Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 71 trang )

BỘ GIÁ
ÁO DỤC VÀ ĐÀO
O TẠO
TR
RƯỜNG ĐẠI HỌC
C LUẬT TP HCM
M
KHOA
A LUẬT THƯƠNG
T
G MẠI

NGU
UYỄN BÙ
ÙI BÁ HU
UY

PH
HÁP LU
UẬT VỀ
Ề HOẠT
T ĐỘNG
MUA BÁN HÀNG
H
H
HÓA

V CUN
NG ỨNG
G DỊCH
H VỤ


TR
RÊN WEBSIT
W
TE THƯ
ƯƠNG MẠI
M ĐIIỆN TỬ


KHÓA
A LUẬN TỐT
T
NGH
HIỆP CỬ NHÂN
N
LU
UẬT
Chuyênn ngành Lu
uật Thươnng Mại

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN
NH - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG

MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN BÙI BÁ HUY
Khóa:

32 ; MSSV: 3220085

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Bùi Bá Huy là tác giả của khóa luận tốt nghiệp “PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRÊN
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ” năm 2011. Tơi cam đoan khóa luận tốt
nghiệp là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham
khảo hoặc bất kỳ đối tượng thuộc quyền sở hữu của các tác giả khác đã được nêu rõ
trong phần trích dẫn và tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa
luận là hồn tồn trung thực. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tồn bộ nội dung và
hình thức khóa luận của bản thân.

Nguyễn Bùi Bá Huy

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU


4

CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

10

U

U

U

1.1 Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên
website thương mại điện tử

10

1.2 Đặc điểm hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên
website thương mại điện tử

14

U

U

U


U

1.2.1 Các chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch trên website thương mại điện tử

15

1.2.2 Phương thức thực hiện giao dịch chủ yếu là phương thức gián
tiếp

17

1.2.3 Làm xuất hiện chủ thể trung gian là tổ chức chứng thực:

18

U

U

U

U

U

U

1.3 Phân loại hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch trên website
thương mại điện tử


20

1.3.1 Phân loại dựa vào hình thức của hoạt động thương mại:

20

1.3.2 Phân loại dựa vào cách thức thực hiện giao dịch trên website

21

1.3.3 Phân loại dựa vào hình thức kinh doanh trên website thương
mại điện tử

22

U

U

U

U

U

U

U


1.4 Thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên
website ở Việt Nam

U

U

23
U

1.4.1 Tình hình ứng dụng hoạt động mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng trên
website thương mại điện tử:

23

1.4.2 Những thách thức đối với hoạt động mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử.

26

U

U

U

U

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

31

2.1 Pháp luật về chứng từ điện tử trong hoạy động mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ

31

U

U

2.1.1 Các loại chứng từ điện tử
U

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

U

31
U


2.1.2 Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử:

33

2.1.3 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử


35

2.1.4 Giá trị chứng cứ của chứng từ điện tử

39

U

U

U

2.2 Vấn đề giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử:
U

U

U

U

41
U

2.2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng trên website thương mại điện
tử

42

2.2.2 Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện

tử

44

2.2.3 Vấn đề đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử

53

U

U

U

U

U

U

2.3 Pháp luật về thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử

55

2.3.1 Thực hiện chuyển giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ

55


2.3.2 Nghĩa vụ thanh tốn

58

2.3.3 Giải quyết tranh chấp hợp đồng

60

U

U

U

U

U

U

U

U

2.4 Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và thương nhân trong hoạt động
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website

62

2.4.1 Pháp luật về bảo vệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp


62

2.4.2 Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

64

U

U

U

PHẦN KẾT LUẬN
U

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

U

U

U

67
U


Nguyễn Bùi Bá Huy
PHẦN MỞ ĐẦU

PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Tính thực tiễn của đề tài:
Thương mại điện tử ra đời từ đầu thế kỉ XX, là một đề tài không mới trên thế
giới. Thương mại điện tử là một yếu tố hợp thành nền kinh tế số hóa. Sự ra đời và
phát triển của thương mại điện tử gắn liền với những tiến bộ và thành tựu của khoa
học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và mạng truyền thông. Thương mại
điện tử ngày càng chiếm tỷ lệ cao so với các hoạt động thương mại truyền thống.
Kể từ khi mạng Internet được chính thức đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ
cuối năm 1997 đến nay, việc ứng dụng của hệ thống mạng máy tính hiện đại này
vào đời sống ngày càng được nhân rộng. Từ các hoạt động xã hội bình thường như
cập nhật tin tức, giao thiệp, kết bạn đến các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội. Số
lượng người dùng mỗi năm không ngừng tăng lên. Trước khi việc sử dụng internet,
nhiều phương tiện điện tử cũng đã được ứng dụng nhưng những hình thức này lại
mất dần vị trí quan trọng và phổ biến so với internet.
Đáng lưu ý hiện nay là sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật làm
nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và internet vào hoạt động quản lí
nhà nước, điển hình là hoạt động ngân sách nhà nước, thuế, hoạt động tài chính,
đăng kí doanh nghiệp, thủ tục hải quan, thủ tục biên phòng,..Song song với đó, các
doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng nhận thấy những ưu điểm của internet đối với
hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, những năm gần đây, vô số các trang mạng điện tử
phục vụ cho hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp lần lượt ra đời.
Hình thức kinh doanh hiện đại này dần chiếm được thị phần lớn trong cơ cấu kinh
tế do những ưu điểm nổi bật của nó so với hình thức kinh doanh truyền thống. Kết
quả điều tra của Bộ Công Thương với 2.000 doanh nghiệp trên cả nước trong năm
2009 cho thấy, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng
TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Việc ứng dụng TMĐT đã mang lại
hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát, 100% doanh nghiệp tham
gia khảo sát đã trang bị máy tính và trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính.

