Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ y học dự PHÒNG (FULL) thực trạng và một số nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 107 trang )

2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.

Thái Ngun, tháng 10 năm
Người cam đoan


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau
đại học và các Phòng ban chức năng của Trường Đại học Y - Dược Thái
Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên
cứu tại nhà trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đàm Thị Tuyết - Trưởng Khoa Y
tế công cộng Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã trực tiếp, tận tình,
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tại nhà trường.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn trong
khoa Y tế công cộng, cũng như các Bộ môn liên quan của trường Đại học
Y- Dược Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân hai xã Lương Phong, Hoàng Vân Huyện Hiệp Hoà - Bắc giang và tập
thể cán bộ trạm y tế của 2 xã nơi mà tôi tiến hành nghiên cứu đã hết sức hợp tác,
hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.


Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo, cán bộ cơng
chức Phịng Y tế đặc biệt là gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng tập thể
anh chị em học viên lớp cao học Y học dự phịng khố 15 đã động viên, ủng hộ
tơi rất nhiều trong q trình học tập cũng như hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 10 năm
Học viên


4
DANH MỤC CÁC ĐIỀN CHỮ VIẾT TẮT
ARI

: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
(Acute Respiratory infection)

CAP

: Viêm phổi mắc phải cộng đồng
(Community Acquired Pneumonia)

CBYT

: Cán bộ y tế

KAP

: Kiến thức, thái độ, thực hành
( Knowledge, Attitude, Practice)


NC

: Nghiên cứu

NKHHC

: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp

NKHHCT

: Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính

NVYTTB

: Nhân viên y tế thôn bản

TTGDSK

: Truyền thông giáo dục sức khỏe

OR

: Tỷ suất chênh
(Odds Ratio)

RVS

: Virus hợp bào hô hấp
( Respiratory Syncytial Vius)


SARS

: Hội chứng hơ hấp cấp tính
( Severe Acute Respiratory Syndrome)

TCYTTG

: Tổ chức Y tế Thế giới

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

URTI

: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
(Upper Respiratory Tract Infection)

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới
( World health Organization)


5
MỤC LỤC

Phụ bìa
......................................................................................................
Lời cam đoan
............................................................................................
Lời cảm ơn
.................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt
..............................................................................
Mục lục
......................................................................................................
Danh mục bảng
.........................................................................................
Danh mục biểu đồ, hình, sơ đồ
................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính.............................................3
1.1.1. Đặc điểm và phân loại bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp.............................3
1.1.2. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên
Thế giới......................................................................................................8
1.1.3. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Việt Nam10
1.2. Căn nguyên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp....13
1.2.1. Trên Thế giới..........................................................................................13
1.2.2. Tại Việt Nam..........................................................................................20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả......................................................................27



2.3.2. Nghiên cứu bệnh chứng.........................................................................27
2.4. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................28
2.5. Các chỉ số nghiên cứu...............................................................................29


6
2.5.1. Chỉ số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, tình hình kinh
tế văn hóa xã hội của các hộ gia đình.......................................................29
2.5.2. Chỉ số về tình hình bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ.................29
2.5.3. Chỉ số về các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ.......30
2.5.4. Phân loại các yếu tố nguy cơ theo mơ hình hồi quy logistic.................30
2.5.5. Một số định nghĩa về chỉ số nghiên cứu................................................ 30
2.5.6. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................34
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 35
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu........................................................ 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................37
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................ 37
3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên. 41
3.3. Kết quả về các yếu tố nguy cơ đến bệnh...................................................47
3.3.1. Nhóm yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ................................................... 47
3.3.2. Nhóm yếu tố nguy cơ thuộc về bản thân trẻ.......................................... 49
3.3.3. Nhóm yếu tố nguy cơ thuộc về mơi trường sống của trẻ.......................50
Chương 4: BÀN LUẬN...................................................................................55
4.1. Tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội tại địa điểm nghiên cứu..................55
4.1. Thực trạng nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại một số
xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.........................................................55
4.2. Các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính............................. 59
4.2.1. Các yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ....................................................... 59
4.2.2. Các yếu tố nguy cơ thuộc về bản thân trẻ..............................................63

4.3.3. Các yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống của trẻ...........................65
KẾT LUẬN......................................................................................................69
KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................72
PHỤ LỤC


