Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Vấn đề nhân quyền trong văn hóa truyền thống việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 165 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN
TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM

Tp. Hồ Chí Minh, 11/2011


MỤC LỤC

1. VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT
NAM
- Ts. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ............................................................ trang 1
2.

Nguyễn Hồi Đơng - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh .......................................................... trang 17
3. ĐẠO LÀM NGƢỜI TRONG CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC TRUYỀN
THỐNG VIỆT NAM
- Ts. GV Khoa
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh........................................................... trang 25
4. QUYỀN CON NGƢỜI GẮN VỚI QUYỀN DÂN TỘC – QUAN ĐIỂM
NHẤT QUÁN TRONG BA BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA DÂN
TỘC VIỆT NAM
Nguyễ
- Ts. GV Khoa Lý luận Mác – Lênin
Trường Cán bộ Tp. Hồ Chí Minh ............................................................. trang 33


5. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trần Thị Rồi - Ts. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh........................................................... trang 40
6. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƢỜI QUA CÁC THỜI
KỲ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Lê Thị Hồng - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh........................................................... trang 50
7. CÁCH TIẾP CẬN VỀ QUYỀN CON NGƢỜI CỦ
MINH - MỘT GIÁ TRỊ MANG TẦM THỜI ĐẠI
Lê Văn Bích - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh........................................................... trang 56

8. QUYỀN CON NGƢỜI – TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC ĐẾN CÁCH TIẾP
CẬN CỦA HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thanh Hải - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh........................................................... trang 66


9. QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ - CÔNG CỤ QUAN TRỌNG NHẰM
ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN
NƢỚC TA HIỆN NAY
Nguyễn Quốc Vinh - Ts. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh........................................................... trang 71
10. DÂN CHỦ - THỰC HIỆN DÂN CHỦ, ĐỘNG LỰC CỦA PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƢỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trần Ngọc Anh – Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh........................................................... trang 82
11. NHẬN THỨC VỀ NHÂN QUYỀN VÀ THỰC THI NHÂN QUYỀN Ở

VIỆT NAM
Phạm Văn Dinh - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh........................................................... trang 89
12.

VIỆT NAM
Ths. Phạm Thị Ngọc Thủy - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh .......................................................... trang 97

13. NHÂN QUYỀN GĨC NHÌN TỪ ĐĨI NGHÈO Ở CÁC NƢỚC PHÁT
TRIỂN
Ngô Đạt - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh......................................................... trang 109
14.
Phạm Thị Minh Hải - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh......................................................... trang 125
15.
HƠN NHÂN GIA ĐÌNH THỂ HIỆN QUA LUẬT TỤC
Ngơ Thị Minh Hằng - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ........................................................ trang 131
16.

(1



Lê Duy Ninh - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh......................................................... trang 143
17. XEM
- Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản

Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh......................................................... trang 151
18. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
– Sinh viên
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh......................................................... trang 155


VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN
TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Ts.
GV Khoa KHCB, Trường ĐH Luật Tp. HCM
Trên nền tảng chung của văn hóa khu vực Đơng Á (Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Triều Tiên) và Đông Nam Á, bản sắc văn hóa Việt Nam đã định hình
trên cơ sở sự hịa quyện, thẩm thấu của ba yếu tố đóng vai trị hạt nhân, đó là văn
hóa nơng nghiệp lúa nước, Nho giáo và Phật giáo. Bầu khí quyển văn hóa đậm đặc
chất phương Đông này đã tồn tại hàng ngàn năm, thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống, từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, đến đạo đức,… để từ đó chi phối đến lối
sống, thói quen, tâm lý, tình cảm, cách tư duy, ứng xử của người Việt từ truyền
thống đến hiện đại.
Trong nền tảng văn hóa truyền thống ấy, bên cạnh những giá trị tốt đẹp hiện
đang phát huy sức mạnh trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền nói riêng
và cơng cuộc hiện đại hóa đất nước nói chung, thì cũng cịn đó khơng ít những
nhược điểm của truyền thống đang di căn khá nặng nề trong tâm lý và ý thức cộng
đồng dưới dạng những thói quen, tập quán, những nếp suy nghĩ, cách tư duy, ứng
xử… Nghiên cứu ý thức về nhân quyền trong văn hóa truyền thống Việt Nam để
khẳng định và phát huy những mặt tích cực trong di sản truyền thống, đồng thời để
nhận diện và vượt qua những hạn chế của quá khứ là một việc làm có ý nghĩa thiết
thực để xây dựng một nền tảng ý thức xã hội tích cực và tiến bộ, góp phần hiện thực
hóa mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Vì các đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam là kết quả của

sự tích hợp giữa ba yếu tố hạt nhân: văn hóa nông nghiệp lúa nước, Nho giáo và
Phật giáo nên việc khảo sát các giá trị nhân quyền trong văn hóa truyền thống Việt
Nam vì vậy cũng khơng thể khơng dựa trên ba yếu tố cột trụ này.
1. Văn hóa nơng nghiệp lúa nƣớc và sự ứng xử với vai trò cá nhân
Chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền trên nền tảng của một xã hội nông
nghiệp cổ truyền với sự chi phối của nhân tố gốc là phương thức sản xuất nơng
nghiệp lúa nước, theo đó, thành phần cư dân tuyệt đại bộ phận là nông dân, sinh
sống trong không gian quần cư là làng xã. Điều kiện đặc thù này đã tồn tại hàng
ngàn năm, đã tạo nên nền tảng văn hóa của dân tộc Việt với những chế định đậm
1


nét của lối sống nông nghiệp lúa nước, được bảo lưu, làm thành mạch ngầm xuyên
suốt chiều dài không gian và thời gian của dân tộc Việt.
Nói đến văn hóa nơng nghiệp là nói đến tính cộng đồng. Đối với người Việt,
làng là đơn vị cộng đồng đóng vai trị nền tảng trong tổ chức xã hội Việt Nam
truyền thống, là một khơng gian văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng, là cái nơi hình
thành nên những đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam. Gs. Trần
Quốc Vượng khẳng định: văn hóa Việt Nam cổ truyền, về bản chất là một nền văn
hóa xóm làng1.
Đặc trưng nổi trội của văn hóa làng xã Việt Nam là tính gắn kết cộng đồng
vơ cùng bền chặt, được hình thành trên nền tảng của hai mối quan hệ: huyết thống
(Một giọt máu đào hơn ao nước lã) và láng giềng (Bán anh em xa mua láng giềng
gần). Nếu phương thức sản xuất gốc của người phương Tây là nghề chăn ni du
mục, để rồi từ đó hình thành nên lối sống du cư, là cơ sở cho sự hình thành và phát
triển ý thức cá nhân từ rất sớm, thì trái lại, văn hóa Việt Nam (và phương Đơng nói
chung) được hình thành trên nền tảng của nghề nơng trồng trọt. Phương thức sản
xuất này địi hỏi cư dân phải ở định cư ổn định, khơng thích sự di chuyển, đổi thay,
là cơ sở hình thành lối sống đề cao tính cộng đồng. Thêm nữa, nghề trồng lúa nước
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (hạn hán, lũ lụt), mà để chống chọi với tự nhiên thì

một vài cá nhân hay một gia đình khơng gánh vác nổi (Lụt thì lút cả làng, đắp đê
chống lụt thiếp chàng cùng lo). Do sự chi phối của cuộc sống định cư và phương
thức sản xuất khiến cho người Việt, như một đòi hỏi tự nhiên và tất yếu để sinh tồn,
đã hình thành mối gắn kết cộng đồng cao. Thêm vào đó, do nằm ở vị trí địa lý có
tính chiến lược cho nên từ khi lập quốc, dân tộc Việt đã phải đoàn kết tạo nên sức
mạnh để đương đầu với nạn ngoại xâm. Đây cũng là một đặc điểm làm gia tăng
thêm tính cộng đồng của người Việt. Tính cộng đồng, do vậy, đã in đậm dấu ấn
trong tâm lý, tính cách, trong bản sắc văn hóa Việt Nam, chi phối đến đời sống và
các quan hệ ứng xử của người Việt xưa và nay với cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Khơng thể phủ nhận mặt tích cực của tính cộng đồng khi nó tạo nên truyền
thống ứng xử tốt đẹp của dân tộc ta, đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, là
sự gắn bó, sẻ chia lúc khó khăn hoạn nạn. Tuy nhiên, tính cộng đồng trong khi tạo
lập nên nhiều giá trị tốt đẹp được kết tinh trong bản sắc văn hóa Việt thì xét trên
phương diện bảo vệ quyền cá nhân nó lại là một hạn chế.
Vậy tính cộng đồng như là một đặc trưng ưu trội của văn hóa truyền thống đã
có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến vấn đề ý thức về nhân quyền?
1

Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tp. HCM, 1997, tr. 17.

