Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Văn hóa ứng xử của giảng viên người nhật bản tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NHẬT BẢN HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2019
ĐỀ TÀI:

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIẢNG VIÊN NGƯỜI
NHẬT BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhóm sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thu Trang
Thành viên: Phan Lâm Anh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019


ĐHQG-HCM
Trường ĐHKHXH&NV

Ngày nhận hồ sơ
Mẫu: SV 02

Do P.QLKH-DA ghi

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018 – 2019

Tên đề tài: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIẢNG VIÊN NGƯỜI NHẬT BẢN TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phần tham gia thực hiện đề tài
TT

Họ và tên

1.

Nguyễn
1 Thị Thu Trang

2.

Phan Lâm Anh

Chịu trách nhiệm

Điện thoại

Email

Chủ nhiệm

0964271042

nguyenthithutrangjps



Tham gia

0325483388

phanlamanhjps16005
@gmail.com

TP.HCM, tháng 05 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học này là cơng trình nghiên cứu của
riêng chúng tôi. Được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Bảo Ngọc và
TS. Nguyễn Thị Hoài Châu. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong
đề tài này hồn tồn trung thực, khơng sao chép của bất cứ ai.
Chúng tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Thu Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn các thầy cô và các bạn sinh viên Khoa Nhật Bản học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện tốt nhất để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Th.S Trần Bảo Ngọc
và TS. Nguyễn Thị Hoài Châu, những người đã hướng dẫn, giúp đỡ nhóm hồn thành đề
tài này.

Tuy nhiên, do năng lực của nhóm nghiên cứu vẫn cịn hạn chế nên đề tài nghiên cứu
khoa học này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Chúng tơi xin trân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Thu Trang

ii


MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt...................................................................................................1
Danh mục sơ đồ, biểu đồ và bảng biểu .......................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................4
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ................................................................................. 6
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 10
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...................................................................11
7. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................ 12
8. Bố cục của đề tài ....................................................................................................12
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 14
1.1 Cấu trúc tâm lý của nhân cách.............................................................................. 14
1.2 Văn hóa và các đặc trưng của văn hóa ..................................................................17
1.2.1 Văn hóa – Các đặc trưng của văn hóa ......................................................... 17
1.2.2 Các hiện tượng xảy ra trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa ........... 19

1.2.2.1. Giao thoa văn hóa ........................................................................... 19
1.2.2.2. Sốc và xung đột trong giao thoa văn hóa ........................................20
1.3 Văn hóa ứng xử....................................................................................................22
1.3.1 Ứng xử .......................................................................................................22
1.3.2 Văn hóa ứng xử .......................................................................................... 23
1.4 Văn hóa ứng xử trong mơi trường giáo dục .......................................................... 25
1.5 Văn hóa ứng xử của giảng viên người Nhật trong mơi trường giáo dục ................ 28
1.5.1 Đặc trưng văn hóa ứng xử của người Nhật ................................................. 28
1.5.2 Đặc trưng văn hóa ứng xử của giảng viên người Nhật trong mơi
trường giáo dục .......................................................................................................... 32
CHƢƠNG 2 ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIẢNG VIÊN
NGƢỜI NHẬT BẢN TẠI KHOA NHẬT BẢN HỌC THUỘC TRƢỜNG
iii


ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................ 35
2.1 Khung khái niệm của đề tài .................................................................................. 35
2.2 Phương pháp tiến hành nghiên cứu ......................................................................36
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................ 36
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................. 36
2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng - điều tra bằng bảng hỏi ......... 36
2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính – phỏng vấn bán cấu trúc .......... 40
2.3 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu .......................................................................42
2.3.1 Kết quả khảo sát ......................................................................................... 42
2.3.1.1 Thông tin về đối tượng khảo sát ...................................................... 42
2.3.1.2 Ý kiến của đối tượng khảo sát về văn hóa ứng xử của giảng
viên người Nhật trong Khoa....................................................................................... 45
2.3.1.3 Ý kiến của đối tượng khảo sát về phương pháp tăng cường hiệu
quả giao tiếp giữa giảng viên người Nhật và sinh viên của Khoa ............................... 55

2.3.2 Kết quả phỏng vấn sâu - Phân tích .............................................................. 58
2.3.2.1 Kết quả phỏng vấn sâu với đối tượng phỏng vấn là giảng viên
người Việt.................................................................................................................. 58
2.3.2.2 Kết quả phỏng vấn sâu với đối tượng phỏng vấn là giảng viên
người Nhật ................................................................................................................. 65
CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ GIAO TIẾP GIỮA
GIẢNG VIÊN NGƢỜI NHẬT VỚI GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
NGƢỜI VIỆT NAM TẠI KHOA NHẬT BẢN HỌC THUỘC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................ 68
3.1 Trang bị kiến thức cho sinh viên Khoa Nhật Bản học về các quy tắc ứng xử
với người Nhật ........................................................................................................... 68
3.2 Tổ chức chương trình hỗ trợ sinh viên, tạo điều kiện giao tiếp với giảng viên
người Nhật ................................................................................................................. 70
iv


3.3 Thành lập câu lạc bộ/ đội/ nhóm nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu
và thực hành văn hóa ứng xử của người Nhật ............................................................ 72
3.4 Một số biện pháp khác về nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa giảng viên người
Nhật và sinh viên của Khoa ....................................................................................... 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................... 77
Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát ................................................................................... 80
Phụ lục 2: Mẫu phiếu phỏng vấn ................................................................................ 87

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. SV: sinh viên
2. GV: giảng viên

1


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1: Quá trình sốc và sung đột trong giao thoa văn hóa ....................................... 21
Sơ đồ 2: Khung khái niệm của đề tài ........................................................................... 35

