Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Báo cáo thực tập quá trình thiết bị tại nhà máy sản xuất găng tay cao su Nam Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 52 trang )

Lời cảm ơn
Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong bộ môn Quá
trình & Thiết bị, khoa Kỹ thuật hóa học, trường ĐH Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, đã tổ
chức cho chúng em có đợt thực tập nhằm củng cố kiến thức đã học trong 2 năm vừa qua
cũng như có cơ hội tiếp xúc với nhà máy hóa chất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong Công ty nơi chúng em
thực tập – Công ty TNHH Nam Long đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng em học hỏi
nhiều kiến thức cũng như kó năng thực hành. Trong thời gian đầu, chúng em còn gặp nhiều
khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Lê Bạch Long – Giám đốc Công ty, anh
Nguyễn Thế Anh – Trưởng phòng kỹ thuật, là người trực tiếp hướng dẫn chúng em tại nhà
máy, cùng các anh chị khác đã tận tình chỉ bảo nên chúng em đã dần khắc phục và hiểu rõ
hơn các kiến thức trong khóa thực tập này. Bên cạnh đó chúng em cũng xin cảm ơn thầy
Hoàng Trung Ngôn – giáo viên hướng dẫn đã giúp chúng em rất nhiều để hoàn thành tốt
đợt thực tập.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Nam Long, chúng em đã phần nào học hỏi được
kinh nghiệm thực tế, kiến thức vững chắc cho chúng em sau khi ra trường, biết được quy
mô tổ chức, quy trình vận hành nhà máy, tác phong công nghiệp trong nhà máy. Chúng
em còn nhận ra được những kiến thức cũng như kỹ năng còn thiếu để có thể kịp thời bổ
sung trong thời gian học ở trường.
Và một điều chắc chắn là nhiều kiến thức mà chúng em tích góp được trong quá trình thực
tập sẽ không có ở trên bất kì sách vở nào, chính vì thế chúng em lại càng trân trọng hơn
những điều bổ ích ấy từ Công ty – nhà máy.
Thời gian thực tập không nhiều và vốn kiến thức hạn hẹp nên trong quá trình học tập và
rèn luyện tại nhà máy sẽ gặp nhiều sai sót và hạn chế. Chúng em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, cũng như lời phê bình của quý thầy cô và các anh chị trong công
ty. Đó sẽ là những hành trang quý báu và kim chỉ nam cho chúng em sau này va chạm
thực tế và hoàn thiện bản thân hơn trên bước đường tương lai phía trước. Rất mong sự
thông cảm của các anh chị trong công ty và thầy cô trong Khoa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 15 tháng 7 năm 2016


1


Công ty TNHH Nam Long

Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM
Khoa Kỹ thuật Hóa học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN
Kính gửi:
 Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
 Ban Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Hóa học
Tôi tên là: Lê Bạch Long
Chức vụ: Giám đốc Công ty TNHH Nam Long
Tôi xác nhận nhóm sinh viên đã thực tập tại Công ty TNHH Nam Long từ ngày
15/6/2016 đến 15/7/2016.
Dưới đây là những nhận xét của tôi đối với nhóm sinh viên đã thực tập tại công ty
chúng tôi trong thời gian trên :
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Đồng Nai, ngày….. tháng….. năm 2016
Kí tên


2


Mục lục
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... 1
I. Tổng quan ĐVSX ...................................................................................................... 5
1. Lịch sử thành lập và phát triển ....................................................................... 5
2. Địa điểm xây dựng ......................................................................................... 5
3. Sơ đồ tổ chức nhân sự ..................................................................................... 5
4. Sản phẩm của cơng ty ...................................................................................... 9
5. Sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể ..................................................................... 10
6. An toàn lao động........................................................................................... 11
7. Xử lý khí – nước thải và vệ sinh công nghiệp .............................................. 12
II. Dây chuyền công nghệ (DCCN) ............................................................................. 15
1. Nguyên liệu .................................................................................................. 15
2. Các dạng năng lượng, tiện nghi sản xuất sử dụng trong nhà máy ................ 16

3. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc ....................................................................... 17
III. Quy trình công nghệ (QTCN) .................................................................................. 18
1. Qui trình phối liệu mủ: ................................................................................. 18
2. Dây chuyền ................................................................................................... 18
3. Hướng dẫn vận hành dây chuyền ................................................................. 25
4. Kế hoạch kiểm soát chất lượng găng tay ..................................................... 26
IV. Máy – Thiết bị – Dây chuyền ................................................................................. 29
1. Bồn chứa mủ Latex ...................................................................................... 29
2. Máy nghiền bi ............................................................................................... 30
3. Máy nghiền ngang – nghiền màu ................................................................. 31
4. Thiết bị lạnh.................................................................................................. 33
3



5. Bồn phối trộn ................................................................................................ 34
6. Tay khuôn ..................................................................................................... 36
7. Lò giặt rửa .................................................................................................... 37
8. Lò sấy ........................................................................................................... 38
9. Lò đốt............................................................................................................ 40
10. Bơm dùng trong nhà máy ............................................................................. 48
V. Sản phẩm và kinh tế công nghiệp ........................................................................... 50
VI. Nhận xét và đề nghị của sinh viên .......................................................................... 52
1. Nhận xét: ...................................................................................................... 52
2. Đề nghị: ........................................................................................................ 52

4


I.