Có 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó
96% là kết nối bằng băng thơng rộng (ADSL) và đường truyền riêng (leased line).
Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới việc khai thác ứng dụng cơ bản của thương
mại điện tử là thư điện tử (email) với 86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục
đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh
nghiệp nhỏ và vừa là 78% 1 . Việc ứng dụng càng ngày càng đi sâu vào các hoat
động thương mại từ việc giới thiệu về doanh nghiệp, giới thiệu về sản phẩm, dịch
vụ đến việc giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch thông qua mạng điện tử. Tuy
nhiên, việc ứng dụng thành tựu này cũng gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế. Chủ
yếu là những rủi ro về mặt pháp lý mà các bên tham gia giao dịch thông qua mạng
F

1

F

Bộ Công Thương (2009), Báo Cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2009, Bộ Cơng
Thương, Hà Nội, tr. iii.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011
1


Nguyễn Bùi Bá Huy
internet phải đối mặt khi có tranh chấp xảy ra do khi thực hiện các giao dịch đa
phần là các bên chỉ trao đổi một cách gián tiếp và các thơng tin và chứng cứ các bên
có được đa số đều mang tính phi văn bản.
Sự ra đời của luật Thương mại 2005, luật Doanh nghiệp và đặc biệt là luật
Giao dịch điện tử 2005, luật Công nghệ thông tin 2006 cùng các văn bản hướng dẫn
thi hành và một số văn bản khác đã tạo nền tảng pháp lý cho sự ra đời cho một hoạt
động thương mại mới tại Việt Nam. Đó là hoạt động thương mại điện tử. Rộng hơn

nữa là xây dựng một xã hội điện tử hiện đại phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội
của Việt Nam. Sau hơn 5 năm các văn bản này có hiệu lực thi hành, nó đã thể hiện
nhiều điểm tiến bộ và bộc lộ nhiều hạn chế. Rõ ràng, đây vẫn đang là giai đoạn
hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu về pháp luật và hoạt động thực tiễn của thương mại
điện tử tại Việt Nam là vấn đề rất cần thiết. Những nghiên cứu này sẽ có giá trị củng
cố và hồn thiện khung pháp lý về hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, hoạt
động được ứng dụng rộng rãi và có khả năng phát sinh những tranh chấp nhất trong
thương mại điện tử ở nước ta hiện nay là hoạt động mua bán hàng hóa trên website.
1

Bảng 1: Tình hình sở hữu và sẽ xây dựng website của doanh nghiệp theo lĩnh

vực .
F

F

Ngoài ra, kể từ khi triển khai kế hoạch đưa thương mại điện tử vào các
trường đại học theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐTTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 thì tính đến năm 2010, trong tổng số 250 trường đại
học và cao đẳng trên toàn quốc được khảo sát đã có trên 77 trường đã triển khai đào
tạo thương mại điện tử, trong đó có 49 trường đại học và 28 trường cao đẳng, có 1
trường đã thành lập khoa thương mại điện tử 2 .
F

F

Do sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của hình thức này, trong những tháng
gần đây, chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản để điều chỉnh những quan hệ

1

Bộ Công Thương (2009), Báo Cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2009, Bộ Công
Thương, Hà Nội, Tr. 125.
2
Bộ Công Thương (2010), Báo cáo tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các trường
đại học và cao đẳng năm 2010, Bộ Cơng Thương, Hà Nội, tr. 13.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011
2