2


Như là một hệ quả tất yếu, việc đề cao tính cộng đồng khơng thể tránh khỏi
sự xem nhẹ, thậm chí là phủ nhận, ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm vai trị cá
nhân. Ý thức về quyền cá nhân vì vậy khơng được phát triển, thay vào đó là sự phụ
thuộc, sự phục tùng của cá nhân vào cộng đồng. Có thể nói, trong cuộc đời một
người Việt, từ nhỏ đến lớn, trước hết và trên hết là thành viên của cộng đồng (từ
cộng đồng nhỏ như gia đình, dịng họ, phe, giáp, phường, hội đến cộng đồng lớn
như làng, nước). Chỉ với tư cách thành viên của cộng đồng thì con người mới có giá

trị. Nói cách khác, thang bậc giá trị, tư cách của một con người chỉ được xác định
trong các quan hệ cộng đồng với ý thức sâu sắc về bổn phận và trách nhiệm: làm
cha, làm mẹ, làm con, làm anh, làm em, làm bạn, làm bà con, làm dân...
Khi giao lưu với văn hóa Trung Hoa, Nho giáo được tích hợp vào văn hóa
Việt Nam lại càng góp phần làm mờ nhạt tính cá nhân, củng cố thêm tính cộng
đồng và làm sâu sắc thêm ý thức về bổn phận, khiến cho con người cá nhân chưa
bao giờ được coi là thực thể độc lập với quyền được khẳng định và phát triển nhân
cách, tài năng và chính kiến của mình.
Từ góc độ tâm lý, nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: người Việt Nam từ khi biết
nói cho đến khi trưởng thành rất ít xưng ―tơi‖. Cái tơi của người Việt trong quá khứ
chủ yếu được gửi gắm, phó thác vào ―cái ta‖ và cái ―mọi người‖, hòa lẫn trong cộng
đồng, tan biến vào các quan hệ xã hội mà thành ngữ đã đúc kết như ―Lụt thì lút cả
làng‖; ―Hịa cả làng‖; ―Toét mắt là tại hướng đình, cả làng cùng toét chi mình em
đâu‖. Ý thức về trách nhiệm, bổn phận bị kiểm soát bởi dư luận cộng đồng, kết tinh
thành đạo lý, thể hiện thành truyền thống. Đó cũng là lý do để nhà nghiên cứu Phan
Ngọc khẳng định: con người Việt Nam là con người ―nhân cách luận‖, thực chất
cũng là con người của cộng đồng, chứ không phải là con người ―cá nhân luận‖ như
phương Tây. Chính sự lệ thuộc của cá nhân vào cộng đồng làm cho con người trở
nên thụ động trong các quan hệ, không dám khẳng định bản lĩnh và nhân cách cá
nhân, khơng dám nhân danh cá nhân để địi hỏi những quyền lợi chính đáng cho
mình. Những câu thành ngữ quen thuộc được lưu truyền phổ biến trong dân gian
như ―Xấu đều hơn tốt lỏi‖; ―Thà chết một đống còn hơn sống một người‖ cũng phần
nào minh chứng cho điều đó.
Sự hạn chế phát triển ý thức cá nhân do lối sống đề cao tính cộng đồng vẫn
cịn để lại dư vị nặng nề trong xã hội hiện đại và gây khó khăn đáng kể cho việc xây
dựng nhà nước pháp quyền, khi mục đích của nhà nước pháp quyền sinh ra để trước
hết và trên hết nhằm đảm bảo các quyền và tự do của cá nhân. Xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam vì vậy đã gặp phải lực cản từ những đặc điểm của một nền
tảng văn hóa mà ở đó con người bị ràng buộc vào vơ vàn các nghĩa vụ, khơng có
3



chỗ cho sự khẳng định các quyền cá nhân. Đó là ngun do giải thích vì sao người
Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự tự giác và chủ động trong việc sử dụng các
quyền cá nhân của mình trong ứng xử với các quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật,
mặc dù đã được Hiến pháp và Pháp luật qui định.
Từ phía Nhà nước cũng có thể thấy, các nhà lập pháp của chúng ta hiện nay
khi hoạch định các chính sách pháp luật ở tầm vĩ mơ cũng chưa thực sự quan tâm
thích đáng đến các quyền về tự do cá nhân, mà thường quan tâm trước hết đến lợi
ích cộng đồng, sự phụ thuộc của cá nhân vào cộng đồng. Điều này được phản ánh
qua việc các luật phục vụ quản lý nhà nước thường được ưu tiên hơn so với các luật
liên quan đến lợi ích tư nhân. Các văn bản pháp luật ghi nhận các quyền của công
dân nhưng nhiều khi lại thiếu cơ chế thực hiện, khiến cho các quyền lợi hợp pháp
của cơng dân nhiều khi bị hạn chế bởi chính cơng quyền. Đó là chưa nói đến một
thực tế là, các cơ quan cơng quyền vẫn chưa từ bỏ được thói quen hách dịch, sách
nhiễu công dân, hành xử theo kiểu ―ban ơn‖, cịn cơng dân khi thực hiện các quyền
chính đáng của mình thì khơng ít người vẫn chưa từ bỏ được thói quen qụy lụy,
khúm núm trước cơng quyền. Bởi vậy, để tạo dựng được thói quen, ý thức về vai trò
làm chủ của người dân trong nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự thì trước hết
các nhà hoạch định chính sách pháp luật phải tạo các điều kiện để khuyến khích sự
phát triển ý thức cá nhân, phải hướng các quy định pháp luật về các quyền tự do của
con người, của cá nhân, của công dân. Đến lượt mình, mỗi cơng dân cũng phải phát
huy ý thức chủ động trong việc thực hiện các quyền của mình mà Nhà nước đã thừa
nhận chứ khơng phải ―ban cho‖. Đặc biệt, trong văn hóa ứng xử với pháp luật ở
Việt Nam hiện nay, tính chịu trách nhiệm cá nhân xét cả từ hai phía người dân và
các cơ quan cơng quyền cịn chưa cao, mà ngun nhân trực tiếp là do tính cộng
đồng, chủ nghĩa bình qn tập thể của cơ chế cũ để lại, nhưng nguyên nhân sâu xa
là do sự cản trở từ lối sống cộng đồng và các hệ lụy của nó trong văn hóa nơng
nghiệp truyền thống.
2. Tƣ tƣởng Nho giáo với vấn đề nhân quyền trong xã hội phong kiến Việt Nam

Mỗi thời đại đều có một hệ tư tưởng chính trị, theo đó là những chuẩn mực
đạo đức làm nền tảng cho sự tổ chức xã hội. Dưới chế độ phong kiến tập quyền ở
Trung Hoa cũng như các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Hoa,
trong đó có Việt Nam, Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị xã hội. Trong gần 10 thế kỷ
du nhập vào Việt Nam, và cũng gần chừng ấy thời gian sau đó là q trình Nho giáo
cộng sinh trong văn hóa Việt, là q trình Nho giáo đồng hành, gắn liền như một bộ
phận hữu cơ của chế độ phong kiến Việt Nam, làm nền tảng tư tưởng cho sự tổ chức
và quản lý xã hội. Điều đó lý giải vì sao Nho giáo đã ghi khắc dấu ấn sâu đậm trong
4


lịng văn hóa Việt, tác động sâu sắc và tồn diện ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực
đến tư tưởng, lối sống, cách tư duy và ứng xử của người Việt, trong đó có sự tác
động trực tiếp đến ý thức về nhân quyền.
2.1. Nho giáo với tư tưởng trong đạo lý hơn pháp lý
Nho giáo là hệ tư tưởng đề cao vai trò của đạo đức và lễ giáo trong quản lý
xã hội, trái ngược với tư tưởng pháp trị của Pháp gia chủ trương dùng pháp luật để
cai trị xã hội. Nho giáo xem đạo đức là nền tảng cho chính trị, trong đó, ―Tam
cương‖ (qn - thần, phụ - tử, phu- phụ), ―Ngũ thường‖ (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) và
thuyết ―Chính danh‖ được coi là những nguyên lý thường hằng, bất biến, là các
chuẩn mực đạo đức làm cơ sở để đánh giá hành vi xử sự của con người theo đúng vị
thế xã hội của mình, và đó cũng là nền tảng để xây dựng xã hội thái bình, trật tự và
ổn định. Từ đó Nho giáo chủ trương đề cao đức trị hơn pháp trị trong đường lối trị
nước. Theo Khổng Tử: ―Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép
mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai
trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ
và thuận lịng quy phục‖1. Khổng Tử quan niệm rằng, pháp luật chỉ khiến người ta
vì sợ mà khơng dám làm điều ác. Khi có thể che giấu, có thể tránh được sự trừng
phạt thì những kẻ xấu vẫn cứ làm điều ác. Đức trị thì khác. Khi chuẩn mực đạo đức
thành hành vi tự nguyện của dân thì họ khơng phạm tội nữa. Khơng phải vì sợ pháp