7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo dân tộc mẹ.............................................................37
Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo nghề nghiệp của các bà mẹ...................................37
Bảng 3.3. Phân bố trẻ theo phân loại nhà ở.....................................................38
Bảng 3.4. Phân bố trẻ theo tình trạng bếp đun trong nhà.................................39
Bảng 3.5. Phân bố trẻ theo khoảng cách từ nhà đến chuồng gia súc...............40
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi.........................................41
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo nhóm tuổi.........................................42
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo giới...................................................43
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ theo dân tộc mẹ............................43
Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ theo tình hình kinh tế của gia
đình...................................................................................................44
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ theo tình hình kinh tế của gia
đình...................................................................................................44
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ theo trình độ học vấn mẹ............45
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo tình trạng
vệ sinh nhà ở.....................................................................................46
Bảng 3.13. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với tỷ lệ mắc
NKHHCT.........................................................................................47
Bảng 3.14. Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với tỷ lệ mắc NKHHCT......47
Bảng 3.15. Liên quan giữa dân tộc mẹ với tỷ lệ mắc NKHHCT.....................48
Bảng 3.16. Liên quan giữa kiến thức về bệnh NKHHCT của bà mẹ với tỷ

lệ mắc NKHHCT ở trẻ......................................................................48
Bảng 3.18. Liên quan tỷ lệ mắc NKHHCT với thời gian cai sữa của trẻ........49
Bảng 3.19. Liên quan tình trạng tiêm chủng của trẻ với mắc NKHHCT........50
Bảng 3.20. Liên quan giữa loại nhà ở với tỷ lệ mắc NKHHCT.......................50
Bảng 3.21. Liên quan giữa tình trạng nhà với tỷ lệ mắc NKHHCT................51


8
Bảng 3.22. Liên quan giữa tình trạng bếp đun trong nhà với tỷ lệ mắc
NKHHCT.........................................................................................51
Bảng 3.23. Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào trong gia
đình với mắc NKHHCT...................................................................52
Bảng 3.24. Liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến chuồng gia súc với
mắc NKHHCT..................................................................................52
Bảng 3.25. Liên quan giữa điều kiện kinh tế với tỷ lệ mắc NKHHCT............53
Bảng 3.26. Liên quan số người sống trong gia đình với tỷ lệ mắc
NKHHCT ở trẻ.................................................................................53
Bảng 3.27. Đánh giá các yếu tố nguy cơ theo mơ hình hồi quy logistic..........54


9
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đố 1.1. Nhịp thở bình thường của trẻ theo độ tuổi....................................4
Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ theo nghề nghiệp của các bà mẹ..............................38
Biểu đồ 3.2. Phân bố trẻ theo phân loại nhà ở.................................................39
Biểu đồ 3.3. Phân bố trẻ theo tình trạng bếp đun trong nhà............................40
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo nhóm tuổi.....................................42
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ theo tình hình kinh tế của
gia đình...............................................................................................44

Biểu đồ 3.6. Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ theo trình độ học vấn mẹ.........45
Hình:
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang......................25

Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng và phân tích tình hình nhiễm
khuẩn hô hấp dưới cấp với yếu tố nguy cơ.........................................26


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
cao ở trẻ em, khoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm trên thế giới,
95% trong số đó ở các nước đang phát triển và một phần ba tổng số ca tử
vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp, đặc biệt do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi [28],
[36], [66].
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ trung bình trong 1 năm
mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp từ 5 - 7 lần, ước tính trên tồn cầu mỗi năm có
khoảng 2 tỷ lượt trẻ em mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp, trong đó khoảng 40
triệu lượt là viêm phổi [18], [22], [24].
Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng hơn 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy
ước tính mỗi năm sẽ có từ 32 đến 40 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp
cấp và từ 22 đến 24 nghìn trẻ tử vong do viêm phổi [56]. Nhiễm khuẩn hô hấp
cấp trẻ em tại cộng đồng chiếm khoảng 40,7 %, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
có thể mắc nhiều lần trong 1 năm, vì vậy nó cịn là ngun nhân chủ yếu ảnh
hưởng đến ngày công lao động của các bà mẹ [60]. Ở khu vực miền núi viêm
phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em, khoảng 90 % trường
hợp tử vong do viêm phổi là ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi [22]. Bệnh nhiễm
khuẩn hơ hấp cấp có thể được phân loại theo các cách khác nhau và biểu hiện

bệnh cũng ở các mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ, chăm sóc trẻ tại nhà, nếu
nặng cần phải được điều trị tại cơ sở y tế, nếu không đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp
thời có thể sẽ dẫn đến tử vong [47]. Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm
khuẩn hô hấp cấp ở các nước đang phát triển cao gấp 10 lần so với các nước
công nghiệp phát triển.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hơ hấp cấp nói chung và viêm phổi nói
riêng ở các nước đang phát triển chủ yếu do virus, vi khuẩn, lao phổi trẻ em,
nấm. Ngoài ra do tác động của các yếu tố nguy cơ như ô nhiễm mơi trường,
nhà ở chật trội, khói bếp, khói thuốc lá, trẻ đẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, tiêu
chảy, thay đổi khí hậu đều làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh.


