Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kế toán: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.03 KB, 25 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ
được sản phẩm là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp sản xuất. Kế tốn chính xác tiêu thụ và xác định kết quả là điều
kiện tiền đề để mỗi doanh nghiệp tìm ra lời giải cho bài tốn lựa chọn giá cả,
số lượng hàng bán, và phương thức tiêu thụ tốt nhất. Tổ chức tốt khâu tiêu thụ
giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Do đó, doanh nghiệp phải chú trọng
vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Xác định kết quả là cơ sở để đánh giá hiệu quả
cuối cùng của quá trình kinh doanh.
Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam là
sản xuất và kinh doanh dây, cáp điện và các thiết bị phụ trợ để phục vụ cho
tiêu dùng dân dụng, phục vụ cho việc phát triển mạng lưới điện quốc
gia…Chỉ với bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy tầm quan trọng, cũng như tiềm
năng cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt
Nam.
Chính vấn đề nêu trên đã đặt ra sự cấp thiết cho việc nghiên cứu đề tài:
“Hồn thiện kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tại các doanh nghiệp sản
xuất dây và cáp điện Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn khái quát hoá các vấn đề lý luận về kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả trong các doanh nghiệp sản xuất. Nghiên cứu, phân tích thực
trạng kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản
xuất dây và cáp điện Việt Nam. Đánh giá những thành công, tồn tại, và đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại các
doanh nghiệp đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài



ii

Phạm vi khảo sát: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại hai
đơn vị là công ty cơ điện Trần Phú và công ty cổ phần dây và cáp điện Sài
Gòn.
Phạm vi nghiên cứu: Do mảng chính trong kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp sản xuất là kết quả tiêu thụ nên tác giả chỉ nghiên cứu những
vấn đề cơ bản của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại các doanh
nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam. Lấy ví dụ minh hoạ là cơng ty cơ
điện Trần Phú và công ty cổ phần dây và cáp điện Sài Gòn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết
hợp với các phương pháp khoa học kinh tế. Đồng thời luận văn cũng vận
dụng các phương pháp như: thống kê, khảo sát thực tế, so sánh, phân tích…
5. Những đóng góp của đề tài
Luận văn khái qt hố những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất.
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả tại một số doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam.
Luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm hồn thiện
kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất dây
và cáp điện Việt Nam. Và đưa ra những điều kiện để thực hiện được những
giải pháp đó.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam



iii

Chương 3: Hồn thiện kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam.


iv

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
1.1 Ý nghĩa và sự cần thiết của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ, và ý nghĩa
Tiêu thụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với lợi ích
hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của q trình sản xuất kinh doanh. Thơng qua
tiêu thụ, các doanh nghiệp thu hồi được vốn để tiếp tục tái sản xuất kinh
doanh.
Tiêu thụ cịn có ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Nó là
tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối giữa tiền và hàng trong lưu
thông, đảm bảo cân đối sản xuất giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh
tế quốc dân.
Kết quả tiêu thụ hay còn gọi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là
số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,
và chi phí quản lý doanh nghiệp. Xác định kết quả tiêu thụ là cơ sở để đánh
giá hiệu quả cuối cùng của quá trình kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
của doanh nghiệp. Giúp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước, là

số liệu thông tin cho các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, và các đối tượng liên
quan khác.
1.1.2 Sự cần thiết phải kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
trong các doanh nghiệp sản xuất
Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải quản lý hoạt động bán hàng


v

và xác định kết quả tiêu thụ một cách khoa học, chặt chẽ. Kế tốn là một
trong những cơng cụ giúp nhà quản lý thực hiện được việc đó.
1.2 Các nguyên tắc kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong các
doanh nghiệp sản xuất
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích
- Nguyên tắc phù hợp
- Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc thận trọng
1.3 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp
sản xuất
1.3.1 Các phƣơng thức tiêu thụ thành phẩm
- Phương thức giao hàng trực tiếp
- Phương thức gửi hàng
- Phương thức bán hàng trả góp
- Phương thức bán hàng thơng qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
- Ngoài ra cịn có các phương thức khác như: bán lẻ, hàng đổi hàng,
biếu tặng, trả lương…
1.3.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu (5 điều kiện)
- Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.

- Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hố như người
sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
1.3.3 Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng để hạch toán tiêu thụ


vi

1.3.3.1

Hệ thống chứng từ sử dụng để hạch toán tiêu thụ

- Chứng từ gốc thể hiện mục đích bán hàng: Hợp đồng mua bán, đơn
đặt hàng, cam kết…
- Chứng từ bán hàng: Hoá đơn bán hàng
1.3.3.2

Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán tiêu thụ

- Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi tiết TK
5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
- Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ, chi tiết TK 5122 –
Doanh thu bán các thành phẩm
- Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại
- Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại
- Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán
1.3.4 Kế toán giá vốn hàng bán

1.3.4.1

Phương pháp tính trị giá vốn hàng bán

Gía gốc thành phẩm bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến, và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được thành phẩm ở tại địa điểm và
trạng thái hiện tại.
Các phương pháp tính trị giá vốn hàng bán: phương pháp tính theo giá
đích danh, phương pháp bình qn gia quyền, phương pháp nhập trước xuất
trước, phương pháp nhập sau xuất trước.
1.3.4.2

Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản vận chuyển vật tư, sản phẩm, hàng hoá
- Hoá đơn GTGT
1.3.4.3

Tài khoản sử dụng

TK 632 – Gía vốn hàng bán


vii

1.3.4.4

Trình tự kế tốn giá vốn hàng bán


Kế tốn giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.3.5 Kế tốn chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các chi phí lưu thơng, và chi phí tiếp thị phát sinh
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Cuối kỳ hạch tốn chi phí bán hàng cần được phân bổ, kết chuyển để xác
định kết quả sản xuất kinh doanh.
1.3.5.1

Chứng từ sử dụng

Các hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào, bảng tính và phân bổ chi phí
khấu hao…
1.3.5.2

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
1.3.6 Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi cho việc quản lý kinh
doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động
của cả doanh nghiệp.
Cuối kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp cần được tính toán phân bổ, kết
chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
1.3.6.1

Chứng từ sử dụng

Sử dụng các chứng từ gốc ban đầu như hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua

vào; biên bản xuất vật liệu, cơng cụ, dụng cụ; bảng tính và phân bổ chi phí
khấu hao TSCĐ…
1.3.6.2

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.3.7 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ


viii

Kết quả tiêu thụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả
kinh doanh.
1.3.8 Hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ
Mỗi hình thức kế tốn khác nhau thì hệ thống sổ sẽ khác nhau. Các
doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong bốn hình thức sổ kế tốn sau:
1.3.8.1

Hình thức sổ Nhật ký chung

1.3.8.2

Hình thức sổ kế tốn Chứng từ ghi sổ

1.3.8.3


Hình thức sổ kế tốn Nhật ký sổ cái

1.3.8.4

Hình thức sổ kế tốn Nhật ký chứng từ

1.4 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ phục vụ yêu cầu quản
trị doanh nghiệp
1.4.1 Nội dung của quản trị tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong
các doanh nghiệp sản xuất
1.4.1.1

Dự toán tiêu thụ - Sự cần thiết và nội dung

Tiêu thụ là hoạt động chủ động, từ việc nghiên cứu thị trường, xác định
nhu cầu thị trường, và khả năng của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư
tối ưu. Khi lập dự tốn tiêu thụ doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố như:
Khối lương, cơ cấu mặt hàng tiêu thụ, chính sách giá… Từ đó, doanh nghiệp
tính được dự tốn doanh thu, số tiền thu vào trong kỳ.
1.4.1.2

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)

Số dư đảm phí biểu hiện mối quan hệ cơ bản của CVP. Số dư đảm phí là
phần cịn lại của doanh thu sau khi trừ đi biến phí.
Mối quan hệ CVP được dùng để phân tích điểm hồ vốn trong tiêu thụ.
Điểm hồ vốn là điểm mà tại đó doanh thu tiêu thụ vừa đủ để bù đắp hết chi


ix


phí hoạt động trong điều kiện giá bán dự kiến hoặc giá bán được thị trường
chấp nhận.
Để thu thập thông tin chi tiết về CVP, kế toán cần vận dụng tổng hợp các
phương pháp của hạch toán kế toán.
1.4.1.3

