Tải bản đầy đủ (.pdf) (281 trang)

Tính cách văn hóa đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 281 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

TÍNH CÁCH VĂN HĨA ĐỨC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

TÍNH CÁCH VĂN HĨA ĐỨC
Ngành: Văn hóa học
MÃ SỐ: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS. ĐINH CÔNG TUẤN
2. PGS.TS. Đ



NGỌC ANH

PHẢN BIỆN:
1. TS. NGUYỄN VĂN HIỆU
2. PGS. TS. Đ

NGỌC ANH

3. PGS.TS. ĐINH CƠNG TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ:
Tính cách văn hóa Đức
là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, mọi trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2020
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bích Phượng


iii

LỜI CẢM ƠN


Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TSKH.
Trần Ngọc Thêm đã trực tiếp hướng dẫn về mặt khoa học, luôn tận tâm chỉ bảo và
động viên tôi hoàn thành Luận án này.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự hỗ trợ và
hướng dẫn nhiệt tình của Q Thầy, Cơ trong Khoa Văn hóa học và các cán bộ Phòng
Sau đại học cũng như các phòng ban chức năng thuộc Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tơi đang theo học
chương trình Nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tơi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động viên, khích
lệ và hỗ trợ tơi trong q trình làm Luận án.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2020
Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Bích Phượng


iv

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 17
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ......................................................................................................... 18
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 18
6. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................................................... 19
7. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu của luận án .......................................................................... 20
8. Bố cục của luận án ................................................................................................................................. 22

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................................. 23
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................................................ 23
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................................................ 23
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận ............................................................................................................................... 33
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................................................... 39
1.2.1. Khơng gian văn hóa .......................................................................................................................... 39
1.2.2. Chủ thể văn hóa ................................................................................................................................ 43
1.2.3. Thời gian văn hóa .............................................................................................................................. 48
CHƯƠNG 2 TÍNH CÁCH VĂN HĨA ĐỨC THỂ HIỆN QUA CÁC THÀNH TỐ VĂN HĨA .......... 52
2.1. Tính cách văn hóa Đức thể hiện qua văn hóa nhận thức .................................................................. 52
2.1.1. Nhận thức về vũ trụ ............................................................................................................................ 52
2.1.2. Nhận thức về con người ..................................................................................................................... 57
2.2. Tính cách văn hóa Đức thể hiện qua văn hóa tở chức....................................................................... 59
2.2.1. Qua văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng .......................................................................................... 59
2.2.2. Qua văn hóa tổ chức đời sống cá nhân .............................................................................................. 67
2.3. Tính cách văn hóa Đức thể hiện qua văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên .............................. 73
2.3.1. Văn hóa ẩm thực ................................................................................................................................ 73
2.3.2. Văn hóa trang phục............................................................................................................................ 76
2.3.3. Văn hóa cư trú ................................................................................................................................... 77
2.3.4. Văn hóa giao thơng ............................................................................................................................ 81
2.4. Tính cách văn hóa Đức thể hiện qua văn hóa ứng xử với môi trường xã hội .................................. 82
2.4.1. Với các nước trong Châu Âu.............................................................................................................. 82
2.4.2. Với các nước ngoài Châu Âu ............................................................................................................. 86
CHƯƠNG 3 NHỮNG TÍNH CÁCH VĂN HĨA ĐỨC ĐẶC TRƯNG ................................................... 90
3.1. Tính hệ thống của tính cách văn hóa Đức .......................................................................................... 90
3.1.1. Tính hệ thống xét theo nội dung ......................................................................................................... 90
3.1.2. Tính hệ thống xét theo tần số xuất hiện .............................................................................................. 94
3.2. Hệ tính cách văn hóa Đức đặc trưng .................................................................................................. 95



v
3.2.1. Tư duy phân tích rành mạch rõ ràng ................................................................................................. 95
3.2.2. Yêu thích sự trật tự - trọng quy tắc .................................................................................................. 105
3.2.3. Kiên trì đeo đuổi mục tiêu ................................................................................................................ 112
3.2.4. Đề cao sự hiệu quả .......................................................................................................................... 119
3.2.5. Bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ ............................................................................................................... 123
3.2.6. Định hướng vùng miền ..................................................................................................................... 131
3.3. Nền tảng hình thành hệ tính cách văn hóa Đức............................................................................... 138
3.3.1. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội .............................................................................................................. 138
3.3.2. Môi trường tự nhiên ......................................................................................................................... 145
3.3.3. Nội lực của người Đức ..................................................................................................................... 146
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 155
PHỤ LỤC .........................................................................................................................................................
PHỤ LỤC 1: CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN ÁN ......................................................................................
PHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................................................................
PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN .........................................................................................................


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

-

CH
CHLB
CN
CDU


-

CSU

-

EU
NATO

- SED

: Cộng hòa
: Cộng hịa Liên bang
: Cơng ngun
: Christlich-Demokratische Union Deutschlands, nghĩa là
Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo Đức.
: Christlich-Soziale Union, nghĩa là Đảng Liên minh Xã
hội Thiên chúa giáo tại Bayern
: Liên minh Châu Âu
: North Atlantic Treaty Organization –
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
: Sozialistische Einheitspartei Deutschlands là Đảng Xã hội thống nhất
Đức (bên CHDC Đức

Ngoài ra, trừ một số địa danh và tên riêng đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng
rộng rãi (như người Giecman…), các tên riêng và địa danh của Đức được thống nhất viết
theo đúng nguyên văn tiếng Đức hoặc tiếng Anh để dễ tra cứu và tránh cách phiên âm
theo tiếng Việt có thể gây hiểu lầm.
Tên nước ngoài được thống nhất viết theo trật tự quen thuộc “Tên+Họ”, khi viết
ngắn gọn thì chỉ viết “Họ”. Ví dụ: Ruth Benedict, hoặc Benedict.



vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 01: Vương quốc Franken thời vua Karl Đại đế (768-814)
Hình 02: Lãnh địa Bajuwaren (Bayern) vào thế kỷ thứ 8 sau CN
Hình 03: Vương quốc Franken được phân chia theo Hiệp ước Verdun năm 843
Hình 04: Bản đồ các lãnh địa thời kỳ Đế chế thứ nhất
Hình 05: Bản đồ Đế chế La Mã Thần Thánh – thời kỳ Otto Đệ nhất Đại đế
Hình 06: Đế chế La Mã thần thánh dân tộc Đức khoảng năm 1000.
Hình 07: Đế chế La Mã thần thánh (viền màu đỏ) năm 1803.
Hình 08: Khơng gian ngơn ngữ Đức, bao gồm tồn bộ nước CHLB Đức, CH Áo, phần
nói tiếng Đức của Thụy Sĩ và cơng quốc Liechtenstein.
Hình 09: Bản đồ các vùng ngơn ngữ ở Thụy Sĩ. Vùng nói tiếng Đức màu cam.
Hình 10: 5 vùng văn hóa của Đức
Hình 11: Số lượng người Do Thái ở Đức từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1933.
Hình 12: Cộng đồng người Sorben ở Cottbus, bắc Đức ngày nay.
Hình 13: Phân bổ số ghế trong Quốc hội liên bang khóa 19
Hình 14: Hội đồng liên bang Đức.
Hình 15: Bánh mỳ đen – một trong những loại bánh mỳ truyền thống của Đức.
Hình 16: Bữa sáng đủ đầy vào ngày Chúa nhật.
Hình 17: Nhà gỗ (Fachwerkhaus) truyền thống.
Hình 18: Bình dầu trong tầng hầm – để sử dụng cho lị sưởi.
Hình 19: Cửa tầng hầm thông một nửa với mặt đất để lấy ánh sáng tự nhiên và khơng
khí.
Hình 20: Nhà phố có nhiều căn hộ bên trong.
Hình 21: Quảng cáo bán hầm tránh bom nguyên tử.
Hình 22: Các thành viên trong gia đình cùng tham gia trị chơi đố vui.
Hình 23: Garage của Sebastian.

