Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI TẬP HỌC KỲ BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.88 KB, 11 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ (2018)
Mơn: LUẬT HÌNH SỰ 1
(Lớp K17 E,F,G)

- SV có thể làm cùng một bài tập tình huống nhưng bài giống nhau (kể cả trường hợp lớp
khác nhau) sẽ bị trừ điểm, tùy vào mức độ giống nhau. Nếu bài giống nhau từ 50% trở lên
thì cả 2 bài bị điểm khơng.
- Làm bài tập ngồi các bài tình huống của Bộ mơn Luật hình sự chuyển cho SV cũng bị
điểm khơng.
- Bài tập có cơ cấu điểm như sau:
+ 07 điểm cho việc trả lời, phân tích đúng nội dung câu hỏi tình huống.
+ 02 điểm cho việc trình bày có sự sáng tạo, lý giải độc đáo, lập luận sắc sảo, trích dẫn
nhiều nguồn tài liệu (một cách đầy đủ, rõ ràng).
+ 01 điểm cho trình bày rõ, đẹp, đóng quyển cẩn thận khơng có lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật.

Bài tập số 1:
Trong một lần đi du lịch Singapo, hai vợ chồng A, B bàn nhau mang theo 50.000
USD (tương đương 1,1 tỷ đồng) để chi tiêu cá nhân. Nghĩ rằng số tiền của mình mang
theo là hợp pháp nên A khơng khai báo với Hải quan của khẩu (theo quy định của Nhà
nước cá nhân khi xuất, nhập cảnh qua của khẩu bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ từ 5.000
USD trở lên phải khai báo Hải quan của khẩu). A bị bắt, bị khởi tố để điều tra theo khoản
3 Điều 189 BLHS.
Câu hỏi:
1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A trong trường hợp nêu trên? (2 điểm)
2. Tội phạm mà A thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội nào theo phân
loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
3. B có bị coi là đồng phạm với A trong trường hợp nêu trên không? Tại sao? (2
điểm)
4. Nếu A vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội buôn lậu (chưa được xố án
tích) lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A được coi là tái
phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5 điểm)


Trả lời
1. Lỗi của hành vi phạm tội của A trong trường hợp nêu trên là lỗi vơ ý gián tiếp. vì A
khơng biết là hành vi của mình là vi phạm pháp luật, có thể gây ra hậu quả nguy hại cho
xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
2. Tội phạm mà A thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội rất nghiêm trọng vì
theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Bộ luật hình sự năm 2015 tội của A được quy định
1


phạt tù từ 5 đến 10 năm. Như vậy mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm. Mà theo
quy định tại khoản 3 điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 thì “ Tội phạm rất nghiêm trọng là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớnmà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù” . Như
vậy tội phạm mà A thực hiện trong trường hợp nêu trên là loại tội phạm rất nghiêm trọng.
3. Trong trường hợp trên B không được coi là đồng phạm vì định nghĩa về đồng phạm tại
khoản 1 điều 17 Bộ Luật hình sự năm 2015 thì “ Đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” trong trường hợp này thì B không cố ý thực
hiện tội phạm, bản thân B cũng như A không biết việc đem số tiền ngoại tệ lớn như vậy là
vi phạm pháp luật nên không thể coi B là đồng phạm.
4. Nếu A vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội buôn lậu ( chưa được xóa án tích ) lại
thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A được coi là tái phạm vì
theo khoản 1 điều 53 Bộ luật hình sự thì “ Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được
xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”. Trong trường hợp
này A chưa được xóa án tích với tội bn lậu, lại phạm tội theo khoản 3 điều 189 được
phân vào loại tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý nên hành vi phạm tội của A là tái phạm.
Bài tập số 2:
Do có mâu thuẫn với T (hàng xóm), A gọi con trai lớn là B (21 tuổi) mang dao đi
đánh T. Thấy bố và anh trai mang dao đi đánh hàng xóm C (17 tuổi), D (15 tuổi) là em trai
của B cũng mang dao đi theo. Sau khi trèo qua tường rào vào nhà, thấy T đang ngồi uống

