Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

DÂN SỰ 2-BT THẢO LUẬN BỒI THƯỜNG THIỆT HAI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.09 KB, 16 trang )

BÀI TẬP THẢO LUẬN THỨ NĂM
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra
Câu 1: Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Trả lời:
Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt
Nam:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành
vi vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại nên phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho phía
bên kia. Vì vậy, từ đó ta có các căn cứ sau:
- Phải có thiệt hại xảy ra.
- Phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Những thay đổi của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: BLDS 2015 đã bỏ đi một điều kiện về “bên vi phạm phải
có lỗi”. Do lỗi này rất khó xác định, hiện tại theo quy định của pháp luật thì chỉ cần đạt đủ ba
điều kiện trên thì đều có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc phân biệt lỗi cố ý
hay vơ ý trong trách nhiệm dân sự có ý nghĩa trong việc giảm mức bồi thường cho người vi
phạm hoặc xác định mức bồi thường của người có quyền nếu họ cũng có lỗi trong việc gây thiệt
hại. Đồng thời quy định về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ”: Đây là quy
định mới tại BLDS 2015. Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa
vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác (Căn cứ Điều 360 Bộ luật dân sự 2015).
Câu 2: Tòa án đã buộc Bitexco bồi thường cho bà Bình những khoản thiệt hại nào? Nêu rõ
đoạn của bản án liên quan đến từng khoản thiệt hại trong bồi thường.
Trả lời:
Tòa án đã buộc Bitexco bồi thường cho bà Bình những khoản thiệt hại: Tịa án buộc
Bitexco bồi thường cho bà Bình khoản tiền tương đương giá trị căn hộ theo giá của Hội đồng
định giá và thiệt hại tiền thuê nhà.
Đoạn của bản án liên quan đến từng khoản thiệt hại được bồi thường là:


“… như đã phân tích tại phần trên bà Bình khơng vi phạm nghĩa vụ thanh tốn, việc
buộc công ty Bitexco phải bồi thường giá trị căn hộ theo giá của Hội đồng định giá là cũng
đảm bảo quyền lợi của bà Bình nên có căn cứ được chấp nhận…”.


“... như phân tích ở trên, việc bà Bình đi thuê nhà ở là có thực và đây là thiệt hại thực tế,
bà Bình khơng có vi phạm nghĩa vụ thanh tốn nên u cầu của Bình buộc cơng ty Bitexco phải
bồi thường khoản tiền mà bà Bình đã thanh tốn tiền th nhà 22.000 Đơ la Mỹ tương đương
418.000.000 đồng...ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật là hồn tồncó căn cứ được chấp
nhận.”.
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Trả lời:
Hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý, đảm bảo quyền lợi của bà Bình. Với khoản
tiền bồi thường tương đương với giá trị của căn hộ: do bà Bình khơng có hành vi vi phạm nghĩa
vụ thanh tốn mà do phía cơng ty Bitexco, bà Bình và ngân hàng ngoại thương Việt Nam cùng
thống nhất hủy hợp đồng, việc hủy hợp đồng mua bán là phù hợp nên khoản bồi thường là hợp
lý theo khoản 2 Điều 307 BLDS. Với khoản thiệt hại về tiền thuê nhà: dù khoản thiệt hại này
xuất hiện trước khi có hành vi hủy hợp đồng, tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ nhân quả.
Do hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện nên khoản tiền thuê nhà được xem là khoản tiền thiệt
hại mà bà Bình chịu tổn thất, là khoản thu nhập bị giảm sút của bà Bình.
Câu 4: Đoạn nào cho thấy bà Bình có u cầu bồi thường tổn thất về tinh thần?
Trả lời:
Đoạn cho thấy bà Bình có yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần là:
“Theo đơn yêu cầu phản tố của bà Bình ngày 18/01/2008 thì ngồi những u cấu đã
xem xét ở trên bà Bình cịn u cầu bồi thường thiệt hại về vật chất trong căn hộ AE 305: do
nước trào ngược dơ bẩn làm hư hỏng một số tài sản với trị giá là 5.000.000 đồng và bồi thường
thiệt hại tinh thần do chất lượng căn hộ không bảo đảm gây ảnh hưởng về tâm lý là 16.000.000
đồng. Tại phiên Tòa bà xin rút lại yêu cầu này nên cần phải đình chỉ.”
Câu 5: Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng khơng? Vì sao?
Trả lời:

Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng. Vì Bộ Luật dân sự quy định vể
trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm cả thiệt hại về vật chất lẫn thiệt hại về tinh thần (Điều
419 và Điều 361 BLDS 2015). Quy định này áp dụng cho nghĩa vụ dân sự nói chung nên cũng
được áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Vậy, tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng.
Câu 6: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do không thực
hiện đúng hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do không thực hiện
đúng hợp đồng. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 419 BLDS 2015: “3. Theo yêu cầu của người có


quyền, Tịa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có
quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”

