Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

nghiên cứu tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại thị xã quảng trị tỉnh quảng trị năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.38 KB, 60 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mối quan hệ giữa dân số và phát triển là một vấn đề rất khăng khít
được mọi quốc gia và quốc tế quan tâm nghiên cứu. Thực tế chứng minh
rằng, sự biến đổi dân số sẽ dẫn đến hàng loạt những biến đổi khác, trong đó
có tình trạng nghèo đói, chất lượng dân số và sự phát triển chung của cả đất
nước. Bắt nguồn từ điều này, chính sách dân số đã trở thành một bộ phận hết
sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh tế-xã hội của bất kỳ một
quốc gia nào. Xu hướng phát triển chung hiện nay là phát triển kinh tế với
phát triển con người, vì vậy chính sách dân số luôn được Đảng và Nhà nước
ta coi là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước.
Nghị quyết 47- NQ/ TW Ngày 23 tháng 03 năm 2005 của Bộ Chính trị
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã
khẳng định “Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh
thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” [4]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ X khẳng
định: “Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Phấn đấu
đạt chỉ số phát triển con người Việt Nam (HDI) ở mức trung bình tiên tiến
trên Thế giới vào năm 2010” [17], [18], [19], [32], [41], [44], [51], phân bổ
dân cư hợp lý giữa các vùng. Chiến lược dân số Việt Nam cũng xác định:
“Nâng cao chất lượng dân số trong quá trình đổi mới, lấy sự nghiệp phát
triển con người làm nền tảng của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, coi
công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất
nước”. Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm việc điều hòa quan hệ
giữa số lượng với chất lượng dân số; Giữa dân số và phát triển có một mối
quan hệ khắng khít vừa ràng buộc, vừa thúc đẩy hổ trợ lẫn nhau. Muốn tăng
cường và phát triển kinh tế xã hội thì phải dựa vào yếu tố cơ bản là nguồn
2
nhân lực [4], [11], [17], [51]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật


về dân số, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con. Có chính sách cụ
thể đảm bảo tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh. Tổ chức tuyên truyền nâng cao
nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác dân số kế
hoạch hoá gia đình. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ
bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao
chất lượng dân số”.[55].
Mục tiêu của chính sách dân số là mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai
con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21 [18], [41]. Các giải pháp
cụ thể của chiến lược được xác định địa bàn trọng điểm là vùng khó khăn có
mức sinh cao, các đối tượng tác động chủ yếu là các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ [17]; Đặc biệt chú trọng đến các đối tượng sinh hai hoặc ba con
trở lên [9], [27], [30], [42]. Mà lực lượng nòng cốt là hệ thống các tổ chức dân
số-kế hoạch hoá gia đình cấp cơ sở và nhấn mạnh hệ thống đồng bộ các giải
pháp; Trong đó giải pháp về dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có ý nghĩa quyết
định, đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đa dạng hóa các phương tiện tránh thai chất
lượng cao, đặc biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại (mang tính khoa học,
an toàn và bền vững) nhằm đảm bảo mục tiêu giảm sinh để đạt đến mức sinh
thay thế một cách vững chắc [5], [6], [7], [8], [29], [32].
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại Thị
xã Quảng Trị-tỉnh Quảng Trị năm 2010”, với mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hoá gia đình của
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các phường, xã- Thị xã Quảng Trị
tỉnh Quảng Trị.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện kế hoạch hoá
gia đình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

1.1.1. Tình hình chung về dân số
Vấn đề dân số đã trở thành một trong những vấn đề toàn cầu từ khi
người công dân thứ 5 tỷ ra đời vào năm 1987 tại Nam Tư. Nhiều Quốc gia
trên thế giới ngày càng có sự thống nhất về mặt nhận thức, chương trình, giải
pháp để giải quyết vấn đề dân số và phát triển. Ngày 12/10/1999, dân số thế
giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỷ người và đến nay đã gần 7 tỷ người. Ngày 26
tháng 12 trở thành một mốc lịch sử quan trọng của Chương trình dân số Việt
Nam, ngày được coi là Việt Nam chính thức tuyên bố tham gia chương trình
dân số toàn cầu, ngày đánh dấu sự khởi đầu về nhận thức được ý nghĩa của
mối quan hệ giữa dân số và phát triển trong tiếng chuông báo động về tình
hình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới [48], [52].
Sự gia tăng dân số ở Việt Nam là vấn đề đáng báo động, nếu chỉ tính từ
1975 đến năm 1990, dân số nước ta tăng khoảng 18,6 triệu người, trong khi
đó cả Châu Âu chỉ tăng thêm 20 triệu người. Kết quả tổng điều tra dân số và
nhà ở vào ngày 01 tháng 4 năm 1999 dân số Việt Nam là 76,3 triệu người đến
nay đã trên 89 triệu người, xếp hàng thứ 2 ở Đông Nam Á và hàng thứ 13
trong tổng số hơn 224 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể nói
rằng, sự gia tăng dân số nhanh trong những năm trước đây với tốc độ trên 2%
năm đã có những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Theo các nhà nghiên cứu dự báo dân số Việt Nam sẽ tăng lên 94 triệu người
vào năm 2015 cùng với số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ tăng từ 24 lên 26
triệu người và có khoảng 1,2 lên 1,8 triệu phụ nữ mang thai và sinh con mỗi
năm, [41], [46], [47], [48].
4
1.1.2. Các khái niệm cơ bản
1.1.2.1. Khái niệm dân số
- Dân số (DS): Là một cộng đồng dân cư (hay cộng đồng người) sống
trong một địa phương, một quốc gia hay một lãnh thổ nhất định, được xác
định tại một thời điểm cụ thể. Sự hình thành của dân số mang tính lịch sử
trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của con người