Nguyễn Bùi Bá Huy
mới phát sinh và đảm bảo công bằng giữa các chủ thể. Điển hình là Thơng Tư số
46/2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 quy định về quản lý hoạt động của
website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Điều này cho ta
thấy hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website đang là vấn đề
cấp thiết hiện nay cần được nghiên cứu.
Ý nghĩa nghiên cứu: khi chúng ta xây dựng khung pháp lý tương đối hoàn
thiện về hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung và hoạt động mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website nói riêng khơng những thúc đẩy cho sự
phát triển của những hoạt động này tại Việt Nam mà còn tạo niềm tin pháp lý vững
chắc cho các nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu:
Lĩnh vực thương mại điện tử là lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam hiện
nay. Kể từ khi Luật giao dịch điện tử 2005 và Luật Thương mại 2005 có hiệu lực thi
hành đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến các khía cạnh khác nhau của
thương mại điện tử. Trong đó, khía cạnh được chú trọng nhiều trong nghiên cứu và
hoàn thiện là pháp luật về giao dịch điện tử và việc áp dụng luật giao dịch điện tử
vào hoạt động thương mại. Ngoài khía cạnh trên, nhiều tác giả cũng quan tâm
nghiên cứu đến lợi ích của thương mại điện tử và ứng dụng nó vào hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp hoặc nghiên cứu về mặt xã hội, đạo đức kinh doanh trong
thương mại điện tử.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thương mại điện tử Việt Nam hiện nay đã trở
nên rất đa dạng cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thống Internet. Hàng loạt
các website thương mại điện tử ra đời. Chức năng cơ bản của các website này là
mua bán hàng hóa (đa phần website là website bán hàng hóa) và cung ứng dịch vụ
trực tuyến. Mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua website từ việc giao kết
hợp đồng, giao nhận hàng hóa (cả hàng hóa được số hóa và khơng được số hóa),
thanh tốn,….Mặc dù các ứng dụng này chưa thực sự phổ biến nhưng có thể cho ta
thấy khả năng nó sẽ trở thành xu hướng phát triển trong tương lai. Do đó, việc cần
xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh này là một vấn
đề cấp thiết
Vì vậy, đối tượng nghiên của đề tài này là pháp luật về hoạt động mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử. Thực tế cho ta thấy
rằng, hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ thơng qua website thương mại điện tử có những đặc điểm khác
biệt so với các hoạt động thương mại truyền thống. Điển hình cho sự đặc điểm riêng
biệt đó là các chứng từ về thực hiện giao dịch đều ở dạng dữ liệu điện tử, việc giao
kết hợp đồng của các chủ thể được thực hiện một cách gián tiếp,… Chính những
điểm khác biệt mang tính bản chất đó mà hoạt động này cần được điều chỉnh bởi
các quy phạm pháp luật mang tính đặc thù nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật
được hiệu quả. Từ đó, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như quy mô của một khóa luận tốt nghiệp
nên tác giả khơng thể nghiên cứu tất cả lĩnh vực của hoạt động thương mại điện tử.
Phạm vị nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở pháp luật về hoạt động mua bán hàng
hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử. Trong đó, đề tài sẽ đi sâu
làm rõ hơn những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động này và việc tuân
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

3



Nguyễn Bùi Bá Huy
thủ những quy định đó trên thực tế. Từ đó, đúc kết những mặt tích cực, mặt hạn chế
và đề xuất các xu hướng điều chỉnh thích hợp và hiệu quả. Trong đó có những nội
dung cơ bản sau:
1. Khái quát về hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên
website thương mại điện tử. Trong phần khái quát này, đề tài sẽ làm rõ hơn đối
tượng nghiên cứu của đề tài về khái niệm cũng như đặc điểm của hoạt động này
nhằm phân biệt chúng giữa các hoạt động khác trên thực tế. Từ những nghiên cứu
đó, phần thứ nhất đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề bất cập phát sinh trên thực tế
về hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện
tử cần được giải quyết.
2. Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên
website thương mại điện tử và thực tiễnViệt Nam. Phần hai đi vào nghiên cứu
những quy định của pháp luật của Việt Nam về từng vấn đề của đối tượng nghiên
cứu và thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay như : vấn đề chứng từ điện tử, vấn đề
giao dịch trên website, thực hiện hợp đồng đã giao dịch, vấn đề bảo mật và an
ninh,..Từ đó đề xuất hướng khắc phục cho các vấn đề phát sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài những phương pháp nghiên cứu chung đối với một ngành khoa học xã
hội như: phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia,..Đề tài còn áp dụng
những phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành khoa học pháp lý: Phương pháp
tổng hợp và phân tích các văn bản pháp luật, phương pháp giải thích pháp luật.
Trong đó, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua các
số liệu thống kê, tình hình hoạt động thương mại điện tử trên thực tế nhằm nắm bắt
sự thay đổi của thực tiễn khách quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu này phải dựa trên nền tảng tư
tưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng về những cặp phạm trù cơ bản và những
nguyên lý cơ bản của Triết học Mac-xít. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này cũng

dựa trên các nguyên tắc chung của pháp luật, chính sách của Đảng, nhà nước và
thực tiễn Việt Nam hiện nay.
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường:
Do đây là lĩnh vực tương đối mới nên tình hình nghiên cứu trước đây cịn
hạn chế, chủ yếu là các nghiên cứu về giao dịch điện tử, hợp đồng thương mại điện
tử. Trong đó, đáng chý ý là các đề tài :
-

Luật giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005, Luận văn thạc sĩ : Châu Việt
Bắc .2006

-

Vấn đề chứng cứ và bảo mật trong thương mại điện tử trong thương mại
điện tử/ Luận văn thạc sĩ: Trần Thanh Hòa, 2006.

Đây là những nghiên cứu tổng quan về luật giao dịch điện tử làm cơ sở cho
việc xác lập và giao kết các hợp đồng thương mại điện tử. Trong đó, Nghiên cứu
chủ yếu các vấn đề về chứng từ điện tử, giá trị pháp lý của chúng và giá trị của chữ
ký điện tử. Những nội dung là cơ sở nền tảng cho sự phát triển nghiên cứu chuyên
sâu về sau. Đặc biệt, hiện nay pháp luật đã có nhiều quy định mới về các vấn đề
được đề cập nhằm hiện thực hóa ý nghĩa thực tiễn của nội dung nghiên cứu.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

4


Nguyễn Bùi Bá Huy
Bên cạnh đó, có rất nhiều tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề thương mại điện
tử bằng các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như:

-

Chứng cứ và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử của TS.
Nguyễn Hữu Huyên.

