Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phát Triển Kĩ Năng Hợp Tác Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Thông Qua Trò Chơi Đóng Vai Theo Chủ Đề Tại Các Trường Mẫu Giáo Thị Xã Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NHẠN

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
THƠNG QUA TRÕ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
TẠI CÁC TRƢỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NHẠN

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
THƠNG QUA TRÕ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
TẠI CÁC TRƢỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Việt Phú



Đà Nẵng - Năm 2020





iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
TRANG THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................ii
INFORMATION PAGE OF RESEARCH RESULTS ............................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO
TRẺ 5 – 6 TUỔI THƠNG QUA TRÕ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ........... 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu........................................................................... 4
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về kĩ năng hợp tác và giáo dục kĩ năng hợp tác
cho trẻ mẫu giáo .............................................................................................................. 4

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về trị chơi đóng vai theo chủ đề ....................... 6
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hợp tác trong trị chơi đóng
vai có chủ đề cho trẻ mẫu giáo ........................................................................................ 8
1.2. Khái niệm công cụ .................................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm kĩ năng hợp tác ............................................................................ 9
1.2.2. Khái niệm kĩ năng hợp tác trong trị chơi đóng vai theo chủ đề................. 12
1.3. Kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ....................................................... 14
1.3.1. Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi.................................................. 14
1.3.2. Vai trò của kĩ năng hợp tác đối với sự phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi ............ 16
1.3.3. Biểu hiện của kĩ năng hợp tác đối với trẻ 5 - 6 tuổi ................................... 16
1.3.4. Các giai đoạn phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi ........................... 17
1.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................................. 18
1.4.1. Vai trị của trò chơi ĐVTCĐ ...................................................................... 18
1.4.2. Bản chất của trò chơi đóng vai có chủ đề ................................................... 20
1.4.3. Đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo ở trƣờng
mầm non ........................................................................................................................ 20
1.4.4. Cấu trúc của trị chơi đóng vai có chủ đề của trẻ mẫu giáo ........................ 21


v
1.5. Phát triển kĩ năng hợp tác thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề .............. 22
1.5.1. Vai trị của trị chơi đóng vai theo chủ đề và việc phát triển kĩ năng hợp tác
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non .............................................................................. 22
1.5.2. Mục tiêu của trị chơi đóng vai theo chủ đề và việc phát triển kĩ năng hợp
tác cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non ........................................................................ 24
1.5.3. Nội dung của trò chơi đóng vai theo chủ đề và việc phát triển kĩ năng hợp
tác cho trẻ 5 - 6 tuổi ....................................................................................................... 25
1.5.4. Hình thức phát triển kĩ năng hợp tác trong trị chơi đóng vai có chủ đề cho
trẻ 5 - 6 tuổỉ ................................................................................................................... 26
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 27

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5
- 6 TUỔI THƠNG QUA TRÕ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI CÁC
TRƢỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ........................................................... 28
2.1. Khái quát về các trƣờng mầm non trên địa bàn nghiên cứu ........................... 28
2.1.1. Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo ở thị xã Điện Bàn .................. 28
2.1.2. Trƣờng mẫu giáo Điện Phong, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam .... 28
2.1.3. Trƣờng Mẫu Giáo Điện Trung, xã Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam ... 29
2.1.4. Trƣờng Mẫu Giáo Phan Triêm, xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam .. 30
2.2. Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát .......................................................... 31
2.2.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 31
2.2.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian khảo sát .................................................... 31
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực trạng................................................................ 31
2.2.4. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 32
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi
thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại các trƣờng mẫu giáo thị xã Điện Bàn
....................................................................................................................................... 33
2.3.1. Nhận thức của giáo viên về việc phát triển KNHT cho trẻ thơng qua trị
chơi đóng vai theo chủ đề ở các trƣờng mẫu giáo tại thị xã Điện Bàn ......................... 33
2.3.2. Thực trạng việc tổ chức các trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .. 36
2.3.3. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp để phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ
5 - 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................... 37
2.3.4. Thực trạng các hình thức, phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề ....................................................................... 40
2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua
trị chơi đóng vai theo chủ đề ........................................................................................ 41
2.3.6. Khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình phát triển kĩ năng hợp tác
cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề ............................................ 42
2.4. Thực trạng mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong trị chơi đóng vai
theo chủ đề tại các trƣờng mẫu giáo thị xã Điện Bàn .............................................. 44



vi
2.4.1.Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi trong trị chơi
đóng vai theo chủ đề ...................................................................................................... 44
2.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi trong
trị chơi đóng vai theo chủ đề. ....................................................................................... 47
2.5. Đánh giá chung thực trạng phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua trị chơi đóng vai theo chủ đề ở trƣờng mẫu giáo thị xã Điện Bàn ................. 50
2.5.1. Ƣu điểm ...................................................................................................... 50
2.5.2. Hạn chế ....................................................................................................... 51
2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 51
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 52
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI CÁC
TRƢỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .. 54
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................... 54
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu .................................................................... 54
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, phù hợp với trẻ mầm non...... 54
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, thiết thực ............................................... 54
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và phát triển ........................................ 54
3.2. Biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi
đóng vai theo chủ đề .................................................................................................... 55
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Chuẩn bị mơi trƣờng chơi kích thích sự hợp tác trong
nhóm trẻ ......................................................................................................................... 55
3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Hƣớng dẫn, khuyến khích trẻ hợp tác trong q trình
chơi trị chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................................ 58
3.2.2.3. Biện pháp 5: Giúp trẻ biết thỏa thuận, thƣơng lƣợng trong khi chơi. ..... 61
3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Đánh giá và khuyến khích trẻ đánh giá sự hợp tác trong
nhóm khi kết thúc trị chơi ............................................................................................. 64

3.3. Thực nghiệm sƣ phạm.......................................................................................... 66
3.3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm ................................................................ 66
3.3.2. Quy trình thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 67
3.3.3. Cách đánh giá kết quả ................................................................................. 68
3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................ 75
3.4.1. So sánh mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng trƣớc thực nghiệm ........................................................................................ 75
3.4.2. So sánh mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng sau thực nghiệm tác động ............................................................................. 76
3.4.3. So sánh mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ ở nhóm thực nghiệm
trƣớc và sau thực nghiệm tác động ................................................................................ 79


vii
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................ 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ................................................................. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 84
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
BT

