Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Quảng cáo Việt Nam: Nặng tính tự phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.12 KB, 2 trang )

Quảng cáo Việt Nam: Nặng tính tự phát
Trên 3.000 DN được cấp phép hoạt động quảng cáo nhưng có đến trên 80% lợi nhuận thật từ
ngành quảng cáo VN chảy vào túi các Cty ngoại quốc - ông Nguyễn Quý Cáp - Chủ tịch Hội DN
quảng cáo TP HCM đã nhận xét như vậy. Mới đây nhất, ngày 12/12, Cty Quảng Cáo Trẻ lần đầu
tiên đưa lên sàn chứng khoán bán đấu giá 318.700 cổ phiếu của mình. Hơn bao giờ hết, ngành
quảng cáo cần được nhìn nhận như một ngành kinh tế - văn hoá với những đóng góp tích cực cho
nền kinh tế.
Hiệp hội Quảng cáo VN cho rằng: "Nhìn toàn cục, chúng ta chưa có chiến lược, quy hoạch phát
triển quảng cáo cho cả nước". Thực tế, đã có một số tỉnh, TP như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng,
Bình Dương, Vĩnh Long, Long An, Cà Mau... có triển khai việc quy hoạch nhưng cũng chưa toàn
diện, đầy đủ. Do vậy, sự lộn xộn, tình trạng vi phạm pháp luật trong quảng cáo đặc biệt là quảng
cáo ngoài trời đang là vấn đề làm “đau đầu” nhiều nhà quản lý.
Thiếu cân đối, thiếu quy hoạch
Đối với các DN quảng cáo, hầu hết chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh lâu dài; chủ yếu
vẫn là khai thác cái có sẵn, chạy theo việc dễ làm trước mắt mà chưa quan tâm đến việc đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đào tạo nhân lực. Trong kinh doanh, DN quảng cáo VN thiếu
sự hợp tác để cùng tồn tại, phát triển; thậm chí còn gây nên những tranh chấp, dìm dập nội bộ.
Trên thực tế, ý thức chấp hành luật pháp ở một số DN chưa cao nên những vi phạm như đặt biển
quảng cáo ngoài trời không có giấy phép, sai nội dung, kích thước cho phép hoặc vi phạm các quy
định về cấm sử dụng màu cờ tổ quốc, tiền VN... trong quảng cáo vẫn diễn ra nhiều.
Mặt khác, mặc dù đã có một hành lang pháp lý tương đối rõ ràng nhưng tình hình quản lý nhà
nước về quảng cáo vẫn còn nhiều yếu kém. Trong báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Pháp lệnh
quảng cáo của Bộ Văn hoáthông tin đã nhận xét: số lượng các DN quảng cáo VN có chiến lược
kinh doanh, khẳng định được vị trí và thế mạnh của mình trên thị trường như Hoàng Gia, Lê và
Anh em, VMC, Thanh Mai, Đất Việt, Goldsun chưa nhiều; hầu hết các DN còn lại mới chỉ làm
bảng, biểu, tổ chức sự kiện hoặc in ấn; thị phần quảng cáo chủ yếu là do các DN nước ngoài nắm
giữ. Trong các DN liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh, phần vốn góp của DN VN chỉ là
nhà xưởng, đất đai và hoạt động đều do phía nước ngoài chi phối. Trong khi đó, theo nhận xét của
Hiệp Hội quảng cáo VN thì công tác quản lý ở cấp địa phương còn yếu kém, thậm chí có nơi còn
coi quảng cáo như một loại hình tiêu cực nên trong quản lý đã nặng về soi xét khuyết điểm và
chưa nhận thấy những đóng góp của ngành đối với việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh nền


kinh tế VN ra thị trường.
Quảng cáo là một ngành kinh tế?
Cùng với trên 3.000 DN quảng cáo là một hệ thống bao gồm trên 80 đài phát thanh, truyền hình và
trên 500 cơ quan báo chí,năm 2005 đã đạt được doanh thu khoảng 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên,
trong nhận thức của nhiều nhà quản lý và một bộ phận dân cư vẫn chưa coi quảng cáo là một
ngành kinh tế - văn hoá; một ngành “công nghiệp xanh” có những đóng góp quan trọng đối với nền
kinh tế. Về đào tạo, ngay cả trong hệ thống đào tạo chính quy của nước ta cũng chưa có một
chuyên ngành dành cho quảng cáo. Cả người làm nghề cũng như người quản lý đều non yếu về
nghề. Vì vậy, nhìn chung bức tranh quảng cáo VN vẫn mang nặng tính "tự phát".
Với nhiều bất cập còn tồn tại, ngành quảng cáo VN muốn thực sự lớn mạnh nhất thiết phải được
quy hoạch một cách khoa học ở tầm vĩ mô và trong từng DN. Nhưng dường như các nhà quản lý
vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn cách làm: từ cơ sở lên hay áp đặt từ trên xuống.
Dù là lựa chọn cách làm nào thì việc xây dựng một quy hoạch ít nhất là đến năm 2020 đã là một
yêu cầu cấp bách để tiến tới xây dựng ngành quảng cáo VN tiên tiến, hiện đại, có bản sắc dân tộc.
Chiến lược được đề ra và thực hiện sẽ khắc phục được tình trạng phát triển manh mún, phân tán
trong quảng cáo; tạo điều kiện cho việc hiện đại hoá cơ sở vật chất, nâng cao số lượng, chất
lượng cán bộ chuyên môn và góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao năng lực của cơ
quan quản lý nhà nước.

×