Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.55 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI :</b>
<b>1/ Cơ sở lí luận :</b>


Khái niệm : Phân số thập phân viết dưới hình thức khơng có mẫu số
và vạch ngang phân số, mà đặt dấu phẩy đặt ở vị trí thích hợp trong tử số là
một số thập phân.


Xuất phát từ mục tiêu của môn học, bậc học yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học trong giai đoạn mới là “phát huy tính tích cựCtrong học tập
của học sinh”. Do vậy, nhiệm vụ của giáo viên hết sức quan trongjtrong q
trình giảng dạy nhằm giúp học sinh học tốt mơn học.


- Vai trò của giáo viên được đề cao hơn : giáo viên khơng cịn là
người truyền thụ kiến thức, nguồn thông tin mà trở thành người thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh và là người chủ đạo. Còn
học sinh là người trực tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tự tổ chức, tự
điều khiển quá trình học tập của mình.


- Giáo viên nói ít, giảng ít hơn, cịn học sinh làm việc nhiều hơn, do
vậy đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị một kế hoạch dạy học sao cho tất cả các
học sinh đều làm việc. Kế hoạch này chú ý đến sự phát triển của cá nhân,
của nhóm trên cơ sở sự phát triển chung của cả lớp. Khi điều khiển hoạt
động của lớp học GV cũng phải xử lí nhiều tình huống sư phạm phức tạp
hơn so với kiểu dạy học cũ.


- GV cần suy nghĩ, thiết kế những hoạt động của học sinh trên cơ sở
lựa chọn và sử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức học một cách
phù hợp. Bên cạnh đó người GV cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tác dụng
của dạy học phat huy tính tích cực của học sinh.


- GV kiên trì khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dạy học.


<b>2/ Nội dung, biện pháp :</b>


- Trong quá trình giảng dạy việc lựa chọn và sử dụng phương pháp
dạy học phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung bài học, vào đạc điểm (phạm vi sử
dụng, chỗ mạnh chỗ yếu) của từng phương pháp, khơng có phương pháp nào
là vạn năng. Vì vậy cần phối hợp một cách khéo léo và hợp lí các phương
pháp dạy học khác nhau.


- Đối với dạy học mơn Tốn địi hỏi GV cần kế thừa, phát triển các
mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm
thoại, trực quan …) đồng thời mạnh dạn vận dụng các xu hướng dạy học
hiện đại.


- Trong phạm vi đề tài, để giúp học sinh học tốt phần Các phép tính
với số thập phân, tôi đã chọn một số phương pháp sau :


<b>2.1/ Phương pháp dạy học bài mới :</b>


<i>a/ Giúp học sinh tự pháp hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

GV hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học
sinh huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy để tự mình tìm
mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết, rồi tự giải quyết vấn đề.


<i>Ví dụ bài : Giải tốn về tỉ số phần trăm (SGK tốn trang 75)</i>


Ví dụ : Trường tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315
học sinh nữ, tìm tỉ số phần trăm của học sinh nữ và số học sinh toàn trường.


Phương pháp thông thường :


giả sử GV muốn học sinh tìm
những điều đã cho và những điều
phải tìm trong bài tốn thường thì
hay sử dụng cách đàm thoại như
sau :


GV hỏi cả lớp : Bài tốn cho
biết gì ? Bài tốn hỏi gì ?


Ai biết xung phong trả lời.
Thế thì khơng có gì bảo đảm
cả lớp đều suy nghĩ để xác định
đâu là cái đã cho ? Đâu là cái phải
tìm ? Bởi vì thường có 4, 5 em,
thậm chí 1, 2 em giơ tay trả lời. Do
vậy giáo viên chỉ có thể khẳng
định chắc chắn chỉ có 4, 5 em hoặc
1, 2 em có suy nghĩ. Như vậy trên
thực tế chỉ có một em được trả lời,
do đó chỉ có một em thực sự làm
việc


Phương pháp mới : Trong
giảng dạy tôi sử dụng cách sau :


GV ra lệnh : giơ bút chì !
(cả lớp giơ bút chì)


- Gạch 1 gạch dưới dưới
những điều đã cho trong bài toán;


gạch 2 gạch dưới yêu cầu bài toán.


