Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước thải công đoạn mài cho Nhà máy Daiwa Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN THANH NỒNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CÔNG ĐOẠN MÀI CHO

C
C
R
UT.L

NHÀ MÁY DAIWA ĐÀ NẴNG

D

Chuyên ngành: Kỹ thuật mơi trường
Mã số: 8520320

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng – Năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. Lê Thị Xuân Thùy

Phản biện 1: TS. Lê Năng Định

C
C
R
UT.L

Phản biện 2: TS. Huỳnh Ngọc Thạch

D

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Trường Đại học
Bách khoa vào ngày 03 tháng 07 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thơng tin Học liệu và Truyền Thông - Trường Đại
học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Khoa Môi Trường - Trường Đại học Bách Khoa, Đại
học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế kéo theo đó là sự gia tăng của các Khu công nghiệp trên khắp cả
nước. Các Khu công nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong

việc chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế tạo việc làm, nâng cao thu
nhập và chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, một thực tế
khơng thể phủ nhận là chính những hoạt động của các Khu công
nghiệp đang gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đặc biệt là môi
trường nước.

C
C
R
UT.L

Đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường nước
ngày càng gia tăng, thiếu nguồn nước sạch, vấn đề xử lý và tuần

D

hồn nước tại các cơng ty, doanh nghiệp là hết sức cần thiết góp
phần tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu việc khai thác, sử dụng nguồn
nước ngầm và nước mặt. Nước thải được xử lý sẽ trở thành nguồn
nước sạch, bổ sung cho số lượng nước hao hụt do con người sử dụng.
Daiwa là công ty thuộc tập đoàn Globeride, 100% vốn đầu tư
Nhật Bản, được thành lập từ tháng 9 năm 2005 với hơn 2.000 nhân
viên nằm trong Khu cơng nghiệp Hịa Khánh – Đà Nẵng. Daiwa
đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ câu cá bao gồm cần
câu và guồng quay để cung cấp cho thị trường trên thế giới. Hiện tại
nước thải từ các hoạt động hằng ngày của Nhà máy được thu gom và
xả trực tiếp ra hệ thống cống chung để đưa về trạm xử lý tập trung
của Khu công nghiệp Hịa Khánh – Đà Nẵng. Từ các nguồn thải của
cơng ty, nhận thấy nước thải từ công đoạn mài sử dụng nước thủy
cục để làm sạch bề mặt cần câu chỉ chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng



2
nên việc xử lý nước thải và tuần hoàn nước từ quá trình này bằng
cách sử dụng vật liệu keo tụ là khả thi và cần thiết.
Đó là lí do tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp xử lý nước thải công đoạn mài cho Nhà máy Daiwa
Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước thải phát
sinh từ công đoạn mài của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng vấn đề quản lý, thu gom và xử

C
C
R
UT.L

lý nước thải tại Nhà máy Daiwa Đà Nẵng.

- Đánh giá hiện trạng nước thải công đoạn mài tại Nhà máy

D

Daiwa Đà Nẵng.

- Đề xuất giải pháp xử lý nước thải công đoạn mài tại Nhà
máy Daiwa Đà Nẵng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nước thải phát sinh từ công đoạn mài
của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác thu gom và phương pháp xử lý nước thải công đoạn
mài cho Nhà máy Daiwa Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa
Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các kết
quả đã nghiên cứu trước đây như các báo cáo đề tài nghiên cứu, các


3
báo cáo có liên quan, các quy định hiện hành về công tác thu gom,
xử lý nước thải... ở trong nước và ngồi nước. Các thơng tin sẽ được
xem xét lựa chọn phù hợp, tin cậy để làm dữ liệu cần thiết cho đề tài.
Dữ liệu nền được thu thập: điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy
văn, tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm hạ tầng kỹ thuật và
hiện trạng quản lý nước thải tại khu vực.
4.2. Phương pháp khảo sát, thực địa
- Khảo sát thực tế công tác thu gom, hệ thống xử lý nước thải
tại Nhà máy Daiwa Đà Nẵng.
- Quan sát và chụp lại các hình ảnh của quá trình khảo sát và
thực nghiệm.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu

C
C
R

UT.L

- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tổng hợp, phân tích
và xử lý các số liệu đã thu thập được.