nước, cả 4 bố con nhà A xông vào đánh, đâm, chém làm T tử vong. Sau khi giết người, cả
4 bố con nhà A bỏ trốn nhưng chỉ một ngày sau tất cả bị bắt, bị khởi tố về tội danh theo
khoản 1 Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp trên. (2 điểm)
2. Tội phạm mà A, B, C, D thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội nào
theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
3. C và D có bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên khơng? hình phạt nặng nhất
mà C và D có thể phải chịu trong trường hợp nêu trên (2 điểm)
4. Nếu vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 2 Điều 134 BLHS), chưa được xố án tích lại
phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5
điểm)
Trả lời :
1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của a, b trong trường hợp trên
- Trả lời:
Lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp trên là lỗi cố ý gián tiếp.
- Giải thích:
Cả A và B đều nhận thức rõ hành vi mang vũ khí là dao ( một vũ khí nguy hiểm có khả
năng sát thương rất cao), lại cịn chưa kể việc 4 người cùng dùng dao hành hung T hồn tồn có
2


thể tước đoạt tính mạng của T hoặc gây ra tổn hại nghiêm trọng đến mạng, sức khỏe của T. Thế
nhưng A, B vẫn thực cố tình thực hiện đến cùng hành vi của mình, tuy khơng có ý định bàn
nhau để tước đoạt mạng sống của T từ trước nhưng mặc kệ và không quan tâm đến hành vi của
mình sẽ gây nguy hiểm cho T, tức là có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Căn cứ pháp luật để chúng ta có thể kết luận lỗi của A, B là cố ý
Theo Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015
“ Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra.”
2. Tội phạm mà A, B, C, D thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội nào theo
phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?
- Trả lời :
Tội phạm mà A, B, C, D thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
- Giải thích
Để xác định hành vi phạm tội thuộc vào loại tội phạm nào, chúng ta dựa vào các căn cứ pháp lý
như sau:
• Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015
• Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015
Theo Khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“ Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy
định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt
tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù
đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07
năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”
Theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến

20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
3


a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người th;
n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Với tình tiết đề bài cung cấp, việc cả 4 người A, B, C, D cùng dùng dao để chém T là hành
vi phạm tội có tính cơn đồ. A đã rủ B tham gia việc trả thù T, tuy A, B không rủ C, D tham gia
nhưng thấy C, D tham gia mà A, B không ngăn cản và sau đó cùng nhau chém T đủ thấy hành vi
phạm tội này là có tổ chức. Thêm vào đó, việc chém T để trả thù cho những mâu thuẫn trước đây
là hành vi phạm tơi vì động cơ đê hèn. Từ những căn cứ đó việc A, B, C, D bị khởi tố về tội giết
người theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 là hồn tồn có căn cứ xác đáng.
Tội danh trên quy định mức án cao nhất người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Đối chiếu với quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015: “Tội phạm

đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên
15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”
4