Tổng quan ĐVSX
1. Lịch sử thành lập và phát triển
 Công ty Nam Long thành lập tháng 11/1998 và chính thức hoạt độâng vào tháng
3/1999. Với phương châm hoạt đông “NAM LONG mong muốn trở thành bạn
đồng hành thân thiết của các nhà nội trợ và các công ty thủy sản hàng hải” bằng
cách cho ra một sản phẩm được chiết suất từ nguyên liệu mủ cao su latex tự nhiên,
sản phẩm găng tay gia dụng Nam Long được phân phối trên khắp trên lãnh thổ
Việt Nam và xuất khẩu đi một số nước như Đài Loan, Tiệp Khắc (Cộng Hòa Séc).

2. Địa điểm xây dựng
 Công ty Nam Long đặt tại ấp 3 xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
 Mặt bằng công ty khoảng 10.000m2, bao gồm cả khu vực nhà xưởng, nhà kho, văn

phòng hành chính, nhà ăn, khu tập thể, sân đường và một số công trình cụ thể
khác.
 Mỗi ngày dây chuyền xuất xưởng được hàng ngàn đôi găng tay để đáp ứng nhu
cầu trong và ngoài nước.
3. Sơ đồ tổ chức nhân sự
Hội đồng thành viên

Giám đốc

Phó giám đốc

Kế Toán

NVKT

Thủ kho

Tổ trưởng

Tổ bảo

sx

vệ

Tổ cơ

Phân

PXSX


PXSX

Phân

Bao bì

điện

xưởng

găng tay

ngón tay

xưởng lò

đóng

hơi

gói

phối liệu

5


3.1.


Hội đồng thành viên

 Là các thành viên sáng lập công ty.
 Chức năng:
 Thực hiện và thay đổi điều lệ, bầu ra chủ tịch hội đồng thành viên, đề cử và
cách chức giám đốc.
 Kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổ sách, kiểm toán, tài
sản, báo cáo, quyết toán tài chính của công ty và các kiến nghị khắc phục.
3.2.

Giám đốc

 Giám đốc là người do hội đồng thành viên bổ nhiệm và được ủy quyền quản lí
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.3.

Phó giám đốc

 Người hỗ trợ giám đốc trong kinh doanh và điều hành công ty
3.4.

Khối văn phòng

3.4.1. Kế toán
 Quan sát, ghi nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh
hàng ngày của công ty.
 Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định nhà nước
và quy chế quản lí tài chính của công ty.
 Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trước

khi trình tổng giám đốc phê duyệt.
 Phổ biến hướng dẫn các phòng chuyên môn thực hiện thủ tục tam ứng, hoàn
ứng và các thủ tục tài chính khác theo quy chế quản lý tài chính, quy chế chi
tiêu nội bộ của công ty.
 Định kì đánh giá tình hình sử dụng tài sản của công ty thao quy chế công ty.
 Phối hợp với các phòng ban khác để lập giá mua, giá bán vật tư, hàng hóa
trước khi trình giám đốc duyệt.
 Thực hiện thủ tục mua sắm thiết bị, sửa chữa tài sản theo đúng quy định của
nhà nước và công ty.
 Thực hiện việc kiểm kê định kỳ, xác định tài sản thừa thiếu khi kết thúc thi
công công trình đồng thời đề xuất với giám đốc biện pháp xử lí.
 Phân tích thông tin kế toán theo yêu cầu của lãnh đạo công ty.
6


 Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế.
 Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng đảm
bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty.
 Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền
theo đúng quy định nhà nước.
3.4.2. Nhân viên kinh doanh
 Duy trì những mối quan hệ kinh doanh hiện có, nhận dơn đặt hàng, thiết lập
những mối kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác
hằng ngày đốùi với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh
doanh tiềm năng khác.
 Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản
phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
 Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lí khiếu nại thông tin,
quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo biểu
mẫu của các quy trình này.

 Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ thông tin khách hàng.
 Lên dự thảo hợp dồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản. Lập thủ tục ký kết
hợp đồng.
 Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao
hàng, xuất hóa đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
 Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian
giao hàng...
 Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗõ trợ kế toán đốc thúc công nợ, chỉ
xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
 Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
 Cập nhật kiến thức công việc qua việc đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp
thị, duy trì các mối quan hệ khách hàng.
 Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.
 Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.
3.4.3. Thủ kho
 Chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật tư, công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, tài
sản cố định hàng hóa do mình quản lí.
 Theo dõi quá trình xuất nhập khẩu kho vật tư, công cụ, dụng cụ, máy móc thiết
bị, tài sản cố định, hàng hóa theo hàng tuần , hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
7


 Cùng với bộ phận kế toán kiểm kê kho định kỳ (theo tháng hoặc theo quý).
 Quản lý, điều hàng mọi hoạt đọng của kho hàng.
 Thực hiện giám sát xuất kho, nhập kho.
 Báo cáo cho cấp trên tiến độ thực hiện công việc.
3.5.

