Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu Bài soạn lớp 5 - Tuần 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.44 KB, 20 trang )

Tập đọc: Trí dũng song toàn
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (5p) -Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt
của Cách mạng .
H: Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
H: Từ câu chuyện, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm
của công dân đối với đất nước?
-GV nhận xét, cho điểm.
Bài mới: (1p)
Giới thiệu bài
Trong lịch sử nước ta có rất nhiều danh nhân. Một trong
những danh nhân đó là thám hoa Giang Văn Minh. Ông là
người như thế nào? Ông sống vào giai đoạn nào trong lịch
sử nước ta? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết về
ông.
Hoạt động 1: (11p)
Luyện đọc
MT: Đọc lưu loát diễn cảm
bài văn-giọng đọc lúc rắn rỏi,
hào hứng; lúc trầm lắng , tiếc
thương.Hiểu nghĩa các từ khó
ở phần chú giải.
ĐD: SGK.
PP: Đọc cá nhân, nhóm.
-1HS giỏi đọc diễn cảm bài văn.
-GV chia bài thành 4 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc
của mỗi đoạn.
-HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 2 lượt.
Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc,
phát hiện từ sai để luyện đọc cho HS (thảm thiết, cúng giỗ,
ngạo nghễ) kết hợp cho HS tìm hiểu một số từ khó trong


bài ở phần chú giải.
-HS luyện đọc theo nhóm 4. Mỗi em đọc mỗi đoạn.
- 2 HS đọc đoạn văn + lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen những HS đọc tốt.
-GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: (10p)
Tìm hiểu bài
MT: Hiểu ý nghĩa của truyện:
Ca ngợi sứ thần Giang Văn
Minh trí dũng song toàn, bảo
vệ được quyền lợi và danh
dựcủa đất nước khi đi sứ
nước ngoài.
ĐD: SGK, tranh minh hoạ
trong SGK.
PP: Hỏi đáp, động não, thuyết
trình, giảng giải.
-HS đọc thầm đoạn 1 + 2, trả lời câu hỏi:
H: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà
Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?
-HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
-GV chốt lại ý đoạn 1 + 2 : Giang Văn Minh đã dùng trí
để đánh lừa vua Minh đem lại lợi ích cho đất nước.
-HS đọc thầm đoạn 3 + 4 và trả lời câu hỏi 2. Hai HS ngồi
cùng bàn nhắc lại cho nhau nghe nội dung cuộc đối đáp
giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
-Vài HS nêu trước lớp. GV cho HS quan sát tranh và giới
thiệu: Tranh vẽ ông Giang Văn Minh đang oai phong,
khẳng khái đối đáp với triều đình nhà Minh.
-GV chốt: Giang Văn Minh đã dùng dũng khí để đem lại

danh dự cho đất nước.
H: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại Giang Văn
Minh?
-HS trả lời, GV nhận xét và chốt: Vì vua nhà Minh đã mắc
lừa ông và còn căm ghét ông vì ông dám lấy sự thất bại
của 3 triều đại Trug Quốc đều thảm bại trên sông Bạch
Đằng để đối lại nên đã sai người giết Giang Văn Minh.
-HS đọc lướt lại toàn bài và cho biết: Vì sao có thể nói
Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
-HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại đó cũng chính là nội
dung của bài.
Hoạt động 3: (7p)
Đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc phân vai lời các
nhân vật.
ĐD: Bảng phụ ghi sẵn đoạn
3, 4.
PP: Đọc phân vai.
-4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn, GV hương dẫn đọc.
-GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 3, 4 lên và hướng dẫn
đọc. GV đọc diễn cảm.
-HS phân vai theo nhóm 5 và luyện đọc theo lời nhân vật:
người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đai
thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.
-Cho HS thi đọc: 2-3 nhóm HS lên thi đọc phân vai.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
Củng cố, dặn dò: (2p) H:Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 2-3 HS nhắc
lại.
-GV nhận xét tiết học.

-Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
TUẦN 21
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2008.
Toán: Luyện tập về tính diện tích
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV chấm điểm VBT.
-Vài HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tròn, công
thức tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang
-GV nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Hoạt động 1: (10p)
Giới thiệu cách tính
MT: Giúp HS có kĩ năng thực
hành tính diện tích các hình đã học
ĐD: Hình trong SGK
PP: Quan sát, động não, thực
hành.
-GV vẽ hình ví dụ lên bảng, 1 HS đọc đề bài toán.
-GV yêu cầu HS thảo luận cùng bạn để nêu cách thực
hiện tính diện tích của hình đó.
-Đại diện các nhóm nêu, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
-GV nhận xét và thông qua ví dụ trong SGK hình
thành quy trình tính:
+ Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc.
+ Xác định kích thước của các hình mới tạo thành.
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện
tích toàn bộ của hình.

- HS làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng tính, sau khi đã
chia mảnh đất thành hình chữ nhật và 2 hình vuông
Thực hành
Hoạt động 2: (8p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
MT: HS biết chia hình đã cho
thành 2 hình chữ nhật để tính
thuận tiện
ĐD: SGK, bảng nhóm
PP: Động não, thực hành.
-GV vẽ hình bài tập 1 lên bảng, 1 HS đọc đề bài toán.
-GV cho HS thảo luận cùng bạn để nêu cách tính
thuận tiện.
-HS nêu, các nhận xét và đi đến thống nhất cách tính:
Chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật, tính diện tích
của chúng, từ đó tính diện tích của mảnh đất.
-HS làm bài, 1 HS làm trên bảng nhóm.
-HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng nhóm.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: (10p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 2
MT: HS biết chia hình đã cho
thành các hình tính cho thuận tiện;
khuyến khích HS tìm nhiều cách
chia
PP: Động não, thực hành.
-Cách hướng dẫn tương tự như bài 1. HS nêu cách
làm, khuyến khích HS nêu nhiều cách chia khác nhau.
-GV có thể hướng dẫn các em một cách làm khác:
+Chia hcn có kích thước là 141m và 80m bao phủ

khu đất.
+Khu đất đã cho chính là hcn bao phủ bên ngoài
khoét đi hcn nhỏ ở góc trên bên phải và góc dưới bên
trái.
+Diện tích khu đất bằng diện tích cả hcn lớn trừ đi
diện tích 2 hcn nhỏ.
-HS làm bài, trình bày kết quả, GV nhận xét, chốt kết
quả đúng.
Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị cho bài sau.
Chính tả: (Nghe - viết) Trí dũng song toàn.
Các hoạt động Cách hoạt động
Bài cũ: (3p) -GV đọc các từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/gi/d
-3 HS lên bảng ghi các từ cô đọc, cả lớp viết vào nháp
-GV nhận xét + cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Ta lại được gặp lại danh nhân Giang Văn Minh, qua
bài chính tả nghe - viết.Sau đó làm một số bài tập
chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r / d / gi; có thanh
hỏi hoặc thanh ngã.
Hoạt động 1: (22p)
Hướng dẫn HS viết chính tả
MT: Nghe viết đúng chính tả một
đoạn của truyện Trí dũng song
toàn.
ĐD: SGK
PP: Nghe - viết
a) Hướng dẫn chính tả
-GV đọc bài chính tả 1 lượt. HS theo dõi trong SGK.

H:Đoạn văn kể về điều gì biết điều gì? HS trả lời.
-HS đọc lại bài ở SGK, GV nhắc: Các em chú ý cách
trình bày đoạn văn, những tên riêng, các từ phải viết
hoa trong đoạn văn.
b) GV đọc – HS viết bài
-GV đọc từng câu (mỗi câu 2 lần), HS viết bài
c) Chấm , chữa bài
-GV đọc toàn bài chính tả một lượt, HS đổi chéo vở
nhau tự soát lỗi.
-GV chấm 8 – 10 bài, GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: (10p)
Hướng dẫn HS làm bài tập chính
tả.
MT: Làm đúng bài tập chính tả
phân biệt tiếng có chứa âm đầu
r/gi/d, có thanh hỏi hoặc thanh
ngã
ĐD: - VBT Tiếng Việt
-Bút dạ + 3 phiếu khổ to; 4 - 5
tờ phiếu phô tô bài tập 2
PP: ĐD: Động não, thảo luận, thực
hành.
a) Bài 1:
-Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
-GV giao việc: + Các em đọc lại nghĩa ở 3 dòng câu a
và 3 dòng ở câu b.
+ Tìm các từ tương ứng với nghĩa đã cho bắt đầu
bằng r / d / gi ; thanh hỏi hoặc thanh ngã
-HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu và bút dạ cho 1
số HS làm.

