Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ai da dat ten cho dong song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.02 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>*Ai đã đặt tên cho dịng sơng?</b>


1. Thơng thường người ta hay sử dụng phép nhân hố khi miêu tả thiên
nhiên. Kể cũng là điều dễ hiểu, bởi trong văn học, các đối tượng không bao giờ
xuất hiện như những “khách thể tự nó” mà như những “vật” thể hiện nỗ lực của
con người nhằm chủ quan hố tồn bộ thế giới khách quan. Tác giả cũng nhân hố
sơng Hương. Nhưng nhân hố ở đây khơng chỉ là nhân hố trong từng đoạn rời rạc
với mục đích làm cho câu văn, hình ảnh trở nên sinh động. Ông thực sự xây dựng
sông Hương thành một nhân vật, một con người để được chuyện trị, đối thoại cùng
nó. Điều này hoàn toàn hợp lẽ, bởi chẳng phải ta quen nghĩ rằng các dịng sơng vừa
là kẻ đồng sáng tạo, vừa là chứng nhân lịch sử văn hoá của một vùng đất hay sao?
Dưới ngòi bút tài hoa và cái nhìn mê đắm của tác giả, sơng Hương cũng có một
cuộc đời phong phú qua nhiều giai đoạn, khi gian trn, khi êm đềm. Giữa lịng
Trường Sơn, nó chính là “cơ gái Di – gan phóng khống và man dại”, có “bản lĩnh
<i>gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Cịn khi ra khỏi rừng, “sơng Hương</i>
<i>nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của</i>
<i>một vùng văn hoá xứ sở”. Sơng Hương có “phần tâm hồn sâu thẳm”, có vẻ mặt lúc</i>
trầm mặc, lúc vui tươi, có thái độ đầy ân tình với Huế khi dành cho cố đơ “điệu
<i>slow tình cảm”… Tác giả thực sự trở thành tri kỉ của sơng Hương, hiểu ngọn</i>
ngành và khí chất của nó. Và hơn thế nữa, tác giả cịn chu đáo để đề xuất với
chúng ta một cách nhìn tồn diện về người bạn của mình: “Nếu chỉ mải mê nhìn
<i>ngăm khn mặt kinh thành của nó, tơi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách</i>
<i>đầy đủ bản chất của sông Hương…”</i>


2. Nếu biết cất tiếng người, hẳn sông Hương sẽ nói rằng nó thực sự yên tâm
khi chọn trang viết của tác giả để hố thân. Có lẽ chính nhà văn cũng nhận thấy,
cũng hiểu niềm tin cậy đó, nên từng câu văn của ơng bay bổng, diễm ảo lạ thường.
Nhiều lúc, người đọc có cảm tưởng ngơn từ trong bài bút kí khơng phải của tác giả
dùng để miêu tả sơng Hương mà chính là ngơn từ của sơng Hương đang hát lên bài
ca của mình. Ngơn từ ấy trơi chảy hết sức tự nhiên, nếu có “luyến láy” thì cũng
“luyến láy” một cách tự nhiên, bởi chất hào hoa, đa tình vốn là căn cốt của người


viết. Hãy thử đọc một vài đoạn văn: “… nó như một bản trường ca của rừng già,
<i>rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xốy như</i>
<i>cơn lốc… và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói</i>
<i>lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng…”, “… vẻ đẹp trầm mặc của sơng Hương như</i>
<i>triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó lại gặp tiếng</i>
<i>chng chùa Thiên Mụ ngân nga…”, “ … sông Hương vui hẳn lên giữa những</i>
<i>biền bãi xanh biếc… thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ</i>
<i>nhắn như những vành trăng non…”. Các câu văn trên, tác giả sử dụng thủ thuật</i>
ngôn từ, từ việc phối hợp hài hoà thanh điệu của các tiếng việc lựa chọn những
định ngữ đắt nhất cho đối tượng được miêu tả, từ việc sử dụng các ẩn dụ, so sánh
tới việc “khảm” một cách khéo léo ý tứ của các văn bản xưa vào văn mạch mới.
Tuy vậy, đọc chúng, ta khơng có cảm giác vướng bởi tác giả làm chủ những thủ
thuật ngôn từ kia, bắt chúng vâng phục tuyệt đối sự điều hành của mình. Nói rộng
ra, thiên bút ký đưa đến nhiều thơng tin nhưng vẫn thanh thoát!


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×