(Cả lớp, nghĩa là mỗi học
sinh đều phải chú ý đọc đề toán
trong SGK để tìm những cái đã
cho và cái chưa biết).


Trong lúc này GV đi xuống
cạnh học sinh để đôn đốc các em,
giúp đỡ các em kém. GV đưa mắt
nhìn bao quát cả lớp nếu thấy em
nào không cầm bút chì gạch một
cái gì thì nhắc nhỡ học sinh ấy làm
việc. Nhờ có lệnh làm bằng tay
này, những học sinh không chịu
làm việc sẽ bị lộ ra, do đó GV có
thể kiểm tra được hoạt động của cả
lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bằng cách dạy học này tôi giúp cho học sinh tự phát hiện vấn đề.
* Ví dụ : Khi dạy bài Cộng hai số thập phân (SGK toán trang 49).
Giáo viên cho hoạc sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học.


<b>Ví dụ 1 : Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng</b>
BC dài 2,45m. Độ dài đó có cùng đơn vị đo là mét nên chúng ta có thể đổi 1,84m
và 2,45m ra cùng đơn vị là cm trở về dạng toán đã học. Nhưng yêu cầu đề bài đơn
vị đo là mét nên học sinh đổi từ mét ra xen ti mét. Đây chính là vấn đề cần giải
quyết.


Vậy 1,84m + 2,45m = 4,29m .



GV nói để có kết quả trên ta có thể làm gọn hơn như sau :


<i><b>Bước 1 : Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một</b></i>
hàng thẳng cột với nhau.


<i><b>Bước 2 : Cộng như cộng các số tự nhiên.</b></i>


<i><b>Bước 3 : Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.</b></i>
Bàng phương pháp giảng giải minh họa GV vừa nói vừa yêu cầu học sinh đặt
tính và tính.


Cho học sinh so sánh kết quả 2 cách tính (kết quả giống nhau).


Làm theo cách nào nhanh hơn ? (cách 2) – Học sinh tự phát hiện thơng qua
giải tốn.


<b>Ví dụ 2 : Học sinh vận dụng làm ví dụ 2 (thảo luận hóm đơi để giải quyết</b>
vấn đề), các em khá giỏi sẽ giúp đỡ các em trung bình trong quá trình giải tốn.


Qua hai ví dụ, học sinh tự rút ra nguyên tắc Cộng hai số thập phân.


Bằng phương pháp suy diễn từ bài cộng hai số thập phân giáo viên hướng
dẫn qua bài Tổng nhiều số thập phân một cách dễ dàng.


<i>b/ Tạo điều kiện cho học sinh củng cố vận dụng kiến thức mới học ngay</i>
<i>trong tiết học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.</i>


Thường trong SGK toán 5, sau phần học bài mới có 3 bài tập để tạo điều
kiện cho học sinh củng cố kiến thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan trong


học tập và trong đời sống.


Tùy vào nội dung của từng bài tập GV sử dụng phương pháp cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh.


* Ví dụ bài : Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, …. (SGK toán trang
57)


Với phần bài tập này GV sử dụng phương pháp sau :


Bài 1 : Học sinh vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với
10, 100, 1000, …


Giáo viên chia lớp thành 2 dãy tiếp sức ghi kết quả đúng.


Bài 2 : Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Học sinh sẽ làm cá nhân.


Để làm được bài toán này, yêu cầu học sinh :


- Nhắc lại mối quan hệ giữa m và cm; giữa dm và cm.
- Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1m gấp 100 lầm 1cm; vậy 12,6m = 1260cm (12,6 x 100 = 1260).
Bài 3 : Củng cố kĩ năng giải toán


Cho học sinh thảo luận hóm bàn khai thác đề tốn – tóm tắt – giải tốn.


Học sinh khá giỏi tìm ra những dữ kiện, u cầu các bạn trung bình có nhiệm
vụ tính kết qảu. Như vậy tất cả các thành viên trong nhóm đều làm việc.



Học sinh tính :


10 lít dầu nặng là :10 x 0,8 = 8 (kg)


(Vận dụng quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ……)
Can dầu hỏa có cân nặng là : 8 + 1,3 = 9,3 (kg)


Đáp số : 9,3 (kg)


<b>2.2/ Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập,</b>
<b>thực hành.</b>


Trong chương hai, phần II các phép tính với số thập phân dành một thười
lượng thích đáng để dạy các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành, gọi
chung là các bài luyện tập, thực hành. Trong số 37 tiết học, có đến 20 tiết luyện tập,
thực hành.