Bảng 2.1: Bảng cỡ mẫu ............................................................................................... 39
Bảng 2.2: Bảng thống kê ý kiến về phương pháp tăng hiệu quả giao tiếp với giảng
viên người Nhật của sinh viên .................................................................................... 55
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ giới tính đối tượng khảo sát ............................................................ 42
Biểu đồ 2.2 : Tỉ lệ đối tượng khảo sát giữa các khóa .................................................. 42
Biểu đồ 2.3: Chức vụ trong Khoa của các đối tượng khảo sát .................................... 43
Biểu đồ 2.4 : Tần suất tiếp xúc với giảng viên người Nhật ......................................... 43
Biểu đồ 2.5: Hoàn cảnh tiếp xúc với giảng viên người Nhật ....................................... 44
Biểu đồ 2.6.1: Mức độ thường xuyên về một số đặc trưng cơ bản trong lời nói của
giảng viên người Nhật ................................................................................................ 45
Biểu đồ 2.6.2: Mức độ phù hợp về một số đặc trưng cơ bản trong lời nói của giảng
viên người Nhật .......................................................................................................... 46
Biểu đồ 2.7.1: Mức độ thường xuyên về một số đặc trưng cơ bản trong thái độ của
giảng viên người Nhật ................................................................................................ 47
Biểu đồ 2.7.2: Mức độ phù hợp về một số đặc trưng cơ bản trong thái độ của giảng
viên người Nhật .......................................................................................................... 48
Biểu đồ 2.8.1: Mức độ thường xuyên về một số đặc trưng cơ bản trong hành vi, cử
chỉ của giảng viên người Nhật .................................................................................... 49
Biểu đồ 2.8.2: Mức độ phù hợp về một số đặc trưng cơ bản trong hành vi, cử chỉ của

giảng viên người Nhật ................................................................................................ 49
Biểu đồ 2.9.1: Mức độ thường xuyên về một số đặc trưng cơ bản trong tác phong sư
phạm của giảng viên người Nhật (1) ........................................................................... 50
Biểu đồ 2.9.2: Mức độ phù hợp về một số đặc trưng cơ bản trong tác phong sư phạm
của giảng viên người Nhật (1) ..................................................................................... 51
2


Biểu đồ 2.9.3: Mức độ thường xuyên về một số đặc trưng cơ bản trong tác phong sư
phạm của giảng viên người Nhật (2) ........................................................................... 51
Biểu đồ 2.9.4: Mức độ phù hợp về một số đặc trưng cơ bản trong tác phong sư phạm
của giảng viên người Nhật (2) ..................................................................................... 52
Biểu đồ 2.10: Các yếu tố cản trở quá trình giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên
người Nhật .................................................................................................................. 54
Biểu đồ 2.11: Các yếu tố về môi trường làm việc ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của
giảng viên người Nhật ................................................................................................ 54

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản – cường quốc kinh tế lớn thứ ba trên thế giới 1 – từ hàng thập kỷ qua đã
nổi tiếng là một đất nước không chỉ mạnh về kinh tế, mà cịn giàu về ý thức, về văn hóa
ứng xử của người dân. Cịn nhớ sau thảm họa kép kinh hồng ngày 11/03/2011, người
dân Nhật Bản dù đau thương, hoảng sợ, đói khát, vẫn đứng xếp thành những hàng dài chờ
đến lượt mình nhận gói cứu trợ trong trật tự và nghiêm túc, thậm chí có những người cịn
nhường nhịn cho nhau. Hình ảnh đẹp về lối ứng xử chuẩn mực ấy đến tận bây giờ vẫn ghi
dấu ấn mạnh mẽ trong lịng bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chúng ta đang trên con đường hội

nhập với thế giới và mối quan hệ ngoại giao Việt – Nhật cũng theo đó càng ngày càng tốt
đẹp. Trong năm tài khóa 2017, nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà Chính
phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam là 130 tỉ Yên (khoảng 1,2 tỉ USD); tổng số dự án
đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam tính đến tháng 6/2018 là 137 dự án với
tổng số vốn là 6,47 tỉ USD.2 Cùng với đó, số lượng học sinh, sinh viên, lao động Việt
Nam sang Nhật học tập và làm việc đang ngày một tăng. Theo Bộ Lao động - Y tế - Phúc
lợi Nhật Bản, tính đến tháng 10/2017, số lượng lao động người Việt Nam tại đây là
khoảng 240.000 người, chỉ xếp sau Trung Quốc. 3 Ngược lại, lượng người Nhật đến Việt
Nam trong những năm gần đây cũng đạt đến con số đáng kể. Trong khảo sát về thực trạng
người dân lưu trú tại nước ngoài của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, số lượng người Nhật cư trú
tại Việt Nam tính đến năm 2017 là 17,266 người 4– nguyên nhân là vì ngày càng nhiều
doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng thị trường sang Việt Nam. Sự tăng nhanh số lượng
doanh nghiệp Nhật Bản ở Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đến sự tăng lên của nhu cầu tuyển

1

Prableen Bajpai. The World's Top 20 Economies. Ngày cập nhật: 5/5/2019. Thời gian truy cập: 23h09’ 15/5/2019.
Truy xuất từ: />2
Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI. Hồ sơ thị trường Nhật Bản. Ngày đăng: 6/2018. Thời gian truy cập: 10h19’
16/5/2019. Truy xuất từ: />3
Thời báo Kinh tế Nhật Bản. 日本に 127 万人 データでみる外国人労働者. Ngày đăng: 6h30’ ngày 13/11/2018.
Ngày cập nhật: 11h53’ 28/11/2018. Thời gian truy cập: 10h27’ 16/5/2019. Truy xuất từ:
/>4
Jellyfish Agent. ベトナム在住の日本人が急増中!ベトナムが日本人に人気の理由は? . Ngày đăng:
19/11/2018. Thời gian truy cập: 10h38’ 16/5/2019. Truy xuất từ: />
4


dụng nguồn nhân lực có khả năng tiếng Nhật và đủ năng lực làm việc trong môi trường
doanh nghiệp Nhật Bản (theo Phòng thương mại Nhật Bản Thành phố Hồ Chí Minh, tính