luật mà sợ xấu hổ trước người khác, sợ bị cắn rứt lương tâm. Bởi vậy, trong kho
tàng lý luận của mình, Nho giáo ít bàn đến luật pháp và cũng khơng coi trọng vai
trị của luật pháp trong việc trị nước.
Cũng theo Khổng Tử, đạo đức chỉ được củng cố bằng những nghi thức và
những qui tắc trong đời sống, bởi vậy, đức trị còn được bổ sung bằng lễ trị. Trong
Tứ thư và Ngũ kinh của Khổng giáo đầy những lời răn dạy và những qui tắc trong
ứng xử hàng ngày, từ cách thức ăn mặc, nói năng, chào hỏi cho đến thái độ của bề
tôi đối với vua, con cái đối với cha mẹ, vợ đối với chồng. Lễ trị là biện pháp để thực
hiện đức trị. Dùng lễ để tạo thành nề nếp, qui củ trong thói quen, lối sống một cách
tự nhiên, tức là để tạo thành cái bầu khơng khí đạo đức. Khổng Tử dạy rằng: ―Đạo
đức nhân nghĩa không có lễ khơng thành, dạy bảo sửa đổi phong tục khơng có lễ
khơng đủ, xử việc phân tranh kiện tụng khơng có lễ khơng định, học làm quan, nhờ
thầy, khơng có lễ khơng thân, xếp đặt thứ vị trong triều, cai trị quân lính, đi làm
quan, thi hành pháp lệnh khơng có lễ khơng thành kính…‖2. Như vậy, mục đích của

Bùi Ngọc Sơn, Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, Nxb. Tư pháp,
2004, tr. 109.
2
Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 115.
1

5


lễ là định ra tôn ti trật tự trong gia đình, xã hội và quốc gia. Ngồi ra, lễ cũng cịn có
vai trị tiết chế hành vi của con người ―Người giàu sang biết lễ thì khơng dâm tà,
khơng kiêu căng, người bần tiện biết lễ thì khơng nản chí, khơng làm bậy. Người
làm vua chúa biết lễ thì mới trị nước, yên dân. Lễ đối với việc trị nước cũng như cái
cân đối với việc nặng, nhẹ, cái dây đối với việc thẳng, cong, cái qui, cái củ đối với
vật trịn, vật vng vậy‖1. Ưu thế của việc trị nước bằng đức trị - lễ trị so với pháp

trị, theo Khổng giáo là ở chỗ ―Dùng lễ có lợi hơn pháp luật, có thể ngăn cấm được
việc chưa xẩy ra, cịn dùng pháp luật thì chỉ để trị cái việc đã rồi, bởi vậy thánh
nhân chỉ trọng lễ chứ khơng trọng hình‖2.
Tóm lại, Nho giáo tuy khơng phủ nhận vai trị của pháp luật trong việc giữ
gìn trật tự xã hội và thực thi nhân quyền, song lại hướng tới nguồn gốc của sự bình
an hơn là dùng hình luật để đe dọa hoặc trừng phạt điều ác khi nó đã xảy ra. Khi xã
hội được tổ chức theo triết lý đức trị, lấy sự tự giáo dục theo ―nhân, nghĩa, lễ trí,
tín‖ để làm nguyên tắc ―tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ‖ thì pháp luật bị đẩy
xuống hàng thứ yếu là lẽ hiển nhiên.
Như vậy, có thể nói, chủ trương đề cao đức trị hơn pháp trị, tư tưởng trọng
đạo lý hơn pháp lý của Nho giáo đã không tạo lập được một nền tảng pháp lý cần
thiết và có hiệu lực cho việc thực thi nhân quyền với đúng nghĩa. Tư tưởng trọng
đức hơn trọng pháp cũng vì vậy đã gián tiếp làm hạn chế sự hình thành ý thức về
nhân quyền trong xã hội phong kiến Việt Nam.
2.2. Nho giáo với quan niệm tơn ti, thứ bậc
Một xã hội có tơn ti trật tự là mục tiêu của Nho giáo. Để tạo lập một xã hội
như vậy, chuẩn mực hành vi của mỗi cá nhân được Nho giáo đề cập rất cụ thể, rõ
ràng trong ―ngũ luân‖, ―tam cương‖ và ―ngũ thường‖, theo đó, ứng với mỗi một vị
trí trong xã hội, con người cần phải có những cách thức cư xử nhất định.
Vậy một xã hội có tơn ti trật tự ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề thực thi
nhân quyền?
Trước hết, không thể phủ nhận rằng, một xã hội ổn định, nề nếp là một trong
những yếu tố nền tảng để đảm bảo nhân quyền cho mỗi cá nhân. Mục tiêu của Nho
giáo là xây dựng một xã hội có tơn ti trật tự với hình mẫu lý tưởng là ―vua sáng tôi
hiền‖ để bảo đảm cho xã hội ổn định, qua đó mọi người được hưởng một cuộc sống
hịa mục, thái bình, đó là tư tưởng chứa đựng trong đó những ý nghĩa tích cực đối
với việc thực thi nhân quyền.
1

2


Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003, tr.119.
Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003, tr.119.

6


Tuy nhiên, vấn đề là ở hình thức và tính chất của mỗi dạng tôn ti trật tự cũng
như sự hiện thực hóa nó trong đời sống và tác động của nó đến cách hành xử trong
xã hội. Theo đó, có thể thấy, mặc dù tư tưởng và mục đích của Nho giáo muốn
hướng tới chứa đựng nhiều hạt nhân tích cực, nhưng chính quan niệm cực quan về
sự phân chia tơn ti, thứ bậc từ trong gia đình đến ngoài xã hội mà trong thực tế, Nho
giáo đã thực thi rất triệt để và cực đoan đã gây nên khơng ít những tác động tiêu cực
đến ý thức về nhân quyền trong nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung
và xã hội phong kiến Việt Nam nói riêng, nơi mà cả ngàn năm Nho giáo được coi là
nền tảng tư tưởng chính thống.
Suốt hàng ngàn năm lịch sử, với ―Tam cương‖, ―Ngũ thường‖ và ―Thuyết
chính danh‖, Nho giáo đã thiết lập và duy trì trong xã hội phương Đơng (nói chung)
và Việt Nam (nói riêng) một trạng thái ổn định đến mức trì trệ. Cùng với truyền
thống văn hóa nơng nghiệp đề cao tính cộng đồng, con người cá nhân trong xã hội
truyền thống Việt Nam vốn đã bị khuất lấp sau gia đình, họ hàng, làng, nước; thêm
vào đó, Nho giáo đã định hình một chuẩn mực đạo đức xã hội mà ở đó, sự tồn tại
của cá nhân con người đồng nghĩa với các nghĩa vụ trong những quan hệ quyền lực
được sắp xếp theo tơn ti trật tự, bắt đầu từ gia đình, mở rộng ra làng xã cho đến
quốc gia.
Trước hết, từ ngay trong chính gia đình của mình, ý thức về quyền cá nhân
của mỗi người đã bị hạn chế đến mức tối đa, khi con cái phải phục tùng cha mẹ:
―Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy‖, ―Muốn nói ngoa làm cha mà nói‖; khi vợ phải phục
tùng chồng: ―Phu xướng phụ tùy‖. Một xã hội mà trong đó người phụ nữ bị phân
biệt đối xử bất bình đẳng thì khơng thể nói rằng trong xã hội đó nhân quyền đã được

thực thi.
Mở rộng ra trong cộng đồng xã hội, Nho giáo đặt lên hàng đầu chữ ―trung‖ –
đồng nghĩa với sự tuân phục, chủ trương người bị cai trị phải tuyệt đối phục tùng
người cai trị: ―Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung‖; ―Muốn nói oan làm quan mà
nói‖… Như vậy, trong xã hội Nho giáo, nguyên tắc phục tùng được đặt lên hàng
đầu, ở đó con cái khơng được làm trái ý cha mẹ, trị khơng được phản biện thầy, dân
khơng được cãi quan. Đó là ngun nhân làm hình thành một ý thức xã hội phổ
biến, đó là sự tuân phục một cách tuyệt đối từ trong gia đình đến ngồi xã hội. N
gia trưởng ấy đã cắm rễ rất sâu vào trong máu thịt của mỗi con người trong
cuộc sống cộng đồng, khiến cho khái niệm về cá nhân cũng như quyền cá nhân bị lu
mờ, thậm chí bị triệt tiêu. Bởi vậy, cố học giả Trần Đình Hượu cho rằng, con người
Việt Nam là ―con người chức năng trong xã hội luân thường… Trong xã hội luân
thường, con người không phải là những cá nhân có thân thể, có dục vọng, có quyền
7


