Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 194 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TẠ THỊ LÊ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO ĐOÀN NI
THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội – 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TẠ THỊ LÊ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO ĐOÀN NI
THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Ngành: Tơn giáo học
Mã số: 9 22 90 09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trần Hồng Liên
2. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Kết quả trình bày của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 12 tháng 16 năm 2020
Nghiên cứu sinh

Tạ Thị Lê


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Phòng
Quản lý Đào tạo, Khoa Tôn giáo học cùng quý thầy cô của Học viện Khoa học xã
hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành chương trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận án.
Tơi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Học viện Chính trị khu vực II đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến hai cô hướng dẫn đề tài luận
án là: PGS.TS Trần Hồng Liên và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc đã hết lịng dìu
dắt, tận tình chỉ bảo; xin cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm tuyển Nghiên
cứu sinh đầu vào, Hội đồng chấm các chuyên đề luận án, Hội đồng chấm luận án

cấp cơ sở và hai phản biện độc lập đã cho tôi những ý kiến q báu để tơi hồn
thành luận án này.
Xin cảm ơn quý thầy cô, các bạn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo; các bạn trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động
tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh, các Sư, Ni, đặc biệt là các Ni tại Tịnh xá Ngọc
Phương, Ngọc Chơn, Ngọc Phú, Ngọc Văn… mà tơi có cơ hội được gặp gỡ đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sưu tầm tài liệu và nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, các bạn hữu và đồng nghiệp đã khích lệ và động viên tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020

Nghiên cứu sinh

Tạ Thị Lê


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................7
1.1. Nguồn tài liệu .....................................................................................................7
1.1.1. Nguồn tài liệu gốc của Hệ phái Khất sĩ ...........................................................7
1.1.2. Nguồn tài liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. ...........................................9
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ................................................................................10
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam ..................10
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về Hệ phái Khất sĩ và Ni giới Hệ phái Khất sĩ ...19
1.2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu .......................................................25
1.2.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: .........................................................26

1.3. Khung lý thuyết và một số khái niệm ...............................................................26
1.3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ..........................................................................26
1.3.2. Mơ hình khung phân tích ...............................................................................30
1.3.3. Một số khái niệm cơng cụ sử dụng trong luận án ..........................................31
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA
HỆ PHÁI KHẤT SĨ, NI GIỚI KHẤT SĨ VÀ GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ
KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................36
2.1. Khát quát về quá trình hình thành và phát triển của hệ phái Khất Sĩ ............36
2.1.1. Hồn cảnh ra đời ............................................................................................36
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển .................................................................38
2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của của tổ chức Ni giới thuộc Hệ
phái Khất sĩ ..............................................................................................................47
2.2.1. Khái quát về quá trình hình thành Ni giới Hệ phái Khất sĩ. ..........................47
2.2.2 Khái quát về các phân đoàn Ni .......................................................................54
2.2.3. Khái quát về Giáo Đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí
Minh .........................................................................................................................58
2.3. Một số đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ, Ni giới Hệ phái khất sĩ và Giáo đoàn Ni
thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh ..................................................61
2.3.1. Một số đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ ............................................................61
2.3.2. Một số đặc điểm của Ni giới Hệ phái Khất sĩ và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái


Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh .........................................................................70
Chƣơng 3: VAI TRỊ CỦA GIÁO ĐỒN NI THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
VÀ HOẠT ĐỘNG HƢỚNG ĐẾN XÃ HỘI ........................................................76
3.1. Một số điều lệ quy định hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ..76
3.2. Vai trò của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh
hoạt động thuần túy tơn giáo ...................................................................................82
3.2.1. Hoạt động hoằng pháp ....................................................................................82

3.2.2. Khất thực và tụng niệm .................................................................................87
3.2.3. Giảng kinh, thuyết pháp và tập trung Tự tứ ................................................101
3.2.4. Hoạt động giáo dục ......................................................................................110
3.3. Vai trò của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh
hoạt động hướng đến xã hội ..................................................................................115
3.3.1. Hoạt động bảo vệ và xây dựng đất nước .....................................................115
3.3.2. Hoạt động từ thiện xã hội ............................................................................121
Chƣơng 4: XU HƢỚNG, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RACỦAGIÁO ĐOÀN NI
THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 126
4.1. Một số xu hướng chuyển biến ........................................................................126
4.1.3. Xu hướng trở thành một nguồn lực xã hội ..................................................130
4.2. Những vấn đề đặt ra.......................................................................................132
4.2.1. Vấn đề đặt ra về hoạt động thuần túy tôn giáo ............................................133
4.2.2. Vấn đề đặt ra trong hoạt động xã hội của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ
...............................................................................................................................137
4.2.3. Những vấn dề đặt ra đối với việc quản lý của chính quyền đối với Giáo đồn
Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ .........................................................................................143
KẾT LUẬN ..........................................................................................................148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................152


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích nghiên cứu hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái
Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh .........................................................................31


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngơi nhà của Phật giáo Việt Nam có một số hệ phái Phật giáo mang