đến ngày 1/4/2018, số lượng doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh là 966 cơng ty 5).
Do đó, nhu cầu giảng dạy tiếng Nhật và nghiên cứu về các khía cạnh văn hóa xã hội của
Nhật Bản trở thành vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đặc biệt, các trường đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã nắm bắt được nhu cầu của xã hội và phát triển việc giáo dục
và đào tạo nguồn nhân lực thơng thạo tiếng Nhật, có kĩ năng nghề nghiệp, có khả năng
thích ứng với mơi trường làm việc của người Nhật.
Để đảm bảo sinh viên khi ra trường có năng lực làm việc trong các lĩnh vực có yếu
tố Nhật Bản, các trường đại học của Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử
hình thành và phát triển ngành Nhật Bản học lâu đời (gần 25 năm), rất chú trọng việc xây
dựng chương trình đào tạo tồn diện về kiến thức và kĩ năng, cũng như việc tạo mơi
trường học tập năng động mà ở đó sinh viên có thể giao tiếp thoải mái với người Nhật
Bản. Thơng qua quá trình giao tiếp và học tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên người
Nhật Bản, sinh viên có thể làm quen và tăng cường hiểu biết về văn hóa Nhật Bản nói
chung và văn hóa ứng xử của người Nhật nói riêng. Từ đó sinh viên sẽ được chuẩn bị tư
thế sẵn sàng để tham gia vào những công việc liên quan đến Nhật Bản trong tương lai. Vì
vậy, việc nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Nhật làm công việc giảng dạy tại các
trường đại học Việt Nam hiện nay là rất cần thiết vì nó giúp cung cấp cơ sở khoa học để
nhà trường và Khoa phụ trách đào tạo chuyên môn cải thiện chất lượng giáo dục và đào
tạo.
Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trước đến nay về văn hóa ứng xử của người Nhật Bản
chủ yếu nằm ở mức khái quát các đặc trưng cơ bản, hoặc đi vào các khía cạnh như văn
hóa ứng xử trong mơi trường kinh doanh, văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày,...;
chưa có nghiên cứu về văn hóa ứng xử của người Nhật Bản trong môi trường giáo dục.
Trên thực tế, việc giao tiếp giữa sinh viên và người Nhật tại các trường đại học hoặc các
cơ sở dạy tiếng Nhật ln gặp nhiều khó khăn. Một phần do năng lực tiếng Nhật của
5

Quick Vietnam. ベトナム・ホーチミン日本商工会議所(JCCH)について. Ngày đăng: 11/5/2018. Thời gian
truy cập: 11h 16/5/2019. Truy xuất từ: />

5


người học chưa đủ để giao tiếp tốt, một phần là do người học thiếu hiểu biết về văn hóa
ứng xử của người Nhật, dẫn đến gặp nhiều khó khăn, khơng thích ứng kịp hoặc hiệu quả
giao tiếp khơng như mong đợi.
Do đó, bằng cách tiến hành thu thập ý kiến về quan điểm và nhận thức của giảng
viên và sinh viên về đặc trưng văn hóa ứng xử của người Nhật Bản thể hiện qua các hoạt
động giao tiếp sư phạm, đề tài “Văn hóa ứng xử của giảng viên người Nhật Bản tại trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” cung
cấp cho các sinh viên của Khoa Nhật Bản học cái nhìn tổng quát về con người Nhật Bản
trước khi tốt nghiệp, giúp sinh viên cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các công việc tại các cơ
sở hoặc tổ chức có yếu tố Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, dựa trên
việc phân tích các yếu tố tác động đến các ứng xử của giảng viên người Nhật với giảng
viên/ sinh viên người Việt và ngược lại trong quá trình giao tiếp, đề tài có thể đưa ra một
số đề xuất giúp tăng cường hiệu quả giao tiếp trong các hoạt động giảng dạy – học tập tại
Khoa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa.
2. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu này, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên đa số là nghiên cứu sâu về một khía cạnh của
văn hóa ứng xử của người Nhật Bản, ví dụ như: văn hóa ứng xử trong kinh doanh, văn
hóa ứng xử nơi cơng cộng, văn hóa ứng xử trong giao tiếp,… Trong số đó, có bốn nghiên
cứu khá nổi bật, liên quan trực tiếp tới đề tài và đi khá sâu rộng vào các phương diện của
văn hóa ứng xử Nhật Bản, đó là “Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Nhật” (Đặng Thị
Phương Nguyên, 6/2003, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); cơng trình nghiên cứu “Vài nét về văn
hóa ứng xử của người Nhật Bản” (Ngô Hương Lan, 2013, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á);
tác phẩm “Văn hóa làm việc với người Nhật” (John C. Condon và Tomoko Masumoto,
2015); và “Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản” (Trần Thị Hồi Thương,
2017, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu).