Mục tiêu chung của dạy học các bài này là nhằm củng cố nhiều lượt các kiến
thức học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triển các lĩ năng cơ bản của
mơn tốn ở lớp 5 và ở cấp tiểu học, hệt hống hóa các kiến thức đã học góp phần
phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh
phát triển năng lực học tập toán.


Như chúng ta đã biết, các bài tập được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách
tổng hợp và linh hoạt hơn.


Đối với những laoij bài này GV thực hiện như sau :



<i>a/ Hướng dẫn học sinh nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có dạng bài</i>
<i>tương tự đã làm.</i>


<i>Ví dụ bài : Luyện tập chung (SGK toán trang 61)</i>


Bài 1 : Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân số thập phân.


Yêu cầu học sinh làm cá nhân, giải bài toán vào bảng con để giáo viên dễ
kiểm tra và nhận xét.


Bài 2 : Củng cố qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, …..
GV chia lớp thành 2 dãy tiếp sức ghi kết quả đúng.


Bài 3 : Sau khi tìm hiểu đề bài học sịnh nhận ra bài tốn có dạng ơn tập bổ
sung về giải toán, học sinh tự làm bài một cách dễ dàng.


Đối với những bài tốn khó, sau khi đọc đề bài mà học sinh chưa nhận ra
dạng nào thì GV nên giúp học sinh bằng cách hướng dẫn, gợi ý để học sinh nhớ lại
kiến thức, cách làm …. GV khơng nên làm thay những gì học sinh có thể làm được.


Ví dụ bài : Luyện tập (SGK tốn trang 79) – bài 3b


GV gợi ý cho học sinh : Muốn biết đến năm 2002 số dân của phường đó là
bao nhiêu, ta lấy số dân cuối năm 2001 cộng với số dân tăng của cuối năm 2002


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

15.875 x 1,6 : 100 = 254 (người).
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là :


15.875 + 254 = 16.129 (người).
Đáp số : 16.129 (người).



Trọng tâm của dạy toán HKI ở lớp 5 là dạt học số thập phân và các phwps
tính về số thập phân. Về thực chất nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về
số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên.


<i>Ví dụ bài : 4b/62 : Tính bằng cách thuận tiện nhất.</i>
9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3


Vận dụng tính chất nhân một tổng với một số (kiến thức ở lớp 4)
9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3)


= 9,3 x 10
= 93


Khi học sinh làm bài tập về số thập phân GV nên giúp học sinh nhớ lại :
- Cách làm dạng bài đã có khi học số tự nhiên.


- Kiến thức mới học về số thập phân có liên quan trực tiếp đến việc làm bài
tập đó.


Đây là cơ hội để học sinh củng cố các kiến thức và kĩ năng cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên và số thập phân.


<i>Ví dụ bài : Luyện tập (SGK tốn trang 79)</i>
Bài 1a/ Tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42


Học sinh nhớ lại đây là dạng giải các bài toán về tỉ số phần trăm (học ở tiết
1)


Học sinh sẽ lập tỉ số 37 : 42 = 0,8809 = 88,09%


Bài 2a/ : Tìm 30% của 97


Đây là dạng giải các bài toán về tỉ số phần trăm (học ở tiết 2)
97 x 30 : 100 = 29,1 hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1


Bài 3a/ : Tìm một số, biết 30% của nó là 72


Đây là dạng giải các bài toán về tỉ số phần trăm (học ở tiết 3)
72 x 100 : 30 = 240 hoặc 72 : 30 x 100 = 240


<i>b/ giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của từng học sinh.</i>


- GV cho học sinh tự làm, yêu cầu học sinh làm lần lượt các bài tập theo thứ
tự đã có trong SGK, không tự ý bỏ qua bài tập nào kể cả bài tập học sinh cho là dễ.
GV lưu ý học sinh các bài tập củng cố kiến thức mới học cũng quan trọng cho đối
tượng học sinh.