tính đặc thù trong đó có Hệ phái Khất sĩ. Người sáng lập ra Hệ phái Khất sĩ là Tổ
sư Minh Đăng Quang. Ngay từ thời kỳ đầu thành lập trong hàng ngũ xuất gia của
Hệ phái ngoài Tăng cịn có Ni giới. Theo thời gian, Ni giới của Hệ phái thấy cần
thiết phải thành lập một tổ chức riêng, người có cơng đầu là Ni trưởng Huỳnh
Liên. Tổ chức Ni giới của Hệ phái có tên gọi: Giáo hội Ni giới Khất sĩ Việt Nam.
Trụ sở của Giáo hội đặt tại tịnh xá Ngọc Phương (nay tạisố 491/1 đường Lê
Quang Định, phường 1, Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh).
Giáo đồn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ, ngồi những hoạt động mang tính
chất chung của Hệ phái Khất sĩ, trong đó có Ni đồn cịn có những biểu hiện
riêng bởi tính độc lập tương đối của tổ chức này. Kể từ khi thành lập, đặc biệt là
từ thời điểm tháng 11 năm 1981, Hệ phái Khất sĩ trong đó có Giáo đồn Ni Hệ
phái Khất sĩ gia nhập ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo
đồn Ni Hệ phái Khất sĩ có những điều kiện mới để hình thành và phát triển.
Quá trình hình thành và phát triển của Giáo đồn Ni Hệ phái Khất sĩ tại
thành phố Hồ Chí Minh theo thời gian đã có những bước tiến dài trong tiến trình
chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Đời sống tu hành, cơ sở thờ tự, hoạt động hoằng pháp, hoạt động giáo dục đào
tạo tăng tài, hoạt động hướng đến xã hội của giáo đồn có vai trị hết sức quan
trọng đến sự phát triển của Ni giới Hệ phái Khất sĩ nói chung và Ni giới Hệ phái
Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Bên cạnh đó, hoạt động của Ni giới Hệ phái Khất sĩ ngày càng khẳng định
ảnh hưởng trong cộng đồng tín đồ, góp phần định hướng nhận thức và hành vi
tín đồ đến những giá trị chân, thiện, mỹ, đặc biệt là lối sống từ bi, trí tuệ của Phật
giáo. Những hoạt động hướng đến xã hội của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất
sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đóng góp một phần chia sẻ gánh nặng
cho xã hội. Nhưng hơn hết, những hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái
Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh trên hai phương diện “đạo” và “đời” đã lan
1



tỏa những giá trị nhân văn cao cả của Phật giáo Việt Nam nói chung và Hệ phái
Khất sĩ nói riêng.
Trong thời kỳ mới của đất nước cũng như của Phật giáo Việt nam, Giáo
đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục phát huy
thành tựu đạt được trong quá khứ, vững bước vào tương lai cả “đạo” và “đời” để
thực hiện tốt phương châm hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Đạo
pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc
Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay cịn ít được đầu tư
nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu thường nhỏ lẻ, tiếp cận một hoặc một vài
nội dung hoạt động của Giáo đồn mà chưa có được một cơng trình nghiên cứu
tồn diện, hệ thống về hoạt động của Giáo đoàn. Với tầm quan trọng và ý nghĩa
như trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ
phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án Tiến sĩ Tôn giáo
học. Luận án mô tả và phân tích một số hoạt động thuần túy tơn giáo và hoạt
động hướng đến xã hội của Giáo đồn, qua đó có những nhận định, đánh giá,
đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy tính tích cực của Giáo đồn.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở trình bày tốt yếu về Hệ phái Khất sĩ nói chung và q trình
hình thành và phát triển của Ni giới Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng,
luận án phân tích một số hoạt động chủ yếu của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái
Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh rút ra những đặc điểm mang tính đặc thù.
Từ đó, đưa ra quan điểm và một số khuyến nghị chủ yếu nhằm phát huy
mặt lợi thế của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Ni giới Khất sĩ tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Phân tích các loại hình hoạt động tơn giáo của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ
phái Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ những phân tích và mơ tả đó có thể

2


thấy được những hoạt động cụ thể, đồng thời chỉ ra những biểu hiện đặc thù hoạt
động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy những lợi thế của Giáo đoàn
Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh đối với đời sống tinh thần
người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái
Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài giới hạn khoảng từ năm 1944 (từ khi Hệ phái Khất
sĩ thành lập) đến nay (năm 2018).
Phạm vi khơng gian: tại thành phố Hồ Chí Minh, có những nghiên cứu điển
hình tại Tổ đình Ni giới Khất sĩ là Tịnh xá Ngọc Phương và một số tịnh xá khác
thuộc Ni giới Khất sĩ.
Phạm vi các vấn đề nghiên cứu: Ni giới Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh
nói chung và hoạt động của Giáo đồn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay là những vấn đề chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu ở những mức độ và khía cạnh ở từng chuyên ngành nghiên cứu khác nhau.
Tuy nhiên, trong luận án này, nghiên cứu sinh tập trung khảo sát một số hoạt động
điển hình của Giáo đồn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay như:
Những hoạt động thuần túy tơn giáo như hoạt động hoằng pháp, hoạt động khất
thực, tụng niệm và hoạt động giảng kinh, thuyết pháp và tập trung tự tứ.
Những hoạt động hướng đến xã hội như: Hoạt động giáo dục, hoạt động từ
thiện xã hội và hoạt động trong các Ban, Ngành Giáo hội Phật giáo của Giáo đoàn
Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từ những hoạt động nêu trên nghiên cứu sinh sẽ đưa ra một số đề xuất, khuyến
nghị để phát huy những hoạt động tích cực của Giáo đồn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ
tại thành phố Hồ Chí Minh.
3


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và
pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tơn giáo, đặc biệt là quan điểm
tơn giáo, là một nguồn lực phát triển đất nước. Chú trọng sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học, nghiên cứu liên ngành, cụ thể như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn,
Phương pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp lịch sử, Phương pháp so sánh,
Phương pháp chuyên gia…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành, trong đó chủ yếu là cách tiếp cận
tơn giáo học, sử học, xã hội học để thực hiện các vấn đề đặt ra trong mục đích
nghiên cứu. Từ cách tiếp cận đó, luận án sử dụng lý thuyết nghiên cứu thực thể tơn
giáo.
Do tính đặc thù của vấn đề nghiên cứu nên luận án sử dụng phương pháp
phân tích tư liệu gốc và tư liệu thứ cấp việc thu thập, phân tích, đánh giá về giá
trị của các loại tư liệu gốc được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của đề tài luận án
vì tư liệu gốc giúp cho nghiên cứu sinh tiếp cận với gốc rễ của vấn đề nghiên
cứu. Tư liệu thứ cấp là tư liệu thu thập trong Hệ phái và nguồn tư liệu từ các cơ
quan quản lý tôn giáo tại địa phương.
Phương pháp tham vấn chuyên gia: nghiên cứu sinh đưa ra các vấn đề
nghiên cứu liên quan đến luận án nhằm trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu
có nhiều kinh nghiệm đối với vấn đề thuộc Ni giới Khất sĩ, từ đó có được cái

nhìn hệ thống, tồn diện và sâu sắc hơn đối với vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát điền dã: Nghiên cứu sinh tiến hành quan sát thực tế,
sử dụng các công cụ như phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn sâu đa dạng gồm
những Ni cơ có uy tín trong các tịnh xá... trong đó tác giả lồng ghép các công tác
thu thập tư liệu. Bên cạnh đó, tác giả luận án sử dụng phương pháp quan sát
tham dự.
4