6


Trong cơng trình “Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Nhật” 6, Tác giả đề cập đến
hai nội dung chính là văn hóa giao tiếp của người Nhật và ảnh hưởng của các hệ tư tưởng
tôn giáo đến văn hóa giao tiếp của người Nhật. Về văn hóa giao tiếp của người Nhật, tác
giả trình bày từ những đặc điểm nổi bật và thường thấy nhất (chẳng hạn sự lễ phép, lịch
sự; tôn trọng thứ bậc và địa vị; điềm tĩnh và kín đáo;…) đến những biểu hiện cụ thể khác
của người Nhật trong giao tiếp gia đình và giao tiếp xã hội. Thông qua bài nghiên cứu,
người đọc có thể tìm hiểu về những nét văn hóa nổi bật nhất trong các hoàn cảnh giao tiếp
của người Nhật như thư từ, danh thiếp, điện thoại, quà tặng,… Bên cạnh đó, tác giả cịn
chỉ rõ những ảnh hưởng từ yếu tố tơn giáo tới các đặc trưng văn hóa giao tiếp của người
Nhật, đặt trong tương quan so sánh với văn hóa giao tiếp của người Việt. Việc trình bày tỉ
mỉ, cụ thể biểu hiện nhỏ trong từng trường hợp cụ thể giúp bài nghiên cứu trở nên khoa
học và dễ hiểu. Song, bài nghiên cứu được thực hiện từ năm 2003 – cách đây 16 năm –
nên sẽ có nhiều kiến thức cũ. Trong bối cảnh nước Nhật mở cửa đón nhận văn hóa nước
ngồi, cũng như có nhiều xu hướng thay đổi diễn ra trong xã hội Nhật Bản, bên cạnh
những nét văn hóa được gìn giữ và bảo tồn, cũng sẽ có những nét văn hóa thay đổi cho
phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Tác giả Ngơ Hương Lan trong “Vài nét về văn hóa ứng xử của người Nhật Bản”
(4/2013)7 đã triển khai nghiên cứu theo hai nội dung chính: q trình hình thành văn hóa
ứng xử của người Nhật Bản; và một vài khía cạnh đặc trưng trong văn hóa ứng xử của
người Nhật. Trong đó, tác giả đã đi khá rộng về nhiều phương diện trong văn hóa ứng xử
của người Nhật, đặc biệt tập trung về lối ứng xử của người Nhật trong giao tiếp thông
thường và ở nơi làm việc, đồng thời thể hiện tư tưởng đạo đức của họ qua lối ứng xử đó.
Tuy cơng trình nghiên cứu này khơng lớn và chưa đi sâu vào văn hóa ứng xử của người
Nhật, các kiến thức đưa ra còn khá chung chung, nhưng đã đem lại cho người đọc một cái
nhìn bao quát, tổng thể về văn hóa ứng xử chung của người Nhật Bản trong nhiều trường
hợp khác nhau. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cao tầm quan trọng của việc hiểu và biết về

văn hóa ứng xử của người Nhật để góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ trên nhiều
6

Đặng Thị Phương Nguyên. (6/2003). “Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Nhật”. Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
7
Ngơ Hương Lan, “Vài nét về văn hóa ứng xử của người Nhật Bản”, ngày đăng 4h17’ 23/4/2013, thời gian truy
cập: 11h28’ 16/5/2019, đường dẫn: />
7


mặt của hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Một ưu điểm của bài nghiên cứu này là việc tác
giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngồi để có thể đem đến
những kiến thức mang tính khách quan và tổng qt nhất có thể.
Trong cuốn sách “Văn hóa làm việc với người Nhật” 8, hai tác giả John C. Condon
và Tomoko Masumoto đã nghiên cứu về kinh nghiệm làm việc của những người ngoại
quốc đến làm việc tại Nhật Bản như Mĩ, Canada hay các quốc gia châu Âu. Đa số họ đều
đã trang bị trước những hành trang cần thiết để làm việc trong môi trường đầy khắt khe,
nghiêm túc và trọng lễ nghĩa của các công ty Nhật Bản. Thông qua những trải nghiệm của
họ, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến với nghiều khía cạnh khác nhau trong văn hóa làm
việc với người Nhật. Cuốn sách khơng chỉ là một cơng trình nghiên cứu cơng phu mà cịn
là một cuốn cẩm nang cho tất cả những ai muốn đến làm việc tại đất nước Nhật Bản, đặc
biệt là những người đến từ các nước phương Tây, bởi các khía cạnh trong văn hóa ứng xử
tại các cơng ty Nhật Bản mà tác giả đề cập đều được đặt trong tương quan so sánh với lối
ứng xử của nền văn minh phương Tây. Lấy ví dụ, ở Nhật Bản, tất cả các công ty, doanh
nghiệp đều rất khắt khe trong vấn đề thời gian, họ hồn tồn khơng đồng ý với việc nhân
viên đi làm hay đi họp trễ; điều này trái ngược lại với lối sống ở một số nước phương Tây
khá thoải mái trong giờ giấc. Hay một ví dụ khác, trong cơng việc hay trong một số hồn
cảnh khác, người Nhật ln đề cao tính khiêm nhường, giảm nhẹ cái tôi cá nhân và hướng
về tập thể, vì lẽ đó mà họ đơi khi khơng hài lịng với sự có mặt của những người mang cá

tính phương Tây đầy tự tin và đề cao cái tôi cá nhân ở trong mơi trường làm việc của họ.
Ngồi ra, khơng chỉ đề cập đến văn hóa ứng xử trong mơi trường làm việc, cuốn sách cịn
viết về lối ứng xử trong đời sống thường ngày của người Nhật như: thời gian nào là thích
hợp để đến dự những buổi tiệc, cách chào đón những ngày lễ truyền thống ở xứ sở phù
tang hay cách ứng xử trong những buổi giao lưu, gặp gỡ… Như vậy, ưu điểm lớn của
cuốn sách là việc hai tác giả đã nghiên cứu khá sâu và rộng về văn hóa ứng xử của người
Nhật, lấy trọng tâm là văn hóa trong mơi trường làm việc và đặt trong sự so sánh với văn
hóa ứng xử ở nơi làm việc của phương Tây; từ đó đưa ra lời khuyên, gợi ý dành cho
những người lần đầu đến làm việc tại Nhật Bản. Cùng với những ý nghĩa đó, và nhờ vào
sự ra đời khá sớm của mình (xuất bản lần đầu năm 1984), cuốn sách cũng đã góp phần
8

John C. Condon & Tomoko Masumoto. (2015). “Văn hóa làm việc với người Nhật”. Hà Nội: Lao động.