Kinh nghiệm của một số nước phát triển về mơ hình kế tốn quản trị

Các mơ hình kế tốn quản trị được xây dựng ở mỗi nước, trong mỗi giai
đoạn là không giống nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát thành hai mơ hình: mơ
hình kết hợp giữa kế tốn tài chính và kế tốn quản trị (ví dụ mơ hình được áp
dụng tại nước Anh), và mơ hình kế tốn tài chính độc lập với kế tốn quản trị
(được áp dụng tại nước Nhật).
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DÂY
VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất
dây và cáp điện Việt Nam
Mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam như sau:
- Công ty cơ điện Trần Phú
- Công ty cổ phần công nghiệp tự cường
- Công ty cổ phần dây đồng Trần Phú
- Công ty cổ phần tập đồn HANAKA
- Cơng ty cổ phần vật liệu bưu điện
- Công ty TNHH cáp Thiên Thành
- Công ty cổ phần Đông Giang
- Công ty TNHH Dây và cáp điện Ngọc Khánh
- Công ty TNHH Thái Dương

- Công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long


x

- Cơng ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình
- Công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân
- Công ty TNHH Thiết bị điện Hồng Phúc
- Công ty TNHH công nghiệp Thiên Phú
- Công ty TNHH MTV dây và cáp điện ELMACO
- Công ty TNHH TM-SX dây và cáp điện Đại Long
- Công ty TNHH SX & TM Tân Nghệ Nam
- Công ty TNHH SX & TM Kiện Năng
- Công ty TNHH SX & TM Thịnh Phát
- Công ty cổ phần dây và cáp điện Sài Gịn
- Cơng ty dây và cáp điện Việt Nam
- Một số các doanh nghiệp khác…
Các sản phẩm của các doanh nghiệp được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Với lợi thế là giá nhân công rẻ, nhiều nguyên liệu đầu vào trong nước đã sản
xuất được như nên ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam có lợ thế cạnh
tranh trên thế giới về giá thành sản xuất. Cùng với tốc độ phát triển của nền
kinh tế, ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam đang trên đà phát triển.
2.1.2 Đặc điểm về quy trình cơng nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam
Sản phẩm chủ yếu là dây đồng trần, cáp đồng trần, dây nhôm trần, cáp
nhôm trần, cáp động lực bọc nhựa, dây điện dân dụng bọc PVC… Nguyên
liệu chính được các doanh nghiệp sử dụng là đồng tấm Cathod, hạt nhựa
PVC, sơn vecni cách điện và các nguyên phụ liệu khác. Quy trình sản xuất
phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện
ở từng khâu chế biến cho đến khi xuất xưởng.

Các doanh nghiệp thường bố trí sản xuất thành các xưởng sản xuất chính:
phân xưởng đúc đồng, phân xưởng cáp động lực, phân xưởng đồng mềm…


xi

2.1.3 Đặc điểm tổ chức và phân cấp quản lý
Các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam áp dụng mơ hình
tổ chức trực tuyến-chức năng. Đứng đầu là giám đốc. Giám đốc chỉ đạo trực
tiếp thông qua các phó giám đốc và các phịng ban, các phân xưởng thực hiện
theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời các phịng ban cũng có
mối liên hệ trong sự phân cơng chun mơn hố.
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp
điện Việt Nam
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Tồn bộ các phần
hành kế tốn được tập trung tại phịng Tài chính kế tốn (Phịng tài vụ). Tại
các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế tốn riêng, mà chỉ bố trí các nhân
viên thống kê.
2.2 Thực trạng cơng tác kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam
2.2.1 Phƣơng thức bán hàng và thanh toán tiền hàng
Các doanh nghiệp áp dụng phương thức bán hàng chủ yếu là bán hàng
trực tiếp. Khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc chấp nhận thanh tốn.
2.2.2 u cầu quản lý cơng tác tiêu thụ thành phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam
Thành phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất ra chủ yếu là các loại dây và
cáp điện đòi hỏi độ tinh xảo, chính xác cao. Do đó, cơng tác tiêu thụ thành
phẩm phải giữ được chữ tín, thực sự tơn trọng khách hàng. Việc quản lý q
trình tiêu thụ được thực hiện trên các mặt sau:
- Chất lượng, quy cách thành phẩm tiêu thụ