5. Đóng góp mới của luận án

Một là, Luận án cung cấp một cái nhìn khái quát về Ni giới Khất sĩ ở
thành phố Hồ Chí Minh;
Hai là, Cung cấp một cái nhìn khái qt, khoa học và tồn diện về một số
hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh;
Ba là, Cung cấp một cái nhìn khái quát về những quan điểm và một số
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy ảnh hưởng tích cực của Ni
giới Khất sĩ đến đời sống người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng
dạy, các mơn học có liên quan đến tư tưởng Triết học (Phật giáo) tại các
trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước và những ai quan tâm tìm hiểu về Phật
giáo nói chung, và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nghiên cứu này cho
thấy Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ là một cộng đồng tôn giáo rất đáng
chú ý về hoạt động tôn giáo và đóng góp cho xã hội, thể hiện vị trí và vai trị
đáng quan tâm khi nghiên cứu về hệ thống tơn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận:

Làm rõ được lịch sử hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ và
Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh

nói riêng.
Xác định và mơ tả được những hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ
phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp luận chứng khoa học cho các nhà quản lý và hoạch định
chính sách đối với các vấn đề của Hệ phái Khất sĩ nói chung và Giáo đồn Ni
thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Là tài liệu tham khảo có tính hệ thống đối với công tác giảng dạy và
nghiên cứu về Tôn giáo học.

5


7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Quá trình hình thành phát triển, đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ, Ni
giới Khất sĩ và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Vai trị của Giáo đồn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ
Chí Minh trong các hoạt động tơn giáo và hoạt động hướng đến xã hội
Chương 4: Xu hướng, một số vấn đề đặt ra của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ
phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Nguồn tài liệu
1.1.1. Nguồn tài liệu gốc của Hệ phái Khất sĩ

Đó là bộ sách “Chơn lý”, tập hợp 69 bài giảng cũng là 69 đề tài do Tổ sư
Minh Đăng Quang viết trong khoảng 3 năm (1951 - 1953). Nội dung được sắp
xếp theo thứ tự Chơn lý 1, Chơn lý 2… Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam kết
tập thành một bộ với tựa đề Chơn lý. Năm 1993, Thành hội Phật giáo thành phố
Hồ Chí Minh ấn hành: “Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý. Năm 2009, Nhà xuất
bản Tôn giáo tái bản bộ Chơn lý 950 trang. Đầu thập niên 1970 bộ Chơn lý được
chia làm hai với hai tựa đề: 1. Chơn lý gồm 60 bài vè, 2. Luật nghi Khất sĩ gồm
9 bài, in thành hai bộ riêng. Ngồi ra bộ Chơn lý cịn được tách in thành 3 tập:
Chơn lý, tập I; Chơn lý, tập II; Chơn lý, tập III đều do Nhà xuất bản Tơn giáo in
ấn và phát hành năm 2009, theo đó mỗi tập tập hợp một số chủ đề như: Có và
Không (tập I); tôn giáo… (tập II); Đạo Phật (tập III). Trong lời cẩn bạch (lần in
lại nhân lễ tưởng niêm 55 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng (01/02
Âl 1954 - 01/02 Âl 2009), Sa mơn Giác Toàn cho biết: “Những lời giảng dạy của
Tổ sư được chư đệ tử đúc kết lại thành bộ Chơn lý có 69 chủ đề. Từ ngày Tổ sư
vắng bóng đến nay, bộ Chơn lý được in và ấn tống nhiều lần với nhiều hình thức
khác nhau. Có khi là trọn bộ tồn tập; có khi là từng quyển rời với từng chủ đề.
Lần tái bản lần thứ nhất là vào dịp lễ tưởng niệm 50 năm ngày Tổ sư vắng bóng
(1954 - 2004); lần đó chúng tơi xin phép chư tôn đức Giáo hội Hệ phái in ra
thành hai phần:
Phần liên hệ đến giới Luật, dành riêng cho chư Tăng Ni xuất gia có 9 chủ đề,
in thành một tập “Luật nghi Khất sĩ”. Phần còn lại 60 chủ đề liên hệ Kinh, Luận do
Tổ sư luận giảng in chung thành bộ Chơn lý (3 tập 1,2 và 3) đóng bìa cứng.
Nay nhân lễ tưởng niệm 55 ngày Tổ sư vắng bóng, Hệ phái xin phép in lại
Bộ Chơn lý (3 tập, 1,2 và 3). Ngoài ấn phẩm toàn tập, lần này thể theo tâm
nguyện của chư tôn đức giám phẩm, đại chúng Tăng Ni và nam nữ Phật tử…
chúng tơi có chọn ra 16 chủ đề in từng tập rời… với số lượng nhiều, để có thể
giới thiệu rộng ra các miền, tịnh xá giúp bá tánh, cư gia có dịp tiếp cận những lời

