Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Vấn đề nạo phá thai của thanh niên thành phố hồ chí minh (nghiên cứu tại khoa kế hoạch hóa gia đình bệnh viện giao thông vận tải thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.91 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC
---0O0---

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

VẤN ĐỀ NẠO PHÁ THAI Ở THANH NIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Nghiên cứu tại Khoa Kế hoạch hóa gia đình
Bệnh viện Giao Thơng Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh)

HVTH: VŨ HỒNG HẠNH
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN

TP.HCM - 11/2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC
---0O0---

Vũ Hồng Hạnh

VẤN ĐỀ NẠO PHÁ THAI CỦA THANH NIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Nghiên cứu tại Khoa Kế hoạch hóa gia đình
Bệnh viện Giao Thơng Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh)



Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số

: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN

TP.HCM - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, chưa có ai cơng bố ở bất cứ cơng trình nào khác.
Số liệu được phân tích và những dẫn chứng trong đề tài là kết quả xử lý
thông tin mà tôi đã tiến hành điều tra thực địa trong từ tháng 6 đến tháng 12 năm
2017 tại Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Giao Thơng Vận Tải Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày.......tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Hồng Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
quan tâm từ gia đình, thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.

Con xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã tạo điều kiện hồn
thành chương trình học và thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy cô khoa Xã hội học trường Đại
học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền thụ cho em
kiến thức quý báu trong thời gian em học tại trường.
Không thể khơng nhắc tới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Nguyễn Thị
Hồng Xoan – người hướng dẫn khoa học. Trong q trình thực hiện luận văn gặp
rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu và thực hiện khảo sát lấy số liệu. Cô
đã luôn đồng hành, hỗ trợ em để có được một luận văn hồn chỉnh.
Tơi xin cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Bệnh viện Giao thông Vận tải Thành phố
Hồ Chí Minh đồng ý cho tơi thực hiện khảo sát các khách hàng đến sử dụng dịch vụ
phá thai của Bệnh viện.
Tôi xin cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp trong Khoa Kế hoạch hóa gia
đình tạo điều kiện cho tơi hồn thành cơng việc lấy mẫu khảo sát cũng như chia sẻ
những kiến thức, tài liệu y khoa liên quan đến luận văn.
Với tất cả sự biết ơn trân thành nhất tác giả xin gửi lời tri ân đến gia đình,
q thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.
Với điều kiện và vốn kiến thức cịn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi được
những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô, để tác
giả nâng cao trình độ chun mơn của bản thân.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2018
Vũ Hồng Hạnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................... 2
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới về vấn đề nạo phá thai của thanh niên .............. 2
2.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề nạo phá thai của thanh niên ............. 5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 11
3.1 Mục đích.............................................................................................................. 11
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 11
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 12
4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 12
4.2. Khách thể nghiên cứu......................................................................................... 12
4.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 13
5. Phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin ......................................................... 13
5.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 13
5.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 16
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................. 17
6.1.Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 17
6.2.Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................ 18

7. Những đóng góp của luận văn .............................................................................. 17
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 19
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NẠO PHÁ THAI Ở THANH NIÊN
1.1. Thao tác hóa khái niệm ...................................................................................... 20
1.2. Cách tiếp cận và lý thuyết vận dụng trong đề tài ............................................... 24
1.2.1. Erik Erikson và học thuyết về sự phát triển con người ................................... 24
1.2.2. Thuyết Nữ quyền ............................................................................................. 28
1.2.3. Thuyết Nhận thức – hành vi ............................................................................ 29
1.3. Khung phân tích ................................................................................................ 31


1.4.Tìm hiểu về các văn bản liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành
niên/thanh niên và các chương trình chăm sóc SKSS vị thành niên/thanh niên ở Việt
Nam và Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 32
1.4.1. Luật, các văn bản dưới luật liên quan đến SKSS trong đó có nạo phá thai ở
Việt Nam ................................................................................................................... 32

1.4.2. Các chương trình CSSKSS ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh ............ 36
1.4.2.1 Các chương trình CSSKSS ở Việt Nam ........................................................ 36
1.4.2.2 Các chương trình CSSKSS ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 37
CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM VỀ TÌNH DỤC VÀ HIỆN TRẠNG NẠO PHÁ
THAI Ở THANH NIÊN ............................................................................................ 41
2.1 Quan niệm về tình dục trên thế giới .................................................................... 41
2.2 Quan niệm tình dục ở Việt Nam ......................................................................... 47
2.3 Tình hình nạo phá thai trên thế giới ................................................................... 50
2.4 Tình hình nạo phá thai ở Việt Nam ..................................................................... 52
2.5 Tình hình nạo phá thai tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 56

2.6 Quan niệm về tình dục của khách thể nghiên cứu trong đề tài ........................... 58
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG THANH NIÊN NẠO PHÁ THAI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH VI NẠO
PHÁ THAI ............................................................................................................... 61
3.1 Đặc điểm đối tượng thanh niên nạo phá thai ...................................................... 61
3.1.1 Tuổi dậy thì ...................................................................................................... 61
3.1.2 Tuổi quan hệ tình dục lần đầu .......................................................................... 63
3.1.3 Độ tuổi của đối tượng VTN/TN đến Bệnh viện sử dụng dịch vụ phá thai ...... 68
3.2. Nguyên nhân dẫn đến hành vi nạo phá thai ....................................................... 69
3.2.1. Ý thức tìm hiểu kiến thức kiến thức sức khỏe sinh sản, an tồn tình dục ..... 69
3.2.2 Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin ......................................................... 70
3.2.3 Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản- an tồn tình dục .................................. 79
3.2.3.1 Thiếu kiến thức về cơ chế thụ thai ................................................................ 79
3.2.3.2 Thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai ................................................. 81


3.2.3.3 Thiếu kiến thức SKSS-ATTD dẫn đến hậu quả phải phá thai ....................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 100

KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 108


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


: Âm đạo

ATTD

: An tồn tình dục

BCS

: Bao cao su

BĐDS

: Bình đẳng dân số

BPTT

: Biện pháp tránh thai

BV

: Bệnh viện

BV GTVTTPHCM : Bệnh viện Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

BVPSTƯ

: Bệnh viện phụ sản trung ương

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

DS – KHHGĐ

: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

NPT

: Nạo phá thai

PS

: Phụ sản

QHTD

: Quan hệ tình dục

SD BCS

: Sử dụng bao cao su

SKSS


: Sức khỏe sinh sản

TDAT

: Tình dục an tồn

TDTHN

: Tình dục trước hơn nhân

TN

: Thanh niên

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TS.BS

: Tiến sỹ. Bác sỹ

PGĐ

: Phó giám đốc

TTT

: Thuốc tránh thai


TTTKC

: Thuốc tránh thai khẩn cấp

VTN

: Vị thành niên


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tỷ lệ nạo/phá thai và hút điều hịa kinh nguyệt chia theo thành
thị/nơng thơn, 2001-2016 ......................................................................................... 53
Bảng 2.2. Tỷ lệ nạo/ phá thai và hút điều hịa kinh nguyệt chia theo thành
thị/ nơng thơn và vùng kinh tế- xã hội, thời kì 2008-2016 ...................................... 54
Bảng 2.3. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có hút điều hịa kinh nguyệt hoặc nạo/ phá thai
chia theo lý do chính đã hút điều hòa kinh nguyệt hay nạo /phá thai trong
12 tháng trước thời điểm điều tra, 1/4/2016 .............................................................. 55
Bảng 2.4. Tình hình phá thai VTN tại Bệnh viện Từ Dũ .......................................... 57
Bảng 2.5 Quan niệm về trinh tiết của thanh niên TPHCM ....................................... 58
Bảng 3.1 Độ tuổi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ...................................................... 61
Bảng 3.2 Tuổi quan hệ tình dục lần đầu .................................................................. 64
Bảng 3.3 Hồn cảnh sống của thanh niên TPHCM .................................................. 65
Bảng 3.4 Nguyên nhân dẫn đến việc quan hệ tình dục lần đầu ................................ 66
Bảng 3.5 Độ tuổi của thanh niên TPHCM đến BV sử dụng dịch vụ phá thai .......... 68
Bảng 3.6 Việc chủ động tìm hiểu kiến thức SKSS-ATTD ....................................... 69


Bảng 3.7 Bạn tiếp cận kiến thức SKSS từ những nguồn nào ................................... 71
Bảng 3.8 Tương quan giữa việc chủ động tìm kiếm thơng tin và việc sử dụng ....... 79
các BPTT

Bảng 3.9 Tương quan giữa việc chủ động tìm kiếm thông tin và việc sử dụng
các BPTT ................................................................................................................... 80
Bảng 3.10 Tương quan giữa việc chủ động tìm hiểu kiến thức và nguyên nhân
dẫn đến việc có thai ................................................................................................... 82
Bảng 3.11 Tương quan giữa việc chủ động tìm hiểu kiến thức và nguyên nhân
dẫn đến việc có thai ................................................................................................... 82
Bảng 3.12 Các BPTT được sử dụng thường xuyên .................................................. 85
Bảng 3.13 Nguồn cung cấp thông tin về thuốc TTKC.............................................. 89
Bảng 3.14 Thói quen đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc TTKC ................................. 90
Bảng 3.15 Nhận biết về hậu quả của việc lạm dụng TTTKC ................................... 90
Bảng 3.16: Tương quan giữa mức độ lo lắng với số lần phá thai ............................. 93


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên là một nội dung được Chính phủ
Việt Nam đặc biệt quan tâm trong vấn đề chăm sóc sức khỏe tồn dân. Vấn đề này
đã được đưa vào nội dung của Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam
giai đoạn 2011-2020, được Chính phủ phê duyệt tháng 11 năm 2011. Bên cạnh đó,
từ năm 1993 chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền và giới
thiệu các biện pháp tránh thai tiên tiến trên thế giới như bao cao su, thuốc tránh thai
hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, màng tránh thai như: phát miễn phí, bán rộng
rãi trên thị trường, v.v… với mục đích để người dân tiếp cận dễ dàng các phương
tiện tránh thai nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản cho người dân cũng như giảm sự
gia tăng dân số.Tuy nhiên thực tế tính hiệu quả của việc nâng cao sức khỏe sinh sản
(SKSS) cho phụ nữ nói chung, đặc biệt là SKSS vị thành niên thanh niên lại không
đạt được kết quả như mong muốn. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Việt Nam hiện là một trong số những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phá thai,

trong đó tỷ lệ phá thai ở độ tuổi vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) luôn ở mức báo
động (Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất Đơng Nam Á và đứng thứ 5 trên
thế giới với gần 2.7% VNT từ 15-19 tuổi nạo phá thai) (WHO,1999).
Thống kê năm 2017 của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho biết trung
bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 nghìn ca phá thai ở độ tuổi 15-19, trong đó
60%-70% là học sinh sinh viên, tập trung đông ở các thành phố lớn. Hà Nội và Hồ
Chí Minh là hai thành phố lớn của cả nước nhưng cũng dẫn đầu về tỷ lệ phá thai ở
độ tuổi VTN/TN. (Ngân Nguyễn, 2017).
Trong q trình cơng tác tại mơi trường bệnh viện, với vai trị là người trực
tiếp thực hiện cơng việc truyền thông, tư vấn SKSS cũng như tham gia thực hiện
các dịch vụ đình chỉ thai nghén. Tác giả nhận thấy lỗ hổng về kiến thức SKSS của
khách hàng đặc biệt là ở đối tượng VTN/TN là rất lớn, dẫn đến việc có thai ngồi ý
muốn và phải kết thúc bằng việc phá thai. Thực tế trên đã đặt ra câu hỏi về nguyên
nhân của việc thiếu kiến thức SKSS, an tồn tình dục (ATTD) của đối tượng


