Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại thành phố hồ chí minh (điển cứu tại trung tâm dưỡng lão thị nghè thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

VŨ THỊ MINH PHƯƠNG

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(ĐIỂN CỨU TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO THỊ
NGHÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

CHUN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI
MÃ NGÀNH: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

VŨ THỊ MINH PHƯƠNG

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(ĐIỂN CỨU TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO THỊ
NGHÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

CHUN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI


MÃ NGÀNH: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH VĂN CHẨN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ
công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh (điển cứu
tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh)” là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Huỳnh Văn Chẩn.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Minh Phương


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí
Minh (điển cứu tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh)” là
sản phẩm của tơi để làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao

học chun ngành Cơng tác xã hội tại trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn
TP. HCM.
Để có thể hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, lời đầu
tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Huỳnh Văn Chẩn, Trưởng
Khoa Công tác xã hội – Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn. Thầy đã trực tiếp
chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thiện luận văn
này. Ngồi ra tơi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cơ trong Khoa CTXH đã
đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn Khoa Công tác xã hội Trường
ĐH Lao động – xã hội (CSII), lãnh đạo và các thầy/cô đang công tác tại Khoa đã tạo
điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân của tôi là ba mẹ, anh/chị/em hai
bên gia đình, đặc biệt là chồng và con trai cùng với những người bạn đã ln bên
tơi, động viên tơi hồn thành khóa học và bài luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................3
2.1 Những nghiên cứu về người cao tuổi trên thế giới ...............................................3
2.1.1 Các nghiên cứu về cơng tác chăm sóc người cao tuổi ngồi cộng đồng ...........3
2.1.2 Những nghiên cứu về cơng tác chăm sóc NCT tại các trung tâm dưỡng lão ....5
2.2. Những nghiên cứu về người cao tuổi tại Việt Nam .............................................6
2.1.1. Các nghiên cứu về cơng tác chăm sóc người cao tuổi ngoài cộng đồng ..........6
2.2.2. Các nghiên cứu về cơng tác chăm sóc NCT tại các trung tâm dưỡng lão ........9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................10
4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................11
5. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................11

6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .......................................................11
6.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................11
6.2. Khách thể nghiên cứu.........................................................................................12
6.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................12
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu ............................................................................12
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: .................................................................13
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................................16
9. Kết cấu của luận văn .............................................................................................16
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI .................................................................................18


1.1. Hệ thống một số khái niệm cơ bản.....................................................................18
1.1.1. Người cao tuổi .................................................................................................18
1.1.2. Dịch vụ, dịch vụ công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội đối với NCT ....18
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi ...........................................................24
1.2.1. Đặc điểm sinh lý..............................................................................................24
1.2.2. Đặc điểm tâm lý .............................................................................................26
1.3. Các lý thuyết áp dụng trong đề tài .....................................................................27
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu ............................................................................................27
1.3.2. Lý thuyết thân chủ trọng tâm ..........................................................................29
1.4. Các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến người cao tuổi ..................31
1.4.1. Những chủ trương của Đảng ...........................................................................31
1.4.2. Luật pháp và chính sách của Nhà nước...........................................................31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi .......33
1.5.1. Đặc điểm của đối tượng ..................................................................................33
1.5.2. Trình độ chun mơn của nhân viên công tác xã hội......................................34
1.5.3. Nguồn lực kinh tế của trung tâm .....................................................................35
Tiểu kết chương 1......................................................................................................36

Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NCT TẠI
TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO THỊ NGHÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............37
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................................37
2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .....................................................................37
2.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu ................................................................40
2.2. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng
lão Thị Nghè, thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................48


2.2.1. Dịch vụ chăm sóc ni dưỡng.........................................................................48
2.2.2. Dịch vụ chăm sóc đời sống tinh thần ..............................................................54
2.2.3. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe .............................................................................57
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao
tuổi tại trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, thành phố Hồ Chí Minh .............................63
2.3.1. Yếu tố đặc điểm của người cao tuổi ................................................................64
2.3.2. Yếu tố trình độ chun mơn của nhân viên xã hội..........................................64
2.3.3. Yếu tố nguồn lực kinh tế của Trung tâm ........................................................67
2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ CTXH đối với NCT tại thành
phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................68
2.4.1 Các giải pháp thuộc về Nhà nước, cộng đồng và xã hội ..................................69
2.4.2. Các giải pháp thuộc Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè......................................72
Tiểu kết chương 2......................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH


Công tác xã hội

DVCTXH

Dịch vụ công tác xã hội

NCT

Người cao tuổi

NVXH

Nhân viên xã hội

TC

Thân chủ

TT

Trung tâm


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Số lượng NCT tại Trung tâm năm 2018


