Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 202 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THỦY

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG
MA TÚY TỪ THỰC TIỄN CÁC TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THỦY

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG
MA TÚY TỪ THỰC TIỄN CÁC TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 976 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



Người hướng dẫn khoa học

1. GS.TS Lê Thị Quý
2. TS. Bùi Thị Mai Đông

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng,
đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do
tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam.

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Thủy


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban
Giám đốc, Khoa Công tác xã hội, các thầy cô giáo thuộc Học viện Khoa học
xã hội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Thị Quý
và TS Bùi Thị Mai Đông, người cố vấn, hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp
đỡ tác giả trong suốt q trình hồn thành Luận án.
Tác giả xin được cảm ơn chân thành tới các Học viên và gia đình,

người thân của Học viên cũng như Đội ngũ cán bộ quản lý tại các Cơ sở cai
nghiện/Trung tâm Chữa bệnh- giáo dục- Lao động xã hội Thành phố Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo sát, thu thập thơng tin
cho luận án.
Trong q trình nghiên cứu, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cơ giáo và mọi người tham gia
góp ý cho luận án được hoàn thiện hơn.

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 9
7. Cơ cấu của luận án .................................................................................................. 9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY ....................................... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của nƣớc ngoài ......................................... 10
1.1.1 Một số nghiên cứu về ma túy, người sử dụng ma túy ............................. 10
1.1.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng
ma túy ............................................................................................................... 12
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................ 18
1.2.1. Một số nghiên cứu về ma túy, người sử dụng ma túy ............................ 18

1.2.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử
dụng ma túy ...................................................................................................... 20
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 27
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY ............................................................. 28
2.1 Lý luận chung về ma túy và ngƣời sử dụng ma túy ....................................... 28
2.1.1 Khái niệm ma túy và tác hại của ma túy ................................................. 28
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của người sử dụng ma túy ..................................... 29
2.2 Lý luận chung về dịch vụ Công tác xã hội với ngƣời sử dụng ma túy ......... 35
2.2.1 Khái niệm dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng ma túy............... 35
2.2.2 Các loại hình dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng ma túy .......... 37
2.2.3 Quy trình cung cấp dịch vụ Cơng tác xã hội đối với người sử dụng
ma túy ............................................................................................................... 50


2.2.4 Đánh giá chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối
với người sử dụng ma túy ................................................................................. 58
2.3 Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 60
2.3.1 Các lý thuyết ứng dụng trong thực hành cung cấp dịch vụ Công tác
xã hội đối với người sử dụng ma túy. ............................................................... 60
2.3.2 Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................... 67
2.4. Luật pháp, chính sách về dịch vụ Công tác xã hội đối với ngƣời sử
dụng ma túy ............................................................................................................. 68
2.4.1 Các văn bản pháp luật về dịch vụ Công tác xã hội. ................................ 68
2.4.2 Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ Công tác xã hội với
người sử dụng ma túy ....................................................................................... 69
2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của dịch vụ công tác
xã hội đối với ngƣời sử dụng ma túy ..................................................................... 71
2.5.1. Thể chế, chính sách, pháp luật của việc cung cấp dịch vụ CTXH
đối với NSDMT ................................................................................................ 71

2.5.2. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tai Cơ sở cung cấp dịch vụ
Công tác xã hội ................................................................................................. 72
2.5.3 Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của nhân viên cung cấp dịch vụ .... 74
2.5.4 Đặc điểm tâm lý và mức độ nghiện của người sử dụng ma túy .............. 74
2.5.5 Điều kiện, hoàn cảnh gia đình của người sử dụng ma túy ...................... 76
2.5.6. Các mối quan hệ xã hội của người sử dụng ma túy ............................... 78
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................. 79
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY TẠI CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNHGIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
THAM VẤN NHÓM ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY ............................... 80
3.1 Khái quát về địa bàn khảo sát và ngƣời sử dụng ma túy .............................. 80
3.1.1 Khái quát về địa bàn khảo sát và khách thể nghiên cứu định lượng ....... 80
3.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu định lượng ...................................... 82
3.2. Phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội với ngƣời sử dụng ma
túy tại các Trung tâm chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội. ............................... 90


3.2.1 Dịch vụ giáo dục – truyền thông ............................................................. 91
3.2.2 Dịch vụ tham vấn .................................................................................... 94
3.2.3 Dịch vụ hỗ trợ học nghề, tìm việc làm .................................................... 97
3.2.4 Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế ................................................................. 100
3.2.5. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý .......................................................................... 103
3.3. Đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội đối với
ngƣời sử dụng ma túy ........................................................................................... 106
3.3.1 Mức độ hài lòng của NSDMT về các dịch vụ CTXH ........................... 106
3.3.2 Đánh giá chất lượng, hiệu quả dịch vụ CTXH của NSDMT ................ 109
3.4 Kết quả thực nghiệm tham vấn nhóm với ngƣời sử dụng ma túy .............. 117
3.5 Các yếu tố ảnh hƣởng tới dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời sử
dụng ma túy qua đánh giá của NSDMT ............................................................. 127
3.5.1. Cơ chế, chính sách của việc cung cấp các dịch vụ CTXH cho người

SDMT ............................................................................................................. 127
3.5.2. Các yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Cơ sở
cung cấp dịch vụ ............................................................................................. 129
3.5.3. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của nhân viên cung cấp
dịch vụ CTXH ................................................................................................ 130
3.5.4. Đặc điểm tâm lý và mức độ nghiện của người sử dụng ma túy ........... 131
3.5.5. Điều kiện, hồn cảnh gia đình của người sử dụng ma túy ................... 134
3.5.6 Yếu tố bạn bè và mối quan hệ xã hội .................................................... 135
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 138
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH
VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY TỪ
THỰC TIỄN CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH- GIÁO DỤC- LAO
ĐỘNG-XÃ HỘI .............................................................................................................. 140
4.1 Định hƣớng phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời sử dụng
ma túy trong cơng tác phịng chống ma túy........................................................ 140
4.1.1 Chủ trương chung của Chính phủ trong cơng tác phòng chống ma túy...... 140
4.1.2 Phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy ......... 142