2

VTN/TN trong bối cảnh thông tin do internet phát triển như hiện nay. Kiến thức
SKSS, ATTD của VTN/TN được đề cập rất nhiều trên các phương tiện truyền thông
báo, đài, các trang mạng xã hội, v.v.. Trong khi đó đối tượng sử dụng internet nhiều
nhất lại là đối tượng VTN/TN, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu kiến thức
về SKSS, ATTD dẫn đến việc phải sử dụng các biện pháp phá thai để giải quyết hậu
quả có thai ngồi ý muốn của nhóm đối tượng này? Đây là lý do để tác giả chọn đề
tài “Vấn đề nạo phá thai ở thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát tại Khoa
Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Giao thơng vận tải Thành phố Hồ Chí Minh” làm
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới về vấn đề nạo phá thai của thanh niên
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trên thực tế vấn đề quan hệ tình dục ở VTN/TN

có sự khác nhau giữa giới tính và chủng tộc về nhận thức, thái độ và quan hệ tình
dục, mang thai, nạo hút thai.
Nghiên cứu ở Mỹ với VTN có thai để tìm hiểu về QHTD và các yếu tố liên
quan thấy rằng 2/3 VTN hài lịng vì khơng có thai, số cịn lại là thất vọng và hầu hết
cho rằng bạn tình của họ thất vọng hơn khi họ có thai ngồi ý muốn. Nhóm VTN có
thai sớm, nạo phá thai sớm bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn các nhóm khác
(Bluespruce J1, Dodge WT, Grothaus L, 2001).
Cũng trong năm 2001, hai tác giả Silberschmidt M và Rasch V đã thực hiện
cuộc nghiên cứu tại khu vực Tiểu sa mạc Sahara Châu Phi. Theo các tác giả, VTN
quan hệ tình dục sớm, có thai, nạo phá thai, nhiễm HIV gia tăng là vấn đề được
người dân rất quan tâm. Nghiên cứu cho thấy VTN nữ thường được coi là “con
mồi” khai thác tình dục của nam giới nhiều tuổi hơn và đã kết hôn. Tuy nhiên, thực
tế nhiều nữ VTN không chỉ là nạn nhân mà còn sẵn lòng tham gia các hành vi tình
dục để có vật chất và có nhiều bạn tình một lúc. Một vấn đề được đặt ra nữ VTN
cảm thấy xấu hổ hơn, hối lỗi hơn nam về quan hệ tình dục. So với VTN da trắng thì
VTN gốc Phi ít thấy xấu hổ và hối lỗi hơn về quan hệ tình dục trước hơn nhân. Kết


3

quả nghiên cứu này cũng trùng lắp với quan điểm của Cuffee JJ, Hallfors DD,
Waller MW trong nghiên cứu năm2007.
Theo AgyeiWK,BiritwumRB, Ashitey, A G & Hill RB, VTN nhận thức được
về biện pháp tránh thai nhưng tỷ lệ quan hệ tình dục khơng an tồn vẫn tăng do
khơng chủ động biện pháp tránh thai và bạn tình từ chối sử dụng. Đây là một nghiên
cứu có kết quả gây được sự chú ý của công chúng vào năm 2003.
Chọn khu vực là các nước đang phát triển, cũng trong năm 2003, Kenia, Taffa
N, Omollo D. và Matthews Z đã nghiên cứu về vấn đề mức độ hiểu biết của VTN
và TN về kiến thức SKSS, các thông tin về các biện pháp phòng tránh thai, TDAT
cụ thể là nước Uganda. Nhóm tác giả chỉ ra VTN và TN do thiếu thông tin về biện

pháp tránh thai, nhiều VTN và TN khơng biết có thể có thai trong lần quan hệ đầu
tiên. Có khoảng cách giữa nhận thức và hiểu biết về tác dụng của biện pháp tránh
thai và phòng tránh STIs. Nhóm VTN có thai lặp lại khi chưa kết hơn có xu hướng
tăng cao. Các tác giả khác như Chacko S, Kipp W, Laing L. & KabagambeG cũng
nghiên cứu cho ra kết quả tương tự vào năm 2007.
Một nghiên cứu của Hy Lạp cho thấy có sự khác biệt về vấn đề tình dục trước
hơn nhân, có thai ngồi ý muốn, nạo phá thai ở đô thị cao hơn ở các vùng nông thôn
(Mavroforou A, Koumantakis E, Michalodimitrakis E, 2004).
Ở cùng thời điểm năm 2004, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang đã cung cấp thông
tin quan trọng, trong số 500 triệu thanh niên tuổi từ 15 đến 19 trên thế giới có quan
hệ tình dục thì có khoảng 1,1 triệu có thai ngồi ý muốn, hậu quả có 38% nạo phá
thai, 18% sẩy thai và khoảng 554.800 bé gái sinh con. Trong khi đó, năm 2005,
Huỳnh Thanh Hương tổng hợp và chỉ ra tỷ suất phá thai ở nữ VTN cao nhất là Cuba
(91%), ở Mỹ (30-44%), thấp nhất ở Đức và Hà Lan (dưới 10‰). Đan Mạch là một
trong số ít quốc gia có tỷ lệ VTN và TN hiểu biết về kiến thức SKSS và ATTD, áp
dụng các biện pháp tránh thai một cách có hiệu quả, nên tỷ lệ có thai ngồi ý muốn
do tình dục khơng an tồn là rất ít. Nghiên cứu cịn cho thấy nữ vị thành niên có
kiến thức SKSS-ATTD đúng hơn nam giới (Nielsen JL, Boelskifte J, Falk J,
Lauszus FF & Rasmussen KL, 2009).


4

Năm 2007, tác giả Heather D. Boonstra thực hiện cuộc nghiên cứu định tính
và định lượng ở một số nước Tiểu sa mạc Sahara với VTN 12-19 tuổi đã cho thấy
VTN có nguy cơ cao về có thai ngồi ý muốn và lây nhiễm STIs/HIV.
Mối quan hệ giữa quan hệ tình dục khơng an tồn với việc nạo phá thai (NPT)
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) ở VTN đã được nghiên cứu ở
Thụy Điển. Điều tra chọn mẫu với VTN 18 tuổi tại các trường phổ thơng trung học,
kết quả cho thấy có sự liên quan giữa sử dụng bia rượu với việc quan hệ tình dục