42

Bảng 2.2: Độ tuổi của NCT tại Trung tâm

42

Bảng 2.3: Các loại bệnh thường gặp ở NCT

45

Bảng 2.4: Tình trạng tâm lý của NCT theo giới tính

46

Bảng 2.5: Nhu cầu của NCT theo nhóm tuổi

48

Bảng 2.6: Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ CTXH của NCT

49

Bảng 2.7: Đánh giá của NCT về dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng

51

Bảng 2.8: Đánh giá của NCT về các dịch vụ chăm sóc ni

53


dưỡng theo thang điểm
Bảng 2.9: Tâm trạng của NCT khi sống tại Trung tâm

55

Bảng 2.10: Dịch vụ nâng cao đời sống tinh thần cho NCT tại TT

56

Bảng 2.11: Các nội dung chăm sóc sức khỏe NCT được hỗ trợ tại

59

Trung tâm
Bảng 2.12: Đánh giá của NCT về thái độ của NVXH tại TT đối

61

với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Bảng 2.13: Đánh giá của NCT về các dịch vụ hiện có tại TT

63

Bảng 2.14: Đánh giá của NCT về đặc điểm các dịch vụ tại TT

63

theo giới tính
Bảng 2.15: Mức độ tác động của các yếu tố thuộc về NVXH ảnh


66

hưởng đến DVCTXH đối với NCT
Bảng 2.16: Mơ hình ma trận tương quan các yếu tố tác động đến

67

DVCTXH đối với NCT
Bảng 2.17: Mức độ tác động của yếu tố nguồn lực kinh tế của
trung tâm đến dịch vụ CTXH đối với NCT

68


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của NCT

43

Biểu đồ 2.2: Nghề nghiệp của NCT trước khi vào Trung tâm

44

Biểu đồ 2.3: Nhu cầu của NCT theo giới tính tại TT


47

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của NCT về thái độ của NVXH tại TT đối

54

với dịch vụ chăm sóc ni dưỡng.
Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lịng của NCT đối với dịch vụ chăm sóc

62

sức khỏe theo giới tính và thời gian ở Trung tâm
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của NCT về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch
vụ CTXH

64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khơng thể phủ nhận rằng thế hệ chúng ta có được như ngày hôm nay là nhờ
phần lớn công sinh thành, dưỡng dục của các thế hệ ông bà, cha mẹ, những người
đã khơng quản ngại khó khăn, vất vả, hy sinh cả tuổi thanh xuân, sức khỏe, sắc đẹp
và cả xương máu của mình. Chúng ta rồi ai cũng sẽ già và không tránh được quy
luật sinh – lão – bệnh – tử. Hiện giờ là ông bà, cha mẹ chúng ta đang già đi, rồi theo
thời gian chúng ta cũng sẽ bước tiếp con đường ấy. Cuộc sống hiện đại, sức ép về
thời gian làm chúng ta luôn tất bật chạy theo công việc và những đam mê. Điều này
dần khiến chúng ta vơ tình qn đi bổn phận của mình đối với ông bà cha mẹ,

những người cao tuổi mà lúc này bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lý, lao
động, thu nhập, và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Họ trở thành những người
yếu thế, dễ bị tổn thương và cần sự trợ giúp của xã hội.
Trước thực tế đó, xu thế tìm viện dưỡng lão đang là phương án được nhiều
người nghĩ đến khi gia đình có người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý.
Những năm trước đây, việc đưa ông bà, bố mẹ vào viện dưỡng lão thường bị cho là
“bất hiếu” thì hiện nay việc làm này đã được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực
hơn. Thực tế chứng minh, với những người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý
tuổi già, việc vào sống trong các viện dưỡng lão khơng chỉ là giải pháp tình thế, mà
cịn giúp nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi.
Nhận định về nhu cầu tìm nơi dưỡng lão cho người cao tuổi, các chuyên gia
dự báo cho rằng, đây sẽ là xu hướng trong tương lai bởi Việt Nam đang bước vào
giai đoạn già hóa dân số với tốc độ nhanh. Tỷ lệ người trên 60 tuổi ở nước ta hiện
chiếm 10% dân số, tương đương với 9 triệu người cao tuổi, dự báo đến năm 2030,
dân số Việt Nam sẽ già hóa với tỷ lệ 17%, tương đương khoảng 16,5 triệu người.
Thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, hiện
thành phố có khoảng 500.000 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, chiếm 5,4% dân số
[21]. Đây là thách thức khơng nhỏ đối với hệ thống chính sách an sinh xã hội, trong
đó có cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi (NCT),
nhất là những người gặp vấn đề về sức khỏe, và điều mà chúng ta quan tâm trong