Trung bình


ĐVTCĐ

Đóng vai theo chủ đề

ĐC

Đối chứng

GDMN

Giáo dục mầm non

GV

Giáo viên

KNHT
GVMN
HĐVC
MN
MG
PT
TC ĐVTCĐ
TN

Kĩ năng hợp tác
Giáo viên mầm non
Hoạt động vui chơi
Mầm non

Mẫu giáo
Phát triển
Trị chơi đóng vai theo chủ đề
Thực nghiệm


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

Tên bảng
Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của KNHT của trẻ 5
- 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ

Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kĩ năng hợp
tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi ĐVTCĐ.
Nhận thức của giáo viên về biểu hiện đặc trƣng của kĩ năng hợp tác
của trẻ 5 - 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề
Nhận thức của giáo viên về các biện pháp hình thành kĩ năng hợp
tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trị chơi ĐVTCĐ.
Những hình thức giáo dục kĩ năng hợp tác trong trò chơi ĐVTCĐ
cho trẻ 5 - 6 tuổi
Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi
thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.
Những khó khăn thƣờng gặp phải trong quá trình phát triển KNHT
cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi ĐVTCĐ.
Thực trạng mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác trẻ 5 - 6 tuổi trong TC
ĐVTCĐ tính theo từng tiêu chí
Thực trạng mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trong trị chơi ĐVTCĐ.
Chƣơng trình thực nghiệm tác động của lớp TN
Mức độ biểu hiện KNHT của trẻ ở hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm trƣớc thực nghiệm tác động
Kiểm định độ tin cậy của kết quả đo đầu vào (Trƣớc TN) của 2
lớp ĐC và TN
Mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng sau thực nghiệm (theo tỉ lệ %)
Kiểm định độ tin cậy của kết quả đo đầu ra (Sau TN) của 2 lớp ĐC
và TN.
Mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ ở nhóm TN trƣớc và sau
thực nghiệm tác động.

Trang
33

34
35
38
40
41
42
47
50
69
75
76
77
79
79


x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
2.1.
2.2.
3.1.

3.2.

3.3.

Tên biểu đồ

Mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong trị
chơi ĐVTCĐ tính theo từng tiêu chí (%)
Thực trạng mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trong trò chơi ĐVTCĐ
Mức độ biểu hiện KNHT của trẻ 5-6 tuổi trong TVĐVTCĐ ở nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng trƣớc TN (Theo tỉ lệ %)
Mức độ KNHT của trẻ MG 5 - 6 tuồi trong TC ĐVTCĐ của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm tác động (theo tỉ
lệ %)
So sánh mức độ KNHT của trẻ ở nhóm TN trƣớc và sau TN tác
động (theo tỉ lệ %)

Trang
49
50
76

77

80


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội loài ngƣời, hợp tác với ngƣời khác đƣợc xem là nhu cầu tất yếu của
cuộc sống. Từ thuở sơ khai, sự tồn tại và phát triển của loài ngƣời đã thúc đẩy con
ngƣời liên kết, hợp tác với nhau: từ săn bắt, hái lƣợm cho đến chống lại thú dữ. Cuộc
sống hiện đại, con ngƣời càng cần đến sự hợp tác và chỉ có sự hợp tác mới mang lại

một kết quả tốt đẹp, từ những điều thuộc về công việc của mỗi cá nhân cũng nhƣ của
nhiều ngƣời nhƣ mơi trƣờng, hịa bình… Có thể nói, hợp tác là con đƣờng ngắn nhất
cho sự phát triển của các quốc gia cũng nhƣ của mỗi cá nhân. Lý luận về sự phát triển
trẻ em cũng cho thấy sự lớn lên của trẻ gắn liền sự hợp tác với ngƣời khác: từ những
phản xạ mang tính định hƣớng ở những tháng ngày đầu đời cho đến sự gia nhập thực
sự vào “Xã hội trẻ em”, “Xã hội ngƣời lớn”... Tầm quan trọng của sự hợp tác đã biến
nó từ một nhu cầu đến chỗ đòi hỏi phải học tập, đặc biệt là trong thời đại ngày nay.
Tuổi mầm non là lứa tuổi hết sức nhạy cảm, là giai đoạn đầu tiên của quá trình
hình thành và phát triển nhân cách. Để đáp ứng xu hƣớng phát triển của thời đại, mục
tiêu của giáo dục mầm non cũng đã nhấn mạnh vào các kĩ năng sống cho trẻ nhƣ: kĩ
năng lắng nghe, kĩ năng chia sẻ, kĩ năng hợp tác. Trong đó, kĩ năng hợp tác là một
trong những kĩ năng cần thiết. Nó sẽ là điều kiện giúp trẻ chia sẻ những kinh nghiệm
và thích nghi dễ dàng trong mơi trƣờng mới. Đồng thời, nó giúp trẻ tránh đƣợc những
xung đột khơng đáng có giữa trẻ với mọi ngƣời, hình thành sự quan tâm, chia sẻ, với
những ngƣời xung quanh. Từ đó giúp trẻ có thái độ tích cực, hứng thú, tự giác tham
gia hoạt động ở trƣờng mầm non nói riêng và các hoạt động tập thể nói chung.
Nhờ sự phát triển nhanh về mặt ngôn ngữ mà trẻ 5 – 6 tuổi đã có thể giao tiếp
khá tự tin trong cuộc sống. Trẻ dễ dàng thiết lập mối quan hệ giữa trẻ và ngƣời lớn,
giúp trẻ hình thành kĩ năng tự ý thức, tự đánh giá. Vì vậy, ngƣời lớn – nhà giáo dục
cần coi việc tổ chức hoạt động vui chơi nhƣ những phƣơng tiện hình thành và phát
triển kĩ năng hợp tác. Trong đó, trị chơi đóng vai theo chủ đề là một phƣơng tiện nổi
bật nhất, mang lại hiệu quả nhất. Khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ đƣợc
trải nghiệm các vai trò xã hội, phát triển kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ biểu đạt đƣợc ngơn
ngữ. Qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tạo cho trẻ có cơ hội làm việc cùng nhau, thỏa
thuận “vai chơi”. Từ đó trẻ dễ dàng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, cùng
giải quyết mâu thuẫn trong q trình tham gia trị chơi đóng vai theo chủ đề. Nhƣ vậy,
trẻ 5- 6 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ qua trị chơi đóng
vai theo chủ đề.
Thực tế, một số trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Nam việc tổ chức trị
chơi đóng vai theo chủ đề còn nhiều hạn chế nhƣ: Giáo viên chƣa linh hoạt trong việc

cho trẻ nhận vai và thể hiện vai chơi, hay chƣa có những biện pháp giúp trẻ giải quyết
mâu thuẫn trong quá trình hợp tác trong khi chơi dẫn đến tình trạng trẻ mau chán và