Hình 24: Bảng treo các vật dụng trên tường của Garage.
Hình 25: Quảng trường hồng gia tại trung tâm thành phố München (Munnich) – nơi
được mệnh danh là „Isar-Athen“.
Hình 26: Bảo tàng điêu khắc ở München.
Hình 27: Cổng thành nằm ở phía Tây quảng trường Kưnigsplatz ở München.


viii

Hình 28: Bảo tàng điêu khắc ở München (bên trong).
Hình 29: Tượng đồng Bavaria, một trong những biểu tượng của thành phố München.
Hình 30: Tượng thiên thần hịa bình.
Hình 31: “Tứ trụ”: tượng 4 nhà hiền triết Hi Lạp Aristoteles, Homer, Thukydides và
Hippokrates trước một thư viện tại München.
Hình 32: Cơng viên nhạc nước nhìn từ tượng thần Herkules tại thành phố Kassel
Hình 33: Nghi thức cầu nguyện của người Thiên chúa giáo ở Đức trước mỗi bữa ăn.
Hình 34: Khơng gian giữa cửa chính và cửa phịng khách, dùng để giày, treo áo khốc,
mũ, khăn và ơ.
Hình 35: Tuần dọn dẹp không gian chung (Kehrwoche), bao gồm hành làng và cầu
thang.
Hình 36: Lối đi riêng dành cho xe đạp trên đường phố tại thành phố Wolfsburg.
Hình 37: Rác được phân thành 4 loại (trái) và bảng quy định cách phân loại rác (phải)
Hình 38: Túi đựng rác màu vàng được phát miễn phí, mỗi lần chỉ được nhận tối đa 2
cuộn (trái) – biểu tượng “điểm xanh” trên các bao bì (phải)
Hình 39: “Trật tự phải theo hệ thống” – Ý tưởng mang lại sự trật tự cho văn phịng của
Leitz.
Hình 40: Tượng Wilhelm von Humboldt trong khn viên Đại học mang tên ơng tại
Berlin
Hình 41: Trümmerfrauen: Những người phụ nữ dọn dẹp đống đổ nát (tại Berlin) năm
1945

Hình 42: Hệ thống giáo dục phổ thơng Đức.
Hình 43: Bảng giờ tàu tại nhà ga chính Dormund
Hình 44: Các sản phẩm xuất khẩu của Đức năm 2015, các giá trị khơng làm trịn, mà để
ngun số lẻ.
Hình 45: Phịng làm việc của nhà văn Thomas Mann - nơi cấm các con khơng được vào.
Hình 46: Các phương ngữ ở Đức


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh các khái niệm được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu………. tr. 26
Bảng 2: Biểu đồ so sánh Đức và Việt Nam về Các chiều kích văn hóa ………………..tr. 35
Bảng 3: Hai loại hình văn hóa theo Trần Ngọc Thêm (2013, tr. 86)…………………... tr. 36
Bảng 4: Bản đồ văn hóa Đức và Việt Nam theo Meyer (2014)………………………... tr. 38
Bảng 5 : Phân loại các tính cách Đức dựa theo nội dung……………………………… tr. 90
Bảng 6 : So sánh mức độ tương thích của năm nhóm tính cách
với kết quả nghiên cứu của một số tác giả……………………………………tr. 92
Bảng 7: So sánh Kết quả nghiên cứu về Đức từ lý thuyết Các chiều kích văn hóa,
lý thuyết Bản đồ văn hóa với các nhóm tính cách trong Bảng 6……………..tr. 93
Bảng 8: Phân loại các tính cách Đức dựa theo tần số xuất hiện………………………..tr. 94
Bảng 9: Những tính cách đặc trưng Đức cùng một số tính cách phái sinh…………… tr. 136
Bảng 11: Biểu đồ so sánh Đức với các nước trong cùng không gian ngôn ngữ

tr. 137

Bảng 12: Biểu đồ so sánh Cac chiều kích văn hóa Đức – Pháp – Anh

tr. 137



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia đơng dân nhất và có tiềm lực kinh tế mạnh
nhất trong khối các nước thuộc Liên minh Châu Âu1 (EU). Đức cũng là dân tộc đã “sản
sinh” cho nhân loại những nhân vật đặc biệt2, đồng thời, cũng là dân tộc có nhiều thăng
trầm trong lịch sử, nhất là lịch sử hai cuộc Thế chiến, và sau nhiều biến cố đã vực dậy
để trở thành một trong những cường quốc như ngày nay3. Có rất nhiều nguyên nhân để
lý giải cho điều này, trong đó khơng thể khơng kể đến tính cách văn hóa của người Đức
đã góp phần hình thành dân tộc Đức hiện tại.
Việt Nam được xác định là đối tác quan trọng trong hợp tác phát triển của Đức
tại Đông Nam Á4. Vì thế, trong khối Liên minh Châu Âu đầu tư vào Việt Nam, Đức là
quốc gia đầu tư nhiều nhất5 ở các lĩnh vực như kinh tế, y tế, môi trường, giáo dục và
văn hóa. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel
năm 2011, nhiều thỏa thuận đã được ký kết, trong đó có bản “Tuyên bố chung từ Hà
Nội” chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam, bao gồm cả
những thỏa thuận nhằm “tăng cường kinh tế, thương mại và đầu tư, hợp tác phát triển,
khoa học và văn hóa”6. Từ sau Tuyên bố chung này, nhiều chương trình và dự án hợp
tác giữa hai nước đã được ký kết trong nhiều lĩnh vực. Những hợp tác nói trên tạo điều
kiện cho sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa người Việt và người Đức và sự hiểu biết tính cách lẫn
nhau sẽ là tiền đề cho hợp tác thành cơng.
Hiện ở Đức có gần 160.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập
(Schaland, 2016, tr. 13). Ngược lại, ở Việt Nam, hơn 70.0007 người đã từng học tập,

“Tổng sản phẩn quốc nội GDP đạt 2,5 ngàn tỉ Euro, cao hơn GDP của Pháp và Anh khoảng 25%”. (Level,
2015, tr. 51)
2
Ví dụ như thiên tài Albert Einsetein, triết gia Immanuel Kant, nhà độc tài Adolf Hitler…

3
Theo Quỹ tiền tệ thế giới IWF thì GDP của Đức năm 2011 là 3,63 tỉ USD, đứng hàng thứ 4 thế giới sau Mỹ,
Trung Quốc và Nhật Bản
4
Phát biểu của ngài Đại sứ Claus Wunderlich trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Angela Merkel. Nguồn:
Đại sứ quán Nước CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức. Truy xuất từ />5
Truy xuất từ
/>ch_mit_Zeitschrift_Deutschlandde.pdf
6
/>7
Truy xuất từ />1