Cán bộ y tế chưa thực hiện đúng cách xử trí khi trẻ mắc nhiễm khuẩn hơ hấp
cấp theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh. Hiểu biết về
các dấu hiệu, cách chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hơ hấp cấp của cộng đồng nói
chung và bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế, đặc biệt là khu
vực miền núi [56].
Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em miền núi theo báo cáo của các cơ sở y tế cho
thấy không giảm, nhưng thực trạng tỷ lệ này hiện nay là bao nhiêu, nguy cơ
gây NKHHCT trẻ em khu vực miền núi là gì? Nhất là vùng mà tỷ lệ hộ đói
nghèo cịn cao, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức của
người dân khơng đồng đều, khả năng tiếp cận được với các dịch vụ y tế cịn
hạn chế [20], [27]. Do đó để giảm thiểu NKHHCT cho trẻ em, trước hết cần
tìm hiểu thực trạng và các yếu tố nguy cơ đến NKHHCT ở trẻ, làm cơ sở cho
việc xây dựng các kế hoạch can thiệp nhằm nâng cao chăm sóc và phịng
chống NKHHCT cho trẻ tại cộng đồng.
Hiệp Hòa là một huyện trung du miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Bắc
Giang, cuộc sống của người dân ở đây cịn gặp nhiều khó khăn, cơng tác
chăm sóc sức khỏe cho người dân cịn hạn chế. Bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính ở trẻ nhỏ vẫn được các cơ sở y tế địa phương báo cáo là một vấn đề sức

khỏe cần được ưu tiên giải quyết. Vậy, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của
trẻ ở đây là bao nhiêu, yếu tố nguy cơ nào đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ?
Để trả lời vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và
một số nguy cơ về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại
một số xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2
xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẫn hơ hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính
1.1.1. Đặc điểm và phân loại bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
1.1.1.1. Đặc điểm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
* Định nghĩa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT) là tình trạng viêm nhiễm
đường hô hấp cấp, chỉ tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn (do vi khuẩn hoặc
vi rút) ở đường hô hấp từ mũi họng đến phế nang ở trẻ em có thể có nhiều dấu
hiệu lâm sàng như là sốt, ho, chảy mũi, thở khò khè, nhịp thở nhanh, thở rít,
cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, tím tái...Tình trạng nặng hơn làm trẻ
có thể khơng uống được, bỏ bú hoặc bú kém, co giật, ngủ li bì hoặc khó đánh
thức và các dấu hiệu khác. Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là nhiễm khuẩn hô
hấp cấp trên (2/3 trường hợp) như ho - cảm lạnh, viêm họng, viêm V.A, viêm
Amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa... NKHHC trên thường là nhẹ, cịn NKHH
dưới tỷ lệ gặp ít hơn (1/3 trường hợp) nhưng thường là nặng và dễ tử vong.
Đó là các bệnh viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế
quản, viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp tính ở trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong cao
nhất. Vì vậy phải theo dõi và phát hiện sớm để điều trị kịp thời [13], [58].

* Ho
Ho là triệu chứng thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn hô hấp [56].Trên
quan điểm sinh lý bệnh học thì ho được coi là một cơ chế bảo vệ quan trọng
cho đường hô hấp. Ho làm sạch đờm từ phế quản phổi. Do đó trong trường
hợp trẻ em bị NKHHC dưới, ho làm cho bệnh mau khỏi hơn vì vậy khơng nên
dùng thuốc giảm ho cho các trẻ này [56].


* Thở nhanh
Thở nhanh là một phản ứng sinh lý đối với hiện tượng thiếu ôxy trong
viêm phổi, đồng thời khi phổi bị viêm sẽ làm mất tính mềm mại và sự giãn nở
của phổi kém, vì vậy buộc phải tăng nhịp thở. Muốn xác định ngưỡng thở
nhanh phải dựa trên cơ sở nhịp thở bình thường của trẻ tuỳ theo lứa tuổi. Trẻ
càng nhỏ nhịp thở càng nhanh, lúc thức trẻ thở nhanh hơn lúc ngủ [56].

Biểu đồ 1. 1: Nhịp thở bình thường của trẻ theo độ tuổi
Nguồn: Tài liệu hấn luyện dành cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện [56]
Từ nhịp thở bình thường của trẻ tuỳ theo lứa tuổi cộng thêm 10 nhịp,
chúng ta sẽ có ngưỡng thở nhanh của 3 độ tuổi theo quy định như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng: Từ 60 lần/ phút trở lên
- Trẻ từ 2 - 11 tháng tuổi: Từ 50 lần/ phút trở lên
- Trẻ từ 1- 4 tuổi: Từ 40 lần/ phút trở lên
Thở nhanh là dấu hiệu quan trọng và có giá trị để phát hiện sớm các
trường hợp viêm phổi ở cộng đồng cũng như ở bệnh viện [27], [56].