4.1.3 Định hướng khắc phục hạn chế, khó khăn trong phát triển dịch vụ
CTXH.............................................................................................................. 143
4.1.4. Định hướng phát triển mạng lưới dịch vụ công tác xã hội đối với người
sử dụng ma túy trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay..... 144
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội đối
với ngƣời sử dụng ma túy ..................................................................................... 145
4.2.1. Nhóm giải pháp hướng tới tăng cường năng lực Cơng tác xã hội ....... 146
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và nhu cầu cung cấp dịch vụ
Công tác xã hội cho người sử dụng ma túy. ................................................... 148
Tiểu kết chƣơng 4. ................................................................................................. 157
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 158

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 161


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt

Dịch nghĩa

1

CSCN

Cơ sở cai nghiện

2

CBT

Trị liệu nhận thức, hành vi

3

CTXH

Công tác xã hội

4


CSPL

Chính sách pháp luật

5

DV CTXH

Dịch vụ Cơng tác xã hội

6

NCS

Nghiên cứu sinh

7

NMT

Nghiện ma túy

8

SDMT

Sử dụng ma túy

9


NSDMT

Người sử dụng ma túy

10

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

11

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp khách thể nghiên cứu định lượng ...........................................83
Bảng 3.2. Hiểu biết của NSDMT về dịch vụ CTXH với người sử dụng ma
túy(N=368) ................................................................................................................86
Bảng 3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của các loại hình dịch vụ CTXH (N=368). ....87
Bảng 3.4 Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của NSDMT tại Cơ sở ................................89
Bảng 3.5. Chủ thể cung cấp dịch vụ Công tác xã hội (N=368) .......................................91
Bảng 3.6. Mức độ tiếp cận nội dung các hoạt động giáo dục truyền thông (N= 368) ...92
Bảng 3.7 Mức độ thường xuyên tiếp cận hình thức truyền thơng của NSDMT ............93
Bảng 3.8.Hình thức cung cấp dịch vụ tham vấn tại CSCN (N=368) ..............................95
Bảng 3.9. Mức độ thường xuyên tiếp cận các nội dung tham vấn của NSDMT tại
Cơ sở. .........................................................................................................................96
Bảng 3.10. Nội dung các hoạt động hỗ trợ học nghề, tìm việc làm tại Cơ sở ................98

Bảng 3.11. Hiện trạng và mức độ thường xuyên tiếp cận dịch vụ hỗ trợ việc làm
của NSDMT cai nghiên ma túy tại Cơ sở ...............................................................99
Bảng 3.12. Nội dung các hoạt động hỗ trợ chăm sóc y tế .............................................101
Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng dịch vụ và mức độ thường xuyên tiếp cận dịch vụ
hỗ trợ y tế của NSDMT tại Cơ sở. .........................................................................101
Bảng 3.14. Nội dung các hoạt động hỗ trợ pháp lý đối với NSDMT tại Cơ sở cai
nghiện.......................................................................................................................104
Bảng 3.15. Mức độ thường xuyên tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý của NSDMT. .......105
Bảng 3.16. Mức độ hài lịng của NSDMT về các tiêu chí đánh giá dịch vụ ................108
Bảng 3.17 Đánh giá về chất lượng dịch vụ CTXH của NSDMT..................................109
Bảng 3.18 Đánh giá hiệu quả của các loại hình dịch vụ cơng tác xã hội đối với
người sử dụng ma túy .............................................................................................112
Bảng 3.19 Sự ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, pháp luật .....................................127
Bảng 3.20: Sự ảnh hưởng của yếu tố điều kiện, cơ sở vật chất, trạng thiết bị..............129
Bảng 3.21: Các yếu tố về đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ CTXH..............................130
Bảng 3.22 Yếu tố bản thân người nghiện ma túy ảnh hưởng đến hiệu quả, chất
lượng dịch vụ CTXH ..............................................................................................132


Bảng 3.23 Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình, người thân của NSDMT ......................134
Bảng 3.24: Các yếu tố bạn bè và mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng
dịch vụ của NSDMT ...............................................................................................136
Bảng 3.25 Tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của NSDMT cai nghiện ............173
Bảng 3.26. Mức độ tham gia các dịch vụ giáo dục truyền thông của NSDMT sử
dụng ma túy tại CSCN. (N=368) ...........................................................................173
Bảng 3.27. Đánh giá chất lượng, hiệu quả dịch vụ thơng qua các tiêu chí ...................174


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Hiểu biết về dịch vụ CTXH của người sử dụng ma túy .............................. 85

Biểu đồ 3.2 Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ CTXH đối với NSDMT tại Cơ sở
cai nghiện. ............................................................................................................. 107
Biểu đồ 3.3: Kết quả thực nghiệm đánh giá về tầm quan trọng của dịch vụ CTXH ... 123
Biểu đồ 3.4. Đánh giá trước và sau thực nghiệm về nhu cầu sử dụng dịch vụ
CTXH của NSDMT tại Cơ sở. ............................................................................ 123
Biểu đồ 3.5 Nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ CTXH với NSDMT giữa
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng............................................................... 125

(Sơ đồ 1. Dịch vụ hỗ trợ cho người sử dụng ma túy tham gia điều trị tự nguyện. Tài
liệu SCDI, (2016).................................................................................................... 53
(Sơ đồ 2. Quy trình điều trị nghiện ma túy tại các Trung tâm điêu trị tự nguyện và
điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại cộng đồng. (Tổ chức SCDI, 2016) .... 53
Sơ đồ 3. Sơ đồ tương tác nhóm trong buổi tham vấn đầu tiên ...................................... 120
Sơ đồ 4. Sơ đồ tương tác nhóm trong buổi tham vấn thứ 10 ......................................... 121