lần đầu và khơng sử dụng biện pháp phịng tránh thai (Matasha E., Ntembelea T.,
Mayaud P. et al, 2008). Cũng trong năm 2008, một số nghiên cứu về vấn đề rối loạn
sức khỏe tâm thần ở phụ nữ mang thai và VTN-TN ở Anh và Phần Lan nhận thấy
có nguy cơ gia tăng các rối loạn tâm thần phổ biến như: trầm cảm, lo lắng, nghiện
rượu, sử dụng các chất kích thích và có sự gia tăng tự tử ở phụ nữ sau phá thai
(David M.Fergusson, L.John Horwood & Joresh M. Boden, 2008).
Năm 2010, tiếp tục các cuộc nghiên cứu ở các nước đang phát triển của các
học giả Ahern R., Frattarelli LA., Delto J & Kaneshiro B đã cho thấy VTN thiếu hụt
kiến thức tình dục, SKSS. Nguồn thơng tin về tình dục, SKSS chủ yếu với VTN là
từ sách báo, phim ảnh, bạn đồng lứa. Giáo dục tình dục, SKSS trong nhà trường và
giao tiếp bố mẹ với VTN về tình dục, SKSS rất hạn chế. Cùng kết quả nghiên cứu
này, Kraft JM 1, Harvey SM , Hatfield-Timajchy K cho rằng nữ VTN thường
khơng muốn có thai nhưng một bộ phận nữ VTN thụ động, khơng có kĩ năng trong
việc sử dụng các BPTT.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc QHTD lần đầu ở VTN và TN, các nghiên
cứu đều cho rằng ngoài việc sử dụng bia rượu, chất kích thích là những yếu tố như
khơng thích trường học, thành viên trong gia đình nghiện rượu (Vundule C,
Maforah F, Jewkes R, Jordaan E, 2001) và không sống với bố đẻ, bị ép buộc, v.v…
(Haldre K, Rahu K, Rahu M, Karro H, 2010).
Về vấn đề VTN vàTN sử dụng các dịch vụ nạo phá thai ở những nước đang
phát triển nguy cơ khơng an tồn cao hơn những nước phát triển. Những nước đang
phát triển VTN và TN thường nạo phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân mặc dù chất


5

lượng kém. Đây là những thông tin được Collumbien M, Mishra M, Blackmore C
chia sẻ trong nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011.
Theo WHO (2008), mỗi năm trên thế giới có khoảng 42 triệu ca phá thai,
trong đó chỉ có 20 triệu ca là phá thai hợp pháp. Trung b́ nh mỗi phụ nữ có 1 lần phá

thai trong suốt quăng đời sinh đẻ của ḿnh. Theo tổng hợp của Robert Jonhston,
trong khoảng thời gian từ 1920 đến 2005, trên thế giới có khoảng 750 triệu ca phá
thai được báo cáo, con số thực lên tới khoảng 945 triệu ca. Trung b́ nh tỷ lệ phá thai
trên 100 thai nghén của tồn thế giới là 18,4. Tức là có khoảng 10 ca mang thai lại
có 2 ca phá thai. Mỗi năm gần 80000 phụ nữ tử vong do biến chứng của phá thai
khơng an tồn, chiếm 13% ngun nhân tử vong do các bệnh liên quan đến thai
nghén và sinh đẻ. Phá thai khơng an tồn tập trung chủ yếu ở các nước đang phát
triển và chiếm 98% số ca tử vong do phá thai khơng an tồn.
2.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề nạo phá thai của thanh niên
Nghiên cứu về vấn đề NPT ở tuổi VTN và TN ở Việt Nam đă thu hút nhiều
học giả quan tâm với nhiều phương pháp, lư thuyết, cách tiếp cận khác nhau. Trong
giới hạn về mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung tổng quan những
nghiên cứu về nguyên nhân gây nên hiện tượng nạo phá thai ở VTN và TN theo
diễn tŕnh lịch sử thời gian từ năm 1996 trở lại đây.
Những học giả tiên phong nghiên cứu về nhận thức của đối tượng VTN/TN
đối với sức khỏe sinh sản như Quan Lệ Nga, Khuất Thu Hồng, Trần Thanh Đô và
cộng sự, Vũ Phạm Nguyên Thanh, Nguyễn Quỳnh Trang, Debra Efrojimson đã chỉ
ra rằng: mặc dù nguồn thơng tin SKSS có đến với VTN nhưng hiểu biết của VTN
về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Ngay từ năm 1996, các tác giả này đã đưa ra
khuyến nghị cần phải có nơi thật thoải mái cho thanh niên bàn luận và tiếp cận
những vấn đề tình yêu và tình dục. Họ ngại bàn luận về biện pháp tránh thai và phá
thai do họ sợ dư luận và báo chí. Phải cung cấp đầy đủ cho họ về kiến thức và dịch
vụ SKSS để xóa đi nỗi sợ hãi về việc thiếu hiểu biết mang lại như những vấn đề về
kinh nguyệt, thủ dâm, mộng tinh, v.v.. Giúp họ khắc phục những rào cản về tâm lý
cũng như rào cản về đạo đức khi trao đổi vấn đề SKSS với cha mẹ, bạn bè, bạn gái,


6

bạn trai,... Có thể nói đây là những nghiên cứu tiền đề, rất có giá trị tham khảo cho