- Khối lượng thành phẩm tiêu thụ
- Gía trị thực tế
- Gía bán


xii

- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết
2.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng
2.2.3.1 Chứng từ sử dụng
Để phản ánh ban đầu nghiệp vụ bán hàng, kế toán sử dụng hố đơn
GTGT, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng…
Minh hoạ: Mẫu “Hoá đơn GTGT”: biểu 01, biểu 02 - Phụ lục 2.2.3.1
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng
- TK 511 – Doanh thu bán hàng, chi tiết TK 5112 – Doanh thu bán các
thành phẩm: phản ánh tất doanh thu của tất cả các mặt hàng không phân biệt
là doanh thu bán nội địa hay xuất khẩu hoặc nhận gia công.
- TK 131 - Phải thu của khách hàng: được theo dõi chi tiết cho từng
khách hàng
- TK 3331, TK 111, TK 112, TK 334, TK 338…
Minh hoạ: Biểu 03, biểu 04, biểu 05, biểu 06, biểu 07, biểu 08, biểu 09,
biểu 10, biểu số 11, biểu số 12, biểu số 13, biểu số 14 - Phụ lục 2.2.3.2
2.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Khảo sát tại công ty cơ điện Trần Phú, các khoản giảm trừ tại cơng ty chỉ
có hàng bán bị trả lại. Tại cơng ty cổ phần dây và cáp điện Sài Gịn, ngoài
hàng bán bị trả lại, các khoản giảm trừ doanh thu của cơng ty cịn có giảm giá
hàng bán và chiết khấu thương mại.
2.2.4.1 Chứng từ sử dụng
Căn cứ để kế toán tiêu thụ phản ánh hang bị trả lại là phiếu nhập hang
bán bị trả lại, hoá đơn do khách hàng xuất cho số hàng bị trả lại.

2.2.4.2 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531
Nợ TK 3331

9.877.578
493.878


xiii

Có TK 131

10.374.456

Cuối kỳ kết chuyển ghi giảm doanh thu: Nợ TK 511/Có TK 531
- TK 532 - Giảm giá hàng bán
Nợ TK 532
Nợ TK 33311
Có TK 131

5.147.855
514.786
5.662.641

Cuối kỳ kế tốn kết chuyển ghi giảm doanh thu: Nợ TK 511ó TK 531
- TK 521 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 521

186.137.610


Nợ TK 33311

18.613.761

Có TK 131

204.751.371

Cuối kỳ kết chuyển ghi giảm doanh thu: Nợ TK 511/Có TK 521
Minh hoạ: Biểu số 15, biểu số 16 - Phụ lục 2.2.4
2.2.5 Kế toán giá vốn hàng bán
Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập hàng
bán bị trả lại.
Tài khoản sử dụng: TK 632 – Gía vốn hàng bán
Gía vốn hàng bán của các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt
Nam là giá thành thực tế xuất kho của hàng tiêu thụ. Qua khảo sát thực tế tại
cả hai công ty cơ điện Trần Phú và công ty cổ phần dây và cáp điện Sài Gịn
thì cả hai cơng ty đều tính trị giá vốn hàng bán theo phương pháp bình qn
cả kỳ dự trữ, và được tính vào cuối tháng.
Minh hoạ: Biểu số 17, Biểu số 18, Biểu số 19, biểu số 20, biểu số 21,
biểu số 22 - Phụ lục 2.2.5
2.2.6 Kế tốn chi phí bán hàng


xiv

Chi phí bán hàng tại các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt
Nam là tất cả các chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp.