- Các đặc trưng cơ bản của dân số:
+ Dân số luôn được tái sinh nhờ quá trình thay thế liên tục các thế hệ cũ
bằng thế hệ mới do sinh đẻ và tử vong, gọi là “tái sản xuất dân số”.
+ Dân số luôn biến động, có thể tăng hoặc giảm do tác động các yếu tố
sinh đẻ, chết, chuyển đi và chuyển đến.
+ Dân số vừa là lực lượng sản xuất lại vừa là lực lượng tiêu dùng
những sản phẩm do chính con người làm ra. Vì vậy, dân số là chủ thể của xã
hội và là động lực của sự phát triển.
* Quy mô dân số: Là tổng số dân của địa phương, một quốc gia, một
vùng lãnh thổ tại một thời điểm nhất định. Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số
học cơ bản. Những thông tin về quy mô dân số cần thiết cho việc tính toán
phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế xã hội góp phần xây dựng kế hoạch,
chiến lược phát triển. Quy mô dân số là đại lượng không thể thiếu được trong
việc xác định các thước đo chủ yếu như mức sinh, chết, di dân
* Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số là sự phân loại dân số dựa trên các đặc
trưng về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân
* Chất lượng dân số: Chất lượng dân số là đặc trưng về thể chất, trí
tuệ, tinh thần của toàn bộ dân số. Các đặc trưng cơ bản chia thành 5 nhóm
gồm:
1) Thu nhập và phúc lợi;
2) Sức khỏe và dinh dưỡng;
5
3) Giáo dục và phát triển trí tuệ;
4) Giải trí văn hóa và tinh thần;
5) Môi trường sống.
* Biến động dân số:
- Biến động dân số tự nhiên: Là những thay đổi của dân số xảy ra theo
khoảng thời gian xác định mang tính quy luật tự nhiên do tác động của quá
trình sinh đẻ và tử vong.
- Biến động dân số cơ học: Là sự thay đổi nơi cư trú (chuyển đi hay

chuyển đến) trong hoặc ngoài phạm vi thuộc một nước, một vùng hay một địa
phương trong nước (xã, huyện, tỉnh…) của dân số.
* Công tác dân số: Là quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động tác
động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và nâng cao chất
lượng dân số.
* Chính sách dân số: Là những chủ trương, biện pháp, hướng dẫn, quy
định của Đảng, Nhà nước, cơ quan tổ chức có thẩm quyền nhằm làm thay đổi
xu hướng hiện tại của dân số theo mục đích, mục tiêu đề ra [16], [41].
1.1.2.2. Kế hoạch hóa gia đình [12], [42], [50], [54]
* Khái niệm: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì kế
hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) bao gồm những vấn đề để thực hiện giúp cho
các cá nhân hay cặp vợ chồng đạt được những mục tiêu. Tránh những trường
hợp sinh không mong muốn; Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh; chủ
động thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố, mẹ.
Như vậy, KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm
điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con. KHHGĐ không những chỉ bao
hàm việc lựa chọn các biện pháp để tránh thai mà còn là những cố gắng của
các cặp vợ chồng để có thai và sinh con.
6
* Các biện pháp tránh thai hiện đại: Triệt sản; đặt vòng tránh thai;
thuốc tránh thai; bao cao su.
* Các biện pháp tránh thai truyền thống:
Phương pháp giao hợp định kỳ (phương pháp vòng kinh);
Phương pháp giao hợp ngắt quãng (xuất tinh ngoài âm đạo).
* Những phép đo cơ bản về KHHGĐ
• Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai (CPR) là
tỷ lệ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ (15- 49) có chồng đang sử dụng (hoặc
chồng của họ đang sử dụng) một hoặc nhiều biện pháp tránh thai
(BPTT) nào đó (DCTC, bao cao su, các loại thuốc tránh thai, hoặc các
loại tránh thai khác) trên tổng số phụ nữ từ 15- 49 tuổi hiện đang có

chồng thuộc khu vực nào đó trong một thời gian xác định.
Thuốc tránh thai bao gồm các loại uống, tiêm, cấy. Tỷ lệ này cũng có
thể tính riêng cho từng biện pháp.
Số PN có chồng từ 15- 49 tuổi dùng BPTT
CPR % = x 100
Tổng số PN có chồng từ 15- 49 tuổi
Phụ nữ có chồng là những người được luật pháp hoặc phong tục thừa
nhận, bao gồm cả những phụ nữ sống chung với người khác như vợ chồng.
• Tỷ số hút điều hoà kinh nguyệt (HĐHKN) (hoặc nạo thai, sẩy thai)
so với trẻ đẻ ra sống là số lần HĐHKN (hoặc nạo thai, sẩy thai) tính
trung bình cho một trẻ đẻ sống. Chỉ số này rất quan trọng để đánh giá
hiệu quả công tác KHHGĐ.
Số lần HĐHKN (hoặc nạo, sẩy thai)
Số lần HĐHKN =
(nạo, sẩy/ lần đẻ) Tổng số trẻ đẻ sống
7
• Tỷ lệ bà mẹ sinh con lần thứ 3 trở lên: Là tỷ lệ các bà mẹ sinh con
thứ 3 trở lên trên tổng số các bà mẹ sinh con
Số BM sinh con lần thứ 3 trở lên
Tỷ lệ BM sinh con lần thứ 3 trở lên = x 100
Tổng số PN sinh con
1.1.2.3. Các chỉ số đánh giá chương trình dân số-KHHGĐ [54]
- Mức sinh: Là biểu hiện thực tế của khả năng sinh sản. Chẳng hạn con
người có khả năng sinh sản trung bình khoảng 12 con, song thực tế trung bình
người ta chỉ sinh 3 con. Mức sinh là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình
biến động tự nhiên dân số. Nó không chỉ ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, tốc
độ gia tăng dân số mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội
- Mức sinh thay thế: Là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình
có vừa đủ số con gái để thay thế mình trong dân số. Một tỷ suất sinh sản thực
bằng 1,0 thì bằng mức sinh thay thế. Khi đạt mức sinh thay thế, số sinh sẽ dần

