Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Giải pháp quản lý chi phí trong điều kiện biến động giá đối với gói thầu xây lắp A2 tại công trình đường cao tốc Nội Bài Lào Cai (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM THANH HÀ

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN
ĐỘNG GIÁ ĐỐI VỚI GĨI THẦU XÂY LẮP A2 TẠI CƠNG
TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM THANH HÀ
HÀ NỘI, NĂM 2017


GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN
ĐỘNG GIÁ ĐỐI VỚI GĨI THẦU XÂY LẮP A2 TẠI CƠNG
TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60.58.03.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS LÊ VĂN HÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Hà

i


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Trường Đại học Thủy Lợi,
Khoa Cơng trình, Bộ mơn Cơng nghệ và Quản lý xây dựng đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn PGS.TS
Lê Văn Hùng đã hướng dẫn tận tình để tác giả hồn thành luận văn.
Do trình độ, kinh nghiệm, năng lực cũng như thời gian còn hạn chế nên luận văn khó
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Phạm Thanh Hà


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài................................................................................................... 1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................... 2
6. Kết quả đã đạt được.................................................................................................. 3
7. Nội dung luận văn..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
ĐƯỜNG CAO TỐC VIỆT NAM.................................................................................... 4
1.1 KHÁI QT CƠNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC VIỆT NAM............................4
1.1.1 Sự cần thiết đầu tư xây dựng phát triển hệ thống giao thông vận tải.....................4
1.1.2 Tình hình đầu tư xây dựng cơng trình đường cao tốc Việt Nam hiện nay.............5
1.1.3 Nguồn vốn đầu tư và hình thức huy động vốn...................................................... 7
1.1.4 Khái quát chung đường cao tốc............................................................................. 9
1.2 TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
ĐƯỜNG CAO TỐC.................................................................................................... 11
1.2.1 Quản lý chi phí tại một số cơng trình đường cao tốc Việt Nam...........................11
1.2.2 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí xây dựng cơng trình đường cao tốc
.......................................................................................................................................13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG
........................................................................................................................................ 16
2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG............................16
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật................................................................................. 16



2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng............................................ 17
2.1.3 Các loại hợp đồng xây dựng................................................................................ 18
2.1.4 Hệ thống định mức xây dựng.............................................................................. 21
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG........................23
2.2.1 Nội dung chi phí xây dựng.................................................................................. 23
2.2.2. Quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn thi cơng cơng trình............................24
2.2.3 Phương pháp xác định thành phần chi phí xây dựng........................................... 26
2.2.4 Nguyên tắc quản lý chi phí xây dựng.................................................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 30
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHI PHÍ GIAI ĐOẠN THI CƠNG ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI, GĨI
THẦU A2....................................................................................................................... 31
3.1 TỔNG QUAN CƠNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI, GĨI
THẦU A2.................................................................................................................... 31
3.1.1 Giới thiệu cơng trình đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai...................................... 31
3.1.2 Thơng tin nhà thầu thi cơng cơng trình............................................................... 32
3.1.3 Thơng tin gói thầu A2......................................................................................... 34
3.2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA NHÀ THẦU TẠI CƠNG
TRÌNH NỘI BÀI – LÀO CAI GÓI THẦU A2............................................................ 35
3.2.1 Tổng quan cách thức quản lý chi phí của nhà thầu giai đoạn thi công................35
3.2.2 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí giai đoạn thi cơng cơng trình........62
3.3 CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...................................... 66
3.3.1 Cơ sở đề xuất...................................................................................................... 66
3.3.2 Nguyên tắc đề xuất.............................................................................................. 66
3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ
CHO NHÀ THẦU THI CƠNG................................................................................... 67
3.4.1 Giải pháp về cách thức tổ chức bộ máy............................................................... 67
3.4.2 Giải pháp về công tác lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị...............................68

3.4.3 Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công........................................................ 68
3.4.4 Giải pháp đổi mới công nghệ thi công................................................................ 70
3.4.5 Giải pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thi cơng nhằm rút ngắn thời


gian thi cơng cơng trình............................................................................................... 71
3.4.6 Giải pháp quản lý về giá...................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 77
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 79