2

tương lai sẽ là chất lượng, dịch vụ tại các trung tâm, viện dưỡng lão sẽ như thế nào
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó?
Nhận thức rõ những thách thức về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa mà q trình
phát triển đem đến, trong đó có vấn đề già hóa dân số, Đảng và Nhà nước Việt Nam
ln coi trọng cơng tác chăm sóc NCT. Ngày 27/9/1995, Ban Bí thư TW Đảng
(Khố VII) đã ban hành Chỉ thị số 59-CT/TW về chăm sóc NCT, trong đó nhấn

mạnh “NCT có cơng sinh thành, ni dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nịi,
giáo dục các thế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và lịng u
nước; một bộ phận đơng đảo NCT Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh
thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”. [24]
Mặc dù đã có nhiều chính sách đối với NCT, đặc biệt là NCT có cơng với
nước, NCT khơng nơi nương tựa, tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ chủ yếu Đảng và
Nhà nước ta là trợ giúp xã hội trực tiếp bằng nguồn lực tài chính đối với NCT có
hồn cảnh khó khăn, trong khi hiện nay nhu cầu, đối tượng NCT cần trợ giúp đa
dạng với những yêu cầu cao hơn về chất lượng và dịch vụ. Điều này cho thấy hình
thức trợ giúp truyền thống khơng mang tính hiệu quả bền vững, chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của NCT.
Bên cạnh đó, nghề CTXH đang trong giai đoạn hội nhập, kinh nghiệm công
tác xã hội với NCT chưa có, cịn nhiều những hạn chế về ý thức, nhận thức của xã
hội [13]. Năm 2010, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Đề án (Đề án 32) Phát triển
nghề CTXH được chính thức phê duyệt và đi vào hoạt động, nhu cầu nâng cao,
hoàn thiện các hoạt động CTXH ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Mục tiêu chung
của Đề án là “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao
nhận thức của tồn xã hội về nghề cơng tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên
chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về
chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH tại các cấp, góp
phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.[8]
Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè không hẳn là một viện dưỡng lão có quy mơ
lớn, nhưng nơi đây vẫn là một điểm đến chất lượng dành cho người cao tuổi tại


3

Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập vào năm 1996, Trung tâm dưỡng lão Thị
Nghè có chức năng chính là chăm sóc, phụng dưỡng những đối tượng người già

thuộc diện chính sách khơng nơi nương tựa và khơng người ni dưỡng, cũng như
những người già neo đơn có nhu cầu khác. Qua hơn 20 năm hoạt động, Trung tâm
dưỡng lão Thị Nghè thực sự đã trở thành nơi tri ân đầy nghĩa tình, thấm đẫm tính
nhân văn và tình cảm gắn bó đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Chính vì vậy,
việc làm rõ đặc điểm, nhu cầu của NCT, cũng như nghiên cứu đánh giá thực trạng
chất lượng các dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại đây là một vấn đề hết sức
cần thiết, đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Dịch vụ công tác xã hội
đối với người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh (điển cứu tại Trung tâm
dưỡng lão Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh)” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về người cao tuổi trên thế giới
2.1.1 Các nghiên cứu về cơng tác chăm sóc người cao tuổi ngoài cộng đồng
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của NCT ngày càng được quan
tâm hơn và các nghiên cứu về NCT cũng được triển khai một cách rộng rãi trên toàn
thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho NCT.
Levy, LL (1990) trong bài viết “Activity, social role retention, and the
multiple disabled aged: strategies for intervention. Occupational Therapy in Mental
Health” (Hoạt động, vai trò xã hội và NCT khuyết tật: chiến lược can thiệp. Liệu
pháp nghề nghiệp trong sức khỏe tâm thần), đã trình bày tổng quan về các khái
niệm được sử dụng bởi các nhà trị liệu và người chăm sóc trong việc phục hồi cho
NCT khuyết tật về thể chất và nhận thức để tạo điều kiện cho họ tham gia vào các
hoạt động đời sống có giá trị và phát huy được vai trò xã hội của mình. Các chiến
lược can thiệp được mơ tả là đáp ứng với tình thế tiến thối lưỡng nan mà NCT
đang gặp phải, đó là: sự khơng phù hợp giữa các điểm mạnh và năng lực của NCT
và thiếu cơ hội để sử dụng và duy trì những điểm mạnh đó. Bài viết cũng đưa ra
một số giải pháp nhằm bù đắp cho các hạn chế về thể chất và nhận thức của NCT
khuyết tật qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ. [34]