dần cân bằng với số chết và nếu không có nhập cư, di cư thì qui mô dân số đi
vào ổn định. Tổng tỷ suất sinh có thể được sử dụng để chỉ mức sinh thay thế
bằng cách biểu thị số con trung bình đủ để thay thế cả cha mẹ trong dân số.
Tổng tỷ suất sinh đạt 2,1 thì được coi là đạt mức sinh thay thế.
- Mức chết: Cũng là yếu tố tác động rất lớn đến quy mô, cơ cấu và tốc
độ tăng dân số. Chết là hiện tượng không thể tránh khỏi đối với mọi cơ thể
sống. Tuy nhiên, trong mọi thời kỳ phát triển, giảm mức chết là nhiệm vụ
hàng đầu của các quốc gia. Mức chết được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu
như tỷ suất chết thô, tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi, tỷ suất chết trẻ em dưới
01 tuổi, triển vọng sống trung bình.
- Di dân: Là một quy luật của quá trình phát triển dân số, một hiện
tượng mang tính khách quan, phản ánh trình độ phát triển và sự biến động cơ
học của các quốc gia. Một trong những biểu hiện của sự phát triển không
8
đồng đều giữa các vùng và lãnh thổ là hiện tượng di dân. Sự chênh lệch về giá
cả, dịch vụ xã hội, đất đai, việc làm, thu nhập…là tác động chính cho hiện
tượng di dân phát triển. Di dân có thể được thực hiện theo kế hoạch của nhà
nước, người dân nhận được sự hổ trợ tài chính và những chính sách khác từ
phía chính quyền. Di dân tự phát là một hình thức biểu hiện khác, không nhận
được sự trợ giúp của nhà nước và là vấn đề nhạy cảm trong xã hội hiện nay.
Số liệu thống kê cho thấy số người di dân tự phát đến các đô thị lớn một phần
lớn là từ các vùng nông thôn và một phần từ các đô thị nhỏ khác [16].
- Kế hoạch hoá gia đình:
Những thập niên trước KHHGĐ được coi là hạn chế sinh đẻ và chỉ chú
trọng tuyên truyền vận động phụ nữ áp dụng các BPTT như đình sản, đặt
dụng cụ tử cung, uống hoặc tiêm thuốc tránh thai hoặc vận động nam giới
đình sản và dùng bao cao su. Thế nhưng ngày nay người ta đã có quan niệm
rộng hơn về KHHGĐ và từ đó công tác tuyên truyền vận động được thực hiện
một cách toàn diện chứ không chỉ chú trọng các BPTT.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) KHHGĐ bao gồm những thực hành

giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ chồng đạt được những mục tiêu sau:
- Tránh những trường hợp mang thai không mong muốn.
- Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn sinh khi nào, sinh bao
nhiêu lần trong đời.
- Điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh.
- Chủ động chọn thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố mẹ.
Vì vậy KHHGĐ được hiểu là chủ động quyết định số con của mỗi cặp
vợ chồng và khoảng cách giữa các lần sinh thông qua việc sử dụng các BPTT
để xây dựng cuộc sống gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến bộ và hạnh phúc.
Thực hiện KHHGĐ vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi
người, mỗi cặp vợ chồng. Họ có quyền tự do quyết định KHHGĐ với ý thức
9
trách nhiệm đầy đủ về số con trên cơ sở những thông tin và những hiểu biết
cần thiết để thực hiện KHHGĐ [12], [42], [50], [54].
- Sức khoẻ sinh sản:
Là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn
thuần là không có bệnh tật hoặc không tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều
này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ đều có quyền được nhận thông
tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS, các biện pháp KHHGĐ an toàn,
có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, đảm bảo cho
người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp
vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh (Theo Tổ chức Y
tế thế giới) [6], [7], [48].
1.2. PHÁT TRIỂN DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
1.2.1. Tình hình phát triển DS-KHHGĐ trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình DS-KHHGĐ trên thế giới
Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) cho biết, dân số thế giới đang
tăng 78 triệu người/ năm, kéo theo những hậu quả nặng nề về bệnh tật, nghèo
đói và thảm hoạ môi trường. Vì thế Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) tổ
chức tại Amsterdam (Thủ đô Hà Lan) tháng 9 năm 1989 đã quyết định lấy