-

Góp ý dự thảo thông tư hướng dẫn về giao kết hợp đồng trên website
thương mại điện tử của THS-LS.Phan Thông Anh.

-

Sự cần thiết xây dựng luật Thương mại điện tử của Lưu Hoàng Hà.

-

TMĐT và các vấn đề pháp lý phát sinh của Vũ Hải Hà.

Đây là những nghiên cứu khởi đầu khi pháp luật về thương mại điện tử vừa
mới được ban hành. Do đó, chúng có giá trị đóng góp cho hoạt động hồn thiện
pháp luật hiện nay.
Ngồi ra, cịn có các nghiên cứu về thương mại điện tử dưới góc độ kinh tế
học cũng có giá trị cho khóa luận như:
-

Kiến thức về thương mại điện tử của TS. Nguyễn Đăng Hậu xuất bản
năm 2004.

-


E-commerce and E- business của Zorayda Ruth Andam xuất bản năm
2003.

Nhận xét chung: Việc nghiên cứu về thương mại điện tử đã được đặt ra cách
đây gần 10 năm, tuy nhiên hiện chưa có một nghiên cứu tổng quan nào về pháp luật
về hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam. Sau gần 10 năm, những nghiên cứu
chỉ dừng lại ở những góc độ riêng lẻ về một hoạt động rộng lớn như thương mại
điện tử. Và hầu hết các nghiên cứu về thương mại điện tử hiện nay là về kinh tế học.
Điều này là hệ quả của việc đưa thương mại điện tử chính thức trở thành mơn học
chính thức tại các trường đại học giảng dạy về kinh tế.
Về tính ứng dụng của các đề tài: Khi ra đời, thương mại điện tử gần như là
một khái niệm lạ đối với người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, với quy mô và số
lượng những đề tài, bài viết như trên là một hình thức tuyên truyền nhằm phổ biến
đến cộng đồng một hình thức kinh doanh mới. Hiệu quả của cơng tác này là không
thể phủ nhận khi người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử ngày càng tăng qua
các năm và các chủ thể tham gia cũng có sự hiểu biết nhất định về thị trường mới.
Đối với các đề tài,bài viết có tính chất chun ngành, đó là những nghiên cứu quý
báo đối với việc xây dựng hoàn thiện thương mại điện tử phù hợp với thực tiễn Việt
Nam. Đa phần những quy định của Việt Nam về hoạt động này được xây dựng dựa
trên những nghiên cứu có giá trị này.
Mặc hạn chế, thương mại điện tử là một lĩnh vực rất năng động. Tốc độ phát
triển hết sức nhanh chóng. Do đó, sự thay đổi chính sách và pháp luật của nhà nước
cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Đặc biệt là làm xuất hiện các quan hệ mới dựa trên các
ứng dụng cơng nghệ. Vì vậy, so với thực tiễn hiện tại, một số nội dung đã khơng
cịn phù hợp. Mặc khác, những đề tài nghiên cứu này cũng đưa ra nhiều vấn đề nan
giải của thực tiễn lúc bấy giờ và định hướng phương thức giải quyết. Tuy nhiên,
những vấn đề này một phần đã được ghi nhận trong văn bản pháp luật một phần nảy
sinh những quan hệ mới và tranh chấp quyền lợi mới phát sinh mà hầu hết các đề tài
này chưa dự đốn được.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011


5


Nguyễn Bùi Bá Huy
Gần đây, chính phủ đã ban hành nhiều văn bản mới để điều chỉnh hoạt động
thương mại điện tử nên những nghiên cứu về hoạt động này đang được khôi phục
trở lại với những đề tài, lĩnh vực mới. Trong xu hướng đó, nổi bật có các để tài và
bài viết về thanh toán trực tuyến, Marketing trực tuyến, đặt hàng trực tuyến, doanh
nghiệp điện tử.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là làm rõ tầm quan trọng của
pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đối với sự phát triển
của thương mại điện tử. Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận là những thành tựu của
các đề tài, nghiên cứu chuyên sâu của những tác giả đi trước. Kết hợp với tình hình
thực tiễn Việt Nam về ứng dụng thương mại điện tử. Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ đi
sâu giải quyết những vấn đề pháp lý thực tiễn đặt ra đối với hoạt động này.