Chức năng và nhiệm vụ của phân xưởng sản xuất


3.5.1. Tổ trưởng sản xuất
 Tổ chức sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến thành sản phẩm hoàn
chỉnh.
 Tiến hành tổ chức sản xuất trong phân xưởng theo ca.
 Quản lí chặt chẽ, điều động sắp xếp một cách hợp lí lao động, quản lí vật chất,
máy móc thiết bị và bảo dưỡng theo định kì không để thất thoát nguyên liệu,
vật liệu.
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu.
 Tổ chức động viên thi đua giữa các công nhân lao động trong sản xuất, có hình
thức kỉ luật, khen thưởng rỏ ràng, thực hiện tốt nội quy trong sản xuất.
3.5.2. Tổ cơ điện
 Quan sát, theo dõi và sửa chữa các hệ thống cơ khí, điện của nhà máy.
 Bảo dưỡng các thiết bị, máy móc cơ khí theo định kì.
 Khắc phục sự cố liên quan tới máy móc.
3.5.3. Phân xưởng phối liệu
 Chịu trách nhiệm trong khâu đầu vào của nguyên liệu.
 Phối trộn nguyên liệu theo đúng tỉ lệ, yêu cầu của sản phẩm để cung cấp cho
các dây chuyền sản xuất phù hợp.
3.5.4. Phân xưởng sản xuất găng tay
 Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất găng tay cao su.
 Thực hiện và khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm.

8


3.5.5. Phân xưởng lò hơi
 Cung cấp năng lượng hơi cho hoạt động sản xuất của dây chuyền công nghệ
sản xuất găng tay cao su và bao ngón tay cao su.
 Kiểm tra theo dõi, sửa chữa, bảo trì hệ thống lò hơi, đường ống.
 Khắc phục sự cố kịp thời.

3.5.6. Bao bì và đóng gói
 Phân loại sản phẩm sau khi ra khỏi quy trình sản xuất.
 Chịu trách nhiệm đóng gói sản phẩm.

4. Sản phẩm của cơng ty
 Công ty có hơn 10 loại sản phẩm khác nhau, lượng khuôn mẫu lên đến hơn 25
ngàn cặp, mẫu mã và màu sắc đa dạng, với 3 loại sản phẩm chính (găng tay
cao su công nghiệp Nam Long, găng tay gia dụng Nam Long, găng tay diệt
khuẩn Nam Long). Đặc biệt, cuối năm 2015, công ty Nam Long vừa nhập về
dây chuyền sản xuất găng tay cao su có lông duy nhất tại Việt Nam.
 Đặc điểm găng tay cao su Nam Long:
 Là hàng Việt Nam chất lượng cao.
 100% cao su thiên nhiên.
 Găng tay dài tới giữa cánh tay, ôm sát cánh tay, tăng bảo vệ tay.
 Được xử lí chống khuẩn, không nấm mốc, khử mùi.
 Bên trong được xử lí chống dính, tạo cảm giác thoải mái dễ mang.
 Lòng bàn tay có hoa văn có đôï dính cao, chống trơn.
 Găng tay được sản xuất từ nguyên liệu và hóa chất không độc hại, thích hợp
và được dùng khi tiếp xúc thực phẩm.
 Găng tay thích hợp trong các công việc gia dụng, chế biến thức ăn, dọn dẹp,
rửa chén.