7


luận giảng quý báu, cùng những nhận thức, những phương pháp hướng dẫn tu
tập của Tổ sư về Chánh pháp trước thời đại văn minh”.
Mười sáu (16) tập được in rời lần này gồm ba chủ đề chính
A. Luận giảng liên hệ về ý pháp Giáo lý có 6 tập:
1. Bát Chánh đạo (Chơn lý 5), 2. Ăn chay (Chơn lý 13), 3. Tâm (Chơn lý
17), 4. Tánh thủy (Chơn lý 18), 5. Trên mặt nước (Chơn lý 20), 6. Chánh kiến
(Chơn lý 22).
B. Luận giải về thiền định và tư tưởng Đại thừa có 5 tập:
1. Nhập định (Chơn lý 14), 2. Thần mật (Chơn lý 25), 3. Số tức quan
(Chơn lý 53), 4. Quán Thế Âm (Chơn lý 47), 5. Đại Thái Thức (Chơn lý 48) .
C. Luận giảng về Hệ phái và quan điểm tu tập có 5 tập:
1. Bài học Cư sĩ (Chơn lý 16), 2. Học Chơn lý (Chơn lý 19), 3. Thờ
phượng (Chơn lý 51), 4. Chơn như (Chơn lý 55), 5. Đạo Phật Khất sĩ (Chơn lý
58) [79].
Như vậy, những trước tác của Tổ sư Minh Đăng Quang có thể in thành
trọn bộ (69 bài) hoặc thành hai bộ (Chơn lý - 60 bài; Luật nghi Khất sĩ - 9 bài)
hay in thành 3 tập, hoặc in thành các tập rời. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh chủ yếu
tiếp cận nguồn tư liệu ở hai tác phầm: 1. Chơn lý (60 bài); 2. Luật nghi Khất sĩ
(9 bài). [78]
Bộ Chơn lý gồm 60 bài được trước tác trên nền tảng Kinh - Luận của Phật
giáo. Tổ sư Minh Đăng Quang khẳng định: “Khất sĩ chúng tơi nối truyền chánh
pháp của Phật Thích ca - Mâu ni xuất hiện nơi xứ Việt Nam này, với mục đích
cố gắng noi y gương Phật, thay Phật đền ơn và để đáp nghĩa chúng sanh trong
môn một”. Tông chỉ của Hệ phái là “Nối truyền Thích - ca Chánh pháp”. Chơn lý đề
cập đến tu Giới, Định Tuệ, hành đúng Tứ y pháp là đúng với chánh pháp của Chư
Phật mười phương ba đời, là giáo lý y bát chơn truyền. Cuốn Luật nghi Khất sĩ (riêng
giới xuất gia), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012 (291 trang).

Cuốn sách ngồi phần lời nói đầu gồm 15 nội dung trong đó đáng chú ý là các nội
dung: Luật Khất sĩ; Giáo hội Tăng già Khất sĩ; Giới bổn Tăng, Giới bổn Ni, Giới Phật
tử, Luật nghi. Các nội dung trên cung cấp cho nghiên cứu sinh những quy định về y,
bát, tứ Pháp (Luật Khất sĩ); về thủ tục xuất gia, thụ giới, về sự đi khất thực, phép đi
8


đến nhà Cư sĩ, cùng các quy tắc về mặc, đi, đứng… (Giáo hội Tăng già Khất sĩ); 250
giới (Giới bổn Tăng), 348 giới (Giới bổn Ni).
Nguồn tài liệu trên cung cấp cho nghiên cứu sinh tìm hiểu về tơng chỉ, về
giáo lý (Kinh, Luận) cũng như về giới Luật, hình thức tu tập của Hệ phái Khất sĩ.
1.1.2. Nguồn tài liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Năm 1981, Hệ phái Khất sĩ gia nhập ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài một số truyền thống của Hệ phái cũng như các
pháp mơn và phương tiện tu hành chính pháp được tơn trọng, duy trì (lời nói đầu, Hiến
chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1981). Hệ phái Khất sĩ còn phải tuân thủ những
quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện qua Hiến chương, nội quy Ban
Tăng sự và các nguyên tắc khác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, tiếp cận
nguồn tư liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một phần không thể thiếu khi nghiên
cứu về Hệ phái Khất sĩ trong đó có Giáo đồn Ni Hệ phái Khất sĩ.
Trước hết là Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cho đến thời
điểm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trải qua tám kỳ Đại hội với 7 lần ban
hành Hiến chương, bản đầu tiên ban hành tại Đại hội lần thứ nhất (11/1981), tiếp
theo là sáu lần tu chỉnh. Lần tu chỉnh thứ VI tại Đại hội lần thứ VIII (2017). Hiến
chương cung cấp cho nghiên cứu sinh những vấn đề cơ bản của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam về tông chỉ, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động, hàng giáo
phẩm… để từ đó nghiên cứu sinh quán chiếu vào Hệ phái Khất sĩ trong đó có
Giáo đồn Ni Hệ phái Khất sĩ, chỉ ra tính đặc thù của Hệ phái Khất sĩ cũng như
Giáo đoàn Ni.
Nguồn tư liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngoài Hiến chương là văn

kiện các kỳ đại hội. Theo đó là ba tập:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Văn phòng Hội đồng Trị sự: Giáo hội Phật giáo
Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012) Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn
quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2012 - 2017) Nhà xuất bản Hải Phòng 2012.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn
quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Ba tập sách tập hợp các Văn kiện của tám kỳ đại hội. Trong các Văn kiện
đáng chú ý là: Chương trình hoạt động của từng nhiệm kỳ, Nghị quyết của Hội
9


đồng trị sự. Riêng Đại hội lần thứ nhất có thêm Văn kiện “Báo cáo về quá trình
vận động thống nhất”. Báo cáo tổng kết của các kỳ từ Đại hội II đến Đại hội VIII
đều có những phần nội dung về Hệ phái Khất sĩ như nội dung về công tác Tăng
sự, về Tu viện, Tịnh xá, Tịnh thất, niệm Phật đường và một số hoạt động Phật sự
của Hệ phái. Đặc biệt trong Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ đại
hội I đến Đại hội VIII đều thấy ghi danh một số Ni sư, Ni trưởng Giáo đoàn Ni
thuộc Hệ phái Khất sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Đại hội I có Ủy viên kiểm sốt là
Ni sư Thích Nữ Huỳnh Liên (Ban Thường trực) và là thành viên Hội đồng Trị
sự. Đại hội II, Ni sư Thích Nữ Ngoạt Liên, Ủy viên phó thủ quỹ (Ban thường
trực) và cũng là thành viên Hội đồng Trị sự. Nhiệm kỳ II, Ni sư Thích nữ Ngoạt
Liên là Ủy viên Thủ quỹ (Ban thường trực) và là thành viên Hội đồng Trị sự. Đại
hội IV, Ni trưởng Thích nữ Ngoạt Liên là Ủy viên thủ quỹ (Ban thường trực) và
là thành viên Hội đồng trị sự. Đại hội V, Ni trưởng Thích nữ Ngoạt Liên tiếp tục
trong Ban thường trực với chức Ủy viên thủ quỹ và là thành viên Hội đồng Trị
sự, Đại hội V cịn ghi nhận Ni trưởng Thích nữ Tràng Liên là thành viên Hội
đồng Trị sự. Đại hội VI, Ni trưởng Thích Nữ Ngoạt Liên là Ủy viên thường trực
và cũng là Ủy viên Hội đồng Trị sự Ni trưởng thích nữ Tràng Liên là thành viên
Hội đồng Trị sự. Tại Đại hội VI, sư cơ Thích Nữ Tín Liên được bầu làm Ủy viên