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức nhà thầu Posco E&C............................................................. 32
Hình 3.2 Vị trí cơng trình............................................................................................ 34
Hình 3.3 Biểu đồ cột thể hiện khối lượng cơng việc đã hồn thành............................ 44
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tích lũy khối lượng cơng việc thực hiện được...................44
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện khối lượng hạng mục phát quang, dọn dẹp hiện trường....45
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện khối lượng hạng mục thi cơng đắp nền đường..................45
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện khối lượng hạng mục thi công kết cấu..............................46
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện tích lũy tiến độ thanh tốn................................................. 46
Hình 3.9 Kế hoạch huy động thiết bị cho cơng tác đắp nền........................................ 50
Hình 3.10 Kế hoạch huy động thiết bị cho cơng tác kết cấu....................................... 51
Hình 3.11 Kế hoạch huy động thiết bị cơng tác lớp móng dưới cấp phối................... 52
Hình 3.12 Kế hoạch huy động thiết bị cơng tác lớp móng trên cấp phối.................... 53
Hình 3.13 Kế hoạch huy động thiết bị công tác bê tông nhựa đệm 10cm...................54
Hình 3.14 Kế hoạch huy động thiết bị cơng tác bê tơng nhựa mịn 5cm......................55
Hình 3.15 Kế hoạch chuẩn bị vật liệu......................................................................... 56
Hình 3.16 Kế hoạch giải ngân..................................................................................... 57



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Giá trị hợp đồng gói thầu A2...................................................................... 35
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành........................................................ 43


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
BQL Ban quản lý
CP Cổ phần
GTVT Giao thông vận tải
NB – LC Nội Bài Lào Cai
QLXD&CL CTGT Quản lý xây dựng và chất lượng cơng trình giao thơng vận tải
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TVGS Tư vấn giám sát
Vec Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, ngành xây dựng ở nước ta không ngừng phát triển và hồn thiện.
Trong đó, giai đoạn thi cơng cơng trình là giai đoạn dài nhất, chịu nhiều tác động của
các nhân tố: vật liệu, trình độ nhân lực, máy và thiết bị thi công, sự biến động giá theo
thời gian… Các nguyên nhân này một phần gây khó khăn cho nhà thầu thi cơng cơng
trình. Bên cạnh đó, các nhân tố này còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành cơng trình.
Để làm giảm giá thành cơng trình, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà thầu thi công
công trình, nhà thầu cần phải có những giải pháp quản lý chi phí tốt hơn nữa trong q
trình thi cơng, nhất là trong điều kiện biến động giá như hiện nay.
Cơng trình đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài 264 km đi qua 5 tỉnh và

thành phố là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Đây là tuyến đường
quan trọng nằm trong hành lang giao thơng Hải Phịng – Cơn Minh thuộc chương trình
hợp tác của 6 nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng: Việt Nam, Lào, Campuchia,
Thai Lan, Myanmar và Trung Quốc. Dự án này góp phần vào sự thành cơng của chính
phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc trong xây dựng và phát triển của 2 hành lang và
chìa khóa vành đai kinh tế bao gồm Cơn Minh – Lào Cai – Hải Phòng, Nam Ninh –
Lạng Sơn – Hà Nội và vành đai Vịnh Bắc Bộ. Với những lý do cấp bách trên thì việc
đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là hết sức cần thiết.
Gói thầu A2 có điểm đầu tại Km26+700 thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và
điểm cuối tại Km48+820 thuộc huyện Sông Lô, tỉnh Phú Thọ.
Với những lý do trên, tác giả nhận thấy tính cấp thiết cần phải nghiên cứu đề tài: “ Giải
pháp quản lý chi phí trong điều kiện biến động giá đối với gói thầu xây lắp A2 tại cơng
trình đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai”
2. Mục đích của đề tài
Dựa vào cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý chi phí xây dựng kết hợp thực trạng
cơng tác quản lý chi phí của nhà thầu xây dựng trong giai đoạn thi cơng cơng trình, từ
1


đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý chi phí trong giai đoạn thi cơng cơng trình
được tốt hơn.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1.

Cách tiếp cận

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng cách tiếp cận cơ sở lý luận
về khoa học quản lý chi phí trong xây dựng kết hợp với những quy định hiện hành về
quản lý chi phí xây dựng của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay.
3.2.


Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên
cứu của đề tài đó là:
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp kết hợp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý chi phí trong giai đoạn thi cơng
xây dựng cơng trình đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, gói thầu A2.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tiến hành nghiên cứu những khoản chi phí phát sinh trong giai đoạn thi cơng
của nhà thầu tại cơng trình đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, gói thầu A2.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài


Luận văn góp phần hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về chi phí, quản lý chi phí trong giai

đoạn thi cơng cơng trình.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Dựa vào kết quả phân tích thực trạng và những đề xuất giải pháp quản lý chi phí trong
giai đoạn thi cơng cơng trình sẽ là những gợi ý thiết thực có thể vận dụng vào cơng tác
quản lý chi phí tại những cơng trình đường cao tốc tương tự mà nhà thầu sẽ tham gia
trong thời gian tới.
6. Kết quả đã đạt được
Từ những mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
- Hệ thống cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý chi phí xây dựng cơng trình;
- Hệ thống cơng tác quản lý chi phí trong giai đoạn thi cơng cơng trình;
- Phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi phí trong giai đoạn thi cơng của nhà thầu tại
cơng trình đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, gói thầu A2;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản chi phí trong giai đoạn thi cơng.
7. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, luận văn được cấu trúc gồm 3 chương với nội
dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý chi phí xây dựng cơng trình đường cao tốc Việt Nam
Chương 2: Cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý chi phí xây dựng
Chương 3: Thực trạng quản lý chi phí và một số giải pháp quản lý chi phí giai đoạn thi
công đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, gói thầu A2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC VIỆT NAM
1.1 KHÁI QT CƠNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC VIỆT NAM
1.1.1 Sự cần thiết đầu tư xây dựng phát triển hệ thống giao thông vận tải
Ngày nay, thế giới biết đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam như một bằng chứng về sự

thành công chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại. Tuy vẫn là một nước nghèo,
nhưng qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện
rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường.
Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Vị thế Việt Nam trên
trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất
nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Ngành giao thông vận tải luôn được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa
là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước. Ngành GTVT thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và là cầu nối
giúp cho các ngành kinh tế phát triển và ngược lại.
Nếu khơng có một hệ thống đường giao thông đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn thì các
phương tiện vận tải như các loại xe ô tô, tàu hỏa… sẽ không thể hoạt động tốt được,
khơng đảm bảo an tồn, nhanh chóng khi vận chuyển hành khách và hàng hóa. Vì vậy,
quy mơ và chất lượng của các cơng trình giao thơng là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng
đến chất lượng hoạt động vận tải nói riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền sản
xuất kinh tế - xã hội nói chung. Một xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải
ngày càng tăng đòi hỏi cơ sở hạ tầng giao thơng phải được đầu tư thích đáng cả về
lượng lẫn về chất.
Việc đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông vững mạnh là cơ sở nền tảng đảm bảo sự
phát triển bền vững cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của một quốc
gia. Nếu chỉ quan tâm đầu tư cho các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, hoặc các cơ sở


hạ tầng xã hội mà không quan tâm đến xây dựng mạng lưới giao thơng bền vững thì sẽ
khơng có sự kết nối hữu cơ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó,
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo cho ngành giao thơng vận tải
phát triển nhanh chóng. Nhờ đó thúc đẩy q trình phát triển sản xuất hàng hóa và lưu
thơng hàng hóa giữa các vùng trong cả nước; khai thác sử dụng hợp lý mọi tiềm năng

của đất nước nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu; cho phép mở
rộng giao lưu kinh tế văn hóa và nâng cao tính đồng đều về đầu tư giữa các vùng trong
cả nước. Việc đầu tư phát triển hệ thống GTVT là phù hợp với xu thế tất yếu của một
xã hội đang phát triển với tốc độ đơ thị hóa cao.
1.1.2 Tình hình đầu tư xây dựng cơng trình đường cao tốc Việt Nam hiện nay
Căn cứ quyết định số 326/QĐ-TTg ký ngày 01 tháng 3 năm 2016, theo quyết định này
chúng ta thấy được quan điểm và mục tiêu phát triển hệ thống đường cao tốc ở Việt
Nam như thế nào. [1]
- Về quan điểm
+ Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia đáp ứng yêu
cầu phát triển lâu dài của đất nước.
+ Mạng đường bộ cao tốc bao gồm các trục chính có lưu lượng xe cao, liên kết với hệ
thống đường bộ, kết cấu hạ tầng của các phương thức vận tải khác nhằm khai thác
đồng bộ, chủ động và hiệu quả các dịch vụ vận tải trong phát triển kinh tế. Đồng thời
có tính kết nối với hệ thống đường bộ cao tốc của các nước trong khu vực để chủ động
hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.
+ Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh
vực tư vấn, xây dựng, quản lý, khai thác với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và
tiết kiệm năng lượng.
+ Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển mạng lưới
đường bộ cao tốc dưới nhiều hình thức.


+ Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc quốc gia làm cơ sở để xác định nguồn vốn đầu
tư, quỹ đất và tiến trình thực hiện các dự án đường bộ cao tốc từ nay đến năm 2020,
năm 2030 và những năm tiếp theo.
- Về mục tiêu
+ Nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung
tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thơng quan trọng có nhu

cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Trong đó, tập trung xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc
Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn.
+ Tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu
vực và quốc tế.
+ Đường bộ cao tốc được thiết lập tách biệt nhưng phải đảm bảo liên kết được với
mạng đường bộ hiện có, bảo đảm mơi trường và cảnh quan
+ Góp phần giải quyết ách tắc giao thông, trước hết tại các thành phố lớn như Hà Nội
và Hồ Chí Minh
+ Các tuyến đường cao tốc trong quy hoạch được hoạch định với quy mơ hồn chỉnh,
tuy nhiên trong q trình thực hiện có thể phân kỳ xây dựng để phù hợp với lưu lượng
xe và khả năng huy động nguồn vốn, nhưng phải tiến hành quản lý quỹ đất để hạn chế
chi phí giải phóng mặt bằng sau này.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2030 của đất nước; định hướng phát triển kinh tế của 4 vùng kinh tế trọng điểm; chiến
lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy
hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài
6.411 km gồm:
1. Tuyến cao tốc Bắc-Nam
2. Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc
3. Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên


4. Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam
Theo báo cáo tiến độ thực hiện các dự án đường cao tốc của Vụ Kế hoạch Đầu tư
thuộc Bộ Giao thơng vận tải, tính đến nay chúng ta đã hồn thành, đưa vào khai thác
746 km đường cao tốc gồm 12 tuyến, tập trung ở phía Bắc: Đại lộ Thăng Long
(30km); Liên Khương – Đà Lạt (19km); Pháp Vân – Cầu Giẽ (30km); Cầu Giẽ - Ninh
Bình (50km); đường vành đai 3 Hà Nội đoạn Phù Đổng – Mai Dịch (28km); Hà Nội –
Lào Cai (264km); Hà Nội – Thái Nguyên (62km); Hà Nội – Hải Phòng (105km); Hà

Nội – Bắc Giang (46km); Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (40km), Thành phố
Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (51km) và tuyến Nội Bài – Nhật Tân (21km).
Tổng kinh phí đầu tư 12 đoạn này là 173.422 tỷ đồng. Các dự án đang thi cơng có tổng
chiều dài 525 km gồm 9 tuyến: La Sơn – Túy Loan (66km); Đà Nẵng – Quảng Ngãi
(127km); Bến Lức – Long Thành (57.8km); Hịa Lạc – Hịa Bình (26km); Thái
Ngun – Bắc Kạn (40km); Trung Lương – Mỹ Thuận (51km); Bắc Giang – Lạng Sơn
(64km); Hạ Long – Vân Đồn (59km); Hải Phịng – Quảng Ninh (25km). Tổng kinh phí
đầu tư các đoạn cao tốc này là 133.492 tỷ đồng.
1.1.3 Nguồn vốn đầu tư và hình thức huy động vốn
1.1.3.1 Nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được hình thành từ 5 nguồn đó là: vốn ngân
sách Nhà nước (gồm cả vốn ODA và vốn viện trợ), vốn tín dụng đầu tư, vốn do các
doanh nghiệp nhà nước đầu tư, vốn đầu tư trong dân cư và tư nhân và cuối cùng là vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA, vốn viện trợ, tài trợ của quốc
tế cho Chính phủ Việt Nam) chủ yếu được đầu tư trực tiếp cho kết cấu hạ tầng ở cả
nông thôn và đô thị. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đóng vai trị hết sức
quan trọng, tạo dựng nền tảng và điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn khác tập
trung cho đầu tư phát triển.
- Vốn tín dụng Nhà nước được sử dụng để tài trợ toàn bộ hoặc tài trợ một phần cho các
cơng trình kinh tế quan trọng, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn lớn. Trong xây
dựng giao thông, các nhà thầu khi tham gia thực hiện các dự án BOT có thể được vay


loại vốn này hoặc các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển về tài nguyên thiên nhiên
nhưng chưa có điều kiện khai thác cũng là đối tượng được cho vay.
- Vốn của doanh nghiệp Nhà nước là từ vốn khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp,
trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tư phát triển và một phần tự vay từ các tổ chức tín
dụng… và hoạt động đầu tư chủ yếu là nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới kỹ
thuật, công nghệ hoặc hợp tác liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác

trong và ngoài nước.
- Vốn đầu tư dân cư và tư nhân ngày một tăng, tạo dựng được nguồn vốn lớn trong
nhân dân, kể cả ở thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, nguồn vốn này rất hạn chế trong
việc đầu tư vào hạ tầng giao thông.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hầu như chỉ đầu tư vào những lĩnh vực đem
lại lợi nhuận cao và nhanh chóng thu hồi vốn, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng trong
các khu công nghiệp… nhưng không chú trọng đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng GTVT.
Trong lĩnh vực GTVT các nguồn vốn trên đều được tăng cường huy động cho đầu tư
phát triển trong những năm vừa qua và sẽ phát triển trong thời gian tới.
1.1.3.2 Những hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành GTVT
- Phát hành trái phiếu: Đây là một hình thức vay nợ trong đó thể hiện cam kết của
người phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương
lai với một mức lãi nhất định cho chủ sở hữu nó. Các chủ thể phát hành trái phiếu có
thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hay các cơng ty. Trái phiếu chính phủ phát
hành nhằm mục tiêu cân bằng ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
và được đảm bảo bằng ngân sách quốc gia. Trái phiếu của chính quyền địa phương
phát hành để tài trợ cho các dự án xây dựng của địa phương. Các công ty phát hành
trái phiếu nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển.
- Đổi đất lấy cơng trình: là một chính sách, biện pháp tạo vốn để xây dựng phát triển
hạ tầng giao thông… Trong xây dựng hệ thống đường giao thơng, ở những nơi có
tuyến đường chạy qua, giá trị của đất đai hai bên đường sẽ tăng lên. Vì vậy, khi xây
dựng tuyến đường, ở điều kiện cho phép nên giải phóng mặt bằng rộng ra hai bên từ


50 - 100 mét để sau khi hồn thành cơng trình sẽ chuyển nhượng đất đai hai bên đường
để bù vào tiền giải phóng mặt bằng và tiền đầu tư xây dựng tuyến đường.
- Huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) : Đây là hình thức đã và
đang được triển khai với nhiều dự án trong ngành GTVT. Để giảm chi phí từ ngân
sách, nhiều quốc gia đã tìm kiếm hình thức đầu tư mới hướng và sử dụng nguồn vốn,
nhân lực của khu vực dân doanh ở trong và ngoài nước, dựa trên ngun tắc thu phí

hồn vốn, tiêu biểu là các hình thức: BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao), BTO
(xây dựng, chuyển giao, vận hành).... Đây cũng là xu hướng để phát triển kết cấu hạ
tầng, đặc biệt là các nước đang phát triển.
1.1.4 Khái quát chung đường cao tốc
1.1.4.1 Khái niệm đường cao tốc
Theo TCVN 5729:2012 (thay thế TCVN 5729:1997) đường cao tốc là đường dành cho
xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiểu riêng biệt; không giao
nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục
vụ, bảo đảm giao thơng liên tục, an tồn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra,
vào ở những điểm nhất định. [2]
Theo tốc độ tính tốn, đường cao tốc được phân làm 4 cấp:
- Cấp 60 có tốc độ tính tốn là 60 km/h
- Cấp 80 có tốc độ tính tốn là 80 km/h
- Cấp 100 có tốc độ tính tốn là 100 km/h
- Cấp 120 có tốc độ tính tốn là 120 km/h
Trong đó cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những
vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng.
1.1.4.2 Đặc điểm thiết kế đường cao tốc
Thiết kế đường cao tốc ở Việt Nam có sự khác biệt so với các nước trên thế giới ở một
số đặc điểm sau:


- Thông thường hệ thống đường bộ cao tốc phải là một hệ thống cơng trình giao thơng
riêng biệt để chồng lên hệ thống đường bộ hiện có. Hai hệ thống này liên hệ với nhau
bằng các nút giao tách dòng, nhập dòng sao cho liên kết với hệ thống đường bộ thành
một chuỗi liên hoàn thỏa mãn được chức năng cơ động cao (đòi hỏi phải đạt được tốc
độ xe chạy cao, các đường cấp cao có lưu lượng xe chạy lớn, chiều dài đường lớn và
mật độ xe chạy ở trạng thái tự do). Đồng thời phải có chức năng tiếp cận cao (tức là
phải thuận lợi về tiếp cận với các điểm đi–đến). Cả hai chức năng về điều kiện cơ động
và tiếp cận của hệ thống giao thơng của Việt Nam đang trong q trình hình thành và