9


5. Sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể

Hình 1. Sơ đồ mặt bằng tổng thể Nhà máy Nam Long

10



6. An toàn lao động
6.1.1. An toàn lao động
 Đối với người lao động trực tiếp sản xuất, được trang bị đầy đủ các phương tiện
phòng hộ cá nhân tốt nhất mà công ty có thể có được hiện nay: mặt nạ phòng
độc sử dụng than hoạt tính, khẩu trang vải, nón, găng tay, giày ủng…, quần áo
bảo hộ lao động.
 Công ty có trang bị các phương tiện cần thiết: quạt, hút bụi, xe nâng… để cải
thiện tối đa môi trường lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất.
 Do hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu là sản xuất các sản phẩm có nguồn
gốc từ cao su nên yếu tố độc hại chủ yếu là hơi và bụi phát sinh công đoạn sấy
bột và rửa hóa chất.
 Công ty đã đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải của toàn đơn vị theo
phương pháp hóa sinh.
 Tại từng phân xưởng sản xuất, bên cạnh dây chuyền thiết bị sản xuất chính bao
giờ cũng đi kèm tối thiểu một hệ thống xử lý hơi bụi phát sinh trong quá trình
sản xuất.
6.1.2. Phòng cháy chữa cháy
 Công ty theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu khi thực hiện ISO 9000
đã xây dựng cả một thủ tục riêng về PCCC, đã thành lập đội PCCC nghóa vụ có
huấn luyện hàng năm. Phương tiện PCCC cá nhân trang bị trong đơn vị tương
đối đầy đủ (máy bơm nước, bình chữa cháy từ 6-50 kg.s)… tất cả được thường
xuyên kiểm tra việc duy trì hiệu quả khi sử dụng.
6.1.3. Bảo quản, tồn trữ
 Mủ cao su và các hóa chất phụ gia cần được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo,
tránh ánh sáng trực tiếp.
 Việc vận chuyển trong nội bộ cũng như khi lưu thông, phân phối đòi hỏi phải
nhẹ nhàng, tránh đổ vỡ… làm ô nhiễm môi trường và cần phổ biến kiến thức xử
lý sự cố khi rơi vãi, giảm tối đa sự cố môi trường.


11


7. Xử lý khí – nước thải và vệ sinh công nghiệp
7.1.

Xử lí nước thải:

 Lưu lượng nước thải phát sinh, thành phần nước thải, yêu cầu chất lượng nước
thải sau xử lý từ các hoạt động của công ty TNHH Nam Long là cơ sở quan
trọng để tính toán thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị cũng như vận hành và
chuyển giao công nghệ trạm xử lý. Hệ thống sử dụng xử lý vi sinh để khử các
hóa chất độc hại có trong nước thải do giá thành không cao, hiệu quả và sử
dụng được lâu dài
 Theo như thống kê của công ty, thì lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động
của nhà máy cần được xử lý tương ứng là Q = 120 m3/24h. Nguồn nước thải chủ
yếu phát sinh trong quá trình rửa khuôn, công tác vệ sinh thiết bị, nhà xưởng và
nước thải sinh hoạt của công nhân. Ngoài ra còn có nước thải từ các lò hơi, tuy
nhiên nước ở đây có nguồn góc là hơi nước ngưng tụ, nên không bị ô nhiễm và
dó nhiên không cần phải qua hệ thống xử lý, sẽ được chảy thẳng ra môi trường.
 Nước thải từ các hoạt động của sản xuất của công ty có thành phần và đặc tính
khác nhau tùy nguồn xả thải. Do đó, trước khi được xử lý riêng để loại bỏ hoặc
giảm thiểu các thành phần ô nhiễm riêng biệt.

12


 Cụ thể là nước thải vệ sinh của công nhân sẽ được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại
trước khi tự chảy vào hố ga tập trung. Nước thải từ nhà ăn tập thể của công

nhân với hàm lượng dầu mỡ cao sẽ được xử lý sơ bộ qua mương tách mỡ rồi tự
chảy vào hố ga tập trung.Tại hố ga tập trung có bố trí bơm chìm bơm nước thải
từ hầm tự hoại và nhà ăn vào mương thu nước cùng với nước thải sản xuất tập
trung vào bể tiếp nhận của trạm để bắt đầu hệ thống các công đoạn xử lý nước
thải khép kín.
 Theo như sơ đồ trên, nước thải sau khi được xử lý riêng sẽ cho vào bể tiếp nhận
để bắt đầu quá trình xử lý chung. Trước khi vào bể tiếp nhận sẽ qua công đoạn
điều hòa pH  7 (sử dụng NaOH). Song chắn rác thô được đặt trong mương dẫn
với nhiệm vụ tách các chất thải có kích thước lớn theo dòng thải. Các chất thải
rắn bị giữ lai tại song chắn rác được lấy định kì để tái sử dụng hoặc xửû lý theo
quy định.
 Nước thải sau bể tiếp nhận sẽ được bơm chìm bơm vào bể điều hòa. Với chức
năng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách
ổn định, đặc biệt là cụm bể sinh học giúp cho các vi sinh có thể thích nghi với
nước thải trong điều kiện ổn định, trách được tình trạng vi sinh bị sốc tải. Bể
điều hòa phải được duy trì trong điều kiện thổi khí liên tục với mục đích tránh
tạo điều kiện kị khí và giảm mùi hôi.
 Khi lượng nước thải cần xử lý lớn, vi sinh sẽ bị suy yếu nên cần cho chúng “ăn”
để có thể hoạt động tốt hơn. Sau khoảng 1 năm sử dụng thì phải bổ sung vi sinh
gốc một lần để quá trình diễn ra bình thường.
 Nước thải sau khi được điều hòa tại bể điều hòa tiếp tục được bơm chìm vào
thiết bị trộn tónh. Tại thiết bị trộn tónh nước thải được châm thêm phèn nhôm để
thực hiện quá trình keo tụ cho các hạt keo lớn. Các hạt keo sau khi đã được nén
điện tích sẽ có xu hướng liên kết với nhau tạo nên khối lượng lớn hơn và lắng
xuống đáy bể lắng.
 Nước thải sau đó sẽ vào bể tạo bông, tại đây tạo điều kiện cho quá trình tạo
bông cặn được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Polymer anion được châm vào
bể đóng vai trò là một trợ keo tụ giúp cho kích thước các bông cặn lớn hơn.
 Các bông cặn với kích thước kích thước lớn sẽ được lắng xuống đáy bể lắng 1.
Bùn từ bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm vào bể lọc cặn.