dự khuyết Hội đồng Trị sự. Đáng tiếc, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn
quốc nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) và nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022) khơng có phần
nội dung nhân sự nên khơng rõ Ni giới thuộc Giáo đồn Ni tại thành phố Hồ Chí
Minh có nhân sự nào tham gia và giữ cương vị gì. Song ở nhiệm kỳ VII và
nhiệm kỳ VIII trong phần báo cáo tham luận có báo cáo tham luận của Ni giới.
Với Đại hội VII là tham luận của Ni trưởng Thích Đàm Nghiêm với bài: “Ni giới
Việt Nam đóng góp trang nghiêm Giáo hội”. Tại phân ban Ni giới phía Bắc, cả
hai bài tham luận ở hai kỳ Đại hội (VII và VIII) nội dung đề cập toát yếu hoạt
động của Ni giới của các hệ phái nói chung mà khơng thấy đề cập đến hoạt động
Ni giới Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam
1.2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo
10


Cho đến nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về Phật giáo, Phật học, về
tam tạng kinh điển Phật giáo. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh chỉ điểm một số cơng
trình nghiên cứu về Phật giáo mà các cơng trình ấy ít nhiều có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của luận án.
Cuốn Đức Phật và Phật pháp, tác giả Nãrada Mahã There - Phạm Kim
Khánh dịch, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013; đúng như
tựa đề, cuốn sách gồm 2 phần:
1. Đức Phật
2. Phật Pháp
Ở phần thứ nhất cuốn sách cung cấp cho người đọc gia thế đức thế tơn,
q trình xuất gia, đạt quả đạo Phật. Tiếp theo là q trình hoằng hóa, lập Tăng
đồn, ban hành giới luật. Phần thứ hai Phật pháp với Tam tạng kinh điển (Kinh,
Luật, Luận). Theo đó là năm bộ tạng kinh, bảy bộ tạng luật. Tạng kinh chứa
đựng những lời dạy thơng thường (vohãra desanã), cịn tạng Luận gồm những

Giáo lý cùng tột (paramattha desanã) (Đức Phật và Phật pháp, trang 269). Phật
pháp còn bao hàm các nội dung: Vài đặc điểm của Phật giáo (chương 16); Bốn
chân lý thâm diệu hay tứ diệu đế (chương 17); Nghiệp báo (chương 18); Nghiệp
là gì (chương 19); sự báo ứng của nghiệp (chương 20); tính chất của nghiệp
(chương 21); thập nhị nhân duyên (chương 25); những cảnh giới (chương 27)…
phần hai đề cập một cách cơ bản giáo pháp của Phật đà.
Bộ Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang về cơ bản có cả hai nội dung
trên. Đây là một trong những cơng trình giúp nghiên cứu sinh hiểu một cách căn
bản về Đức Phật và Phật pháp.
Một số cuốn sách đề cập đến một số lĩnh vực của Phật giáo như Thích
Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, nhà xuất bản Tôn giáo, 2000, cung cấp tri
thức về sự thành lập Tăng già (chương II), sự hình thành các Tịnh xá (chương
III); một thành viên của Tăng già (chương IV); sinh hoạt của Tăng già (chương
V); Tam học: Giới học, Định học, Tuệ học (chương VI)… từ những tri thức này,
nghiên cứu sinh nhận biết về Tăng đoàn và Ni đoàn Hệ phái Khất sĩ.
Bộ sách hai tập: sắc tu Bách Trương Thanh quy, viện nghiên cứu Phật
học, Thiền sư Đức Huy trùng biên, Thích Phước Sơn và Lý Việt Dũng dịch, nhà
11


xuất bản Phương Đơng, 2010. Lời nói đầu của cuốn sách cho biết: “Sách Bách
Trương Thanh quy do Tổ Bách Trương - Hoài Hải (720 - 784) biên soạn vào thế
kỷ thứ VIII đời Đường để làm cương lĩnh sinh hoạt cho Tăng, Ni tại các Tòng
lâm ở Trung Hoa, sau khi Phật giáo đã du nhập và phát triển nơi đất nước rộng
lớn này gần bảy thế kỷ. Bách Trượng Thanh Quy đã được lưu hành rộng khắp
nơi, có giá trị như một kim chỉ nam hướng dẫn mọi sinh hoạt trong đời sống của
người xuất gia”. Song do thời gian, một số nội dung bị thất lạc và được sưu tầm,
biên tập lại. Sách gồm hai phần, tám quyển, chín chương, khoảng 200 tiêu đề:
“Bộ sách này cung cấp cho chúng ta hầu như gần hết các thuật ngữ chuyên dụng
trong thiền môn, về mọi phương diện như chức vụ, danh xưng, cơ sở, lễ nghi, phép