2

làm việc ở Đức và có thể nói được tiếng Đức. Vì vậy, việc tìm hiểu tính cách người Đức
một cách hệ thống dựa vào những luận cứ khoa học là rất cần thiết nhằm mang lại những
nhận định xác thực và có cơ sở giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.
Nghiên cứu liên quan đến người Đức và dân tộc Đức, một dân tộc khá đặc biệt
như đã nêu, là điều cần thiết, bởi như Roth R. nhận định: “khơng có một dân tộc nào
trên thế giới đã và đang là tâm điểm cho những đánh giá trái chiều với nhau như dân
tộc Đức” (Roth R. 1979, tr. 3). Vì sao họ là tâm điểm của những đánh giá? Họ được
đánh giá dựa theo những tiêu chí nào? Các đánh giá trái chiều với nhau ra sao?
Những lý do và những câu hỏi trên đây đã thúc đẩy chúng tơi chọn đề tài Tính
cách văn hóa Đức làm vấn đề nghiên cứu. Dù đã có một số bài viết của tác giả người
Việt về tính cách người Đức, nhưng phần lớn đều ở dạng liệt kê hoặc tóm lược dựa vào
kinh nghiệm cá nhân nên chưa mang tính hệ thống. Nghiên cứu tính cách người Đức
một cách hệ thống từ góc nhìn văn hóa học đem lại ý nghĩa nhất định về mặt khoa học.
Luận án đóng góp vào mảng nghiên cứu sâu trong văn hóa học, đó là nghiên cứu tính
cách của một cộng đồng, một dân tộc. Thực hiện luận án Tính cách văn hóa Đức, chúng

tơi dựa vào cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với mong
muốn kết quả nghiên cứu sẽ đem lại cái nhìn hệ thống, tồn diện hơn tính cách văn hóa
Đức.
Là người làm cơng tác giảng dạy tiếng Đức, gắn bó với Đức qua những đợt học
tập, nghiên cứu và tiếp xúc thường xuyên với người Đức trong công việc, chúng tôi luôn
tự đặt câu hỏi làm thế nào để hiểu người Đức tốt hơn, cơ sở nào định hình cách nghĩ và
cách sống của họ. Thực hiện luận án chính là cơ hội giúp bản thân có thêm kiến thức và
kỹ năng nghiên cứu khoa học về văn hóa Đức và tính cách người Đức nhằm phục vụ có
hiệu quả cho công việc giảng dạy ngôn ngữ Đức cũng như truyền tải văn hóa Đức qua
ngơn ngữ. Đây chính là một trong những lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài Tính
cách văn hóa Đức cho luận án của mình.
2. Tởng quan tình hình nghiên cứu
Văn hóa Đức, trong đó có tính cách Đức nhận được sự quan tâm của giới nghiên
cứu trong lẫn ngoài nước Đức. Các nghiên cứu đến từ nhiều lĩnh vực nên xem xét đối
tượng ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể tập trung các nghiên cứu thành hai nhóm, đó


3

là các cơng trình mang tính lý luận và các cơng trình mang tính thực tiễn. Mỗi nhóm
được chia thành hai nhóm nhỏ, bao gồm các cơng trình nghiên cứu của học giả Đức và
các cơng trình nghiên cứu của học giả nước ngoài, trong đó có học giả Việt Nam.
 Các công trình nghiên cứu mang tính lý luận
Trong nhóm này, các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, phần lớn
là các học giả đến từ Mỹ, chiếm ưu thế so với cơng trình của các học giả Đức và học
giả các nước khác.
Trước hết, phải kể đến cơng trình nổi bật của trường phái Văn hóa và nhân cách
mang tên “Các mơ thức văn hóa" (Patterns of culture – Nxb. Mariner Books.
1934/2005) của Ruth Benedict. Benedict cho rằng “một nền văn hóa – cũng giống như
một cá nhân – ít nhiều là một hình mẫu / mô thức tư duy và hành động nhất quán. Mỗi

một nền văn hóa tạo ra những mục đích đặc trưng mà họ không cần phải chia sẻ với
những xã hội khác” (Benedict, 20058, tr. 54) và phân loại văn hóa ra hai mơ thức chính,
đó là mơ thức kiểu “Apollo” (Apollonian) và mơ thức kiểu “Dionysus” (Dionysian).
Cơng trình rất có ý nghĩa nền tảng cho luận án của chúng tơi.
1990. Edward T. Hall trong “Chiều kích ẩn dấu9” (The Hidden Dimension – Nxb.
Anchor, 240 tr.) đã nghiên cứu cách con người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau sử
dụng không gian giao tiếp (proxemic) như thế nào. Hall cho rằng phản ứng sở hữu
không gian đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Nghiên cứu cách lựa chọn và ứng
xử trong vùng không gian xung quanh giúp hiểu rõ tâm thức văn hóa của từng cộng
đồng hoặc quốc gia dân tộc. Tác giả lý giải 4 vùng/ khoảng cách giao tiếp khác nhau
tùy theo đối tượng giao tiếp cũng như văn hóa giao tiếp của mỗi cộng đồng khác nhau,
đó là vùng thân mật (intime distance), vùng riêng tư (personal distance), vùng xã giao
(social distance) và vùng đại chúng (public distance). Lý thuyết không gian giao tiếp có
thể được vận dụng hiệu quả để triển khai đề tài.
1992. John G. Jachbar và Kelvin Lause trong “Giới thiệu về Văn hóa đại chúng”
(Popular Culture – An Introductory Text – Nxb. Popular Press) đã đề xuất lý thuyết
Ngôi nhà văn hóa với một tầng móng và hai tầng lầu, qua đó, tâm thức văn hóa, những

Cơng trình “Các mơ thức văn hóa” (Pattern of culture) được xuất bản đầu tiên vào năm 1934. Bản gốc mà
chúng tôi tiếp cận được tái bản vào năm 2005. Vì vậy mọi thơng tin về số trang được trích dẫn trong luận án
đều từ bản in năm 2005.
9
Ấn phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1966.
8


4

niềm tin và giá trị nền tảng, những niềm tin và giá trị bề mặt tương tác lẫn nhau. Những
sản phẩm văn hóa, những anh hùng hư cấu và anh hùng tồn tại thật trong thực tế được

phân tích. Tất cả giúp tìm ra hệ giá trị của một nền văn hóa. Cơng trình có giá trị về mặt
lý luận để triển khai luận án.
Erin Meyer trong “Bản đồ văn hóa”, xuất bản năm 2014, so sánh tính cách Đức
với tính cách Mỹ. Theo đó, người Đức và người Mỹ có rất nhiều điểm tương đồng trong
tính cách như: đánh giá người khác dựa vào năng lực và sự đúng giờ. Một số tính cách
khác biệt ở mức độ thể hiện. Cụ thể, người Đức phê bình nhiều hơn và thẳng thắn hơn
(tr. 69). Khác biệt duy nhất là người Đức trọng lý thuyết còn người Mỹ trọng thực hành
(tr. 96). Đây là cơng trình rất có giá trị về mặt lý thuyết để vận dụng nghiên cứu nội
dung luận án.
2013. Trần Ngọc Thêm trong “Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng”
(Nxb. Văn Nghệ, 675 tr.) đề xuất thuyết hệ thống - loại hình, theo đó văn hóa được chia
theo hai loại hình chính, là “văn hóa trọng tĩnh” và “văn hóa trọng động”. Giữa hai loại
hình chính là loại hình trung gian. Ở mỗi loại hình văn hóa, con người nhận thức, tổ
chức và ứng xử khác nhau dẫn đến những tính cách được hình thành cũng khác nhau.
Đây là cơng trình của học giả Việt Nam thuộc lĩnh vực văn hóa học rất có giá trị tham
khảo cho đề tài.
2015. Trong “Văn hóa và tổ chức – phầm mềm tư duy” (bản tiếng Việt thuộc Nxb.
ĐHQG Hà Nội, 668 tr.), Hofstede G., Hofstede G.J. và Minkow M. dựa trên hệ thống
dữ liệu gốc mà Hofstede G. đã tổng hợp khi nghiên cứu các nhân viên MBI năm 1991,
2005 để đề xuất 6 chiều kích văn hóa giúp nhận diện đặc tính của mỗi quốc gia: khoảng
cách quyền lực; chủ nghĩa cá nhân tương phản với chủ nghĩa tập thể; nam tính tương
phản với nữ tính; tâm lý tránh bất định; định hướng dài hạn tương phản với định hướng
ngắn hạn; đam mê, hưởng thụ tương phản với kiềm chế (tr. 91-398). Nhóm tác giả có
mẫu dữ liệu khảo sát con người tại 50 quốc gia (tr.59), những số liệu mỗi nước được
thống kê thành từng bảng riêng, trong đó có số liệu về Đức. Thuyết các chiều kích văn
hóa rất có giá trị tham khảo cho luận án của chúng tôi.
Về cơ sở cho các khái niệm then chốt của luận án, có cơng trình của Larsen Knud
S. và Lê Văn Hảo với tựa đề “Tâm lý học xuyên văn hóa” (Nxb. ĐHQGHN- 2015) rất
đáng tham khảo. Dù tựa sách có vẻ ít có liên quan đến đề tài của luận án, song chương