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

6


Nguyễn Bùi Bá Huy
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CUNG ỨNG
DỊCH VỤ TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng thương
mại trên phạm vi toàn cầu. Các nước trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc.
Dự báo trong thời gian tới, thương mại điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một
nguồn lợi nhuận khổng lồ. Trong đó, website thương mại điện tử là một hình thức

tương đối phổ biến và thể hiện nhiều tính năng ưu việt. Ngồi những ưu điểm về
mặt kinh tế, thì vấn đề mà các nhà đầu tư, khách hàng và các cá nhân, tổ chức khác
quan tâm đó chính là nền tảng pháp lý để đảm bảo cho hoạt động thương mại điện
tử diễn ra công bằng, hiệu quả và cũng vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của
doanh nghiệp. Mặc dù pháp luật về hoạt động Internet, và hoạt động thương mại
điện tử của Việt Nam đã được xây dựng từ 2001, tuy nhiên để nghiên cứu một cách
tổng quan về lĩnh vực này là một vấn đề rất cần thiết. Trong các hoạt động của
website thương mại điện tử thì hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
diễn ra rất đa dạng và có nguy cơ phát sinh rất nhiều tranh chấp liên quan. Do đó,
việc hình thành một kiến thức khái quát về hoạt động mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử cũng như những đặc điểm của nó là
một yêu cầu cơ bản khi nghiên cứu về hoạt động này trong khoa học pháp lý cũng
như trong thực tiễn. Từ đó, chúng ta có được những hiểu biết nền tảng để phân biệt
hoạt động đang nghiên cứu với các hoạt động khác có liên quan đang diễn ra trên
internet.
1.1 Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên
website thương mại điện tử
Hiện nay chưa có một cách định nghĩa thống nhất về thế nào là “hoạt động
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử” do đây là
một đối tượng nghiên cứu khá mới trong khoa học pháp lý. Tuy nhiên, cũng với sự
ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có liên quan đến hoạt động
này điển hình như Luật Thương mại 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005 và các văn
bản hướng dẫn thi hành chúng ta có thể xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh về đối
tượng nghiên cứu từ cách khái niệm có liên quan.
Hiểu theo một cách thơng thường thì hoạt động mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử là một hoạt động thương mại bao gồm
hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho khách hàng, trong đó toàn bộ
hoặc một phần của giao dịch được thực hiện thông qua phương tiện điện tử là
website thương mại điện tử.
Đầu tiên, chúng ta khẳng định rằng hoạt động mua bán hàng hóa và cung

ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử là một hoạt động thương mại. Nó thể
hiện đầy đủ tính chất của một hoạt động thương mại. Mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ thơng qua website thương mại điện tử là hoạt động ứng dụng những
tiến bộ mới của khoa học công nghệ đặc biệt là ngành công nghệ thông tin vào khâu
cuối cùng của chuỗi sản xuất đó là bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho khách
hàng nhằm mục đích sinh lợi. Hơn thế nữa, với ưu thế nổi bật của mạng Internet,

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

7


Nguyễn Bùi Bá Huy
hoạt động này càng tỏ ra vô cùng hiệu quả về kinh tế đối với doanh nghiệp, người
tiêu dùng và xã hội 1 .
F

F

Mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại là những
khái niệm không mới trong pháp luật thương mại Việt Nam. Từ khi Luật thương
mại 1997 đến Luật thương mại 2005 đều có định nghĩa về hai hoạt động thương mại
này. Tuy nhiên, khái niệm về hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ quy
định tại Luật thương mại 2005 được xem là định nghĩa khái qt và tiến bộ hơn.
Trong đó, “Mua bán hàng hố là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên
mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
theo thỏa thuận” 2 . và “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên
(sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên
khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa

vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận 3 .”
F

F

F

F

Rõ ràng chúng ta nhận thấy mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ là những
giao dịch song vụ trong đó, quyền và nghĩa vụ của bên này sẽ là nghĩa vụ và quyền
của bên kia và ngược lại. Sự khác biệt cơ bản của hoạt động mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ đó là đối tượng của hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hóa chính là hàng hóa được định nghĩa tại Khoản 2 điều 3 luật Thương mại
2005:
“Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương
lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.”
Trong khi đó, đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là một cơng việc cụ
thể. Chính đặc điểm này mà cách thức điều chỉnh và nội dụng quy định về quyền và
nghĩa vụ đối với hai loại hợp đồng này có những điểm khác nhau nhất định.
Mặt khác, khi hai hoạt động này được thực hiện trên website thì cũng thể
hiện những đặc điểm khác biệt với các hoạt động truyền thống. Ngoài sự khác nhau
về đối tượng cơ bản của hợp đồng thì khi được thực hiện qua môi trường internet
một điểm khác nhau cũng được thể hiện. Đó là hàng hóa, dịch vụ được số hóa và
các hàng hóa, dịch vụ khác. Đối với các hàng hóa, dịch vụ có thể được số hóa như
một số loại động sản: phần mềm quản lí, phần mềm ứng dụng, sách điện tử, nhạc,
phim, thiệp điện tử 4 ,… và một số dịch vụ trực tuyến như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ
chứng khoán, quảng cáo trực tuyến, giải trí trực tuyến 5 ,…thì việc giao kết và thực

hiện nghĩa vụ của hợp đồng có thể được thực hiện hồn tồn thơng qua các phương
F

F

F

1

F

Trường Đại Học Thương Mại (2006), Giáo trình thương mại điện tử căn bản, Nhà Xuất
Bản Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, Tr. 16-20.
2
Khoản 8, Điều 3, Luật thương mại 2005.
3
Khoản 9, Điều 3, Luật Thương mại 2005.
4
Bộ Công Thương (2004), Báo Cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2004, Bộ Công
Thương, Hà Nội, tr. 59-63.
5
Bộ Công Thương (2006), Báo Cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2006, Bộ Cơng
Thương, Hà Nội, tr. 28-34.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011
8


Nguyễn Bùi Bá Huy
tiện điện tử. Đối với các hàng hóa và dịch vụ khác thì nghĩa vụ có thể được thực
hiện theo cách thức truyền thống.

