Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.69 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu xã hội học</b>


<b>1. Nhiệm vụ của xã hội học</b>



 Nghiên cứu các hình thái biểu hiện và các cơ chế hoạt động của các quy luật hoạt động của xã


hội.


 Phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý xã hội một cách trực tiếp và gián tiếp.


 Tri thức của xã hội học đại cương được xem như là một bộ phận, cơ sở phương pháp luận của xã


hội học chuyên ngành và kể cả các khoa học khác trong hệ thống khoa học xã hội.


 Việc vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng nghiên cứu xã hội học phục vụ cho công tác


quản lý xã hội và cơng tác


 xã hội nói chung càng nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của xã hội học đối với đời sống


thực tiễn.


<b>2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học </b>



Phương pháp nghiên cứu xã hội học là phân ngành nổi bật của khoa học xã hội học. Nhờ có nó


mà ngành xã hội học ngày càng đóng góp đáng kể vào việc hoạch định các chính sách từ vi mô


đến vĩ mô cũng như nâng cao năng lực quản lý xã hội.



<b>2.1. Phân loại nghiên cứu</b>



 Nghiên cứu xã hội học có thể được phân loại dựa trên tích chất của nghiên cứu. Ví dụ như:
o Nghiên cứu khám phá (exploratory) được thực hiện ở hầu hết các lĩnh vực.



o Nghiên cứu qui mô nhỏ (small-scale) là nghiên cứu thường được sử dụng trong kinh


doanh.


o Nghiên cứu qui mơ lớn có tính chun nghiệp cao (large- scale professional) là loại
nghiên cứu phức tạp và tốn kém.


Ngoài ra, người ta cũng phân loại nghiên cứu xã hội học dựa trên phạm vi nghiên cứu như


nghiên cứu thống kê (statistical studies) và nghiên cứu trường hợp (case studies).



Nghiên cứu xã hội học có thể xuất phát từ điều tra thực tế để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết


hoặc xuất phát từ điều tra thực trạng để đưa ra một lý thuyết mới. Điều tra thực tế là q trình thu


thập dữ kiện hoặc thơng tin. Việc thu thập dữ kiện có thể được coi là thành phần khách quan của


khoa học. Các kĩ thuật thu thập dữ kiện cho phép chúng ta tìm ra cái gì xảy ra chung quanh ta.



<b>2.2. Quy trình nghiên cứu xã hội học</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 Vấn đề nghiên cứu:


o Vấn đề nghiên cứu là nhận định về cái mà nhà điều tra muốn tìm ra. Nếu đó là việc kiểm
tra một lý thuyết, thì có thể đây là một nhận định tiên đoán với các kết quả. Một lời tiên
đoán như thế được gọi là một giả thuyết. Mặt khác, những cuộc khảo cứu thăm dò lại có
thể chứa đựng một nhận định về vấn đề.


 Các phương pháp:


o Phương pháp phân tích tài liệu: là cách tiếp cận những tài liệu sẵn có, qua đó có thể nắm


được một phần hay tồn bộ sự kiện, hiện tượng có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.



o Phương pháp quan sát: là phương pháp mà nhà nghiên cứu sử dụng các tri giác của mình
để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu.


o Phương pháp phỏng vấn: là cách thu thập thông tin thông qua việc hỏi và trả lời giữa nhà
nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, bằng các hình thức như mặt đối mặt, gọi điện
thoại...


o Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi: là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi
để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu.


o Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là cách mà nhà nghiên cứu tiếp cận các chuyên gia
đầu ngành, để tham khảo ý kiến của họ.


 Các kết quả:


o Kết quả là sản phẩm của các phương pháp.


o Chỉ có các dữ kiện (các sự kiện được quan sát) và các kết quả của mọi trắc nghiệm thống
kê mới được đưa vào phân kết quả.


o Thơng tin có thể được trình dưới hình thức nhận định mơ tả mà khơng lý giải, hoặc dưới


hình thức biểu bảng và biểu đồ.


o Phần kết quả chỉ bao gồm những tư liệu thuộc về sự kiện.


 Các kết luận:


o Phần kết luận giải thích các kết quả, chính điều này mà cuộc nghiên cứu đưa ra:


 Một sự đánh giá về các phát hiện liên quan tới vấn đề nghiên cứu.