8


giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa Nhật Bản với các nước phương Tây trong các lĩnh vực
như kinh tế, giáo dục,… Song chính vì đã được xuất bản lần đầu tiên cách đây khá lâu (34
năm) nên những số liệu, nhận định hoặc thông tin trong cuốn sách không mang tính cập
nhật với bối cảnh hiện tại.
Trong bài khóa luận tốt nghiệp về“Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản”
(2017)9, tác giả Trần Thị Hoài Thương đã đi sâu vào phân tích rất nhiều khía cạnh của
văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản, cụ thể là các tác phong nơi công sở như
trang phục, chào hỏi, cách trao danh thiếp,… Để minh họa cho các phân tích, tác giả cũng
nêu lên nhiều ví dụ minh họa thực tế và sinh động. Trong đó, việc tác giả có đề cập và
phân tích sâu bốn kỹ năng quan trọng trong doanh nghiệp Nhật Bản (HOU – REN – SOU,
5S, Kaizen và Omotenashi) đã giúp cho bài nghiên cứu trở nên sâu sắc, có tính thực tiễn
và ứng dụng rất cao. Tuy nhiên, hạn chế của bài luận nằm ở chỗ, dù đã chỉ ra được những
kỹ năng quan trọng mà người lao động trong doanh nghiệp Nhật Bản cần có, nhưng tác

giả vẫn chưa liên hệ được với tình hình thực tế, chưa đề ra các phương pháp học hỏi, phát
triển hay những cách thức phù hợp để sinh viên hoặc người lao động nước ngoài, mà cụ
thể là người Việt Nam có thể tiếp thu và ứng dụng được trong quá trình làm việc với
người Nhật Bản.
Liên quan đến việc thực hiện thu thập quan điểm và nhận thức của các bên về văn
hóa ứng xử của người Nhật trong mơi trường giáo dục đại học, nhóm nghiên cứu không
chỉ tham khảo, tổng hợp các kết quả đạt được từ những cơng trình nghiên cứu trên, mà
cịn thu thập thêm nguồn tư liệu khác từ sách, báo, internet,… để xây dựng cơ sở lý luận
khách quan và đáng tin cậy cho việc phát triển khung khái niệm cho đề tài. Một điểm
khác biệt lớn giữa đề tài nghiên cứu của nhóm so với các cơng trình trước đây chính là
việc đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp với giảng viên người
Nhật, đặc biệt là trong mối quan hệ giao tiếp sư phạm tại trường đại học.

9

Trần Thị Hồi Thương. (2017). “Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản”. Khóa luận tốt nghiệp. Đại học Bà
Rịa – Vũng Tàu.

9


3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về đặc trưng văn hóa ứng xử của giảng viên người Nhật tại Khoa Nhật Bản
học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh thể hiện trong mối quan hệ với giảng viên và sinh viên người Việt.
Tìm hiểu quan điểm và thái độ của sinh viên cũng như giảng viên người Việt tại
Khoa Nhật Bản học về lối ứng xử của giảng viên người Nhật. Từ đó xem xét những thuận
lợi, khó khăn trong quá trình ứng xử, giao tiếp giữa sinh viên, giảng viên Việt Nam với
giảng viên người Nhật.
Đề xuất các biện pháp làm tăng cường sự hiểu biết của sinh viên về văn hóa ứng xử

của người Nhật, từ đó nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa sinh viên, giảng viên Việt Nam và
giảng viên người Nhật Bản.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ứng xử của giảng viên người Nhật Bản tại Khoa
Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên sinh viên hiện đang học tập;
cán bộ quản lí, giảng viên người Việt và giảng viên người Nhật hiện đang giảng dạy và
làm việc tại Khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2018-2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (tài liệu thứ cấp, bao gồm các bài báo, các bài
nghiên cứu bằng tiếng Nhật và tiếng Việt liên quan đến văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa
ứng xử của người Nhật từ nhiều góc nhìn,…). Bằng cách tổng hợp, so sánh và phân tích
những bài báo, cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, đề tài rút ra được khung khái
niệm để mô tả những đặc điểm chính của văn hóa ứng xử người Nhật Bản trong môi
trường giáo dục đại học.
- Phương pháp điều tra khảo sát: bảng hỏi khảo sát được thực hiện bởi các sinh viên
năm 1, 2, 3, 4 hệ chính quy của chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao hiện
10


