Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm viêm phúc mạc bào thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.09 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU

SẢN KHOA

Nghiên cứu chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm viêm phúc mạc bào thai
Trần Việt Hòa1, Trần Danh Cường2, Nguyễn Hải Long1
1
Trường Đại học Y Hà Nội
2
Bệnh viện phụ sản trung ương
doi:10.46755/vjog.2020.3.1113
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Trần Việt Hoà, email:
Nhận bài (received): 11/08/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 03/11/2020

Tóm tắt
Mục tiêu: Mơ tả, đánh giá mối liên quan hình ảnh siêu âm chẩn đốn trước sinh của viêm phúc mạc bào thai đối với kết
quả sau sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi 65 thai phụ có kết luận của hội đồng hội
chẩn liên viện thai nhi bị viêm phúc mạc thai, so sánh đánh giá kết quả sau sinh của những trường hợp này.
Kết quả: Trong tổng số 65 thai nhi có chẩn đốn trước sinh viêm phúc mạc thai thì hình ảnh canxi hóa trong ổ bụng và
dịch ổ bụng là hình ảnh điển hình có độ nhạy là 72,9% và 83,7%. Hình ảnh giả nang phân su có độ đặc hiệu cao nhất
81,8% và có giá trị dự đốn dương tính cao nhất 88,8%. Tỉ lệ phẫu thuật sau sinh ở độ 0 là 42,9%, đối với độ 1 là 33,3%,
độ 2 là 71,4% và độ 3 là 100%.
Kết luận: Hình ảnh siêu âm chẩn đốn trước sinh có giá trị trong tiên đốn kết quả thai nghén ở thai phụ viêm phúc mạc
thai.

Từ khóa: viêm phúc mạc thai, siêu âm, kết quả thai nghén.

Assessment of prenatal diagnosis of meconium peritonitis via ultrasound
Tran Viet Hoa1, Tran Danh Cuong2, Nguyen Hai Long1
Hanoi Medical University


2
National hospital of obstetrics and gynecology

1

Abstract
Objective: This study aimed to describe and evaluate the correlation between Prenatal Diagnostic Ultrasound Images
of meconium peritonitis and Infants’ postnatal outcomes.
Materials and methods: We conducted a descriptive cross-sectional study to follow 65 pregnant women diagnosed
with fetal meconium peritonitis by Inter-hospital consultation council, compare and evaluate postnatal outcomes of
these cases.
Results: In all 65 fetuses diagnosed with meconium peritonitis, images of calcification and fluid in the abdominal
cavity are typically observed with sensitivities of 72.9% and 83.7%. Image of Meconium Pseudocyst has the selectivity
(81.8%) and highest positive predictive value (88.8%). The rates of postnatal surgery for grade 0, 1, 2 and 3 severity
patients are 42.9%, 33.3%, 71.4% and 100%, respectively.
Conclusion: Prenatal diagnostic sonographic findings are highly valuable when prognosticating pregnancy outcomes
for fetuses diagnosed with meconium peritonitis.

Key words: meconium peritonitis, ultrasound, pregnancy outcome.
1. Đặt vấn đề
Viêm phúc mạc bào thai là một phản ứng viêm hóa
học vơ khuẩn của phúc mạc do dịch ruột của thai đi qua
lỗ thủng ống tiêu hóa thai [1]. Tỉ lệ mắc khoảng 1: 35000
ca sinh sống. Nguyên nhân chủ yếu là do tắc ruột hoặc
tổn thương mạch máu ruột non. Một vài nguyên nhân

14

khác có thể do xoắn ruột, thoát vị nội ruột, dây chằng
ruột bẩm sinh, túi thừa Meckel bệnh Hirschsprung, bệnh

xơ nang, nhiễm Parvovirus B19 thai thiếu máu, viêm
mạch máu gây ra thủng ruột thai [2].
Tại Việt Nam, một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong
do viêm phúc mạc bào thai là 17,4% trong các trường