xây dựng. Do cả hai hệ thống nêu trên chưa hình thành rõ nét nên vừa xây dựng đường
cao tốc vừa xây dựng hệ thống đường đấu nối, đường gom đã phát huy tác dụng của
đường cao tốc làm cho giá thành xây dựng cao hơn so với suất đầu tư xây dựng đường
bộ cao tốc trên thế giới.
- Mật độ dân số Việt Nam thuộc những nước cao trên thế giới, sự phân bố lại tập trung
ở vùng đồng bằng, mặt khác việc quy hoạch phát triển các vùng kinh tế đã có nhưng
chưa rõ nét cũng là một khó khăn cho việc xây dựng và phải xây dựng nhiều nút giao
trực thông (hầm chui, cầu vượt) và các cơng trình có liên quan nhằm hạn chế chia cắt
cộng đồng và sinh hoạt của dân cư khi bị các tuyến đường cao tốc chia cắt.
1.1.4.3 Đặc điểm trong q trình thi cơng đường cao tốc
Cơng trình đường cao tốc trải dài, do đó chịu ảnh hưởng hồn tồn của điều kiện thời
tiết, đặc điểm này làm cho công tác thi cơng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm
bảo tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng cũng như việc quản lý chi phí trong giai đoạn
thi cơng. Ngồi ra, đường cao tốc cịn có một số đặc điểm sau:
- Bề rộng mặt cắt ngang lớn nên khối lượng thi cơng lớn, thi cơng trên một diện rộng
khó đảm bảo chất lượng đồng đều theo phương ngang và phương dọc.
- Khối lượng thi công lớn nên thời gian thi công thường kéo dài, chịu nhiều ảnh hưởng
của thời tiết theo mùa khiến cho một số bộ phận, một số hạng mục bị tác động thiên
nhiên phá hoại.
- Công tác giải phóng mặt bằng thường khó khăn, cơng địa thi công trên tuyến nhiều
đoạn thất thường nên phải triển khai thi công thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau.


- Các chỉ tiêu, yêu cầu về thiết kế và thi cơng: kích thước hình học, độ bằng phẳng, độ
chặt đầm nén, chất lượng vật liệu,… đều yêu cầu cao để đảm bảo tuổi thọ lâu dài của
đường cao tốc.
- Sự sai khác về điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn… trong quá trình triển
khai dự án do yếu tố chiều ngang và chiều dọc cơng trình khá lớn.
- Đặc điểm canh tác nông nghiệp và quy hoạch dân cư sống tập trung đông nên phải
thiết kế và thi bổ sung một số cơng trình như: cầu vượt, cống chui dân sinh, đường

gom…
- Thời gian thi công thường dài dẫn đến tăng một số chi phí hoặc phát sinh chi phí:
trượt giá, biến động giá, chi phí duy trì bộ máy hoạt động, chi phí sửa chữa các hạng
mục bị phá hủy do điều kiện thời tiết…
1.2 TỔNG QUAN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC
1.2.1 Quản lý chi phí tại một số cơng trình đường cao tốc Việt Nam
1.2.1.1 Cơng trình đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Cơng trình đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do phương án thiết kế ban đầu không
ổn khiến dự án bị kéo dài từ quý 1-1999 đến tháng 5-2005 mới được phê duyệt. Đây là
ngun nhân chính làm cơng trình đội giá từ 3.734 tỷ đồng lên 8.974 tỷ đồng cho
50km đường. Trong đó chi phí xây lắp tăng 71% (bao gồm các khoản tăng do thay đổi
khối lượng cơng trình 63,46%; thay đổi giá vật tư, vật liệu tăng 20,88%; thay đổi về
thể chế chính sách 15,66%), dự phịng phí tăng 18%, chi phí giải phóng mặt bằng tăng
5%...
1.2.1.2 Cơng trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành
Cao tốc Bến Lức – Long Thành được thiết kế và giám sát bởi tư vấn Katahira &
Engineers International (Nhật Bản), Nippon Engineering Consultants Co., Ltd Oriental
Consultants Co., Ltd (Nhật Bản) và Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (Tedi – Việt
Nam); Nhà thầu thi công là các đơn vị của Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nhà thầu
Việt Nam trong liên danh. Dự án được đấu thầu quốc tế rộng rãi. Cơng trình đi qua