5

1 của cơng trình (từ trang 16 đến trang 48) bàn về lý thuyết hành vi (tr. 16-17), các cách
tiếp cận (tr. 18), các giá trị và chiều cạnh văn hóa (tr.33-38) – là những nội dung rất hữu
ích cho chúng tôi khi triển khai đề tài về mặt lý luận.
Các cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận của học giả Đức liên quan trực tiếp
đến đề tài mà chúng tơi tiếp cận được khá ít, cụ thể:
2005. Alexander Thomas trong “Khái luận về giao tiếp và hợp tác liên văn hóa”
(Handbuch Interkulturelle Kommunikation und Kooperation – Band 1- Nxb.
Vandenhoeck & Ruprecht Konast) cho rằng các chuẩn mực văn hóa là toàn bộ những
đặc trưng quan trọng trong ứng xử của các thành viên một quốc gia, dân tộc hoặc của
một cồng đồng văn hóa nhất định (tr. 19-31). Dựa vào những đặc trưng này, Thomas đã
đề xuất 7 chuẩn mực văn hóa Đức: định hướng cơng việc, định hướng quy tắc, thẳng
thắn/ trung thực, giữ khoảng cách giữa các cá nhân, kiểm soát bản thân, kế họach thời
gian và phân biệt giữa lĩnh vực cá nhân và công việc. Đây là những cở sở lý luận quan
trọng bổ ích cho việc triển khai đề tài.
 Các cơng trình nghiên cứu mang tính thực tiễn
Các cơng trình nghiên cứu mang tính thực tiễn của các học giả nước ngồi (góc
nhìn khách thể) lẫn các học giả Đức (góc nhìn chủ thể) khá phong phú, được trình bày
lần lượt dưới đây.
Những cơng trình liên quan trực tiếp đến người Đức và tính cách Đức từ góc
nhìn khách thể được tập hợp vào nhóm này nhằm mang lại nhận xét đa chiều đối tượng
nghiên cứu.
Trong “Thế nào là Đức?” (Was ist deutsch?, 2005), giáo sư người Anh Gelfert,
H.-D. đưa ra khá nhiều nhận định mới mẻ về tính cách Đức hiện tại. Tác giả khẳng định
rằng nhận xét về tâm tính một dân tộc rất khó chính xác, vì những tính cách đối lập
thường tồn tại song song. Ngay cả những tính cách của dân tộc cũng khơng mang tính
phổ qt cho tồn thể thành viên của dân tộc đó. Điều không thể phủ nhận là những đặc
trưng trong ứng xử và giá trị của mỗi dân tộc phần lớn được nhận ra từ bên ngoài –

nghĩa là từ quan điểm tiếp cận etic. Người Đức ngày nay rất ít nét đặc trưng Đức, họ
khơng cịn ý thức phục tùng tuyệt đối, cũng ít siêng năng hơn trước đây. Họ như những
người Châu Âu bình thường khác, tập trung vào những mục đích cụ thể hàng ngày cũng


6

như những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Để có cái nhìn tổng thể về tính cách
Đức, Gelfert tập trung miêu tả các khái niệm bản lề như “quê hương”, “sự an toàn”, “sự
siêng năng”, “ý thức trách nhiệm”, “nghiêm túc”, “trật tự”, “đúng giờ”, “tiết kiệm”,
“kỹ lưỡng” (tr. 23-47)
2014. Deane, N. trong “Modern Germany – an outsider’s view from the inside”
(Nxb. Pro BUSINESS) đưa ra cái nhìn mới mẻ về nước Đức và người Đức từ quan điểm
của một người Anh sống khá lâu năm ở Đức. Deane dành chương 3 (từ trang 66 đến
86) để nói về người Đức và nhận xét rằng dù đời sống vật chất vương giả nhưng họ ít
hài lịng với cuộc sống. Họ ln đi tìm cái tuyệt đối, cái hồn hảo. Khi chưa đạt đến
mức độ hoàn hảo như mong đợi, họ luôn trong cảm giác lo sợ. Dù dung lượng nhỏ (chỉ
20 trong số 240 trang của toàn bộ cơng trình) song tác giả đã cung cấp những nhận định
quan trọng về tính cách người Đức hiện đại.
2005. Tạp chí Tấm gương10 (der Spiegel) số đặc biệt kỷ niệm 60 năm Thế chiến
thứ 2 kết thúc, đăng bài của Matussek M. “Fritz thời Nazi và Jürgen thời bình – Người
Anh nhìn người Đức như thế nào”11 (Nazi-Fritz und Friendens-Jürgen – Wie die Briten
die Deutschen sehen). Tác giả luận bàn về cái nhìn của người Anh đối với người Đức.
Theo Matussek, vì người Anh khơng thiện cảm với người Đức nên khi nhận xét, người
Anh thường chú trọng vào những nhược điểm (Đức quốc xã, những kĩ sư không hài
hước). Điều đáng chú ý là người Anh không quan tâm đến nước Đức hiện tại cũng như
nước Đức trong quá khứ, họ chỉ quan tâm duy nhất thời kỳ Đức quốc xã. Hình ảnh
người Đức trong mắt người Anh “mang giày ủng, kỷ luật, thô lỗ, không hài hước”
không được “cập nhật” nên mang nặng thành kiến. Nguyên nhân: người Anh khó chấp
nhận được thực tế rằng sau Thế chiến thứ 2, họ đã mất đi phần lớn các thuộc địa dẫn

đến vương quốc bị thu hẹp lại, trong khi kẻ bại trận lớn nhất là Đức lại vươn lên thành
cường quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới (tr. 55, 56). Khảo sát TNS-Emnid được tiến hành
ở Anh, kết quả là người Anh nhận thấy người Đức siêng năng (56%), hiếu khách (37%),
thiện cảm (36%), vui vẻ (26%), cởi mở với thế giới (26%) và vị tha (25%).