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề ma túy, nghiện ma túy, buôn bán ma túy luôn là vấn đề nhức nhối đối
với toàn cầu. Hậu quả của nó đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội.
Nó đã tàn phá, hủy hoại rất nhiều gia đình, làm băng hoại xã hội, gây ra những tội ác
nghiêm trọng, chấn động và đảo lộn xã hội. Đặc biệt nó đã biến người sử dụng ma túy
(NSDMT) thành thân tàn ma dại, mất nhân cách và nguy cơ trở thành kẻ phạm tội.
Nghiện ma túy còn tạo ra nguy cơ cho việc lây nhiễu các bệnh theo đường tình dục và
HIV/AIDS nhất là đối với giới trẻ. Từ thế kỷ 20 đến nay, chống tội phạm ma túy là
cuộc đấu tranh sinh tử của các nước trên thế giới. Buôn bán ma túy được coi là tội
phạm của tội phạm, độc ác nhất và nguy hiểm nhất đối với nhân loại, còn sử dụng ma
túy là góp phần phát triển tội ác này. Trước tình hình đó, nhân loại đã có nhiều giải
pháp ngăn chặn và phịng chống ma túy, song tình hình về ma túy ngày càng tăng,
phức tạp. Trên thế giới, Tổng thống Philippin – Duterte năm 2016 đã mở chiến dịch chống

ma túy “…cho phép cảnh sát bắn chết nghi phạm ma túy mà không cần thông qua xét xử.
Giới chức Philippines cho biết hơn 7.000 nghi phạm đã bị cảnh sát và dân phòng
Philippines giết chết trong cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte”( Kiều Oanh, [103]).
Năm 2017, Tổng thống Indonesia - Joko Widodo “đã ra lệnh cho cảnh sát bắn những đối
tượng bn bán ma túy có hành vi chống lệnh bắt giữ”(Bảo An, [102]).
Cuộc đấu tranh chống ma túy là cuộc đấu tranh chung của nhân loại. Theo Bộ
Công An Việt Nam thì tội phạm liên quan đến ma túy có diễn biến phức tạp, tính đến
ngày 30/04/2020, các lực lượng trên toàn quốc đã bắt giữ 10.351 vụ/14.730 đối tượng,
thu giữ 3.582 kg Heroin, 1.863 kg và 900.365 viên MTTH, 113kg cần sa, 3,1 kg thuốc
phiện, 6,6 cỏ mỹ và nhiều phương tiện, tài sản, vật chứng liên quan khác.[1, 9]. Đáng
lưu ý, nhiều vụ giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo (giết nhiều người, giết
người vứt xác, chặt xác, đốt xác, giết phụ nữ và trẻ em...) vì lý do ma túy. [1] ” Đây là
những tội ác khủng khiếp do tội phạm liên quan đến ma túy gây ra.. Thực tế, Chính
phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phịng chống ma túy và tổ chức các
hình thức cai nghiện cho người nghiện ma túy nhưng sự thực, tỷ lệ NSDMT ngày càng
tăng lên với đa dạng các loại chất gây nghiện mới và các loại hình bn bán, tàng trữ ma
túy ngày càng tinh vi hơn. Tính đến 06/2020, Việt Nam có 234.620 người nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý [1]. Vì tính nhân văn cao cả, vì giá trị nhân phẩm và quyền của con
người, chúng ta đã nhìn nhận NSDMT theo hướng nhân đạo, phù hợp với quan điểm
chung của thế giới và thường xuyên đổi mới công tác cai nghiện ma túy. Song, vấn đề
1


cai nghiện ma túy thực sự là vấn đề khó khăn, nan giải. Mặc dù chúng ta đã thực hiện
chủ trương đa dạng hóa cơng tác cai nghiện theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện,
nhưng cần phân biệt rõ người sử dụng ma túy chưa gây tội ác với kẻ tội phạm.
Hơn nữa, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành,
địa phương triển khai thí điểm các mơ hình điều trị, cai nghiện chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc đông y do Việt Nam sản xuất (Cedemex, Bông Sen, Heantos…), nhưng kết
quả đánh giá ban đầu cho thấy “việc thí điểm điều trị bằng thuốc Cedemex tại Thái

Nguyên, Hưng Yên trong thời gian điều trị 6 tháng thì tỷ lệ khơng sử dụng lại ma túy
là 38% và sau 1 năm tỷ lệ là 27%” [18]. Như vậy, số người nghiện ma túy đã cai
nghiện và sử dụng lại, dẫn đến tái nghiện cịn nhiều.
Khơng những thế, hiện nay, các cơ sở cai nghiện (CSCN) đang trong tình trạng
quá tải, số lượng người nghiện ngày càng tăng “ tổng số người đang được điều trị cai
nghiện tại các cơ sở là 36.368 người, tăng 6,8% so với năm 2017 (33.895/36.368)”
[18]. Tình trạng nghiện không ổn định, nghiện lâu năm và nghiện đồng thời nhiều loại
ma túy tổng hợp phức tạp. Đội ngũ nhân viên còn chưa chuyên nghiệp, cơ sở trang
thiết bị xuống cấp, không hiện đại...[18]. Thực trạng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma
túy tại các cơ sở cai nghiện (CSCN) còn thực hiện theo các phác đồ điều trị về mặt y
học, kết hợp với giáo dục dạy nghề, lao động trị liệu… Chất lượng dịch vụ cai nghiện
hạn chế, các loại hình dịch vụ cịn đơn sơ, chưa đáp ứng mong muốn cai nghiện và dự
phòng tái nghiện. NSDMT và (CSCN) phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ
chính bản thân và từ mơi trường sống, họ cần sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng, xã
hội để giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải như: thiếu việc làm, đói nghèo, biến
đổi kinh tế - xã hội quá nhanh chóng, v.v… Vấn đề đặt ra là: có cách thức nào góp
phần giảm tải ma túy, hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện thành công và không tái
nghiện? Đây là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Công tác xã hội có thể làm gì

để giảm thiểu tình trạng sử dụng ma túy hiện nay? CTXH là một khoa học, một hoạt
động chuyên nghiệp, có hệ thống triết lý, giá trị riêng, CTXH vận dụng lý thuyết, kỹ
năng và quy điều đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho mỗi cá nhân, gia
đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng CTXH là một nghề mới tại Việt Nam
thông qua Đề án 32 ngày 25 tháng 10 năm 2010.Vậy, người nghiện ma túy có nhận
thức và nhu cầu mong muốn tiếp cận dịch vụ Công tác xã hội trong quá trình cai
nghiện như thế nào? Các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động - xã hội cung

cấp những loại dịch vụ Công tác xã hội nào cho nhóm NSDMT? Làm thế nào để
nâng cao chất lượng các dịch vụ đó. Đây là những vấn đề cần được giải quyết.
2