2

tan rã nhóm chơi. Ngồi ra thời gian dành cho hoạt động rất ít, việc phát triển kĩ năng
hợp tác trong trị chơi đóng vai theo chủ đề cịn mờ nhạt, chƣa đầu tƣ đúng mức.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển kĩ năng hợp tác
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại các trường mẫu giáo thị xã
Điện Bàn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp
phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề ở
các trƣờng mẫu giáo trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai
theo chủ đề.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng
vai theo chủ đề.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5- 6
tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề ở trƣờng mầm non.
4.2. Khảo sát đánh giá thực trạng việc phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi
thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trƣờng mẫu giáo thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam.
4.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5
– 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trƣờng mẫu giáo thị xã

Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6
tuổi thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.
5.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020
5.3. Giới hạn khách thể khảo sát
Tiến hành thu thập số liệu ở 03 trƣờng mầm non của thị xã Điện Bàn, Quảng
Nam. Khảo sát, điều tra giáo viên, trẻ của 03 trƣờng Mẫu Giáo Trƣờng MG Điện
Phong, MG Điện Trung, MG Điện Quang trên địa bàn thị xã Điện Bàn, Quảng Nam.
6. Giả thuyết khoa học
Phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm non thị xã Điện Bàn
đã thực hiện tƣơng đối tốt nhƣng vẫn còn hạn chế nếu áp dụng một số biện pháp nhƣ xây
dựng môi trƣờng thuận lợi, thân thiện cho trẻ cùng nhau hoạt động, tạo tình huống chơi


3

mang tính hợp tác và ứng xử theo hƣớng hợp tác thì có thể phát triển kĩ năng hợp tác cho
trẻ MG 5 - 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ góp phần thiết thực vào cao chất lƣợng giáo dục
ở bậc mầm non Thị xã Điện Bàn hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các văn bản, sách
chuyên khảo, tham khảo, tài liệu, báo cáo của nhà trƣờng, các công trình nghiên cứu
khoa học liên quan đến đề tài. Phân tích, tổng hợp và khái qt tài liệu
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến giáo
viên, học sinh của 03 trƣờng mầm non đã chọn trên địa bàn thị xã Điện Bàn để làm rõ

thực trạng và các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị
chơi đóng vai theo chủ đề.
- Phƣơng pháp quan sát: Tham dự một số buổi thao giảng giáo viên tổ chức hoạt
động vui chơi, trị chơi đóng vai theo chủ đề của các lớp trẻ 5 - 6 tuổi và tham dự các
trƣờng trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ Ban Giám hiệu nhà trƣờng, giáo viên,
để trao đổi các nội dung có liên quan đến hoạt động CSND trẻ.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: Áp dụng các biện pháp PTKNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi
tại các trƣờng MG Điện Quang, MG Điện Trung, MG Điện Phong, trong hoạt động
ĐVTCĐ nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, tính đúng đắn của giả thuyết.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng một số phép tính thống kê tốn học: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn để
lƣợng hóa kết quả.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận văn đƣợc trình bày trong 3chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng
qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua trị
chơi đóng vai theo chủ đề tại các trƣờng Mẫu giáo Thị xã Điện Bàn.
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua
trị chơi đóng vai theo chủ đề tại các trƣờng Mẫu giáo Thị xã Điện Bàn và thực
nghiệm sƣ phạm.


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ
5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về kĩ năng hợp tác và giáo dục kĩ năng hợp
tác cho trẻ mẫu giáo
Kĩ năng hợp tác là kĩ năng sống quan trọng, các kĩ năng hợp tác giúp con ngƣời
có thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Những kĩ
năng này cần đƣợc hình thành và phát triển ngay từ tuổi thơ ấu. Chính vì thế việc
hình thành kĩ năng hợp tác của con ngƣời đã đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm
nguyên cứu.
Ở nƣớc ngoài
Ở nƣớc ngoài, phƣơng pháp dạy học hợp tác đã sớm đƣợc hình thành và áp dụng
trong mơ hình giáo dục phƣơng Tây từ cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX bởi nhà giáo
dục ngƣời Anh Andrew Bell (1789) và sau đó phát triển bởi Joseph Lancaster (1798)
với hình thức dạy học tƣơng trợ [36]. Quan điểm này tiếp tục đƣợc mở rộng đến hệ
thống giáo dục ở Massachusetts, Mỹ với phƣơng pháp thực tiễn của Francis Parker.
Ông nhận thấy sự hợp tác trực tiếp liên quan đến tính dân chủ khi trẻ có thể chia sẻ
trách nhiệm với nhau trong học tập, đồng thời không tin sự cạnh tranh trong trƣờng
học sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao hơn so với sự chia sẻ suy nghĩ thông tin về vấn đề học
tập (Johnson và Johnson, 1994; Marr, 1997) [41], [44].
James Coleman (1959) khẳng định tầm quan trọng của cách dạy học theo kiểu
hợp tác khi tiến hành nghiên cứu các hành vi của trẻ, đồng thời đề xuất thay vì thiết lập
các tình huống khuyến khích cạnh tranh trong học tập thì nhà giáo dục nên tạo ra các
hoạt động để trẻ cùng nhau hợp tác [37].
John Dewey (1940, 1966) đã đề ra và thực thi tƣ tƣởng đề cao khía cạnh xã hội
của việc học và vai trò của nhà giáo dục trong việc giáo dục trẻ một cuộc sống 10
dân chủ. Ông cho rằng con ngƣời có bản chất sống hợp tác, trẻ cần đƣợc dạy biết
cảm thông, tôn trọng quyền của ngƣời khác, làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề
theo lẽ phải và cần đƣợc trải nghiệm quá trình sống hợp tác ngay từ trong nhà
trƣờng. Cuộc sống hợp tác trong lớp học thể hiện q trình dân chủ hóa trong một thế
giới vi mô và trung tâm của cuộc sống dân chủ ở đây là sự hợp tác giữa các thành
viên trong nhóm [38].

J. Piaget (1960, 1965) nhấn mạnh vai trị của tƣơng tác “bạn bè” trong việc phát
triển nhận thức của trẻ. Piaget tin rằng, cộng tác với nhau trong các nhiệm vụ phát sinh
mâu thuẫn sẽ làm phong phú thêm kĩ năng giao tiếp của trẻ và tăng cƣờng phát triển trí
tuệ [44].