Tạp chí Der Spiegel là tạp chí hàng đầu ở Đức xét về chất lượng bài viết. Nguồn:
/>11
Nazi là từ víết tắt của Nationalsozialismus: Chủ nghĩa xã hội dân tộc. / Spiegel special 2005: 43
10


7

2017. Từ góc nhìn chính trị, Lever trong “Berlin Rules. Cách của người Đức”12
(Thanh Yên dịch, Nxb. Tổng hợp TP.HCM) phân tích vai trị của Đức trong Liên minh
châu Âu (EU), cách người Đức lãnh đạo, thể hiện sức mạnh chính trị và kinh tế, cách
họ đối diện và xử lý những vấn đề của EU hiện tại. Không nhằm mục đích nghiên cứu
tính cách Đức, nhưng tác giả gián tiếp lý giải khá nhiều tính cách đặc trưng của người
Đức, đặc biệt là của giới chính trị gia. Cơng trình cung cấp những dữ liệu cập nhật rất
hữu ích cho luận án.
2002. Wojciechowski Krzysztof công bố “Người Đức yêu qúy của tôi” (Meine
lieben Deutschen, Nxb. Westkreuz). Theo ông, người Đức rất kiệm lời trong giao tiếp,
nghiêm túc, không đùa giỡn như người Ba Lan. Họ có quá nhiều quy định, chẳng hạn
như những quy định ranh giới giữa đời sống cá nhân và đời sống công cộng rất chặt chẽ
và ai cũng ý thức rằng những quy định này phục vụ các thành viên trong xã hội.
Wojciechowski nhấn mạnh đến nỗi sợ của người Đức. Để “đối phó” với sự sợ hãi ln
bên mình, người Đức tính tốn mọi thứ kỹ lưỡng, vận dụng tất cả các biện pháp an tồn
có thể để khơng xảy ra rủi ro. Ý thức về sự ngăn nắp và sạch sẽ là đặc điểm nổi bật của
người Đức. Cơng trình rất có giá trị tham khảo cho luận án.
Từ góc nhìn của người Pháp, Nuss B. mượn tên của nhân vật chính trong tác

phẩm của Goethe J.W. để đặt cho cơng trình của mình “Hội chứng Faust” (Das FaustSyndrom, 1993, Nxb. Bouvier) với mục đích phân tích tâm lý của người Đức. Nuss cho
rằng, người Đức hội đủ những “bệnh” của nhân vật Faust, “họ sống ở cả 3 cõi, đó là
thiên đàng, trần thế và địa ngục. Điều đó tạo ra bi kịch nhưng cũng đồng thời làm cho
họ trở nên vĩ đại” (tr. 9). Theo Nuss, 3 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống
tinh thần của người Đức là ngôn ngữ Đức, Tân giáo và Triết học (phần 1, từ trang 15
đến trang 43). Trong 5 phần còn lại (từ trang 44 đến trang 206), Nuss phân tích tỉ mỉ
từng tính cách gắn với người Đức thơng qua dẫn chứng cụ thể và kết luận rằng “Những
người con của Faust” đa tính cách, ln khát khao đi tìm cái tuyệt đối và hứng chịu
những bi kịch trong cuộc sống. Tác giả cung cấp nhiều thơng tin bổ ích cho đề tài.
2005. Tạp chí Tấm gương (Der Spiegel) đăng bài “Cảm giác Châu Âu mạnh mẽ
- Người Pháp nhìn người Đức như thế nào” (Starkes europäisches Gefühl - Wie
12

Thanh Yên dịch từ bản tiếng Anh của Nxb. First News.


8

Franzosen die Deutschen sehen) của tác giả Georges Marion13. Theo tác giả, quan hệ
giữa hai nước trong lịch sử đã từng có những thăng trầm, nhưng giờ đây người Pháp đã
quan tâm hơn đến người Đức. Tuy vậy, những quan tâm trong lĩnh vực chính trị và văn
hóa khơng giúp thay đổi những thành kiến tồn tại khá lâu trong suy nghĩ của người Pháp
về người Đức. Nghĩa là, người Pháp vẫn ít thiện cảm với người Đức. Năm 2004, TNSEmnid14 cũng tiến hành khảo sát trên 500 người Pháp thơng qua câu hỏi “Những tính
cách nào sau đây phù hợp với người Đức?” Kết quả: siêng năng (61%), hiếu khách
(42%), thiện cảm (38%), vui vẻ (37%), cởi mở với thế giới (28%) và vị tha (28%). Điều
này cho thấy cái nhìn của người Pháp về người Đức đã thiện cảm hơn nhiều so với đánh
giá của tác giả Marion. Bài viết cho thấy những nghiên cứu mang tính định lượng về
tính cách ít phản ánh đúng hiện thực và cần được làm rõ bằng những luận chứng cụ thể.
Nga là dân tộc ở Châu Âu có nhiều gắn bó với dân tộc Đức. Wladimir Kaminer
trong “Chào thân ái từ nước Đức” (Liebe Grüße aus Deutschland, 2011, Nxb. Wilhelm

Goldmann) cho rằng chính điều kiện địa lý tạo hình tính cách của con người. Nếu người
Nga là con người của đồng cỏ thì người Đức là con người của rừng. Kaminer phân tích
tầm quan trọng của “sự trật tự” đối với người Đức. Giá trị của tính cách này vượt ra
ngoài ý nghĩa thơng thường của khái niệm “trật tự”. Vì vậy, theo Kaminer, cần phải lý
giải tính cách này trong bối cảnh của nước Đức mới hiểu đúng và đầy đủ vai trị của sự
trật tự. Theo Kaminer, nhiều tính cách mang giá trị ở nước Đức nhưng là phi giá trị ở
Nga. Vì vậy khơng thể tách tính cách của một dân tộc ra khỏi không gian sống của họ.
Những đúc kết của tác giả ngắn gọn (chỉ trong 6 trang) nhưng rất có giá trị cho luận án
khi phân tích tính cách Đức theo hệ tọa độ ba chiều: không gian – chủ thể - thời gian.
Một số học giả đến từ Phương Đông cũng quan tâm nghiên cứu tính cách Đức.
Cụ thể là một số nhà nghiên cứu đến từ Israel (“Một mình giữa những người Đức”Allein unter den Deutschen, 2012, Tenenbom, T.), Thổ Nhĩ Kỳ (“Thánh Alah tha tội,
nhưng ơng quản gia thì khơng” - Alah verzeiht, der Hausmeister nicht, 2009, Pemuk,
K.), Tunisia (“Lời chào từ Châu Phi” - Grüß Gott aus Afrika, 2012, Kileo, E.), Ấn Đợ
(“Bằng ánh nhìn khác. Nước Đức và người Đức từ góc nhìn của một người Ấn Độ” Mit anderen Augen. Deutschland und die Deutschen aus der Sicht einer Inderin, 2003,
13
14

Georges Marion là thư tín viên tờ nhật báo Le Monde tại Berlin
TNS-Emnid là một trong những Viện nghiên cứu, khảo sát ý kiến lớn nhất ở Đức được thành lập năm 1945.