 Tiếp theo nước thải sẽ vào bể thiếu khí Anoxic – được sử dụng nhằm khử nito
từ sự chuyển hóa nitrate thành nito tự do. Lượng nitrate này được tuần hoàn từ
lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng và lượng nước thải từ bể hiếu khí Aerotank.
Nước thải sau khi khử nito sẽ tiếp tục tự chảy vào bể hiếu khí kết hợp nitrate
13


hóa. Bể thiếu khí được khuấy trộn bằng máy khuấy nhằm giữ bùn ở trạng thái
lơ lửng và tạo sự tiếp xúc giữa nguồn thức ăn và vi sinh. Bể được duy trì trong
điều kiện hoàn toàn không được cung cấp oxi vì oxi có thể gây ức chế cho vi
sinh khử nitrate.
 Nước thải từ bể anoxic tiếp tục được dẫn vào bể Aerotank. Tại đây các chất
hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ tiếp tục được xử lý. Máy thổi khí được vận
hành liên tục nhằm cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều
kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất
hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + vi sinh vật hiếu khí + O2 → H2O + CO2 + sinh khối mới + ...
 Nước thải sau khi ra khỏi bể Aerotank sẽ chảy tràn qua bể lắng 2. Tại đây, xả
ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này
chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ bể hiếu khí. Một lượng bùn được bơm bùn bơm
tuần hoàn về bể Anoxic để đảm bảo duy trì lượng vi sinh trong bể. Phần bùn dư
được bơm về bể lọc cân và sẽ được hút định kì và mang đi xử lý theo quy định.
 Phần nước trong sau khi ra khỏi bể lắng sẽ được dẫn vào bể khử trùng, đồng
thời hóa chất khử trùng được bơm vào để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có
trong nước thải trước khi thải ra môi trường.
 Ngoài ra, trong mỗi dây chuyền sau khi xong một lô sản xuất, lượng mủ phế sẽ
được cho thêm axit để đông đặc rồi đem bán dùng làm chất độn cho một số
ngành cao su khác.
7.2.


Xử lý khí thải

 Khí từ lò hơi sau khi qua bồn hút khí sẽ được bơm phun sương bơm nước để kéo
các hạt tro lớn xuống đáy bồn, phần còn lại sẽ bay theo đường ống thoát khí để
ra ngoài để giảm ô nhiễm môi trường. Đáy bồn chứa tro sau 1 đến 2 tuần sẽ
được mở ra để lấy tro ra ngoại và dọn vệ sinh bồn. Nước dùng trong việc xử lý
khí thải cũng thuộc loại nước thải cần xử lý, nên nó sẽ chảy theo đường dẫn
vào khu vực xử lý riêng rồi sau đó vào bể tiếp nhận của trạm xử lý nước thải.
7.3.

Vệ sinh công nghiệp

 Vệ sinh công nghiệp là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong
nhà máy. Sau một thời gian làm việc thì các máy móc thiết bị sản sinh ra nhiều
chất thải, có chất thải có thể cho dẫn đến nguồn xử lý, có chất thải không thể
dẫn được mà còn tồn đọng trên thiết bị máy móc đó, đồng thời nhà máy lâu
14


ngày sẽ bị đóng bụi, dơ bẩn, các máy bị hao mòn dần, thì cần phải vệ sinh cộng
nghiệp nhà máy.
 Các công việc vệ sinh công nghiệp:
 Khoảng 2 đến 3 ngày phân xưởng sẽ được vệ sinh 1 lần.
 Bồn mủ, khuôn, cánh quạt sấy,... sẽ được vệ sinh trực tiếp trên dây chuyền
khi dây chuyền đó hết đơn hàng.
 Khuôn được rửa bằng axit và soda:
 Dây chuyền 1,4: khuôn được rửa trực tiếp trên chuyền
 Dây chuyền 2,3: khuôn được tháo và đem đi rửa
 Tất nhiên nước thải sau khi vệ sinh công nghiệp cũng là nguồn nước dơ, cần
phải qua trạm xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường.

II.

Dây chuyền công nghệ (DCCN)
1. Nguyên liệu
Nguyên liệu

Nơi cung cấp

Chức năng
Là nguyên liệu chính của găng tay

1. Latex (NH3 + TSC)

Công ty cao su Đồng cao su, biết được tổng hàm lượng chất
Nai

rắn TSC và độ kiềm của găng tay
NH3
Độ kiềm của sản phẩm, chống hiện

2. KOH
3. CaCO3

tượng keo tụ ở Latex
Cty cổ phần hóa chất
Minh Đức

Chất độn trong mủ
Chất tạo màu trắng cho cao su, chống


4. TiO2

Đài Loan

lại thoái biến của tia UV cao, giúp
bền màu cho găng tay.