đang học tại Khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2018 -2019. Việc khảo sát cung cấp dữ
liệu giúp đánh giá quan điểm và thái độ từ sinh viên của Khoa về các biểu hiện cụ thể của
văn hóa ứng xử của người Nhật Bản trong môi trường giáo dục tại Khoa cũng như những
khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình giao tiếp với giảng viên người Nhật.
- Phương pháp phỏng vấn: Bảng hỏi phỏng vấn sâu được thực hiện bởi các giảng
viên người Nhật, người Việt Nam đang công tác tại Khoa Nhật Bản học, trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng trong

năm học 2018 -2019. Việc phỏng vấn nhằm tìm hiểu suy nghĩ, đánh giá từ nhiều phía
gồm cán bộ quản lí, giảng viên người Việt và quan điểm của chính giảng viên người Nhật
về văn hóa ứng xử của người Nhật tại Khoa cũng như các yếu tố tác động đến giao tiếp
trong các mối quan hệ giữa sinh viên/ giảng viên người Việt và giảng viên người Nhật.
Khi tiến hành chọn mẫu cho việc phỏng vấn sâu, đề tài gặp một số hạn chế vì hiện
nay, số lượng giảng viên người Nhật của Khoa khá ít, chủ yếu là giảng viên của chương
trình Chất lượng cao; thêm vào đó, cơ cấu giảng viên thay đổi nhiều trong vài năm gần
đây dẫn đến việc số lượng giảng viên phù hợp với tiêu chí phỏng vấn của đề tài là khơng
nhiều.
- Phương pháp thống kê dữ liệu định lượng: sử dụng phần mềm nhập liệu và trang
xã hội để thu thập và xử lí dữ liệu thu thập từ việc khảo sát sinh viên của Khoa.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: đề tài đưa ra khung khái niệm để nghiên cứu đặc trưng văn hóa
ứng xử của người Nhật, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục của người
Nhật.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài làm rõ suy nghĩ, đánh giá của sinh viên và giảng viên Khoa
Nhật Bản học về văn hóa ứng xử người Nhật Bản, bên cạnh đó khám phá suy nghĩ của
chính những người Nhật đang cơng tác tại một khoa thuộc trường đại học về những vấn
đề liên quan đến giao tiếp với giảng viên và sinh viên Việt Nam. Dựa vào đó, đề tài đề
xuất những biện pháp phù hợp với điều kiện nhà trường để khắc phục khó khăn khi giao
11


tiếp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa giảng viên/ sinh viên người Việt và giảng viên
người Nhật, tạo môi trường học tập và làm việc thoải mái cho sinh viên và giảng viên.
7. Đóng góp mới của đề tài
Trong mơi trường giao tiếp đa văn hóa, việc gặp phải những khó khăn do khác biệt
về tư tưởng, quan điểm, ngơn ngữ, văn hóa dân tộc là điều khơng thể tránh khỏi. Do đó,
đề tài nghiên cứu này giúp làm rõ về những khó khăn mà các sinh viên và giảng viên
Khoa Nhật Bản học gặp phải trong quá trình tương tác với giảng viên người Nhật tại

Khoa và ngược lại. Những biện pháp mà nhóm nghiên cứu đề xuất dựa trên kết quá khảo
sát và phỏng vấn không chỉ giúp hỗ trợ cho việc giao tiếp giữa giảng viên người Nhật với
các giảng viên và sinh viên Việt Nam tại một khoa của trường đại học, mà còn giúp sinh
viên trang bị những kiến thức cần có về văn hóa ứng xử của người Nhật để phục vụ cho
cơng việc về sau tại các cơ quan có yếu tố Nhật Bản.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, nhóm nghiên cứu chia bố cục đề tài gồm 3 chương chính. Cụ thể như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận: Chương 1 cung cấp khái niệm và những kiến thức liên
quan tới văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử trong mơi trường giáo dục, văn hóa
ứng xử của người Nhật và văn hóa ứng xử của người Nhật trong mơi trường giáo dục.
Chương 2 Đặc trưng văn hóa ứng xử của giảng viên người Nhật Bản tại Khoa Nhật
Bản học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh: Chương 2 mô tả kết quả thu được từ việc khảo sát và phỏng vấn để
làm rõ suy nghĩ, đánh giá của sinh viên và giảng viên Khoa Nhật Bản học về văn hóa ứng
xử của giảng viên người Nhật tại Khoa, giải thích những khó khăn các bên gặp phải trong
q trình giao tiếp.
Chương 3 Biện pháp tăng cường hiệu quả giao tiếp giữa giảng viên người Nhật với
giảng viên và sinh viên người Việt Nam tại Khoa Nhật Bản học thuộc Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Chương 3 đề
xuất những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa giảng viên người Nhật với
12


sinh viên và giảng viên của Khoa, và các biện pháp giúp nâng cao hiểu biết của sinh viên
về văn hóa ứng xử của người Nhật.

13



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.

Cấu trúc tâm lý của nhân cách
Nói về cấu trúc tâm lý của nhân cách, trước tiên cần hiểu được nhân cách là gì.

Trong cuốn Tâm lý học nhân cách một số vấn đề lý luận, từ nhiều cách định nghĩa khía
cạnh nghiên cứu và nhiều trường phái khác nhau, tác giả Nguyễn Ngọc Bích (1998) đã
đúc kết được cách định nghĩa khái niệm nhân cách phù hợp nhất với hiện nay như sau:
“Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện những phẩm
chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với cá nhân khác, với tập thể,
xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ,
hiện tại và tương lai.” (tr. 213) 10
Còn theo như Giáo trình Tâm lý học đại cương: “Nhân cách là tổ hợp những đặc
điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của
cá nhân đó.” (Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên), 2007, tr. 169). 11 Có thể nói, nhân cách hình
thành trong quá trình sinh sống và hoạt động, giao lưu của con người trong xã hội. Nhân
cách được hình thành khơng dừng lại, khơng cố định, nó có thể được phát triển đi đến
hồn thiện, và cũng có thể bị suy thối.
Về cấu trúc tâm lý của nhân cách, có khá nhiều cách phân tách, tùy theo quan niệm
của mỗi nhà nghiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xin được phép kế
thừa những nội dung lý thuyết về cấu trúc tâm lý của nhân cách được đề cập đến trong
Giáo trình Tâm lý học đại cương nói trên.
Cấu trúc nhân cách là sự sắp xếp các thuộc tính hay các thành phần của nhân cách
thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong một liên hệ và quan hệ nhất định.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam, cấu trúc của nhân cách gồm hai mặt
Đức và Tài, hay còn gọi là Phẩm chất và Năng lực.
- Phẩm chất gồm: phẩm chất xã hội (thế giới quan, lý tưởng, lập trường, niềm

tin,…), phẩm chất cá nhân (đạo đức tư cách: nết, thói quen, các ham muốn,…), phẩm chất
10
11