Vì vậy, tơi đã chọn đề tài nghiên cứu “Dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử
dụng ma túy từ thực tiễn các Trung tâm Giáo dục – Lao động – Xã hội thành phố
Hà Nội” để làm luận án tiến sỹ với hy vọng sẽ đóng góp được phần nào vào cơng cuộc
đấu tranh chung phịng chống ma túy này, đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả cai nghiện ma túy.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về ma túy và phịng chống ma túy,
đề tài đi sâu phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy
tại một số trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội thành phố Hà Nội ( Trung
tâm số 1 và trung tâm số 5); từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
các dịch vụ CTXH đối với NSDMT nhằm hỗ trợ NSDMT cai nghiện thành cơng và
sống hịa nhập cộng đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp (trong và ngồi nước) để mơ tả bức
tranh chung về dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy, hệ thống hóa
kiến thức lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy;
- Nghiên cứu các lý thuyết liên quan được ứng dụng trong các Dịch vụ công tác
xã hội nhằm xây dựng khung lý luận nghiên cứu của đề tài;
- Điều tra Xã hội học về thực trạng cung cấp các dịch vụ Công tác xã hội đối với
người sử dụng ma túy tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời phân tích, đánh giá chất lượng
dịch vụ CTXH mà NSDMT đang sử dụng tại CSCN ma túy.
- Thử nghiệm mơ hình tham vấn nhóm đối với người sử dụng ma túy;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các dịch vụ CTXH đối với
người sử dụng ma túy.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các Trung tâm

Chữa bệnh- Giáo dục – Lao động – Xã hội thành phố Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung nghiên cứu:
Dịch vụ CTXH trong hỗ trợ người sử dụng ma túy khá đa dạng, trong phạm vi của
đề tài luận án tập trung nghiên cứu vào 5 loại hình dịch vụ đó là: Dịch vụ giáo dục –
truyền thông; Dịch vụ tham vấn; Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế; Dịch vụ hỗ trợ học
nghề, tìm việc làm; Dịch vụ hỗ trợ pháp lý
3


*Về khách thể nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trên 3 nhóm khách thể:
-

Người sử dụng ma túy hiện đang cai nghiện ma túy tại các Cơ sở cai nghiện
số 1 và số 05 (368 người sử dụng ma túy);

-

Cán bộ quản lý và làm việc trực tiếp với người sử dụng ma túy (10 người)

-

Nhân thân của người sử dụng ma túy (05 người)

* Về thời gian nghiên cứu:
Đề tài luận án được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 8/2016 đến
tháng 9/2019
* Về địa bàn nghiên cứu:
Đề tài tiến hành khảo sát tại 2 Cơ sở Cai nghiện số 01 và số 05:

- Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục – Lao động xã hội số 05, Xuân Phương, Từ
Liêm, Hà Nội. (Từ năm 2017 đổi tên thành Cơ sở cai nghiện số 05, Xuân Phương, Từ
Liêm, Hà Nội theo Quyết định số 6129/QĐ-UBND ngày 31/08/2017 của UBND thành
phố Hà Nội)
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - xã hội số 01 tại Yên Bài, Ba Vì,
Hà Nội. (Từ năm 2017 đổi tên thành Cơ sở cai nghiện số 01, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội theo
Quyết định số 6078/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội).
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1:Tình hình người sử dụng ma túy ở Việt Nam hiện nay như thế nào,
Việt Nam có những nỗ lực gì trong phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy?
Câu hỏi 2: : Cơng tác xã hội có vai trị như thế nào trong việc làm giảm tình
trạng sử dụng ma túy hiện nay, người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện có nhận
thức và nhu cầu về dịch vụ Công tác xã hội như thế nào?
Câu hỏi 3: Thực trạng cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại các cơ sở cai nghiện
ma túy hiện nay diễn ra như thế nào, có những yếu tố nào tác động đến chất lượng
dịch vụ Công tác xã hội cho người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện?
Câu hỏi 4: Có giải pháp nào giúp các Cơ sở cai nghiện tăng cường khả năng
cung cấp dịch vụ công tác xã hôi cho người sử dụng ma túy?
3.4 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Tình hình người sử dụng ma túy hiện nay tại Việt Nam ngày có
diễn biến phức tạp và sử dụng đa dạng các loại ma túy tổng hợp do nhiều yếu tố tác
động. Việt Nam có nhiều nỗ lực trong cơng tác phịng chống ma túy.
Giả thuyết 2: Cơng tác xã hội có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ người sử
dụng ma túy cai nghiện và dự phòng tái nghiện. Người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai
4


nghiện hiện nay có nhu cầu, mong muốn được sử dụng dịch vụ Công tác xã hội. Tuy
nhiên, nhận thức của họ về dịch vụ Cơng tác xã hội cịn hạn chế do nhiều yếu tố tác
động.

Giả thuyết 3: Thực trạng cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại cơ sở cai nghiện
ma túy hiện nay còn hạn chế, chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng được nhu cầu của
người sử dụng ma túy, có nhiều yếu tố tác động thuận chiều đến chất lượng và hiệu
quả của dịch vụ công tác xã hội như điều kiện, cơ sở vật chất trang thiết bị, đặc điểm
tâm lý của người sử dụng ma túy, chính sách pháp luật, điều kiện hồn cảnh gia đình,
mối quan hệ xã hội…
Giả thuyết 4: Có nhiều giải pháp giúp Các cơ sở cai nghiện tăng cường khả
năng cung cấp dịch vu công tác xã hội đối với người sử dụng ma túy. Người sử dụng
ma túy có sự thay đổi tích cực hơn khi được sử dụng dịch vụ Công tác xã hội
3.5 Khung phân tích

Thể chế, chính sách pháp luật

Điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị
của Cơ sở cung cấp dịch vụ

Dịch vụ Công
tác xã hội với
người sử dụng
ma túy

Nhận thức,
thái độ,
hành vi

Cải thiện sức
khỏe, theer
chất và tâm
thần


Cai nghiện

1. Giáo dục – truyền

Trình độ, năng lực phẩm chất
đạo đức của nhân viên cung cấp
dịch vụ

thông

NSDMT

2. Tham vấn
Học nghề,
việc làm

3. Hỗ trợ chăm sóc
y tế

Đặc điểm và mức độ
nghiện của người sử dụng
ma túy
Điều kiện hồn cảnh gia
đình của người sử dụng ma
túy

4. Hỗ trợ học nghề,
tìm việc làm
5. Hỗ trợ pháp ý


Các mối quan hệ xã hội của
người sử dụng ma túy

5

Dự phòng tái
nghiện


3.6 Khung nghiên cứu (Research Paradigm)

Quá trình nghiên cứu: (Processing - P)