-> Từ đó có thể khẳng định tội phạm mà A, B, C, D thực hiện là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
3. C và D có bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên khơng? hình phạt nặng nhất mà C và
D có thể phải chịu trong trường hợp nêu trên (2 điểm)
3.1 C và D có bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên không?
- Trả lời:
C và D bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên
- Giải thích
Để xác định C, D có phải đồng phạm trong vụ án nêu trên khơng chúng ta dựa vào căn cứ
pháp lý là:
• Khoản 1, Khoản 3 của Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015
Theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “ Đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm “
Ở đây chúng ta thấy mặc dù C, D không được bố, anh trai là A, B rủ cùng tham gia đánh
chém T nhưng khi biết tin A, B lên kế hoạch đánh C, D đã tự nguyện đi theo tham gia nhằm
cùng chung mục đích đánh chém T để thực hiện việc giải quyết mâu thuẫn cho bố mình. A, B
mặc dù khơng chủ định rủ C, D đi cùng nhưng khi thấy C, D tự nguyện cùng đi đã không ngăn
cản và mặc định để C, D tham gia cùng thực hiện hành vi với tội với mình.
-> Đối chiếu với quy định tại Khoản 1, Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 thì C, D hoàn toàn bị
coi là đồng phạm
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015:
Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp của C, D như trên thì C, D đóng vai trị là người thực hành, trực tiếp thực hiện
tội phạm. C, D đã trực tiếp tham gia đánh chém T, chứ khơng đóng vai trò là người tổ chức, xúi
giục, người giúp sức.
C và D bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên vì theo khoản 1, điều 17 Bộ luật hình sự
năm 2015 thì “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm”. Ở đây C và D tuy không được A rủ tham gia nhưng đã tự ý cùng tham gia với A chém T.
C,D đóng vai trị là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm để giúp sức cho A, B theo
Khoản 3 điều 17 BLHS năm 2015 “ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”.
3.2 hình phạt nặng nhất mà C và D có thể phải chịu trong trường hợp nêu trên
3.2.1 Đối với C
- Trả lời:
Hình phạt cao nhất mà C phải gánh chịu có thể lên tới 18 năm tù.
- Giải thích
5


Mức án của một người phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều tra, kết luận của cơ quan điều
tra để xác minh quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra, mức độ tham gia
của các đối tượng phạm tội, sự thành khẩn hợp tác với cơ quan chức năng, các yếu tố giảm
nhẹ…
Trong trường hợp trên đề bài chỉ nêu chung chung là các đối tượng bị khởi tố với tội giết
người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, chứ không nêu cụ thể kết
luận về quan hệ nhân quả của từng hành vi của từng đối tượng với cái chết của T. Thế nên ta giả
định coi hành vi phạm tội của C là nguyên nhân gây nên cái chết của T. Vì C 17 tuổi nên ta áp
dụng các căn cứ pháp lý như sau:
• Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015
• Điều 39 Bộ luật hình sự năm 2015
• Khoản 2 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

• Khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123:
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân;
đ) Giết ơng, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người th;
n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Đối chiếu với quy định như trên nếu C là người đủ 18 tuổi trở lên, nếu như giả định là đúng thì
mức án cao nhất mà C hồn tồn có thể phải gánh là tù chung thân hoặc tử hình. Nhưng ở đây C
mới chỉ 17 tuổi nên ta áp dụng quy định tại Điều 39: “Tù chung thân là hình phạt tù khơng thời
hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt
tử hình.
Khơng áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”, Khoản 2 Điều 40:
“ Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ
nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử
” và quy định tại Khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: “Đối

với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình
phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù;
6


nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù
mà điều luật quy định”.
-> Vì vậy, mức phạt cao nhất mà C phải gánh chịu là không quá 18 năm tù.
3.2.2 Đối với D
- Trả lời:
Mức phạt cao nhất mà D phải gánh chịu là không quá 12 năm tù
- Giải thích
Mức án của một người phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều tra, kết luận của cơ quan điều tra
để xác minh quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra, mức độ tham gia của
các đối tượng phạm tội.
Trong trường hợp trên đề bài chỉ nêu chung chung là các đối tượng bị khởi tố với tội giết người
được quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, chứ không nêu cụ thể kết luận
về quan hệ nhân quả của từng hành vi của từng đối tượng với cái chết của T. Thế nên ta giả định
coi hành vi phạm tội của C là nguyên nhân gây nên cái chết của T. Vì D 15 tuổi nên ta áp dụng
các căn cứ pháp lý như sau:
• Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015
• Điều 39 Bộ luật hình sự năm 2015
• Khoản 2 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
• Khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123:
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân;
đ) Giết ơng, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người th;
n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Đối chiếu với quy định như trên nếu D là người đủ 18 tuổi trở lên, nếu như giả định là đúng thì
mức án cao nhất mà C hồn tồn có thể phải gánh là tù chung thân hoặc tử hình. Nhưng ở đây D
mới chỉ 15 tuổi nên ta áp dụng quy định tại Điều 39: “Tù chung thân là hình phạt tù khơng thời
7


hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt
tử hình.
Khơng áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”, Khoản 2 Điều 40:
“ Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ
nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử
” và quy định tại Khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: “Đối
với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình
phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q 12 năm tù;
nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q một phần hai mức phạt
tù mà điều luật quy định”.