9

Ogale S.). Mỗi người tập trung vào một nét riêng của người Đức mà theo họ là đặc
trưng, cụ thể là người Đức trọng sự an toàn thể hiện qua hệ thống an sinh xã hội hoàn
hảo (Kileo, K.), trọng sự yên tĩnh và ít ồn ào, quá nhiều quy định làm cho cuộc sống gị
bó (Pemuk, K.), đằng sau vẻ ngồi thơ kệch là một tinh thần làm việc khơng mệt mỏi
và ln sẵn lịng giúp đỡ người khác trong mọi tình huống (Ogale S.), thực tế và rất cần
mẫn trong kinh doanh (Tenenbom, T.). Các nghiên cứu, dù chỉ dừng lại ở mức đánh giá
thông qua những trải nghiệm bản thân, cũng cung cấp thêm cái nhìn đa chiều đối tượng

nghiên cứu.
1988. Cơng trình “Người Đức các bạn, người Nhật chúng tơi: so sánh tâm tính
và tư duy” (Ihr Deutschen, wir Japaner: ein Vergleich von Mentaliät und Denkweise,
Nxb. Econ) của Tatsuo O. rất có giá trị tham khảo vì những kết luận mang tính khoa
học của tác giả. Tatsuo lý giải nhiều nét tính cách giống nhau và một số tính cách khác
biệt giữa người Nhật và người Đức bằng những dẫn chứng cụ thể trong công việc và
đời sống cá nhân. Cơng trình rất có ý nghĩa lý giải sự giống nhau trong tính cách của
một số dân tộc dù khơng gian sống khác nhau.
Nhìn từ Việt Nam, bài “Quan hệ Việt-Đức nhìn từ góc độ giao tiếp liên văn hóa”
đăng trong Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 35 năm Quan hệ ngoại giao giữa CHLB Đức và
CHXHCN Việt Nam năm 2015 có giá trị nhất về mặt khoa học. Tác giả Phạm Quang
Minh dựa theo “Chuẩn mực văn hóa Đức” của Thomas A. khái quát bảy đặc trưng cơ
bản của văn hóa Đức: 1) Tính định hướng trong công việc, vấn đề (Subject Orientation),
nghĩa là trong giao tiếp, người Đức tập trung vào nội dung công việc hơn là người trình
bày cơng việc (Tasks are more important than people) ; 2)Tính định hướng quy tắc (Rule
orientation); 3) Tính thẳng thắn, chính xác (Directness - veracity); 4) Giữ khoảng cách
giữa các cá nhân với nhau (Interpersonal distance differentiation); 5) Tính kiềm chế có
tính chủ quan (Internalized control); 6) Tính kế hoạch thời gian và sự đúng giờ (Timeplaning and Punctuality; 7) Tách bạch giữa lĩnh vực cá nhân và công việc (Seperation
from personal and livingsfield). Tác giả đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể cho những chuẩn
mực này và phân tích, so sánh chuẩn mực văn hóa Đức với chuẩn mực văn hóa Việt (tr.
69). Dù dung lượng nhỏ (10 trang), chỉ trong phạm vi một bài báo, nhưng những kết
quả nghiên cứu của tác giả hữu ích ở cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn cho đề tài.


10

Ngoài ra, tính cách người Đức được nhắc đến trong một số cơng trình khác của
các nhà nghiên cứu người Việt, có gia trị tham khảo khi thực hiện đề tài, cụ thể:
2004. Nguyễn Xuân Xanh trong “Nước Đức thế kỷ XIX – Những thành tựu khoa
học và kỷ thuật” (Nxb. Tổng hợp) nhắc đến “lao động cần cù, chân tay cũng như trí óc,

là sự đúng giờ, là tính chính xác, sống có ngun tắc, kỷ luật, trật tự và vệ sinh” (tr. 21).
“Phác thảo chân dung đời sống văn hóa Đức đương đại” là cơng trình của Lương
Văn Kế và Trần Đương - hai tác giả có nhiều năm học tập và nghiên cứu ở Đức (2004,
Nxb. ĐHQG Hà Nội). Bên cạnh những thông tin về điều kiện tự nhiên và xã hội, cơng
trình cung cấp bức tranh khá tồn diện về văn hóa Đức, từ tơn giáo, phong tục, lễ hội,
đến văn học nghệ thuật (từ trang 89 đến trang 262) mang lại những kiến thức nền tảng
hữu ích cho luận án của chúng tơi.
2011. Gia Khang và Kiến Văn trong “Trí tuệ dân tộc Đức” (Nxb. Thời đại) khơng
bàn đến tính cách Đức mà phân tích những yếu tố địa lý, chính trị dẫn đến việc hình
thành một nước Đức của Thế kỷ 20 với nhiều thăng trầm và biến cố. Hai tác giả nhắc
đến sự tỉ mỉ trong tư duy (tr. 177), thẳng thắn và thành thực trong giao tiếp (tr. 189),
tuân thủ nghiêm luật pháp, trật tự và rất nguyên tắc. Tác giả nhận định “Đức đương
nhiên là một quốc gia pháp chế…, về tính chặt chẽ trong lập pháp và tính nghiêm khắc
trong chấp pháp, ít có nước nào đạt được trình độ như Đức” (tr. 193).
Bên cạnh những cơng trình của các học giả người nước ngồi nêu trên cịn có
nhiều cơng trình của các tác giả người Đức nghiên cứu về chính dân tộc Đức, mang lại
bức tranh chung nhất về đối tượng nghiên cứu là người Đức.
Willy Hellpach trong “Tính cách Đức” (Der deutsche Charakter - 1954) đã phân
tích cấu trúc xã hội Đức (68 trang), những thay đổi của người Đức (80 trang) và đúc kết
thành sáu tính cách đặc trưng của dân tộc Đức (trong 58 trang), đó là khát khao hoàn
thành (Schaffendrang), kỹ lưỡng (Gründlichkeit), sự trật tự, ngăn nắp (Ordnungsliebe),
khơng trọng hình thức (Formabneigung), tính ương ngạnh (Eigensinn) và hay mơ mộng
(Schwärmseligkeit).
Caspar Schrenck – Notzing trong “Tẩy rửa tính cách” (Charakterwäsche - 1965)
phân tích giai đoạn nước Đức bị các nước đồng minh, cụ thể là Mỹ, chiếm đóng sau
Thế chiến thứ 2 và những kế hoạch cải cách của Mỹ nhằm tẩy rửa tính cách người Đức.


11


Mỹ đã thực hiện 3 nhóm cải cách: bao gồm cải cách quân đội, cải cách cấu trúc xã hội
và cải cách tính cách.
Năm 1967, Johannes Gross trong “Người Đức” (Die Deutschen – Nxb. Heinrich
Scheffler) phân tích hồn cảnh lịch sử xã hội cùng những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến
tính cách Đức, đó là vấn đề đối diện với lịch sử, đất nước chia cắt, phân chia đảng phái
chính trị, vai trị của thủ tướng, quan niệm của người Đức về quyền trong hệ thống luật
pháp. Trong 6 trang (từ trang 24 đến trang 29), Gross phát họa chân dung người Đức
bằng những khái niệm cơ bản như “trung thành”, “thoải mái”, “quê hương”, “rừng”,
“dân tộc”, “vui sướng trên nỗi đau của người khác” và “chửi thề”. Theo Gross, trường
nghĩa biểu tượng của những khái niệm này “hé lộ” nhiều điều về tính cách người Đức.
Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh Bộ luật cơ bản (trang 60-70) tạo nên “trật tự nền tảng vững
vàng” (unabänderliche Grundordnung) cho mọi hoạt động của người Đức. Cơng trình
cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Năm 1984, Paul Münch công bố “Sự trật tự, siêng năng và tiết kiệm” (Ordnung,
Fleiß und Sparsamkeit – Nxb. dtv) dài 367 trang. Theo Münch, bản thân người Đức
ngại nghiên cứu về tính cách, vì sợ chỉ tập trung vào những điểm tốt dẫn đến thiếu cơ
sở khách quan. Tác giả viện dẫn nhiều minh chứng cho thấy 3 tính cách đã nêu trong
tên của cơng trình có nguồn gốc lâu đời, có giá trị vượt thời gian, vẫn tồn tại qua bao
thăng trầm của lịch sử xã hội Đức để trở thành những phẩm chất công dân của người
Đức.
Rolf Breitenstein trong “Người Đức xấu xí? – Chúng ta trong tấm gương phản
chiếu của thế giới” (Der häßliche Deutsche? – Wir im Spiegel der Welt, 1968, Nxb.
Kurt Desch) đi tìm khái niệm “người Đức”. Đây là một khái niệm khá phức tạp. Vậy
người Đức nên đại diện cho tất cả hay hơn thế nữa? Có người Đức là “công dân trên
hộ chiếu” của CHLB Đức và CHDC Đức. Theo tác giả, khơng có hình ảnh người Đức
chung chung, chỉ có hình ảnh người Đức từ các góc nhìn khác nhau. Con người chúng
ta tồn tại ở ba hình thức: 1) theo cách chúng ta tự nhìn mình (ngã tính); 2) theo cách
người khác nhìn chúng ta (tha tính) và 3) như chính chúng ta (bản chất). Qua tiếp xúc
với người Đức bằng con đường trực tiếp hoặc gián tiếp, mỗi người đều có một bức tranh
riêng lẻ về người Đức với những chi tiết hoặc đối lập nhau hoặc bổ sung cho nhau. Theo