ngày 11/7 hàng năm làm ngày dân số thế giới nhắc nhở các quốc gia và mọi
người trên trái đất về nguy cơ này.
Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, tổng dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người năm
2004 lên 9,2 tỷ người vào năm 2050. Trong khi đó, Cục điều tra dân số của Mỹ vừa dự
báo, dân số toàn cầu sẽ lên tới 7 tỷ người vào năm 2012. Hiện nay, Mỹ đứng thứ ba với
311 triệu người, sau Trung Quốc và Ấn Độ. "Người ta có thể dễ dàng nhận thấy những tác
động của việc gia tăng dân số nhanh chóng ở những nước đang phát triển”.
Hiện nay, dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2%
năm. Cục điều tra dân số Mỹ dự báo, tốc độ này sẽ giảm xuống còn 0,5% năm 2050. Khi
đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới. Đồng thời, dân số
10
thế giới cũng sẽ già đi nhanh chóng. Đến năm 2050, số người từ 80 tuổi trở lên sẽ chiếm
5% dân số, so với 1,5% hiện nay. Theo ông William Frey, nhà dân số học thuộc Viện
nghiên cứu Brookings (Mỹ), cho đến nay chưa có một điều tra nào về việc liệu trái đất có
thể cưu mang được bao nhiêu con người, nhưng điều đó phụ thuộc vào việc con người sử
dụng các tài nguyên thiên nhiên của trái đất như thế nào.
Nguy cơ nghèo đói gia tăng
Cùng với việc dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên, lương thực,
nước ngọt và đô thị hoá cũng tăng theo, đặt nhân loại trước nhiều thách thức
lớn. Hãng tin Reuters dẫn một báo cáo Liên hiệp quốc cho biết, vào cuối năm
nay, phân nữa dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố.
Đến năm 2050, có 6,4 tỷ người sống ở các đô thị. Các khu vực phát
triển nhất thế giới, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương, hiện có nhiều người
sống ở đô thị. Châu Phi và châu Á là những ngoại lệ khi dân số đô thị ít hơn
nông thôn, nhưng lại là nơi có dân số đông nhất thế giới. Khi quá trình đô thị
hóa mở rộng, dân số nông thôn được dự đoán sẽ bắt đầu giảm trong vòng 1
thập kỷ và sẽ giảm từ 3,4 tỷ người năm 2007 xuống 2,8 tỷ người năm 2050.
Để có đủ lương thực và nhiều nhu cầu khác cho số người ngày càng tăng, nhiều
diện tích rừng đã bị phá huỷ; diện tích đất bạc màu gia tăng do bị khai thác quá mức. Tổ
chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) và một số tổ chức khác vừa cho biết: Hơn 20%

diện tích đất canh tác, 30% diện tích rừng và 10% diện tích đồng cỏ đang bị xuống cấp,
ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống khoảng 1,5 tỷ người, tức là 1/4 dân số toàn cầu [23],
[48].
11
1.2.1.2. Tình hình DS- KHHGĐ tại Việt Nam
Bảng 1.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số theo tỉnh năm 2009
Tỉnh/ thành phố
Diện tích
(km2)
Dân số
(nghìn người)
Mật độ dân số
(Người/km
2
)
Cả nước
331.051,4
86.024,6 260
ĐB Sông Hồng 21.063,1 19.625,0 932
Hà Nội 3.344,6 6.472,2 1.935
Vĩnh Phúc 1.231,8 1.003,0 814
Bắc Ninh 822,7 1.026,7 1.248
Quảng Ninh 6.099,0 1.146,6 188
Hải Dương 1.650,2 1.706,8 1.034
Hải Phòng 1.522,1 1.841,7 1.210
Hưng Yên 923,5 1.131,2 1.225
Thái Bình 1567,4 1.784,0 1.138
Hà Nam 860,2 786,4 914
Nam Định 1652,5 1.826,3 1.105
Ninh Bình 1.389,1 900,1 648

Trung du miền núi phía Bắc 95.338,8 11.095,2 116
Hà Giang 7.945,8 727,0 91
Cao Bằng 6.724,6 512,5 76
Bắc Kạn 4.859,4 295,3 61
Tuyên Quang 5.870,4 727,5 124
Lào Cai 6.383,9 614,9 96
Yên Bái 6.899,5 743,4 108
Thái Nguyên 3.526,2 1.127,4 320
Lạng Sơn 8.323,8 733,1 88
Bắc Giang 3.827,8 1.560,2 408
Phú Thọ 3.532,5 1.316,7 373
Điện Biên 9.562,9 493,0 52
Lai Châu 9.112,3 371,4 41
Sơn La 1.4174,4 1.083,8 76
Hòa Bình 4.595,2 789,0 172
Bắc trung bộ và Duyên Hải 9.5885,1 1.8870,4 197
12
miền Trung
Thanh Hóa 1.1133,4 3.405,0 306
Nghệ An 16.490,7 2.919,2 177
Hà Tĩnh 6.025,6 1.230,3 204
Quảng Bình 8.065,3 848,0 105
Quảng Trị 4.747,0 599,2 126
Thừa Thiên - Huế 5.062,6 1.088,7 215
Đà Nẵng 1.283,4 890,5 694
Quảng Nam 10.438,4 1.421,2 136
Quảng Ngãi 5.152,7 1219,2
237
Bình Định 6.039,6 1.489,0
247

Phú Yên 5.060,6 863,0
171
Khánh Hòa 5.217,6 1.159,7
222
Ninh Thuận 3.358,0 565,7
168
Bình Thuận 7.810,4 1.171,7 150
Tây nguyên 5.4640,6 5.124,9
94
Kon Tum 9.690,5 432,9
45
Gia Lai 15.536,9 1.277,6
82
Đắk Lắk 13.125,4 1.733,1
132
Đắk Nông 6.515,6 492,0
76
Lâm Đồng 9.772,2 1.189,3
122
Đông Nam Bộ 23.605,2 14.095,7
597
Bình Phước 6.874,4 877,5
128
Tây Ninh 4.049,2 1.067,7
264
Bình Dương 2.695,2 1.497,1
555
Đồng Nai 5.903,4 2.491,3
422
Bà Rịa – Vũng Tàu 1.987,4 996,9