5. NH3

Chống đông Latex

6. Nước pH >9

Chống đông Latex

7. SN defoamer 388N Cty TNHH ATH

Chống tạo bọt, phá bọt

8. Tamol NN 9104
9. Formic

Đức
Cty TNHH hóa chất
Trang Lộc

Chất phân tán khi nghiền bi
Chống rộp găng

15



Cty cổ phần khoáng
10. Bột Talc

sản

công

nghiệp

Giúp găng không bị dính

miền Bắc
11. Soda asd light

Trung Quốc

Rửa khuôn

12. CaCl2

Trung Quốc

Làm mủ đông kết trên khuôn
Muối phân tán đều trên khuôn, giúp

13. Teric 320

c


mủ bám đều trên khuôn không bị tuột
mủ.

2. Các dạng năng lượng, tiện nghi sản xuất sử dụng trong nhà máy
 Điện: là nguồn năng lượng chính sử dụng cho sản xuất, gia công, lấy từ nguồn lưới
điện quốc gia. Công ty cũng trang bị một máy phát điện với công suất 150kVA để
dự phòng cho các khâu sản xuất chủ yếu khi có sự cố trên lưới điện.
 Nước: công ty sử dụng nguồn nước của công ty cấp nước tỉnh Đồng Nai được sử
dụng cho 2 lò hơi cung cấp nhiệt cho dây chuyền 1, 2, 4 hoạt động, nước còn được
sử dụng trong khu vực tẩy rửa và phun trong khu vực tháo găng tay, phục vụ cho
nhu cầu ăn uống tắm rửa, xử lý hơi bụi, khí thải…
 Dầu: được sử dụng trong lò dầu cung cấp nhiệt cho dây chuyền 3 hoạt động.
 Củi: là nhiên liệu chính, đốt trong lò dầu và lò hơi cung cấp nhiệt cho các dây
chuyền.

16


3. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc

Hình 2. Sơ đồ bố trí thiết bị - máy móc

17


III.

Quy trình công nghệ (QTCN)
1. Qui trình phối liệu mủ:


Hóa chất

Nghiền

Mủ Latex

Phối trộn

Dây Chuyền

 Trước tiên là công việc pha hóa chất gồm có KOH, 𝑇𝑖𝑂2 , Tamol, nước đã qua
cột lọc, tỉ lệ pha hóa chất khác nhau tùy vào từng loại găng sản xuất.
 Sau đó, nghiền thô hóa chất bằng máy nghiền bi cùng với các chất lưu hóa (lưu
huỳnh), chất xúc tiến lưu hóa ( ZMBT, LDA), chất trợ xúc tiến ( ZnO), chất ổn
định pH (𝑁𝐻3 ), cuối cùng chất độn (𝐶𝑎𝐶𝑂3 , 𝐻2 𝑂).
 Sau khi được nghiền thô, các hóa chất tiếp tục đưa qua máy nghiền ngang để
nghiền tinh và sau đó dung dịch hóa chất cần được kiểm tra độ mịn. Công việc
nghiền hóa chất này phải được chuẩn bị trước 24h mới được đưa vào phối trộn
với hỗn hợp mủ Latex.
 Mủ Latex, chất tạo màu được đưa vào bồn phối mủ để khuấy trộn đều khoảng
30 phút, hỗn hợp Latex sau khi khấy sẽ được ủ trong 48 giờ trước khi đưa vào
sử dụng. Mủ phải được kiểm tra độ chín theo đúng tiêu chuẩn trước khi đưa
vào dây chuyền để đảm bảo sản xuất tốt nhất.
2. Dây chuyền

18


2.1.


Quy trình công nghệ dây chuyền 1 :

Nhúng khuôn sứ qua bể
chứa CaCl2, Teric

Hóa chất

Nghiền

Phối trộn

Rửa khuôn

Sấy khô muối

Nhúng mủ lần 1

Nhúng mủ lần 2

Sấy mủ
Mủ Latex

Lưu
kho

Nhúng mủ lần 3

Sấy mủ


Rửa nước nóng

Sấy

Đóng gói

Cắt viền

Sấy khô

Lưu hóa

Tẩy rửa

Phủ bột lên găng

Tháo găng
19


 Dây chuyền sản xuất có xuất xứ từ Malaysia được nhà máy đưa vào hoạt động
vào năm 1997 sử dụng hơi nước làm chất tải nhiệt,với chiều dài 55m được thiết
kế 2 tàâng sấy và chiều cao từ mặt đất đến sàn trên là 4,5m. Với thiết kế trên,
mỗi giờ dây chuyền tạo ra được 1070 găng tay từ những khuôn sứ có khoảng
cách với nhau là 20cm.
 Dây chuyền bắt đầu từ thiết bị rửa khuôn.Trước tiên khuôn được đưa qua vòi
phun nước sau đó được đưa qua bồn chứa hỗn hợp muối CaCl2 và teric, rồi được
sấy khô trong buồng sấy.
 Sau khi khuôn được sấy khô, lần lượt đưa các khuôn qua các bồn nhúng mủ lần
1 và 2, sau đó đưa vào buồng nhiệt để làm khô mủ trước khi chuẩn bị nhúng mủ