khí cơng cụ hành đạo v.v… Có thể nói, từ hơn 600 năm qua bộ sắc tu có ảnh hưởng
khá sâu rộng đối với Thiền tơng Việt Nam nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói
chung”(lời nói đầu, trang 8,9).
Một trong những cơng trình nghiên cứu về Phật giáo theo nghiên cứu sinh
cần thiết phải kể đến đó là cuốn của Hịa thượng tôn sư - Pháp sư Tịnh Không:
“Nhận thức Phật giáo, cẩn dịch: Vọng Tây Cư sĩ, nhà xuất bản Hồng Đức, 2017.
Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản của Phật giáo như: Duyên khởi, Lục
hòa, Lục độ Bala mật, Tam hoa Giới - Định - Tuệ, mười đại nguyện vọng của
Phổ Hiền Bồ tát, Thế nào là Phật giáo... những nội dung trên được Hịa thượng
Tịnh khơng phân tích ngắn gọn, súc tích, hàm nghĩa. Qua đó có thể hiểu một cách
căn cơ những tư tưởng cốt lõi của Phật giáo.
Ngồi ra cịn phải kể đến một số tác phẩm Đồn Trung Cịn với “Pháp
giáo nhà Phật”, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2011. Viết về Pháp theo Phật,
bàn về vũ trụ với vạn vật trong Phật giáo. Ba nền tảng của đạo Phật, Tứ diệu đế,
Niết bàn; Lưu vô tâm với “Phật học khái lược”, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội,
2010. Bàn về nhân quả, luân hồi, ngũ uẩn, vô ngã, tứ diệu đế. Đặc biệt cuốn sách
cịn đề cập đơi nét về vũ trụ quan và nhân sinh quan Phật giáo; Minh Giác với
“Đạo Phật và Khoa học”, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2005. Chủ đích cuốn
sách bàn về những điều đức Phật và chư vị Bồ Tát đã nói cách đây trên 25 thế
kỷ mà hiện tại khoa học mới dần khám phá ra; Trần Minh Hùng với “Trí tuệ
Phật”, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2012; Minh Chi với “Quan niệm của Phật
12


giáo đối với sống chết”, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Thích
Phước Sơn với “Phật học khái yếu”, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gịn, 2010. “Tìm
hiểu giáo lý Phật giáo nguyên thủy”, Nhà xuất bản Phương Đơng,thành phố Hồ
Chí Minh, 2007; Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Ban Hoằng pháp Trung ương)
xuất bản 4 tập “Phật học cơ bản”, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2006, cung cấp những
kiến thức cơ bản về Phật học làm tư liệu giảng dạy, học tập, hàm thụ cho các

chương trình Phật học và đơng đảo bạn đọc có nhu cầu.
1.2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam.
Cũng như các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo nói chung, các cơng
trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam hết sức đa dạng về nội dung cũng như
các cấp độ các cơng trình nghiên cứu. Do vậy, nghiên cứu sinh chỉ chọn một số
cơng trình mà theo đó các cơng trình cung cấp một số lĩnh vực cơ bản của Phật
giáo Việt Nam để nghiên cứu sinh lấy đó làm nền tảng nghiên cứu về Hệ phái
Khất sĩ, đặc biệt là về Ni giới Hệ phái Khất sĩ nói chung và Giáo đồn Ni nói
riêng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cuốn Tăng già Việt Nam, Trí Quang biên tập, in lần thứ nhất tại nhà in
Đuốc Tuệ, 1952. Nội dung cuốn sách cung cấp những tri thức cơ bản về Tăng
già Phật giáo, đặc biệt là hành trạng một số Tăng già tại Bắc Việt như: Tì ni đa
lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, hành trạng một số tăng già Trung và
Nam Việt như: Nguyên Thiều, Liễu Quán. Ngồi ra cịn là một số nội dung về
các Thiền sư, các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể kể
đến như sau:
Lê Mạnh Thát: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1: Từ khởi nguyên đến
thời Lý Nam Đế, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
Lê Mạnh Thát: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2: Từ Lý Nam Đế đến Lý
Thái Tơng, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
Lê Mạnh Thát: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3: từ Lý Thái Tông (1054)
đến Trần Nhân Tông (1278), nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
Tuy bộ sách mới dừng lại ở nhà Trần - Trần Nhân Tông - Vua Phật (1278)
một trong Tam tổ của Phật giáo Trúc Lâm nhưng đã là một bộ được biên tập đồ
sộ với những tư liệu phong phú với nhiều tư liệu mới, theo đó là những nhận
13


định mang tính đột phá của tác giả. Trong lời giới thiệu viết cho tập 1, tác giả
viết: “Chúng tôi khởi sự biên soạn bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ đầu năm

1972. Theo chúng tôi, lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ lớn;
thời kỳ thứ nhất từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đế để lập nên nhà
nước Vạn Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng Thiền Pháp Vân ra đời cho
đến cuối nhà Trần. Thời kỳ thứ ba, từ đầu thời Lê cho đến cận đại...
Thời kỳ đầu này đánh dấu sự xuất hiện Phật giáo trên đất nước ta, cách
thức tiếp thu, tư tưởng và nhận thức Phật giáo của nhân dân ta. Nó sẽ cho chúng ta
thấy Phật giáo đối với dân tộc ta là gì, đã có những đóng góp vào sự nghiệp đấu
tranh giải phóng đất nước và duy trì bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam như thế
nào. Những vấn đề nào chưa được những người nghiên cứu chú ý, tra, khảo đúng
mức. [79, tr 4, 5]
Về nội dung của tập 2, thay lời tựa cho biết: “tập 2 này chúng tơi chủ yếu
trình bày tình trạng Phật giáo của thời kỳ Phật giáo vận động yêu nước, tức từ Lý
Bôn xưng đế năm 544 cho đến thời vua Lý Thái Tông mất năm 1054. Chúng tôi
mô tả sự ra đời của dòng Thiền Pháp Vân và dòng Thiền Kiến Sơ cùng sự hợp
sức của những trí thức Phật giáo trong hai dòng thiền này để thực hiện cho được
giấc mơ một nước Việt Nam có chủ” [80; tr 27, 28]
Thay lời tựa tập 3 viết: “Lịch sử Phật giáo tập 3 viết về giai đoạn những
người Phật giáo ở Việt Nam tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước sau khi đã thu hồi được độc lập. Giai đoạn này có những đặc trưng: Thứ
nhất là sự xuất hiện của dịng thiền, mà trong đó hơn một nửa số Thiền sư đắc
Pháp và các Phật tử tại gia đang gánh vác công việc đất nước. Thứ hai, cũng
chính giai đoạn này ta cũng sẽ tìm hiểu thái độ của người theo Phật giáo trong
khi đất nước đang rơi vào khủng hoảng, nhà Lý đang mất dần quyền hành để
cuối cùng nhường ngôi lại cho nhà Trần và vai trò của Phật giáo lúc nhà Trần
xuất hiện.” [81; tr. 9]
Nguyễn Long, “Việt Nam Phật giáo sử luận”, nhà xuất bản Phương Đông,
2012. Bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Long (tức Thiền sư
Thích Nhất Hạnh), khơng chỉ tìm thấy ở đây những tư liệu phong phú, đa diện, có
căn cứ khoa học về tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy cho đến năm
14