<i>Ví dụ bài : Luyện tập (SGK tốn trang 70)</i>
Bài 2b/ Tìm X


a/ X x 8,6 = 387 b/ 9,5 x X = 399


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Không nên bắt buộc học sinh phải chờ đợi nhau trong thời gian làm bài.
Học sinh đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra (hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc
nhờ cơ kiểm tra) rồi chuyển qua bài làm tiếp theo


- GV chấp nhận tình trạng : trong cùng một thời gian có em làm xong bài, có
em chưa làm xong bài (học sinh trung bình, yếu). Lúc đó GV giúp đỡ hoặc tổ chức
cho học sinh khá giỏi giúp bạn. Khuyến khích những học sinh làm bài đúng, trình
bày rõ ràng.



<i>c/ Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh :</i>


Tạo điều kiện cho học sinh trao đổi ý kiến về cách giải hoặc các cách giải
khác nhau của một bài tập.


Ví dụ Bài giải tốn về tỉ số phần trăm (SGK tốn trang 76)
Học sinh có các cách giải sau :


<b>Cách 1 :</b>


Số học sinh 10 tuổi là :
32 x 75 : 100 = 24 (học sinh)
Số học sinh 11 tuổi là :
32 – 24 = 8 (học sinh)


Đáp số : 8 (học sinh)


<b>Cách 2 :</b>


Số học sinh 11 tuổi chiếm là :
100% - 75% = 25%


Số học sinh 11 tuổi có là :
32 x 25 : 100 = 8 (học sinh)


Đáp số : 8 (học sinh)


Cho học sinh so sánh bài làm của mình với bài làm của bạn về hai cách giải
trên học sinh sẽ tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh cho mình.



Sự hỗ trợ của các học sinh trong nhóm, trong lớp sẽ giúp học sinh tự tin vào
khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và
tự điều chỉnh sữa chữa những thiếu sót (nếu có) của bản thân.


GV giúp học sinh thấy rằng : hỗ trợ giúp dỡ bạn cũng có ích cho bản thân.
Thơng qua việc giúp đỡ bạn, học sinh càng có điều kiện nắm chắc hiểu sâu kiến
thức của bài học, càng có điều kiện hoàn thiện năng lực của bản thân.


<i>d/ Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập,</i>
<i>thực hành.</i>


Khi làm bài xong, học sinh tự kiểm tra lại bài làm của mình bằng cách : xem
lại lời giải đã đúng chưa, cách tính tốn …. Nếu thấy có sai sót thì kịp thời điều
chỉnh, sữa chữa . Ngoài việc tự đánh giá bài làm của mình, học sinh cũng có thể
đánh giá bài làm của bạn bằng điểm số rồi báo cáo với giáo viên.


<i>Ví dụ : Bài làm của bạn đúng, trình bày sạch sẽ, rõ ràng : 10 điểm</i>


Bài làm của bạn đúng nhưng trình bày chưa đẹp, cịn tẩy xóa : 9 điểm
Bài làm của bạn thiếu đáp số : 9 điểm ……


<i>e/ Tập cho học sinh có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương</i>
<i>án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết</i>
<i>quả đã đạt được.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập để tạo cho học sinh niềm
tin vào sự tiến bộ của bản thân, tạo cho các em niềm vui vì những kết quả đã đạt
được của mình.



Khuyến khích những học sinh có nhiều cách giải khác nhau trong một bài
toán, lựa chọn phương án hợp lí vào giải tốn. Tun dương những em trình bày
bằng lời nói về phương pháp giải bài tập.


<i>Ví dụ 1 : Bài luyện tập (SGK toán trang 52)</i>
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :


4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8


Để giải bài này thuận tiện thì học sinh phải vận dụng những tính chất của
phép cộng để tính.


Học sinh thường làm như sau :
<b>Cách 1 : </b>


4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
= (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
= 11 + 8


= 19


<b>Cách 2 :</b>


4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
= 4,2 + (3,5 + 4,5) + 6,8
= 4,2 + 8 + 6,8


= (4,2 + 6,8) + 8
= 11 + 8 = 19



Khi học sinh trình bày hoặc nêu hai cách tính thì giáo viên nhận xét là cả
cách 1 và cách 2 đều sử dụng tính chất giao hốn và kết hợp cả hai cách tính đều
thuận tiện.