vùng địa chất, thủy văn vô cùng phức tạp với nhiều sơng ngịi, vùng sình lầy. Dù cơng
trình chỉ dài khoảng 57 km nhưng phải xây dựng hơn 25 km cầu và cầu cạn. Riêng từ
Km21+744 –Km32+450 dài khoảng 10,7 km phải xây dựng 3 cầu lớn gồm: cầu sông
Chà và cầu cạn dài 4,7 km, hai cầu lớn có kết cấu dây văng là cầu Bình Khánh bắc qua
sơng Soài Rạp dài 2,8 km và cầu Phước Khánh qua sơng Lịng Tàu dài 3,2 km. Cả hai
cầu dây văng có tĩnh khơng thơng thuyền cao 55 m với kết cấu móng vịng vây cọc
ván thép dài 45-64 m và sử dụng 30% vật liệu có nguồn gốc từ Nhật Bản theo điều

kiện khoản vay ODA ưu đãi đặc biệt của dự án. Sau khi Bộ GTVT giao Cục
QLXD&CL CTGT rà sốt, điều chỉnh quy mơ mặt cắt ngang (giảm chiều rộng làn xe,
làn dừng khẩn cấp…), điều chỉnh vận tốc thiết kế từ 120km/h xuống 100km/h với kinh
phí ước tính giảm khoảng 2.789 tỷ đồng. Đặc biệt, Bộ GTVT đã yêu cầu chủ đầu tư và
các đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh chiều dài nhịp dây văng cầu Bình Khánh từ
460m thành 375m, cầu Phước Khánh từ 375m thành 300m đồng thời chuyển kết cấu
dầm cầu Bình Khánh từ dầm thép thành dầm bên tông cốt thép dự ứng lực, điều chỉnh
thiết kế mặt đường… với kinh phí giảm khoảng 7.000 tỷ đồng. Ngồi việc Chủ đầu tư
giảm được vốn đầu tư xây dựng cơng trình, nhà thầu cũng gặp thuận lợi hơn trong việc
thi công.

1.2.1.3 Công trình đường cao tốc Hà Nội – Thái Ngun
Cơng trình đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có chiều dài 61,3 km được chia
thành 4 gói thầu xây lắp chính gồm: PK1A dài 7km từ Gia Lâm – Đơng Anh, PK1B
dài 10,8 km từ Đông Anh – Yên Phong, PK1C dài 9km từ Yên Phong – Sóc Sơn và
PK2 dài 34,4 km từ Sóc Sơn – Thái Ngun. Cơng trình có tổng mức đầu tư hơn 10
nghìn tỷ đồng trong đó chi phí xây lắp là 5.354 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng
và tái định cư 2.370 tỷ đồng, chi phí dự phịng tư vấn 2.280 tỷ đồng. Cơng trình sử
dụng nguồn vốn ODA. Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án 2, đơn vị trúng thầu
gồm liên danh: Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty xây dựng Thăng
Long, Tổng công ty xây dựng cơng trình giao thơng 8 (Cienco 8), Tổng công ty cổ
phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng cơng ty xây dựng
cơng trình giao thông 1 (Cienco 1). Theo đánh giá của Cục Quản lý chất lượng xây
dựng cơng trình giao thơng (Bộ GTVT), việc thi công các hạng mục trên tuyến của


nhà thầu cịn chậm, các gói thầu chậm tiến độ từ 7-10 tháng. Một trong những ngun
nhân đó chính là yếu tố trượt giá. Mặc dù các gói thầu được bỏ giá khá cao (cao so với
thời điểm bỏ thầu) nhưng đến giai đoạn thi cơng chính thì giá cả hầu hết các loại vật
liệu chính đều tăng gấp 1.5-3 lần ví dụ như thép bỏ thầu 12.000 đồng/kg, nhưng hiện