Tài khoản sử dụng: TK 641 – Chi phí bán hàng
Cả hai doanh nghiệp đều không tiến hành phân bổ chi phí bán hàng cho
thành phẩm tồn cuối kỳ.
Tại cơng ty cơ điện Trần Phú, kế tốn tiến hành phân bổ chi phí bán hàng
cho từng nhóm sản phẩm tiêu thụ.
Minh hoạ: Biểu số 23, biểu số 24, biểu số 25, biểu số 26, biểu số 27, biểu
số 28 - Phụ lục 2.2.6
2.2.7 Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm tồn bộ chi phí phục vụ cho việc điều
hành kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam.
Tài khoản sử dụng: TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công ty cơ điện Trần Phú thực hiện phân bổ chi phí bán hang cho từng
nhóm sản phẩm tiêu thụ.
Minh hoạ: Biểu số 29, biểu số 30, biểu số 25, biểu số 26, biểu số 31, biểu
số 32 - Phụ lục 2.2.7
2.2.8 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Kết quả
tiêu thụ

=

Doanh thu bán
hàng thuần

-

Gía vốn
hang bán -

Chi phí bán

hàng

-

Chi phí
QLDN

Tài khoản sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Minh hoạ: Biểu số 33, biểu số 34, biểu số 35, biểu số 36, biểu số 37, biểu
số 38 - Phụ lục 2.2.8
2.3 Đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ tại các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam


xv

2.3.1 Kết quả đạt đƣợc trong cơng tác kế tốn tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam
2.3.1.1 Về tổ chức cơng tác kế tốn nói chung
- Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ và khoa học
- Đội ngũ kế tốn vững về trình độ chun môn
- Xây dựng được hệ thống tài khoản tương đối hồn thiện và phù hợp với
chế độ kế tốn
- Hệ thống sổ kế tốn tương đối hồn chỉnh.
- Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế tốn
- Hệ thống thơng tin nội bộ được thực hiện tương đối tốt
- Công tác kiểm tra kế tốn là trung thực và đáng tin cậy
2.3.1.2 Về cơng tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
- Đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra.
- Ghi chép đầy đủ, rõ ràng khối lượng thành phẩm bán ra. Tính tốn giá

vốn đúng đắn. Theo dõi tiền hàng đến từng khách hàng.
- Chấp hành các chính sách về thuế của Nhà nước.
- Kế toán xác định kết quả tiêu thụ của các doanh nghiệp đơn giản, khoa
học, hợp lý.
2.3.2 Những tồn tại trong công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam.
2.3.2.1 Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tại cả công ty cơ điện Trần Phú và công ty cổ phần dây và cáp điện Sài
Gịn đều khơng thực hiện việc mã hoá chi tiết đối với từng loại sản phẩm cho
tài khoản doanh thu.
2.3.2.2 Về kế toán các khoản chiết khấu bán hàng
- Về chiết khấu thương mại: Với cách hạch tốn như hiện tại, các doanh
nghiệp khơng theo dõi được chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện được


xvi

cho từng khách hàng, và từng loại hàng bán. Các doanh nghiệp cũng chưa áp
dụng hình thức chiết khấu thương mại cho khách hàng mua một số lượng lớn
trong một khoảng thời gian nhất định.
Về chiết khấu thanh toán: Thời hạn chiết khấu thanh toán là 3 tháng, tuy
nhiên chỉ áp dụng đối với thanh tốn ngay. Cịn đối với các trường hợp thanh
tốn trước thời hạn thì vẫn khơng được hưởng chiết khấu thanh toán. Như vậy
vẫn chưa thực sự khuyến khích được khách hàng thanh tốn trước hạn.
2.3.2.3 Về kế tốn dự phịng phải thu khó địi
Khoản phải thu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, cả hai doanh nghiệp đều không lập dự phịng phải thu khó địi.
2.3.2.4 Về kế tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Cịn có nhầm lẫn trong việc hạch tốn chi phí phát sinh vào chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kế tốn chưa phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
cho các thành phẩm tiêu thụ trong kỳ và thành phẩm còn lại trong kho
Có doanh nghiệp thực hiện việc phân bổ chi phí bán hang và chi phí quản
lý doanh nghiệp cho từng nhóm sản phẩm tiêu thụ.
2.3.2.5 Về tổ chức hệ thống thơng tin phục vụ cho mục đích quản trị tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Về tổ chức bộ máy kế toán phục vụ quản trị nội bộ trong các doanh
nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam: Bộ máy kế toán mới chỉ tập trung
chủ yếu vào công tác thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin cho kế tốn tài
chính. Chưa được tổ chức sắp xếp để thực hiện các phần việc về khâu quản trị
tiêu thụ.
Về tổ chức hệ thống thơng tin phục vụ cho mục đích quản trị tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ: Không phân loại chi phí thành biến
phí và định phí. Các chi phí chung như chi phí bán hàng, chi phí quản lý