Trần Việt Hịa và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):14-18. doi :10.46755/vjog.2020.3.1113


hợp dị tật ống tiêu hóa, đứng hàng thứ 3 sau teo thực
quản và dị tật hậu môn - trực tràng [2].
Trước đây, phần lớn viêm phúc mạc thai được chẩn
đoán sau sinh. Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt
Nam siêu âm chẩn đoán trước sinh được ứng dụng rộng
rãi, bệnh lý này có biểu hiện hình ảnh siêu âm và được
nhận biết bằng các dấu hiệu khá đặc trưng. Chính vì vậy,
ứng dụng siêu âm chẩn đốn trước sinh viêm phúc mạc
bào thai rất có ý nghĩa. Chẩn đoán sớm giúp các bác sĩ
sản – bác sĩ ngoại nhi chủ động, có kế hoạch điều trị
đúng, kịp thời cho trẻ sơ sinh nhằm tránh các biến chứng
và giảm nguy cơ tử vong. Chính vì những lý do trên,
chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu mơ tả, đánh
giá mối liên quan hình ảnh siêu âm chẩn đoán trước sinh
của viêm phúc mạc thai đối với kết quả sau sinh.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
65 thai phụ được siêu âm hội chẩn tại Trung tâm
Chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
và được chẩn đoán siêu âm viêm phúc mạc bào thai từ
tháng 1/2019 đến tháng 12/2019. Thai phụ được theo
dõi và sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương sau đó

được theo dõi xử lý viêm phúc mạc thời kỳ sơ sinh tại
Bệnh viện Việt Đức. So sánh hình ảnh siêu âm trước sinh
và kết quả sơ sinh.
Tiêu chuẩn lựa chọn: đơn thai sống, thai nhi được
chẩn đoán viêm phúc mạc bào thai tại Trung tâm Chẩn
đoán trước sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, được
theo dõi thai kỳ và chẩn đốn, xử trí sau khi sinh là viêm
phúc mạc bào thai. Thai phụ kết thúc thai kỳ tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ứơng.
Tiêu chuẩn loại trừ: Thai nhi được chẩn đoán viêm
phúc mạc thai nhưng chỉ định đình chỉ thai do bệnh mẹ,
thai nhi có các dị tật bẩm sinh khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu thuận tiện.
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2019 đến
tháng 12/2019 thu nhận được 65 thai phụ có chẩn đốn
viêm phúc mạc thai. Các thai phụ này được theo dõi sinh
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và thai nhi được theo
dõi sau sinh tại bệnh viện Việt Đức.
2.3. Các biến số nghiên cứu
Thu thập các thông tin sử dụng trong nghiên cứu qua
bệnh án nghiên cứu bao gồm: tuổi thai phụ, tuổi thai siêu
âm phát hiện viêm phúc mạc bào thai, hình ảnh siêu âm
chẩn đốn trước sinh, kết quả nhiễm sắc đồ của thai nhi,
chẩn đoán phẫu thuật sau sinh.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán siêu âm viêm phúc mạc
bào thai:
Hình ảnh tùy thuộc bất thường ở ruột, phản ứng viêm
và thời gian từ khi ruột bị thủng, thường gặp: Canxi hóa
trong ổ bụng, dịch ổ bụng có vách, quai ruột giãn, nang

giả phân su. Phản ứng viêm do thủng ruột khu trú hoặc
phân su có thể thành hình thành nang giả phân su [3–5].
- Các hình ảnh siêu âm dạng canxi hóa rải rác trong ổ
bụng của thai:

Là những điểm sáng nằm rải rác và xen lẫn giữa các
cơ quan trong ổ bụng, do điểm này nhỏ nên có thể khơng
có bóng lưng cản [6]. Cũng có thể là vùng tăng âm nằm ở
phúc mạc dưới dạng các điểm hoặc co cụm thành từng
đám ở ổ bụng, dưới gan, vùng chậu, vùng bùi. Phía sau
khối tăng âm là bóng cản ở vùng bụng hoặc xương chậu,
có thể thấy canxi hóa trên bề mặt gan [7,8]. Canxi hóa
cũng có thể được quan sát trong lòng ruột kết hợp với
tắc ruột xa, thường gặp trong hẹp hậu mơn trực tràng.
- Hình ảnh cổ chướng của thai:
Không đặc hiệu, viêm phúc mạc phân su dấu hiệu
thủng vỡ ruột, phân su ra ngoài ổ bụng, thường kèm theo
dịch ổ bụng (có giá trị quý ở 3), có thể gặp trong viêm
phúc mạc phân su do thủng ống tiêu hóa hoặc phù thai
do miễn dịch hoặc khơng do miễn dịch [6].
- Hình ảnh quai ruột giãn:
Hình ảnh siêu âm các quai ruột non có thể thấy được
ở tuần lễ 16 đến 28 tùy theo loại. Quai ruột non giãn trên
chỗ tắc (quai ruột chứa đầy dịch và kích thước > 7 mm,
dài > 15 mm) và rõ ràng, bờ mỏng, kích thước đều. Số
lượng tùy vị trí, tắc càng thấp số quai ruột giãn càng
nhiều [9]. Các quai ruột giãn kế tiếp nhau, dấu hiệu tổ
ong và hội chứng chống đối thể hiện có cản trở lưu thơng
trong ruột.
- Hình ảnh giả nang phân su:

Các quai ruột bao quanh gây xơ dính và canxi hóa
tạo thành những âm vang dày đặc có hình vỏ túi, giới hạn
vùng thưa âm vang của phân su phía trong. Khối đậm
âm vang trong ổ bụng, không đồng nhất, đơi khi có dịch
(nang nhỏ).
Có 4 hình ảnh siêu âm viêm phúc mạc bào thai có
thể gặp trong 1 số bệnh lý khác như: nhiễm trùng do
toxoplasma và cytomegalovirus (có hình ảnh canxi hóa
ổ bụng), phù thai do miễn dịch hoặc không do miễn dịch.
Các xét nghiệm TORCH và các xét nghiệm cơ bản (công
thức máu, Rh) để loại trừ các nguyên nhân khác.
Theo phân loại của Zangheri hình ảnh siêu âm của
viêm phúc mạc bào thai [10]:
Phân loại có hệ thống hình ảnh siêu âm trước sinh
của viêm phúc mạc bào thai của Zangheri giúp dự đoán
trước sinh cần phẫu thuật [10]:
Độ 0: Calci hóa trong ổ bụng đơn thuần.
Độ I: Calci hóa trong ổ bụng có kèm theo một trong
các dấu hiệu: dịch tự do ổ bụng, nang giả, giãn các quai
ruột.
Độ II: Calci hóa trong ổ bụng có kèm theo hai trong
các dấu hiệu: dịch tự do ổ bụng, nang giả, giãn các quai
ruột.
Độ III: Calci hóa trong ổ bụng có kèm theo tất cả các
dấu hiệu: dịch tự do ổ bụng, nang giả, giãn các quai ruột.
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để quản lý và phân
tích số liệu.
3. Kết quả nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu, tháng 1/2019 đến tháng
12/2019, thu nhận được 65 thai phụ có chẩn đốn viêm

phúc mạc thai.

Trần Việt Hịa và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):14-18. doi :10.46755/vjog.2020.3.1113

15


3.1. Tuổi thai phụ và tuổi thai phát hiện viêm phúc mạc thai
Bảng 1. Nhóm tuổi thai phụ
Số lượng

Tỷ lệ %

< 24 tuổi

Nhóm tuổi mẹ

18

27,7

25 - 29 tuổi

18

27,7

30 - 34 ti

22


33,8

> 35 tuổi

7

10,8

Tổng

65

100

28,4 ± 4,8

19 - 38

Trung bình

Thai phụ trong nhóm tuổi 30 - 34 có tỉ lệ thai nhi bị viêm phúc mạc thai cao nhất là 33,8%. Thai nhi bị viêm phúc
mạc thai đa phần gặp ở thai phụ nhóm dưới 35 tuổi là 89,2%.
Bảng 2. Thời điểm phát hiện viêm phúc mạc bào thai.
Tuổi thai (tuần )