 Những vấn đề có thể có, do phương pháp cụ thể gợi lên.


 Việc lý giải và khái quát hóa, nếu có thể được đưa ra.


 Về căn bản các kết luận trả lời cho câu hỏi “như vậy thì sao?”.

<b>2.3. Cách thức tiến hành một nghiên cứu xã hội học</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Từ những thao tác đó, có thể tạm chia tiến trình điều tra thành 3 giai đoạn:


 Giai đoạn 1: Chuẩn bị.


 Giai đoạn 2: Tiến hành điều tra.


 Giai đoạn 3: Xử lý và giải thích thơng tin.
 <i>Giai đoạn chuẩn bị: </i>


o Nhà nghiên cứu cần làm rõ những vấn đề sau đây:


 Vấn đề điều tra hay là đối tượng điều tra, ví dụ: vấn đề cần nghiên cứu như lối
sống, định hướng giá trị, nhu cầu tiêu dùng, v.v...


 Địa bàn nghiên cứu.


 Khách thể điều tra hay là người được hỏi, số lượng hay còn gọi là mẫu và những
tiêu chí. Chọn mẫu cần được tiến hành với một trong những phương pháp riêng
được đề cập ở dưới đây.


 Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết là giả định chủ quan của người điều tra. Giả
thuyết là cơ sở để cho biết chúng ta cần phải thu được những thơng tin gì trong


cuộc điều tra. Vì vậy, khâu xây dựng giả thuyết cực kì quan trọng. Giả thuyết
đúng hay sai sẽ do chính số liệu của nghiên cứu chứng minh. Sau cuộc điều tra
giả thuyết sẽ được thừa nhận hay bác bỏ.


 Mơ hình lý luận: Mơ hình này giúp chúng ta khái qt hóa vấn đề đưa ra các lý
giải có tính khoa học. Mơ hình lí luận chính là khn mẫu, là cái khung để chúng
ta có thể sắp xếp các số liệu rời rạc thành hệ thống thống nhất.


 Thao tác hóa các khái niệm: Trong khi xây dựng giả thuyết và xây dựng mơ hình
lí luận các nhà xã hội học phải trình bày một loạt các khái niệm và phải “thao tác
hóa các khái niệm” tức là làm đơn giản hóa các khái niệm và làm cho chúng trở
thành tiêu chí, những chỉ báo có thể đo lường dược.


 Các phương pháp thu thập thông tin. Trong đó xây dựng bảng câu hỏi, danh sách
các câu hỏi phỏng vấn, mục tiêu quan sát, v.v... cần tuân thủ chặt chẽ những tiêu
chí hay chỉ báo nghiên cứu.


Trước khi tiến hành điều tra thật nhà nghiên cứu cần tiến hành điều tra thử với mục đích chuẩn


hóa bảng câu hỏi và đồng thời tiến hành huấn luyện điều tra viên.



 <i>Giai đoạn tiến hành điều tra: </i>


o Bắt đầu cuộc điều tra thật. Các điều tra viên tiến hành tiếp xúc với người được hỏi. Điều
tra viên trước phải đáp ứng được tiêu chuẩn cụ thể về trình độ học vấn và phải có khả
năng giao tiếp trung thực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 <i>Giai đoạn xử lý thông tin </i>


o Những số liệu thu thập được sẽ được nhà nghiên cứu dựa trên mơ hình lý luận xử lý theo
các biến số độc lập hay phụ thuộc và những mối liên hệ giữa những biến số đó.



o Kết quả xử lý sẽ được phân tích và lý giải. Từ đó nhà nghiên cứu có thể đưa ra những kết
luận hay những khuyến nghị cụ thể trong báo cáo tổng kết nghiên cứu.


o Báo cáo này nhằm giúp các nhà quản trị xã hội có thể nhìn ra những vấn đề cần giải
quyết hoặc điều chỉnh chính sách ổn định và phát triển xã hội.


<b>2.4. Chọn mẫu</b>



Quy trình này cần phải tách riêng và tiến hành một cách khoa học nhằm đem lại tính khách quan


của nghiên cứu xã hội học.