* Rút lõm lồng ngực
Là lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương ức rút lõm vào
khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương
địn rút lõm thì đó khơng phải là rút lõm lồng ngực. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi

nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đốn vì lồng ngực của
trẻ nhỏ cịn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm.Vì vậy ở
những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá
trị. Để nhận định dấu hiệu rút lõm lồng ngực cần đặt trẻ ở tư thế nằm thẳng và
nên thay đổi tư thế để quan sát kỹ. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu này chứng
tỏ trẻ bị viêm phổi nặng phải chuyển ngay đến bệnh viện để điều trị [27], [56].
* Các dấu hiệu nguy kịch
Ngồi các dấu hiệu chính để phát hiện viêm phổi nói trên, Tổ chức Y tế
Thế giới (TCYTTG) còn hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở phát hiện một số dấu hiệu
nguy kịch khác. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu đó thì chứng tỏ trẻ bị bệnh
rất nặng và cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán xác định và xử trí
ngay.
- Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, các dấu hiệu nguy kịch là: Không uống được,
co giật, ngủ li bì hoặc khó đánh thức, thở rít khi nằm yên và suy dinh dưỡng
nặng. Ở trẻ dưới 2 tháng các dấu hiệu nguy kịch là: Bỏ bú hoặc bú kém,
co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, sốt hoặc hạ nhiệt độ,
thở khò khè. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát hiện các dấu hiệu
nguy kịch nói trên là để giúp cán bộ y tế cơ sở và các bà mẹ biết theo dõi và
phát hiện kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện ngay để xử trí [15], [56].
1.1.1.2. Phân loại nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
 Phân loại theo vị trí tổn thương (vị trí giải phẫu)
Ranh giới để phân chia là nắp thanh quản


Bộ phận hô hấp bao gồm từ mũi - họng đến thanh quản, khí quản, tiểu
phế quản và phổi. Dựa vào vị trí các đoạn của bộ phận hơ hấp người ta chia ra
đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Ranh giới để phân chia là nắp thanh
quản (đoạn trên nắp thanh quản là đường hô hấp trên, đoạn dưới nắp thanh
quản là hô hấp dưới). Nếu tổn thương phía trên nắp thanh quản là nhiễm
khuẩn hơ hấp trên, tổn thương dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp

dưới [11], [13].
 Phân loại theo mức độ nặng nhẹ. Đây là phân loại thực tế hay dùng
Dựa vào phân loại này cán bộ y tế cơ sở và các bà mẹ có thể đánh giá
đúng tình trạng bệnh nhân để xếp loại và có xu hướng xử trí đúng và kịp thời
[64].
- Không viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ): Ho - cảm lạnh. Trẻ chỉ có dấu
hiệu ho, chảy mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. Khơng cần
dùng kháng sinh, chỉ cần chăm sóc tại nhà là đủ [13], [15], [47].


- Viêm phổi (Nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa): Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, nếu
trẻ từ 2 đến < 12 tháng, thở ≥ 50 nhịp trong một phút; trẻ từ 12 tháng đến 5
tuổi, thở ≥ 40 nhịp trong một phút, chỉ cần dùng kháng sinh, có thể điều trị
tại nhà [13], [15].
- Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng: Là khi trẻ ho hoặc khó thở và có bất cứ
dấu hiệu nào dưới đây:
+ Có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm tồn thân nào như khơng uống được
hoặc bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ, co giật, li bì hoặc khó đánh thức.
+ Rút lõm lồng ngực.
+ Thở rít khi nằm n.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của viên phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
thì cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị [13], [15].
Nếu trẻ < 2 tháng tuổi:
- Không viêm phổi (Ho - Cảm lạnh): Không rút lõm lồng ngực mạnh, không
thở nhanh (dưới 60 lần/ phút): Cần hướng dẫn bà mẹ theo dõi chăm sóc tại
nhà, giữ ấm cho trẻ, cho trẻ bú mẹ nhiều lần, làm sạch mũi. Cần đưa trẻ
đến bệnh viện nếu trẻ thở trở nên khó khăn, nhịp thở nhanh, bú kém, trẻ mệt
hơn [47].
- Viêm phổi nặng: Rút lõm lồng ngực mạnh hoặc thở nhanh (từ 60 lần / phút trở
lên): Đưa cấp cứu bệnh viện, giữ ấm cho trẻ, cho liều kháng sinh đầu [18],

[47]. Trẻ cũng có thể khơng có ho nhưng vẫn bị viêm phổi nặng [18].
- Bệnh rất nặng: Bú kém hoặc bỏ bú, co giật, ngủ li bì hoặc khó đánh thức,
thở rít khi nằm yên, khò khè, sốt hoặc hạ nhiệt độ: Đưa cấp cứu bệnh viện,
giữ ấm cho trẻ, cho liều kháng sinh đầu [17].


1.1.2.Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên Thế
giới
Hiện nay tại các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp vẫn là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi,
chủ yếu do viêm phổi. Viêm phổi mắc phải cộng đồng là một nhiễm khuẩn
nặng và phổ biến xảy ra ở tất cả trẻ em trên toàn Thế giới. Ở các nước đang
phát triển, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi trẻ em
trung bình trong 1 năm mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp (NKHHC) từ 5 - 7 lần.
Ước tính trên tồn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHC chiếm
19-20 % số tử vong dưới 5 tuổi trên tồn cầu. Tại khu vực Đơng Nam Á tử
vong do nhiễm khuẩn hô hấp vẫn là nguyên nhân cao nhất (33,7 %) trong các
nguyên nhân gây tử vong ở trẻ, tiếp theo là tiêu chảy (24,7 %) và sơ sinh (32 %)
kết hợp với các bệnh khác, còn lại là các nguyên nhân khác [22], [24] [112].