4


Để tìm hiểu về những rào cản ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi, Annette L. Fitzpatrick, Neil R.Powe, Lawton S.Cooper, Diane G.
Ives và John A.Robbins (Đại học Washington, Đại học Johns Hopkins, Đại học
Pittsburgh, Đại học California – Davis và Đại học Wake Forest) đã có một nghiên
cứu định lượng: “Barriers to Health Care Acces Among the Elderly an Who
Perceives Them” (Những rào cản chăm sóc sức khỏe NCT và nhận thức về chúng).
Đề tài này được tiến hành từ năm 1993 đến 1994 tại Viện nghiên cứu sức khỏe tim
mạch với trên 5800 đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Mẫu này được chọn ngẫu
nhiên từ danh sách đủ điều kiện chăm sóc y tế ở 4 cộng đồng: Quận Forsyth,
Sacramento, Washington và Allegheny. Nghiên cứu chỉ ra rằng các rào cản chủ yếu
là sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, các rào cản tâm lý và thể chất
khác … Đồng thời, đề tài cũng khái quát thực trạng chăm sóc khỏe đối với NCT,
những rào cản tác động tới việc NCT nhận được sự quan tâm, chăm sóc của nước
Mỹ. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu như vậy, đề tài chỉ tập trung chủ yếu về
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT, cịn các yếu tố khác góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống NCT thì hầu như chưa được khai thác trong nghiên cứu này.
[31]
Tiếp nối những cơng trình nghiên cứu về sức khỏe NCT, Dean Blevins,
Bridget Morton và Rene McGovern lại tập trung vào đối tượng NCT tại nông thôn
Mỹ với đề tài: “Evaluating a community – based participatory research project for
elderly mental healthcare in rural America” (Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự
tham gia của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT nơng thơn Mỹ),
được công bố 2008. Nghiên cứu này nhằm khám phá bản chất giữa các đối tác trong
chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT ở nông thôn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hầu hết mọi người hài lòng với vai trị của họ và mức độ thành cơng
của chương trình. Từ đó, các tác giả cũng đề xuất những phương pháp để cải thiện
hơn nữa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT tại nơng thơn. [33]
Những nghiên cứu về NCT trên thế giới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng này tại công đồng. Những kết quả thu được từ

những cơng trình nghiên cứu tầm cỡ đó giúp chúng ta thấy được những rào cản


5

trong hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT và gợi cho chúng ta nhiều bài học kinh
nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam, điều đó đặt ra sự quan tâm lớn đối với những
người làm nghiên cứu nói riêng và những nhà hoạch định chính sách của nước ta
nói chung.
2.1.2 Những nghiên cứu về cơng tác chăm sóc người cao tuổi tại các trung
tâm dưỡng lão
Theo Clark, C.(ed) (2001) London với cơng trình nghiên cứu “Adult Day
Services and Social Inclusion: Better Days” (Dịch vụ ban ngày dành cho NCT và
hòa nhập xã hội: Ngày tốt hơn) đã chỉ ra rằng: các dịch vụ ban ngày, bất kể có ý
định tốt đến đâu, thường phục vụ lợi ích của các nhà cung cấp hơn là lợi ích của
NCT, điều này thể hiện qua việc tác giả đã xem xét các chính sách đang tồn tại ở
Vương quốc Anh liên quan đến các dịch vụ ban ngày. Từ đó, tác giả đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của mơ hình chăm sóc sức khỏe ban ngày để
đáp ứng và phản ánh nhu cầu của NCT. [32]
Cũng liên quan tới các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc ban ngày ở Anh,
cơng trình nghiên cứu “The Experience of Attending a Day Care Centre: A Study
into Older Adults’ Quality of Life” (Kinh nghiệm tham dự trung tâm chăm sóc ban
ngày: Một nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của NCT) do Rebecca Giles tiến
hành năm 2014 tại một số trung tâm ở Anh, với mục đích khám phá những trải
nghiệm của NCT khi tham dự một trung tâm chăm sóc ban ngày và tìm hiểu xem
việc sống trong một trung tâm chăm sóc ban ngày có ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng cuộc sống của NCT hay không. Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn
bán cấu trúc với tám NCT đã từng tham dự trung tâm chăm sóc ban ngày trong
vịng tối thiểu là một năm. Với những kết quả thu được, nghiên cứu chỉ ra rằng:
trung tâm chăm sóc ban ngày giúp NCT có những trải nghiệm khá tích cực bởi

những người tham gia cho rằng có sự đồng hành của những người cùng thế hệ và sự
phát triển mối quan hệ tốt với nhân viên. Những trải nghiệm tích cực này góp phần
cải thiện chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của NCT tại đây, điều mà họ khơng có
được khi ở nhà.