đó, chân dung người Đức được miêu tả theo 4 kiểu: người Đức xấu xí nhằm ám chỉ diện


12

mạo bên ngồi thơ kệch, cao lớn, giọng trầm ít gây thiện cảm; người Đức kỹ lưỡng “đã
làm thì làm cho đến cùng”; người Đức bị phân tán vì những tính cách khác biệt của
người Đức bên Tây và bên Đông Đức, và người Đức mới trong nước Đức thống nhất từ
năm 1990 đã thay đổi rõ rệt trong tính cách.
1972. R.-H. Tenbrock xuất bản ấn phẩm dày dặn (673 trang) “Lịch sử Đức
quốc”15 (Phủ quốc vụ khanh đặc trách xuất bản). Trong 26 chương, tác giả phân tích
lịch sử Đức trải dài 2000 năm, từ cổ đại đến cận đại. Đây là cơng trình hiếm hoi của
người Đức có phiên bản tiếng Việt. Tuy khơng nghiên cứu về tính cách Đức, nhưng tiến
trình lịch sử của một dân tộc là “mảnh đất” sinh ra và ni dưỡng tính cách con người.
Vì vậy, cơng trình rất có giá trị tham khảo cho đề tài.
Rainer Roth trong “Điều gì là đặc trưng Đức?” (Was ist typisch deutsch? - 1979)
đã phân tích những tính cách đối lập của người Đức. Những đánh giá dao động từ sự
“ngưỡng mộ tột cùng” đến “ác cảm ghê gớm”. Ngay cả những đánh giá của chính người
Đức cũng rất khác biệt nhau: bên cạnh sự kiêu ngạo vơ lối là tâm trạng ln phủ nhận
chính mình; một mặt có khả năng vượt qua mọi nghịch cảnh nhưng mặc khác lại hay
sầu não, bi quan. Từ góc độ văn hóa chính trị, Roth đã giải thích hình ảnh nước Đức và
người Đức trong sự so sánh với các nước khác nhằm tránh những thành kiến cũng như
những cái nhìn sai lệch trước đây.
Hermann Glaser với bộ cơng trình bao gồm 6 ấn phẩm: 1- “Thái độ chuẩn mực
và phi chuẩn mực ở Đức” (Haltungen und Fehlhaltungen in Deutschland, cb., 1966,
Nxb. Rombach); 2- “Nhận ra và hành động – Hiện tại và tương lai xã hội Đức”
(Erkennen und Handeln – Gegenwart und Zukunft der deutschen Gesellschaft, cb.,
1967, Nxb. Rombach); 3- “Tiếng Đức cơng cộng” (Das ưffentliche Deutsch, 1972,
Nxb. S. Fischer); 4-“Sợ hãi tương lai, nỗ lực hi vọng” (Angst vor der Zukunft, Versuche
der Hoffnung, 1978, Nxb. Carl Hanser); 5- “Văn hóa Đức từ 1945-2000” (Deutsche

Kultur 1945-2000, 1997, Nxb. Carl Hanser); 6- “Hitler đã hủy hoại tinh thần người
Đức như thế nào – Chính sách văn hóa thời kỳ Đế chế thứ 3” (Wie Hitler den deutschen
Geist zerstörte. Kulturpolitik im Dritten Reich, 2005, Nxb. Ellert & Richter). Glaser
phân tích lịch sử văn hóa Đức thế kỷ 20, chính sách văn hóa thời kỳ Đức quốc xã, hồn
cảnh nước Đức sau Thế chiến, cách tái thiết, quá trình chia cắt, thống nhất, nỗ lực dung
15

Trần Đổng dịch từ nguyên tác Đức ngữ.


13

hịa hai miền Đơng và Tây Đức. Dù khơng chú trọng vào nghiên cứu tính cách Đức,
nhưng những phân tích của Glaser về suy nghĩ và tâm trạng của người Đức trước những
biến cố xảy ra, cách họ đối diện với những lỗi lầm trong quá khứ cũng như nỗ lực hiện
tại nhằm xóa bỏ các thành kiến là những cứ liệu quan trọng giúp phân tích tính cách
Đức qua những sự kiện lịch sử.
1989. Norbert Elias xuất bản “Những nghiên cứu về người Đức” (Studien über
die Deutschen, Nxb. Surkamp Nưrdlingen, 554 tr.). Được xem là “tiểu sử nước Đức”,
cơng trình của Elias nghiên cứu quá trình hình thành nhà nước từ thời kỳ Wilhelm cho
đến thời kỳ Cộng hòa Liên bang. Tác giả trăn trở với câu hỏi “Những truyền thống nào
của người Đức khiến cho đất nước của Kant, Goethe và Schiller gây ra những hành
động man rợ trong lịch sử cận đại? Liệu người Đức ở hai miền Đông, Tây cùng một dân
tộc nhưng thù ghét nhau sẽ mang lại điều gì? Tương lai nào cho nhà nước Cộng hịa
Liên bang?”. Tuy khơng nghiên cứu trực tiếp tính cách người Đức, nhưng cơng trình
dày dặn của Elias cung cấp nhiều thông tin giá trị cho đề tài chúng tôi đang thực hiện.
1994. Trong “Hai ngôi làng ở Đức” (Zwei Dörfer in Deutschland, Nxb. Leske
+Budrich), Gebhardt W. và Kamphausen G. nghiên cứu sự khác biệt giữa Đông Đức và
Tây Đức, trường hợp hai ngôi làng cụ thể ở hai miền. Qua phân tích điều kiện tự nhiên
và văn hóa của hai ngơi làng (chương 2, từ trang 27 đến trang 56), hai tác giả rút ra

những giá trị ổn định và những giá trị đã phai mờ, nỗi lo chủ nghĩa cá nhân sẽ lấn áp
tính cộng đồng vốn có trong ngơi làng ở Đơng Đức và hi vọng tính cộng đồng sẽ giúp
người dân trong ngơi làng ở Tây Đức bớt ích kỷ. Cơng trình cung cấp dữ liệu về những
khác biệt tính cách nội trong một cộng đồng dân tộc nên rất hữu ích cho luận án tham
khảo.
Otto May trong “Là người Đức nghĩa là trung thành” (Deutsch sein heißt treu
sein, 1998, Nxb. August Lax) tập hợp và phân tích 13.000 bưu thiếp giai đoạn Đế chế
Đức thời vua Wilhelm Đệ Nhị trị vì (1888-1918) để cho thấy các hình thức tun truyền
những tính cách Phổ truyền thống “sự trật tự”, “vâng lời”, “lòng trung thành” và ”ý
thức thực hiện nghĩa vụ đối với tổ quốc”, cách Đế chế Đức rèn luyện công dân những
phẩm chất cần có của chủ nghĩa Wilhelm (Wilhelminismus). Tác giả cho rằng những
bưu ảnh phản ánh khá rõ nét tính cách của con người thời đại đó. Đây là nghiên cứu
quan trọng giúp chúng tơi tìm hiểu nguồn gốc của những tính cách Đức hiện tại.