Vấn đề 2: Phạt vi phạm hợp đồng
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.
Trả lời:
Thứ nhất, BLDS 2005 tại khoản 2 Điều 422 chỉ quy định mức phạt do các bên thảo
thuận, điều đó có nghĩa chỉ áp dụng những thỏa thuận của các bên để xác định mức phạt vi
phạm hợp đồng, hồn tồn khơng có sự can thiệp của pháp luật. Tuy nhiên, BLDS 2015 tại
khoản 2 Điều 418 có thêm một quy định “trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”, tức là
ngồi thỏa thuận của các bên cịn chấp nhận quy định của luật khác liên quan về phạt vi phạm
hợp đồng như Luật thương mại. Từ đó, chúng ta có thể phân biệt khi nào sử dụng luật nào với
mức phạt như thế nào để bảo đảm vừa thực hiện nghĩa vụ mà lại vừa đảm bảo quyền lợi cho cả
hai bên, tránh bị nhầm lẫn.
Thứ hai, BLDS 2015 tại khoản 3 Điều 418 thay từ “nộp tiền phạt” thành “chịu phạt” tức
ngoài việc phạt vi phạm bằng tiền cịn có thể áp dụng bằng các hình thức phạt khác.
Thứ ba, BLDS 2015 bỏ đi quy định “nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường
thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” và thay quy định “Trong trường hợp các bên

khơng có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi
phạm” thành quy định nếu các bên chỉ có thỏa thuận về phạt vi phạm mà không thỏa thuận vừa
phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.
 Đối với vụ việc thứ nhất
Câu 2: Điểm giống và khác nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.
Trả lời:
Điểm giống:
- Đối tượng: khoản tiền bên vi phạm buộc phải nộp cho bên kia.
- Hậu quả pháp lý: Một bên bị mất một khoản tiền (do bị phạt vi phạm hay phạt cọc) và
không căn cứ vào mức thiệt hại trên thực tế.
Câu 3: Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung của
phạt vi phạm hợp đồng?
Trả lời:
Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc. Do Tòa án đã căn cứ vào
khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-TV ngày 01/10/2010 của hai bên thì cho thấy
30% tiền thanh toán trước cho bên bán gọi là tiền đặt cọc ngay sau khi ký hợp đồng. Từ đó, Tòa
án căn cứ vào khoản 7 Điều 292 Luật thương mại và Điều 358 Bộ luật dân sự thì khẳng định


việc đặt cọc này là việc đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp
luật.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả
trước 30%.
Trả lời:
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả trước 30% là hoàn toàn
hợp lý. Bởi vì theo quy định của pháp luật và theo điều khoản quy định trong hợp đồng đã ký
kết của hai bên thì hồn tồn có cơ sở xác định khoản tiền trả trước này là tiền đặt cọc, đảm bảo
cho việc thực hiện cho cả hợp đồng nêu trên. Đồng thời Tòa án đã bác bỏ yêu cầu trong kháng
cáo của nguyên đơn với nhận xét: “… trong trường hợp này, rõ ràng phía bị đơn khơng từ chối
thực hiện hợp đồng, trái lại đã đi vào thực hiện hợp đồng thông qua việc giao hàng cho nguyên

đơn sau khi nhận tiền cọc. Tranh chấp phát sinh khi các bên đã đi vào giai đoạn thực hiện hợp
đồng, phía bị đơn yêu cầu thay đổi đơn giá, hai bên thương lượng khơng đạt dẫn đến việc khởi
kiện đến Tịa án”. Từ đó có thể thấy hướng giải quyết trên của Tòa phúc thẩm là thuyết phục,
đúng theo quy định của luật và nội dung thỏa thuận của hai bên.
Đối với vụ việc thứ hai
Câu 5: Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế
nào?
Trả lời:
Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn là khơng q
8%.
Vì Trọng tài đã xác định: “Mức phạt Hợp đồng trong trường hợp này được xác định căn
cứ theo quy định theo quy định của Luật Thương Mại Việt Nam là 8% giá trị của Hợp đồng. Do
vậy, bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền phạt là 2780 USD, tương đương với 8%
giá trị của Hợp đồng.”. Ta thấy, trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng
được giới hạn theo Luật thương mại chứ không theo hợp đồng. Cụ thể, Điều 301 Luật thương
mại Việt Nam 2005 quy định mức phạt vi phạm: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của
Luật này.”
Câu 6: So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục khơng?
Vì sao?
Trả lời:
So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định là thuyết phục.
Vì đây là hợp đồng mua bán giữa hai Công ty TNHH Thương mại Hà Việt và Công ty
TNHH Thương mại Shanghai CJS International thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương
mại và căn cứ theo Điều 301 Luật Thương Mại Việt Nam 2005 có quy định mức phạt tối đa


được áp dụng cho Hợp đồng Thương mại là không quá 8% giá trị Hợp đồng. Việc HĐTT xác
định thỏa thuận phạt 30% giá trị Hợp đồng không phù hợp với quy định của điều luật trên dẫn