Trung bình ± SD

Min - Max


26,4 ± 4,5

16 - 35

Tuổi thai phát hiện viêm phúc mạc thai trung bình 26,4 tuần. Trong đó sớm nhất khi thai 16 tuần và muộn nhất
khi thai 35 tuần.
3.2. Thái độ xử trí và tuổi thai
Bảng 3. Thái độ xử trí và tuổi thai
Nhóm tuổi thai (tuần)

Thái độ xử trí

Số lượng (n)

Theo dõi thai (n, %)

Đình chỉ thai (n, %)

12 - 22

9

4 (8,3%)

5 (13,8%)

23 - 32

50


38 (79,2%)

12 (76,9%)

32 - 40

6

6 (12,5%)

0 (0%)

Tổng

65

48 (73,8%)

17 (26,2%)

Có 73,8% trường hợp thai nhi viêm phúc mạc bào thai được giữ thai và có 26,2% đình chỉ thai nghén. Nhóm đình
chỉ thai nghén đa phần ở tuần thai 23 - 32 tuần.
3.3. Giá trị hình ảnh siêu âm chẩn đốn trước sinh viêm phúc mạc thai và kết quả sau sinh
Bảng 4. Giá trị của những hình ảnh siêu âm trước sinh với viêm phúc mạc phân su
Siêu âm trước sinh
Canxi hóa
trong ổ bụng
Dịch ổ bụng
Quai ruột giãn
Giả nang phân su

Tổng

Chẩn đốn sau sinh
Có VPM

Khơng có VPM



27

8

Khơng

10

3



31

6

Khơng

6

5




11

9

Khơng

26

2



16

2

Khơng

21

9

48

37

11


Giá trị %
Se

Sp

PPV

NPV

72,9

27,2

77,1

23

83,7

45,4

83,7

45,4

29,7

18,1


55

92,8

43,2

81,8

88,8

30

Dịch ổ bụng là hình ảnh siêu âm có độ nhạy cao nhất 83,7%, có giá trị dự đốn dương tính cao 83,7%. Hình ảnh giả
nang phân su có độ đặc hiệu cao nhất 81,8% và có giá trị dự đốn dương tính cao nhất 88,8%.

16

Trần Việt Hịa và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):14-18. doi :10.46755/vjog.2020.3.1113


Bảng 5. Phân độ trên siêu âm chẩn đoán trước sinh
Phân độ siêu âm

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Độ 0

9


13,8

Độ 1

25

38,5

Độ 2

29

44,6

Độ 3

2

3,1

Tổng

65

100

Viêm phúc mạc bào thai chủ yếu được phát hiện trên siêu âm khi ở độ 2 (44,6%). Chỉ có 3,1% trường hợp viêm
phúc mạc bào thai phát hiện trên siêu âm khi ở độ 3.
3.4. Hình ảnh siêu âm chẩn đoán trước sinh và kết quả sau sinh.

Bảng 6. Phân độ siêu âm trước sinh và chẩn đoán sau sinh.
Phân độ
siêu âm
trước sinh

Số lượng
(n)

Chẩn đoán sau sinh
Viêm phúc mạc phẫu
thuật sau sinh (n,%)

Viêm phúc mạc
điều trị nội (n,%)

Bình thường
(n,%)

Độ 0

7

3 (42,9%)

0 (0%)

4 (57,1%)

Độ 1


18

6 (33,3%)

8 (44,4%)

4 (22,2%)

Độ 2

21

15 (71,4%)

3 (14,3%)

3 (14,3)

Độ 3

2

2 (100%)

0 (0%)

0 (0%)

Tổng số


48 (100%)

26 (54,2%)

11 (22,9%)

11 (22,9%)