các nghiên cứu về sau.
Năm 1999, một nghiên cứu khác của Bùi Thanh Mai, Hoàng Thị Hoa về
nguyên nhân của nạn nạo phá thai ở Việt Nam đã cho thấy biện pháp tránh thai rất
phổ biến và có sẵn ở mọi cơ sở y tế Nhà nước nhưng VTN vẫn gặp nhiều khó khăn
khi tiếp cận dịch vụ này. Nguyên nhân do đối tượng VTN tiếp thu một cách thụ
động kiến thức SKSS và ATTD dẫn đến sự hiểu biết của VTN về các biện pháp
tránh thai chưa đầy đủ và hệ thống. Khi có nhu cầu, các em đến hiệu thuốc tư nhân
để mua các phương tiện tránh thai do nhân viên bán thuốc tư vấn, giới thiệu chứ
không đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm tư vấn SKSS. Do đó, nghiên cứu
khuyến nghị cần thành lập các trung tâm tư vấn và cung cấp dịch vụ truyền thơng
dành riêng cho VTN. Triển khai các chương trình giáo dục đồng đẳng cho VTN
ngồi trường học nhằm góp phần cải thiện chương trình CSSK cho VTN.
Nghiên cứu về nhận thức, thái độ VTN về tình dục, SKSS đầu thế kỷ 21 đã
cho thấy nhận thức của VTN đã ngày càng cởi mở hơn. VTN và TN cho rằng tình
dục không nhất thiết gắn với hôn nhân như quan niệm truyền thống, mà tình dục
cịn thể hiện sự gần gũi và tình u (Nguyễn Bích Điềm, 2000).
Năm 2001, Bùi Thị Hiệp trong nghiên cứu của mình đã cho thấy tỷ lệ VTN
mang thai do không dùng biện pháp tránh thai đang tăng. Đặc biệt nam giới ở hầu
hết các nhóm tuổi đều khơng thích sử dụng bao cao su. Cịn ở phụ nữ học vấn càng
thấp càng ít sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Nhóm phụ nữ chưa có con tỷ
lệ tránh thai thấp hơn những phụ nữ đã có con. Đồng thời ở các cặp quan hệ tình
dục khơng thường xun thì tỷ lệ khơng sử dụng các biện pháp tránh thai là rất cao.
Đặc biệt những đối tượng nam và nữ không thỏa mãn về tình dục thường rơi vào
nhóm hoạt động tình dục khơng an tồn và dễ có thai ngồi ý muốn.
Bằng cách tiếp cận dưới góc độ vấn đề xã hội và xem xét các yếu tố ảnh
hưởng, năm 2002, Trần Thị Phương Mai và cộng sự đã mô tả rất cụ thể thực trạng
nạo hút thai ở nữ thanh niên từ 15-29 tuổi trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi nạo hút thai (yếu tố về kinh tế- văn hóa- xã



7

hội, thái độ, sự quan tâm của cộng đồng và các yếu tố về dịch vụ y tế, dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình), và sự khác biệt giữa tỷ lệ phá thai ở độ tuổi VTN và TN giữa
nông thôn và các thành phố lớn, sự khác biệt về nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến
việc phá thai ở nữ thanh niên chưa kết hôn. Vấn đề nạo hút thai tác động khơng nhỏ
đến chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản của quốc gia. Đây cũng là nhận định của
tác giảHuỳnh Thanh Hương trong nghiên cứu cá nhân năm 2005.
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang trong nghiên cứu được thực hiện năm 2004 đã
chỉ ra những hạn chế trong nghiên cứu về tình dục và SKSS ở Việt Nam, như về
phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, cách lấy mẫu nghiên cứu, v.v....
Theo tác giả, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng cắt
ngang, thường tập trung nghiên cứu đối tượng có độ tuổi từ 16 trở lên. Rất ít đề tài
sử dụng phương pháp nghiên cứu dọc với đối tượng vị thành niên. Quan điểm này
của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang cũng đã được Nguyễn Văn Nghị, Lê Cự Linh và
cộng sự hoàn toàn nhất trí đồng tình trong nghiên cứu của nhóm vào năm 2009.
Một số học giả nước ngoài khi nghiên cứu chủ đề này ở Việt Nam cho rằng
chủ đề QHTD, SKSS như QHTD trước hơn nhân, có thai ngồi ý muốn, nạo phá
thai, mắc các bệnh STIs ở Việt Nam vẫn cịn là chủ đề nhạy cảm với văn hóa truyền
thống Việt Nam (Klingberg-Allvin M, Nga NT , Ransjö-Arvidson AB , Johansson
A, 2006). Và điều này một lần nữa được khẳng định trong kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thiềng và Lưu Ngọc Bích vào năm 2007. Các tác giả chỉ ra những sai
lầm trong kiến thức về giới tính nói chung và SKSS nói riêng của đối tượng thanh
thiếu niên độ tuổi 15-20. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về SKSS và
ATTD, tránh thai và các bệnh liên quan đến đường tình dục chỉ được đối tượng hiểu
biết ở mức độ ban đầu. Trong đó, kiến thức về phòng tránh thai được đánh giá là
kém nhất trong các kiến thức về SKSS. Kiến thức về các bệnh liên quan đường tình
dục được đánh giá là kém thứ hai. Kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai
được đánh giá là kém thứ ba. Khơng dừng lại ở đó, tiếp cận sâu hơn để tìm hiểu
nguyên nhân của vấn đề “lỗ hổng” kiến thức này, Nguyễn Thị Tố Uyên nhấn mạnh

những ngun nhân chính, đó là ngun nhân từ cha mẹ khơng giáo dục giới tính


8

cho con, nhà trường và thầy cô ngại ngùng nên thường im lặng trước các câu hỏi
liên quan đến giới tính. Các em tìm đến các mạng xã hội, sách báo, v.v…. để tự tìm
câu trả lời. Nguyễn Thị Tố Uyên nêu ra mục đích cuối cùng mà giáo dục giới tính
mang lại cho các em là trang bị những kiến thức tâm lý đặc điểm của mỗi giới phù
hợp với từng độ tuổi. Từ đó nghiên cứu đưa ra thông điệp gửi đến các bậc cha mẹ
cần nghiêm túc, tế nhị trong giảng dạy về giới tính cho con trẻ, không được đánh
trống lảng hay bỏ mặc trẻ trước những vấn đề nhạy cảm như giáo dục giới tính
(Nguyễn Thị Tố Uyên, 2007).
Năm 2009, “Nghiên cứu về vấn đề tình dục trong giới trẻ” là một cơng trình
nghiên cứu Xã hội học nhưng được viết với văn phong Văn học của nhóm tác giả
Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương và Nguyễn Ngọc Hường. Đây là nguồn tài liệu
rất có giá trị. Các tác giả khẳng định đã đến lúc phải học cách nói nghiêm túc về
tình dục. Cũng theo họ, để làm được điều đó cần phải có thái độ chân thành, cởi mở,
không giả dối, không lảng tránh.Công trình nghiên cứu về thái độ hành vi nhận thức
của người viết quanh vấn đề tình dục chứ khơng phải bản thân tình dục. Khơng
giống quan điểm tình dục của Freud, coi tình dục là một “động năng”, gắn liền với
các nhu cầu và bản năng sinh lý. Về mặt nào đó, dù khơng cụ thể, các tác giả đồng ý
với Margaret Mead, coi thái độ và hành vi tình dục của con người có liên quan đến
mơi trường văn hóa của họ, của riêng họ.
Thụy Anh trong một cuộc khảo sát về vấn đề “Giáo dục giới tính cho
trẻ”vào năm 2012 đã chia sẻ một kết quả rất đáng được quan tâm. Theo kết quả
nghiên cứu với đối tượng là cha mẹ trong độ tuổi 20 trở lên với 862 mẫu hợp lệ cho
thấy phụ huynh thỉnh thoảng hoặc khi con cái đưa ra những thắc mắc về vấn đề giới
tính với cha mẹ, họ mới trao đổi với con nhưng khơng nói cặn kẽ theo khoa học mà
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân.