lần 3. Kế tiếp các khuôn được đưa vào buồng nhiệt và qua bồn nước nóng 600C
để rửa hóa chất. Găng sấy bằng không khí nóng được thổi bằng quạt ( không
khí được làm nóng bằng hệ thống nhiệt dùng hơi nước làm chất tải nhiệt) để
thực hiện công lưu hóa cao su, sau đó phủ lên một lớp bột ở găng tay và được
lột ra khỏi khuôn bởi công nhân, khuôn được dây chuyền đưa đi tiếp tục như
quá trình ban đầu.
 Sản phẩm được đưa vào lò sấy, xịt nước và tưới một ít dầu trước khi được sấy
khô
 Găng thành phẩm được cắt viền, đóng gói và lưu kho chờ xuất xưởng.

20


2.2.

Quy trình sản xuất dây chuyền 2,3:
Nhúng khuôn vào dung dịch
chứa CaCl2, Teric, HCOOH

Hóa chất

Sấy khô muối

Nhúng mủ lớp ngoài
Nghiền
Sấy mủ
Phối trộn
Nhúng muối

Mủ Latex


Sấy khô
Nhúng mủ trong

Sấy khuôn

Sấy khô
Rửa khuôn

Lưu kho
Se viền

Đóng gói

Rửa găng

Sấy khô

Lưu hóa

Tẩy rửa

Phun nước vào găng

Sấy chín

Lột găng
21



 Dây chuyền số 2 được đưa vào hoạt động năm 2006 theo công nghệ Hàn Quốc
được thiết kế 1 tầng với tổng chiều dài là 74m; chiều rộng 2,7m; chiều cao
được tính từ sàn đất đến sàn trên là 5,3m.Chất liệu tạo nên khuôn làm bằng
nhôm, Tổng số khuôn trên dây chuyền là 4000 khuôn, tức 2000 đôi găng tay.
Băng xích chuyển động được là nhờ các bánh răng lớn ở 2 đầu dây chuyền.
Dây chuyền này sử dụng hơi nước làm chất tải nhiệt.
 Công đoạn đầu tiên là sự chuẩn bị, các khuôn phải được kiểm tra kó lưỡng để
đảm bảo rằng khuôn không bị lỗi trước khi bắt đầu vào công đoạn sản xuất.
 Dây chuyền bắt đầu từ thiết bị rửa khuôn. Khuôn được rửa bằng vòi phun nước,
tiếp đó được làm khô bằng quạt. Khuôn sau khi được làm khô sẽ được nhúng
vào bồn chứa 𝐶𝑎𝐶𝑙2, 𝐻𝐶𝑂𝑂𝐻, 𝑇𝑒𝑟𝑖𝑐. Kế tiếp làm khô khuôn và nhúng khuôn
vào bồn chứa mủ, đây là công đoạn nhúng mủ để tạo lớp ngoài cho găng. Sau
khi nhúng mủ khuôn sẽ được sấy bằng quạt và nhúng vào bể chứa CaCl2,
HCOOH, Teric. Kế đến, khuôn sẽ được đưa vào buồng nhúng mủ lần 2, lần
nhúng mủ này có tác dụng để tạo lớp phía trong cho găng. Giống như ở trên kế
nhúng mủ là việc sấy khô bằng quạt. Sau khi sấy sẽ qua thiết bị se viền để tạo
viền cho sản phẩm. Giai đoạn tiếp theo là rửa khuôn trong bể nước nóng ở
55℃ − 65℃, nước được đưa vào và thải ra liên tục. Sau đó khuôn sẽ được đưa
vào buồng sấy để lưu hóa ở 80℃ − 120℃. Sau quá trình lưu hóa sẽ phun nước
vào khuôn, găng sẽ được lột bởi công nhân và để vào bể chứa găng, khuôn
được dây chuyền đưa đi tiếp tục như ban đầu.
 Sản phẩm được đưa vào lò sấy, để sấy chín khoảng 90-120 phút.. Tiếp theo,
găng sẽ được vào lò tẩy rửa, găng được rửa bằng dung dịch nước Ja-ven theo
hướng dẫn của lò rửa. Kế đến, là quá trình sấy khô, lần này sấy ở nhiệt độ
khoảng 45-50℃, thời gian sấy tùy vào từng loại sản phẩm . Sau khi sấy găng
được đưa ra khỏi lò, tiến hành kiểm tra sản phẩm.
 Giai đoạn cuối cùng sản phẩm được đưa vào đóng gói và bao bì, lưu kho và sản
phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ.
 Dây chuyền số 3 đưa vào hoạt động 2012, theo công nghệ Hàn Quốc. Với tổng
chiều dài là 86m, chiều rộng 2,4m, chiều cao 5,4m. Tổng số khuôn 4800 khuôn,

tức 2400 đôi. Dây chuyền này tương tự với dây chuyền số 2 nhưng sử dụng dầu
làm chất tải nhiệt.