5

Ở trong nƣớc
Ở Việt Nam, những ý tƣởng về hợp tác cũng đƣợc hình thành từ rất sớm. Các câu
ca dao, tục ngữ nói về hợp tác: “Một cây làm chẳng nên non, bacây chụm lại nên hịn
núi cao”. “Đồn kết, đồn kết đại đồn kết, Thành cơng, thành cơng, đại thành công”
Tác giả Đặng Thành Hƣng trong cuốn “Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp và
kĩ thuật” cũng đƣa ra những bàn luận khá sâu sắc về vấn đề nhóm hợp tác và dạy học
hợp tác cho trẻ nhỏ. Trong tài liệu này, tác giả đã đề cập đến đặc điểm của nhóm hợp
tác, so sánh nhóm hợp tác với nhóm cạnh tranh và nhóm học kiểu cá nhân, các nguyên
tắc, kĩ thuật dạy học nhóm nhỏ tác giả cho rằng quan hệ giữa ngƣời học với nhau trong
q trình dạy học hiện đại nói chung mang tính hợp tác và tính cạnh tranh tƣơng đối.
Tính chất này của dạy học làm cho nó năng động hơn, có động lực cơng khai và có
chiều hƣớng hiệu quả hơn [14].
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo nghiên cứu về dạy học nhóm nhƣ là một hình thức
dạy học có sự kết hợp giữa tính tập thể và tính cá nhân. Trong đó, học sinh dƣới sự chỉ
đạo của giáo viên, trao đổi ý tƣởng, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo. trong q trình học nhóm, từng thành viên khơng chỉ có trách
nhiệm với việc học của mình mà phải thể hiện tinh thần trách nhiệm với tập thể, quan
tâm, giúp đỡ các bạn khác trong nhóm [ 3 ].
Tác giả Hồng Mai với bài viết “Phương pháp hướng dẫn trẻ học tập hợp tác
cần được chú ý hơn trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non ” đã định nghĩa
học tập hợp tác là tổ chức cho trẻ hoạt động cùng nhau trong nhóm nhỏ. Đồng thời,
tác giả chỉ rõ vai trò của giáo viên khi hƣớng dẫn trẻ học hợp tác, xác định các kĩ

năng cần thiết của trẻ khi tham gia vào nhóm hoạt động [22].
Liêm Trinh (2006) cho rằng cần rèn luyện tính hợp tác của trẻ qua việc bày tỏ sự
quan tâm, chia sẻ với ngƣời khác những gì mình có và tơn trọng ý kiến của ngƣời
khác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao [28].
Cao Thị Cúc (2009) cho rằng trẻ 5-6 tuổi đã có các KNHT cơ bản khi tham gia
vào các hoạt động chung của lớp mẫu giáo nhƣ cùng bạn thỏa thuận về chủ đề chơi,
nội dung chơi, phân vai chơi cho nhau tuy nhiên tác giả cho rằng các kĩ năng này chƣa
đƣợc hình thành đầy đủ và bền vững. Các kĩ năng này cần đƣợc rèn luyện trong nhóm
bạn bè thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng MN, cụ thể là thơng qua các trị chơi
nhƣ: trị chơi ĐVTCĐ, trò chơi xây dựng lắp ghép, trò chơi vận động . Trong “Bộ
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) đƣa ra, tích cực hợp tác
là một trong những nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tình cảm – quan hệ xã hội cần
rèn cho trẻ 5 - 6 tuổi để chuẩn bị vào lớp một. Bộ chuẩn này cũng đƣa ra các chỉ số thể
hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi ngƣời xung quanh nhƣ: lắng nghe ý kiến của mình
với ngƣời khác, trao đổi ý kiến với ngƣời khác, thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với
bạn bè, chấp nhận sự phân cơng của nhóm bạn và ngƣời lớn, sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ đơn giản cùng ngƣời khác [5] [2]


6

Tóm lại, hình thành kĩ năng hợp tác cho ngƣời học là một vấn đề đã đƣợc quan
tâm nghiên cứu ở Việt nam cũng nhƣ trên thế giới trong vài thế kỉ trở lại đây. Với đề
tài “Giáo dục KN trị chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5- 6 tuổi ở trƣờng mầm non.”,
tác giả khẳng định TCĐV có chủ đề của trẻ mẫu giáo là 1 hoạt động vui chơi, giúp
trẻ phát triển KNHT một cách hiệu quả. Tác giả đã đề xuất các biện pháp giáo dục
KNHT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, thông qua TC ĐVTCĐ nhƣ giáo dục trẻ trƣớc khi
chơi, trng khi chơi, khi kết thúc trị chơi.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về trị chơi đóng vai theo chủ đề
Vấn đề lí luận về trị chơi nói chung và trị chơi đóng vai theo chủ đề (hay cịn

gọi trị chơi đóng vai theo chủ đề, trị chơi giả vờ, trị chơi tƣởng tƣợng…) nói riêng
nhằm giáo dục, phát triển nhân cách trẻ MN đã đƣợc các nhà tâm lý, giáo dục học trên
thế giới đặc biệt quan tâm. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều xác định trị chơi đóng vai
có chủ đề đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
J.Piaget là ngƣời có cơng lớn trong phát triển các luận điểm về trò chơi khi ông
đƣa ra khái niệm trò chơi ký hiệu với bản chất biểu trƣng (tƣợng trƣng) và giả bộ. Ông
đã phân biệt ba mức độ hay ba dạng của hành vi biểu trƣng ký hiệu ở trẻ bao gồm:
Mức 1: Trẻ vận dụng một sơ đồ ký hiệu ở các đối tƣợng mới; Mức 2: Cũng chỉ liên
quan đến một sơ đồ ký hiệu nhƣng xuất hiện sự thay thế của một sự vật này cho sự vật
khác hoặc trẻ có thể hành động giống (giả bộ) một ngƣời nào đấy hay với một sự vật
nào đấy; ở mức độ này, hành vi bắt chƣớc (giả bộ) đƣợc mƣợn từ mẫu hành vi của
ngƣời khác; (iii) Mức 3: Chức năng biểu trƣng của trò chơi ký hiệu đƣợc biểu hiện bởi
một tổ hợp các sơ đồ ký hiệu tổ chức theo trật tự hay mẫu các hành vi thực. [24].
Về phân loại trị chơi đóng vai, theo Lindsey và Colwell (2013), có hai loại cơ
bản, đó là chơi tƣởng tƣợng và chơi theo kịch bản. Chơi tƣởng tƣợng thƣờng bắt đầu
từ khoảng 2 tuổi và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mẫu giáo khi trẻ bắt đầu tƣơng
tác với các trẻ khác tuổi và đƣợc tiếp xúc với nhiều đồ chơi, nhiều môi trƣờng hơn.
Khoảng 10-17% hành vi chơi của tất cả các trẻ mẫu giáo có thể đƣợc nhóm lại theo
hình thức này. Cịn với hình thức chơi theo kịch bản, trẻ đƣợc hƣớng dẫn đóng vai
theo cốt truyện đã đƣợc xây dựng, đƣợc hồn tồn đắm mình trong câu chuyện, chẳng
hạn nhƣ siêu nhân, ngƣời đẹp ngủ trong rừng… Việc chơi trị đóng vai cho phép trẻ
tạo lập và duy trì các mối quan hệ xã hội với các bạn đồng trang lứa.Trẻ sẽ hình thành
các mối quan hệ khi chúng nói “Hãy giả vờ đóng vai” và giao cho một đứa trẻ khác
một vai trò trong câu chuyện [42].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu đã bàn luận khá sâu về các vấn đề liên quan đến trò
chơi đóng vai theo chủ đề.
Bàn về hành vi ký hiệu tƣợng trƣng trong trị chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ
mẫu giáo, theo Trần Thị Nga, chức năng ký hiệu tƣợng trƣng là một hành vi chơi thiết
yếu của trị chơi đóng vai theo chủ đề. Những yếu tố tƣợng trƣng này thƣờng là vai
chơi và thao tác vai chơi. Theo tác giả, hành vi ký hiệu tƣợng trƣng trong trò chơi