-> Vì vậy, mức phạt cao nhất mà C phải gánh chịu là không quá 12 năm tù.
4. Nếu vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác (khoản 2 Điều 134 BLHS), chưa được xố án tích lại phạm
tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5 điểm)
- Trả lời:
Trường hợp phạm tội của A là tái phạm
- Giải thích
Để xác định trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ta dựa vào
căn cứ sau:
• Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
• Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
• Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Căn cứ nội dung của Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 quy định: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy
định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 05 năm”. Như vậy khung hình phạt cao nhất của tội mà A đã phạm có thể lên tới
5 năm tù
Căn cứ nội dung của Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 quy định: “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù”.
Đối chiếu 2 quy định trên thì hành vi phạm tội theo Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù, mà mức
phạt này nằm trong khoảng trên 03 năm đến 07 năm tù. Theo quy định của Khoản 1 Điều
9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đây là tội phạm nghiêm trong.
Vậy nên hành vi phạm tội cố ý gây thương tích đã bị xử án 3 năm tù trước đó của A là tội
phạm nghiêm trọng. Mà theo quy định của Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm

đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
8


a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Như vậy đã một người bị coi là tái phạm nguy hiểm thì trước khi thực hiện hành vi phạm tội
người đó phải bị kế án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa xóa án, hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích . Trong trường hợp của A, tội cố ý gây
thương tích đã bị kết án 3 năm trước đó của A là tội phạm nghiêm trọng, A chưa tái phạm lần
nào. Chúng ta có thể loại trừ hành vi phạm tội giết người của A là tái phạm nguy hiểm, Ngoài ra
theo Khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định tái
phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố
ý. Nội dung này rất phù hợp với trường hợp của A đã bị kết án và phạm tội giết người do lỗi cố
ý.
-> Hành vi phạm tội giết người của A lần này là tái phạm.
Bài tập số 3:
A đã dùng bột mỳ ép thành bánh (giống hệt bánh hêrôin) có trọng lượng 350 gam rồi
đem bán cho B với giá 210 triệu đồng và nói đó là hêrơin của người bạn nhờ bán hộ. B
mang bánh hêrơin đó đi bán thì mới biêt là ma tuý giả. B rủ C (là bạn) đi cùng đến nhà A
để đòi lại tiền. Khi đến nhà A, trong nhà khi đó chỉ có chị H là vợ của A ở nhà, B và C liền
dọa đánh chị H và lấy đi chiếc xe máy của gia đình A đang để ở sân (chiếc xe trị giá 90
triệu đồng). Hai ngày sau, A và B bị công an bắt. A bị khởi tố, điều tra về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS; B bị khởi tố, điều tra về tội cướp tài sản (Điều
168) và tội mua bán trái phép chất ma túy (khoản 1 Điều 251 BLHS) còn C bỏ trốn nên
chưa bị bắt.
Câu hỏi:

1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp nêu trên. (2
điểm)
2. Tội phạm mà B thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội nào theo phân
loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
3. C có bị coi là đồng phạm với B về hai tội nêu trên không? Tại sao? (2 điểm)
4. Nếu A vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 2 Điều
171 BLHS) chưa được xóa án tích lại phạm tội nêu trên, thì trường hợp phạm tội của A là
tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5 điểm)
1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp nêu trên.
- Đối với A: Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Theo khoản 1 điều 10 BLHS “Người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và
mong muốn hậu quả xảy ra” Trong trường hợp này A biết hành vi của mình là nguy hiểm gây
thiệt hại cho B, thấy trước hậu quả của việc đó và mong muốn việc đó xảy ra để chiếm đoạt tiền
của B.
- Đối với B:
9