D

- Dựa vào các số liệu khảo sát thực tế, kết quả sau phân tích để
đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý nước thải.
4.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
- Áp dụng trong quá trình lấy mẫu nước tại hiện trường và
phân tích các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn.
5. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là các số liệu thông tin cơ sở phục vụ cho
công tác đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý nước thải công đoạn mài
của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng, từ đó hỗ trợ cơng tác quản lý nước
thải nhằm bảo vệ môi trường.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý nước thải công đoạn
mài tại Nhà máy Daiwa Đà Nẵng, đồng thời đề xuất phương án xử lý


4
nước thải đảm bảo vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên nước và bảo vệ
môi trường.
6. Bố cục đề tài
Chương 1: Tổng quan
1.1. Tổng quan về Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
1.2. Tổng quan về nước thải công nghiệp và các phương pháp

xử lý nước thải công nghiệp
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2. Đánh giá hiện trạng thu gom, hệ thống xử lý nước thải của
Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
2.3. Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý nước thải công đoạn
mài cho Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng thu gom, hệ thống xử lý nước
thải của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
3.2. Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý nước thải công đoạn
mài cho Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
3.3. Kết quả từ mơ hình thí nghiệm bể lắng kết hợp keo tụ
3.4. Kết quả từ mơ hình thí nghiệm bể lắng kết hợp keo tụ và
bể lọc
3.5. Đề xuất thiết kế hệ thống xử lý nước thải công đoạn mài
cho Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

D

C
C
R
UT.L


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan nước thải công nghiệp và các phương pháp
xử lý nước thải công nghiệp
1.1.1. Đặc tính chung của nước thải công nghiệp
1.1.2. Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp
1.2. Tổng quan về Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
1.2.1. Vị trí địa lý
Nhà máy đặt tại đường số 5 Khu cơng nghiệp Hịa Khánh,
phường Hịa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Cách
trung tâm thành phố Đà Nẵng và sân bay Quốc tế Đà Nẵng khoảng
10km về phía Đơng Nam, cách Cảng Tiên Sa Đà Nẵng 20km về phía
Đơng, cách Thị trấn Lăng Cơ tỉnh Thừa Thiên Huế 25km về phía
Bắc.

C
C
R
UT.L

D

1.2.2. Khối lượng và quy mơ các hạng mục cơng trình của
Nhà máy
Nhà máy được đầu tư xây dựng trên lơ đất có diện tích 60.179
2
m , đã đi vào hoạt động từ năm 2006 gồm các cơng trình hiện hữu
được hợp thành từ 04 khu A, B, C, D.
 Khu A:
Có diện tích 20.164 m2 đã xây dựng nhà xưởng và đang hoạt

động gồm khối văn phòng, nhà xưởng sản xuất và lắp ráp cần câu cá.
 Khu B:
Có diện tích 25.187 m2 đã xây dựng nhà xưởng và đang hoạt
động gồm nhà xưởng sản xuất các công đoạn lắp ráp cần câu và sản
xuất lắp ráp guồng quay cước.
 Khu C:


6
Có diện tích 8.760 m2 đã xây dựng nhà xưởng đúc linh kiện
guồng quay cước và phân xưởng mạ, nhôm hóa các linh kiện guồng
quay cước.
 Khu D:
Có diện tích 5.438 m2 đã xây dựng kho kỹ thuật và nhà xưởng
phân xưởng mạ (năm 2018).
1.2.3. Các đối tượng xung quanh Nhà máy
1.2.4. Sơ đồ tổ chức quản lý Nhà máy

D

C
C
R
UT.L


7
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước thải phát sinh từ công đoạn mài của Nhà máy Daiwa Đà
Nẵng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của Nhà máy
Daiwa Đà Nẵng.
- Công tác thu gom và phương pháp xử lý nước thải công đoạn
mài cho Nhà máy Daiwa Đà Nẵng.

C
C
R
UT.L

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Khảo sát hiện trạng thu gom và hệ thống xử lý nước

D

thải của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng

2.2.2. Đánh giá hiện trạng thu gom nước thải công đoạn mài
của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
2.2.3. Vận hành thực nghiệm mơ hình xử lý nước thải công
đoạn mài cho nhà máy Daiwa Đà Nẵng
2.2.4. Đề xuất giải pháp xử lý nước thải công đoạn mài cho
Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa

2.3.2. Phương pháp khảo sát, thực địa
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
2.3.4. Phương pháp so sánh đánh giá
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu


8
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng thu gom, hệ thống xử lý
nước thải của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
3.1.1. Nguồn phát sinh và thải lượng nước thải
3.1.2. Hiện trạng thu gom
3.1.3. Hệ thống xử lý nước thải
3.2. Kết quả đánh giá hiện trạng thu gom nước thải công
đoạn mài của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng
3.2.1. Khảo sát lưu lượng và khu vực phát sinh nước thải
công đoạn mài
3.2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải công đoạn mài

C
C
R
UT.L
Nước thải sản xuất

D

Ngăn tách dầu mỡ
Ngăn lắng (2 ngăn)

Ngăn lọc cát

Hố ga nội bộ
Hệ thống thu gom nước thải KCN
3.3. Kết quả từ mô hình thí nghiệm bể lắng


9

Bảng 3.7. Nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải phát sinh
QCVN
Chất ô
Nồng độ các chất
Đơn vị
40:2011/BTNMT
nhiễm
ô nhiễm (mg/L)
(CộtB)
pH

-

7,26

5,5 - 9

TSS

mg/l


246

100

Độ đục

NTU

185

-

3.3.1. Lắng tự nhiên
Từ kết quả bảng 3.8 của luận văn, ta nhận thấy hiệu suất xử lý
TSS khi lắng tự nhiên không cao, thời gian để nồng độ TSS đạt yêu
cầu tại cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT là trên 45 phút.

C
C
R
UT.L

3.3.2. Lắng kết hợp keo tụ
3.3.2.1. Phèn sắt

D

Với dung dịch Phèn sắt 1% thể tích 35ml – 40ml trong 1000ml
nước thải, thời gian lắng là 30 phút thì hiệu suất xử lý hàm lượng cặn
lơ lửng trong nước thải sẽ đạt từ 78% - 91%.

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy, khi tăng liều lượng chất keo tụ
từ 25ml đến 40ml thì hiệu suất xử lý TSS tăng lên tương ứng với
hàm lượng TSS trong nước giảm xuống và khi tăng quá mức liều


10
lượng thích hợp từ 40ml đến 50 ml thì hiệu suất xử lý TSS giảm
xuống tương ứng với hàm lượng TSS trong nước tăng lên do hạt keo
trong nước tái ổn định trở lại.
3.3.2.2. Poly Aluminium Chloride

C
C
R
UT.L

Với dung dịch PAC 1% thể tích 35ml – 40ml trong 1000ml

D

nước thải, thời gian lắng là 30 phút thì hiệu suất xử lý hàm lượng cặn
lơ lửng trong nước thải sẽ đạt từ 80% - 93%.
3.3.2.3. Phèn nhôm


11
Với dung dịch phèn nhơm 1% thể tích 30ml – 35ml trong
1000ml nước thải, thời gian lắng là 30 phút thì hiệu suất xử lý hàm
lượng cặn lơ lửng trong nước thải sẽ đạt từ 81% - 88%.
3.3.2.4. PGα21Ca


C
C
R
UT.L

Với dung dịch PGα21Ca 1% thể tích 15ml – 20ml trong 1000ml

D

nước thải, thời gian lắng là 30 phút thì hiệu suất xử lý hàm lượng cặn
lơ lửng trong nước thải sẽ đạt từ 89% - 96%.

3.4. Kết quả từ mơ hình bể lắng kết hợp cột lọc
3.4.1. Lắng tự nhiên kết hợp lọc
STT

Nội dung

TSS ban đầu:
246 mg/l
1
Hiệu suất xử
lý TSS (%)
Nồng độ TSS trung bình (mg/L)
QCVN 40:2011/BTNMT cột B
Lắng tự
nhiên kết
hợp lọc


Nồng độ TSS (mg/L)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
105

103

107

57

58

56

105
100

Từ kết quả trên ta thấy, lắng tự nhiên trong thời gian 30 phút
kết hợp lọc thì hiệu suất xử lý TSS đạt 57%, hàm lượng TSS trong
nước giảm từ 246 mg/l xuống còn 105 mg/l.