đến phần vô hiệu mức phạt hợp đồng này là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo quyền lợi của các bên
tham gia trong hợp đồng.
Câu 7: Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết
hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên khơng có thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Đối với pháp luật dân sự quy định: nếu các bên chỉ có thỏa thuận phạt vi phạm mà khơng
có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng kết hợp với bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ
chỉ phải chịu phạt vi phạm, tức là không được kết hợp cả hai chế tài nếu khơng có thỏa thuận
trước. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 418 BLDS 2015.
Đối với pháp luật thương mại quy định: “2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi
phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”. Từ đó có thể thấy nếu các bên
khơng có thỏa thuận phạt vi phạm kết hợp với bồi thường thiệt hại thì vẫn có thể áp dụng kết
hợp cả hai chế tài cùng lúc. Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 307 Luật Thương Mại Việt Nam 2005.
Câu 8: Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại
khơng? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời.
Trả lời:
Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại cũng quy
định ngoài mức phạt nêu trên, bên bị thiệt hại có quyền địi bồi thường thiệt hại thực tế. Các
bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị Hợp đồng, nên việc
cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho bị đơn. HĐTT cho rằng có thể xét bồi
thường thiệt hại thực tế cho nguyên đơn, song tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi
phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng.”
Câu 9: Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do
không thực hiện đúng hợp đồng.
Trả lời:
*Điểm giống nhau:
- Đều là biện pháp chế tài mà luật dân sự quy định để áp dụng cho các trường hợp vi

phạm hợp đồng.
- Cơ sở để áp dụng 2 biện pháp này là phải có hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế.
- Mục đích của việc quy định cũng như áp dụng biện pháp này là nhằm ngăn ngừa sự vi
phạm hợp đồng.


- Do bên vi phạm nghĩa vụ gánh chịu.
* Điểm khác nhau:
Phạt vi phạm

Bồi thường thiệt hại

Cơ sở để áp dụng

- Phải có sự thỏa thuận của - Khơng cần có sự thỏa thuận.
các chủ thể về việc áp dụng
- Biện pháp này sẽ được áp
biện pháp phạt hợp đồng.
dụng khi có hành vi vi phạm
- Khơng cần có thiệt hại do gây ra thiệt hại cho chủ thể bị
hành vi vi phạm cũng có vi phạm trên thực tế.
thể áp dụng.

Mục đích chủ yếu

Ngăn ngừa vi phạm, răn đe, Khắc phục hậu quả thiệt hại
trừng phạt bên vi phạm.
do vi phạm, mang tính chất
đền bù.


Mức độ thiệt hại về Do thỏa thuận của các bên.
vật chất của người bị
áp dụng

Tùy theo mức độ thiệt hại,
thiệt hại đến đâu bồi thường
đến đó. Thiệt hại được tính
bao gồm cả thiệt hại thực tế
và trực tiếp do hành vi vi
phạm hợp đồng gây ra, những
khoản lợi mà người bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng nếu
khơng có hành vi vi phạm.

Câu 10: Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại có giới
hạn khơng? Vì sao?
Trả lời:
Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015 quy định:
“3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm
mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường
thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa
phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu
phạt vi phạm.”
Như vậy, BLDS 2015 không giới hạn về khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng
với bồi thường thiệt hại, mà do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.


Câu 11: Trong Quyết định của trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường
thiệt hại có bị giới hạn khơng? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề

này.
Trả lời:
Trong Quyết định của trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt
hại có bị giới hạn. HĐTT cho rằng tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm không
được cao quá 30% giá trị hợp đồng.
Giải pháp trong Quyết định về vấn đề này là hồn tồn hợp lý. Bởi vì HĐTT đã căn cứ
theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên đồng thời xác định đúng theo quy định của pháp
luật thương mại. Việc xác định này mang lại lợi ích cho cả hai bên đồng thời giảm bớt thiệt hại
không đáng có.
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Tòa án được quyền tuyên giảm mức phạt vi phạm
hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.
Trả lời:
Theo em, Tòa án không được quyền tuyên giảm mức phạt vi phạm hợp đồng. Bởi vì pháp
luật dân sự quy định thể hiện sự tôn trọng của pháp luật cũng như cơ quan tư pháp đối với thỏa
thuận của các bên tham gia thỏa thuận. Theo quy định Tịa án chỉ có quyền giải quyết yêu cầu
của các bên theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên và hạn chế những
thiệt hại khơng đáng có. Đồng thời, phạt vi phạm là hình thức chế tài mang tính răn đe đối với
hành vi vi phạm nghĩa vụ, cho nên nếu được giảm mức phạt vi phạm thì sẽ làm mất đi tính răn
đe, trừng phạt đó của chế tài này. Từ đó, những bên tham gia thỏa thuận sẽ tự do trốn tránh trách
nhiệm và không thực hiện đúng hợp đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Do đó để
thể hiện đúng nguyên tắc trên thì khơng thể quy định Tịa án có quyền giảm mức phạt vi phạm
hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.

Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng
Câu 1: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên có
thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu rõ cơ sở khi trả
lời.
Trả lời:
Điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng là:
- Phải xảy ra một cách khách quan: tồn tại ngoài phạm vi kiểm sốt của bên vi phạm hợp

đồng.
- Khơng thể lường trước được: hoàn cảnh làm cho hợp đồng khơng thực hiện được, các
bên khơng nhìn thấy được tại thời điểm giao kết.


- Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép.
Các bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 có quy định: “ Trường hợp bên có nghĩa
vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm
dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” . Từ điều luật trên
thì ta có thể thấy các bên vẫn có thể thỏa thuận được trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng
thơng qua quy định “trừ trường hợp có thỏa thuận khác...”.
Câu 2: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự
kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi.
Trả lời:
Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện
bất khả kháng:
*Trong BLDS:
Theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015: “2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thể
thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
và Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015 quy định “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại” trong
Hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:
“3. Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng
hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
*Trong Luật thương mại sửa đổi: điểm b Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy
định “Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm” thì trường hợp xảy ra sự kiện
bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm.

Câu 3: Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng khơng? Phân tích các điều kiện
hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.
Trả lời:
Số hàng trên khơng thể xác định rõ là có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng. Bởi vì xét
theo các điều kiện của sự kiện bất khả kháng thì:
+ Thứ nhất: Gió là sự kiện xảy ra một cách khách quan.
+ Thứ hai: Tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng tuy là sự kiện khách quan nhưng
thật sự không thể lường trước được hay không thì bản án khơng nói rõ. Nhưng nếu thơng tin đại
chúng có cho biết là có gió lớn, nguy cơ có thể xảy ra thiệt hại vào thời điểm này thì dường như
điều kiện này khơng thỏa mãn.


+ Thứ ba: Tàu chìm làm hàng hư hỏng tồn bộ có thể là thật sự “khơng thể khắc phục
được”. Nếu biết rõ thiệt hại xảy ra có thể tránh được, hạn chế được, khắc phục được phần nào
thiệt hại mà bên vận chuyển cứ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì điều kiện này dường như khơng
được thỏa mãn.
Cho nên vẫn khơng có đủ căn cứ để khẳng định đây có phải sự kiện bất khả kháng khơng.
Câu 4: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho anh
Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và cả hai bên không thỏa thuận sẽ bồi
thường ngay cả trong sự kiện bất khả kháng, anh Văn không phải bồi thường cho anh Bình về
việc hàng bị hư hỏng.
Nếu giữa anh Văn và anh Bình có thỏa thuận về việc bồi thường do sự kiện bất khả
kháng thì anh Văn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015.
Câu 5: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường
cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được u cầu Cơng ty bảo hiểm thanh
tốn khản tiền này khơng? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.
Trả lời:

Anh Văn có quyền được u cầu Cơng ty bảo hiểm thanh tốn khoản tiền này.
Cơ sở pháp lí:
*Nhìn từ góc độ văn bản:
Điều 580 BLDS 2005 quy định:
“1. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận
hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo
hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua
bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của
pháp luật.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có
quyền u cầu bên bảo hiểm phải hồn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng
không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.”
*Nhìn trên góc độ thực tiễn xét xử:
Bản án và bình luận bản án, Nxb CTQG 2001(tái bản lần ba), Bản án số 77, tr. 376 đến
379).
+ Bản án được tóm tắt như sau: Ơng Khóm nhận chuyển 2.600 con vịt cho ơng Điền và
ơng Trình bằng tàu của ơng. Ông khóm tham gia bảo hiểm dân sự của chủ tàu và trong hợp đồng


có nêu rõ điều kiện bảo hiểm dân sự của chủ tàu, thuyền. Theo phạm vi trách nhiệm bảo hiểm
thì Bảo Việt nhận trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyên chở trên
tàu, thuyền được bảo hiểm. Trên đường vận chuyển, do mưa gió to, nước chảy mạnh, tàu va vào
chân cầu bị chìm làm tổn thất trị giá đến 79.100.000 đồng số tiền vịt. Vì ơng Khóm thỏa thuận
trong hợp đồng với ơng Trình ông Điền nên đã bồi thường số tiền trên.Nay ông Khóm u cầu
Bảo Việt hồn trả ơng số tiền nói trên.Về vụ việc trên, theo Tịa vì các bên có nêu rõ trong hợp
đồng bảo hiểm nói trên và theo Điều 546 BLDS 2005 vẫn cho phép người vận chuyển và bên
thuê vận chuyển được thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp
bất khả kháng. Do đó, thỏa thuận giữa ơng Khóm và ơng Trình, ơng Điền là khơng trái pháp
luật, có hiệu lực và ràng buộc cả Bảo Việt An Giang. Mặt dù Bảo Việt cho rằng theo Điều 30
Thể lệ vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa thủy nội địa thì bên vận chuyển được miễn bồi thường

trong trường hợp thiên tai, địch họa hay bất khả kháng. Hơn thế nữa, theo Tòa cho thấy thế
mạnh thuộc về bên Bảo Việt và các thuật ngữ hay giải thích trong hợp đồng phải có lợi cho bên
yếu thế. (Theo khoản 8 Điều 409 quy định: “Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng
nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu
thế.”). Do đó, Bảo Việt phải có trách nhiệm bảo hiểm cho ơng Khóm.