Hình 1.1. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên nhân của 6 vùng trên
Thế giới (WHO – 3/2000, Afr=Châu Phi; Amr=Châu Mỹ; Emr=Trung Cận
Đông; Eur=Châu Âu; Sear=Đông Nam Á; Wpr=Tây Thái Bình Dương

(Nguồn số liệu từ Lancet [70])


Theo Ruan I. (2005), ước lượng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên
phạm vi toàn cầu trong các nghiên cứu dọc dựa vào cộng đồng cho thấy: tỷ lệ
mới mắc các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ. Ở

các nước phát triển là 0,026 đợt/năm/trẻ và trên 95 % các đợt viêm phổi ở trẻ
em trên Thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển [103]. Năm 2004, Michael
Ostapchuk và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tình hình viêm phổi mắc phải
ở cộng đồng thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ. Tác giả đã đưa ra thuật ngữ “viêm
phổi mắc phải cộng đồng - Community Acquired Pneumonia” (CAP) đề cập
tới một loại viêm phổi xảy ra ở một người trước đó khoẻ mạnh, người mắc
phải bệnh này ở bên ngồi bệnh viện. CAP là một trong những nhiễm khuẩn
phổ biến và nặng nhất ở trẻ em với số mới mắc hàng năm là từ 34 - 40 ca trên
1000 trẻ ở Châu Âu và Bắc Mỹ [90], [112]. Mặc dù tử vong do CAP là hiếm
gặp ở các nước công nghiệp phát triển nhưng lại là bệnh phổ biến nhất ở trẻ
dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển khơng những tỷ lệ mắc bệnh này cao
mà cịn gây tử vong cao [92]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là một trong những
nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ tại các nước đang phát triển [90]. Nghiên
cứu của Baqui A. H và cộng sự (2007) ở Bangladesh cho thấy, tỷ lệ nhập viện
ở trẻ dưới 2 tuổi là cao hơn so với trẻ lớn tuổi, khoảng 25 % các trường hợp tử
vong ở trẻ < 5 tuổi và khoảng 40 % tử vong ở trẻ nhỏ liên quan với nhiễm
khuẩn hô hấp cấp [64]. Năm 2013 Mohammad Reza Bloursaz nghiên cứu về
dịch tễ học nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ cho thấy. Nhiễm khuẩn đường hô
hấp là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở cả các nước phát triển và
các nước đang phát triển. Hiểu biết chính xác về dịch tễ học của bệnh này,
xác định các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và tính chất mùa của bệnh là rất
quan trọng để điều trị phòng bệnh [91].
Nghiên cứu của Garces-Sanchez M. D. (2005) về tỷ lệ viêm phổi mắc
phải cộng đồng ở Valencia, Tây ban Nha là 30,3 ca/1000 trẻ tuổi < 5 tuổi/năm


và tỷ lệ nhập viện là 7,03 ca/1000 trẻ < 5 tuổi/năm [79]. Năm 2005, David
Burgner và cộng sự đã tìm hiểu về tình hình viêm phổi ở trẻ em của Australia,
cho thấy viêm phổi ở trẻ em là 5 - 8ca /1000 trẻ/ năm. Viêm phổi là nguyên
nhân chính dẫn đến nhập viện ở trẻ dưới 5 tuổi [76]. Varinder Singh (2005) đã

đề cập đến gánh nặng viêm phổi ở trẻ em Châu Á và cho rằng viêm phổi là
nguyên nhân gây tử vong khoảng 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn Thế giới
(20 % trong tất cả tử vong ở trẻ), gần 70 % trong số các trường hợp tử vong
xảy ra ở Châu Phi và Đông Nam Châu Á. Hầu hết các nước ở Châu Phi và
Châu Á, trẻ em bị viêm phổi cao gấp từ 2-20 lần so với trẻ em ở Hoa Kỳ
[107]. Yaron Shoham (2005) đã tiến hành một nghiên cứu về viêm phổi mắc
phải cộng đồng ở trẻ em Miền Nam Israel, nhằm đánh giá gánh nặng của CAP
lên trẻ em và gia đình của chúng bao gồm chi phí và giảm chất lượng sống.
Tác giả đưa ra nhận định: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp đặc biệt là viêm phổi mắc
phải cộng đồng vẫn còn là một bệnh nặng và phổ biến ở trẻ. Nó có ảnh hưởng
rất lớn đối với xã hội, gây ra gánh nặng cho cả người bệnh và gia đình của họ
bao gồm chi phí, nghỉ việc và giảm chất lượng cuộc sống [105], [112].