6

Mặc dù nghiên cứu này không đại diện cho trải nghiệm của tất cả NCT dùng
dịch vụ ở tất cả các trung tâm chăm sóc ban ngày nhưng rõ ràng những phát hiện
của tác giả cho thấy việc được chăm sóc tại các trung tâm ban ngày có khả năng
đóng góp đáng kể vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho NCT, bởi theo như
những gì NCT chia sẻ, nó có thể giảm đáng kể cảm giác bị cơ lập và cô đơn thường
gặp ở NCT. [35]
2.2. Những nghiên cứu về người cao tuổi tại Việt Nam
Với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống NCT nói riêng, đảm bảo an sinh
xã hội nói chung, Việt Nam cũng đã có rất nhiều các bài nghiên cứu, bài viết, tài
liệu đề cập tới nhóm đối tượng này trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, tác giả nhận
thấy các bài viết chủ yếu theo hai hướng:
2.1.1. Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người cao tuổi ngồi cộng đồng
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mơ hình
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng” năm 2005 của Ủy ban Dân số Gia đình - Trẻ em, được tiến hành điều tra tại Thái Bình và Hà Nội. Nghiên cứu đã
khảo sát một số đặc trưng cơ bản về: điều kiện kinh tế; điều kiện xã hội; nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ; đặc điểm về nguyện vọng, tâm lý của NCT, từ đó hệ thống hố
tình hình chung về NCT trong và ngoài nước, đánh giá thực trạng về NCT ở Việt
Nam, tổng kết, đánh giá kinh nghiệm từ một số mô hình chăm sóc sức khoẻ NCT
đang áp dụng đồng thời chỉ ra rằng Việt Nam khó có đủ điều kiện áp dụng mơ hình
chăm sóc người già như ở các nước phát triển (Trung tâm ban ngày, cơ sở chăm sóc
và ni dưỡng người già tập trung) vì hạn chế về thu nhập và tỷ lệ người tham gia
BHYT quá thấp (30% ở đô thị và 15% ở nông thôn). Trong điều kiện kinh tế khó

khăn, việc áp dụng mơ hình khu chăm sóc sức khoẻ NCT tại cộng đồng là phù hợp
với phương châm xã hội hoá như: Y tế dự phòng, rẻ tiền, phục vụ đa số NCT, có thể
ở cả vùng nơng thơn…. Trên cơ sở đó, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp về chăm
sóc sức khoẻ NCT tại cộng đồng. [22]
Nghiên cứu “Khảo sát thu thập xử lý thông tin về người cao tuổi” năm 2007
do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban Quốc gia về NCT Việt
Nam thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Nghiên


7

cứu tập trung vào chủ đề: Đánh giá thực trạng vị thế và đời sống NCT ở Việt Nam;
đánh giá thực trạng việc thực hiện các chương trình/chính sách về NCT. Trên cơ đó
đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm phát huy vai trị và nâng cao chất
lượng cuộc sống của NCT [2].
Năm 2009, Viện nghiên cứu NCT đã tiến hành cơng trình “Nghiên cứu, điều
tra cơ bản thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam”, được tiến
hành 2 huyện thị tại mỗi tỉnh: Sơn La, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Đắk Nơng
và Ninh Bình. Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu tổng quan sức khỏe và bệnh tật
của NCT, thực trạng sức khỏe của NCT, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về
chính sách nhằm phát huy tài năng, trí tuệ của NCT trong sự nghiệp cơng nghiệp
hố - hiện đại hố đất nước. [27]
Cũng trong năm 2009, nhóm nghiên cứu Phạm Thắng – Đỗ Thị Khánh Hỷ
công bố “Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay
đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam”. Báo cáo của các tác giả chỉ ra những thách thức của
dân số già trong cơng tác chăm sóc sức khỏe như: gánh nặng bệnh tật, nguy cơ tàn
phế, điều kiện hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc ngày càng lớn, việc
cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT cịn hạn chế… Từ đó, đề xuất
một số kiến nghị cũng như định hướng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT tại Việt Nam. [20]

Đề tài “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn”
năm 2011 của tác giả Nguyễn Quỳnh Anh tìm hiểu về các đặc trưng của hỗ trợ xã
hội đối với NCT (sức khỏe, y tế, tinh thần, vật chất), những yếu tố văn hóa – xã hội
của người cao tuổi và làm rõ việc hỗ trợ xã hội đối với NCT thông qua sự trợ giúp
về chăm sóc sức khỏe, trị chuyện, sinh hoạt hàng ngày. Trên cơ sở phân tích, đánh
giá thực trạng những vấn đề hỗ trợ xã hội cho NCT, đề tài đưa ra các giải pháp và
định hướng đối với việc hỗ trợ xã hội cho NCT. [1]
Nhằm phân tích thực trạng NCT và già soát tiến độ thực hiện các chính sách
và hành động của Chính phủ và các cơ quan liên quan, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc
(UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế (Hepl Age International) đã thực hiện đề
tài: “Già hóa trong thể kỷ 21: Thành tựu và thách thức” và được xuất bản 2012. Báo