Nguyễn Ngọc Bích. (1998). Tâm lý học nhân cách một số vấn đề lý luận. Hà Nội: Giáo dục.
Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên). (2007). Giáo trình Tâm lý học đại cương. Hà Nội: Đại học Sư phạm.

14


ý chí (tính mục đích, tính tự chủ, tính kỉ luật, tính quả quyết, tính phê phán,…) và cung
cách ứng xử (tác phong, lễ tiết, tính khí,…).
- Năng lực gồm: năng lực xã hội hố (khả năng thích ứng và hồ nhập, tính mềm
dẻo cơ động, linh hoạt trong cuộc sống…), năng lực chủ thể hoá (khả năng thể hiện tính
độc đáo, đặc sắc, khả năng thể hiện cái riêng, cái “bản lĩnh” của cá nhân,…), năng lực
hành động (khả năng hành động có mục đích, chủ động tích cực có hiệu quả,…), năng lực
giao tiếp (khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác).
Nếu phân tách cấu trúc tâm lý của nhân cách theo các nhóm thuộc tính tâm lý điển
hình của cá nhân, có thể có được cấu trúc với bốn nhóm: xu hướng, tính cách, khí chất và
năng lực.
- Xu hướng là sự hướng tới mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân con người, diễn ra
trong thời gian lâu dài và tương đối ổn định, trở thành động lực thúc đẩy con người chinh
phục mục tiêu đó. Xu hướng của mỗi người là khác nhau, nó tạo động cơ, và định hướng,
chi phối, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người. Xu hướng quy định hướng phát
triển của tính cách con người, xu hướng ổn định thì tính cách của con người cũng được ổn
định và vững vàng. Bên cạnh đó, xu hướng xác định chiều hướng phát triển của năng lực;
và ngược lại, năng lực giúp cho những mục tiêu của xu hướng có khả năng biến thành
hiện thực và trở lại củng cố, kích thích xu hướng. Ngồi ra xu hướng cũng có thể góp
phần phát triển những mặt tốt; hạn chế, khắc phục những thiếu sót của từng kiểu khí chất.
- Tính cách là tổng hợp nhiều nét tính cách, hay những phản ứng riêng biệt của mỗi

người đối với những tác động của thế giới khách quan và thế giới chủ quan. Nét tính cách
đó có thể là dịu dàng, hiền hòa hay cộc cằn, hung dữ; keo kiệt, ích kỷ hay hào phóng, độ
lượng; chăm chỉ, cần cù hay lười biếng, ham chơi,… Nội dung của tính cách là hệ thống
thái độ của cá nhân đối với hiện thực, tức thái độ đối với tự nhiên, đối với xã hội, đối với
lạo động và đối với bản thân. Hình thức của tính cách là những phương thức hành động,
kiểu hành vi xã hội của con người. Trong tính cách của một con người, có thể tách ra
thành những nét tính cách chung của cả lồi người, của dân tộc, của giai cấp và những nét
cá biệt đặc trưng cho cá nhân ấy. Những nét tính cách chung và riêng này hài hòa với
nhau, tạo nên một tính cách độc đáo của mỗi cá nhân.
15


- Khí chất là những đặc điểm phản ánh sắc thái hoạt động tâm lý của con người (về
mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của những động tác, cử chỉ, cách đi đứng...), chỉ thuần tuý
là những biểu hiện bề ngồi của hành vi chứ nó khơng khơng định trước giá trị đạo đức,
giá trị xã hội của cá nhân hay trình độ của năng lực. Các thuộc tính của nhân cách khi thể
hiện ra ngồi dưới hình thức các hành vi xã hội sẽ mang sắc thái của sẽ khí chất, bộc lộ
được khí chất của con người. Có thể nói, khí chất là là tổng thể những đặc điểm tâm lý cá
nhân thể hiện rõ hoạt động tâm lý của con người, giúp phân biệt người này với người
khác.
- Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu
cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả cao. Năng lực của
mỗi người là khác nhau nên sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng,… của họ cũng khác nhau.
Năng lực có thể có được do bẩm sinh, di truyền hoặc do tự tạo mà có. Mức cao hơn của
năng lực là tài năng và thiên tài. Năng lực của con người có vai trò quan trọng đối với sự
tiến bộ và phát triển của xã hội.
Cuốn Giáo trình Tâm lý học đại cương cũng đề cập giao tiếp là một trong những con
đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách của con người. Thông qua giao tiếp,
các mối quan hệ xã hội giữa người với người mới tồn tại và phát triển. Thông qua giao
tiếp, con người tiếp thu, lĩnh hội những tri thức, kỹ năng,… để phát triển và hoàn thiện

nhân cách bản thân; và ngược lại, cũng nhờ có hoạt động giao tiếp của con người mà xã
hội mới phát triển. Trong quá trình giao tiếp, con người khơng chỉ nhận thức được người
khác mà cịn có thể nhận thức được bản thân mình, tự mình đánh giá bản thân như một
nhân cách và tìm cách khắc phục, sửa đổi hoặc phát triển bản thân để nhân cách của mình
ngày một hồn thiện hơn. Có thể nói rằng, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan
hệ giữa con người với con người, là nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm
lý, ý thức, nhân cách của mỗi cá nhân.
Mặt khác, theo học giả Đoàn Văn Chúc (1997): giao tiếp và ứng xử có quan hệ hữu
cơ với nhau; giao tiếp là tiền đề, là điều kiện của ứng xử; và ứng xử là hành động phản
hồi trong quá trình giao tiếp. 12 Vậy, có thể thấy, thơng qua hoạt động giao tiếp, và qua
cách ứng xử, nhân cách của con người phần nào được thể hiện ở cả bốn khía cạnh xu
12