Trong 48 trường hợp giữ thai có 26 trường hợp cần
phẫu thuật sau sinh (54,2%) và 11 trường hợp điều trị
nội khoa (22,9%) nhưng có 11 trường hợp khơng cần can
thiệp (22,9%). Khi siêu âm chẩn đoán trước sinh độ 0, tỉ
lệ phẫu thuật sau sinh là 42,9% (3/7 ca). Đối với độ 1, tỷ
lệ phẫu thuật sau sinh là 33,3% (6/18 ca). Đối với độ 2 tỷ
lệ phẫu thuật sau sinh là 71,4% (15/21 ca) và độ 3 có tỉ lệ
phẫu thuật sau sinh là 100% (2/2 ca).
4. Bàn luận
4.1. Tuổi thai phụ và tuổi thai phát hiện viêm phúc
mạc thai
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình thai phụ phát
hiện thai nhi bị viêm phúc mạc bào thai là 28,4 ± 4,8,
thấp nhất là 19 tuổi và cao nhất là 38 tuổi. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Bích Ngọc tuổi mẹ trung bình là 27,9
± 7,3, nhóm tuổi trên 35 chỉ chiếm 25% [11]. Như vậy
viêm phúc mạc bào thai có thể gặp ở mọi lứa tuổi của
người mẹ.
Tuổi thai phát hiện viêm phúc mạc bào thai là 26,4 ±
4,5, sớm nhất là 16 tuần và muộn nhất là 35 tuần. Theo
Nguyễn Bích Ngọc tuổi thai phát hiện trung bình là 30,04
± 3,36 tuần, sớm nhất là 20 tuần và muộn nhất là 37 tuần

[11]. Phát hiện thai nhi viêm phúc mạc có thể thấy được
sau khi ruột thai nhi hình thành và phát triển cùng với sự
hình thành phân su từ tuần 16 đến 20 tuần. Các hình ảnh
trên siêu âm xuất hiện sau khi có phản ứng viêm do phân
su từ lịng ruột thốt qua lỗ thủng vào ổ bụng.
4.2. Hình ảnh siêu âm viêm phúc mạc bào thai
- Hình ảnh canxi hóa trong ổ bụng có độ nhạy 72,9%
và độ đặc hiệu là 27,2%. Theo Shinkichi Kamata hình ảnh
canxi hóa đơn độc chỉ chiếm 25% tuy nhiên nếu kết hợp

P

0,028

với 1 dấu hiệu khác như giả nang phân su to hoặc canxi
hóa thành đám phát triển lớn thì tiên lượng xấu hơn và
địi hỏi phẫu thuật sau sinh cao hơn [3].
- Hình ảnh siêu âm có độ nhạy cao nhất là dịch ổ
bụng 83,7% nhưng hình ảnh giả nang phân su có độ đặc
hiệu cao nhất 81,8% và có giá trị dự đốn dương tính cao
nhất 88,8%. Theo Chao-Nin Wang [12], kết quả siêu âm
trước sinh hình ảnh dịch ổ bụng chiếm 100%, canxi hóa
trong ổ bụng chiếm 93%, quai ruột giãn hoặc giả nang
phân su là 29%.
- Như vậy hình ảnh canxi hóa trong ổ bụng và dịch ổ
bụng là hình ảnh điển hình trong chẩn đoán trước sinh
viêm phúc mạc thai [12].
Đối với phân độ trên siêu âm trước sinh và kết quả
thai kỳ:
- Khi chỉ có 1 dấu hiệu canxi hóa trong ổ bụng (độ 0),

tỉ lệ trẻ sinh ra không cần can thiệp gì là 57,1%.
- Khi có từ 2 dấu hiệu trở lên trên siêu âm, thì tỉ lệ trẻ
cần phẫu thuật sau sinh là 33,3% đối với độ 1 và 71,4%
đối với độ 2.
- Khi có tất cả các dấu hiệu trên siêu âm (độ 3), tỉ lệ
trẻ cần phẫu thuật sau sinh là 100%.
Theo Zangheri G tỷ lệ phẫu thuật sau sinh là 0 % ở độ
0, đối với độ 1 là 52%, đối với độ 2 là 80% và đối với độ 3
là 100% [10].
Như vậy, khi xuất hiện càng nhiều dấu hiệu trên siêu
âm thì tiên lượng trẻ cần phẫu thuật sau sinh càng cao
và hình ảnh siêu âm trước sinh có giá trị với chẩn đốn
sau sinh.
5. Kết luận
Viêm phúc mạc bào thai là một cấp cứu ngoại khoa