8

cáo đã đánh giá quá trình kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ 2 về NCT thực hiện kế
hoạch hành động quốc tế Madrid về NCT. Nhiều ví dụ minh họa về những chương
trình đổi mới đã đáp ứng thành công các mối quan tâm của NCT được đưa ra trong
báo cáo, tiếng nói của NCT được ghi lại thông qua các buổi tham vấn cả nam giới
và phụ nữ cao tuổi trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị
về định hướng tương lai nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao
gồm cả NCT và giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng như cùng
được hưởng những phúc lợi xã hội đó. [14, tr12]
Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi và thử nghiệm mơ hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đơng Anh, Hà Nội” năm
2012 của tác giả Hồng Trung Kiên thì chủ yếu đề cập tới nhu cầu được chăm sóc
sức khỏe của NCT, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những yếu tố
ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và đề xuất mơ hình mơ hình thí điểm quản lý, tư
vấn, chăm sóc sức khoẻ NCT dựa vào cộng đồng đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ, tuy nhiên do khả năng nguồn lực cịn hạn chế nên bước đầu mơ hình chỉ tập

trung vào quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, truyền thông giáo dục sức khoẻ và tổ
chức luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao cho NCT, còn các vấn đề như dinh
dưỡng NCT, phục hồi chức năng, tâm lý, vận động, lối sống, đặc điểm NCT theo
các nhóm tuổi vẫn chưa được đề cập tới. [15]
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt
Nam” của tác giả Phạm Vũ Hoàng năm 2013 tập trung đánh giá về thực trạng, chất
lượng chăm sóc NCT, các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế
trong chất lượng chăm sóc đối tượng này tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT
Thiên Đức, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số định hướng,
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT Việt Nam. [10]
Luận văn “Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nơng thôn Việt Nam hiện
nay và hoạt động của công tác xã hội” (2014), được tác giả Trương Thị Điểm tiến
hành nghiên cứu ở xã Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Luận văn chỉ ra những đặc
điểm đời sống NCT ở nơng thơn qua các yếu tố: quy mơ gia đình, hoạt động kinh tế
cũng như mối quan hệ giữa người cao tuổi với các thành viên trong gia đình. Bên


9

cạnh đó, tác giả cũng đánh giá sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội đối với việc chăm
sóc sức khỏe NCT thông qua việc khám chữa bệnh, hay mức độ tham gia của NCT
vào các tổ chức này. Từ đó, đưa ra những triển vọng về chăm sóc sức khỏe NCT tại
địa bàn nghiên cứu cũng như đề cao vai trị của hoạt động cơng tác xã hội với NCT
tại nơng thơn. [9]
Ngồi ra, cịn có rất nhiều các bài viết đăng trong các Hội thảo về thách thức
già hóa dân số, tổng kết các mơ hình chăm sóc người cao tuổi do các cơ quan Bộ,
ngành tổ chức hàng năm.
2.2.2. Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người cao tuổi tại các trung
tâm dưỡng lão
Đứng trước sự gia tăng của xã hội hiện đại về nhu cầu thành lập các trung tâm,

viện dưỡng lão để chăm lo đời sống cho NCT một cách toàn diện và chun nghiệp,
đã có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu về lĩnh vực này, có thể kể đến một vài
đề tài như:
Tác giả Trịnh Thị Cánh với đề tài “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ
thực tiễn Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (2016)
cung cấp cho chúng ta những đánh giá về thực trạng chăm sóc NCT thơng qua các
hoạt động cụ thể tại trung tâm như: hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với
người cao tuổi; hoạt động hỗ trợ về tâm lý, hoạt động truyền thơng; hoạt động kết
nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất cho NCT. Ngoài ra, đề tài cũng
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc NCT, nguyên nhân dẫn tới
các hạn chế trong chất lượng chăm sóc NCT. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và ở Việt Nam nói chung. [4]
Đề tài “Công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi (nghiên cứu tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức, Thành phố Hà
Nội) tập trung nghiên cứu, đánh giá về hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT và đề
xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT
tại đây. [11]


10

Năm 2017, tác giả Trần Quang Vinh với đề tài “Quản lý trường hợp đối với
NCT từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội tỉnh Tiền Giang” đã cho thấy, NCT có
nhu cầu rất đa dạng, họ cần được trợ giúp để giải quyết các khó khăn của mình. Tuy
nhiên, hoạt động quản lý trường hợp đối với NCT tại trung tâm chưa thực sự phát
huy được hiệu quả. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các
yếu tố liên quan đến bản thân NCT, năng lực cùa nhân viên quản lý trường hợp, khả
năng đáp ứng của trung tâm và nhận thức của công đồng, chính quyền địa phương.
Mặc dù vậy, tác giả cũng nhấn mạnh rằng, CTXH cũng như quản lý trường hợp còn
khá mới mẻ ở Việt Nam, do vậy cần phải có thời gian, lộ trình phù hợp để từng