22


2.3.

Qui trình dây chuyền 4

Nhúng khuôn sứ qua bể

Đóng gói &

𝐶𝑎𝐶𝑙2, Teric

Lưu kho
Rửa khuôn

Sấy khô
Sấy khô

Hóa chất
Nhúng mủ lần 1

Tẩy rửa
Nghiền

Sấy
Sấy chín

Nhúng mủ lần 2

Phối trộn

Lột găng
Sấy

Mủ Latex

Nhúng mủ lần 3

Sấy

Nhúng mủ lần 4

Se viền

Nhúng nước

Lưu hóa

Rửa nước nóng

Sấy

23


 Dây chuyền sản xuất có xuất xứ từ Malaysia được nhà máy đưa vào hoạt động
vào 12/2015 sử dụng hơi nước làm chất tải nhiệt, với chiều dài 67,5m được thiết

kế 2 tàâng sấy, chiều cao từ mặt đất đến sàn trên là 4,9m. Với thiết kế trên, mỗi
giờ dây chuyền tạo ra được 1200 găng tay từ khuôn sứ.
 Dây chuyền bắt đầu từ thiết bị rửa khuôn. Trước tiên khuôn được đưa qua vòi
phun nước sau đó được đưa vào bồn chứa CaCl2 và Teric rồi đưa vào buồng sấy
để sấy khô.
 Sau khi khuôn được sấy khô, lần lượt đưa các khuôn qua bồn nhúng mủ lần 1,
sau đó đưa vào buồng nhiệt để làm khô mủ trước khi chuẩn bị nhúng mủ lần 2
và tiếp tục đưa vào buồng nhiệt qua bồn nhúng mủ 3 sang buồng nhiệt và thực
hiện tiếp nhúng vào bồn mủ chứa lông. Kế tiếp các khuôn được đưa vào hệ
thống chổi vê mép để thực hiện việc se viền cho găng tay với 2 chổi vê mép
có tốc độ quay khác nhau.Sau quá trình trên các khuôn được đưa vào buồng
nhiệt và qua lần lượt 2 bồn nước nóng 50-600C rồi qua từng buồng nhiệt và
tầng nhiệt được sấy bằng không khí nóng thổi bằng quạt làm nóng bằng hệ
thống hơi nước làm chất tải nhiệt bên trong buồng nhiệt để thực hiện công đoạn
làm khô lưu hóa cao su. Cuối cùng các găng tay này được đưa qua bồn nước và
được lột ra khỏi khuôn bởi công nhân, khuôn được dây chuyền đưa đi tiếp tục
như quá trình ban đầu.
 Sản phẩm được đưa qua lò sấy chín sấy trong thời gian 90’-120’ và tiếp tục đưa
vào lò rửa. Sau khi rửa xong, sản phẩm được sấy khô, rồi đóng gói và lưu kho.

24


3. Hướng dẫn vận hành dây chuyền
Ta thực hiện các bước như sau:
1. Vệ sinh bằng máng mủ: vớt màng mủ đặc đặt lưới lọc. Bật
công tắc máy khuấy.
2. Vệ sinh các bồn muối: vớt cặn nổi trên bề mặt
3. Cho nước sạch vào bồn rửa 15m. Mơ van xả tràn
4. Kiểm tra đường đi hệ thống xích tải có vướng gì không

5. Mở hệ thống nhiệt trên dây chuyền
6. Khởi động moto chính đang chạy dây chuyền
7. Xả nước giải nhiệt khuôn
8. Mở hệ thống nhiệt, quạt thổi làm khô muối
9. Khi nhiệt khuôn nóng lên bắt đầu quá trình nhúng muối, mủ
theo thứ tự
10. Kiểm tra mực xả mủ và điều chỉnh
11. Bật hệ thống se lai và điều chỉnh
Quy trình người vận hành:


Tổ trưởng, tổ phó có trách nhiệm trong việc hoạt động dây và khi sản xuất
Chú ý: Trước khi nhúng mủ phải chắc chắn rằng:






Các thiết bị nhiệt, hệ thống điện hoạt động tốt, nước cung cấp đầy đủ
Các bồn muối không còn cặn ở trên bề mặt
Các máng mủ được vớt sạch màng mủ đặc và được đặt lưới lọc. Màu được kiểm tra
kỹ trước đó
Các ống xả mủ vào màng được chuẩn bị sẵn sàng

25


×