-Những HS làm bài trên phiếu lên dán trên bảng lớp.
Lớp nhận xét.
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
b) Bài 2
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập a và đọc bài thơ.
-GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ và chọn r, d, gi để
điền vào chỗ trống.
-GV dán lên bảng phiếu đã phô tô bài thơ, cho các
nhóm làm bài theo hình thức tiếp sức. Lớp nhận xét
kết quả. GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
(Câu b tiến hành tương tự như câu a).
Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại bài thơ Dáng hình ngọn gió.
-Nhớ mẫu chuyện vui Sợ mèo không biết để kể cho
người thân nghe.
Khoa học: Năng lượng mặt trời.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (4p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV yêu cầu HS nêu:Ví dụ về hoạt động của con
người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra
nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
-GV nhận xét + ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Hoạt động 1: (8p)
Thảo luận
MT: HS nêu được ví dụ về tác
dụng của năng lượng mặt trời
trong tự nhiên.

ĐD: Giấy A
4
PP: Thảo luận.
GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở
những dạng nào? (ánh sáng và nhiệt)
+ Vai trò của năng lượng mặt trời đối vớiôsự sống.
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời
tiết và khí hậu.
+ .....
GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên
được hình thành từ khí sinh vật qua hàng triệu năm.
Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời
Nhờ có năng lượng của mặt trời mới có quá trình
quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV cho một số nhóm trình bày và cả lớp bổ sung.
Hoạt động 2: (10p)
Quan sát và thảo luận
MT: HS kể được một số phương
tiện, máy móc, hoạt động,... của
con người sử dụng năng lượng
mặt trời.
ĐD: Hình 2, 3, 4 trang 84, 85 ở
SGK.
-Phương tiện máy móc hoặc tranh
ảnh chạy bằng năng lượng Mặt
Trời.

PP: Quan sát, thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
quan sát hình vẽ và thảo luận theo các nội dung:
-Kể một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời
trong cuộc sống hằng ngày.
-Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng
lượng mặt trời.Giới thiệu máy móc chạy bằng năng
lượng mặt trời.
-Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt
trời ở gia đình và ở địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Cho từng nhóm trình bày và giới thiệu sản phẩm mà
các nhóm đã chuẩn bị. Cả lớp thảo luận.
Hoạt động 3: ( 8p)
Trò chơi
MT: Củng cố cho HS những kiến
thức đã học về vai trò của năng
lượng mạt trời.
ĐD: Bản lớp
PP: Trò chơi
-GV hướng dẫn cách chơi: 2 nhóm tham gia.
-GV vẽ hình Mặt Trời lên bảng. 2nhóm bốc thăm xem
nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử từng thành
viên lên ghi những vai trò, ứng dụng của Mặt Trời đối
với sự sống trên Trái Đất nói chung và đối với con
người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ Mặt Trời.
-Các nhóm tiến hành chơi, bình chọn nhóm thắng
Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Về nhà tìm thêm 1 số ví dụ và
phương tiện chạy băng năng lượng Mặt Trời.

Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2008
Toán: Luyện tập về tính diện tích.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV chấm điểm ở VBT.
GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa.
-Vài HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang,
hình tam giác.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Hoạt động 1: (15p)
Giới thiệu cách tính.
MT: Giúp HS củng cố kĩ năng
thực hành tính diện tích các hình
đã học.
ĐD: Hình trong SGK.
PP: Giảng giải, hỏi đáp.
-GV nêu mục tiêu của tiết học.
a)GV vẽ hình ở ví dụ trong SGK lên bảng.
GV hỏi: Đối với hình này ta chia hình như thế nào?
HS thảo luận, nêu cách chia hình, GV thống nhất và
chia hình: Chia hình ABCDE thành hình thang
ABCD và hình tam giác ADE.
b) HS vẽ hình, tự đo các khoảng cách (nếu lớp yếu
GV thống nhất cả lớp tính theo bảng số liệu các kết
đo ở SGK)
c) HS tính diện tích hình đã cho theo gợi ý trên.
HS nêu, GV nhận xét và ghi bài giải lên bảng.
Thực hành:

Hoạt động 2: (8p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 1
MT: HS biết xác định hình đã cho
thành các hình nhỏ để tính thuận
tiện.
ĐD: Hình trong SGK.
PP: Quan sát, động não, thực
hành.
-GV vẽ hình ở bài tập 1 đã cho lên bảng. Cho HS xác
định mảnh đất đã chia thành những hình nào?
-Gọi vài HS nêu: Mảnh đất đã cho được chia thành
một hình chữ nhật AEGD và 2 hình tam giác BAE và
BGC.
-HS dựa vào bảng số liệu đã cho ở SGK để làm bài.
-Một em lên bảng làm, GV theo dõi rèn luyện kĩ năng
thực hiện các phép tính cho HS yếu.
-HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, GV nhận xét,
thống nhất cách giải đúng.
Hoạt động 3: (9p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 2
MT: Củng cố kĩ năng thực hành
tính diện tích của các hình đã học
như: hình chữ nhật, hình tam giác,
hình thang,....
ĐD: Hình ở SGK, giấy cỡ lớn.
PP:Quan sát, động não, thực hành.
-GV cho HS quan sát hình ở SGK và trả lời câu hỏi:
Mảnh đất đã cho được chia thành mấy hình nhỏ?
-HS thảo luận để nêu được: Mảnh đất đã cho được
chia thành hình thang MBCN và 2 hình tam giác

AMB và CND.
-HS dựa vào bảng số liệu đã cho ở SGK để tính diện
tích mảnh đất.
-HS làm bài, một em làm bài trên giáy cỡ lớn.
-Nhận xét bài làm trên giấy của bạn, HS dưới lớp đổi
chéo vở cho nhau để kiểm tra và nhận xét bài làm của
nhau.
-GV nhận xét, khen những em làm bài tốt.
Củng cố, dặn dò: (3p) Củng cố cách tính diện tích của một hình mà không
phải là hình tam giác, hcn,...thì ta phải chia hình đó
thành hình như hcn, htg,...
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài vào VBT.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (4p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-Kiểm tra 3 HS: - HS lần lượt làm 3 bài tập(phần
luyện tập) ở tiết Luyện từ và câu trước.
-GV nhận xét + cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Các em đang học về chủ điểm Công dân. Để giúp các
em có thêm những từ ngữ về chủ điểm này, trong tiết
học hôm nay chúng ta sẽ mở rộng vốn từ về chủ
điểm: Công dân.
Hoạt động 1: (10p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 1
MT: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ
gắn với chủ Công dân: các từ nói

về quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức
công dân
ĐD: Phiếu học tập ghi bài tập 1,
VBT
PP: Suy luận, động não.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1, lớp đọc thầm.
- GV giao việc: + Các em đọc lại các từ đã cho.
+Ghép từ Công dân vào trước hoặc sau từng từ để
tạo thành cụm từ có nghĩa.
-HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu cho 2 HS làm.
-2 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp, cả lớp
nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại những cụm từ HS đã ghép
đúng.
Hoạt động 2: (5p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 2
MT: Biết tìm nghĩ của các từ đã
cho để nối cho đúng.
ĐD: Phiếu học tập + bút dạ; từ
điển Tiếng Việt.
PP: Động não.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập + đọc nghĩa đã cho ở
cột A, đọc các từ đã cho ở cột B, cả lớp đọc thầm.
-GV giao việc: Các em đọc thầm lại nghĩa, sau đó nối
nghĩa ở cột A với từ ở cột B tương ứng.
-HS làm bài, GV dán 3 tờ phiếu đã kẻ sẵn cột A, cột
B, mời 3 HS lên nối.
-3 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Một số HS
trình bày miệng bài làm của mình.
-GV nhận xét + chốt lại kết qủa đúng.