xvii

doanh nghiệp không được phân bổ hoặc được phân bổ theo ý muốn chủ quan
của doanh nghiệp. Do đó dẫn đến những sai lệch về tính khách quan của chi
phí, ít nhiều ảnh hưởng đến việc xác định kết quả tiêu thụ.
Về hình thức thể hiện chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo
kết quả kinh doanh chưa được lập theo chi phí trực tiếp của kế toán quản trị.
Nguyên nhân của hạn chế này là do các nhà quản lý chưa thực sự coi kế
toán quản trị là một môn khoa học quản lý. Các doanh nghiệp chưa nhận thức
được vai trò quan trọng của kế tốn quản trị.
CHƢƠNG III: HỒN THIỆN KẾ TỐN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DÂY
VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM
3.1 Định hƣớng phát triển và sự cần thiết phải hồn thiện kế tốn tiêu

thụ và xác định kết quả tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất dây và
cáp điện Việt Nam
Nhu cầu điện năng ngày càng tăng. Dự tính vồ năm 2020 điện năng tiêu
thụ bình quân của nước ta đạt khoảng 1300 ÷1900 kw/người/năm. Để đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ điện năng, ngoài việc phải xây dựng các nhà máy sản xuất
điện, tổng cơng ty Điện lực Việt Nam cịn phải đầu tư mới và nâng cấp hệ
thống truyền tải và phân phối điện. Vì thế nhu cầu dây và cáp điện là rất lớn.
Song song với nhu cầu dây và cáp điện, nhu cầu về các loại dây điện dân
dụng phục vụ cho các thiết bị sinh hoạt trong gia đình sẽ tăng theo. Tuy nhiên,
trong thực tế do nhiều yếu tố chi phối, các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp
điện Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Bên cạnh thị trường
trong nước còn nhiều tiềm năng, trong những năm qua, qua khảo sát thị
trường một số nước trong khu vực, thấy rằng nhu cầu về dây và cáp điện của
thị trường này là rất lớn, đặc biệt là thị trường Lào. Hiện tại, Lào khơng có


xviii

cơng nghiệp sản xuất dây và cáp điện, hồn tồn phụ thuộc vào sản phẩm
nhập từ Thái Lan.
Như vậy, có thể thấy rõ là các doanh nghiệp sản xuẫt dây và cáp điện
Việt Nam đang có những thị trường rất tiềm năng, rất nhiều cơ hội để các
doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tất
nhiên, đi kèm với cơ hội bao giờ cũng có những cạnh tranh, thách thức. Do
đó, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản
phẩm. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam cho
thấy vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Để khắc phục những tồn tại đó, các
doanh nghiệp cần kiện tồn bộ máy kế tốn nói chung, cũng như hồn thiện
phần hành kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.

3.2 Yêu cầu và quan điểm định hƣớng hồn thiện kế tốn tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt
Nam.
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam
Khi tiến hành hồn thiện kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
cần:
- Tôn trọng cơ chế tài chính, tn thủ chế độ kế tốn, chuẩn mực kế
tốn.
- Phù hợp với loại hình doanh nghiệp, quy mơ, đặc điểm, điều kiện
kinh doanh, và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp.
- Giảm nhẹ khối lượng công việc, tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đảm bảo
tính khoa học