Năm 2016, đáng chú ý là kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu và phát
triển Thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Hoài Đức và cộng sự. Các tác giả tập
trung nghiên cứu về vấn đề kiến thức SKSS, thái độ và hành vi tình dục, cho thấy
phần lớn vị thành niên có hiểu biết về nguy cơ mang thai khi QHTD nhưng lại


9

khơng có ý thức về việc sử dụng các biện pháp tránh thai khi QHTD. Một bộ phận
còn cho rằng biện pháp phá thai là một biện pháp tránh thai hiệu quả. Ngoài ra, khi
đề cập đến đặc điểm của đối tượng phá thai: những phụ nữ chưa lập gia đình phần
lớn là sinh viên. Nghiên cứu đã chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến việc
có thai chủ yếu là do đối tượng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thơng
tin về SKSS, khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS. Chính vì vậy, khi có thai,
đối tượng thường đến những cơ sở y tế khơng đảm bảo an tồn để phá thai. Đây là
một trong những nguyên nhân dẫn đến những tai biến sản khoa, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe nói chung và SKSS của nữ VTN và TN.
Cùng đề cập đến đối tượng có hành vi nạo phá thai là nhóm học sinh, sinh
viên, năm 2017, một nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Hà Nội về tình dục
trong học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở khu vực nội và ngoại thành
Hà Nội cho thấy nhóm học sinh lớp 9 đã có một số học sinh đã có quan hệ tình dục,
nhưng nhiều nhất vẫn là nhóm học sinh lớp 12. Về vấn đề kiến thức SKSS, ATTD
và hành vi tình dục của nhóm đối tượng này, nghiên cứu đã chỉ ra có sự khác biệt về
ý thức sử dụng các biện pháp tránh thai giữa nữ và nam học sinh trung học phổ
thông. Đây là một nghiên cứu có giá trị khoa học của tác giả Trần Thành Nam.
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu hướng tới đề tài
chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có chăm sóc SKSSVTN/TN. Một số nghiên
cứu đề cập đến vấn dề SKSS như là một nội dung quan trọng của vấn đề dân số và
phát triển, nhấn mạn đến yếu tố nhân khẩu học, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình,
CSSKSS, sức khỏe tình dục VTN.Một số bài viết liên quan đến vấn đề này cũng

được nhiều tác giả đề cập trên các trang mạng xã hội đều chỉ ra những đặc điểm tâm
sinh lý của lứa tuổi VTN và những vướng mắc về vấn đề giáo dục giới tính, tình
dục, những khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức giới tính - SKSS cũng như nhận
thức về tầm quan trọng của kiến thức SKSS- tình dục của chính đối tượngVTN và
cha mẹ, nhà trường. (Hiên Lê, 2017).


10

Nhận xét
Qua q trình điểm luận các cơng trình nghiên cứu về vấn đề nạo phá thai ở
đối tượng vị thành niên, thanh niên, tác giả nhận thấy nguồn tài liệu tham khảo khá
phong phú, đa dạng ở nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết, quan điểm tiếp cận
cho đến tư liệu là các đề tài, dự án. Điều này cho thấy vấn đề nghiên cứu nhận được
sự quan tâm đặc biệt của học giả và việc nghiên cứu vấn đề này vẫn được coi là
nhiệm vụ cần thiết khi đặt trong bối cảnh hiện đại.
Nhiều tài liệu đã được đề cập ở trên cho thấy các tác giả là các chuyên
gia/người nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau: Y học, Tâm lý học, Xã hội học,
v.v... trong khi đó tài liệu thuộc chuyên ngành Xã hội học để chỉ ra những nguyên
nhân cốt lõi dẫn đến hành vi nạo phá thai ở VTN chưa có nhiều. Thực tế này gây
khó khăn khơng nhỏ cho tác giả nhưng lại tạo một cơ hội lớn cho luận văn khi tìm
hiểu về vấn đề này dưới góc độ liên ngành: Y học – Xã hội học để có kết quả so
sánh, đối chiếu với những kết quả chuyên ngành khác, nhằm đưa ra một hướng
phân tích khác biệt hơn.
Việc điểm luận tổng thể các tài liệu từ sách vở, luận án, luận văn thạc sĩ, bài
viết ở các hội thảo, tạp chí mang tính cập nhật đã giúp cho người viết luận văn có
nhiều tư liệu để tham khảo cũng như góc nhìn mới hơn, tồn diện hơn, tránh đi theo
lối mịn hay hướng tiếp cận cịn chưa tồn diện. Quá trình bổ sung, cập nhật nguồn
tài liệu tham khảo sẽ được tác giả thực hiện trong thời gian cho đến khi hoàn thành
luận văn này. Điều này giúp cho tác giả bình luận kết quả nghiên cứu được khách

quan, thuyết phục.
Bằng nhiều phương pháp khác nhau, cách tiếp cận đa dạng, các kết quả
nghiên cứu chỉ ra một hiện trạng phổ biến: nữ VTN bị thiếu kiến thức về SKSS,
ATTD nên dẫn đến hành vi nạo phá thai không an toàn. Nguyên nhân của việc thiếu
kiến thức này là do gia đình, nhà trường và xã hội chưa có biện pháp, hình thức giáo
dục phù hợp cho VTN. Một số tranh cãi nảy sinh khi một nhóm học giả cho rằng xã
hội rất quan tâm, tạo điều kiện và trang bị rất nhiều hình thức giáo dục SKSS và
ATTD cho VTN nhưng chính VTN biết nhưng khơng thực hiện theo hướng dẫn, chỉ