12
So với lắng tự nhiên thì hiệu suất xử lý TSS có tăng nhưng
khơng đáng kể từ 52% lên 57%. Qua đó cho thấy, khi nước sau lắng
đi qua bể lọc chỉ một phần nhỏ hàm lượng cặn không lắng được ở bể
lắng có thích thước lớn được giữ lại ở bể lọc, còn các hạt nhỏ vẫn đi
qua lớp vật liệu lọc

3.4.2. Lắng kết hợp keo tụ và lọc
3.4.2.1 Lắng kết hợp phèn sắt và lọc

C
C
R
UT.L

D

Với dung dịch phèn sắt 1% thể tích 35ml – 50ml trong 1000ml
nước thải, thời gian lắng là 30 phút kết hợp lọc qua cột lọc thì hiệu
suất xử lý hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải sẽ đạt từ 86% 100%.
3.4.2.2 Lắng kết hợp PAC và lọc


13
Với dung dịch PAC 1% thể tích 35ml – 50ml trong 1000ml
nước thải, thời gian lắng là 30 phút kết hợp lọc qua cột lọc thì hiệu
suất xử lý hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải sẽ đạt từ 86% 96%.
3.4.2.3 Lắng kết hợp phèn nhôm và lọc

C
C
R
UT.L

D

Với dung dịch phèn nhơm 1% thể tích 30ml – 50ml trong

1000ml nước thải, thời gian lắng là 30 phút kết hợp lọc qua cột lọc
thì hiệu suất xử lý hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải sẽ đạt từ
81% - 94%.
3.4.2.4 Lắng kết hợp PGα21Ca và lọc


14
Với dung dịch PGα21Ca 1% thể tích 15ml – 30ml trong
1000ml nước thải, thời gian lắng là 30 phút kết hợp lọc qua cột lọc
thì hiệu suất xử lý hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải sẽ đạt từ
94% - 100%.
Nhận xét:
Trong phạm vi đề tài đặt ra là nước sau xử lý đạt yêu cầu nước
quy ước sạch, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải sau xử lý
cịn ít nhất và có thể tái sử dụng tuần hồn vào trong q trình sản
xuất. Với các kết quả thực nghiệm như trên ta nhận thấy các hóa chất
keo tụ sử dụng đều cho hiệu quả xử lý cao, trong đó phèn sắt và
PGα21Ca cho hiệu suất xử lý TSS cao nhất. Tuy nhiên theo các
nghiên cứu trên thực tế chỉ ra rằng phèn sắt ăn mòn đường ống rất

C
C
R
UT.L

mạnh.

3.5. Đề xuất giải pháp xử lý nước thải công đoạn mài cho

D


Nhà máy Daiwa Đà Nẵng

3.5.1. Lựa chọn phương pháp
- Yêu cầu thực tế của Nhà máy Daiwa Đà Nẵng:
+ Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước quy ước sạch (nước trong,
có tính trung hịa, khơng chứa cặn và các chất độc hại, đảm bảo vệ sinh
cho công nhân sử dụng) và tái sử dụng vào quá trình mài;
+ Q trình vận hành đơn giản;
+ Chi phí đầu tư hợp lý và kinh tế.
- Phương pháp đề xuất:
+ Phương pháp cơ học: Bể lắng và bể lọc;
+ Phương pháp hóa lý: Hóa chất keo tụ.


15

D

C
C
R
UT.L


16

3.5.2. Tính tốn thiết kế
Dựa trên thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất có sẵn, tác
giả đề xuất Nhà máy xây dựng thêm một số hạng mục:

- Xây dựng mới bể trộn;
- Xây dựng mới bể lắng hoặc tận dụng bể lắng 4 ngăn hiện tại,
đối với ngăn lắng thứ 2 lắp đặt hệ thống cánh khuấy với van điều
khiển tự động và bộ châm hóa chất keo tụ;
- Xây dựng bể lọc gồm các lớp lọc sỏi, cát, bông lọc;
- Xây dựng bể chứa nước sau xử lý;
- Lắp đặt đài nước để cấp nước vào khu vực mài;
- Lắp đặt đường ống thu gom nước mài phôi cần Khu A và
Khu B; đường ống thu gom nước vệ sinh, làm mát trang thiết bị;
đường ống cấp nước sạch sau xử lý;
Cụ thể vị trí các hạng mục xây dựng mới như hình bên dưới:

D

C
C
R
UT.L


17
Lượng nước cấp sử dụng cho công đoạn mài: Qmài = 350
m /ngày.đêm = 14,58 m3/h = 0,00405 m3/s.
3

Giả định nước thải bằng 100% nước cấp, nước thải sau xử lý
đạt chuẩn nước qui ước sạch và tái sử dụng vào q trình mài. Nồng
độ các chất ơ nhiễm có trong nước thải công đoạn mài như sau: TSS
= 246 mg/L, pH = 7,26.
Bể thu