Vấn đề 4: Tìm kiếm bản án liên quan đến chậm thực hiện nghĩa vụ thanh tốn
TỊA ÁN NHÂN DÂN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH KIÊN GIANG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bản án số: 28/2017/DS-ST
Ngày: 12 - 7 - 2017
V/v tranh chấp hợp đồng dân sự
về mua bán tài sản
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỒ ÁN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tịa: Ơng Phạm Đình Thi
Các Hội thẩm nhân dân:
1. Ơng Đồn Văn Tâm
2. Bà Trần Thị Ngọc Trân
- Thư ký phiên tịa: Ơng Lâm Nguyễn Thanh Huy - Thư ký Tịa án nhân dân tỉnh Kiên Giang.



- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang tham gia phiên tịa: Ơng Trịnh Văn Đương Kiểm sát viên.
Ngày 12 tháng 7 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm
công khai vụ án thụ lý số: 06/2017/TLST-DS ngày 14 tháng 3 năm 2017 về việc: “Tranh chấp
hợp đồng dân sự về mua bán tài sản”. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 44/2017/QĐSTDS ngày 24 tháng 6 năm 2017 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Anh YOU ZHI G (A D), sinh năm: 1992. Địa chỉ: Số 24, tổ D, thôn TB, thị trấn
H, thành phố H, khu tự trị dân tộc C QT, Trung Quốc. Tạm trú: Ấp M, xã B, huyện C, tỉnh Kiên
Giang.
2. Bị đơn: Anh Nguyễn Văn M, sinh năm: 1990. Địa chỉ: Ấp M, xã B, huyện C, tỉnh Kiên
Giang.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: NLQ
4. Người phiên dịch: Anh Thái Thiện T- Cử nhân ngữ văn Trung Quốc. (Anh A D, anh M, anh T
có mặt, NLQ có đơn xin xét xử vắng mặt )
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn anh YOU ZHI G (A D) trình bày: Anh sang Việt Nam sinh sống và làm ăn
đã được khoảng hai năm, công việc của anh là mua bán cá từ Việt Nam chuyển qua Trung Quốc.
Vào khoảng tháng 8/2015 anh có thuê anh Nguyễn Văn M mua bán cá cho anh. Anh mua chủ
yếu là cá chim, cá trích, cá tẩm cờ…Anh M đi các tỉnh tìm mua cá cho anh, sau đó chụp hình cá
và nói giá gởi qua cho anh xem (gởi qua Zalo nick “M Nguyễn”), nếu anh đồng ý giá và cá thì
anh M ghi hóa đơn chụp hình gửi qua Zalo cho anh, sau đó anh chuyển tiền vào tài khoản của
anh M, anh và anh M giao dịch với nhau thông qua Ngân hàng AGRIBANK, số tài khoản của
anh M 7709205056554, anh M rút tiền và tự trả cho chỗ anh M mua cá. Sau khi mua xong, thì
th người đóng thùng chuyển hàng sang Trung Quốc, tất cả chi phí anh đều chịu, cịn anh M thì
anh trả cơng 3.000đ (Ba nghìn đồng)/1kg cá, cứ thế mua được bao nhiêu thì nhân lên. Từ tháng
8/2015 đến ngày 14/01/2016, anh chuyển tiền dư cho anh M 325.480.000 đồng đã trừ tiền mua
cá rồi. Anh M nói với anh từ ngày 15-19/01/2016 sẽ mua cá hết số tiền 325.480.000 đồng,
nhưng vẫn còn thiếu tiền, nên yêu cầu anh chuyển thêm tiền cho anh M, nên vào ngày
16/01/2016 anh chuyển cho anh M 50.000.000 đồng, ngày 18/01/2016 anh chuyển cho anh M
75.000.000 đồng, ngày 20/01/2016 anh tiếp tục chuyển cho anh M 15.000.000 đồng. Khi anh
gửi tiền xong, nhưng không thấy anh M gởi hàng ra cửa khẩu Móng Cái. Anh điện thoại cho anh
M, thì anh M nói xe đang chở hàng từ từ tới. Đến ngày 21/01/2016 anh tiếp tục điện thoại hỏi

anh M khơng bắt máy, anh M có nhắn tin cho anh với nội dung nói đang khó khăn, khơng có
khả năng trả nợ hết cho anh. Sau đó anh có điện thoại cho anh M, nhưng khơng liên lạc được.
Tổng số tiền anh M còn nợ là 465.480.000 đồng. Anh yêu cầu vợ chồng anh M phải trả trước
một lần là 325.480.000 đồng, số tiền còn lại 140.000.000 đồng anh cho vợ chồng anh M trả cho
anh trong vòng 06 tháng và anh yêu cầu tính lãi theo quy định pháp luật. Nếu anh M không
đồng ý theo ý kiến của anh, thì anh u cầu Tịa án giải quyết theo quy định của pháp luật.