<b>2.4.1. Các loại mẫu xác suất</b>



 <i>Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:</i>


Các yếu tố trong khung mẫu sẽ được đánh số, sau đó viết những con số lên mẩu giấy rồi cho vào


một chiếc hộp sóc lên, rồi lần lượt bốc từ trong hộp ra những mẩu giấy bất kì. Những con số


trong mẩu giấy nào được chọn cùng chính là những con số thứ tự của những người trong danh


sách đã được chọn. Hiện nay phần mềm SPSS của máy tính có thể giúp chúng ta lấy ra một tập


hợp những số ngẫu nhiên.



 <i>Mẫu hệ thống qui định rằng chúng ta chọn mẫu những người thứ n khi đã chọn một số đầu tiên</i>


ngẫu nhiên. Ví dụ: chúng ta có danh sách các chủ hộ do các tổ trưởng cung cấp, tổng số là 5.000
người, chúng ta muốn chọn mẫu có dung lượng là 100 người. Như vậy cứ 50 người trong tổng
thể, chúng ta có thể chọn 1 và nếu muốn người thứ 1/50 xuất hiện trong mẫu thì chúng ta sẽ cần
lấy người đầu tiên bất kỳ trong số 50 người đầu tiên của tổng thể và sau đó cứ 50 người, chúng ta
sẽ lại chọn một người đưa vào danh sách mẫu, cứ làm như vậy cho đến cuối danh sách, nếu hết
danh sách ta vẫn chưa chọn xong thì cũng có thể quay trở lại từ đầu bằng cách đó, mỗi người


trong danh sách sẽ đều có cơ hội được chọn như nhau.


 <i>Chọn mẫu phân tầng, người chọn mẫu cần phải nắm được một số đặc điểm của khung mẫu, rồi</i>


chia khung mẫu đã có theo những đặc điểm mà họ quan tâm thành những “tầng"' khác nhau. Ví
dụ: đặc điểm về giới tính, trình độ học vấn hay lứa tuổi, vv... Sau đó chọn mẫu trên cơ sở các
tầng. Các nhà xã hội học cho rằng những yếu tố kể trên có khả năng ảnh hưởng đến câu trả lời vì
vậy nếu chọn được các mẫu xác xuất dựa trên cơ sở các tầng, khi xử lý kết quả theo các phân tổ
như giới tính, nghề nghiệp, học vấn... thì khả năng đại diện cho mỗi tầng sẽ lớn hơn.


<b>2.4.2. Mẫu phi xác suất</b>



Những nghiên cứu định tính, nghiên cứu trường hợp trong một khu vực hẹp khơng địi hỏi phải


chọn mẫu xác suất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

những vấn đề quá tế nhị, ví dụ như quan hệ tình dục tiền hơn nhân, quan điểm về tình hình mại


dâm, v.v... Vì vậy phải cân nhắc xem ai là người có thể sẵn lịng bày tỏ quan điểm của họ trước


những yêu cầu của người điều tra.



 Mẫu phán đốn là hình thức chọn mẫu trong đó các đối tượng được chọn được kỳ vọng đáp ứng


được những yêu cầu của cuộc nghiên cứu. Tức là người nghiên cứu dự đốn về những nhóm
người có thể phù hợp với yêu cầu cung cấp tin của anh ta.


 Mầu chỉ tiêu thoạt nhìn hơi giống mẫu phân tầng. Tuy nhiên, đây là cách chọn mẫu phi xác suất,


tuy nó được chọn trên cơ sở những nhóm đã được xác định rõ ràng nhưng nếu như mẫu phân tầng
phái có được một khung mẫu thì mẫu này lại khơng cần.


 Mẫu tăng nhanh trước hết chúng ta cần chọn một số người có những tiêu chuẩn mà ta mong



muốn, phỏng vấn họ rồi hỏi xem họ có thể giới thiệu cho chúng ta vài người tương tự. Theo cách
này, số lượng đơn vị sẽ tăng lên nhanh chóng. Như vậy, người trả lời đồng thời là người cung cấp
mẫu cho nhà nghiên cứu. Cách chọn mẫu này rất phù hợp với những cuộc nghiên cứu về những
vấn đề tế nhị hay đặc biệt của xã hội như tìm hiểu về những khách làng chơi, về những người
đồng tính luyến ái, những đối tượng sử dụng ma tuý...


</div>

<!--links-->
<a href=' /> phương pháp nghiên cứu xã hội học
  • 23
  • 2
  • 24
  • ×