Ví dụ 2 : Bài luyện tập (SGK tốn trang 58)
Tìm số tự nhiên X, biết 2,5 x X < 7


Học sinh chỉ cần trình bày bài làm : X là các số : 0; 1; 2 là đủ và đúng.


Nhưng khi sữa bài giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích lí do mà lựa
chọn các số 0; 1; 2


Học sinh sẽ giải thích :


+ Nếu X = 0 thì 2,5 x X = 2,5 x 0 = 0 < 7
+ Nếu X = 1 thì 2,5 x X = 2,5 x 1 = 2,5 < 7
+ Nếu X = 2 thì 2,5 x X = 2,5 x 2 = 5 < 7


+ Nếu X = 3 thì 2,5 x X = 2,5 x 3 = 7,5 < 7 (loại)


Với cách dạy học như thế, giáo viên không nhất thiết phải lo lựa chọn thêm
bài tập cho đối tượng có nhu cầu làm thêm bài tập mà có thể giúp học sinh khai
thác sâu q trình thực hiện một số bài thực hành có sẵn trong sách giảo khoa.
Đồng thời, cách dạy học như vậy sẽ tạo cho học sinh có thói quen khơng thỏa mãn
với kết quả đã đạt được, tạo cho học sinh có hứng thú tìm tịi, sáng tạo trong học
tập tốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Trước đây khi dạy các phép tính cộng, phép trừ, phép nhân số thập phân học
sinh hay mắc phải tình trạng quên đặt dấu phẩy ở tổng, hiệu, tích. Riêng phép chia,
khi hạ phần thập phân để chia thì phải hạ dấu phẩy ở thương rồi tiếp tục chia thì


học sinh lại quên. Hiện nay khi dạy học giúp học sinh học tốt thì GV yêu cầu học
sinh phải học thuộc quy tắc trong SGK, có như vậy học sinh sẽ làm tốt hơn vì trong
quá trình tìm hiểu bài học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề nên các em ghi
nhớ và tái hiện kiến thức vào giải toán rất tốt hoặc khi luyện tập chia một số thập
phân cho 10, 100, 1000, ….. giáo viên giúp học sinh nhớ lại mối quan hệ đây chính
là nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ……


Nội dung bài tập ở phần này số lượng bài tốn hợp rất nhiều. Do đó để bài
làm của học sinh đạt kết quả thì khi giải tốn GV tổ chức cho học sinh thực hiện
các bước giải toán.


- Tìm hiểu nội dung bài tốn bằng các thao tác :


+ Dọc bài toán (đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt)


+ Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm được bài
toán cho biết cái gì ? dài tốn u cầu phải tìm cái gì ?


- Tìm cách giải bài tốn bằng các thao tác :
+ Tóm tắt bài tốn (bằng lời, hình vẽ, sơ đồ)


+ Cho học sinh diễn đạt bài toán thơng qua tóm tắt


+ Lập kế hoạch giải tốn : Xác định trình tự bài giải, thơng qua xuất phát từ
câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho với u cầu bài tốn phải tìm và tìm
được những phép tính số học thích hợp.


- Thực hiện cách giải và cách trình bày lời giải bằng các thao tác :
+ Thực hiện các phép tính đã xác định



+ Viết câu lời giải


+ Viết phép tính tương ứng
+ Viết đáp số


- Kiểm tra bài giải : Kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép tính,
kiểm tra lời giải, kiểm tra lời giải cuối cùng có đúng với yêu cầu bài toán.


<b>IV/ KẾT QUẢ :</b>


Sau khi áp dụng đề tài trên vào giảng dạy ở học kỳ I năm học 200 – 200 ,
kết quả thu được như sau :


* Hoch sinh tập trung trong giờ học, tự tìm tịi và giải quyết vấn đề.
* Vận dụng các kiến thức vào giảng toán đạt kết quả cao.


* Có nhiều cách giải cho một bài tốn.
* Tích cực hoạt động trong nhóm.


* Giúp học sinh một số phương pháp để giải toán.