11

dẫn; trong khi đó một số phát hiện rất đáng lưu ý là khẳng định vai trị của truyền
thơng – truyền thông về SKSS và ATTD cần phải thực hiện lâu dài bền bỉ từ chính
trong gia đình, đến nhà trường và xã hội với nhiều kênh khác nhau thì từ từ sẽ cải
thiện được hiện trạng.
Từ những kiến thức tham khảo được ở những nghiên cứu trước và từ trải
nghiệm trong đời sống công việc của bản thân, tác giả nhận thấy việc thiếu nguồn
thơng tin chính xác, thơng tin đủ về kiến thức SKSS và ATTD đang là một thực tế ở
đối tượng VTN-TN hiện nay. Vấn đề này tác giả nhận thấy chưa có nhiều nghiên
cứu đề cập cụ thể cho một nhóm nữ VTN có hành vi nạo phá thai tại một cơ sở nào
đó. Hiện trạng này càng phải được tập trung nghiên cứu vì đặt trong bối cảnh xã hội
bùng nổ thông tin như hiện nay thì khơng thể coi việc thiếu sự tiếp cận thơng tin là
một ngun nhân chính yếu. Với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình tiếp xúc
với khách hàng đến bệnh viện sử dụng dịch vụ phá thai, việc thực hiện đề tài luận
văn thạc sỹ này nhằm mục đích tìm hiểu vấn đề đâu là ngun nhân của việc thiếu
kiến thức về SKSS và ATTD dẫn đến hành vi phá thai ở đối tượng thanh niên thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đây cũng là cơ hội để tác giả vận dụng kiến thức liên
ngành Y học và Xã hội học đối chiếu, so sánh với những kết quả trước đó để tìm ra
những điểm tương đồng cũng như khẳng định nét mới trong nghiên cứu thực

nghiệm tại chính đơn vị tác giả đang cơng tác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc nạo phá thai ở thanh niên Thành
phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp tại Khoa kế hoạch hóa gia đình của Bệnh
viện Giao thơng vận tải TPHCM).
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nạo phá thai ở thanh niên TPHCM hiện nay.
Tìm hiểu về kiến thức SKSS và hành vi thực hiện các biện pháp ATTD liên
quan đến nạo phá thai của đối tượng thanh niên tại Khoa kế hoạch hóa gia đình của
Bệnh viện Giao thông vận tải TPHCM.


12

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến hành vi nạo phá thai ở nữ thanh niên.
Đưa ra một số hàm ý quản trị cũng như khuyến nghị nhằm hạn chế tỷ lệ nạo
phá thai ở thanh niên.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu vấn đề nạo phá thai của thanh niên, khảo sát tại Khoa
Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Giao thơng vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nữ thanh niên từ đủ 16-30 tuổi chưa có gia đình có thai ngồi ý muốn và đến
Khoa KHHGĐ Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh để phá
thai.
Về mặt y học: VTN đủ 16 tuổi đến 18 tuổi mặc dù thể chất phát triển, nhưng
theo nhưng theo quan điểm của y học hiện đại, thời điểm này không nên QHTD. Độ
tuổi dưới 18 ngoài việc chưa hoàn thiện về mặt thể chất thì về mặt ý thức và tâm lý
cũng chưa chuẩn bị sẵn sàng.

Về mặt pháp lý: căn cứ vào Bộ Luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung
2017 khơng có qui định xử lý hình sự với hành vi QHTD với người đủ 16 tuổi với
điều kiện cả hai bên đều tự nguyện.
Độ tuổi 19-21 theo Y học, giai đoạn này nữ giới bắt đầu vào độ tuổi sinh sản,
nhu cầu tình dục cao. Về mặt xã hội, độ tuổi vừa học xong phổ thơng, đã có định
hướng nghề nghiệp (học nghề, học cao đẳng, đại học, hoặc bắt đầu đi làm...). Pháp
luật trao quyền công dân của đối tượng và cho phép kết hôn khi đủ 18 tuổi. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân nên khi có thai trước hôn nhân, họ thường chọn cách
giải quyết là phá thai.
Độ tuổi từ 22 trở lên: Độ tuổi này về cơ bản đã trưởng thành toàn diện về
mặt nhân cách, tự chủ về kinh tế, chủ động quyết định cuộc sống của mình.
Luật Hơn nhân và Gia đình 2015 qui định tại khoản 2 điều 5 cấm kết hôn đối
với nữ chưa đủ 18 tuổi. Do đó luận văn chọn mẫu từ đủ 16 tuổi trở lên, không chọn


13

mẫu dưới 16 hoặc chưa đủ 16 tuổi nhằm tránh yếu tố vi phạm pháp luật theo qui
định của Bộ luật hình sự.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Khách hàng của Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Giao Thơng Vận
Tải.
Thời gian thực hiện khảo sát trong năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Là một đề tài nghiên cứu thực nghiệm Xã hội học, tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu kết hợp. Thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thơng tin
định lượng và các số liệu thống kê sẵn có, đề tài sẽ tập trung phân tích những yếu tố
tác động đến việc tiếp cận thông tin về SKSS-ATTD của đối tượng trên địa bàn

nghiên cứu. Từ đó có thể đưa ra một vài ngun nhân dẫn đến hậu quả có thai ngồi
ý muốn và việc phá thai của thanh niên TP.HCM, cũng như đưa ra những đề xuất cụ
thể mang tính giải pháp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu nói
riêng và TP.HCM nói chung trong vấn đề tiếp cận đối tượng VTN-TN và cải thiện
phương thức truyền thông SKSS-ATTD để mang lại hiệu quả cao hơn.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Như đã trình bày ở phần khách thể nghiên cứu về lý
do chọn mẫu. Tuy nhiên do sự nhạy cảm về nội dung nghiên cứu, để đảm bảo cho
việc thu thập thông tin nên tác giả chọn 150 đơn vị mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên
phi xác suất nên một số tiêu chí về nhân khẩu như tôn giáo, nghề nghiệp, khu vực
sống, v.v…. chỉ mang tính ngẫu nhiên khơng mang tính đại diện. Tùy theo diễn
biến tâm lý của khách hàng, bảng hỏi được thực hiện trước hoặc sau khi khách hàng
thực hiện thủ thuật phá thai.
Cấu trúc bảng hỏi gồm 5 phần, 37 câu gồm có câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu
hỏi nhiều lựa chọn. nội dung chính như sau:
Thơng tin về nhân khẩu: tuổi, dân tộc, tơn giáo, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, điều kiện kinh tế, địa bàn sinh sống.