502
TP Hồ Chí Minh 2.095,5 7.165,2 3.419
Đồng bằng sông Cửu Long 40518,5 17213,4 425
13
Long An 4.493,8 1.438,5 320
Tiền Giang 2.484,2 1.673,9 674
Bến Tre 2.360,2 1.255,8 532
Trà Vinh 2.295,1 1.004,4 438
Vĩnh Long 1.479,1 1.029,8 696
Đồng Tháp 3.375,4 1.667,7 494
An Giang 3.536,8 2.149,2 608
Kiên Giang 6.346,3 1.687,9 266
Cần Thơ 1.401,6 1.189,6 849
Hậu Giang 1.601,1 758,0 473
Sóc Trăng 3.311,8 1.293,2 390
Bạc Liêu 2.501,5 858,4 343
Cà Mau 5.331,6 1.207,0 226
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009 [47]
1.2.1.3. Tình hình sinh lần thứ 3 trở lên và mức giảm sinh ở Việt Nam
Theo số liệu tổng điều tra dân số thời kỳ 1979- 1989, dân số nước ta
tăng thêm 11,9 triệu người, tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,75%,
đến giai đoạn 1989- 1999 là 1,70%, tuy có giảm nhưng dân số tăng trung bình
vẫn còn cao, mỗi năm tăng từ 01 triệu đến 1,1 triệu người, tỷ lệ sinh con thứ
ba trở lên giảm chậm và vẫn còn cao. Năm 1999 vẫn chiếm khoảng 1/3 tổng
số sinh trong năm [10], [12], [15], [18], [27], [29], [30]. Cần tiếp tục quán
triệt và cương quyết thực hiện các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị
lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương khóa VII, phấn đấu sớm đạt dược mục
tiêu về ổn định quy mô dân số, đồng thời nâng cao chất lượng dân số Việt
Nam. [1].
Bảng 1.2: Tỷ lệ sinh con thứ 3 các năm

14
Chia theo thành thị/nông thôn, 2005-2010
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Toàn quốc 20,8 18,5 16,7 16,9 16,1
15,1
Thành thị 11,6 10,0 9,0 9,7 9,3 9,5
Nông thôn 23,7 21,4 19,3 19,6 18,9 17,1
Nguồn: Tổng cục thống kê điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá
gia đình 01/4/2010, [46].
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên
Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên ở Việt Nam từ năm
2005 đến 2010 chia theo thành thị và nông thôn. Số liệu cho thấy, trong thời
gian qua tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong cả nước giảm từ 20,8%
năm 2005 xuống 15,1% năm 2010. Trải qua nửa thập kỷ, tỷ lệ phụ nữ sinh
con thứ ba trở lên ở nông thôn cao hơn hai lần so với ở thành thị, tỷ lệ này có
xu hướng ở nông thôn mức giảm nhiều hơn ở thành thị. Hay có thể nói, tỷ lệ
phụ nữ thôi không sinh thêm con sau khi có từ 1 đến 2 con ở cả khu vực thành
thị và nông thôn đều tăng lên, góp phần tích cực làm giảm mức sinh ở Việt
Nam, đưa nước ta trở thành một nước đạt mức sinh dưới mức thay thế. Xu
hướng này giúp Việt Nam có cơ hội ổn định dân số, giảm bớt gánh nặng phụ
thuộc trẻ, tạo thời cơ thuận lợi cho Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế bền vững và chất lượng.
Tỷ lệ phần trăm phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong năm 2010 phụ
thuộc rất chặt chẻ vào trình độ học vấn của phụ nữ. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ
sinh con thứ ba trở lên trong năm 2010 của những phụ nữ chưa đi học tới
45,0%, giảm dần xuống còn 28,8% đối với phụ nữ chưa tốt nghiệp tiểu học,
18,4% đối với phụ nữ tốt nghiệp tiểu học, 13,8% đối với phụ nữ tốt nghiệp
15
trung học cơ sở và chỉ còn 5,1% đối với phụ nữ có trình độ học vấn từ trung

học phổ thông trở lên. [46]
1.2.2. Các biện pháp tránh thai [10], [39], [40]
- Thực hiện tốt công tác KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ sinh hàng năm là
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (BMTE), sử dụng BPTT để tránh xảy ra những
trường hợp có thai ngoài ý muốn là hết sức cần thiết.
Các BPTT có thể chia thành các nhóm chính theo sơ đồ sau



Hình 1.1: Phân nhóm các biện pháp tránh thai
ĐỐI VỚI NỮ
* DCTC
*Thuốc tránh thai
- Uống
- Tiêm
- Cấy
- Diệt tinh trùng
*Màng ngăn âm đạo
*Bao cao su nữ
*Dựa vào vòng kinh
BIỆN PHÁPTRÁNH THAI
TẠM THỜI
VĨNH VIỄN
ĐỐI VỚI NAM
* Bao cao su
* Xuất tinh
ngoài âm đạo
ĐỐI VỚI NỮ
* Thắt/ cắt
vòi tử cung

ĐỐI VỚI NAM
* Thắt/cắt
ống dẫn tinh
16
Hiện nay có nhiều BPTT, mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng
và cần lựa chọn thích hợp cho từng người, tuỳ theo hoàn cảnh tâm lý, trình
độ cũng như sức khoẻ để có thể lựa chọn thích hợp cho mỗi phụ nữ. Để
giúp cho các phụ nữ thực hiện KHHGĐ lựa chọn những BPTT thích hợp
nhất thì các nhà quản lý, cũng như các nhà chuyên môn cả chương trình phải
nắm được dữ liệu mới nhất về hiệu quả và độ an toàn các biện pháp.
1.2.2.1. Dụng cụ tử cung (DCTC)
Dụng cụ tử cung hay thường gọi là vòng tránh thai. Ở Việt Nam, vào
những năm 1990 trở về trước hay dùng các loại vòng lyp, vòng Dana (vòng số 8),
Tcu 200. Hiện nay có các vòng như: Tcu 380A, vòng Multiload…
Thuận lợi và không thuận lợi:
* Thuận lợi:
+ Hiệu quả tránh thai cao (97- 98%).
+ Có tác dụng tránh thai trong nhiều năm.
+ Có thể lấy ra khỏi cổ tử cung dễ dàng và dễ có thai lại sau khi DCTC
đã được lấy ra.
+ Sau khi đặt ít cần đến sự chú ý của cán bộ y tế.
+ Hiếm khi bị các tai biến trầm trọng.
* Không thuận lợi:
+ Đặt và lấy cần có cán bộ y tế được đào tạo và phải đến cơ sở y tế để đặt.
+ Sau khi đặt DCTC thường có một số tác dụng phụ (như ra khí hư, rong
kinh, đau bụng, hoặc có thể có biến chứng tuy không nhiều nhưng cũng gây khó
chịu trong sinh hoạt lao động, có khi phải điều trị tại nhà hay ở bệnh viện).
1.2.2.2. Thuốc tránh thai
Bao gồm: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy.
* Viên thuốc tránh thai kết hợp