bước phát triển nghề CTXH thành một nghề chuyên nghiệp, góp phần vào sự phát
triển chung của đất nước. [26]
Tóm lại,
Qua các cơng trình, đề tài nghiên cứu về NCT thời gian trước và gần đây, tác
giả nhận thấy có khá nhiều các nghiên cứu về lĩnh vực NCT nhưng chủ yếu chỉ
dừng lại ở khía cạnh cung cấp thơng tin hoặc tập trung vào một số địa bàn đặc thù
nhằm đưa ra thực trạng về chất lượng chăm sóc NCT từ đó đưa ra những khuyến
nghị về chăm sóc đối tượng này hoặc đánh giá các mơ hình chăm sóc NCT nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc NCT nói chung chứ chưa hoặc rất ít đề cập đến từng
dịch vụ cụ thể hiện đang cung cấp cho NCT, chất lượng dịch vụ đó như thế nào, nhu
cầu của NCT và khả năng tiếp cận của NCT đối với từng dịch vụ này ra sao. Vì vậy,
tác giả muốn đi sâu nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại Trung
tâm dưỡng lão Thị Nghè, thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề mà rất ít đề tài đề cập
đến. Điều này sẽ góp phần cung cấp các thơng tin có giá trị tham khảo đối với trung
tâm trong q trình xây dựng, hồn thiện và phát triển các dịch vụ ở trung tâm nói
riêng và phát triển lĩnh vực công tác xã hội đối với NCT tại thành phố Hồ Chí Minh
nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối
với NCT tại TP.HCM thông qua nghiên cứu trường hợp tại trung tâm dưỡng lão Thị


11

Nghè, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần phát triển và bảo đảm thực hiện tốt các dịch vụ công tác xã hội đối
với NCT tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè nói riêng và dịch vụ cơng tác xã hội đối
với NCT tại TP.HCM nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về dịch vụ công
tác xã hội đối với NCT trên cơ sở nền tảng lý luận, phương pháp, kiến thức, kỹ năng
về CTXH.
Hai là, khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các dịch vụ công
tác xã hội với NCT và các yếu tố ảnh hưởng tới các dịch vụ này.
Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm phát triển và đảm bảo thực hiện tốt các dịch vụ công tác xã hội đối với NCT
tại TP. HCM.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác
xã hội đối với người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao
tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội
đối với người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh?
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của NCT tại Tp. HCM rất lớn nhưng mức
độ đáp ứng ở mức trung bình.
- Các yếu tố về đặc điểm của đối tượng, năng lực, trình độ của nhân viên
CTXH cũng như nguồn lực kinh tế của trung tâm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH của NCT.
- Nếu có thể huy động tốt các nguồn lực cũng như xây dựng được mạng lưới
hỗ trợ cho NCT thì sẽ nâng cao mức độ đáp ứng các dịch vụ CTXH đối với NCT.
6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu


12

Các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi.

6.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu đối với các khách thể là NCT đang được
chăm sóc, ni dưỡng tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, lãnh đạo và nhân viên
làm việc tại Trung tâm.
6.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ba
loại hình dịch vụ cơng tác xã hội cơ bản là: dịch vụ chăm sóc ni dưỡng, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và dịch vụ nâng cao đời sống tinh thần đối với NCT tại TP.
HCM.
- Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu trên 107 người cao tuổi đang được chăm
sóc tại trung tâm với yêu cầu là có khả năng giao tiếp. Cụ thể như sau:
Khách thể

Điều tra bảng hỏi

Phỏng vấn sâu

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Người cao tuổi

40

67


2

4

Nhân viên chăm sóc

11

20

1

3

Cán bộ lãnh đạo

01

01

Chuyên gia

01

01

- Phạm vi về thời gian: từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu dựa trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin, cụ thể
là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghĩa là nghiên cứu dịch vụ CTXH tác động tới
đời sống NCT neo đơn phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các chính
sách xã hội, với các giai cấp, các tầng lớp, nhóm xã hội khác nhau. Đồng thời,
nghiên cứu phải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, nghĩa là vấn đề nghiên cứu
phải đặt ra được những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Quá trình nghiên cứu
phải đảm bảo căn cứ trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng giai
đoạn.


13

Nghiên cứu phải giữ vững lập trường quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, được
cụ thể hóa bằng các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Việt Nam trong các chính sách xã hội nói chung, chính sách an sinh
xã hội, bảo trợ xã hội nói riêng. Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm
mục đích phát triển kinh tế, ổn định, tạo sự công bằng xã hội mà nhất là với những
đối tượng người yếu thế trong xã hội. Phải dựa trên lập trường của giai cấp cơng
nhân, đó là lập trường cách mạng triệt để, là lập trường kiên quyết đấu tranh, lập
trường cách mạng thể hiện được yêu cầu, nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân
dân.
Người cao tuổi là đối tượng cần được xã hội quan tâm nên khi đi vào nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến các đối tượng này chúng ta phải xác định trước hết đó
là vì nhân tố phát triển con người, nhằm đảm bảo các nhu cầu chính đáng của đối
tượng từ đó góp phần vào phát triển xã hội.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng các nguồn tài liệu liên quan đến: Các cơng trình nghiên cứu
khoa học trước, sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài, các số liệu thống kê; số
liệu từ trung tâm; Số liệu trong các báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã

hội và Hội người cao tuổi TP. HCM; sách, báo, tạp chí trong nước; thơng tin từ
mạng Internet; các văn bản và định hướng của Nhà nước trong lĩnh vực liên quan
đến người cao tuổi.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp này nhằm thu
thập thơng tin sơ cấp. Phương pháp điều tra chính được sử dụng là phương pháp
phỏng vấn bằng bảng câu hỏi dành cho người cao tuổi, lãnh đạo, cán bộ quản lý,
nhân viên tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, TP. HCM.
Nội dung bảng hỏi gồm phần thông tin cá nhân, phần thu thập thông tin chung
về thực trạng đời sống của người cao tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến các dịch vụ
này, đồng thời đưa ra một số nội dung câu hỏi liên quan đến giải pháp phát triển các
dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm.


14

Do người cao tuổi tại trung tâm có khả năng giao tiếp được khơng nhiều, vì
vậy việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp lập danh sách toàn bộ người
cao tuổi có khả năng giao tiếp được để thực hiện khảo sát.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Môi trường quan sát: Quan sát thực tế tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, tiếp
xúc trực tiếp với Ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên và người cao tuổi đang được nuôi
dưỡng tại trung tâm. Giai đoạn quan sát thực tế được tiến hành trong quá trình
nghiên cứu, xác định thực trạng các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
tại trung tâm.
Mục đích của phương pháp quan sát:
Quan sát về cách thức tiến hành, triển khai các dịch vụ cơng tác xã hội đối với
người cao tuổi nhằm tìm hiểu về những khó khăn, nhu cầu, khả năng tiếp cận cũng
như những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ này.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để bổ sung cho
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Mục tiêu là khai thác tối đa có chiều sâu
những thơng tin cần thiết từ người được phỏng vấn. Cụ thể, tác giả tiến hành cuộc
phỏng vấn sâu với 2 chuyên gia, 2 cán bộ lãnh đạo, quản lý, 4 nhân viên và 6 người
cao tuổi có khả năng giao tiếp được đang sống tại Trung tâm.
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu thêm về chính sách của Nhà nước
và địa phương ưu đãi cho người cao tuổi; cơ cấu tổ chức, nhân lực và các dịch vụ
công tác xã hội đối với người cao tuổi; tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người
cao tuổi sống tại Trung tâm.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Nhằm thu thập những ý kiến đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia và
những người nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực cơng tác xã hội với người
cao tuổi, từ đó làm rõ thực trạng, nhu cầu, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận các dịch vụ này của người cao tuổi và đề xuất các giải pháp nhằm
thực hiện tốt các dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm trong thời gian tới.


15

Trong những phương pháp đề cập ở trên, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,
phương pháp quan sát, phỏng vấn là những phương pháp chính. Các phương pháp
khác có ý nghĩa bổ trợ. Các phương pháp này sẽ được sử dụng lồng ghép, phù hợp
theo các giai đoạn của quá trình nghiên cứu.
7.2.6. Phương pháp thống kê tốn học
Để xử lý và phân tích dữ kiện điều tra bằng bảng câu hỏi, tác giả sử dụng công
cụ phần mềm SPSS for Window 23.0 để xử lý, thông qua phương pháp phân tích
thống kê là chủ yếu, xây dựng mơ hình ma trận tương quan,... Với phương pháp này
các chỉ tiêu nêu ra trong bảng câu hỏi được xử lý. Nhằm đánh giá được thực trạng
các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Thị
Nghè, TP. HCM.

7.2.7. Chọn mẫu và phương pháp chọn mẫu
7.2.7.1. Chọn mẫu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả dựa vào danh sách 145 người cao tuổi
hiện đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh, từ đó
chọn 107 mẫu (NCT) ngẫu nhiên để khảo sát mang tính khách quan cao.
Trong quá trình khảo sát, tác giả sẽ tiến hành điều tra phỏng vấn 02 lãnh
đạo/quản lý, 31 nhân viên chăm sóc trực tiếp. Ngồi ra cịn phỏng vấn chun gia
(nếu có tại Trung tâm) thực hiện song song cả hai phương pháp định lượng và định
tính.
Vì điều kiện hạn chế cả về thời gian và kinh phí, tác giả khơng thể nghiên cứu
145 đối tượng NCT tại Trung tâm. Vậy để thuận lợi và mang tính đại diện cho việc
nghiên cứu, tác giả tiến hành chọn mẫu NCT tại Trung tâm. Trường hợp NCT vì lý
do sức khỏe hoặc khơng chịu cung cấp thông tin, tác giả chọn mức sai lệch là 5%
dung lượng mẫu tính tốn. Với đề tài này, tác giả chọn mẫu theo phương pháp lấy
mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
7.2.7.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu định lượng


×