1.1.3.Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Việt
Nam
Hiện nay, nhiễm khuẩn hô hấp cấp vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất
(31,3 %) trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em, cao gấp 6 lần so
với tử vong do tiêu chảy (5,1 %). Trong số trẻ tử vong do viêm phổi, chỉ có
52 % trẻ được chăm sóc trước khi tử vong. Nguyên nhân trẻ khơng được
chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là
vì các bà mẹ khơng phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ mắc bệnh
không được chữa trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì
bệnh đã quá nặng [22].
Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003) đã tiến hành nghiên cứu
tình hình và một số yếu tố nguy cơ chủ yếu của NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi


tại Thủy Dương - Hương Thủy- Thừa thiên Huế cho thấy: tỷ lệ mắc NKHHC
tại cộng đồng ở đây còn cao (39,7 %), vượt trội hơn so với các bệnh khác
cùng thời điểm nghiên cứu và tăng cao ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ NKHHC

ở trẻ dưới 1 tuổi là 53,3 % ; 2 đến 3 tuổi là 35,9 % và 4 đến 5 tuổi là 28,3 %.
Tần suất mắc NKHHC cao nhất từ 4 - 6 lần/năm chiếm 47,5 %, từ 3 lần trở
xuống/năm chiếm 36,4 %, trên 6 lần/năm chiếm 16,1 % [58].
Mai Anh Tuấn và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thực trạng và một số
yếu tố nguy cơ đến NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi tại Chợ Mới, Bắc Kạn đã
nhận định rằng: tỷ lệ mắc NKHHC tại cộng đồng ở đây còn cao (40,7 %),
vượt trội hơn so với các bệnh khác cùng thời điểm nghiên cứu và tăng cao ở
nhóm trẻ trên 12 tháng tuổi, tỷ lệ NKHHC cao nhất ở trẻ từ 12 đến 35 tháng
tuổi là 45,02 % ; 36 đến 60 tuổi là 42,5 %; 2 đến < 12 tháng tuổi là 32,1% và
dưới 2 tháng tuổi là 25,6 % [60].
Theo Niên giám thống kê Y tế năm 2011 cho thấy, nhiễm khuẩn hô hấp
cấp đứng đầu trong 10 bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc [28].
Năm 2007, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi trung ương, Dự án NKHHC trẻ
em đã tổ chức Hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt động dự án NKHHC trẻ em
các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 - 2010” cho thấy, tình hình
mắc NKHHC ở trẻ của các tỉnh miền núi là cao nhất (62,8 %), sau đó đến các
tỉnh miền Trung (42,9 %), đồng bằng tỷ lệ mắc bệnh ít hơn (34,8 %). Cịn đối
0

với tình hình tử vong ở trẻ do NKHHC thì ở miền núi (0,28 /00) cao hơn so
0

0

với đồng bằng (0,06 /00) và miền Trung (0 /00) [7].
Theo báo cáo tại Hà Giang (2007): tỷ lệ trẻ mắc NKHHC ở đây còn cao,
chiếm 70,13 % [53], ở Lai Châu, tỷ lệ trẻ mắc NKHHC được điều trị còn
thấp, mới chỉ đạt 58,8 % [54], Điện Biên (2007) chỉ tiêu về phòng chống
NKHHC trẻ em đạt thấp hơn so với kế hoạch, chỉ đạt được 55,3 % [52]. Theo
báo cáo của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, tỉnh Bắc Kạn năm 2007 cho



biết, chương trình phịng chống NKHHC (Acute Resoiratory Infecitions
(ARI)) mới chuyển về trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trước đó chương
trình ARI thuộc Trung tâm y tế dự phịng tỉnh sau một thời gian dài vì khơng
có kinh phí nên mạng lưới không hoạt động, hệ thống thống kê báo cáo khơng
được duy trì, chỉ có khoảng 20 % NVYTTB biết về dấu hiệu, cách phịng và
xử trí đối với bệnh NKHHC [59].
Năm 2012 Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Sơn La báo
cáo tình hình hoạt động của một số chương trình như: tiêm chủng mở rộng,
phòng chống HIV/AIDS, phòng chống lao, phòng chống phong, bảo vệ sức
khỏe tâm thần cộng đồng, phòng chống sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em, phòng chống sốt xuất huyết, phịng chống bệnh đái tháo đường, chăm
sóc sức khỏe sinh sản, …nhưng không đề cập đến chương trình phịng chống
NKHHC của trẻ [49], [50], [51], [55].
Theo thơng tin của Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Bắc Giang cho thấy,
từ năm 2006 trở về trước, hàng năm chương trình có tổ chức huấn luyện và
huấn luyện lại cho nhiều đối tượng là các cán bộ y tế từ huyện đến xã,
phường. Nhưng từ năm 2007 đến nay do khơng có kinh phí dành riêng cho
hoạt động của chương trình NKHHCT nên mọi hoạt động của chương trình
gần như không hoạt động hoặc nếu hoạt động chỉ mang tính hình thức mà
khơng đạt hiệu quả như mong muốn [48].
Tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, bệnh NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi
vẫn là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất so với tất cả các bệnh mắc ở trẻ em, với tần
số mắc trung bình/năm/trẻ được phát hiện khám và điều trị ở tuyến cơ sở
khoảng 2,3 đến 2,7 lần và bệnh này cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất
ở trẻ em, chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi [1]
Tóm lại: Qua một số nghiên cứu ở trên Thế giới và Việt Nam cho chúng
ta thấy, tình hình mắc và tử vong do NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước



đang phát triển cịn cao. Tuy nhiên cịn ít nghiên cứu đề cập đến tình hình
mắc bệnh và tử vong do NKHHCT ở trẻ em khu vực miền núi. Vì thế đây là
vấn đề cần quan tâm nghiên cứu làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phù
hợp cho nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở
trẻ em.
1.2. Căn nguyên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
1.2.1. Trên Thế giới
1.2.1.1. Căn nguyên gây bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi khuẩn
hoặc Virus gây ra trên tồn bộ hệ dường hơ hấp [24]. Virus là nguyên nhân
phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em và là nguyên nhân hàng
đầu của trẻ vào viện và tử vong [67]. Virus là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn
hô hấp phải nhập viện điều trị chiếm tới 47,2 % [100]. Các loại virus thường
gặp là: virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm và Adenovirus trong đó
virus RSV là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với nhiễm khuẩn hô hấp
dưới [69], [110], [113]. Ở các nước đang phát triển, vi khuẩn đóng một vai trị
quan trọng trong việc gây mắc NKHHC, các vi khuẩn chủ yếu là phế cầu và
H. influenzae [27],[110].
Kenneth Mcintosh MD (2002) nghiên cứu tại cộng đồng về bệnh viêm
phổi mắc phải ở trẻ em, cho rằng vai trò của các vi khuẩn được coi như là
nguyên nhân gây viêm phổi nặng ở các nước đang phát triển. Những vi khuẩn
được coi là nguyên nhân chính gây viêm phổi nặng ở trẻ em, bao gồm
Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Haemophylus influenzae
[109], Nizami S. Q. (2006) ở Parkistan, Baqui A. H. và cộng sự ở Bangladesh
(2007) và một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho kết quả tương tự
[64], [76], [99],


Virus nguy hiểm gần đây đối với trẻ nhỏ đó là H5N1, gây nên hội chứng

hơ hấp cấp tính (SARS) nặng là một bệnh đường hô hấp gây tử vong cao, do
một loại virus thuộc chủng Coronavirus gây nên, sau thời kỳ ủ bệnh từ 4 đến
5 ngày (dao động từ 2-14 ngày). Bệnh có biểu hiện sốt cao và có các hội
chứng giống cúm khơng đặc hiệu như là đau đầu, mệt mỏi và đau mình mẩy.
Một số bệnh nhân có các triệu chứng đường hơ hấp nhẹ như ho khan, tiêu
chảy, rét run, khó thở, có thể có viêm phổi khơng điển hình và tiến triển nặng
tới suy hô hấp và tử vong [109].
1.2.1.2. Yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây NKHHC ở trẻ em đó là: mơi trường tự
nhiên - xã hội, hệ thống y tế, kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) của bà mẹ
và yếu tố sinh học.
* Môi trường tự nhiên - xã hội và hệ thống y tế.
Một số nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tới nhiễm khuẩn hô hấp cấp
của trẻ em ở các nước đang phát triển đã đưa ra một số yếu tố như sau:
- Yếu tố kinh tế xã hội:
+ Thu nhập: yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Acute
Respiratory Infection- ARI) là rất khác nhau giữa các nước. Mặc dù trẻ em
dưới 5 tuổi ở trên tồn thế giới đều có số đợt NKHHC (Acute Respiratory
Infection - ARI) xấp xỉ nhau (khoảng 5 đợt cho một trẻ trong một năm). Số trẻ
mới mắc viêm phổi hàng năm ở các nước công nghiệp phát triển dao động từ
3 % đến 4 % và ở các nước đang phát triển là 10 % đến 20 %. Sự khác biệt
cũng thấy rõ ngay trong một thành phố hoặc trong một nước. Ở khu vực phía
Nam Brazil, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp đối với trẻ ở các gia
đình có thu nhập dưới 50 USD một tháng là 12/1000 trẻ; 16 % trong số những
đứa trẻ này vào viện bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp xảy ra ở trẻ dưới 20 tháng
tuổi. Trong số trên 600 trẻ, thu nhập gia đình trên 300 USD một tháng, không


có một trường hợp tử vong nào do viêm phổi và chỉ 2 % vào viện vì bị nhiễm
khuẩn hơ hấp cấp. Một vài nghiên cứu khác cũng ở Brazil, Ba Lan, cho thấy