Hoạt động 3: (15p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 3
MT: Vận dụng vốn từ đã học, viết
được một đoạn văn ngắn nói về
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công
dân.
ĐD: VBT
PP: Động não.
-HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV giao việc:
* Đọc lại câu nói của Bác với các chú bộ đội nhân
dịp Bác đến thăm đền Hùng.
* Dựa vào nội dung câu nói để viết một đoạn văn
khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi
công dân.
-Cho HS làm bài ( 1-2 HS khá giỏi làm mẫu)
-Một số HS đọc đoạn văn mình đã viết. Lớp nhận xét.
-GV nhận xét về 2 mặt: Đoạn văn viết đúng yêu cầu
và hay + khen những HS làm bài tốt.
Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học
-Khen những HS làm bài tốt.
-Dặn HS nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm.
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (5p) -2 HS lần lượt kể câu chuyện đã được nghe, được
đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo
pháp luật, theo nếp sống văn minh.
-GV nhận xét + cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)

Trong tiết Kể chuyện trước, cô đã dặn các em về nhà
chuẩn bị nội dung cho tiết Kể chuyện hôm nay. Hôm
nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn cùng nghe một
câu chuyện mà các em đã được chứng kiến hoặc
tham gia.
Hoạt động 1: (10p)
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề
bài.
MT: HS hiểu được một câu đã
chứng kiến hoặc đã làmthể hiện ý
thức bảo vệ các công trình công
cộng, di tích lịch sử - văn hoá; ý
thức chấp hành Luật Giao thông
đường bộ;...
ĐD: Bảng lớp viết đề bài.
Một số tranh ảnh phục vụ cho đề
bài.
PP: Giảng giải, thảo luận.
-Một HS đọc cả 3 đề bài, cả lớp đọc thầm.
-GV viết cả 3 đè bài lên bảng lớp và gạch chân
những từ ngữ quan trọng trong đề bài. Cụ thể:
Đề 1: Kể một việc làm của những công nhân thể
hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di
tích lịch sử - văn hoá.
Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành
Luật Giao thông đường bộ.
Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các
thương binh, liệt sĩ.
-3 HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK.
-GV: Em nào chọn đề nào thì nhớ đọc kĩ phần gợi ý

cho đề đó.
-Cho HS giới thiệu trước lớp tên câu chuyện mình
sẽ kể.
-GV: Mỗi em cần lập nhanh dàn ý cho câu chuyện.
Nhớ chỉ gạch đầu dòng, không cần viết thành đoạn.
Hoạt động 2: (20p)
HS kể chuyện
MT: Biết sắp xếp các tình tiết, sự
kiện thành một câu chuyện Hiểu và
trao đổi được với bạn về ý nghĩa câu
chuyện.
Rèn kĩ năng nghe, nói của HS.
ĐD: Một số câu chuyện đã chuẩn bị
PP: Kể chuyện, thảo luận.
-Cho HS kể chuyện theo nhóm: Hai em nhớ kể cho
nhau câu chuyện của mình và trao đổi, thống nhất
về ý nghĩa câu chuyện.
-HS kể, GV theo dõi, giúp đỡ HS.
-Đại diện các nhóm lên thi kể + nói về ý nghĩa câu
chuyện.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen những HS chọn được câu
chuyện đúng yêu cầu của đề bài và kể hay, nêu đúng
ý nghĩa.
Củng cố, dặn dò: (2p) - GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS kể chưa tốt về nhà luyện kể thêm.
- Dặn HS đọc trước yêu cầu của tiết Kể chuyện của
tuần 21.

×