Bị đơn anh Nguyễn Văn M trình bày: Anh với anh YOU ZHIG (A D) bắt đầu làm ăn với
nhau từ tháng 8/2015 đến cuối tháng 01/2016 thì phát sinh tranh chấp. Cụ thể anh A D yêu cầu
anh phải giao trả tiền nợ cũ và nợ mới toàn bộ để trở về Trung Quốc, năm sau thì mới quay lại
Việt Nam làm ăn tiếp. Anh khơng có khả năng trả tiền anh A D một lần, nên anh A D bắt đầu
thưa anh ra Xã, Đồn Công an Cảng cá TC – Công an huyện C và Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang. Tổng số tiền anh thiếu anh A D là 465.480.000 đồng. Đối với ý kiến
của anh A D yêu cầu vợ chồng anh phải trả trước một lần là 325.480.000 đồng, số tiền còn lại
140.000.000 đồng vợ chồng anh trả cho anh A D trong vòng 06 tháng, vợ chồng anh khơng có
khả năng. Lúc trước anh có thỏa thuận với anh A D tại Đồn Công an Cảng cá TC - Công an
huyện C mỗi tháng trả 10.000.000đ (Mười triệu đồng), nhưng anh A D không đồng ý. Từ khi
phát sinh tranh chấp đến nay, nhiều người biết việc tranh chấp, nên anh khơng cịn bn bán
được nữa, mà đi làm thuê cho người khác, nguồn thu nhập không ổn định như lúc trước. Nên
hiện nay anh chỉ có khả năng trả cho anh A D mỗi tháng khoảng từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng.
Khi nào có thể làm ăn lại được, thì anh sẽ trả thêm cho anh A D. Do hồn cảnh hiện nay của anh
khó khăn, nên anh xin anh A D phần lãi suất, để anh còn ni vợ và hai người con nhỏ.
NLQ trình bày: NLQ khơng có bà con, họ hàng gì với anh A D, NLQ biết anh A D là do
chồng NLQ tên Nguyễn Văn M làm ăn, buôn bán cá với anh A D, nhưng việc họ làm ăn buôn
bán với nhau cụ thể như thế nào thì NLQ khơng biết. Từ trước đến nay NLQ khơng có nhận tiền
của anh A D, việc anh M mua bán và nhận tiền của anh A D là do anh M tự trao đổi với nhau,
NLQ khơng liên quan gì đến chuyện tiền bạc, đến khi anh A D làm đơn thưa anh M, thì NLQ
mới biết. Việc anh A D khởi kiện anh M và yêu cầu NLQ cùng liên đới trả số tiền 465.480.000
đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật, NLQ khơng đồng ý. Vì việc làm ăn bn bán và
nhận tiền là do anh M tự làm, không liên quan gì đến NLQ. Do đó, anh M phải có trách nhiệm

trả cho anh A D. NLQ xin vắng mặt trong suốt q trình tố tụng tại Tịa án nhân dân các cấp.
Tại phiên tòa sơ thẩm: Anh YOU ZHIG (A D) yêu cầu vợ chồng anh Nguyễn Văn M phải
cùng liên đới trả cho anh số tiền 465.480.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật. Anh
Nguyễn Văn M thừa nhận có thiếu anh A D với số tiền là 465.480.000 đồng, nhưng hiện nay anh
chỉ có khả năng trả cho anh A D mỗi tháng khoảng từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng. Khi nào có
thể làm ăn lại được, thì anh sẽ trả thêm cho anh A D. Do hồn cảnh hiện nay của anh khó khăn,
nên anh xin anh A D phần lãi suất, để anh cịn ni vợ và hai người con nhỏ. Các đương sự
khơng tự hịa giải với nhau được, u cầu Hội đồng xét xử giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Kiên Giang phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng
xét xử, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác đều thực hiện đúng các quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tòa án thụ lý vụ án đúng thẩm quyền, thu thập chứng cứ đủ cơ sở
để đưa vụ án ra xem xét giải quyết.
Về quan điểm giải quyết vụ án: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của anh D, buộc vợ
chồng anh M, NLQ trả cho anh D số tiền 465.480.000 đồng và tính lãi suất theo quy định của
pháp luật. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại
phiên tòa, các quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:


1. Về tố tụng: Tòa án đã tiến hành triệu tập NLQ hợp lệ, nhưng NLQ có đơn đề nghị Tịa án
giải quyết vắng mặt. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân
sự quyết định xét xử vắng mặt NLQ.
2. Về quan hệ pháp luật: Trong quá trình giải quyết vụ án từ khi thụ lý cho đến khi ra quyết
định đưa vụ án xét xử đều xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án này là “tranh chấp
địi tài sản”. Tuy nhiên, trong q trình thẩm vấn cơng khai và tranh luận tại phiên tịa, xác định
giữa anh YOU ZHIG (A D) và anh Nguyễn Văn M có giao dịch tiền bạc và tài sản với nhau. Cụ
thể, anh A D chuyển tiền cho anh Minh trước, sau đó anh M mua cá và đóng thùng gửi qua cửa
khẩu Móng Cái sang Trung Quốc theo yêu cầu của anh A D, để được anh A D trả công 3.000
đồng/1kg cá. Nên Hội đồng xét xử xác định lại quan hệ pháp luật trong vụ án này là “Tranh
chấp hợp đồng dân sự về mua bán tài sản”.

3. Về nội dung: Anh A D yêu cầu vợ chồng anh Nguyễn Văn M và NLQ phải cùng liên đới trả
cho anh số tiền 465.480.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật. Xét yêu cầu của anh A
D, Hội đồng xét xử thấy rằng, theo trình bày của anh A D tại Bản tự khai, Biên bản lấy lời ngày
20/4/2017, Biên bản hòa giải ngày 25/4/2017 (BL 43, 50, 51, 52, 62), thì từ tháng 8/2015 đến
ngày 14/01/2016, anh A D đã chuyển tiền dư cho anh M, sau khi trừ tiền mua cá là 325.480.000
đồng. Anh M nói từ ngày 15/01/2016 đến ngày 19/01/2016 sẽ mua cá hết số tiền 325.480.000
đồng, nhưng vẫn còn thiếu tiền, nên yêu cầu anh A D chuyển thêm tiền. Nên anh A D chuyển
tiền thêm cho anh M vào các ngày cụ thể như sau: Ngày 16/01/2016 chuyển 50.000.000 đồng;
ngày 18/01/2016 chuyển 75.000.000 đồng; ngày 20/01/2016 chuyển 15.000.000 đồng (từ BL 11
đến 22). Khi anh A D chuyển tiền xong, không thấy anh M gửi cá qua cửa khẩu Móng Cái, sang
Trung Quốc cho anh A D, nên hai bên phát sinh tranh chấp. Anh A D làm đơn thưa anh M ra xã
Bình An, Đồn Cảng Tắc Cậu. Tại Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ngày 25/01/2016 tại Đồn
Công an Cảng cá TC - Công an huyện C, anh M thừa nhận còn thiếu anh A D số tiền
465.484.000 đồng và chỉ có khả năng trả cho anh A D mỗi tháng 10.000.000 đồng cho đến khi
hết nợ (BL 03).
Trong q trình Tịa án thu thập chứng cứ giải quyết vụ án, tại biên bản lấy lời khai ngày
10/4/2017, Biên biên hòa giải ngày 25/4/2017 cũng như tại phiên tòa, anh M đều thừa nhận còn
thiếu anh A D 465.480.000 đồng, nhưng hiện nay chỉ có khả năng trả cho anh A D mỗi tháng từ
3.000.000 - 4.000.000 đồng cho đến khi hết nợ và xin phần lãi (BL 45, 46, 61, 62). Căn cứ vào
Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự, những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh. Do đó, Hội
đồng xét xử có căn cứ xác định anh M cịn thiếu anh A D số tiền gốc chưa giao cá là
465.480.000 đồng. Đối với yêu cầu của anh M xin trả dần 3.000.000 - 4.000.000 đồng cho đến
khi hết nợ và xin phần lãi, nhưng không được sự đồng ý của anh A D, nên Hội đồng xét xử
khơng có cơ sở để xem xét. Anh M vi phạm nghĩa vụ giao cá cho anh A D, nên anh A D đã
nhiều lần yêu cầu anh M trả lại số tiền đã nhận, nhưng anh M không thực hiện. Theo quy định
khoản 2 Điều 357 Bộ luật dân sự quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì bên
đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”. Do đó, ngồi số tiền
gốc anh M phải trả cho anh A D là 465.480.000 đồng, anh M còn phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả. Tuy nhiên, giữa anh M và anh A D không thỏa thuận với nhau về lãi suất, căn cứ Điều
468 Bộ luật dân sự xác định lãi suất là 10%/năm (0,83%/tháng).