Đầu vào

: (Input- I)

Cơ sở lý luận vê ma túy, NSDMT; lý luận về
dịch vu và dịch vụ CTXH với NSDMT; lý
thuyết nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu:
nghiên cứu tài liệu lý luận, phỏng vấn sâu, bảng
hỏi: 368 NSDMT; thực nghiệm

Vấn đề
nghiên cứu

Đầu ra
(Output - O)
Kết quả
khảo sát,

phỏng vấn
Các giải
pháp nâng
cao chất
lượng, hiệu
quả dịch vụ
CTXH

Câu hỏi
nghiên cứu
Giả thuyết
nghiên cứu
Phản ánh (feedback - F)

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm hệ
thống và duy vật lịch sử, quan điểm thực tiễn và hệ thống nguyên tắc phương pháp
luận nghiên cứu khoa học làm căn cứ khoa học cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Cụ
thể, khi nghiên cứu dịch vụ CTXH đối với người sử dụng ma túy, đề tài chú ý nghiên cứu
nội dung này trong mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động qua lại của yếu tố kinh tế, văn hóa,
xã hội, pháp luật, trong bối cảnh Việt Nam đang trên con đường hội nhập nền kinh tế quốc
tế và trên lộ trình phát triển nghề cơng tác xã hội chuyên nghiệp.
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, vận dụng quy luật đấu tranh giữa các
mặt đối lập giữa cán bộ cai nghiện với người sử dụng ma túy trong q trình cai
nghiện. Họ ln có mong muốn, khát khao cai nghiện nhưng thực tế khi họ đã nghiện ma
túy, họ phụ thuộc vào chất gây nghiện, nên rất khó khăn trong việc kiểm sốt cảm xúc,
hành vi của bản thân, tìm mọi cách sử dụng ma túy bất chấp hậu quả của nó. Trong tư
tưởng của họ ln có mâu thuẫn giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi. Bên cạnh đó, họ cịn
gặp phải mâu thuẫn trong mối quan hệ với người thân, cán bộ cai nghiện hay mối quan hệ

xã hội. Vì vậy, khi có sự tác động hỗ trợ giúp họ giải quyết các mâu thuẫn giữa các mặt
đối lập sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình cai nghiện của họ nhanh hơn và có hiệu quả
hơn.

6


Theo quan điểm hệ thống: xem xét sự vật trong chỉnh thể thống nhất. Nghiên
cứu dịch vụ công tác xã hội trong mối quan hệ kinh tế, xã hội và pháp luật. Cung cấp
dịch vụ CTXH cho NSDMT mang tính tổng thể toàn diện về sức khỏe thế chất, tinh
thần, hỗ trợ xã hội và kinh tế, pháp lý…NSDMT là tiểu hệ thống nằm trong hệ thống
lớn hơn bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội hay hệ thống luật pháp, chính sách.
Đội ngũ làm nghề có khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội một cách tổng thể,
toàn diện và chuyên sâu sẽ giúp người sử dụng ma túy được có được những lợi ích
thiết thực và duy trì khơng sử dụng lại ma túy.
Quan điểm lịch sử: nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội tại các CSCN tại Thành
phố, Hà nội. (xem xét sự vật trong những hồn cảnh cụ thể). Nhóm người sử dụng ma
túy tại Trung tâm. Thời gian tiến hành từ 2016 đến 2019 trong thế kỷ thứ 21.
Quan điểm thực tiễn: Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử
dụng ma túy từ thực tiễn các CSCN Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu NSDMT chính là
NSDMT đang cai nghiện tại Trung tâm số 1 và số 5 trên địa bàn thành phố Hà Nội với
con người thực trong bối cảnh thực tế. Kết quả sẽ được ứng dụng thực tiễn nhằm nâng
cao hiệu quả quá trình cai nghiện hình thành và phát triển đội ngũ nhân viên CTXH
chun nghiệp, đóng góp vào q trình phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp và ổn
định xã hội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Luận án nghiên cứu các văn bản, tác phẩm, bài báo, báo cáo, cơng trình nghiên
cứu trước đây nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hố một số vấn đề lí luận và phương
pháp luận về dịch vụ CTXH với người sử dụng ma túy. Đây là phương pháp quan trọng

nhằm hiểu rõ hơn về lĩnh vực dịch vụ CTXH với NSDMT, xây dựng những luận cứ khoa
học để chứng minh vấn đề nghiên cứu được cụ thể và rõ ràng hơn.
4.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
NCS tiến hành phỏng vấn sâu 20 người sử dụng ma túy tại Cơ sở cai nghiện, 10
cán bộ/nhân viên xã hội, và 05 người nhà của NSDMT nhằm kiểm chứng tính xác thực
của các số liệu, thông tin đã thu thập được bằng các phương pháp khác, đồng thời bổ sung
thêm các thông tin cần thiết để đưa ra những phán đoán, những nhận định xác thực hơn.
Nội dung phỏng vấn xoay quanh thực trạng dịch vụ công tác xã hôi; nhận thức và nhu cầu
sử dụng dịch vụ CTXH; những yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH với người sử dụng
ma túy và giải pháp tăng cường hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH tại Trung tâm. Số lượng
khách thể (xem bảng tổng hợp phần phụ lục 2 kèm theo)
4.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nghiên cứu trên khách thể là thân chủ (người SDMT) đang tham gia vào quá
trình cai nghiện ma túy tại cơ sở (368 NSDMT tại CSCN) thành phố Hà Nội
7


