thơng và chia sẻ sâu sắc giữa người với người trong cộng đồng,
trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội
khác, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơng dân, có nhiều đóng góp cho
cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước1.
1 Giáo trình Luật Người khuyết tật trang 151
11
Ý nghĩa xã hội: Đối với người khuyết tật do có những đặc trưng về tình
trạng bệnh, tật nên với họ khó có thể đạt được những trạng thái thoải mái với tiêu
chuẩn của người bình thường. Bởi lẽ, mong muốn lớn nhất của họ là được khôi
phục, hỗ trợ khôi phục hoặc được thực hiện những kỹ năng để ổn định sức khỏe, có
thể tự thực hiện được những hoạt động sinh hoạt, phục vụ cho chính bản thân, gia
đình và xã hội, nhằm tiến đến hịa nhập cộng đồng. Vì thế, sức khỏe của người
khuyết tật là tình trạng ổn định toàn diện về thể chất, xã hội.
12
Ý nghĩa pháp lý: Chế độ này đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe NKT. Pháp
luật quy định cụ thể trong Hiến pháp và luật chuyên ngành, tạo cơ hội cho NKT
thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe đồng thời, quy định trách nhiệm của các
bộ, ban, ngành và cộng đồng xã hội trong chăm sóc này.
13
Ý nghĩa kinh tế: Chế độ chăm sóc sức khỏe NKT tạo điều kiện để NKT có
cơ hội tham gia các hoạt động xã hội khác, tìm kiếm việc làm mang lại thu nhập để
nuôi sống bản thân và gia đình. Với lực lượng khá đơng đảo, theo kết quả điều tra
của tổng cụ thống kê có khoảng hơn 6,2 triệu người 2, nếu được chăm sóc sức khỏe
phù hợp, hiệu quả, NKT sẽ trở thành nguồn nhân lực tiềm tàng cho nhân loại và
đất nước.
2 Kết quả điều tra Quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam của tổng cục thống kê và UNICEF công bố năm 2019
14
II-Nguyên tắc đa dạng hóa,xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật.
15
1. Nguyên tắc đa dạng hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
16
1.1 Cơ sở của nguyên tắc
17
Sự thiếu hụt, bất thường về bộ phận, chức năng cơ thể đã cản trở người khuyết
tật tham gia các hoạt động xã hội thông thường và tạo nên tâm lý mặc cảm, tự ti.
Bản thân người khuyết tật lại ln bị ám ảnh bởi bệnh, tật, ln coi mình là gánh
nặng cho gia đình, xã hội vì thế thường có ít sự hợp tác đầy đủ trong q trình tư
vấn hay điều trị sức khỏe. Do đó, hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
cần được quan tâm và thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau hay
gọi là việc đa dạng hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.
18
1.2. Nội dung của nguyên tắc
19
Trên thực tế, có thể thấy rằng đói nghèo và khuyết tật thường đi liền với nhau.
Một trong những rào cản đối với NKT trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe là rào cản kinh tế: Các can thiệp y tế như việc đánh giá, điều trị và sử dụng
thuốc thường đòi hỏi NKT phải tự trả thêm các khoản chi phí, gây khó khăn cho họ
và gia đình, những người vốn thu nhập đã bị hạn 3. Chính vì vậy, việc quy định các
chính sách kinh tế - xã hội hỗ trợ người khuyết tật phát triển kinh tế là điều cần
thiết để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe bền vững và chất lượng.
3 Theo tr5-6 Hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của WHO;
20
Thứ nhất, Lồng ghép các yêu cầu về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật trong
các chính sách về kinh tế - xã hội.
21
Chính sách về kinh tế - xã hội là các biện pháp được đưa ra bởi Đảng và Nhà
nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, hỗ trợ các đối tượng chính sách và phục vụ
cho lợi ích chung của cộng đồng. Lồng ghép các yêu cầu về chăm sóc sức khỏe đối
với người khuyết tật là việc đưa ra các chính sách có tác động tích cực về u cầu
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.
22
Các chinh sách Phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội,
bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Nâng cao chỉ tiêu về y tế, thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, mục
tiêu hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.4
4 Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020
23
Có thể nhận thấy những chính sách trên đã tác động tích cực nhằm nâng cao
tiến bộ, cơng bằng xã hội giúp loại bỏ những định kiến, rào cản tâm lý cho người
khuyết tật khi tham gia khám chữa bệnh. Nâng cao mức an sinh xã hội, tăng cường
phúc lợi xã hội và nâng cao chất lượng y tế. Phát triển kinh tế, các mục tiêu xóa đói
giảm nghèo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở rộng cơ hội cho người khuyết
tật được tiếp cận với cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách tự nhiên và bền
vững.
24
Thứ hai, lồng ghép các yêu cầu chăm sóc sức khỏe người khuyết tật trong
các dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo.
25
Vừa đảm bảo chăm sóc sức khỏe, vừa mở rộng cơ hội việc làm cho người
khuyết tật Nhà nước dành Mục 4 Chương XI BLLĐ 2019 quy định riêng về lao
động là người khuyết tật. Theo đó, nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được
hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhằm đảo bảo
tối đa quyền làm việc của NKT và đảm bảo sức khỏe lao động của NKT, BLLĐ
2019 nghiêm cấm việc sử dụng NKT làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc sử dụng người lao động là NKT suy giảm khả năng lao động từ 51% trở
lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm ngoại trừ trường hợp người lao động đồng
ý.