14

Thơng tin về hồn cảnh sống: gồm điều kiện sống, mối quan hệ với gia đình,
số lượng bạn gái thân.
Thơng tin về đời sống tâm sinh lý: tuổi có kinh, những thơng tin liên quan về
QHTD và việc có thai.
Thơng tin về kiến thức SKSS-ATTD: việc chủ động tìm hiểu kiến thức
SKSS, việc sử dụng các BPTT...
Quan niệm về hôn nhân và SKSS-ATTD.
Phương pháp nghiên cứu định tính
* Quan sát hòa nhập
Một thuận lợi cho tác giả là người trực tiếp thực hiện liên quan đến khách thể

nghiên cứu: tư vấn, tham vấn, v… do đó tác giả có điều kiện quan sát, ghi chép
những diễn biến tâm lý cũng như quá trình ra quyết định nạo phá thai của nữ thanh
niên. Trải nghiệm thực tế này củng cố thêm niềm tin vào những kết quả nghiên cứu
của tác giả với nhóm khách thể nhạy cảm khó tiếp cận này. Thơng qua việc quan sát
có chủ đích, tác giả có cơ hội hiểu hơn về cái gì là quan trọng, có ý nghĩa trong việc
ra quyết định phá thai đối với nữ thanh niên được hỏi. Ngồi ra, những thơng tin từ
khách thể về quan điểm, cách hành xử hay cả những khó khăn mà họ gặp phải trong
việc ra quyết định cũng như động cơ dẫn đến các hành vi ấy cũng dễ dàng được chia
sẻ trong qúa trình quan sát của tác giả.
* Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu hỗ trợ trong việc khai thác thông tin của đối tượng. Mục đích
khai thác sâu những khía cạnh, các yếu tố tác động đến việc có thai và bỏ thai của
đối tượng mà bảng hỏi không khai thác được.Trong quá trình thực hiện khảo sát
bảng hỏi, nếu thấy đối tượng có những vấn đề đặc biệt về đời sống tình dục và kiến
thức SKSS-ATTD tác giả sẽ chủ động phỏng vấn tìm hiểu sâu thêm về những vấn
đề liên quan. Tổng số có 12 PVS được thực hiện, mỗi nhóm tuổi có 3 PVS.
Khi tiến hành phỏng vấn, thay vì hỏi theo một danh sách các câu hỏi đã được
xác định trước, tác giả chỉ sử dụng một danh sách các chủ đề cần nghiên cứu. Cách
này cho phép những người được phỏng vấn có thể đặt câu hỏi ngược trở lại cho tác


15

giả, hỏi về các chủ đề mới và đưa cuộc nói chuyện theo một hướng có thể khơng
ngờ tới, có thể khám phá những điểm hay/mới ngồi dự tính của tác giả. Sử dụng
phỏng vấn và nói chuyện trong trường hợp này là cố gắng đạt được sự cân bằng
giữa các quan tâm của nghiên cứu với các quan tâm của những người được nghiên
cứu - điều này có nghĩa là tác giả phải giữ cho cuộc phỏng vấn mở và sẵn sàng tiếp
nhận những gì mà người được phỏng vấn cho là quan trọng cần nói tới, nhưng đồng
thời cũng vẫn phải để cuộc phỏng vấn tập trung vào những câu hỏi nghiên cứu ban

đầu.Về lý thuyết có thể thực hiện nghiên cứu thực địa mà không thực hiện một cuộc
phỏng vấn nào, nghiên cứu viên chỉ tiến hành quan sát hồ nhập và tiến hành các
cuộc nói chuyện cởi mở và thân thiện với khách thể gặp trong quá trình nghiên cứu.
Với nghiên cứu này, tác giả lựa chọn PVS Bác sĩ trưởng khoa KHHGĐ, 01 bác sĩ
chuyên khoa sản trực tiếp làm thủ thuật, 01 hộ sinh trực tiếp tư vấn cho đối tượng
về tác hại cũng như tai biến có thể xảy ra trong và sau khi làm thủ thuật phá thai.
Sau khi thu thập thông tin, tác giả áp dụng một số phương pháp để xử lí và
phân tích thơng tin. Đầu tiên, dựa vào biên bản phỏng vấn sâu tác giả tiến hành
thống kê các ý kiến, nhóm các ý kiến giống nhau theo các tiêu chí. Lập bảng biểu so
sánh giữa các nhóm theo độ tuổi. Tiến hành phân tích tìm mối liên hệ giữa các biến
độc lập (các nhóm khách thể) và các biến phụ thuộc (các tiêu chí), đồng thời sử
dụng các ý kiến của người cung cấp thông tin như là những dẫn chứng.
* Nghiên cứu trường hợp
Thực hiện cuộc nghiên cứu này, với mong muốn có thể phát hiện ra được
những vấn đề mà tác giả không thể dự đốn trước, hoặc có thể bị bỏ sót trong cuộc
điều tra, tác giả sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu trường hợp. Nghiên cứu một
người hoặc một sự kiện không chỉ đơn thuần vì mục đích hiểu con người hoặc sự
kiện đó, mà là để có thể hiểu được rằng mối liên quan của con người hay sự kiện đó
với tồn cảnh là như thế nào – đó là mối liên quan với những con người khác,
những sự kiện khác, với các vấn đề sức khoẻ, với tình trạng kinh tế, xã hội, tôn giáo
v.v... Điều mà tác giả thu được từ một trường hợp có thể khơng mang tính đại diện,
nhưng nó có tính xác thực cao hơn các câu trả lời trong một cuộc điều tra bởi vì tác


×