7

đóng vai theo chủ đề của trẻ bao gồm các thành tố: (i) Sử dụng vật này nhƣ một ký
hiệu để biểu trƣng cho vật khác; (ii) Hành động biểu trƣng với vật thay thế; (iii) Nhập
vai ngƣời khác (hay giả bộ là ngƣời khác); (iv) Tình huống chơi giả bộ hay tình huống
chơi tƣởng tƣợng. Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), trẻ có thể thực hiện các hành
động chơi với những vật tƣởng tƣợng khơng có trong thực tế, biến đổi và sử dụng vật
theo nội dung của trị chơi, gán cho vật đó một ý nghĩa mới và thực hiện các hành
động chơi trong bình diện biểu tƣợng. Điều này đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới
trong hành vi chơi tƣợng trƣng của trẻ mẫu giáo lớn [21].
Nguyễn Xuân Thức và Nguyễn Thạc (2008) đã phân tích tâm lí các biểu hiện của
tính tích cực vui chơi ở trẻ em mẫu giáo 5-6 tuổi qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại
các trƣờng MN ở thành phố Hà Nội, bao gồm các thành tố: nhu cầu vui chơi của trẻ
mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, tính chủ động khi chơi và sự nhập vai khi
chơi trị chơi đóng vai. Kết quả cho thấy mức độ phát triển và biểu hiện của ba thành
tố tâm lí trong tính tích cực vui chơi trị chơi đóng vai khơng đồng đều, và ở trong mỗi
thành tố, các dấu hiệu biểu hiện rất khác nhau: Nhu cầu chơi – trẻ muốn chơi mãi
không chán, khơng muốn chấm dứt trị chơi; tính chủ động – lựa chọn vui chơi, thu
dọn đồ chơi; sự nhập vai chơi – diễn đạt vai phù hợp với chủ đề [26]
Theo Lê Thị Bích Vân (2010), trị chơi đóng vai theo chủ đề chiếm vị trí trung
tâm trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo thì việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là
cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trị chơi chính là tổ chức
cuộc sống của trẻ, trị chơi là phƣơng tiện để trẻ học làm ngƣời. Chính vì vậy, GV phải
chuẩn bị môi trƣờng thuận lợi trƣớc khi tiến hành trò chơi, khi cần thiết GV phải nhập
cuộc vào trò chơi của trẻ trong thời gian ngắn. Đồng thời, GV cũng cần phải quan sát
trẻ chơi để động viên, khuyến khích trẻ kịp thời và cần phải làm phong phú hơn môi
trƣờng chơi của trẻ [34].
Từ các nghiên cứu về trị chơi ĐVTCĐ, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, lịch sử phát triển của trò chơi gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội
lồi ngƣời. Theo các tác giả, trị chơi có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ
trẻ đến với lao động, là phƣơng tiện để trẻ làm quen với lao động của ngƣời lớn. Bàn
về bản chất, trò chơi đƣợc các học giả xem xét theo các quan điểm khác nhau, nhƣ
quan điểm sinh vật hóa trị chơi, lí thuyết phân tâm cách tân hay tâm lí học hiện đại.
Thứ hai, đi sâu vào trị chơi ĐVTCĐ - một hoạt động trọng tâm trong đời sống
trẻ mẫu giáo, các nghiên cứu nƣớc ngoài đã xây dựng đƣợc khung khỗ lí thuyết khá
tồn diện về các vấn đề liên quan đến trò chơi này. Hầu hết các tác giả đều khẳng định
trị chơi ĐVTCĐ đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, làm rõ tính
tƣợng trƣng của trị chơi, những lợi ích mà trò chơi mang lại cho trẻ, các nguồn lực thúc
đẩy trẻ chơi trị chơi đóng vai và sự phân loại trị chơi đóng vai…
Thứ ba, các nghiên cứu trong nƣớc đã bàn luận về trò chơi ĐVTCĐ trên cơ sở
các cách tiếp nhận khác nhau nhƣ: bản chất, ý nghĩa, vị trí cũng nhƣ phƣơng pháp tổ


8

chức hƣớng dẫn trị chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ… Các tác giả khẳng định vấn đề
lĩnh hội kinh nghiệm và kiến thức là điều kiện cần thiết giúp trẻ biết cách chơi trò chơi
ĐVTCĐ; chức năng ký hiệu tƣợng trƣng là một hành vi chơi thiết yếu của trị chơi; trẻ
biểu hiện tâm lí tích cực vui chơi qua trò chơi. Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi), trẻ
đã hoàn toàn tự tổ chức điều khiển trị chơi, do đó GV cần tạo mơi trƣờng thuận lợi,
quan sát và khuyến khích trẻ phối hợp tham gia trị chơi.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hợp tác trong trị chơi
đóng vai có chủ đề cho trẻ mẫu giáo
Các chuyên gia giáo dục và tâm lí trẻ em đều nhất trí về vai trò quan trọng của
trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ. Bên cạnh các kĩ năng vận động, trị
chơi đóng vai cịn có thể giúp trẻ phát triển các kĩ năng xã hội, trong đó có kĩ năng
hợp tác với bạn bè cùng trang lứa hay với bố mẹ, GV và những ngƣời, những đồ vật
xung quanh.