lợi, có cá tính…‖1. Tuy cũng có ý thức về nghĩa vụ tương hỗ giữa người cai trị và kẻ
bị cai trị, song trong tư tưởng trị nước của Nho giáo lại khơng có một sự ràng buộc
nào (cả về đạo lý lẫn pháp lý) đối với nhu cầu tôn trọng và bảo vệ tự do cá nhân2. Vì
vậy, Nho giáo thực chất là công cụ tư tưởng của bộ máy cai trị phong kiến chuyên
quyền nhằm bảo vệ và duy trì quyền lực với sự phân chia thứ bậc, tôn ti, phân biệt
kẻ sang, người hèn, bắt ―kẻ dưới‖ phải làm tròn bổn phận, phải biết phục tùng người
trên; áp đặt ý chí của quan quyền buộc thần dân phải tuân phục, không được phản
biện, càng tuyệt đối không được chống đối.
Trong thể chế qn chủ phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng, tư
tưởng, giáo lý của Nho giáo không chỉ chi phối, điều chỉnh các quan hệ gia đình và
xã hội, mà quan trọng hơn, cịn chi phối đến tổ chức bộ máy hành chính và các
nguyên tắc điều hành nó, trong đó vua là người ―thay trời hành đạo‖ cho nên có
quyền lực tối thượng. Vua là người đặt ra pháp luật, là người có quyền cho dân sống
hay bắt dân chết. Khi vua ra sắc lệnh, chiếu, dụ, triều đình và quan lại các cấp nhất

nhất phải thi hành, dù sắc dụ đó đúng hay sai, hợp hay không hợp với thực tế. Từ
đội ngũ quan lại cho đến thần dân phải tuyệt đối tuân lệnh vua; quan bề dưới phải
phục tùng quan bề trên theo tôn ti trật tự. Trong thể chế nhà nước ấy, khơng có sự
phân quyền rõ rệt giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; khơng có các cơ
quan dân cử độc lập với chính quyền để kiểm tra, giám sát. Dân hầu như không
được biết, không được tham gia vào các hoạt động của nhà nước mà chỉ có nhiệm
vụ tuân thủ các quyết định của những người đứng đầu các cấp chính quyền. Đó là
cơ sở tồn tại và duy trì kiểu nhà nước quân chủ nặng tính quan liêu, chun chế,
trong đó quan lại đặc quyền đặc lợi, áp bức dân, xa dân và đối lập với quyền lợi của
dân, mà biểu hiện rõ nhất là ở những thời kì xã hội đi vào suy vong, quan lại tha
hóa, biến chất.
Vì khơng có cơ sở pháp lý nào ràng buộc trách nhiệm của chính quyền đối
với quyền lợi của chúng dân, cũng như nhu cầu tơn trọng và bảo vệ lợi ích cá nhân
nên trong xã hội phong kiến Việt Nam, quan hệ giữa nhà nước và cơng dân là quan
hệ bất bình đẳng: nhà nước thì có độc quyền áp đặt, cịn cơng dân thì phải có nghĩa
vụ đối với nhà nước. Đó là một xã hội thần dân, trong đó cho ý thức cơng dân
khơng có cơ hội phát triển. Khơng những thế, do quyền lực khơng bị kiểm sốt bởi
pháp luật cho nên đã tạo điều kiện cho sự lộng quyền; ở đó, cơng lý thuộc về kẻ
mạnh, thuộc về ―bề trên‖; ở đó, kẻ có quyền có thể tùy tiện bắt người hay tha người,
bỏ tù hay chém giết. Thêm vào đó, do mặt bằng dân trí thấp, pháp luật lại khơng có
1
2

Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung đại, Nxb. Văn học, 1996, tr. 28-29.
Giá trị châu Á sau cuộc khủng hoảng châu Á, (in trong: Dân chủ, kinh tế thị trường
, 2002, tr. 192-193.

8



điều kiện để phổ biến rộng rãi nên người dân không am hiểu pháp luật, bởi vậy khi
xử án dân không biết là đúng luật hay không đúng luật, tất cả đều phụ thuộc vào
quan tịa. Như vậy, có thể thấy, cùng với việc đề cao tính cộng đồng trong văn hóa
nơng nghiệp lúa nước, Nho giáo đã góp phần làm mờ nhạt thêm, thậm chí triệt tiêu
quyền cá nhân, ý thức công dân cùng với tinh thần phản kháng của con người, thay
vào đó là tâm lý ―thượng tơn quan quyền‖.
Hệ quả là, thể chế nhà nước phong kiến cùng với cung cách làm việc của bộ
máy hành chính và đội ngũ quan lại các cấp là một hệ thống quan liêu, cồng kềnh,
xa rời và thậm chí đối lập với quyền lợi của nhân dân. Trong đế chế quyền lực
khơng được kiểm sốt chặt chẽ bởi các qui tắc pháp lý ấy, quan lại được coi như cha
mẹ dân, còn phận dân đen chỉ là ―con sâu cái kiến‖, chỉ có bổn phận cam chịu, phục
tùng, để rồi sự kiện tụng (họa hoằn lắm nếu có xảy ra) thì cũng chỉ là ―con kiến mà
kiện củ khoai‖!
Cùng với việc phủ nhận quyền cá nhân và triệt tiêu ý thức phản kháng của
con người, sự tồn tại của hệ thống pháp luật phong kiến với vai trị là cơng cụ thực
thi quyền lực của giai cấp thống trị cũng là nguyên nhân tạo nên ở người dân tâm lí
―dị ứng‖ với pháp luật khi họ ý thức được rằng pháp luật khơng phải để bảo vệ lợi
ích cho mình, và cùng với đó là thái độ thờ ơ, né tránh pháp luật.
2.3. Nho giáo với truyền thống “vô tụng”
Hệ quả của quan điểm đề cao đạo lý hơn pháp lý tất yếu đã hình thành tư
tưởng ―vơ tụng‖ trong việc thực hành đường lối trị nước của Nho giáo. Có thể nói,
chủ trương ―vơ tụng‖ của Nho giáo được thực thi từ gốc, đó là sự triệt tiêu quyền cá
nhân – cơ sở nảy sinh ý thức phản kháng của con người, và cũng là nguyên nhân
nảy sinh việc kiện tụng.
Mặc dù trên lý thuyết thì Nho giáo phê phán tư tưởng pháp trị, nhưng trong
thực tế, các triều đại phong kiến Việt Nam lại kết hợp giữa đức trị với pháp trị. Tuy
nhiên, pháp luật thời phong kiến cũng do nhà Nho xây dựng nên, vì vậy luật pháp
của các triều đại phong kiến Việt Nam có chức năng chủ yếu là bảo vệ quyền lợi
của giai cấp thống trị và quyền lợi của dòng họ thống trị. Điều này được thể hiện rõ
trong nội dung và tính chất của các điều luật. Luật pháp qua các thời Lý, Trần, Lê,

Nguyễn đều được xây dựng trên nguyên tắc phải bảo đảm quyền uy và sự bền vững
của ngôi vua, bởi vua là Thiên tử, là con Trời, ngôi vua là tơn nghiêm nhất, khơng
ai có thể xâm phạm được. Trong các tội được xem xét để miễn giảm hình phạt thì
những người có quan hệ thân thích với nhà vua được quan tâm trước tiên. Thêm
nữa, theo quan niệm của Nho giáo, quan tòa và các đạo luật là những công cụ cần
thiết để trừng phạt các loại tội phạm chứ không cần thiết để điều chỉnh quan hệ giữa
9


những người trung thực. Vì vậy, về cơ bản các bộ luật của các nhà nước phong kiến
Việt Nam là những bộ luật hình sự. Minh chứng rõ ràng nhất là tên các bộ luật
thường có kèm theo chữ ―hình‖: Luật Hình thư, Quốc triều Hình luật, Lê triều Hình
luật. Trong các bộ luật hình luật, dù có điều chỉnh về những quan hệ dân sự nhưng
vẫn kèm theo chế tài hình sự. Khi luật pháp đồng nghĩa với hình phạt, mà lại là
những hình phạt hà khắc nên trong con mắt người dân, pháp luật chỉ là công cụ
trừng trị. Về tính chất khắc nghiệt của pháp luật thời Trần, sách Cổ sự sao nói:
―Hình pháp nhà Trần rất tàn khắc, kẻ ăn trộm và kẻ trốn tránh thì bị chặt ngón
chân, giao cho người sự chủ được thỏa ý sự trị, hoặc cho voi giầy chết‖1. Các mức
án thường dùng nhục hình như thích chữ vào mặt, chặt bàn tay, xẻo thịt… làm cho
người phạm tội phải chịu nhiều khổ nhục. Khơng những thế, pháp luật cịn qui định
trách nhiệm liên đới, một người gây án khiến cả họ phải chịu vạ lây một cách oan
uổng. Với những hình phạt dã man, tàn bạo và bất cơng như vậy nên từ đó người
dân đã hình thành tâm lý né tránh đối với pháp luật, chống đối pháp luật, sợ hãi
chốn pháp đình, coi đó chỉ là nơi trừng phạt, coi việc phải ra tòa là một việc ghê
gớm, là tai họa, là vạn bất đắc dĩ, là ―vô phúc đáo tụng đình‖ 2. ―Cửa quan‖ vì vậy
trở thành chốn xa lạ và đáng sợ đối với dân chúng. Đó là lý do khiến người Việt
Nam (cũng như các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo) không muốn dính dáng
đến chuyện kiện tụng. Nếu có xung đột, tranh chấp xảy ra giữa các cá nhân thì
thường được giải quyết bằng con đường hòa giải và thỏa thuận dựa trên các ngun
tắc đạo đức là chính.