CSCN số 05 tại xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội (154 NSDMT)
CSCN số 01 tại Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội. (214 NSDMT).
Chọn mẫu nghiên cứu: NCS sử dụng phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên, dựa vào
Công thức chọn mẫu Slovin (1884) (Theo Chu Thị Kim Loan, dẫn từ Consuelo và cộng
sự, 2007)[73]
Theo số liệu cung cấp bởi Sở Lao động và Thương binh xã hội Hà Nội năm
2017, hiện nay số NSDMT đang được quản lý tại 07 Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục
– Lao động – Xã hội (Cơ sở cai nghiện- CSCN) thành phố Hà Nội là khoảng 2225
người). Vậy, tổng số mẫu nghiên cứu là 368 người. CSCN số 01 là 214 người sử dụng
ma túy (NSDMT), CSCN số 05 là 154 người sử dụng ma túy (NSDMT). (Xem phần
phụ lục đính kèm)
4.2.4 Phương pháp chuyên gia
NCS tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia hướng dẫn khoa học, các chuyên

gia điều trị nghiện, chuyên gia CTXH và các giảng viên Đại học, các chuyên gia trong
Hội thảo khoa học cấp Khoa về dịch vụ CTXH trong điều trị nghiện ma túy và các điều
kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho người sử dụng
mat túy, các giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH.
4.2.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Luận án sử dụng một số phương pháp thống kê toán học và hệ thống xử lý số
liệu bằng phần mềm SPPS.
NCS tiến hành sử dụng một số cơng thức tốn thống kê để xử lý số liệu (tính
giá trị trung bình X , độ lệch chuẩn, hệ số tương quan Spearman (r)...), kiểm định bằng
chỉ số Cronbach’Alpha, Anova…, so sánh kết quả nghiên cứu ở NSDMT hai Cơ sở cai
nghiện để thấy rõ bức tranh toàn cảnh về thực trạng dịch vụ có sự khác biệt hay khơng
tại những Cơ sở cai nghiện ở những địa bàn khác nhau (Phụ lục 2).
4.2.6 Phương pháp thực nghiệm
Được tiến hành trên một nhóm 7 người sử dụng ma túy tại CSCN về mơ hình
tham vấn nhóm. Thời gian tiến hành thực nghiệm trong vịng 6 tháng, hai tuần 1 buổi sinh
hoạt nhóm. Tổng số là 12 buổi tham vấn nhóm. Sau thời gian thực nghiệm so sánh kết quả
trước và sau thực nghiệm, đồng thời so sánh nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng về
sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của NSDMT và đánh giá hiệu quả của mô hình
dịch vụ tham vấn nhóm đối với người sử dụng ma túy tại CSCN.
Mục đích của thực nghiệm là so sánh kết quả trước và sau thời gian thực nghiệm
tác động về nhận thức, thái độ và hành vi của người sử dụng ma túy để thấy được hiệu quả
của dịch vụ tham vấn chuyên nghiệp

8


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về dịch vụ CTXH, luận án phát hiện
những khó khăn, tồn tại trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện đề xuất
những giáp pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của dịch vụ CTXH tại CSCN.

Nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của dịch vụ CTXH và vai trị của Nhân viên
CTXH trong cơng tác cai nghiện ma túy. Qua nghiên cứu, đề xuất mơ hình dịch vụ CTXH
nhằm tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị nghiện ma túy. Kết quả nghiên cứu có thể
được ứng dụng trong các CSCN tại Thành phố Hà Nội và trong cả nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm hệ thống lý luận về
dịch vụ CTXH đối với người sử dụng ma túy. Đồng thời có ý nghĩa trong việc xây dựng
và hồn thiện hệ thống giáo trình, bài giảng về ma túy, CTXH với NSDMT, đóng góp
tích cực cho việc phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp tại Việt Nam.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hơn thực trạng và tác hại của ma túy cũng
như người sử dụng ma túy, chỉ ra những hạn chế trong cơng tác phịng chống ma túy
và các giải pháp làm giảm thiệu tình trạng nghiện ma túy. Đồng thời kết quả phân tích
đánh giá thực trạng DVCTXH và thực nghiệm tham vấn nhóm có ý nghĩa trong việc
làm sáng tỏ bức tranh chung trong công tác cai nghiện ma túy. Đây là cơ sở khoa học
nhằm đổi mới hoạt động cai nghiện ma túy hiệu quả hơn với mong muốn các nhà
hoạch định chính sách xem xét đến CTXH và hệ thống dịch vụ CTXH trong quá trình
điều trị nghiện ma túy trong thực tiễn.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình đã cơng bố của tác giả, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về dịch vụ Công tác xã hội với
người sử dụng ma túy
Chương 2: Những vấn đề lý luận về dịch vụ Công tác xã hội với người sử dụng
ma túy
Chương 3: Thực trạng các dịch vụ Công tác xã hội đối với người sử dụng ma

túy tại các Cơ sở cai nghiệnTrung tâm chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội và
kết quả thực nghiệm tham vấn nhóm với người sử dụng ma túy

Chương 4. Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ Công tác xã hội
đối với người sử dụng ma túy từ thực tiễn các Trung tâm chữa bệnh- Giáo dục- Lao
động xã hội

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ
HỘI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của nƣớc ngồi
1.1.1 Một số nghiên cứu về ma túy, người sử dụng ma túy
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về ma túy, NSDMT. Các nghiên cứu đã giải
thích ma túy là gì, tác hại của ma túy, chất gây nghiện là như thế nào, phân loại các
chất gây nghiện; NSDMT, người nghiện ma túy là gì, đồng thời chỉ ra những đặc điểm
của NSDMT.
Nghiên cứu về ma túy, nhóm tác giả Redfern, NSW, Australia: Tosca Press,
(1996) đã khẳng định "Không giống như rượu hoặc thuốc lá, heroin không gây độc hại
cho các mô hoặc các cơ quan của cơ thể, tuy nhiên, nó có tính gây nghiện cao”. Các
tác giả Byrne, Andrew (1996) cũng phản ánh: “Tác hại chủ yếu đến từ nguy cơ quá
liều, các vấn đề về chích ma tuý, ma túy và các hậu quả bất hợp pháp hoặc tài chính".
Tuy nhiên, tác giả Erickson, (2003) lại khẳng định một tác động về mặt trị liệu nếu
mọi người không lạm dụng đến mức nghiện chất đó: “Nếu mọi người khơng lạm dụng
nó, nó có thể được sử dụng như là một thuốc giảm đau mạnh mẽ về mặt trị liệu”.
(Nguồn: Erickson, ngày 24 tháng 11 năm 2003).[126]. Theo tài liệu tập huấn của FHI
(2012), Chất gây nghiện được chia làm 3 nhóm như: Nhóm gây ảo giác (Estasy, Đá,
Cần sa liều cao…), nhóm gây kích thích (Meamphatamine, ma túy tổng hợp…) và
nhóm an thần (Rượu, Heroin…) [36]. Chất gây nghiện hướng thần tác động mạnh tới
tâm sinh lý và ảnh hưởng trực tiếp lên nhận thức, tình cảm, hành vi và động cơ của
người nghiện.