Nghiên cứu về các hình thức hợp tác của trẻ trong trị chơi đóng vai, M. Verba
(1993, 1994), đã đề xuất ba hình thức hợp tác trong trị chơi đóng vai bao gồm: (i)
Hình thức quan sát - xây dựng: Một đứa trẻ quan sát những hành động của một trẻ
khác và sau đó thực hiện các hành động tƣơng tự, điều này dẫn đến việc trẻ em thực
hiện các hành động tƣơng tự hầu nhƣ cùng một lúc; (ii) Hình thức cùng xây dựng: Các
trẻ tạo thành các đặc trƣng xã hội bằng cách sử dụng các giao tiếp (có thể rất hạn chế)
để chia sẻ ý nghĩa, đạt đƣợc sự thống nhất chung và có những đóng góp tƣơng hỗ, tất
cả những điều đó đều nhằm đạt đƣợc một mục đích chung; (iii) Hình thức hƣớng dẫn:
Một trẻ đóng vai trò nhƣ ngƣời phụ đạo cho một trẻ khác, hành động này cũng giống
nhƣ sự thúc đẩy hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động [39][40].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Minh Thuận (1989) đề cập đến tính hợp tác với
bạn bè của trẻ mẫu giáo qua các Trò chơi ĐVTCĐ, xây dựng cách hƣớng dẫn trò chơi
phân vai cho trẻ mẫu giáo theo các giai đoạn, lứa tuổi với mục đích phát triển nhân
cách của trẻ. Tác giả đã chỉ ra hai nguyên nhân chính của việc trẻ khơng biết chơi cùng
nhau trong nhóm là thiếu vốn hiểu biết về môi trƣờng xung quanh, về hoạt động của
ngƣời lớn và trẻ khơng có kĩ năng chơi, khơng biết tự tổ chức chơi. Từ đó, tác giả đi
đến kết luận: Việc lĩnh hội kinh nghiệm và kiến thức đƣợc thực hiện thông qua nhiều
con đƣờng nhƣ tiếp xúc với xung quanh, thơng qua các giờ dạy có hệ thống là điều
kiện cần thiết để giúp trẻ biết cách chơi [25].
Theo Nguyễn Ánh Tuyết (1994), trị chơi đóng vai theo chủ đề - trung tâm của
các trò chơi - đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lí của trẻ, chi phối các dạng
hoạt động khác làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của tuổi mẫu giáo.Tính hợp tác
là một nét phát triển mới, một nét tiêu biểu trong vui chơi ở trẻ mẫu giáo. Tác giả cũng
bàn khá sâu về cấu trúc của trị chơi đóng vai theo chủ đề, bao gồm các yếu tố nhƣ: (i)
Chủ đề và nội dung trị chơi đóng vai theo chủ đề, (ii) vai chơi và hành động chơi, (iii)
đồ chơi và hoàn cảnh chơi, và đặc biệt là (iv) những mối quan hệ qua lại của trẻ trong


9


trò chơi - những quan hệ qua lại của các vai trong trị chơi theo một chủ đề nhất định,
mơ phỏng mối quan hệ của ngƣời lớn trong xã hội hoặc các mối quan hệ thực giữa
những trẻ tham gia trị chơi, những ngƣời bạn cùng thực hiện một cơng việc chung.
Sức sống của trị chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra đƣợc những mối quan hệ
giữa các vai [30].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu đã đề cập đến tính hợp tác với bạn bè của trẻ mẫu
giáo qua các trị chơi mang tính hợp tác, khẳng định tính hợp tác là một nét phát triển
mới, một nét tiêu biểu trong vui chơi ở trẻ mẫu giáo. Do đó, để giúp trẻ tham trị chơi
ĐVTCĐ một cách hiệu quả, cần hiểu rõ các vấn đề nhƣ: chủ đề và nội dung trò chơi,
vai chơi và hành động chơi, đồ chơi và hoàn cảnh chơi, các mối quan hệ trong trò
chơi; cũng nhƣ cần xây dựng cách hƣớng dẫn chơi cho trẻ mẫu giáo theo các giai
đoạn, lứa tuổi phù hợp, đề ra các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ trong
trò chơi…
Nhƣ vậy, từ việc tổng quan về vấn đề nghiên cứu cho thấy. Đã có các cơng trình
nghiên về giáo dục kĩ năng hợp tác, về trị chơi đóng vai có chủ đề, về phát triển kĩ
năng hợp tác trong trò chơi đóng vai. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình, luận án nào
nghiên cứu sâu về biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trị chơi
đóng vai có chủ đề. Điều này cho thấy tính cấp thiết của đề tài mà luận án lựa chọn
nghiên cứu. Mặc dù vậy, các cơng trình nghiên cứu kể trên ở trong và ngồi nƣớc đều
góp phần làm cơ sở quan trọng để luận văn kế thừa và phát triển.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm kĩ năng hợp tác
1.2.1.1. Khái niệm kĩ năng
Kĩ năng là vấn đề đƣợc nhiều nhà nguyên cứu quan tâm. Có rất nhiều quan điểm
khác nhau về kĩ năng. Tuy nhiên, theo các cách tiếp cận từ các nguồn tài liệu khác
nhau có hai quan điểm chính sau:
+ Quan điểm thứ nhất:
Xem xét kĩ năng từ góc độ kĩ thuật của hành động, của thao tác mà ít quan tâm
đến kết quả của hành động.
Theo Ph.N. Gônôbôlin (1973): “Kĩ năng là những phƣơng thức tƣơng đối hoàn

chỉnh của việc thực hiện hành động bất kỳ nào đó. Các hành động này đƣợc hình thành
trên cơ sở các tri thức và kĩ xảo – những cái đƣợc con ngƣời lĩnh hội trong quá trình
hoạt động” [8]
V. A. Kruchetxki cho rằng: “Kĩ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt
động nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, phƣơng thức đúng đắn” [18].
Tác giả viết: Trong một số trƣờng hợp kĩ năng là phƣơng thức sử dụng các tri
thức vào trong thực hành, tức là khi tri thức, con ngƣời cần phải áp dụng và sử dụng
chúng vào trong cuộc sống, trong thực tiễn. Trong quá trình luyện tập hoạt động thực
hành kĩ năng trở nên hồn thiện và trong mối quan hệ đó hoạt động của con ngƣời