+ Là biện pháp tránh thai tạm thời có chứa 2 loại hocmon Estrogen
và Progestin.
17
+ Hiệu quả: nếu sử dụng đúng và liên tục hiệu quả tránh thai > 99%.
* Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin
+ Giống như viên thuốc ngừa thai kết hợp, ngoài ra còn dùng được cho
phụ nữ cho con bú, những người lớn tuổi hút thuốc lá, bị tiểu đường, béo phì
và cao huyết áp.
* Thuốc tiêm tránh thai DMPA
+ Là loại thuốc tránh thai có progestin liều 150 mg, tiêm 1 mũi có tác
dụng ngừa thai trong 3 tháng.
+ Là phương thức tránh thai có hiệu quả cao.
+ Ưu điểm:
• Hiệu quả tránh thai cao (99,6%).
• Có tác dụng lâu dài (tiêm 1 mũi giúp tránh thai 3 tháng).
• Có những ưu điểm tương tự như thuốc viên tránh thai chỉ có progestin.
• Giống như viên thuốc ngừa thai kết hợp, ngoài ra còn dùng được
cho phụ nữ cho con bú, những người lớn tuổi hút thuốc lá, bị tiểu đường, béo
phì và cao huyết áp.
• Sử dụng được cho phụ nữ cho con bú.
+ Nhược điểm:
• Do thuốc có tác dụng lâu dài, sau khi ngừng dùng DMPA sẽ chậm
có thai (chậm hơn 2- 4 tháng so với các thuốc tránh thai khác).
• Có những thay đổi kinh nguyệt thường xuất hiện mất kinh sau 9- 12
tháng sử dụng.
• Đôi khi kinh nhiều hoặc kéo dài sau khi sử dụng 1- 2 tháng.
* Thuốc cấy tránh thai
+ Đây là loại thuốc tránh thai dài hạn 3- 5 năm. Những nang thuốc (1
hoặc 6 nang) được đặt ở dưới da, thường là mặt trong cánh tay trái.
18

+ Thuốc là progestin đơn thuần không có estrogen được phóng thích
qua nang dần dần.
+ Hiện có 2 loại thuốc cấy là Norplant và Implan.
1.2.2.3. Bao cao su (BCS)
- Có tác dụng ngăn không cho tinh trùng vào âm đạo, ngoài tác dụng tránh
thai còn bảo vệ ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.2.2.4. Triệt sản nam
- Triệt sản nam bằng phương pháp thắt + cắt ống dẫn tinh là một phẫu thuật
làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến không có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh.
- Triệt sản nam là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai suốt đời.
- Hiệu quả tránh thai là rất cao, trên 99,5%. Tỷ lệ thất bại vào khoảng
0,1% đến.
- Triệt sản nam không có ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt tình dục.
- Là một phẫu thuật nhỏ nhưng cũng không hoàn toàn tránh được một
số biến chứng do phẫu thuật. Do đó đòi hỏi thầy thuốc phải được huấn luyện
đạt được một kỹ năng nhất định.
1.2.2.5. Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung
Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu
thuật làm gián đoạn vòi tử cung không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện
thụ tinh.
- Triệt sản nữ là phương pháp tránh thai vĩnh viễn, thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai suốt đời.
- Hiệu quả tránh thai rất cao, trên 99%. Tỷ lệ thất bại khoảng 0,5%.
Triệt sản nữ không có ảnh hưởng đến sức khoẻ, không ảnh hưởng đến kinh
nguyệt, không ảnh hưởng đến giới tính và sinh hoạt tình dục.
- Hiện nay số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp này còn ít.
19
- Là một phẫu thuật nhỏ nhưng cũng không hoàn toàn tránh được một
số biến chứng do phẫu thuật. Do đó đòi hỏi thầy thuốc phải có kỹ năng nhất

định và phải có trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho phẫu thuật.
1.2.2.6. Các biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên)
- Đây là những biện pháp tránh thai không cần dụng cụ, thuốc hay thủ
thuật tránh thai nào để ngăn cản thụ tinh.
* Biện pháp tính theo vòng kinh
- Là biện pháp dựa vào ngày có kinh, chọn giao hợp vào những ngày xa
giai đoạn phóng noãn để không thụ thai.
- Chỉ định:
+ Tất cả các cặp vợ chồng chưa muốn sinh con đều có thể áp dụng.
- Chống chỉ định:
+ Không có chống chỉ định, nhưng hiệu quả tránh thai không cao.
* Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo
Là biện pháp cổ xưa nhất mà loài người đã biết tránh thai ngoài ý muốn
và vẫn tồn tại đến ngày nay. Riêng điều này cũng cho thấy đây là BPTT
không hề gây hại gì cho cặp vợ chồng áp dụng.
Cơ chế của biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là tinh trùng không vào
đường sinh dục nữ nên không có thụ tinh.
* Biện pháp tránh thai cho bú vô kinh
Ở các nước đang phát triển, cho bú vô kinh đóng một vai trò quan trọng
trong việc kéo dài khoảng cách sinh và làm giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em.
Phương pháp này có hiệu quả tránh thai cao với các điều kiện sau:
+ Cho bú mẹ hoàn toàn.
+ Chưa có kinh trở lại.
+ Con dưới 6 tháng tuổi.
Hiệu quả:
- Có thể đạt đến 98% hoặc cao hơn nữa nếu áp dụng đúng [17],[44].
20
1.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
1.3.1. Tình hình thực hiện các BPTT trên thế giới
- Người ta ước tính, vào 1994 số lượng người áp dụng các BPTT trên