1970 mà cịn tìm thấy ở đây những tư liệu quý, hiếm liên quan đến lịch sử Việt
Nam nói chung từ đầu thế kỷ cho đến thời kỳ cận đại (lời nhà xuất bản).
Nguyễn Duy Hinh, “Lịch sử đạo Phật Việt Nam”, nhà xuất bản tôn giáo
và nhà xuất bản Từ điển bách khoa, 2005 là một trong những chuyên gia hàng
đầu nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam. Cách tiếp cận cũng như lý giải và bình
luận của Phó giáo sư Nguyễn Duy Hinh về lịch sử đạo Phật Việt Nam theo
hướng phân kỳ dựa vào chính sự truyền nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt
Nam. Tác giả phân làm 4 thời kỳ cũng là 4 chương:
Chương I: Thời kỳ truyền nhập (thế kỷ II đến thế kỷ V)
Chương II: Thời kỳ phát triển (thế kỷ VI - X)
Chương III: Thời kỳ cực thịnh (thế kỷ XI - XIV)
Chương IV: Phật giáo chấn hưng và canh tân.
Ở mỗi chương, thông các sự kiện lịch sử Phật giáo Việt Nam có chọn lọc,
tác giả làm nổi bật đặc điểm của mỗi chương.
Nguyễn Đại Đồng, Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981 (in
lần thứ hai có sửa chữa bổ sung). Nhà xuất bản Tôn giáo, 2018. Cuốn sách mở
đầu bằng việc trình bày tốt yếu về Phật giáo ở Ấn Độ (chương 1), Phật giáo
ở Trung Hoa (chương 2) như là “tiếp dẫn” để rồi đi vào phần trình bày lịch sử
Phật giáo Việt Nam với 10 chương (từ chương 3 đến chương 12) đề cập đến
tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam từ buổi đầu đến khi thành lập Giáo hội
Phật giáo Việt Nam năm 1981.
Trên đây là những tác phẩm của những tác giả tiêu biểu viết về lịch sử
phật giáo Việt Nam. Có tác phẩm chỉ dừng lại ở thời đại nhà Trần (Lê Mạnh
Thát); có tác phẩm mới đề cập đến Phật giáo Việt Nam thời điểm 1970 (Nguyễn
Long); hoặc đến đầu cận đại (Nguyễn Duy Hinh) hay đến khi thành lập Giáo hội
Phật giáo Việt Nam - 1981 (Nguyễn Đại Đồng) song các tác phẩm trên cung cấp
cho nghiên cứu sinh về những chặng đường lịch sử Phật giáo Việt Nam, về
những nhận định, đánh giá nổi bật của từng thời kỳ, hoặc là những nét đặc thù

của Phật giáo Việt Nam. Song đáng tiếc ở các tác phẩm trên chưa thấy đề cập
đến Hệ phái Khất sĩ trong đó có Giáo đồn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ của thành
phố Hồ Chí Minh. Đó là khoảng trống mà luận án phải tìm hiểu.
15


Trên đây là một số tác phẩm tiêu biểu đề cập đến lịch sử Phật giáo Việt
Nam. Về Phật giáo Việt Nam cần phải kể đến mảng đề tài thứ hai đó là mảng
nghiên cứu về triết học Phật giáo ở Việt Nam. Theo đó, theo nghiên cứu sinh có
hai cơng trình đáng được quan tâm đó là:
Cuốn “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Hùng Hậu
(Minh Không), nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Đây là một cơng
trình khoa học trình bày một cách hệ thống, toàn diện về triết học Phật giáo Việt
Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV theo lát cắt thế giới quan Phật giáo, nhân
sinh quan Phật giáo dựa trên những vấn đề cơ bản của triết học, phù hợp với tiến
trình phát triển của lịch sử của Phật giáo, làm sáng tỏ hơn những tư tưởng Phật
giáo Việt Nam. Chương 1, tác giả đã lược sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên
đến thế kỷ XIV qua sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam cho đến Phật giáo
thời Trần với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; chương 2, khảo cứu một vài nét thế
giới quan Phật giáo theo lịch sử phát triển, từ Phật giáo Ngun thủy đến Bắc
Tơng và Nam Tơng sau đó khảo sát thế giới quan Phật giáo Việt Nam; chương 3,
tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo trên các mặt về con người, về cuộc đời con
người. Tác giả khẳng định, tuy Phật giáo phát triển qua các giai đoạn, thời kỳ,
tông phái khác nhau nhưng nhân sinh quan Phật giáo ít có thay đổi, về cơ bản
vẫn đi theo trục của chính nó, đó là quan niệm của Đức Phật đã chỉ ra. Trên cơ
sở đó, tác giả khảo cứu nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam.
Nguyễn Duy Hinh viết cuốn “Triết học Phật giáo Việt Nam”, nhà xuất bản
Văn hóa thơng tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2006. Phần triết học Phật giáo tác
giả trình bày những nội dung bản thể luận Phật giáo, khẳng định Duyên khởi
luận là của Phật giáo. Tác giả kết luận bản thể luận Phật giáo phát triển qua hai