14

Hermann Bausinger trong “Đặc trưng Đức” (Typisch deutsch, 2000, Nxb. C.H
Beck) đi tìm câu trả lời cho “Đâu là những đặc trưng rất Đức?” Tác giả phân tích sự
hợp lý và bất hợp lý của việc phân loại tính cách, vì người nhận xét về tính cách người
Đức thường quy chiếu những tính cách ấy theo những tiêu chuẩn trong nền văn hóa của
mình. Kết quả là khơng có một hình ảnh người Đức thống nhất. Vì định vị mình trong
không gian vùng miền hơn là không gian của quốc gia, dân tộc, người Đức khơng thể
hiện lịng tự hào dân tộc. Nếu được hỏi, họ sẽ trả lời họ tự hào về nền công nghiệp, công
nghiệp sản xuất xe hơi, những tiến bộ và thành tựu, sự trật tự và siêng năng. Bausinger
nêu một số đức tính tốt của người Đức: tinh thần chiến đấu, sự bền bỉ, trật tự, kỷ luật
và cứng rắn, nếu trong thể thao người Đức nổi tiếng về việc “lội ngược dòng”. Ngoài
ra, tác giả cũng cho rằng người Đức thích đi du lịch hơn là chỉ ở cố định một nơi, có
tính cộng đồng và yêu thiên nhiên. Những kết luận của Bausinger rất có giá trị cho
nghiên cứu của chúng tơi.

Alexander Demandt trong “Bàn về người Đức” (Über die Deutschen, 2007, Nxb.
Propyläen) cho rằng “tính cách dân tộc” là một khái niệm khá phức tạp vì nó hàm chứa
trong đó những khn mẫu có sẵn (Klischee, cliché). Nhưng ơng cũng khẳng định rằng
những khuôn mẫu này dựa trên “nền tảng” giá trị và cần phải nghiên cứu. Theo
Demandt, người Đức thường được gắn với những tính cách như ý thức trật tự, siêng
năng, đáng tin cậy, giàu ý tưởng và trung thành (Demandt, 2007, tr. 28), và điều đặc
biệt là họ luôn gìn giữ những tính cách này cho dù là đang sống ở đâu, nghĩa là sự thay
đổi không gian sống khơng dẫn đến những thay đổi tính cách. Minh chứng là nhiều
người Đức nhập cư sang Mỹ còn thuần Đức hơn những người nước ngoài nhập cư vào
Đức; hay người Đức nhập cư sang Nga vẫn bảo tồn văn hóa Đức thể hiện qua các ngôi
làng Đức tại Nga. Kết quả nghiên cứu của Demandt cung cấp cái nhìn tồn diện văn
hóa Đức và mối tương qua giữa khơng gian sống và sự vận động của chủ thể và quá
trình hình thành tính cách con người.
2007, trong “Tâm tính người Đức - Cách chúng ta suy nghĩ, cảm xúc và hành
động” (Die Psyche der Deutschen - Wie wir denken, fühlen und handeln, Nxb. Patmos)
Klaus-Uwe Adam phân tích những biến đổi tâm lý của người Đức sau biến cố Thế chiến
thứ 2 (chương 1- 18 trang). Họ mặc cảm tự ti, khơng muốn người khác biết mình là
người Đức, tránh sử dụng cụm từ “chúng ta”; tâm lý bi quan, suy nghĩ tiêu cực (chương


15

4 – 21 trang). Tác giả cho rằng người Đức hành động theo lý trí và để lý trí điều khiển
mọi việc. Sự thơng minh, sự sáng suốt, có lý trí, có khả năng tư duy là những tính cách
mà họ hướng đến. Họ đánh giá cao những người “có đầu óc minh mẫn” và làm việc
bằng “cái đầu”. Nếu một nhóm phác thảo kế hoạch mới trong lĩnh vực chính trị hoặc
khoa học xã hội, họ được gọi là một “cỗ xe tư duy”. Tư duy phản biện được xem như
là một liều thuốc vạn năng giúp tìm ra những ý tưởng mới (tr. 57). Sự bền vững, bảo vệ
môi trường, tái chế và năng lượng thay thế là những điều người Đức quan tâm và họ
yêu cầu tranh luận nghiêm túc về chúng. Họ vận dụng tư duy để tạo ra các quy chuẩn

tốt để dẫn đầu thế giới trong những lĩnh vực trên. Nói cách khác, nhờ tư duy chính xác
và kỹ lưỡng, người Đức tạo ra những sản phẩm tối ưu. Adam khẳng định người Đức
ngưỡng mộ những nhà tư tưởng vĩ đại hơn là những người giàu cảm xúc với một trái
tim vĩ đại (2007, tr. 51). Những tính cách gắn liền với tư duy là sự chân thật, sự cẩn
thận, ý thức trách nhiệm, trung thành, ý thức về sự công bằng, sẵn sàng hy sinh và sự
kỹ lưỡng. Nhưng trên hết là sự chân thật - tính cách này đã trở thành vốn q. Sự chân
thật ln được xếp ở vị trí số một trong tất cả những khảo sát về giá trị ở Đức (tr. 59).
Từ góc nhìn tâm lý học, những kết luận của cơng trình rất có giá trị tham khảo cho luận
án.
2016. “Những điều tốt nhất ở Đức” (The Best of Germany, 2006, Nxb. Gabler,
528tr.) do Langenscheidt F. chủ biên. 250 lý do để yêu nước Đức ngày nay được hội
đồng các giáo sư và những người nổi tiếng trong tất cả các lĩnh vực bình chọn. Đáng
chú ý có ba lý do liên quan đến đề tài chúng tơi đang nghiên cứu, đó là vai trị của cây
sồi trong đời sống vật chất cũng như tình thần của người Đức, Bộ luật cơ bản của Đức
và người Đức đáng tin cậy. (tr.128, 366, 480, 490).
Ngoài ra, một số cơng trình được viết theo kiểu “cẩm nang du lịch” như “1000
lý do để yêu nước Đức” (1000 Gründe, Deutschland zu lieben, 2009, Nxb. edel
entertainment, 800tr.) của Jutta Gay; “50 điều đơn giản đặc trưng Đức” (50 einfache
Dinge, die typisch deutsch sind, 2009, Nxb. Westend, 208tr.) của tác giả Katrin
Wilkens; “Nước Đức tuyệt vời – chúng ta tốt hơn chúng ta nghĩ!” (Deutschland sehr
gut – Wir sind besser, als wir denken!, 2010, Nxb. Fackelträger, 223tr.,) của C.
Schlesiger và M. Werner Nổi bật nhất là tư duy phát triển bền vững của người Đức biểu
hiện ở ngành công nghiệp “xanh” với các tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về bảo vệ môi


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×