Hơn nữa, vì chủ trương đức trị nên việc sử dụng pháp đình cũng khơng được
Nho giáo coi trọng. Khổng Tử nói: ―Xét xử việc kiện tụng, ta cũng như người. Tất
phải làm cho dân khơng có việc kiện tụng‖3. Từ đó Nho giáo khuyến khích ―vơ
tụng‖. Việc kết hợp, lồng ghép giữa đức trị với pháp trị, khiến cho sự phân cách
giữa đạo lý và pháp lý là một ranh giới mờ, nhập nhằng, nhiều khi khó phân định.
Bằng chứng là, trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam, ―Tam cương‖, ―Ngũ
thường‖ là đạo lý nhưng cũng đồng thời là pháp lý.
Cũng do pháp trị không phải là tư tưởng chủ đạo để quản lý xã hội cho nên
trong xã hội phong kiến Việt Nam, pháp luật vừa thiếu đồng bộ, lại bị áp dụng một
cách tùy tiện, chủ quan, cảm tính, thậm chí cịn bị một bộ phận quan lại thao túng,
lũng đoạn. Thêm vào đó, việc khó phân định ranh giới, phạm vi giữa đạo lý và pháp
lý cũng là một nguyên nhân dẫn đến hệ quả là việc xét xử các vụ án thường không
Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí - tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, tr. 290.
Vũ Minh Giang, Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 3/1993, tr. 14.
3
Du Vinh Căn, Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia, bản dịch của Viện Khoa học Xã hội – Học
viện hành chính Quốc gia, 2002, tr. 23.
1
2

10


cơng bằng, khó tránh khỏi hiện tượng ―tội đồng luận dị‖ (tội giống nhau nhưng
phán xử lại khác nhau) do tính chất chủ quan, cảm tính, tùy tiện.
Như vậy, suốt cả một chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, trên nền tảng Nho
giáo, các triều đại phong kiến Việt Nam đã mặc nhiên coi pháp luật như là công cụ
của cơng quyền, là hình phạt để cai trị dân chúng khiến cho người dân khơng nhìn
thấy ở pháp luật sự bảo vệ mình mà lại là sự đối lập với mình. Tất cả những lý do

trên đây đã khiến cho người dân có thái độ nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào tính cơng
bằng và nghiêm minh của pháp luật. Khi pháp luật trong con mắt người dân khơng
cịn đại diện cho công lý, không bảo vệ quyền lợi công bằng và chính đáng cho dân,
thì cùng với đó là tâm lý ―dị ứng‖ với pháp luật, thờ ơ hoặc sợ hãi, né tránh chốn
pháp đình, coi việc sử dụng pháp luật trong các quan hệ xã hội chỉ là một giải pháp
―cực chẳng đã‖ khi không thể khác được. Từ đó, thái độ và kinh nghiệm ứng xử tiêu
cực đối với pháp luật được dân gian đúc kết và truyền tụng qua các câu thành ngữ,
tục ngữ đã trở thành quen thuộc như:
- Muốn nói oan làm quan mà nói
- Muốn nói gian làm quan mà nói
-

Miệng quan trơn trẻ
Con kiến mà kiện củ khoai
Dân kiện quan như trứng chọi đá…
Nén bạc đâm toạc tờ giấy
Kim ngân phá luật lệ

-

Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau
Được vạ thì má đã sưng
Được kiện mười bốn quan năm,thua kiện mười lăm quan chẵn
Đã đưa đến trước cửa cơng,ngồi thì là lý nhưng trong là tình
Nhất quen, nhì thần, tam thần, tứ thế
Vơ phúc đáo tụng đình

Tóm lại, Nho giáo với tư tưởng trọng đạo lý hơn pháp lý, đề cao đức trị hơn
pháp trị cùng với chủ trương khuyến khích ―vơ tụng‖ và nhiều hệ lụy của nó, khi
tích hợp, thẩm thấu vào văn hóa bản địa Việt Nam, cùng với thói quen, lối sống

cộng đồng, trọng tình nhẹ lý, trọng lệ hơn luật vốn đã rất nặng nề trong văn hóa
làng xã, lại càng góp phần gia tăng sự hạn chế ý thức về nhân quyền và việc thực thi
nhân quyền trong xã hội phong kiến Việt Nam. Truyền thống này vẫn còn di căn
khá rõ nét trong xã hội ta hiện nay, khơng chỉ từ phía người dân mà còn biểu hiện cả
trong cách hành xử của các cơ quan công quyền.

11


Trong xã hội Việt Nam hiện nay, với sự diệt vong của chế độ phong kiến,
Nho giáo hiển nhiên là khơng cịn chỗ dựa để tồn tại và chi phối như một hệ tư
tưởng chính thống. Tuy nhiên những dấu ấn của Nho giáo vẫn còn luân lạc trong
dân gian một cách tự do và phân tán trong những giá trị văn hóa bền vững để vẫn
khơng thơi chi phối, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta hiện nay. Những tư
tưởng, tâm lý và thói quen hành xử đã trở thành truyền thống hiện vẫn còn di căn
khá nặng nề trong xã hội ta, được biểu hiện rõ nét trong hành xử quyền lực, khi tinh
thần thượng tôn pháp luật vẫn chưa thực sự được coi trọng, khi thái độ ―thượng tôn
quan quyền‖ vẫn tồn tại khá phổ biến. Bằng chứng là:
a) Trong mối quan hệ ứng xử giữa cơ quan công quyền với người dân, một bộ phận
công chức khi thực thi nhiệm vụ mà nhân dân giao phó vẫn cịn thái độ ―ban ơn‖,
nghĩ mình là bề trên nên hách dịch, ra oai, nhũng nhiễu nhân dân, còn thái độ ứng
xử phổ biến của người dân trước cơ quan công quyền là rụt rè, e ngại, không chủ
động khi thực hiện các quyền chính đáng và hợp pháp của mình. Đó là lực cản vơ
hình nhưng tác động của nó thì lại khơng kém phần sâu sắc và nặng nề cho công
cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Nhận xét về thực trạng
này, tác giả Bùi Ngọc Sơn cho rằng: ―Chính từ ý thức ấy của Nho giáo mà quan hệ
giữa người dân và các cơ quan công quyền vẫn luôn là mối quan hệ xin – cho, ban
phát chứ không phải mối quan hệ bình đẳng theo quy định pháp luật. Thậm chí tư
tưởng Nho giáo cịn khiến người ta chỉ biết phục tùng quyền lực nhà nước chứ
không biết đến vị thế bình đẳng giữa mình và nhà nước. Người dân Việt Nam vẫn

ln có thói quen “Thượng tơn quan quyền‖. Trước công quyền, trước cán bộ nhà
nước, người dân thường có tâm lý sợ, cả nể, ứng xử rụt rè, khơng dám nêu lên ý
kiến của mình, thích a dua theo
m đến quyền lợi của
mình thì cũng xem như ―con kiến kiện củ khoai‖. Mặt khác cũng từ đó mà quan
chức cũng thấy được địa vị ―bề trên‖ của mình mà hách dịch, những nhiễu, gây ảnh
hưởng đến quyền lợi nhân dân. Có thể nói ở nước ta người dân thực hiện quyền như
thực hiện nghĩa vụ còn cán bộ Nhà nước khi thực hiện nghĩa vụ trước dân như là
thực hiện quyền1. Cịn từ phía Nhà nước, tác giả Võ Khánh Vinh trong bài viết
―Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước trong nhà nước pháp quyền…‖ nhận
xét: “…pháp luật hiện hành đang đề cao vị trí và lợi ích của nhà nước; cá nhân
công dân là đối tượng quản lý của nhà nước. Điều này thể hiện rõ trong các qui

Trần Thành, Tư tưởng đẳng cấp, quyền lực, đầu óc địa vị, tâm lý hiếu danh của đạo đức phong
kiến và ảnh hưởng của nó trong cán bộ quản lý hiện nay ở nước ta (in trong: Ảnh hưởng của đạo
đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay), Nxb. Chính trị Quốc gia,
2001, tr. 108.
1