Một khía cạnh quan trọng cần nghiên cứu là khái niệm về website thương
mại điện tử. Các website này ra đời từ những năm 2001 tuy nhiên chỉ mới là những
trang thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ. Những năm trở lại đây mức
độ ứng dụng các trang thông tin này vào hoạt động thương mại ngày càng mở rộng,
đặc biệt là sự ra đời của các website chuyên mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Trước yêu cầu của thực tiễn, chính phủ đã ban hành Thơng tư 09/2008/TT-BCT
hướng dẫn nghị định về thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp
đồng trên website thương mại điện tử và Thông tư 46/2010/TT-BCT quy định về
quản lí và hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu về cơ sở pháp lý của hoạt động này. Trong đó, lần
đầu tiên ghi nhận chính thức khái niệm website thương mại điện tử, theo đó
“Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động thương
mại và các hoạt động liên quan đến thương mại 1 ”. Đây là một khái niệm khá rộng
về nội hàm của website thương mại điện tử. Hoạt động thương mại bao gồm nhiều
hoạt động khác nhau bao gồm: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Bên cạnh đó các
hoạt động liên quan đến thương mại lại chưa được định nghĩa một cách cụ thể. Do
đó, theo khái niệm này thì một trang thơng tin có chức năng phục vụ cho các hoạt
động đó đều là website thương mại điện tử bao gồm: website thông tin doanh
nghiệp, sản phẩm, website marketing, website xúc tiến thương mại, sàn giao dịch
thương mại điện tử,…Điều này thể hiện một cách nhìn tương đối rộng mở của chính
phủ đối với một hoạt động mới hình thành. Tuy nhiên, để nhận định chính xác các
website thương mại điện tử và các trang thông tin thông thường khác không phục
vụ các hoạt động thương mại lại là một việc khó khăn trong cơng tác quản lý. Đặc
biệt là các trang thông tin khác như trang thông tin của tổ chức cá nhân (website cá
nhân, website tổ chức khơng có chức năng kinh doanh) có liên kết quảng cáo trực
tuyến hàng hóa và dịch vụ của tổ chức cá nhân khác có thuộc website thương mại
điện tử hay khơng là một vấn đề khó khăn.
F


F

Một trong những khái niệm gần gũi với nhất với khái niệm hoạt động mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website đó là khái niệm thương mại điện tử.
Mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử là hoạt
động thương mại theo pháp luật thương mại Việt Nam. Trong khi đó, hoạt động
thương mại điện tử về bản chất cũng là một hoạt động thương mại nhưng mang tính
chất đặc thù “thơng qua việc sử dụng các phương tiện điện tử”. Hiện nay, trên thế
giới tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động thương mại điện tử. Trong đó
có hai luồng quan điểm chính là hoạt động thương mại điện tử theo nghĩa rộng và
theo nghĩa hẹp.

1

Khoản 1, Điều 2 Thơng Tư 46/2010/TT-BTC.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011
9


Nguyễn Bùi Bá Huy
Bảng 2: Khái niệm về hoạt động thương mại điện tử 1 .
F

F

Phương tiện điện tử
Nghĩa rộng

Nghĩa hẹp


Nghĩa rộng

Thương mại điện tử là
toàn bộ các giao dịch
mang tính thương mại
được tiến hành bằng các
phương tiện điện tử.

Thương mại điện tử là tồn
bộ các giao dịch mang tính
thương mại được tiến hành
bằng các phương tiện điện
tử mà chủ yếu là mạng
truyền thơng, mạng máy
tính và Internet.

Nghĩa hẹp

Thương mại điện tử là Thương mại điện tử là các
các giao dịch mua bán giao dịch mua bán được tiến
được tiến hành bằng các hành bằng mạng Internet.
phương tiện điện tử.

Hoạt
Động
Thương
Mại

Pháp luật Việt Nam không quy định trực tiếp thế nào là thương mại điện tử.
Tuy nhiên căn cứ vào những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có thể khẳng

định, hoạt động thương mại điện tử là hoạt động thương mại và các hoạt động có
liên quan đến hoạt động thương mại thông qua việc sử dụng các phương tiện điện
tử.
Từ hai khái niệm này, chúng ta khẳng định rằng: thương mại điện tử nói
chung, hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website nói riêng
thực chất nội hàm của nó là những hoạt động thương mại theo luật thương mại Việt
Nam. Điểm khác biệt giữa hoạt động này so với hoạt động thương mại thông
thường khác là ở cách thức thực hiện giao dịch. Hoạt động mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ trên website và thương mại điện tử được thực hiện thơng qua các
phương tiện điện tử. Trong khi đó, các hoạt động thương mại truyền thống thực
hiện theo phương thức trực tiếp.
Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu là hoạt động mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử nên tác giả chỉ chú trọng cách thức
thực hiện các giao dịch trên thông qua các website thương mại điện tử mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ bao gồm nhiều hành vi cụ
thể khác nhau. Trong đó, các hành vi cơ bản để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các
bên là: giao kết hợp đồng, chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hoặc cung ứng
dịch vụ, thanh tốn,… Trong đó, khơng phải tất cả các hành vi này đều được thực
hiện thông qua website thương mại điện tử. Tùy thuộc vào mức độ số hóa của 3 yếu
tố, đó là sản phẩm, tiến trình và các tác nhân tham gia giao dịch mà các hành vi
được thực hiện thông qua phương tiện điện tử hay thực hiện theo cách thức truyền
1

