Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.74 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập, hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế quốc tế
nói riêng ngày càng phát triển và đa dạng. Sự phát triển của hoạt động kinh tế quốc tế đã
dẫn tới nhu cầu thanh toán, chi trả ngày một gia tăng giữa những chủ thể ở các quốc gia
khác nhau. Ngân hàng thương mại chính là cầu nối giữa kinh tế trong nước với nước
ngoài, giữa các chủ thể ở các quốc gia với nhau.
Cũng như các NHTM khác, trong những năm qua MB đã khơng ngừng hồn thiện,
đổi mới cũng như nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTQT của mình nhằm đáp ứng một
cách tốt nhất nhu cầu thanh toán hàng hoá XNK của khách hàng đồng thời góp phần nâng
cao thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên HĐTTQT tại các ngân hàng Việt Nam vẫn tồn tại
không ít rủi ro. Mặc dù đã nhận thức được vai trị của ngân hàng trong trong q trình hội
nhập và phát triển kinh tế nhưng hiện nay hầu hết các ngân hàng Việt Nam, trong đó có
MB vẫn cịn nhiều hạn chế trong quá trình xử lý rủi ro đặc biệt ở hoạt động thanh tốn
quốc tế Chính vì lý do đó đề tài : “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội “ được em lựa chọn nghiên cứu sau thời
gian tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tại ngân hàng. Qua đó để đưa ra nguyên nhân và đề xuất
những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
thương mại cổ phần quân đội.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba
chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng thương mại
Chƣơng 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân
hàng thương mại cổ phần quân đội
Chƣơng 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
Thương mại cổ phần quân đội

CHƢƠNG 1:


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH


TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại
Để tồn tại và phát triển, các quốc gia ngoài việc dựa vào lợi thế nội tại trong nước
như dựa vào trao đổi giao dịch hàng hóa, các hoạt động dịch vụ cũng như các hoạt động
văn hóa và khoa học kỹ thuật thì cần phải tiến hành trao đổi kinh tế, thương mại với các
quốc gia khác. Bởi sự khác biệt về mơi trường, khí hậu, địa lý, trình độ phát triển khoa
học, trình độ con người đã tạo nên lợi thế giữa các quốc gia với nhau. Do đó dựa theo
nguyên tắc trao đổi những thế mạnh của mình để đổi lại những thứ mình chưa có lợi thế
thì hoạt động thanh tốn quốc tế đã dần hình thành.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, cuốn “Thanh toán quốc tế & tài trợ ngoại thương”,
NXB Thống kê, 2005 và GS. Định Xuân Trình, cuốn “ Giáo trình thanh toán quốc tế”:
“Việc trao đổi các hoạt động kinh tế, thương mại, tài chính giữa các cá nhân, tổ chức của
nước này với cá nhân, tổ chức của nước khác, hay giữa quốc gia với tổ chức kinh tế sẽ
làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó
tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia. Và việc thanh tốn quốc tế được thực
hiện thơng qua mối quan hệ giữa các ngân hàng của các nước”(Theo PGS.TS Nguyễn
Văn Tiến, cuốn TTQT& tài trợ NT)
1.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại
Ta có thể thấy: “Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem
lại những hậu quả mà người ta khơng thể dự đốn được”.
“ Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong q trình thực hiện
thanh tốn quốc tế liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ quan hệ
giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân
hàng hay các tổ chức cá nhân và các tác nhân trung gian chịu tác động bởi khoảng cách
địa lý, hay những khác biệt về văn hóa pháp luật... hoặc do những nhân tố khách quan
khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị” ( Nguyễn Văn Tiến, 2011)
Các loại hình rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM bao gồm:


-“Rủi ro thương mại: Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa người

nhập khẩu và người xuất khẩu”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
- Rủi ro trong thanh toán: Đây là những tổn thất bất ngờ, gây hậu quả cho các bên
tham gia thanh toán.
-“Rủi ro quốc gia: Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về thể
chế chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc
gia”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
-“Rủi ro về pháp lý: Rủi ro về pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay
khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
-“Rủi ro ngoại hối: Là rủi ro xảy ro khi tỷ giá biến động. Việc thanh tốn được ấn
định bằng ngoại tệ nào đó do vậy khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai
phía”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
-“Rủi ro tác nghiệp: Là những rủi ro, sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây
nên”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
1.3. Hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT
Hạn chế RR trong hoạt động TTQT là việc đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và
giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra do những phát sinh từ những điều kiện chủ quan bên
trong hoặc những phát sinh từ những điểu kiện khách quan bên ngồi.
Trong phương thức ghi sổ thì người mua và người bán cần phải tìm hiểu kỹ đối tác.
Để HCRR trong phương thức nhờ thu thì việc đầu tiên là thẩm định, đánh giá kĩ đối tác
giữa hai bên mua và bán đồng thời lựa chọn ngân hàng uy tín để thực hiện nhờ thu. Trong
phương thức TDCT NHPH lúc này cần yêu cầukỹ quý 100% giá trị L/C hoặc sử dụng các
tài sản bảo đảm khách để bảo đảm cho việc thực hiện L/C từ phía khách hàng; Quy định
một cách rõ ràng và chặt chẽ các điều khoản trong L/C để hạn chế gây tranh cãi
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM
Thái độ của NH đối với việc QTRR trong hoạt động TTQT. Đây là nhân tố hàng
đầ u và cũng là quan tro ̣ng đố i với hiê ̣u quả của công tác
NHTM

QTRR trong TTQT tại các



Xuất phát từ nhận thức và quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng: Họ phải là những
người có kiến thức bao quát và nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh mà ở đây đối với
thanh tốn quốc tế thì cần phải phân biệt được giữa RR và HĐKD của ngân hàng.
Rào cản thương mại: Hiện nay xu hướng tự do hóa thương mại đang ngày càng trở
nên phổ biến trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tự do hóa thương mại giúp các quốc
gia có thể dễ dàng trao đổi thương mại với nhau, tuy nhiên sự thay đổi về cơ chế chính
sách như những quy định về dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, chính sách thương
mại, các điều kiện về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về kỹ thuật anh tồn vệ sinh
thực phẩm…các rảo cản thương mại như vậy có thể gây ảnh hưởng tới việc lưu thơng
hàng hóa.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1. Khái quát hoạt động TTQT của các NHTM VN
Hoạt động TTQT ở NHTM Việt Nam ngoài luật pháp Việt Nam thì hoạt động này
cũng chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế cụ thể là một số văn bản như UCP, URC,
INCOTERMS…Những văn bản này tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, cơng bằng cho
các chủ thể khi tham gia HĐTM và TTQT. Đặc điểm tiếp theo của hoạt động TTQT của
NHTM Việt Nam đó là tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp mà thay vào đó là
các phương tiện thanh tốn như hối phiếu, séc, kỳ phiếu. Ngôn ngữ sử dụng trong TTQT
chủ yếu là bằng tiếng Anh. Và nếu có tranh chấp thì sẽ được giải quyết bằng luật quốc tế
hoặc luật của quốc gia thứ ba.
2.2. Khái quát về ngân hàng TMCP MB
Giai đoạn 1994: Ngày 04/11/1994, MB được thành lập.
Giai đoạn 1995-2003: Trong giai đoạn này, MB cũng đánh dấu sự trưởng thành, mở
rộng quy mô phát triển.