xix

- Nên xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết ở đơn vị để hệ thống
hoá được các thơng tin kế tốn chi tiết phục vụ cho u cầu quản trị
nội bộ.
3.2.2 Những quan điểm định hƣớng hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt
Nam
- Các doanh nghiệp nên kiện toàn và tổ chức bộ máy kế toán theo hướng
kết hợp giữa kế tốn tài chính và kế tốn quản trị.
- Phải xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp. Để có
thơng tin phục vụ u cầu quản trị tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, kế
toán của các doanh nghiệp cần vận dụng các phương pháp của hạch tốn kế
tốn thơng qua các giai đoạn: Chứng từ hạch toán ban đầu, vận dụng hệ thống
tài khoản kế toán, thiết kế sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, lập các báo cáo kế

toán phù hợp với mục đích thu thập thơng tin của cả kế tốn tài chính và kế
tốn quản trị.
3.3 Giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán
Các doanh nghiệp nên khai báo danh mục hệ thống tài khoản các cấp cho
các tài khoản theo từng nhóm, loại thành phẩm. Các doanh nghiệp có thể chi
tiết danh mục phản ánh như sau:
TK 511 – Doanh thu bán hàng gồm các tài khoản cấp 2 như sau:
TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá
TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
TK 51121 – Doanh thu bán các thành phẩm –Dây và cáp đồng trần
TK 51122 – Doanh thu bán các thành phẩm – Dây và cáp nhôm trần
TK 51123 – Doanh thu bán các thành phẩm – Cáp động lực bọc nhựa


xx

TK 51124 – Doanh thu bán các thành phẩm – Dây điện dân dụng bọc
PVC
Nội dung phản ánh của từng tài khoản có thể chi tiết tiếp theo cho từng
đối tượng cụ thể. Tương tự như vậy, kế toán các doanh nghiệp cũng có thể bổ
sung và khai báo danh mục tài khoản cấp 2, cấp 3 cho các TK 632, TK 531,
TK 532… theo từng nhóm, loại thành phẩm.
3.3.2 Hồn thiện kế tốn các khoản chiết khấu bán hàng
Các doanh nghiệp nên đặt ra những tỷ lệ chiết khấu phù hợp để nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Về chiết khấu thương mại: Các doanh nghiệp nên quy định một khoảng
doanh thu trong đó khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại, mức chiết
khấu mà các doanh nghiệp ghi nhận được tính trên doanh số tối đa trong

khoảng đó và ghi giảm trừ vào giá bán trên hố đơn mua hàng lần cuối cùng.
Về chiết khấu thanh toán: Các doanh nghiệp nên quy định mức chiết
khấu theo thời gian thanh toán căn cứ trên các yếu tố sau: Tỷ lệ lãi vay ngân
hàng ở thời điểm hiện tại; số tiền lãi doanh nghiệp phải trả ngân hàng hàng
tháng; khả năng thanh tốn nhanh của từng khách hàng có doanh số mua hàng
ổn định. Phải đảm bảo là khoản chiết khấu dành cho khách hàng được bù lại
bằng việc giảm lãi tiền vay ngân hàng. Mức tối thiểu của tỷ lệ chiết khấu phải
lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Chiết khấu thanh toán được hạch toán vào
TK 635.
3.3.3 Hồn thiện kế tốn dự phịng phải thu khó địi
Phương thức thanh tốn tại các doanh nghiệp chủ yếu là trả chậm. Do đó,
để đảm bảo lợi ích của mình và tn thủ đúng chế độ kế tốn, các doanh
nghiệp nên trích lập dự phịng phải thu khó địi theo đúng quy định hiện hành.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó địi, doanh nghiệp tổng


xxi

hợp tồn bộ khoản dự phịng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ
hạch toán vào tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.3.4 Hồn thiện kế tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Các doanh nghiệp cần phân bổ, và hạch tốn đúng các chi phí phát sinh
chung vào tài khoản 641 và 642. Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ… Những chi
phí phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng thì phải hạch tốn vào TK
641.
Các doanh nghiệp cần lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ các khoản
chi phí chung này cho thành phẩm tiêu thụ trong kỳ và thành phẩm tồn kho
cuối kỳ nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
3.3.5 Hồn thiện cơng tác kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