12


định pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, khi trong đời sống chính trị - xã
hội, quyền lợi của nhà nước được đặt trước quyền lợi công dân‖1.
Thực tế này cho thấy, công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta
hiện nay phải được bắt đầu từ gốc, đó là phải thay đổi quan niệm, nhận thức của cả
người dân và các cơ quan công quyền về mối quan hệ bình đẳng giữa người dân và
nhà nước.
b) Như một di căn của truyền thống, quan niệm coi pháp luật là công cụ của giai cấp
thống trị, là nơi phản ánh ý chí của giới cầm quyền vẫn còn để lại dư âm trong tư

duy của các nhà làm luật hiện nay, khi pháp luật vẫn còn nặng tính chất ―vị nhà
nước‖ mà chưa thực sự hướng về phía lợi ích của người dân. Trong tâm lí của người
làm luật ở nước ta từ xưa đến nay vốn vẫn nặng quan niệm cho rằng luật sinh ra là
để quản lý, để cấm đốn chứ khơng phải là để bảo vệ quyền con người, nay lại được
củng cố hơn khi chúng ta hiện vẫn đề cao tính giai cấp của pháp luật. Từ đây, thói
quen chống đối pháp luật của người dân vốn rất nặng nề trong truyền thống, nay
vẫn tiếp tục đeo bám dai dẳng cũng là điều dễ hiểu. Một truyền thống được tạo
dựng trong cả nghìn năm tất nhiên không dễ dàng mất đi trong xã hội hiện đại, khi
mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền là để chống lại sự lạm quyền của công
quyền để bảo vệ quyền con người. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật có vai trị
tối thượng, nó đứng trên nhà nước để kiểm sốt nhà nước, là cơng cụ để người dân
sử dụng bảo vệ mình, chống lại sự lạm quyền của nhà nước. Tuy nhiên, việc xây
dựng một nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó vốn rất thuận lợi ở phương
Tây trên nền tảng của nền văn hóa đề cao tính cá nhân thì đối với Việt Nam công
cuộc này đã và đang gặp phải những lực cản không nhỏ từ rất nhiều những hệ lụy
của đặc thù của văn hóa phương Đơng, trên nền tảng của tư tưởng chính trị và đạo
đức Nho giáo.
c) Vì chịu ảnh hưởng của tâm lý truyền thống nên người dân Việt Nam hiện nay đa
phần vẫn chưa có thói quen tìm đến tịa án để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình2. Ngay cả doanh nghiệp là nơi có nhu cầu cao về pháp luật nhưng
vẫn chưa có thói quen làm việc với luật sư trong việc hoạch định các chính sách,
tìm kiếm đối tác hay đảm bảo tính pháp lý trong các quyết định kinh doanh của
mình. Khi có tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết bằng con đường phi tư pháp,
thậm chí là phi pháp được coi trọng hơn là tìm đến tịa án, bởi trong ý thức và thói
Du Vinh Căn, Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia, bản dịch của Viện Khoa học Xã hội – Học
viện hành chính Quốc gia, 2002, tr. 8.
2
Trần Thành, Tư tưởng đẳng cấp, quyền lực, đầu óc địa vị, tâm lý hiếu danh của đạo đức phong
kiến và ảnh hưởng của nó trong cán bộ quản lý hiện nay ở nước ta, in trong: Ảnh hưởng của đạo
đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia,

2001, tr. 128.
1

13


quen hành xử phổ biến của người Việt hiện nay, việc khởi kiện tại tòa chỉ là một
giải pháp bất đắc dĩ trong nhiều con đường giải quyết tranh chấp khác. Đặc biệt, sự
hiện diện của tịa hành chính hiện nay xem ra đang có vẻ như là một sự ―xa xỉ‖,
thừa thãi, bởi trong xã hội truyền thống của người Việt khơng có chuyện ―dân kiện
quan‖, cho nên hiện nay người dân vẫn chưa quen, chưa kịp quen, chưa nhìn thấy ở
thiết chế dân chủ đó khả năng bảo vệ mình khi phải đối đầu với nhà nước.
Tóm lại, có thể thấy, các tư tưởng, giáo lý của Nho giáo được bảo lưu lâu bền
trong suốt cả hàng ngàn năm phong kiến đã ăn sâu vào tâm lý, tư duy, ứng xử của
xã hội Việt Nam truyền thống, trở thành lực cản không nhỏ đối với mục tiêu xây
dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở nước ta nói riêng cũng như cơng cuộc hiện
đại hóa đất nước nói chung.
3. Phật giáo với tƣ tƣởng hiếu hòa, nhân ái, vị tha
Ra đời ở Ấn Độ nhưng Phật giáo có ảnh hưởng rất sâu rộng đến các quốc gia
ở Đông Á và Đông Nam Á. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi du nhập vào
Việt Nam, những giáo lý cơ bản của đạo Phật đã sớm được cư dân Việt chấp nhận
rộng rãi và đã nhanh chóng có được chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn hóa
tinh thần của người Việt. Chỉ xét riêng về vấn đề bảo vệ quyền con người cũng có
thể thấy các tư tưởng, giáo lý của Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm tích cực.
Thứ nhất, Phật giáo chủ trương cấm sát sinh (với mọi động vật, mà thực chất
là với con người, vì Phật giáo quan niệm con vật cũng là một kiếp sống trong cõi
chúng sinh bình đẳng với con người, có thể kiếp trước chính là con người), điều đó
đồng nghĩa với việc triệt để bảo vệ quyền sống của con người trong cõi chúng sinh một quyền con người cơ bản mà trong tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền đã
được ghi nhận.
Thứ hai, Phật giáo khuyên con người sống khoan dung. Trong số 14 điều răn

của Đức Phật, có một điều rằng: ―Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung‖.
Điều này phù hợp với luật quốc tế về nhân quyền bởi trong đó, khoan dung được
coi là một trong những nguyên tắc nền tảng (Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1995 là
năm quốc tế về sự khoan dung, và cũng năm này, UNESCO đã ra một văn kiện có
tên là Tuyên bố về các nguyên tắc về sự khoan dung). Tổng Thư ký LHQ Kofi
Anna trong lời phát biểu nhân ngày Nhân quyền thế giới năm 1997 đã gửi đi thông
điệp rằng: ―Nhân quyền là biểu hiện của truyền thống khoan dung. Trong tất cả các
tơn giáo và các
bình và tiến bộ‖.
Trong cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc cho con người, Phật giáo đã ngộ ra
rằng, tham – sân – si là cái gốc của khổ đau, bất hạnh nên muốn gạt bỏ nó để đạt tới
14


hạnh phúc thì người ta phải tiêu diệt ngay từ trong trứng dục vọng tham - sân - si, là
gốc khởi phát của mâu thuẫn, tranh giành. Cùng với đó, Phật giáo chủ trương triết
lý sống Nhân – Quả, bởi dù người ta làm gì thì cũng đều gieo nguyên nhân, để rồi
chính nó sau này sẽ thành kết quả dành cho người đã gieo. Vì ―thiện giả thiện lai‖,
―ác giả ác báo‖ cho nên Phật giáo khuyên con người hãy gieo nhân lành để hái quả
thiện. Tư tưởng ―nhân quả‖ của Phật giáo thấm sâu trong tư duy và hiện diện rõ nét
trong hành vi của người Việt, khiến cho khi làm điều gì người ta cũng ln chủ
trương khuyến thiện trừ ác để tránh ―gieo gió gặt bão‖, ―chạy trời không khỏi
nắng‖, ―ác giả ác báo‖, không chỉ trong kiếp sống hiện tại mà còn cho cả ―luân hồi‖
vì ―đời cha ăn mặn đời con khát nước‖. Tư tưởng khoan dung, nhân ái của Phật giáo
đã cộng hưởng rất đồng điệu với văn hóa trọng tình của người Việt nên đã được các
thế hệ người Việt tiếp thu một cách tự nhiên, tự nguyện ―như nước mưa thấm vào
lịng đất mẹ‖, để rồi từ đó càng tơ đậm thêm triết lý sống thương người, lòng nhân
ái, vị tha, khoan dung trong lối sống cộng đồng và ứng xử trọng tình vốn đã rất đậm
nét trong truyền thống của dân tộc ta.
Như vậy, với chủ trương gạt bỏ tham – sân – si, làm lành lánh giữ, Phật giáo

đòi hỏi con người trước hết phải tự hòa giải với bản thân mình. Sau khi tự hịa giải
với mình, nghĩa là làm dịu lắng, triệt tiêu dục vọng của mình, con người mới có thể
tiến hành hịa giải với người khác. ―Chiến đấu với chính mình để nhường nhịn
người khác‖ - đó là triết lý sống mà Phật giáo mong muốn đạt tới. Như thế, Phật
giáo với phương châm hòa giải từ chính bản thân mình, tiến đến hịa giải với người
khác, rồi hịa giải với vũ trụ chính là cách tạo ra một mơi trường hịa giải rộng lớn
bao la để con người và vạn vật có thể sống cùng nhau một cách tốt lành.
Có thể nói, tư tưởng, giáo lý của Phật giáo ở tầng sâu nhất của triết lý sống
đã góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh suy nghĩ, quan điểm nhận thức về
cuộc sống cũng như hành động hằng ngày của con người, góp phần đem lại sự bình
n cho cuộc sống.