Giai đoạn 2003-2010: Trong giai đoạn này, MB bắt đầu kế hoạch cải tổ để phát

triển toàn diện, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong
giai đoạn 2003 - 2008, với tầm nhìn đến năm 2015.
Giai đoạn 2015 đến nay: Trên cơ sở những thành cơng và kinh nghiệm đã tích lũy
trong hơn 15 năm trước, MB bắt đầu vào giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 2011 –
2015 với tầm nhìn đến năm 2020 . Về kết quả kinh doanh:
* Năm 2015:
- Tổng tài sản đạt 221.041 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3%, vượt 2,3% kế hoạch.
- Huy động vốn đạt 181.752 tỷ đồng, tăng hơn năm 2014 là 8,2% , đạt 100.4% kế
hoạch.
- Dư nợ đạt 120.307 tỷ, tăng 19,6% so với 2014, đạt 104,2% kế hoạch.
Lợi nhuận trước thuế toàn MB Group đạt 3.221 tỷ, trong đó lợi nhuận riêng ngân
hàng đạt 3.150 tỷ
Tiền gửi của khách hàng: Năm 2015 tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách
hàng đạt 33.411.670 triệu đồng tăng 1.141.221 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng với
3,54%. Hoạt động cho vay: Năm 2015, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực,
phù hợp với định hướng của NHNN, trong đó cho vay trung và dài hạn tăng cao (tăng
50,93% và 27,65%). Hơn 30% trong số này là dư nợ cho vay dài hạn để doanh nghiệp đổi
mới máy móc thiết bị, nên chất lượng tín dụng vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, MB cũng
cần tính tốn để khơng gây xáo trộn trong hoạt động, bảo đảm khả năng chi trả &thanh
khoản. Chất lượng tín dụng của MB là tốt vì qua các năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
giảm, cho thấy công tác thu nợ đạt được kết quả tốt và hoàn thành kế hoạch được giao.
Hoạt động dịch vu: MB đã tiến hành triển khai các dịch vụ mới như thẻ tín dụng
quốc tế MB JCB Sakura; Thẻ quân nhân…Các dịch vụ này vừa góp phần đa dạng hóa
hoạt động thanh tốn, tăng thu phí thanh tốn trong nước vừa là dịch vụ hỗ trợ tài khoản
hữu ích để thu hút khách hàng.


Các chỉ tiêu lợi nhuận: LNST năm 2015 đạt 2.512.135 triệu đồng tăng 9.150 triệu
đồng so với năm 2014 tương ứng 0,36%; tăng 226.418 triệu đồng so với năm 2013 tương
ứng 9,9%

2.3. Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT của MB
* Thực trạng hoạt động TTQT tại MB
Trong thanh toán hàng nhập khẩu
Tỷ trọng doanh thu từ thanh toán TDCT chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng
doanh thu từ thanh toán hàng nhập, từ 37,37% tương ứng với 232168,22 nghìn USD đến
54,55% tương ứng với 495967,79 nghìn USD. Điều này phản ánh sự cẩn trọng của các
doanh nghiệp nước ngoài trong kinh doanh XNK với Việt Nam.
Trong thanh toán hàng XK
Phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới 85,63% năm 2013
tương ứng với doanh số 184296,33 nghìn USD, đến năm 2015 phương thức này chiếm tỷ
trọng 72,61% tương ứng với giá trị là 200773,46 nghìn USD.
Kết quả hoạt động chuyển tiền: Năm 2015 doanh số thanh toán chuyển tiền so với
năm 2014 tăng 3,18% do nền kinh tế hiện nay đang dần được hổi phục, đây là một dấu
hiệu đáng mừng đối với MB khi đã tạo được niềm tin ở khách hàng, đuợc khách hàng tìm
đến giao dịch. Tiếp tục đà tang về khối lượng chuyển tiền năm 2015 tổng số giao dịch
chuyển tiền là 589990 nghìn USD tăng 3,43% so với năm 2014.
Kết quả hoạt động nhờ thu: Qua bảng số liệu ta thấy: hoạt động thanh toán nhờ thu
tại MB còn dừng lại ở doanh số rất thấp. Trước hết, phương thức nhờ thu chứa đựng
nhiều rủi ro, MB lại là Ngân hàng mới, thời gian tham gia TTQT chưa thực sự lâu.
Kết quả hoạt động TDCT: Doanh số thanh tốn theo phương thức TDCT tại MB có
những biến động rất khả quan. Năm 2013 doanh số chỉ là 259747,38 nghìn USD thì đến
năm 2014 con số này là 365058,93 nghìn USD, tăng 40,54% so với năm 2013. Đến năm
2015 doanh số đạt 566875,01 tỷ đồng, tăng 55,25% so với năm 2014. Số lượng khách
hàng ngày càng tin tưởng , lựa cho ̣n dich
̣ vu ̣ thanh toán TDCT ta ̣i MB ngày mô ̣t tăng lên .
Năm 2015, số lươ ̣ng khách hàng doanh nghiê ̣p s ử dụng phương thức thanh toán TDCT là