Kết quả bài kiểm tra cuối học kì I năm học 200 - 200 :


Lớp <sub>Số</sub>Sĩ <sub>(điểm)</sub>1 – 2 <sub>(điểm)</sub>3 – 4 <sub>(điểm)</sub>5 – 6 <sub>(điểm)</sub>7 – 8 <sub>(điểm)</sub>9 – 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Tỉ lệ %</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>5</b> <b>40</b> <b>55</b>
So với kết quả của năm học trước thì năm học này kết quả học tập của học
sinh nâng cao hơn, trong đó 100% số học sinh biết thực hiện các phép tính về số
thập phân, 100% học sinh đạt điểm trung bình trở lên.



<b>V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :</b>


Để chất lượng của lớp đạt mục tiêu kiến thức theo qui định, địi hỏi giáo viên
khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, thường xuyên nghiên cứu tài liệu có liên
quan đến chun mơn, vận dụng tốt đổi mới phương pháp vào dạy học phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Trong mỗi tiết học tốn ln tạo điều kiện để học sinh
phát huy tính tíc cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trị chủ đạo,
học sinh đóng vai trị chủ động.


Để mỗi dạng bài dạy đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên mất nhiều thời gian trong
việc thiết kế bài dạy của mình sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. GV
cần nắm vững cái cơ bản của từng dạng bài để kịp thời uốn nắn cho từng đối tượng
học sinh, nhưng học sinh lại tiếp thu bài học tốt hơn. Chính việc tiếp thu bài học
của học sinh đạt hiệu quả giúp cho giáo viên tự tin hơn về bản thân mình, có hướng
phấn đấu tốt hơn, u nghề tận tâm với nghề nghiệp.


Cần được sự quan tâm chặt chẽ của gia đình với nhà trường để nâng cao ý
thức học tập của học sinh.


<b>VI/ KẾT LUẬN :</b>


Để đáp ứng với yêu cầu của xã hội nói chung và của ngành GD – ĐT nói
riêng thì việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức là nhiệm vụ của mỗi giáo viên trong
nhà trường. Đế tài “Giúp học sinh học tốt các phép tính với số thập phân” giúp các
em học tốt ở các lớp trên. Khi dạy phần này, giáo viên cần lưu ý các em khi làm bài
không được quên đặt dấu phẩy ở tổng, hiệu, tích, thương. Làm bài xong phải kiểm
tra lại kết qảu tính của mình. Phải có kĩ năng tính ở các phép tính với số tự nhiên.
Phải biết vận dụng các kiến thức mới học và kiến thức củ vào giải toán. Trong mỗi
tiết dạy GV luôn lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực trong học tập
của học sinh, cứ để học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề từ đó các em sẽ nhớ


lâu và tái hiện lại một cách dễ dàng. Giáo viên luôn động viên khen ngợi học sinh
có những cách giải hay, có tiến bộ trong học tập, tạo niềm tin, hứng thú trong học
tập và cũng giúp các em hiểu được giúp đỡ nhau trong học tập vừa củng cố kiến
thức cho bản thân vừa giúp mình tự tin hơn.


Đề tài đã được đưa ra và áp dụng cho học sinh lớp 5D năm học 200 - 200
tại trường tiểu học Hùng Vương trong thời gian ngắn. Đề tài chắc chắn cịn nhiều
thiếu sót, rất mong được BGK và đồng nghiệp góp ý giúp tơi có thêm kinh nhiệm
về phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

* Phần luyện tập, luyện tập chung lượng bài khá nhiều, kiến thức liên quan
đan xen lẫn nhau địi hỏi học sinh có nhiều thời gian để suy nghĩ làm bài nhưng
thời gian trong một tiết chỉ 35 phút do đó học sinh khơng thể hoàn thành hết bài tập
trên lớp.


Vậy cần được quý cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh lại số lượng bài tập
trong một tiết học cho phù hợp.


<b>VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO :</b>


- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên Tiểu học chu kỳ III (2003 –
2007) nhà xuất bản Giáo dục


- 100 câu hỏi và đáp án về việc dạy toán ở Tiểu học – Phạm Đình Thực, Nhà
xuất bản Giáo dục.


- SGV tốn lớp 5 – Đỗ Đình Hoan – Nhà xuất bản Giáo dục.
- SGK tốn lớp 5 – Đỗ Đình Hoan – Nhà xuất bản Giáo dục./.


<i> ………, ngày tháng năm</i>


<i>2010</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×