Đồn Văn Chúc. (1997). Xã hội học văn hóa. Hà Nội: Văn hóa Thơng tin.

16


hướng, tính cách, năng lực và khí chất. Ví dụ, với những người mang khí chất kiểu linh
hoạt, mang trong mình tính năng động, hoạt bát, lạc quan thì cách ứng xử của họ cũng sẽ
đa dạng hơn, tích cực và cởi mở hơn. Trái lại, những người có khí chất kiểu ưu tư sẽ khá
rụt rè và khép kín hơn trong ứng xử với thế giới xung quanh. Tương tự, với những người
có năng lực giao tiếp tốt, cách ứng xử của họ sẽ linh hoạt hơn trong nhiều trường hợp
khác nhau, mang lại hiệu quả giao tiếp cao hơn so với những người có năng lực giao tiếp
thấp hơn.
Do đó, khi xét đến văn hóa ứng xử của con người, không thể không xét đến cấu trúc
tâm lý của nhân cách. Bởi khi bóc tách các khía cạnh của nhân cách, ta mới có thể hiểu rõ
hơn về cách ứng xử mỗi người; và ngược lại, qua cách mà họ ứng xử, ta hiểu được phần
nào tính cách, khí chất, xu hướng,… của người đó để có thể lựa chọn cách thức ứng xử
phù hợp trong quá trình giao tiếp với đối phương.

1.2. Văn hóa và các đặc trƣng của văn hóa
1.2.1. Văn hóa – Các đặc trƣng của văn hóa
Văn hóa là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người, nhưng
cũng chính vì vậy mà sinh ra rất nhiều cách hiểu khác nhau về nó.
Trước đây, Edward Bernett Tylor (1871) từng đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn
minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người
chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” (Huyền Giang, 2001, tr. 13). Trong
cách định nghĩa này, văn hóa đồng nhất với văn minh, mà hai khái niệm này có ngoại
diên khác nhau. Cụ thể, văn minh là tập hợp con của văn hóa, là văn hóa ở một trình độ
phát triển cao. Bên cạnh đó, phương pháp định nghĩa của Tylor lại thiên về hướng liệt kê
các lĩnh vực được bao gồm trong văn hóa mà chưa thực sự tóm gọn được đặc điểm chung
nhất của tập hợp các lĩnh vực ấy. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng việc thiếu sót trong
cách định nghĩa trên là khó tránh khỏi.
Ủy ban Quốc gia UNESCO (1992) cũng đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về văn hóa.
Trong đó, định nghĩa mà chúng tơi cho là trọn vẹn nhất là: “Văn hóa phản ánh và thể hiện
một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng
17


đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ,
nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa
trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”(tr. 23). 13
Nhìn chung, cách định nghĩa này có nhiều điểm tương tự với quan điểm của Giáo sư
Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm (1999) trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam: “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội.” (tr. 10) 14. Có thể nói, định nghĩa văn hóa của UNESCO và của giáo sư
Trần Ngọc Thêm có những chỗ tương đồng khi cho rằng: văn hóa là một hệ thống các giá
trị được tạo nên bởi con người, thể hiện qua các mặt của đời sống, và trải qua một quá

trình hình thành lâu dài. Bàn về điểm khác biệt, điểm đắt giá nhất trong cách định nghĩa
của UNESCO chính là việc khẳng định văn hóa là cơ sở, nền tảng để phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác. Còn định nghĩa của giáo sư Trần Ngọc Thêm thể hiện được 4 đặc
trưng bao gồm: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh; do đó cách hiểu
này đầy đủ và toàn diện hơn.
Cụ thể hơn về 4 đặc trưng của văn hóa, cũng theo cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam,
tính hệ thống giúp người ta hiểu rõ hơn về một nền văn hóa trong tổng thể của nó, tính
này gắn liền với chức năng tổ chức xã hội, “thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội,
cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với mơi trường tự nhiên và xã
hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng
từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hóa (nền văn hóa).” (tr. 11). 6 Tiếp đến là tính
giá trị của văn hóa – gắn với chức năng điều chỉnh xã hội. Tùy theo cách chia (theo mục
đích, ý nghĩa hay thời gian) mà có các loại giá trị văn hóa khác nhau (giá trị vật chất – giá
trị tinh thần, giá trị sử dụng – giá trị đạo đức – giá trị thẩm mĩ, giá trị vĩnh cửu – giá trị
nhất thời). Tính nhân sinh giúp văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con
người và thực hiện chức năng giao tiếp. Cuối cùng là tính lịch sử. Tính lịch sử được thể
hiện ở sự tích lũy các giá trị trong một q trình dài, tạo cho văn hóa bề dày cũng như
chiều sâu, gắn liền với chức năng giáo dục.
13
14

Ủy ban Quốc gia UNESCO. (1992). Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa. Hà Nội: Bộ Văn hóa Thơng tin.
Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Giáo dục.

18


×