Trường Đại Học Thương Mại (2006), Giáo trình thương mại điện tử căn bản, Nhà Xuất
Bản Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, Tr. 8.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011
10



Nguyễn Bùi Bá Huy
thống. Dựa vào 3 yếu tố này, một số tác giả phân biệt website thương mại điện tử
thành website thương mại thuần túy và website thương mại từng phần. Website
thương mại thuần túy là website thương mại điện tử mà toàn bộ giao dịch của
những hoạt động thương mại có liên quan đều được thực hiện thơng qua website.
Website thương mại điện tử từng phần là website thương mại mà giao dịch không
chỉ được thực hiện thông qua website mà còn được thực hiện theo phương thức trực
tiếp. Trong các hành vi cụ thể, thì hành vi giao kết hợp đồng là hành vi phổ biến
nhất được thực hiện qua website hoặc các phương tiện điện tử khác. Điều này xuất
phát từ những quy định của pháp luật về ghi nhận giá trị pháp lý của cách thức giao
kết hợp đồng gián tiếp. Còn các hoạt động khác như chuyển giao hàng hóa và quyền
sở hữu hàng hóa hay cung ứng dịch vụ là hành vi mà mức độ thực hiện thông qua
các phương tiện điện tử thấp nhất. Do đặc điểm vật chất hữu hình của đại đa số
hàng hóa. Gần đây, cùng với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân
hàng và quy định của chính phủ về giao dịch điện tử trong các hoạt động chứng
khốn 1 , tài chính 2 , thuế 3 , các ứng dụng thanh toán bằng ví điện tử và các quy định
về hóa đơn điện tử 4 nên khả năng thực hiện hành vi thanh tốn và thanh lý hợp
đồng được thực hiện thơng qua website ngày càng mở rộng.
F

F

F

F

F

F


F

F

Tóm lại, qua những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra mơt khái niệm cơ
bản về hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại
điện tử là một hoạt động thương mại bao gồm các hành vi mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ, trong đó tồn bộ hoặc một phần của giao dịch được thực hiện
thông qua phương tiện điện tử là website thương mại điện tử.
1.2 Đặc điểm hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên
website thương mại điện tử
Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại
điện tử là một hoạt động tương đối phổ biến và thể hiện là một hoạt động bậc cao
trong số các hoạt động thương mại điện tử. Kể từ khi ra đời từ nửa cuối thế kỉ XX,
hoạt động thương mại điện tử đã trải qua nhiều bước phát triển mạnh mẽ cùng với
sự phát triển của các ngành khoa học hiện đại. Hiện nay, khi hệ thống Internet trên
thế giới phát triển thì hoạt động thương mại điện tử mới thực sự phát huy sức mạnh
và những lợi thế tối ưu của nó trên một thị trường mới thị trường điện tử. Do đó,
Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thơng qua các website thương
mại điện tử mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử.
Ở Việt Nam, internet được chính thức đưa vào sử dụng cuối năm 1997,
nhưng về mặt pháp luật thì hoạt động thương mại điện tử thơng qua việc sử dụng
mạng máy tính này chỉ mới được ghi nhận tại văn bản có giá trị pháp lý cao là luật
Giao dich điện tử năm 2005 có hiệu lực ngày 01/03/2006 và Nghị định
57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử được ban hành ngày
09/06/2006 cho đến nay, hệ thống pháp luật nước ta về hoạt động này vẫn cịn đang
trong giai đoạn hồn thiện. Do đó, ngồi những đặc điểm chung của hoạt động

1


Thơng tư 50/2009/TT-BTC.
Nghị định 27/2007/NĐ-CP.
3
Thông tư 180/2010/TT-BTC.
4
Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 32/2011/TT-BTC.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011
11
2


Nguyễn Bùi Bá Huy
thương mại điện tử, hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thơng qua
website thương mại điện tử Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng nhất định.
1.2.1 Các chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch trên website thương mại điện tử
Trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ có rất nhiều chủ thể.
Trong đó, các chủ thể thực hiện chính đối với hoạt động này bao gồm: Chủ thể thiết
lập website thương mại điện tử (bao gồm cả website mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ của chính thương nhân đó và website mua bán hàng hóa và cung ứng dịch
vụ của thương nhân khác với tư cách là sàn giao dịch điện tử); Chủ thể tham gia bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website; tổ chức, cá nhân tham gia mua hàng, sử
dụng dịch vụ trên website.
Trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay, xuất hiện 2 hình thức
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website:
- Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website của chính
thương nhân lập nên website. Trong hình thức kinh doanh này thường chỉ xuất hiện
hai chủ thể:
+ Thương nhân mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, thương nhân này
cũng đồng thời là chủ thể thiết lập website.