Cụ thể tiền lãi được tính như sau: Từ ngày 14/3/2017 đến 12/7/2017 là 02 tháng 28 ngày:
11.332.886 đồng (Làm tròn 11.333.000 đồng).
465.480.000 đồng x 02 tháng x 0,83%/tháng = 7.726.968 đồng.
465.480.000 đồng x 28 ngày x 0,83%/tháng = 3.605.918 đồng.
Tổng số tiền gốc và lãi là 476.813.000 đồng.
NLQ cho rằng việc anh A D khởi kiện anh M và yêu cầu NLQ cùng liên đới trả số tiền
465.480.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật, NLQ khơng đồng ý. Vì việc làm ăn
bn bán và nhận tiền là do anh M tự làm, không liên quan gì đến NLQ. Do đó, anh M phải có
trách nhiệm trả tiền cho anh A D. Xét thấy, NLQ thừa nhận có mối quan hệ với anh M là vợ
chồng, đồng thời biết việc buôn bán giữa anh M với anh A D. Tại phiên tòa, anh M cho biết anh
và NLQ là vợ chồng có đăng ký kết hơn tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc anh mua
bán, làm ăn với anh A D, NLQ có biết và có lần NLQ nhận tiền mua cá từ anh A D. Bên cạnh
đó, anh M làm ăn với anh A D với mục đích là kiếm tiền, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
gia đình. Theo quy định tại Điều 27 và khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình. Do đó,
NLQ phải có trách nhiệm liên đới cùng với anh M trả tiền cho anh A D.
Từ những nhận định trên, sau khi thảo luận, Hội đồng xét xử nghị nên chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn anh YOU ZHIG (A D).
3. Về án phí:
Tại phiên tịa, anh Nguyễn Văn M cung cấp cho Hội đồng xét xử Đơn xin miễn giảm tiền
án phí của anh và NLQ đề ngày 11/7/2017 có xác nhận của Ban lãnh đạo ấp M, Ủy ban nhân
dân xã B, huyện C, tỉnh Kiên Giang hiện nay vợ chồng anh chị kinh tế gặp nhiều khó khăn, để
xin Tịa án miễn, giảm tiền án phí. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/NQUBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn,
giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án quy định: “Người gặp sự kiện bất khả
kháng dẫn đến khơng có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí
Tịa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tịa án giảm 50%
mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí Tịa án mà người đó phải nộp”. Vợ
chồng anh M không rơi vào trường hợp sự kiện bất khả kháng theo quy định như thiên tai, chiến
tranh, quyết định chính trị, thay đổi pháp luật...Cho nên, vợ chồng anh M, chị NLQ vẫn phải

chịu án phí theo quy định. Anh Nguyễn Văn M và NLQ phải chịu án phí đối với số tiền
476.813.000 đồng buộc phải trả cho anh YOU ZHIG (A D) là 23.072.520 đồng = [20.000.000
đồng + (4% x 76.813.000 đồng)].
Anh YOU ZHIG (A D) khởi kiện được Tịa án chấp nhận, nên khơng phải chịu án phí.
Hồn lại tiền tạm ứng án phí cho anh A D.
Bởi các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 1 Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự;


Áp dụng các Điều 357, 430, 440, Điều 468 Bộ luật dân sự;
Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án.
Phần tun xử:
1. Chấp nhận tồn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện của anh YOU ZHIG (A D). Buộc vợ chồng
anh Nguyễn Văn M và NLQ phải có nghĩa vụ trả cho anh YOU ZHIG (A D) số tiền
476.813.000đ(Bốn trăm bảy mươi sáu triệu tám trăm mười ba nghìn đồng). Trong đó, tiền gốc:
465.480.000 đồng, tiền lãi: 11.333.000 đồng. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, hoặc kể
từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, tất
cả các khoản tiền hàng tháng, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn
phải thi hành án theo mức lãi suất quy định được xác định là 50% của mức lãi suất 20%/năm (tại
khoản 2 Điều 468) Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Về án phí: Vợ chồng anh Nguyễn Văn M và chị NLQ phải chịu tiền án phí sơ thẩm là
23.072.520đ (Hai mươi ba triệu khơng trăm bảy mươi hai nghìn năm trăm hai mươi đồng). Anh
YOU ZHIG (A D) được nhận lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 11.310.000đ (Mười một triệu
ba trăm mười nghìn đồng) theo biên lai thu tiền số 0004266 ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Cục
Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy
định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành
án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án
hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời

hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
3. Quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 (mười lăm)
ngày kể từ ngày tuyên án (12/7/2017), đương sự vắng mặt tại phiên tịa hoặc khơng có mặt khi
tun án mà có lý do chính đáng thì thời hạn tính từ ngày nhận được bản án hoặc được tống đạt
hợp lệ
TM.HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
* Nơi nhận:

THẨM PHÁN-CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

- VKSND tỉnh Kiên Giang;
- Cục THA dân sự tỉnh Kiên Giang;
- Các đương sự;

(Đã ký và đóng mộc)

- Lưu hồ sơ.
PHẠM ĐÌNH THI
**Nhận xét:
Hướng giải quyết trên của Tịa án là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với quy định của pháp
luật và đảm bảo được quyền lợi của các bên có liên quan. Bởi trong vụ việc này, bên chậm thanh


toán đã quá một khoản thời gian cho phép, cho nên việc yêu cầu tính thêm lãi suất chậm trả là
hoàn toàn hợp lý.



×