123 khách, trong đó khách hàng thường xuyên lên tới


82 khách hàng . Số lươ ̣ng khách

hàng thường xuyên liên tục tăng qua các năm . Năm 2014 tăng 62,9% so với năm 2013 và
năm 2015 tăng 43,9% so với năm 2014chứng tỏ chấ t lươ ̣ng thanh toán TDCT đã thỏa
mãn tố t nhu cầ u của khách hàng .TDCT là PTTT phổ biến ở hầu hết các NHTM. Trong
những năm gần đây, nhà nước có nhiều nỗ lực trong chủ trương, chính sách mở đường
cho hoạt động xuất khẩu gia tăng, doanh số thanh toán xuất khẩu bằng phương thức
TDCT tại MB ln có xu hướng tăng mạnh qua các năm.
Hoạt động XNK ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do tác động của cả nguyên nhân
chủ quan lẫn khách quan, ngân hàng đóng vai trị quan troạng giúp đỡ các doanh nghiệp
trong q trình hồn thành hồ sơ, thủ tục và thanh tốn hàng hóa. Ngân hàng cũng tích
cực khai thác nguồn vốn ngoại hối giúp doanh số chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao trong
doanh số TTQT của MB (19%).
* Thực trạng hạn chế rủi ro trong TTQT tại MB
Đối với thanh toán hàng xuất khẩu
Hiện nay trong thanh toán hàng xuất khẩu tại MB thực hiện chiết khấu bộ chứng từ
dưới hai hình thức: CK truy địi và CK miễn truy địi. Thường thì thực hiện chiết khấu
truy đòi để giảm thiểu rủi ro cho NH vì NH có quyền truy địi khách hàng trong trường
hợp bên nước ngồi từ chối thanh tốn.
Đối với thanh toán hàng nhập khẩu
Theo quy định của MB sau khi tiếp nhận đồng ý mở L/C cho khách hàng thì phải
tiến hành ký quỹ. Trước đây ngân hàng quy định mức ký quỹ là 100% tuy nhiên điều này
không phát huy được tác dụng, làm giảm tính cạnh tranh, làm cho một số khách hàng
chuyển sang ngân hàng khác. Vì vậy hiện nay ngân hàng đã thực hiện mức ký quỹ linh
hoạt hơn:
- Đối với các khách hàng có tài khoản tiền gửi lớn, có uy tín, làm ăn lâu dài với
ngân hàng, tình hình kinh doanh tố và có sức cạnh tranh trên thị trường thì khơng phải ký
quỹ khi mở L/C
- Mức ký quỹ 10% - 70% giá trị L/C được áp dụng phổ biến trong hoạt động TTQT
của Ngân hàng MB.



Nguồn ký quỹ có thể là vốn tự có của doanh nghiệp hoặc vốn vay của ngân hàng do
bên thứ ba bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng xin vay ngoại tệ để mở L/C mà ngân
hàng chấp nhận thì việc xin vay ngoại tệ phải tuân thủ theo đúng thủ tục xin vay ngoại tệ
có kỳ hạn. Thơng thường khách hàng xin vay thế chấp bằng chính lơ hàng nhập
Rủi ro do khách hàng mất khả năng thanh toán:
Rủi ro này gây thiệt hại trực tiếp tới ngân hàng. Do đó để giảm thiểu rủi ro thanh
tốn như đối với phương thức TDCTthì khách hàng ký quỹ theo yêu cầu của NH để đảm
bảo cho L/C. Rủi ro về mặt đạo đức như việc khách hàng cố tình giao hàng hóa khơng
đúng hợp đồng; hoặc việc người nhập khẩu ép giá người bán qua một số sai sót của bộ
chứng từ hoặc việc người xuất khẩu bị chậm chễ TT khi họ xuất trình đầy đủ bộ chứng
từ. Rủi ro trong hoạt động TTQT tại MB chủ yếu đến từ khâu tác nghiệp. Xuất phát từ
phía khách hàng và xuất phát từ MB. Từ phía khách hàng đó là việc khách hàng giao cho
ngân hàng bộ chứng từ không hồn hảo như bộ chứng từ giao thiếu khơng đủ như trong
hợp đồng quy định, nội dung của bộ chứng từ có sự khác biệt so với nội dung của hợp
đồng. Đối với các rủi ro được xuất phát từ môi trường như việc các đồng ngoại tệ mất giá
hay việc giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia gặp trục trặc thì ngân hàng đã cố
gắng hạn chế đến mức tối đa những tác hại mà rủi ro này đem lại.
2.4. Đánh giá hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại MB
* Kết quả đạt được
Hoạt động thanh toán quốc tế của MB trong những năm trở lại đây: Cụ thể 2013 đạt
835724,26 nghìn USD thì sang năm 2014 là 959089,85 nghìn USD tăng 123365 nghìn
USD, và đến năm 2015 doanh số TTQT đạt 1185790,31 nghìn USD tăng hơn năm 2014
226700,46 nghìn USD. Ngồi những kết quả trong việc mở rộng mạng lưới thanh tốn
quốc tế thì việc áp dụng những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro của MB cũng đã có những
kết quả đáng khích lệ.
“Việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro đã phần nào đem lại những hiệu quả tích
cực. Trong phương thức chuyển tiền chủ yếu rủi ro xảy ra trong q trình tác nghiệp như
chuyển nhầm thơng tin của khách hàng khiến trì hỗn việc thanh tốn của khách hàng, rủi