đã góp phần làm

hành vi của mìn
,
tin vào sự trừng phạt của lương tâm, của luật Trời hơn là luật pháp. Khi những quy
15


tắc ứng xử này đã thành đạo lý, thành truyền thống thì người ta cũng khơng mấy
quan tâm đến việc nó có phù hợp với pháp luật hay khơng.
Trở lên, chúng tôi đã chỉ ra sự ảnh hưởng, chi phối của các đặc trưng văn hóa
truyền thống đến sự hình thành ý thức về nhân quyền cũng như việc thực thi nhân
quyền trong xã hội Việt Nam truyền thống. Đó là kết quả của sự dung hợp, hòa điệu
giữa các đặc trưng văn hóa nơng nghiệp lúa nước với tư tưởng, giáo lý của Nho giáo
và triết lý Phật giáo với cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Điều đó cho thấy, mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền nói chung và vấn
đề xây dựng ý thức về quyền con người nói riêng ở Việt Nam hiện nay cịn gặp
nhiều khó khăn hơn là thuận lợi, khi nó được tạo dựng trong cả nghìn năm nên

khơng dễ dàng thay đổi trong xã hội hiện đại.
Chúng ta tự hào với những giá trị truyền thống của dân tộc đã được kết tinh
qua hàng ngàn năm lịch sử như lòng yêu nước, tinh thần đồn kết tương thân tương
ái, ý chí tự lực tự cường, đức tính cần cù, sáng tạo, đức tính lạc quan, lịng nhân ái,
vị tha... Song trước thách thức của công cuộc hội nhập để phát triển, chúng ta cần
nhận thức về các di sản của truyền thống một cách khách quan, toàn diện và thấu
đáo hơn. Bản lĩnh và sức sống của một dân tộc cũng được chứng tỏ ngay khi chúng
ta dám nhìn thẳng vào sự thật, biết dũng cảm để thừa nhận những nhược điểm,
khiếm khuyết của mình. Bởi ―một dân tộc càng mạnh, càng vươn cao về mặt đạo
đức, thì nó càng dũng cảm nhìn vào những mặt non yếu và những thiếu sót của
mình bấy nhiêu. Một dân tộc yếu hèn hoặc già cỗi, tàn tạ đến mức không thể tiến
lên được nữa thì chỉ thích ca tụng mình và chúa sợ nhìn vào những vết thương của
mình, vì nó biết rằng đó là những vết tử thương, rằng thực tại của nó khơng phải là
một cái gì phấn khởi, rằng nó chỉ có thể tìm thấy những niềm an ủi giả dối trong sự
đánh lừa mình thơi. Một dân tộc vĩ đại, đầy sức sống không như vậy được‖1.

1

Bielinski, dẫn theo: Lê Sơn, Tiếng cười của một trái tim nổi giận, tạp chí Văn học, số 3/1976.

16




GV Khoa KHCB, Trường ĐH Luật Tp. HCM
Triết lý về quyền con người là một bộ phận đặc sắc trong tư tưởng triết học
Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung. Bộ phận này
đang còn là một vấn đề khá mới mẻ trong quá trình nghiên cứu hệ thống triết lý của
dân tộc. Mặc dù đã được xới lên bước đầu, song còn khá rời rạc, mới chỉ dừng lại

trong nghiên cứu tư tưởng của một số đại biểu tư tưởng triết học Việt Nam, hoặc chỉ
được nhắc đến, điểm qua trong những cơng trình nghiên cứu về vấn đề con người
nói chung.
Vì thế, nghiên cứu hệ thống vấn đề này là một việc làm cần thiết, nhằm tiềm
kiếm, vạch ra diện mạo, làm sáng rõ vị trí, nội dung, giá trị vững bền của triết lý
quyền con người - triết lý điểm tựa, đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đồng thời còn
cảm được, nghe được bằng trái tim tiếng vọng ngàn đời của trí tuệ, tâm hồn Việt
Nam khơng ngừng đập qua thời gian, không gian để đến với mỗi người1, từ đó rút ra
những bài học lịch sử bổ ích cho sự nghiệp cao cả - hoạch định đường lối, chính
sách của Đảng và thực hiện quyền con người ở Việt Nam ngày một tốt hơn.
Lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và triết học Việt Nam nói riêng phản
ánh lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, nó có nhiệm vụ vạch ra
q trình nhận thức và triết lý người Việt về hiện thực và qui luật của đời sống xã
hội thể hiện ở các hệ thống tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức, tơn giáo vv…
Trong dịng chảy tư tưởng triết học Việt Nam, trải suốt chiều dài của lịch sử dân
tộc, các triết lý gia Việt Nam đã không ngừng học hỏi, tiếp thu, trau dồi những tinh
hoa tư tưởng triết học của nhân loại hòa cùng với bản sắc văn hóa của dân tộc và
con người Việt Nam đã luận giải về những sự biến chuyển của thế giới xung quanh,
của xã hội và con người.
Song do bối cảnh lịch sử của dân tộc Việt Nam đứng trước thử thách lớn lao,
liên quan đến vận mệnh của dân tộc, quyết định đến sự mất còn của nền độc lập, tự

PGS.TS Trương Văn Chung-PGS.TS Dỗn Chính (Đồng chủ biên): Bước chuyển tư tưởng Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.8.
1

17


do nước nhà. Vì vậy mà trong thời điểm này, các thế hệ ông cha đã vận dụng, tổng

hợp mọi tư tưởng, kế thừa, chọn lọc tinh hoa tư tưởng, tái cấu trúc lại hệ thống tư
tưởng tạo nên chất mới, những giá trị mới làm vũ khí sắc bén, cao hơn về chất,
phong phú hơn về nội dung để lý giải và giải quyết thành công những nhiệm vụ mà
lịch sử đề ra.
Điểm đặc sắc của những lý giải ấy là phần nhiều đề cập đến các vấn đề chính
trị - xã hội - con người. Đó là những suy ngẫm, trăn trở, những kế sách, biện pháp…
đánh đuổi quân xâm lăng; là những trăn trở, suy ngẫm, lý giải về đời sống con
người mà mẫu số chung của nó là vấn đề giành, giữ và phát huy các ―quyền con
người‖.
Cùng với các triết lý gia, con người Việt Nam qua mỗi thời đại, mỗi giai
đoạn lịch sử, bằng trái tim và trí tuệ của mình cũng đã nhận thức và lý giải về những
sự biến chuyển của xã hội, của chính bản thân con người thể hiện qua các câu ca
dao, tục ngữ,… Những nhận thức, lý giải ấy giao thoa với nhau. Nhận thức, lý giải
trước là cơ sở, tiền đề cho nhận thức, lý giải sau. Đến lượt mình, nhận thức, lý giải
sau bổ sung, hồn thiện nhận thức, lý giải trước. Kết quả là hình thành kho tàng lý
luận dân gian đồ sộ của dân tộc. Điểm đặc sắc của kho tàng này là lý luận về các
―quyền con người‖ của dân tộc. Đó là ngọn nguồn sâu xa cho những thắng lợi vang
dội trước bất kỳ một thế lực xâm lăng nào. Đó cịn là những bài học đời đời cho các
thế hệ để gìn giữ và tiếp tục đấu tranh cho các ―quyền con người‖ ở Việt Nam.
―Ôn cố tri tân‖ hay ―trở về để bay xa hơn‖, đó là những thơng điệp của một
Việt Nam hiện đại đang chuyển mình, cất cánh. Công cuộc đổi mới hiện nay đã,
đang làm thay đổi, phát huy tối đa nguồn lực và những lợi thế để Việt Nam tiếp