+ Lỗi của B trong tội cướp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Theo khoản 1 điều 10 BLHS “Người
phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi
đó và mong muốn hậu quả xảy ra”. Trong trường hợp này B biết rõ hành vi của mình là vi phạm
pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng B vẫn cố tình dùng vũ lực làm cho chị H ko thể
kháng cự và lấy đi tài sản của chị H. B nhận thức được hậu quả và mong muốn cho nó xảy ra để
lấy đi tài sản bù vào phần bị cướp
+ Lỗi của B trong tội mua bán trái phép chất ma túy là lỗi cố ý trực tiếp . Theo khoản 1
điều 10 BLHS “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”. Trong trường hợp này B nhận thức
rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật gây nguy hiểm xã hội, mong muốn cho hậu quả xảy ra
để mua được ma túy nhằm bán kiếm lời. Việc B bị A lừa đảo bán ma túy giả là việc nằm ngoài ý
chí và mong muốn của B.

2. Tội phạm mà B thực hiện nêu trên
- Đối với tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 , số tiền B cướp rơi vào 90000000
đồng nên tội phạm do B thực hiện rơi vào khoản 2 điều 168 “ 2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng;” . Đối chiếu với khoản 3 điều 9 BLHS “Tội phạm rất nghiêm
trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù” thì tội
của B thuộc tội phạm rất nghiêm trọng.
- Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy của B, theo Khoản 4 điều 251 BLHS “4. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: b)
Hêrơin, cơcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;” Như
vậy Với 350g ma túy B mua của A rồi bán lại, tội danh mà B có thể phải chịu bị xử phạt là phạt
20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Theo khoản 4 điều 9 BLHS “ 4. Tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình” Với mức án B sẽ phải đối mặt thì tội phạm do B thực hiện là tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. C không bị coi là đồng phạm với B về tội buôn bán trái phép chất ma túy mà sẽ bị coi là đồng
phạm với C về tội danh cướp tài sản.
- Với tội danh buôn bán trái phép chất ma túy C không bị coi là đồng phạm với B vì C khơng
cùng B tham gia mua bán với A. Theo khoản 1 điều 17 BLHS “ Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Khơng có căn cứ để kết luận C là đồng phạm
của B.
- Với tội danh cướp tài sản C bị coi là đồng phạm với B vì C cùng B dùng vũ lực đe dọa H để lấy
đi chiếc xe máy trị giá 90 triệu đồng. Theo khoản 1 điều 17 BLHS “
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Ở đây C đã
cùng B cố ý cướp đi chiếc xe máy của H. Trong trường hợp này C đóng vai trị là người thực
hành căn cứ theo khoản 3 điều 17 BLHS “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội
phạm”.
4.

Bài tập số 4:
A thấy gia đình nhà anh X (đối diện nhà A thuê trọ) không làm lưới bảo hiểm ban
công, trong khi khoảng cách giữa hai nhà khá gần. Một đêm thấy nhà anh X quên đóng
10


cửa ra ban công, A đã trèo sang và vào nhà lấy một chiếc ba lô để trên ghế (bên trong có
laptop, điện thoại và tiền trị giá 70 triệu đồng). Hai ngày sau, A bị bắt và bị khởi tố về tội
trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS).
Câu hỏi:
1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A. (1 điểm)
2. Xác định đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp nêu trên. (1 điểm)
3. Tội phạm mà A thực hiện trong trường hợp nêu trên là tội phạm có cấu thành tội
phạm hình thức hay cấu thành tội phạm vật chất? (1,5 điểm)
4. Tội phạm mà A thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội phạm nào theo
phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
5. Trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên A mới 17 tuổi 6 tháng, thì hình
phạt nặng nhất mà A phải chịu là bao nhiêu năm tù? Tại sao? (2 điểm)

11



×