trẻ em sống trong gia đình có điều kiện kinh tế thấp thì có nguy cơ nhiễm
khuẩn hơ hấp nặng hơn [71], [95], [101].
+ Trình độ học vấn của bố, mẹ: trình độ học vấn thấp của bố, mẹ có liên
quan tới sự gia tăng vào viện và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ
[71], [96] và một nghiên cứu khác đã được tiến hành nghiên cứu tại
Bangladesh về yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi.
Phương pháp Hồi quy logistic được sử dụng trên nhiều biến độc lập để tìm
các yếu tố nguy cơ. Kết quả cho thấy tuổi của trẻ, giới tính, trọng lượng cơ thể
và thiếu hụt vitamin A có nguy cơ đến tỷ lệ nhiễm khuẩn hơ hấp cấp. Ngồi
ra, đặc điểm của mẹ như tuổi tác, suy dinh dưỡng, trình độ học vấn và tình
trạng kinh tế xã hội của gia đình được phát hiện có liên quan với ARI của trẻ
và tác giả đã nhận định rằng: Nâng cao kiến thức về nhiễm khuẩn hô hấp cấp
cho các bà mẹ trẻ, giáo dục sức khỏe, bổ sung vitamin A …là một lợi thế cho
người nghèo hoặc phụ nữ mang thai sẽ làm giảm tỷ lệ cân nặng khi sinh thấp
và sau đó giảm tỷ lệ mắc ARI ở các trẻ em này [87]
Một Nghiên cứu các yếu tố nhân khẩu, xã hội và tỷ lệ hiện mắc ARI ở
trẻ dưới 5 tuổi sống ở vùng nông thôn và thành phố của huyện Meerut ở Ấn
Độ đã cho kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp được phát hiện thấy là
52%. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ em có tình trạng kinh tế xã hội thấp (35,89%),
mẹ không biết chữ (49,14%), điều kiện nhà cửa chật chội đông đúc (70,94%),
hệ thống thơng gió kém (74,35%), và bếp đun trong nhà (56,83%), suy dinh
dưỡng (26,49) và hút thuốc lá, thuốc lào của cha mẹ (78.20%) và Nghiên cứu
này đã đưa ra kết luận rằng: tình trạng kinh tế xã hội thấp, mù chữ của mẹ,
tình trạng dinh dưỡng kém, chật chội q đơng đúc, ơ nhiễm khơng khí trong
nhà và thói quen hút thuốc của cha mẹ là những yếu tố nguy cơ xã hội và


nhân khẩu học quan trọng gây nên ARI ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những quan sát
này nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu nhằm vào hệ thống y tế để xác
định các phương pháp thích hợp nhất để kiểm sốt nhiễm trùng hơ hấp cấp

tính và do đó có thể được sử dụng để tăng cường các chương trình phịng
chống ARI [85].
- Yếu tố mơi trường: yếu tố nguy cơ môi trường được nghiên cứu nhiều
nhất bao gồm phơi nhiễm với khói bụi, nhà ở chật chội đơng đúc và nhiệt độ
thấp.
+ Ô nhiễm do các chất đốt trong gia đình: người ta dự tính rằng ở các
nước đang phát triển, 30% các hộ gia đình ở thành phố và 90% các hộ gia
đình ở vùng nơng thơn sử dụng củi gỗ, rơm rạ và chất thải động vật như là
nguồn đốt chính cho đun nấu, sưởi ấm và nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà
cao gấp 20 lần so với các nước công nghiệp phát triển. Trẻ em người Mỹ gốc
bản địa dưới 2 tuổi phơi nhiễm với lị sưởi đốt bằng củi, có nguy cơ viêm phổi
cao gấp 5 lần so với trẻ cùng tuổi và cùng giới ở những gia đình khơng dùng
lị sưởi này [71]. Nghiên cứu của Jonathan Grigg (2007) về việc đốt các nhiên
liệu để nấu ăn và sưởi ấm trong nhà ở các nước đang phát triển cho thấy, có
mối liên quan giữa ơ nhiễm khơng khí trong nhà ở và gia tăng mắc bệnh đối
với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ [84]. Nghiên cứu của Jame Kilabuko
H. and Satoshi Nakai (2007) và nghiên cứu của Khin Myat Tun ở Myanmar
(2005), cho thấy các nhiên liệu đốt bằng khí sinh học (gỗ, rác thải nơng
nghiệp) là nguồn năng lượng chính của các nước đang phát triển và ảnh
hưởng đến NKHHC ở trẻ nhỏ [88], [94].
+ Khói thuốc lá: mối liên quan giữa khói thuốc và bệnh đường hơ hấp ở
trẻ được khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Con của người hút thuốc lá có tỷ
lệ mắc bệnh hơ hấp cao gấp 1,5 đến 2 lần so với con của những người không
hút thuốc lá. Theo dõi trên 4500 trẻ em Brazil trong 2 năm đầu sau khi sinh
chỉ ra rằng, có sự gia tăng 50 % vào viện do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở


×