, sẽ trở thành điểm
tựa chắc chắn, khỏe khoắn cho dân tộc bay xa trên trường quốc tế.
Việt Nam đã và sẽ ấy là những tinh hoa triết lý về quyền con người.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trong một
thế giới cũng đang chuyển mình với nhiều biến động chính trị, xã hội sâu sắc, trong
đó vấn đề quyền con người đã, đang và sẽ còn là một trong những vấn đề chính trị
18



nóng, được sự quan tâm nhiều nhất của các quốc gia trên toàn thế giới khi mà hàng
trăm văn kiện quốc tế về quyền con người đã được thông qua, một cơ chế quốc tế
về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được hình thành, biến quyền con người
trở thành một trong các yếu tố chính trị chi phối các quan hệ quốc tế hiện nay. Để
có những bước đột phá trước những vấn đề lý luận cơ bản đang cần được bổ sung
hoàn chỉnh, để vạch cho được những chuẩn thức mới, giá trị mới của sự phát triển
―quyền con người‖ hiện nay ở Việt Nam, tất yếu chúng ta phải tổng kết, khái quát
toàn bộ lịch sử tư tưởng Việt Nam và thế giới.
Như vậy, mục đích nghiên cứu triết lý về quyền con người trong lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam là để vì ngày hơm nay, vì những mệnh lệnh của cuộc sống
hiện tại: ―hướng nội đến tận cùng để tự tin bước vào ngôi nhà chung của nhân
loại‖1.
Vấn đề quyền con người ở Việt Nam nói chung đã được tiếp cận và nghiên
cứu dưới nhiều góc độ, phương diện: pháp lý, lịch sử - xã hội, văn hóa, chính
trị.v.v…như: ―Vấn đề quyền con người ở Việt Nam - từ góc độ lịch sử xã hội và
chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh‖ - Kỷ yếu Hội thảo Khoa
Khoa học cơ bản, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,… song mảng triết lý cho
đến nay vẫn còn khá khiêm tốn về số lượng cũng như chất lượng các cơng trình
nghiên cứu. Phần lớn chủ yếu tập trung nghiên cứu tư tưởng triết học về con người,
dân chủ của các đại biểu tư tưởng Việt Nam nói chung và triết học nói riêng. Tiêu
biểu như: Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người của Dỗn Chính, Cao Xn
Long đăng Tạp chí Nghiên cứu con người, Số 4 (31) – 2007; Tư tưởng Phan Bội
Châu về con người trong tác phẩm “Nhân sinh triết học” của Nguyễn Anh Quốc
trong sách “Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” do
PGS.TS Trương Văn Chung và PGS.TS Dỗn Chính đồng chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2005, tr. 269-294.
Do đó, trên cơ sở kế thừa những thành quả của một số cơng trình nghiên cứu
kể trên, bài viết này tiếp tục luận giải một cách tương đối có hệ thống nhằm vạch ra

nguồn gốc, nội dung cơ bản triết lý về quyền con người trong tiến trình lịch sử của
dân tộc Việt Nam.
PGS.TS Trương Văn Chung-PGS.TS Dỗn Chính (Đồng chủ biên): Bước chuyển tư tưởng Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.9.
1

19


Cho đến nay, từ Đơng sang Tây đã có rất nhiều định nghĩa về quyền con
người nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết
học ―kinh điển‖ nào về quyền con người. Tuy nhiên, dưới góc độ triết học và căn cứ
vào những vấn đề cơ bản của quyền con người như: vấn đề tự do, vấn đề nhu cầu cơ
bản của cuộc sống con người cần được đáp ứng,… có thể định nghĩa: quyền con
người là những địi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc sống cơ bản
cần được đáp ứng của con người.
Quá trình hình thành tư tưởng triết học Việt Nam nói chung và triết lý về
quyền con người nói riêng ln là kết quả của sự kế thừa, chọn lọc có định hướng,
làm mới những giá trị truyền thống tạo ra một diện mạo riêng với một sinh khí mới
trong đời sống tinh thần dân tộc. Đó thực chất là những điểm tăng trưởng gắn liền
với những biến động lớn của lịch sử dân tộc. Đó cịn là một cuộc hành trình dài
hướng vào chính mình ―để tìm kiếm, khẳng định những giá trị đích thực từ những
vấn đề thật gần gũi, giản gị nhưng cũng hết sức căn bản, lớn lao: số phận con người
và vận mệnh dân tộc‖1.
Quá trình hình thành triết lý về quyền con người trong lịch sử dân tộc gắn
liền với lịch sử hình thành, dựng và giữ nước của dân tộc. Cũng như bất kỳ sự vật,
hiện tượng nào, quyền con người khơng phải là một cái gì siêu lịch sử, siêu giai cấp
và siêu xã hội. Nó
hội nhất định và chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, xã hội hiện thực.
Trước hết, quyền con người không tách rời quyền quốc gia, dân tộc mà biệu

hiện đầu tiên của nó là ý thức về cộng đồng dân tộc và ý thức về chủ quyền đất nước
trước vận mệnh mất còn của dân tộc khi dân tộc Việt Nam bị đô hộ bởi quân xâm
lược phương Bắc và luôn đứng trước hiểm hoạ ―dĩ Hoa, biến Di‖. Triết lý đó thể
hiện mối quan hệ biện chứng của sự thống nhất giữa lòng yêu nước, yêu dân; là sự
thống nhất tương hỗ giữa cá nhân với cộng đồng và trách nhiệm, bổn phận của cá
nhân trước cộng đồng dân tộc.
Trước quân xâm lược nhà Hán, Trương Trọng kiên quyết bác bỏ quan điểm
của nhà Hán qui định: ―Nhật Nam phải hướng về phương Bắc để trông mặt trời vua

PGS.TS Trương Văn Chung-PGS.TS Dỗn Chính (Đồng chủ biên): Bước chuyển tư tưởng Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.7.
1

20


Hán‖. Ơng khẳng định: ―Ở Nhật Nam, phong khí ấm áp, mặt trời đứng bóng trên
đầu dân sinh‖1. Hai Bà Trưng dựng nước xung vương với lời thề:
―Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa vua Hùng‖2
Việt sử thông giám cương mục ghi lại công đức Bà Triệu rằng : ―Người con gái ở quận
Cửu Chân là Triệu Ẩu họp quân đánh cướp quận huyện…‖. Còn dân gian thì ca tụng:
―Có Bà Triệu tướng, vâng lệnh trời ra
Trị Voi một ngà, dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước, theo gót bà Vương‖3.
Năm 1076 trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt, để khẳng định tư tưởng và
động viên binh lính, Lý Thường Kiệt đã sang sảng cất lên:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Nghĩa là:

Sơng núi nước Nam thì Hồng đế nước Nam ở
Cương vực đã ghi rõ trong sách trời.
Với những ngôn ngữ rõ ràng, âm vực chắc nịch câu thơ khẳng định quyền
làm chủ của Hoàng đế nước Việt, quyền làm chủ của ngưịi Việt là hợp quy luật,
khơng ai có thể bác bỏ được.
Rồi tiếp đến:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Nghĩa là:
Tại sao lũ giặc ngỗ ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay liệu, sẽ chuốc lấy thất bại tơi bời
Hai câu thơ khẳng định chính nghĩa nhất định thắng, kẻ xâm lăng nhất định
sẽ bị thất bại.
Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983, tr. 151.
Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983, tr. 38.
3
Lịch sử tư tưởng Việt Nam, t. 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 106.
1
2

21


Tiếp đến là Hịch tướng sỹ của Trần Hưng Đạo; đây là những áng văn nhấn
mạnh ý tưởng vì danh dự đất nước cũng như quyền sống của gia đình mà quyết
chiến với giặc Nguyên - Mông xâm lược.
Và nổi lên là Bình Ngơ Cáo của Nguyễn Trãi được cơng bố vào năm 1428
sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi. Đây vừa là một bản hùng ca
đồng thời qua thi pháp, ngôn từ đã thể hiện hệ tư tưởng yêu nước Đại Việt hoàn
thiện ở một tầm cao mới.

Nối tiếp truyền thống Nam quốc sơn hà thời Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi
khẳng định:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục bắc nam cũng khác.”
Rồi đến Nguyễn Huệ khẳng định:
―Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích ln bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri, Nam quốc anh hùng chi hữu chủ‖
(Có nghĩa là đánh để vẫn giữ được phong tục tập quán, vẫn để được tóc dài, vẫn
nhuộm được răng đen. Đánh cho nó, một chiếc xe để chạy về nước cũng khơng có.
Đánh cho nó, một mảnh giáp cũng chẳng cịn. Đánh cho nó biết nước Nam anh
hùng là có chủ).
Thứ hai, quyền con người thể hiện qua quan niệm về sự bình đẳng giữa người
với người - một trong những tinh hoa văn hóa chính trị của người Việt Nam. Quan
niệm này đã hình thành ngay từ thời buổi sơ khai của quá trình dựng nước và được
thể hiện nhiều nhất trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam khi cho rằng trong xã
hội, quan hệ giữa con người và con người phải là bình đẳng vì đều là sản phẩm của
tự nhiên: ―hơn nhau tấm áo manh quần; thả ra mình trần, ai cũng như ai‖… Quan
niệm này về sau được phát triển xuyên suốt qua các triều đại trong lịch sử dân tộc
như Trần Hưng Đạo đã từng tổng kết nguyên nhân thắng lợi trước quân Nguyên
22


×