thế là khoảng 899 triệu, hoặc là 57% số cặp vợ chồng có nguy cơ có thai. Tỷ
lệ sử dụng các biện pháp cụ thể như sau: [48].
- Triệt sản tự nguyện: 17%.
- Dụng cụ tử cung: 12%.
- Thuốc tránh thai: 8%.
- Triệt sản tự nguyện nam: 5%.
- Bao cao su: 5%.
- Các biện pháp cần được cung cấp khác: 2% (*).
- Các biện pháp không phải cung cấp khác: 8% (**).
* Các biện pháp cần được cung cấp khác gồm có DMPA, Noplat,
Implanon, thuốc diệt tinh trùng.
** Gồm tất cả các biện pháp được gọi là “biện pháp tự nhiên”.
Dựa theo: World Contraceptive Use 1994 (ban dân số LHQ 1994)
United Nation, Population Divition.
1.3.2. Tình hình thực hiện BPTT khu vực.
- Giữa các khu vực có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ chấp nhận tránh
thai và các mô hình sử dụng BPTT. Tổng tỷ lệ sử dụng BPTT ở các khu vực
phát triển cao hơn nhiều so với khu vực đang phát triển (72% so với 52%).
- Ở các khu vực phát triển, người ta dựa nhiều hơn vào thuốc uống
tránh thai (TUTT), BCS và các BPTT khác như: Vật ngăn âm đạo hay biện
pháp KHHGĐ tự nhiên, so với khu vực đang phát triển, nơi người ta tin cậy
nhiều hơn vào biện pháp triệt sản nữ và DCTC.
- Trong các khu vực đang phát triển, tỷ lệ chấp nhận tránh thai và các
mô hình sử dụng biện pháp cũng khác nhau một cách đáng kể. Tổng tỷ lệ sử
dụng cao nhất là Đông Á (kể cả Trung Quốc) và Mỹ La Tinh, thấp nhất là ở
21
Nam Á và Châu Phi. Đông Á tin cậy nhiều vào triệt sản nữ, triệt sản nam và
DCTC, trong khi Mỹ La Tinh, người ta lại nhấn mạnh vào triệt sản nữ và
thuốc tránh thai mà hầu như không dùng triệt sản nam. Những khác biệt trong
mô hình sử dụng biện pháp giữa khu vực có thể là do những yếu tố chương

trình (đặc biệt là sự sẵn có của biện pháp), mà cũng có thể do yếu tố khách
hàng, như sự ưa chuộng vì lý do văn hóa chẳng hạn.
Ví dụ: Tại nhiều khu vực tỷ lệ chấp nhận thấp trong sử dụng BCS và
biện pháp thắt ống dẫn tinh có thể phần nào là hậu quả của định kiến văn hoá
đối với các biện pháp dùng cho nam giới [48].
- Ở nhiều nước và trong nhiều chương trình, mô hình sử dụng các
BPTT đã thay đổi đáng kể theo thời gian. Một số chương trình đã đưa ra một
cơ cấu biện pháp hạn chế để khởi đầu, và sau đó khi đã có thể thực hiện được
việc cung cấp các biện pháp bổ sung, thì dần dần mở rộng khả năng lựa chọn
cho khách hàng. Chẳng hạn vào giữa những năm 60 ở Hàn Quốc, DCTC là
BPTT được sử dụng rộng rãi nhất, các loại TUTT dần dần được chấp nhận
vào những năm cuối của thập niên 60, và triệt sản là một biện pháp được giới
thiệu vào những năm 70. Những thay đổi theo thời gian đó có các yếu tố như:
Sự sẵn có các BPTT, sự hiện hữu của các phương tiện y tế và cán bộ có tay
nghề cao, sử dụng các chỉ tiêu phấn đấu hoặc các chế độ khen thưởng, mở ra
các chiến dịch để vận động những biện pháp cụ thể và sự thay đổi trong sự ưa
thích của người sử dụng.
1.3.3. Tình hình thực hiện biện pháp tránh thai ở Việt Nam [9]
Trong những năm 90, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT tăng lên
đáng kể từ 53% năm 1988 lên 65% năm 1994, lên 75,3% năm 1997 và 76,9%
năm 2002, năm 2007 thực hiện 1.396.119 trường hợp đạt 81.8% kế hoạch năm
(theo Báo cáo giao ban Bộ Y tế- Tổng cục dân số).
22
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai.
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình cho những phụ nữ 15-49 tuổi hiện
đang có chồng. Kết quả cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia
đình 01/4/2010 cho thấy, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai bất kỳ đạt
78,0%, giảm 1,5 điểm phần trăm so với kết quả điều tra 01/4/2008. Bước vào
thế kỷ 21, số liệu của các cuộc điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa
gia đình ngày 01 tháng 4 hàng năm cho thấy, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh

thai bất kỳ của Việt Nam ngày càng cao. Năm 2003, tỷ lệ sử dụng biện pháp
tránh thai bất kỳ giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm 2002 và tăng dần trở lại
qua các năm và đạt cực đại vào thời điểm 1/4/2008 (79,5%).
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tại thời điểm 01/4/2010
đạt mức 67,5%, giảm 1,3 điểm phần trăm so với kết quả điều tra 01/4/2008.
Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống vẫn tiếp tục
giảm đi, tuy không nhiều.
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai bất kỳ ở khu vực nông thôn cao hơn
ở thành thị 2,8 điểm phần trăm. Trong đó, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai
hiện đại ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị 5,9 điểm phần trăm (69,2% so
với 63,3%), còn tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống ở khu vực
nông thôn thì thấp hơn thành thị 3,1 điểm phần trăm (9,6% so với 12,7%). Xu
hướng này diễn ra trong suốt thập kỷ vừa qua. Số liệu này cho thấy, trong
thập kỷ vừa qua, các chương trình kế hoạch hóa gia đình đã được Nhà nước
tập trung tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả ở khu vực nông thôn, các
Chương trình này đã góp phần làm giảm mức sinh ở khu vực nông thôn, qua
đó làm giảm mức sinh chung của cả nước trong hơn 10 năm qua.[46]
Nói chung tỷ lệ sử dụng BPTT rất cao và tăng nhanh trong khoảng thời
gian năm 1988 - 1997. Sự lựa chọn các BPTT hiện đại ngày càng tăng thay thế
cho các BPTT truyền thống. Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng vượt mức so với chỉ tiêu
phấn đấu là 2% mỗi năm, qua đó đã quyết định việc giảm nhanh mức sinh.
23
Có thể rút ra 2 đặc điểm về cơ cấu sử dụng BPTT ở Việt Nam: Ưu thế
của DCTT trong các BPTT hiện đại và tỷ lệ sử dụng biện pháp tính vòng
kinh, xuất tinh ngoài âm đạo trong toàn bộ các biện pháp khá cao. Phương
pháp được sử dụng phổ biến nhất tại thời điểm 3 cuộc điều tra 1997, 2001,
2005 vẫn là DCTT vào năm 2005 có khoảng một nữa (55.3%) tăng về sử
dụng BPTT hiện đại là kết quả của việc gia tăng các BPTT không phải chỉ là
DCTT, mà đặc biệt là TUTT, BCS và triệt sản nữ.
Quyết định số 147/2000/QĐ- TTg ngày 22/12/2000 của thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. [17].
Chỉ thị số 10/2001/QĐ- TTg ngày 04/05/2001 của thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt
Nam đã định hướng cơ bản về chính sách dân số.
Nghị định 94/ 2002/ NĐ- CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của UBDS, gia đình và Trẻ em.
Pháp lệnh dân số được chủ tịch nước công bố ngày 22/01/2003 Mục
tiêu tổng quát của chính sách dân số là: Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh,
tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, nâng cao chất lượng dân số. Từ khi chính thức được hình thành hệ
thống mạng lưới Chăm sóc sức khỏe- Bảo vệ Bà mẹ- Trẻ em/ KHHGĐ
(CSSK- BVBM- TE/ KHHGĐ), [10], tr.93- 109, đã trở thành một lĩnh vực
không thể thiếu của ngành y tế, đã vững vàng hòa nhập cùng thế giới và khu
vực về lĩnh vực CSSK, đã đem lại những kết quả to lớn trong cải thiện sức
khỏe PN- TE và Chính sách dân số.
24
Bảng 1.3. Tình hình sinh con thứ ba
Đơn vị
hành chính
Số PN 15-49 tuổi sinh con
trong 12 tháng
trước điều tra
Số PN 15-49 tuổi sinh con
thứ 3 trở lên trong 12 tháng
trước điều tra
Tổng số
Thành
thị
Nông

thôn
Tổng số
Thành
thị
Nông
thôn
Toàn quốc
1.440.714 391.366 1.049.348 216.915 37.077 179.838
Khu vực
Miền Trung
302.840 72.471 230.369 54.608 9.504 45.104
Quảng Trị 10.693 3.157 7.536 3.769 695 3.074
Nguồn: Tổng cục Thống kê điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hoá
gia đình 01/4/2010, [46].
1.3.4 . Tình hình thực hiện DS- KHHGĐ tỉnh Quảng Trị
Bảng 1.4. Thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ từ 2008 đến 2010
Số
TT
CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Phụ nữ 15-49 có chồng Người 99.814 100.933 100.377
2 Tỉ suất sinh thô (CBR) ‰ 15,48 14,90 14,40
3 Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 22,82 21,50 19,65

4 Tỉ lệ sử dụng các BPTT hiện đại % 74,00 75,00 75,20
Nguồn: Chi cục dân số-kế hoạch hoá gia đình tỉnh Quảng Trị 2010 [15]
Bảng 1.5. Các chỉ số dân số tỉnh Quảng Trị
25
Các chỉ số hàng năm 2008
2009 2010
Dân số trung bình (người)
596.712 598.568 600.462
Nam (người)
295.969 295.412 296.693
Nữ (người)
300.743 303.156 303.769
Dân số thành thị (người)
162.014 167.599 170.531
Dân số nông thôn (người)
434.698 430.969 429.931
Tốc độ tăng dân số (%)
100,44 100,31 100,32
Tỷ lệ sinh (‰)
19,10 19,20 19,10
Tỷ lệ chết (‰)
7,90 7,70 7,70
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (‰)
11,20 11,50 11,40
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, niên giám thống kê 2010 [22]
Theo Báo cáo Tổng kết dân số tỉnh Quảng Trị năm 2010 [15].
Bảng 1.6. Thực hiện các BPTT hiện đại trong hoạt động thường quy
năm 2010
STT Biện pháp TT Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ lệ %
1 Triệt sản 200 179 89,50

2 Đặt vòng TT 8.500 8.073 95,00
3 Thuốc cấy 350 373 106,60
4 Thuốc tiêm 900 1.490 165,60
Cộng BPTT lâm sàng 9.950 10.115 101,70
1 Thuốc uống 9.500 9.248 97,30
2 Bao cao su 13.000 12.456 95,80
Cộng BPTT phi lâm sàng 22.500 21.704 96.50
* Hoạt động nâng cao chất lượng thông tin DS-KHHGĐ

×