10

cũng trở nên đƣợc hoàn thiện hơn trƣớc”[32].
Nhƣ vậy, theo quan điểm này kĩ năng là phƣơng tiện thực hiện hành động phù
hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con ngƣời đã nắm vững. Theo các tác giả
trên, ngƣời có kĩ năng hoạt động nào đó là ngƣời nắm đƣợc các tri thức về hoạt động
đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà khơng cần tính đến kết quả
của hành động.
+ Quan điểm thứ 2:
Xem xét kĩ năng từ góc độ khơng đơn thuần chỉ là mặt kĩ thuật của hành động
mà còn là biểu hiện về năng lực của con ngƣời. Kĩ năng theo quan điểm này vừa có
tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích.
N.D.Levitơv thì cho rằng, kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động nào đó
hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức
đúng đắn có chiếu cố đến những điều kiện nhất định. Nhƣ vậy N.D.Levitôv chú ý đến
kết quả hành động, có nghĩa là phải biết chọn cách hành động đúng đắn, phù hợp với
các điều kiện cho phép [18].
V.V.Bôgxloxki cho rằng, kĩ năng hai mức độ: kĩ năng sơ đẵng và kĩ năng thành
thạo. Kĩ năng sơ đẳng ban đầu là những hành động - Những cái đƣợc hình thàn trên cơ

sở của các tri thức hay là kết quả của sự bắt chƣớc. Còn kĩ năng thành thạo đƣợc hình
thành trên cơ sở các tri thức kĩ xảo - những cái đã đƣợc lĩnh hội từ trƣớc [10].
XI.Kixegof (1977) cũng có quan niệm nhƣ Bơgxloxki, theo ơng thì có 2 loại kĩ
năng: Kĩ năng bậc thấp (kĩ năng nguyên sinh) và kĩ năng bậc cao (Kĩ năng thứ sinh).
“kĩ năng nguyên sinh đƣợc hình thành lần đầu tiên qua các hành động đơn giản, nó là
cơ sở để hình thành kĩ xảo. Cịn kĩ năng thứ sinh là kĩ năng, nảy sinh lần thứ 2 sau khi
đã có các tri thức và các kĩ xảo[10].
Theo Vũ Dũng: “Kĩ năng là năng lực vận động có kết quả những tri thức về
phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu [6].
Các nhà tâm lý học Việt Nam nhƣ Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Thị Ánh Tuyết,
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành cho rằng kĩ năng là một mặt năng lực của con
ngƣời thực hiện một cơng việc có hiệu quả [11] [31] [32]
Đặng Thành Hƣng (2013) cho rằng kĩ năng là một dạng chuyên biệt của
năng lực, kĩ năng không phải là khả năng của cá nhân, mà là thuộc tính có thật ở cá
nhân. Kĩ năng là một dạng hành động đƣợc thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công
việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học – tâm lý, xã hội khác của cá nhân
(chủ thể của kĩ năng đó) nhƣ nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân, giá trị bên
trong... Để đạt đƣợc kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định hoặc mức độ thành
công theo tiêu chuẩn hay quy định [15].
Theo từ điểm tâm lí học của tác giả Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn kĩ năng
là mức độ lảm chủ phƣơng pháp hành động mới trên cơ sở tri thức nào đó nhƣng chƣa


11

đạt mức độ kĩ xảo [21].
Nhƣ vậy, hai quan điểm này tuy về hình thức diễn đạt có vẻ khác nhau nhƣng thực
chất chúng khơng hồn tồn mâu thuẩn hay loại trừ lẫn nhau. Dù theo quan điểm nào thì
khi nói đến kĩ năng chúng ta cũng phải quán triệt một số điểm sau:

- Mọi kĩ năng đều dựa trên cơ sở trí thức, muốn hành động, muốn thao tác trƣớc hết
phải có kiến thức về nó dù cho tri thức có thể ẩn chứa ở nhiều dạng khác nhau
- Nói kĩ năng của con ngƣời là nói tới hành động có mục đích, tức khi hành động,
thao tác con ngƣời ln hình dung kết quả đạt tới.
- Để có kĩ năng con ngƣời cũng phải biết cách thực hiện hành động trong những
điều kiện cụ thể và hành động theo quy định với sự tập luyện nhất định
- Kĩ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con ngƣời. Nó biểu hiện cụ thể
của năng lực.
Từ những quan điểm trên, chúng tôi xác định: “Kĩ năng là khả năng của con
người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động, cơng việc nào đó để đạt được
mục đích đã xác định trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện nhất định”. Nhƣ vậy,
kĩ năng không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật hành động mà nó cịn là biểu hiện của
năng lực cá nhân.
1.2.1.2. Khái niệm hợp tác
Nhân cách con ngƣời là tổng hòa các phẩm chất tâm lý của cá nhân đƣợc hình
thành và phát triển trong mối quan hệ xã hội, con ngƣời không chỉ phụ thuộc, chịu ảnh
hƣởng trong mối quan hệ xã hội giúp nó trở nên sinh động và phomg phú hơn. C.Mác
cũng chỉ cho chúng ta thấy: “Sự hợp tác của con ngƣời trong mối quan hệ xã hội không
phải dấu cộng về số lƣợng mà nhờ sự hợp tác tạo nên một sức lao động chiến đấu có
hiệu quả sức mạnh của con ngƣời cũng chính là xã hội mà ở đó hợp tác với nhau trong
cuộc sống để tồn tại và phát triển”.
C.Mác định nghĩa: Hình thức lao động của nhiều ngƣời làm việc bên nhau, với
nhau trong cùng một quá trình sản xuất hay trong các quá trình sản xuất khác nhau,
nhƣng liền với nhau theo kế hoạch gọi là hợp tác.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học việc tiếp thu khái niệm “Hợp tác” của
kinh tế học đã dẫn đến “tƣơng tác xã hội” trong tâm lý học nghĩa là sự tác động qua lại
ít nhất là hai cá nhân trong một hoạt động bất kì nào đó thuộc một hoạt động trong cuộc
sống diễn ra trong hệ qua chiều không gian thời gian chung.
Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Hợp tác - cùng

chung sức giúp đỡ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích
chung” [23].
Theo Từ điển Tâm lý học, “hợp tác là hai hoặc nhiều hơn hai bộ phận trong một
nhóm làm việc cùng nhau theo một cách thức sao cho cùng nhau tạo ra một kết quả
chung”.