Trần Việt Hịa và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):14-18. doi :10.46755/vjog.2020.3.1113

17


phức tạp ở trẻ sơ sinh, có thể được chẩn đốn trước sinh
bằng siêu âm. Từ đó giúp cho bác sĩ ngoại nhi đưa ra kế
hoạch xử trí sau sinh và thái độ xử trí tốt cho sơ sinh
nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
Viêm phúc mạc thai gặp ở thai phụ có tuổi trung bình
là 28,4 ± 4,8 tuổi, thấp nhất là 19 tuổi và cao nhất là 38
tuổi. Tuổi thai phát hiện sớm nhất viêm phúc mạc bào
thai bằng siêu từ 16 tuần.
Hình ảnh siêu âm xuất hiện nhiều nhất trên siêu âm

là canxi hóa trong ổ bụng và dịch ổ bụng chiếm 35,4%.
Tỉ lệ phẫu thuật sau sinh đối với độ 1 là 52%, đối với
độ 2 là 71,4% và độ 3 là 100%.
Tài liệu tham khảo
1. Kharat A, Prathima R, Singh A, Jacob D. Prenatal sonologic features of simple meconium peritonitis. Indian
J Radiol Imaging. 2006;16(3):377.
2. Vũ Thị Vân Yến. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm
sàng, chẩn đoán trước và sau sinh các dị tật bẩm sinh
ống tiêu hóa. Luận án Tiến sĩ học Đại học Hà Nội. 2017;
3. Kamata S, Nose K, Ishikawa S, Usui N, Sawai T, Kitayama Y, et al. Meconium peritonitis in utero. Pediatr Surg
Int. July 2000;16(5–6):377–9.
4. Correction to “Leduc D; SOGC Clinical Practice Obstetrics Committee. Maternity Leave in Normal Pregnancy.
SOGC Clinical Practice Guideline No. 263, August 2011.
J Obstet Gynaecol Can 2011;33:864–6.” J Obstet Gynaecol Can. March 2012;34(3):220.
5. Corsello G, Giuffrè M. Congenital malformations. J
Matern Fetal Neonatal Med. March 2012;25(sup1):25–9.
6. Bệnh viện Hùng Vương. Siêu âm sản khoa thực hành.
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học. 191-202,
204-209; 2014.
7. Ramesh J C, et al. Meconium peritonitis: Prenatal diagnosis and postnatal management a case report. Med
J Malaysia, 54. 1999;
8. Gupta AK, Guglani B. Imaging of congenital anomalies of the gastrointestinal tract. Indian J Pediatr. May
2005;72(5):403–14.
9. Phan Trường Duyệt. Siêu âm chẩn đoán và một số vấn
đề lâm sàng Sản phụ khoa liên quan- tập 2. Hà Nội: Nhà
xuất bản Y học.; 2013.
10. Zangheri G, Andreani M, Ciriello E, Urban G, Incerti M,
Vergani P. Fetal intra-abdominal calcifications from meconium peritonitis: sonographic predictors of postnatal
surgery. Prenat Diagn. 2007;27(10):960–3.
11. Nguyễn Bích Ngọc. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều

trị viêm phúc mạc bào thai ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện hữu
nghị Việt Đức giai đoạn 2010- 2017. 2018.
12. Wang C-N, Chang S-D, Chao A-S, Wang T-H, Tseng L-H,
Chang Y-L. Meconium Peritonitis In Utero—the Value of
Prenatal Diagnosis in Determining Neonatal Outcome.
Taiwan J Obstet Gynecol. 2008 Dec 1;47(4):391–6.

18

Trần Việt Hịa và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):14-18. doi :10.46755/vjog.2020.3.1113



×