Nghiên cứu về người sử dụng ma túy và các vấn đề liên quan, tác giả Thorley
(2004), đã mơ hình hóa về những vấn đề liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện
theo 3 phạm trù: (1) Phê, (2) Sử dụng thường xuyên, (3) Nghiện.[36]. Mô hình này cho
thấy những phạm trù này khơng có tính loại trừ lẫn nhau và một người sử dụng có thể
gặp phải các vấn đề thuộc 1 phạm trù, cả 2 hoặc cả 3 phạm trù khác nhau.
Nghiện một chất nào đó là sự tương tác giữa những yếu tố về sinh học thần
kinh, tâm lí và xã hội. Tác giả Leshner (1997) cho rằng: “Nghiện là một bệnh tái diễn,
mãn tính của não, là một khái niệm hồn tồn mới với đại chúng, với nhiều nhà hoạch
định chính sách và đáng buồn là với nhiều cả cán bộ y tế” [106]. Hiện nay đã có đủ
bằng chứng để khẳng định rằng nghiện không phải là một sự yếu kém hay tha hóa về
đạo đức mà là một bệnh của não. Bằng chứng từ các nghiên cứu về hình ảnh của não
bộ như là hình ảnh chụp cộng hưởng từ cũng như hình ảnh chụp nhấp nháy phóng xạ
(PET) (phương pháp sử dụng các chất đồng vị phóng xạ để đưa ra hình ảnh ba chiều
10


hoặc hình ảnh phản ánh hoạt động chức năng của các tế bào não) đang chịu tác dụng
trực tiếp của ma túy. Ở cấp độ tế bào, ma túy tác động lên các chất dẫn truyền thần
kinh, nhờ nó mà thông tin được trao đổi giữa các tế bào não. Như vậy, một người
nghiện ma túy là người đang có bệnh mãn tính, tái diễn ở não bộ và có hành vi bắt
buộc phải sử dụng ma túy bất chấp hậu quả của nó.
Về bản thân NSDMT nhóm tác giả Robert Ali và cộng sự (2009) xây dựng “mơ
hình tương tác về sự trải nghiệm chất gây nghiện” thể hiện một hệ thống tổng thể về
trải nghiệm sử dụng chất gây nghiện. Mơ hình này kết hợp mơ hình tương tác của
Zinberg về tác hại của chất gây nghiện với những ngun tắc của Thuyết học tập xã
hội. Mơ hình tương tác này cho thấy sự tương tác giữa chất gây nghiện, mơi trường và
cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự trải nghiệm về sử dụng chất gây nghiện.
Không thể chỉ xem xét từng yếu tố một cách riêng biệt. Trong mỗi khía cạnh (chất gây
nghiện, môi trường, cá nhân), tầm quan trọng của mỗi một yếu tố (như cảm xúc, áp lực
đồng đẳng, đường dùng) đối với trải nghiệm của người sử dụng sẽ khác nhau giữa

người này và người kia, và giữa bối cảnh này và bối cảnh khác. Một số yếu tố có thể
trùng lặp trong các nhóm khác (ví dụ: sự sẵn có thuốc có thể là yếu tố mơi trường hoặc
là yếu tố chất gây nghiện hoặc cả hai). Vấn đề quan trọng nhất là mỗi cấu thành và sự
tương tác giữa các yếu tố cần được xem xét khi đánh giá trải nghiệm sử dụng chất gây
nghiện.[36]
Bên cạnh đó, về nhu cầu điều trị nghiện ma túy, nhóm tác giả Hunt, M.C.,
Wiechelt, S.A. & Merryle, R. (2008). “Dự đoán nhu cầu điều trị lạm dụng chất gây
nghiện của người cao tuổi”. Tạp chí Y tế Cơng cộng Hoa Kỳ, 45 (2), 236-245. PMCID:
PMC9162292 Hunt, M.C., Newlin, D.B. & Fishbein, D. (2009)[50]. Kết quả nghiên cứu
khẳng định người cao tuổi lạm dụng chất có nhu cầu điều trị nghiện cao, tuy nhiên nhiều
người vừa muốn sử dụng chất gây nghiện vừa muốn điều trị hiệu quả. Nhiều người vẫn cứ
sử dụng ma túy và không muốn điều trị dứt điểm. Trong bài báo “Hình ảnh não ở những
người lạm dụng methamphetamine qua suốt cuộc đời”(Lão khoa, 46 (3), 122-145) nhóm
tác giả cũng đã làm rõ được nhu cầu điều trị của người nghiện tăng lên khi về già. Hầu
như NSDMT cao tuổi cần các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc tồn diện,
nhấn mạnh nhiều đến các dịch vụ tại cộng đồng.[51]
Nhìn chung, những nghiên cứu về ma túy, NSDMT đa phần đã giải thích sử
dụng chất gây nghiện và sự trải nghiệm nó, nghiện là gì, ngun nhân và các yếu tố tác
động đến sử dụng ma túy dưới các góc độ về tâm - sinh lý - xã hội. Đồng thời, các
nghiên cứu trên đã đề cập đến nhu cầu của người nghiện chất và đưa ra một số định
hướng và biện pháp khắc phục trong hỗ trợ điều trị nghiện ma túy. Dưới góc độ
CTXH, NCS chưa tìm được nhiều cơng trình nghiên cứu về đặc điểm, khó khăn và
mong muốn trợ giúp của NSDMT.
11


1.1.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người sử dụng
ma túy
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực dịch vụ từ
đầu thập niên 1980 trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục.