Bể Bể lắng Bể lắng Bể Bể chứa
Kích thước gom cải
trộn cải tạo xây mới Lọc nước sạch
tạo
HRT (h)
2,3
0,03
4,6
1,5
V = Q*HRT
34
0,5
68
21,87 5,8
245
(m3)
H’ (m)
2,15
1,2
2,15
2,15
2,8
4
h (m)
1,0
0,3
1,0
1
0,2
1

H = H’ + h
3,15
1,5
3.15
3,15
3,0
5
(m)
B (m)
3,4
0,7
6,8
2,74
1,0
7
L (m)
3,4
0,6
3,4
2,74
2,0
7
3.5.3. Khai tốn chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước và hiệu

C
C
R
UT.L

D


quả kinh tế
a. Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải cơng đoạn mài áp
dụng cho Nhà máy Daiwa Đà Nẵng được tạm tính gồm các chi phí:
- Chi phí sửa chữa, tháo dỡ cơng trình;
- Chi phí nhân cơng: thợ đào hố, xây dựng bằng gạch xung
quanh các bể xử lý;
- Chi phí vật liệu xây dựng: gạch, xi măng, tiền vật liệu, sửa
chữa bể lắng, xây dựng bể lọc, bể chứa, bể bơm;
- Chi phí mua thiết bị, dụng cụ cho hệ thống xử lý: máy bơm
nước thải và máy bơm định lượng. Cụ thể chi phí đầu tư ban đầu
được cho trong bảng 3.22:


18
Bảng 3.22. Khai tốn chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Stt
A
1

Nội dung

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ

PHẦN XÂY DỰNG, SỮA CHỮA
- Đào, phá dỡ nền
Lắp đặt
đường ống bê tơng M200 dày

thu gom,
100mm
cấp nước
- Diện tích: 150 m2

Đơn
vị

Khối
lượng

Đơn giá
(VNĐ)

Thành tiền
(VNĐ)
112.630.000

m2

150

100.000

15.000.000

m2

7,5


2.000.000

15.000.000

- Bể xây cao hơn
cos hoàn thiện
200mm

2

Xây dựng
- Tường xây gạch
bể:
- Bể lắng thẻ M75, tô vữa
M75, chống thấm

Việt Nam

- Diện tích: 7,5m2;
chiều cao: 3,15m
Xây dựng
bể:
3

- Bể xây nổi
- Tường xây gạch

C
C
R

UT.L

- Bể lọc thẻ M75, tô vữa

M75, chống thấm

Việt Nam

m2

3

1.500.000

4.500.000

Việt Nam

m2

49

1.500.000

73.500.000

Việt Nam

m2


46,3

100.000

4.630.000

D

- Diện tích: 3,0m2;
chiều cao: 2,8m

- Bể xây nửa âm,
nửa nổi.

4
Xây dựng
bể:

- Bể

- Tường xây gạch
thẻ M75, tô vữa
M75, chống thấm

chứa nước - Nắp bể BTCT
sạch

M200 dày 80100mm

- Diện tích: 49 m2;


5

Sửa chữa
bể:
Bể lắng 4
ngăn

chiều cao: 5m
- Tường xây gạch
thẻ M75, tô vữa
M75, chống thấm

- Nắp bể BTCT
M200 dày 80 100mm
Diện tích: 46,3m2;


19

Stt

Nội dung

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ

Đơn
vị


Khối
lượng

Đơn giá
(VNĐ)

Thành tiền
(VNĐ)

chiều cao: 3,15m
B
I

1

PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
- Thành bể làm
bằng thép không
Lắp đặt
gỉ hoặc vật liệu
Việt Nam
Bể trộn
SUS316

96.880.000
39.380.000

Cái


1

5.000.000

5.000.000

Đài Loan
hoặc
tương
đương

cái

3

5.000.000

15.000.000

Đài Loan
hoặc
tương
đương

cái

1

9.800.000


9.800.000

Uni-D Đài Loan
hoặc
tương
đương

cái

1

980.000

- L×B×H =
0,65×0,65×1,5m
- Model: H-10315

- Kiểu: bơm chìm
- Lưu lượng: Q =
0,1-1,4 m3/phút,

2

- Cột áp: H = 50Lắp đặt 10 mH2O
bơm nước
- Công suất: 0,75
kW
- Điện áp:


C
C
R
UT.L

D

1pha/220V/50Hz

- Đường kính ống
ra: DN40
- Model: PF280750-25S3

3

- Cánh khuấy inox
Lắp máy
dạng phân tán
khuấy trộn
- Công suất: 0,75
kW
- Điện áp:
220V/1pha/50Hz
- Model: UW-25

- Kiểu: thường
4

đóng
Lắp đặt hệ

thống van - Đường kính:
điện từ tự DN25
động
- Áp suất làm việc:
0~0,8 MPa

- Điện áp:

980.000


20

Stt

Nội dung

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ

Đơn
vị

Khối
lượng

Đơn giá
(VNĐ)


Thành tiền
(VNĐ)

Đài Loan
hoặc
tương
đương

cái

1

5.400.000

5.400.000

Việt Nam
hoặc
tương
đương

bộ

3

500.000

1.500.000

Việt Nam

hoặc
tương
đương

cái

1

1.700.000

1.700.000

1pha/220V/50Hz

- Vật liệu: đồng
thau
- Model: C660P

5

Lắp đặt
thiết bị
châm hóa
chất tự
động

- Điện áp:
1pha/220V/50Hz

- Lưu lượng 14l/h

- Áp suất
4,2Kg/cm2

6

7

II

Lắp đặt
thiết bị đo
mức nước

- Đo 2 mức nước
- Điện áp 220V,
50Hz

Lắp đặt
- Đường kính
đồng hồ
DN25
đo lưu
lượng
- Vật liệu: thân
nước sau
gang
xử lý
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
- Vỏ tủ sơn tĩnh
điện, dày 1.2mm


C
C
R
UT.L

10.000.000

D

- Tủ bao, 1 lớp
cửa

1

Lắp đặt tủ
điện điều
khiển hệ
thống xử


- Thiết bị điều
khiển tự động

- Thiết bị bảo vệ
động cơ quá nhiệt,
quá tải

Schneider
Hanyoung

hoặc
tương
đương

cái

1 10.000.000

10.000.000

- Phụ kiện kèm

theo cáp điện,
máng điện
III ĐƯỜNG ỐNG, DÂY ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN TRONG PHẠM VI HỆ
THỐNG XỬ LÝ
III.1 Ống nhựa và phụ kiện đi kèm trong phạm vi hệ thống xử lý
Lắp đặt
Đạt Hòa,
ống nhựa
Tiền
PVC: thu
Phong,
gom nước Ống PVC Ø27 đến
1
hệ
1
10.000.000
mài, nước Ø115,…
Bình

vệ sinh
Minh
trang thiết
bị, ống

17.000.000
12.000.000

10.000.000


21

Stt

Nội dung

Đặc tính kỹ thuật

nước cấp
Lắp đặt
Van 1 chiều, 2
2 phụ kiện
chiều, phụ kiện các
các loại
loại,…
III.2 Dây điện và phụ kiện đi kèm
1 Lắp đặt
Dây 1.5 mm2, dây
dây điện

2.5 mm2
và phụ
Dây điện nguồn
kiện đi
CVV 2*6.0mm2
kèm
Ống luồn dây điện,
băng keo điện, hộp
đấu nối điện, giá
đỡ…
V CÁC CHI PHÍ KHÁC
1 Chi phí chỉnh sửa ĐTM, lập báo
cáo cơ quan quản lý theo Thơng
tư số 56/2018/TT-BTC
2
- Vật liệu lọc
Chi phí
khởi động (bơng lọc, cát, sỏi)
hệ thống
- Hóa chất keo tụ
Bồn chứa - Bồn inox
nước tạo
- Thể tích 6000 lít
3 áp cấp vào
Chiều cao lắp đặt
khu vực
so với mặt đất là
mài
8m
Chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu

4
nước
TỔNG CỘNG TRƯỚC THUẾ
THUẾ (10%)
TỔNG CỘNG SAU THUẾ

Xuất xứ

Đơn
vị

Khối
lượng

Đơn giá
(VNĐ)

Việt Nam

hệ

1

2.000.000

Thành tiền
(VNĐ)