nay đã tăng lên 18.000-20.000 đồng/kg. Giá nhựa đường thời điểm bỏ thầu chỉ 6.000
đồng/kg giờ đã hơn 15.000 đồng/kg. Các chi phí thi cơng thực tế của nhà thầu đã vượt
từ 1,5-2 lần.
1.2.2 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí xây dựng cơng trình đường cao
tốc
1.2.2.1 Sự cần thiết quản lý chi phí xây dựng
Quản lý chi phí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong công tác đầu tư xây dựng,
bên cạnh các lĩnh vực quản lý về chất lượng, khối lượng, tiến độ… Sự hiệu quả của
việc quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng cơng trình được thể hiện ở nhiều mặt, trong
đó chủ yếu là các tiêu chí: sự phù hợp với quy định pháp luật; tính hợp lý về mặt kinh
tế - kỹ thuật trong giải pháp thiết kế xây dựng cơng trình; giảm giá thành xây dựng
cơng trình; tính đúng đắn trong việc lập và thực hiện dự toán – thanh quyết toán; giảm
thiểu các nội dung phát sinh, giảm thiểu vật tư tồn kho…
Để đạt được các tiêu chí như trên, thì việc quản lý chi phí phải được thực hiện xuyên
suốt trong tất cả các giai đoạn đầu tư, ngay từ lúc bắt đầu khảo sát – lập dự án đầu tư,
qua các quá trình lập thiết kế - dự toán, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật tư
thiết bị, thi công xây dựng đến khi hồn thành đưa cơng trình vào sử dụng, thanh toán
và quyết toán vốn đầu tư.
Đối với doanh nghiệp xây lắp, điều quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm đó
là các khoản chi phí phải được quản lý và sử dụng như thế nào, việc bỏ vốn ra hiệu
quả đến đâu và mang lại lợi nhuận như thế nào. Nếu khơng có kiến thức về quản lý chi
phí trong giai đoạn thi cơng cơng trình, doanh nghiệp thi cơng cơng trình sẽ khó biết
được tình hình thực tế và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tìm
kiếm phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả các phương thức quản lý là việc làm
cần thiết. Nhu cầu về vốn, chi phí sản xuất ln biến động theo thời gian, vì vậy doanh
nghiệp cần phải quản lý thật tốt về nguồn vốn và các chi phí sản xuất.


Quản lý tốt các khoản chi phí sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của
mình với hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí nhất, làm giảm giá thành sản phẩm.

1.2.2.2 Những tồn tại trong quản lý chi phí xây dựng tại một số cơng trình đường cao tốc
Tại cơng trình đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đây là dự án đầu tiên Vec tham gia
với vai trò nhà đầu tư. Phương án thiết kế kéo dài do một số yếu tố: chủ trương của Bộ
GTVT, chủ trương của Vec, cơ cấu về nguồn vốn, kinh nghiệm… dẫn đến chi phí xây
dựng tăng 71%, chi phí quản lý dự án tăng 10%, chi phí giải phóng mặt bằng tăng 5%.
Hay tại cơng trình Bến Lức – Long Thành, nhà thầu thi công khi triển khai đã gặp một
số khó khăn trong: biện pháp thi cơng, vật liệu thi cơng, máy thi cơng... Trước những
khó khăn trên, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT, Cục QLXD&CL CTGT, Chủ
đầu tư, tư vấn thiết kế đã điều chỉnh lại thiết kế. Việc điều chỉnh này giúp cho nhà thầu
dễ dàng thi công hơn do sử dụng sẵn có các nguồn vật liệu, thiết bị và máy thi công tại
Việt Nam. Những yếu tố này giúp cho nhà thầu giảm được chi phí xây dựng khoảng
20%, thời gian thi cơng cũng được rút ngắn từ đó yếu tố trượt giá theo thời gian cũng
giảm. Tại công trình đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, thời gian thi công kéo dài
dẫn đến sự thay đổi về giá vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công. Hầu hết giá
những vật tư này đều tăng theo thời gian khoảng 40-60%, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà
thầu thi cơng cơng trình. Việc nhà thầu dừng thi cơng kéo dài không những ảnh hưởng
đến tiến độ của dự án mà cịn làm tăng các khoản chi phí mà nhà thầu phải chịu đó là:
chi phí quản lý, chi phí duy trì bộ máy, chi phí lương nhân viên, khấu hao máy móc….
Từ những thực trạng trên, tác giả nhận thấy rằng cơng tác quản lý chi phí xây dựng
cơng trình cịn gặp nhiều khó khăn. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến cơng tác này
xuất phát từ: Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu thi công, nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan. Những yếu tố này kéo theo nhiều hệ quả: cơng trình chậm
hồn thành, giá thành cơng trình tăng cao do gia tăng các khoản chi phí trong đó có
yếu tố tăng giá, nhà thầu thi cơng gặp khó khăn về tài chính… Vì vậy, việc nghiên cứu
về chi phí, quản lý chi phí là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu sự cần thiết đầu tư phát
triển hệ thống giao thông vận tải, nguồn vốn để thực hiện phát triển ngành giao thông

vận tải… Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu cơng tác quản lý chi phí ở một số cơng
trình đường cao tốc. Từ đó thấy được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí xây
dựng, đặc biệt là quản lý chi phí xây dựng giai đoạn thi công. Đây là những tiền đề,
làm cơ sở để nghiên cứu nội dung ở chương tiếp theo.


×