12

Dựa trên kết quả phân tích trên, chúng tơi thấy rằng hợp tác có thể hiểu nhƣ sau:
Hợp tác là q trình tương tác xã hội, trong đó con người chung sức hỗ trợ, giúp đỡ
lẫn nhau trong một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích chung.
Nhƣ vậy có thể hiểu: “Hợp tác là q trình tương tác xã hội trong đó con người
chung sức, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong một công viêc, một lĩnh vực nào đó nhằm
đạt được mục đích chung”.
1.2.1.3. Khái niệm kĩ năng hợp tác
Từ khái niệm “kĩ năng” và “hợp tác”, chúng tôi hiểu “kĩ năng hợp tác” nhƣ sau:
“Kĩ năng hợp tác là khả năng tƣơng tác cùng thực hiện có hiệu quả một hành động,
một cơng việc nào đó của con ngƣời dựa trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có
trong điều kiện nhất định”.
Kĩ năng hợp tác là khả năng cùng với ngƣời khác thực hiện cơng việc chung có
kết quả. Kĩ năng hợp tác giúp con ngƣời bổ sung sức mạnh cho nhau và tập hợp sức
mạnh của nhau nhằm thực hiện công việc chung có hiệu quả, giúp cá nhân sống hài
hịa và tránh xung đột trong các mối quan hệ, giúp cá nhân đạt đƣợc nhiều mục tiêu mà
bản thân cá nhân không thể tự mình đạt đƣợc .
Kĩ năng khơng phải là cái bẩm sinh của mỗi cá nhân, kĩ năng là sản phẩm của
hoạt động thực tiễn. Đó là q trình con ngƣời vận dụng những tri thức và kinh
nghiệm vào hoạt động thực tiễn để đạt đƣợc mục đích đề ra.
1.2.2. Khái niệm kĩ năng hợp tác trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.2.2.1. Khái niệm trị chơi đóng vai theo chủ đề

- Hoạt động chơi của trẻ em:
Theo Uxôva A.P: “Chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong q trình
chơi chứ khơng phải nằm trong hiệu quả hoạt động, khi chơi trẻ không chú tâm vào
một lợi ích thiết thực nào cả, trong trị chơi các mối quan hệ giữa con ngƣời với tự
nhiên và với xã hội đƣợc mô phỏng lại, chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần vui
vẻ, phấn chấn, dễ chịu” [33].
Tác giả Nguyễn Thị Hòa cho rằng, chơi là hoạt động tự lập của trẻ, chơi không
nhằm tạo ra sản phẩm (kết quả vật chất) mà chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu đƣợc
chơi của trẻ kết quả tinh thần), đƣợc bắt chƣớc làm ngƣời lớn của trẻ. Chơi của trẻ
không phải là thật mà là giả vờ (giả vờ một cái gì đó, giả vờ đóng một ngƣời nào đó)
nhƣng sự giả vờ ấy của trẻ lại mang tính chất chân thật, động cơ chơi của trẻ khơng
nằm trong kết quả chơi mà nằm trong các hành động chơi của trẻ mà chính các hành
động chơi của trẻ kích thích chúng chơi và duy trì hứng thú chơi của trẻ [9].
- Trò chơi của trẻ mẫu giáo:
Đối với trẻ mẫu giáo, đang ở độ tuổi hoạt động vui chơi là chủ yếu. Trị chơi
có ý nghĩa rất to lớn trong sự hình thành nhân cách và giáo dục tồn diện cho trẻ.
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học với nhìn nhận trị chơi dƣới nhiều khía cạnh khác
nhau nhƣ:


13

Quan điểm giáo dục học, khẳng định: “Trò chơi là cuộc sống, là hoạt động chủ
đạo của trẻ và nó có mối liên hệ qua lại với các hoạt động khác nhƣ học tập và lao
động của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Các nhà giáo dục đánh giá cao vai trò của hoạt động
chơi và đều thống nhất cho rằng: “Trị chơi là phƣơng tiện giáo dục, là hình thức tổ
chức cuộc sống của trẻ và giữ vị trí trung tâm trong chƣơng trình giáo dục trẻ ở lứa
tuổi mẫu giáo”. Tác giả N.K. Crupxkaia chỉ ra rằng, trò chơi chính là phƣơng thức
nhận biết thế giới là con đƣờng dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí. Trẻ khơng chỉ học trong lúc
học, mà còn học cả trong lúc chơi. Trẻ em học cách tổ chức, nghiên cứu cuộc sống.

Trong khi chơi trẻ tập khắc phục khó khăn, nhận thức hồn cảnh xung quanh và tìm ra
đƣợc lối thốt đúng đắn. Từ đó rằng luyện trẻ trở thành những ngƣời biết kiên trì theo
đuổi mục đích của mình, biết lôi cuốn những ngƣời khác và biết tổ chức họ [9].
Tác giả A. X. Macarenco trong khi đánh giá cao vai trị của hoạt động chơi đối
với trẻ em, ơng cho rằng “Trị chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em,
trong khi chơi, trẻ nhƣ thế nào thì sau này lớn lên trong cơng tác phần lớn trẻ sẽ nhƣ
thế ấy”. Do đó việc giáo dục những nhà hoạt động tƣơng lai bắt đầu trƣớc tiên từ trị
chơi [9].
Từ những quan điểm trên, ta có thể định nghĩa trò chơi nhƣ sau: Trò chơi là một
hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người. Trò
chơi được xem như là con đường giáo dục tồn diện đối với việc hình thành nhân cách
cho con người. Nó mang lại trạng thái thư giãn, vui vẻ và dễ chịu,… cho mỗi cá nhân
khi tham gia vào trị chơi.
- Trị chơi đóng vai theo chủ đề:
Theo Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Giáo dục Mầm non, những vấn đề lý luận và
thực tiễn [31 ]Trò chơi ĐVTCĐ là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em mơ phỏng
lại một mảng nào đó của cuộc sống ngƣời lớn trong xã hội bằng việc nhập vào các
vai, tức là ƣớm mình vào một nhân vật nào đó để thực hiện theo chức năng của xã
hội của họ.
Bản chất của trị chơi ĐVTCĐ là một mơ hình hóa những quan hệ xã hội mà trẻ
chịu sự chi phối của chúng. Đó là quan hệ giữa ngƣời lớn với nhau trong xã hội, cách
cƣ xử, hành vi ứng xử, văn minh đƣợc trẻ em quan tâm và trở thành đối tƣợng hành
động của chúng.
1.2.2.2. Khái niệm kĩ năng hợp tác trong trị chơi đóng vai theo chủ đề
Dựa trên cơ sở khái niệm kĩ năng hợp tác, đề tài xây dựng khái niệm kĩ
năng hợp tác trong trò chơi ĐVTCĐ và khái niệm phát triển KNHT trong trò chơi
ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo nhƣ sau:
Kĩ năng hợp tác trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo là sự phối hợp hành
động chơi của một (hoặc nhiều) nhóm trẻ để cùng thực hiện có hiệu quả trị chơi dựa
trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất định.

Dựa trên khái niệm KNHT ở trên, chúng tôi hiểu phát triển KNHT cho trẻ mẫu


×