bước; bước thứ nhất là trước Đại thừa đưa ra thuyết Vô ngã và thuyết Duyên
khởi; bước thứ hai là Đại thừa tiếp thu một số tư tưởng Tân Bàlamôn giáo đưa ra
A lại da thức, Chân như, Như Lai tạng, Không v.v... làm bản thể của vạn hữu.
Nhận thức luận Phật giáo, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức luận của
Phật giáo Nguyên thủy, nói một cách khác là của thời kỳ trước Đại thừa. Mục
đích nghiên cứu nhận thức luận Phật giáo của tác giả là chỉ nhằm tìm hiểu
phương pháp nhận thức của Thích Ca Mầu Ni để quan sát Sinh - Lão - Bệnh - Tử
16


của con người từ đó đưa ra Tứ Diệu Đế. Đối với vấn đề giải thoát luận Phật
giáo, tác giả phân tích các luận giải về giải thốt luận của các nhà nghiên cứu
trước đó. Theo tác giả, khái quát vấn đề Giải thoát trước Đại thừa dựa trên lý
luận về Vơ dư Niết Bàn, cịn Giải thốt luận Đại thừa dựa trên lý luận Hữu dư
Niết Bàn, Đại Niết Bàn, Tịnh Thổ, Cực Lạc Quốc; Giải thoát luận trước Đại thừa
hướng đến chủ nghĩa cứu thế tâm cực xuất thế, cịn Giải thốt luận Đại thừa
hướng đến chủ nghĩa cứu thế tích cực nhập thế.
Hai cơng trình nghiên cứu về triết học Phật giáo Việt Nam nêu trên sẽ là
những tri thức cơ bản để nghiên cứu sinh nghiên cứu tư tưởng triết học của Hệ
phái Khất sĩ thể hiện qua bộ Chơn Lý.
Mảng cơng trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam thứ ba là những mảng
viết về hoạt động và những thành tựu của Hệ phái Khất sĩ từ khi gia nhập ngôi
nhà Phật giáo Việt Nam (1981) được in trong hai cuốn kỷ yếu nhân 30 năm và
35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đó là:
Cuốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự: Kỷ yếu hội thảo kỷ
niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2011), nhà xuất bản
Tôn giáo 2012. Kỷ yếu tập hợp 99 bài viết chia thành 5 cụm chủ đề, trong đó có
cụm chủ đề thứ tư: Đặc thù hệ phái Phật giáo Việt Nam. Ở cụm chủ đền này có
bài: Ni giới Hệ phái Khất sĩ trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo xưa và nay
của Ni trưởng Thích Nữ Ngoạt Liên, Ủy viên Hội đồng Trị sự. Bài viết gồm hai

phần: (1) Sơ lược bước trưởng thành của Ni giới của Hệ phái Khất sĩ từ ngày
thành lập đến năm 1981; (2) Ni giới Hệ phái Khất sĩ từ 1981 - 2011. Ở phần thứ
nhất, bài viết trình bày tốt yếu q trình hình thành và phát triển của Ni giới Hệ
phái Khất sĩ. Phần nội dung thứ hai, bài viết đề cập đến một số lĩnh vực hoạt
động của Ni giới Khất sĩ như: về tổ chức; về giáo dục; về hoằng pháp; về từ
thiện nhân đạo; về đạo pháp; về dân tộc. Bài viết tuy ngắn gọn nhưng bước đầu
cung cấp cho luận án những tư liệu quý giá để nghiên cứu về Giáo đoàn Ni thuộc
Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cuốn thứ hai: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm hình thành và phát
17


triển, nhà xuất bản Hồng Đức, 2011. Các bài tham luận được tập hợp theo 4 chủ
đề được gọi là bốn tiểu ban. Chủ đề 2 cũng là ban 2: Giáo hội Phật giáo Việt
Nam: các hệ phái trực thuộc và các hoạt động tiêu biểu. Ở chủ đề 2 đáng chú ý là
các bài tham lận liên quan đến Hệ phái Khất sĩ như: “Sự góp phần phát triển Phật
giáo Việt Nam của Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam q khứ, và hiện tại” của
Hịa thượng Thích Thiện Nhơn; bài: “Hệ phái Khất sĩ sau 35 năm tham gia Giáo
hội Phật giáo Việt Nam” của Đại đức Thích Giác Hồng; bài “Hệ phái Khất sĩ 60 năm sau thời Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng” của Hịa thượng Thích
Giác Tồn - Ban thư ký Hệ phái. Báo cáo tổng kết Hệ phái Khất sĩ sau 35 năm
tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các bài tham luận tập trung làm rõ vai
trò của Hệ phái Khất sĩ trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
và những thành tựu đạt được của Hệ phái Khất sĩ trên các lĩnh vực: giáo dục,
hoằng pháp, tu tập, kiến thức hoạt động từ thiện xã hội. Những bài tham luận
trên cung cấp cho luận án những tư liệu quý giá khi viết về Hệ phái Khất sĩ.
Mảng nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam thứ tư nghiên cứu về Ni giới. Có
thể kể đến hai cuốn sách sau:
Nhiều tác giả: Nữ giới Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại, nhà

xuất bản Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, 2016. Cuốn sách tập hợp
các bài tham luận của một hội thảo khoa học: Nữ giới Phật giáo Việt Nam:
Truyền thống và hiện đại, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 08 và ngày
09 tháng 4 năm 2016, cuốn sách gồm ba phần:
Phần một; vấn đề nữ giới trong giáo lý tư tưởng, trong giới luật và trong
tổ chức Giáo hội Phật giáo từ nguyên thủy đến hiện đại.
Phần hai; vấn đề vai trò, vị thế và cống hiến của Ni giới Phật giáo trong
lịch sử Việt Nam.
Phần ba; Ni giới Phật giáo Việt Nam trong đời sống và trong công tác xã
hội hiện nay. Ở phần nội dung thứ ba có hai bài tham luận liên quan đến Ni giới
Hệ phái Khất sĩ. Bài: “Ni trưởng Huỳnh Liên - công dân xuất sắc của thế giới
cực lạc”, của Thích Nữ Khiêm Liên, và bài: “Sự hình thành, phát triển và những
đóng góp của Ni giới Hệ phái Khất sĩ” của Thích Giác Duyên. Nếu như bài tham
luận của Thích Nữ Khiêm Liên tập trung viết về một nhân vật - Ni trưởng Huỳnh
18


×