theo yêu cầu quản trị nội bộ ở các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện
Việt Nam.
Các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam nên áp dụng mơ
hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo kiểu kết hợp. Mỗi bộ phận trong bộ
máy kế toán sẽ thực hiện những nội dung công việc ứng với từng phần hành
của kế toán bao gồm cả phần việc của kế toán tài chính và kế tốn quản trị.
Để thực hiện kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, bộ phận kế
toán doanh thu và xác định kết quả phải thực hiện những cơng việc như: Lập
dự tốn tiêu thụ, dự tốn thu tiền hàng, dự tốn chi phí bán hàng, dự tốn chi
phí quản lý doanh nghiệp. Hàng ngày hoặc định kỳ, thực hiện việc ghi sổ chi
tiết bán hàng, sổ chi phí bán hàng, sổ chi phí quản lý doanh nghiệp để cung
cấp thông tin cho quản trị doanh thu và kết quả.
Kế tốn cần thu thập thơng tin theo yêu cầu quản trị nội bộ trong các
doanh nghiệp. Để làm được điều này, kế toán phải vận dụng hệ thống các
phương pháp kế toán.


xxii

Về tổ chức hạch toán ban đầu: Việc tổ chức chứng từ cần xuất phát từ
yêu cầu thông tin chi tiết về doanh thu tương ứng với chi phí để xác định kết
quả. Nếu doanh nghiệp cần thông tin chi tiết về doanh thu, kết quả của từng
loại, nhóm sản phẩm thì kế tốn nên lập các chứng từ chi tiết cho từng loại,
nhóm sản phẩm cụ thể.
Về tài khoản kế toán để phản ánh doanh thu và kết quả tiêu thụ: Các
doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam có thể theo dõi chi tiết
doanh thu của từng nhóm, loại thành phẩm trên các tài khoản chi tiết cấp 2,
cấp 3 của TK 511 – Doanh thu bán hàng như đã trình bày ở phần 3.3.1. Các
tài khoản phản ánh giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được chi tiết tương ứng với đối tượng ghi

nhận doanh thu. Dựa vào đó, kế tốn của các doanh nghiệp xác định được kết
quả lãi, lỗ của từng nhóm, loại sản phẩm. Trong trường hợp, các nhà quản trị
doanh nghiệp cần có số liệu lãi, lỗ của từng sản phẩm thì các tài khoản nêu
trên cần được chi tiết đến từng sản phẩm ở cấp 4.
Về hệ thống báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam: Xem
hai mẫu báo cáo biểu số 39, biểu số 40 - Phụ lục 3.3.5
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện
3.4.1 Về phía Nhà nƣớc và các cơ quan chuyên ngành
- Nhà nước cần tạo dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý cho cơng việc
và nghề kế tốn: hệ thống văn bản luật, chế độ, chuẩn mực, và các quy định
pháp lý khác cho phù hợp với nền kinh tế thị trường của Việt Nam và phù hợp
với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những quy địn và hướng
dẫn cụ thể các doanh nghiệp trong việc tổ chức, vận dụng kế tốn quản trị.
Nhà nước cần tạo mơi trường cho kế tốn quản trị phát triển thơng qua việc


xxiii

đào tạo, tổ chức hội thảo… Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn kế
tốn, tài chính giúp cho kế tốn quản trị ngày càng phát triển và hồn thiện.
3.4.2 Về phía các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách
kế tốn tài chính của nhà nước, nắm bắt kịp thời những đổi mới trong cơng
tác kế tốn.
Các doanh nghiệp phải tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ
nghiệp vụ, chuyên môn cho các nhà quản lý và cán bộ kế toán.
Cần nhận thức được sự cần thiết của kế toán quản trị. Phải xây dựng
được mơ hình kế tốn quản trị phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp

mình.
Tổ chức sắp xếp lại bộ máy kế toán cho khoa học hơn, hợp lý hơn


xxiv

KẾT LUẬN
Qua nội dung trình bày ở ba chương, luận văn đã nghiên cứu cả lý luận
và thực tiễn về cơng tác kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại các
doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam. Từ đó đưa ra những định
hướng, giải pháp hồn thiện kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
các doanh nghiệp đó. Đồng thời luận văn cũng đưa ra các điều kiện để thực
hiện các giải pháp hồn thiện đó


xxv


×