2.000.000
5.000.000


Việt Nam
Việt Nam
Đài
Loan/Việt
Nam

hệ

1

5.000.000

5.000.000

30.500.000
lần

1

Việt Nam

hệ

1

5.000.000

5.000.000


Việt Nam

cái

1

17.500.000

17.500.000

6.000.000

C
C
R
UT.L

D

lần

1

2.000.000

2.000.000
209.510.000
20.951.000
230.461.000


Ghi bằng chữ: Hai trăm ba mươi triệu bốn trăm sáu mốt nghìn đồng ./.
TH1: Tổng chi phí đầu tư hệ thống mới toàn bộ: 225.368.000 đ (bao gồm 10% VAT)
TH2: Tổng chi phí đầu tư khi tận dụng bể lắng có sẵn: 197.461.000 đ (bao gồm 10%
VAT)

b. Hiệu quả đầu tư và kinh tế thu được:
+ Đối với sử dụng PGα21Ca chi phí vận hành HTXL là:
2.100.000đ + 261.120 + 560.000 = 2.921.120đ
Vậy trong 1 năm là: 2.921.120×30×12 = 1051.603.000đ


22
→ Hiệu quả đầu tư hệ thống mới toàn bộ trong 1 năm là:
1.575.000.000đ – (202.831.000đ + 1.051.603.000đ) = 320.566.000đ
(Ba trăm hai mươi triệu năm trăm sáu mươi sáu nghìn đồng).
+ Đối với sử dụng phèn sắt chi phí vận hành HTXL là:
1.400.000đ + 261.120đ + 555.000đ = 2.216.120đ
Vậy trong 1 năm là: 2.216.120×30×12 = 797.803.000 đ
→ Hiệu quả đầu tư hệ thống mới toàn bộ trong 1 năm là:
1.575.000.000đ – (202.831.000đ + 797.803.000đ) = 574.366.000 đ
(Năm trăm bảy mươi bốn triệu năm trăm sáu mươi sáu nghìn đồng).
+ Chi phí nhân cơng vận hành hệ thống: sử dụng nhân cơng
như hiện tại.
Bên cạnh những lợi ích từ kinh tế, việc tái sử dụng nước thải

C
C
R
UT.L


mang nhiều ý nghĩa về thực tiễn giúp giảm thiểu tác động đến mơi
trường, góp phần bảo vệ nguồn nước, nâng cao ý thức trách nhiệm

D

đối với xã hội và hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững.


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Hiện nay việc xử lý và tái sử dụng nước thải ít ơ nhiễm
chưa được các công ty, doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hầu hết
các doanh nghiệp chỉ xử lý sơ bộ đáp ứng theo yêu cầu của Quy
chuẩn hoặc đưa về các trạm xử lý tập trung của KCN để xử lý mà
không xử lý triệt để tại chỗ để tái sử dụng nguồn nước góp phần tiết
kiệm nguồn nước, giảm thiểu việc khai thác và tăng hiệu quả kinh tế.
2. Nước thải phát sinh từ quá trình mài của Nhà máy với lưu
lượng sử dụng lớn nhưng ít ơ nhiễm, chỉ chứa hàm lượng chất rắn lơ
lửng phát sinh từ quá trình mài. Tuy nhiên hiện tại Nhà máy chỉ xử
lý đạt yêu cầu theo Quy định hiện hành và xả thải ra mơi trường bên
ngồi gây lãng phí nguồn nước trong tình hình biến đổi khí hậu và
thiếu nguồn nước sạch hiện nay.
3. Các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình bể lắng kết hợp
hóa chất keo tụ và bể lọc giúp loại bỏ hầu hết hàm lượng chất rắn lơ
lửng trong nước thải, đáp ứng yêu cầu nước qui ước sạch và tái sử
dụng vào quá trình mài, cụ thể:
- Bể lắng có thể kết hợp hóa chất keo tụ đang được sử dụng
rộng rãi trên thị trường như phèn sắt, PAC, phèn nhôm và PGα21Ca

tương ứng với hiệu suất xử lý TSS là 90%, 92%, 87% và 95%.
- Bể lắng kết hợp hóa chất keo tụ (phèn sắt, PAC, phèn nhôm
và PGα21Ca) và bể lọc (gồm các lớp vật liệu lọc: lớp bông, lớp cát,
lớp sỏi) cho hiệu suất xử lý TSS tương ứng với với các hóa chất keo
tụ là 99%, 96%, 93% và 100%.
4. Đề xuất xây dựng mới bể trộn, bể lắng hoặc tận dụng bể
lắng 1 hiện tại của Nhà máy tại phía Bắc Khu B và xây dựng thêm bể
lọc và bể chứa tại bãi đất trống bên cạnh bể lắng 1 để xử lý nước thải
công đoạn mài đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Nhà máy cũng như sự
cần thiết trong tình hình hiện tại.

D

C
C
R
UT.L


×