ro này khơng gây tổn thất về tài chính nhưng ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Tuy
nhiên trong 3 năm trở lại đây rủi ro này đã được hạn chế rất nhiều cụ thể năm 2013 có 02
bộ chuyển nhầm thơng tin thì đến năm 2014 và năm 2015 còn 01 bộ”(Theo TS.Tiến, tg
55,TTQT)
* Hạn chế
- Cơ cấu khách hàng chưa hợp lý
MB vẫn có xu hướng chú trọng vào những khách hàng truyền thống mà vẫn chưa
thực sự thành công trong việc mở rộng đối tượng khách hàng.
- Về trình độ nhận sự
Nghiệp vụ TTQTnhìn chung khá phức tạp, dễ mắc phải những sai lầm đẫn đến các
xung đột đáng tiếc, vì vậy nghiệp vụ này địi hỏi các nhân viên phải thật sự có trình độ,
kinh nghiệm trong giao dịch TTQT
-“Quy mơ hoạt động thanh tốn hàng xuất chưa phát triển tương ứng với quy mô
hoạt động thanh toán hàng nhập”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
“Doanh số thanh toán HNK và HXK của MB khá chênh lệch. Năm 2013 doanh số
thanh toán hàng xuất khẩu chỉ đạt 215219,94 nghìn USD chiếm 25,75% doanh số TTQT;
Đến năm 2015 doanh số thanh tốn hàng xuất khẩu đạt 276513 nghìn USD chiếm
23,32% doanh số TTQT”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
* Về phía khách hàng
“Hiện nay, các doanh nhìn chung cịn nhiều hạn chế về tiềm lực tài chính. Điều này
dẫn đến một thực tế là các nhà nhập khẩu chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng khi tham
gia quan hệ với người xuất khẩu nước ngoài. Ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ rủi ro mất
vốn rất lớn bởi vì việc thu hồi vốn về lúc này hoàn toàn tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh
của nhà nhập khẩu”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
* Nguyên nhân
- Chưa có chiến lược quản trị rủi ro tổng thể mang tính dài hạn
Mặc dù các chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế đã được
vào nhiều văn bản của MB nhưng một chiến lược tổng thể, chính thức và chuẩn hóa trong



dài hạn vẫn chưa được Ngân hàng xây dựng, áp dụng và phổ biến rộng rãi trong toàn hệ
thống.
- Quy trình nghiệp vụ cịn gặp khó khăn trong áp dụng thực tế
Trong q trình HĐTTQT, nhiều nghiệp vụ gây khó khăn cho các nhân viên khi áp
dụng, vấn đề này đôi khi gây ra nhiều thiệt hại cho khác hàng.
- Tốc độ chu chuyển thanh tốn cịn chậm
Một trong những nhược điểm của phương thức thanh toán bằng thư TDCT của MB
là có q nhiều các bên tham gia.Thanh tốn chuyển tiền MB chủ yếu áp dụng hình thức
chuyển tiền qua mạng SWIFT - mạng thanh tốn tồn cầu với tốc độ thanh tốn chuyển
tiền cịn q nhiều khâu trung gian, cịn thiếu các giải pháp xử lý tình huống linh hoạt nên
làm giảm tốc độ chu chuyển thanh toán bằng phương thức này.
- Một số cán bộ nghiệp vụ cịn kém về trình độ chun mơn, chưa nắm bắt và chấp
hành đúng các quy trình và thể lệ nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán.
Một số cán bộ thừa hành ở của MB chưa tuân thủ quy trình thanh tốn cũng như
thơng lệ QT. Thanh tốn viên QT chưa thực sự được đào tạo có bài bản, chủ yếu là làm
việc theo hướng dẫn, kinh nghiệm của người đi trước chứ không được tham gia các lớp
học chuyên sâu về nghiệp vụ.
- Chính sách thương mại cịn chưa ổn định
“Do hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước đang trong q trình đơi
mới và hồn thiện nên đã tác động khơng ít đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
- Chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ
Nhà nước quản lý chặt chẽ các nguồn ngoại tệ để đưa vào sử dụng trong các cân đối
thực tế, chống lại sự sử dụng ngoại tệ lãng phí hoặc khơng quản lý được các nguồn ngoại
tệ.
CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI



3.1. Đị hƣớng phát triển hoạt động TTQT và quản trị rủi ro của MB từ năm
2016-2020
* Đổi mới công nghệ thanh tốn Ngân hàng
Việc đổi mới cơng nghệ thanh toán tại MB thể hiện trên các mặt:
Tiếp tục kiện tồn và hiện đại hố hệ thống thanh tốn. Thị trường tài chính quốc tế
và khu vực là một mạng liên thơng tồn cầu, dịch vụ ngân hàng đã liên kết các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư với nhau trên phạm vi tồn cầu, mỗi giao dịch chỉ nên tính bằng
giây, trong chốc lát.
*Từng bước mở rộng hoạt động ngân hàng kể cả HĐTTQT tại một số vùng biên
giới có tiềm năng về hàng mậu dịch cũng như tại một số trung tâm tài chính quốc tế lớn.
* Nâng cao trình độ về TTQT của MB bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế và tập
quán ngân hàng quốc tế trong từng lĩnh vực.
* Mục tiêu QTRR trong HĐTTQT tế đến năm 2020 của MB
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại MB
* Hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro
Trong thời gian có thể, MB cần hoàn thiê ̣n chi ến lược quản trị rủi ro tồn diện và
mang tính dài hạn đối với tất cả các hoạt động kinh doanh.
*”Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại”(Theo TS.Tiến, tg 55,TTQT)
Nếu như quan điểm thơng suốt, bộ máy tổ chức hồn chỉnh với đội ngũ cán bộ
chun trách có chất lượng chun mơn đáp ứng là điều kiện cần thì cơng nghệ hiện đại
và TBKT là điều kiện đủ để nâng cao năng lực QTRR của ngân hàng thương mại.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Sử dụng những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro làm
hạt nhân trong việc tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng và trong việc phổ cập kiến thức
và kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên về rủi ro và QTRR. Mỗi khi ban hành quy
định mới hay và bổ sung, sửa đồi các cơ chế, quy chế cần cập nhật về quản trị rủi ro, Ban
lãnh đạo Ngân hàng cần thiết lắng nghe ý kiến của các chuyên gia coi trọng những đề
xuất khách quan và khoa học.



3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại MB
* Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng
* Đối với NHNN
* Đối với các doanh nghiệp XNK
* Đối với MB
KẾT LUẬN
Nhận thức được tầm quan trọng của TTQT trong giai đoạn hiện nay và cả về tương
lai cũng như những rủi ro mà phương thức này có thể mang lại bằng những giải pháp cụ
thể như: Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ chuyên trách rủi ro; tăng cường hơn
nữa việc kiểm soát tín dụng cho vay xuất khẩu; củng cố và tăng cường khả năng QTRR
gây ra do nghiệp vụ của nhân viên MB; hoàn thiện các hoạt động rủi ro tỷ giá; thiết lập
hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động rủi ro của Hội đồng quản trị… Bằng những
phương pháp này MB cũng như hệ thống MB trên toàn quốc đang xây dựng cho mình
một nền tảng vững chắc cả về chuyển môn nghiệp vụ lẫn cơ sở vật chất kỹ thuật. Từ đó
giúp giảm thiểu rủi ro nhằm tạo ra môi trường hoạt động TTQT lành mạnh, hiệu quả
mang lại lợi ích thiết thực cho ngân hàng, nhà đầu tư, toàn ngành ngân hàng và nền kinh
tế.



×