Tuy nhiên, dưới góc độ CTXH thì đây còn là lĩnh vực cần được quan tâm, nghiên cứu sâu
hơn. CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, vì thế có nhiều cơng trình nghiên
cứu CTXH, các chính sách an sinh xã hội. Về dịch vụ CTXH và cách thức triển khai dịch
vụ CTXH hầu như được phát triển mạnh ở các nước phát triển.
Những nghiên cứu về mặt lý luận và thực hành cho thấy hầu như các tác giả đã
nhấn mạnh vai trò của đào tạo chuyên nghiệp cho đội ngũ tham gia cung cấp dịch vụ
CTXH. Nhóm tác giả như C. Zastrow (1985) hay Hepworth (1997), vào những năm
1970 đã nghiên cứu những can thiệp CTXH cá nhân, gia đình và nhóm thơng qua việc
cung cấp các dịch vụ CTXH với những hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp
[121].[122].[146]. Tác giả W. Robert và H. Robert (1976) nghiên cứu can thiệp cá nhân
và gia đình thơng qua dạng dịch vụ can thiệp nhóm chia sẻ cảm xúc và học hỏi hành vi
ứng phó. Nghiên cứu đã chỉ ra dịch vụ tham vấn nhóm và gia đình được sử dụng trong
CTXH như một mơi trường hữu hiệu cho sự can thiệp thay đổi hành vi.[62]. Nhóm tác
giả Geoffrey L. Cohen and David K. Sherman (2014) đã bàn về sự thay đổi tâm lý thông
qua tự khẳng định bản thân và can thiệp tâm lý xã hội. Đây là những can thiệp rất hữu
hiệu nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách.[125]
Trên thế giới, dịch vụ CTXH phát triển mạnh, đa dạng và theo hướng chuyên
nghiệp tại cơ sở, cộng đồng và góp phần cải thiện tính hiệu quả của dịch vụ phúc lợi
xã hội. Thực tế, những nghiên cứu về dịch vụ đối với NSDMT đã có nhiều có thể chia
ra làm 3 hướng theo các lĩnh vực điều trị cai nghiện ma túy: sinh học, tâm lí và xã hội.
Khi cung cấp các dịch vụ cho NSDMT cần có một hệ thống dịch vụ tồn diện cả về
tâm lý, xã hội, dịch vụ giáo dục, tuyên truyền và hỗ trợ việc làm. Tuy nhiên các quan
điểm và nghiên cứu đều có cách lý giải hợp lý về dịch vụ đối với NSDMT. Dưới đây
là tổng quan một số cơng trình nghiên cứu theo các loại hình dịch vụ hỗ trợ trong điều
trị nghiện ma túy.
Một số nghiên cứu về dịch vụ giáo dục – truyền thông
Nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học và xã hội học đã chỉ ra việc sử dụng
hay lệ thuộc vào ma túy còn phụ thuộc vào sự tương tác giữa con người và xã hội cũng
như hành vi của chúng ta chịu sự ảnh hưởng như thế nào trong xã hội ấy. Tác giả
Becker, Zinberg (1986), “Drug set, and setting, đã nói lên việc sử dụng ma túy trong

bối cảnh và tình huống nhất định, hành vi sử dụng ma túy được xem như hành vi hình
thành từ những kinh nghiệm học hỏi.[112].

12


Theo Craig Reinarman, Harry G. Levine, Harry Levine(1997), “Crack In
America: Demon Drugs and Social Justice” đã đề cập đến thuật ngữ “drug scare- sợ
hãi ma túy” để khẳng định thời kỳ các cuộc thập tự chinh phòng chống ma túy có hiệu
quả và mang tính hợp pháp. Trong cuốn sách cũng phản ánh thời kỳ từ 1986 – 1992 là
sự sợ hãi lớn nhất của thế kỷ thứ 20. Các chính trị gia và giới truyền thơng đã chấp
nhận và tuyên bố “chiến tranh với ma túy là chính sách xã hội tốt nhất -"War on
Drugs" and pronounced the "drug war" to be good social policy. [113]. Hiện nay, dịch
vụ CTXH được phát triển rất đa dạng và phong phú thể hiện qua các Trung tâm CTXH
(Mekong Centre), CTXH trong chăm sóc người tâm thần, trung tâm dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ tâm thần gia đình (Gardner family), Sở bảo vệ và chăm sóc trẻ em… Giới
truyền thơng Mỹ cho rằng, CTXH một ngành nghề quan trọng chiếm vị trí thứ 7 trong
10 ngành học không phổ biến nhất mà trang web CareerBuilder.com đưa ra để giúp
các sinh viên học tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Mỹ tìm những công việc chất
lượng cao dễ dàng hơn sau khi ra trường, vì vậy nghiên cứu về CTXH với người sử
dụng ma túy khá đa dạng và chuyên biệt.
Bộ Y tế và Dịch vụ con người của Mỹ nghiên cứu “You know your right?- Bạn
có biết quyền của mình?” là cuốn sổ tay hướng dẫn các quyền pháp lý cho những
NSDMT, nhất là những người sau cai nghiện, đang trong giai đoạn phục hồi. Họ biết
bảo vệ quyền của mình trước các phân biệt đối xử như: nhà ở, việc làm, hệ thống dịch
vụ của chính phủ, y tế, giáo dục hay những dịch vụ xã hội khác.[17]
Nhìn chung, các nghiên cứu tập trung nhiều vào việc tuyên truyền, giáo dục trong
phịng chống ma túy. Ma túy có tác hại khủng khiếp tới con ngưởi, ảnh hưởng trực tiếp tới
mọi mặt của đời sống xã hội. Thế nhưng những nội dung chính trong dịch vụ giáo dục
truyền thơng với NSDMT thì NCS chưa tìm thấy nhiều cơng trình nghiên cứu.

Một số nghiên cứu về dịch vụ tham vấn với người sử dụng ma túy
Bàn về dịch vụ tham vấn trong điều trị nghiện ma túy, hầu hết các tác giả đều
đề cập đến các mơ hình, chương trình và các can thiệp nhận thức, hành vi, quản lý
hành vi tích cực giúp người nghiện phục hồi và phòng tránh tái nghiện. Nhóm tác giả
Richard Rawson, Jeanne Obert và Mickey McCann (1984), xây dựng “mơ hình
Matrix- điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân lạm dụng các chất gây nghiện và phụ
thuộc vào ma túy tổng hợp”[13]. Mơ hình này bao gồm: Các chương trình 28 ngày;
Các chương trình điều trị nội trú với thời gian linh hoạt; Nhà ở cho những người tỉnh
táo, khơng say; Các chương trình điều trị ngoại trú có quản lý (MM); Chương trình
điều trị lồng ghép giữa các dịch vụ Sức khỏe tâm thần và các dịch vụ điều trị nghiện
các chất mà túy tổng hợp; Chăm sóc tại nơi ngụ cư; Nhà ở cho những người khơng say
rượu; Các chương trình điều trị ngoại trú với thời gian điều trị linh hoạt; Các chiến
lược can thiệp ngắn; Các nhà chuyên môn điều trị tâm lý cho bệnh nhân ngoại trú; Hệ
13


×