+ Tổ chức cá nhân tham gia mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ với tư cách là
khách hàng trên website.
- Hoạt động sàn giao dịch điện tử trên website thương mại điện tử - hình
thức kinh doanh thương xuất hiện ba chủ thể:
+ Thương nhân thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử: chủ thể này là chủ
thể thiết lập và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch điện tử.
+ Thương nhân tham gia mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ: đây là chủ
thể với tư cách là thành viên của sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
+ Khách hàng: đây là tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ trên sàn giao dịch điện tử nhưng không phải là thành viên của
sàn giao dịch.
Đối với từng loại chủ thể nhất định, pháp luật về hoạt động mua bán hàng
hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử có các quy định đăc thù
phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của từng chủ thể.
Đối với chủ thể có tư cách là khách hàng trên website thương mại điện tử,
pháp luật không ràng buộc chặt chẽ về điều kiện. Mọi cá nhân, tổ chức có năng lực
chủ thể điều có thể tham gia vào hoạt động. Tuy nhiên, khi tham gia vào hoạt động
này, pháp luật về giao dịch điện tử cũng như pháp luật về dân sự quy định cho các
chủ thể này những nghĩa vụ nhất định: Tuân thủ nguyên tắc khi tham gia hoạt động
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, chịu trách nhiệm bảo đảm an tồn thơng tin
cá nhân, chịu trách nhiệm bảo đảm sự toàn vẹn về nội dung của chứng từ điện tử.
Đối với thương nhân tham gia sàn giao dịch điện tử với tư cách là thương
nhân bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và là thành viên của sàn giao dịch thương
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

12


Nguyễn Bùi Bá Huy

mại điện tử bao gồm thương nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp và cá nhân có
ngành nghề phù hợp.Vì vậy,những chủ thể này ngồi đảm bảo những nghĩa vụ như
những người tham gia khác còn phải đảm bảo điều kiện về ngành nghề kinh doanh
của thương nhân khi bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Do đó, thơng tin về thương
nhân là một u cầu đầu tiên phải công bố trên website trước những thơng tin về
hàng hóa và dịch vụ. Ngồi tn thủ những quy định của pháp luật về thương nhân,
chủ thể này còn phải tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định riêng của sàn giao
dịch hàng hóa.
Chủ thể thiết lập trang thông tin điện tử này là chủ thể nắm vai trò chủ đạo
trong việc thực hiện các hoạt động thương mại trên website nên việc quy định chủ
thể này phải là những thương nhân có chức năng kinh doanh và được phép hoạt
động trong lĩnh vực này. Điều này được ghi nhận tại khoản 2, điều 3 Thông tư
46/2010/TT-BCT của bộ Công Thương về quản lý hoạt động của website thương
mại điện tử bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ:
“2. Chỉ các thương nhân đã đăng ký kinh doanh, các tổ chức thành lập
theo quy định của pháp luật mới được thiết lập website thương mại điện tử. Thông
tin về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc quyết định thành
lập của tổ chức phải được công bố rõ ràng trên trang chủ của website”.
Quy định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2011.
Đặc điểm này thể hiện hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử là một hoạt động
phức tạp và mang tính chất chun mơn cao.Trong khi đó, các chủ thể khác khi
tham gia vào các giao dịch này lại có trình độ hiểu biết về internet và mạng máy
tính, cũng như quy định về giao dịch mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ lại
khác nhau. Vì vậy, việc yêu cầu chủ thể thiết lập trang website phải là tổ chức
chuyên nghiệp có đầy đủ năng lực để hướng dẫn và hỗ trợ cho các chủ thể khác là
một yêu cầu cần thiết. Do vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành đặt ra những điều kiện
mà chủ thể muốn tạo lập website cần phải tuân thủ nhằm đảm bảo cho hoạt động
này được công bằng và minh bạch.
Cũng theo Thông tư trên, nếu các cá nhân, tổ chức muốn tạo lập một website

thương mại điện tử về mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì ngồi đăng kí
kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp có chức
năng kinh doanh phù hợp thì cịn phải xin phép các cơ quan chuyên ngành khác để
xây dựng một website thương mại điện tử.Theo quy định của pháp luật hiện hành,
đối với các doanh nghiệp muốn khởi tạo một trang thơng tin điện tử trên internet
hay cịn gọi là website cần phải có giấy phép của Bộ Thơng tin và truyền thông cấp
căn cứ vào quy định của Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet và các văn bản hướng dẫn thi
hành, giấy phép này chỉ có thời hạn tối đa là năm năm, có quyền gia hạn nhưnh
khơng q một năm. Ngồi ra, nếu website bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ của
cá nhân, tổ chức khác không phải của chủ sở hữu và người quản lý website theo
hình thức sàn giao dịch điện tử cần phải xin giấy phép của Bộ Cơng Thương.
Ngồi những quy định nghiêm ngặt về đăng kí kinh doanh, pháp luật cũng
yêu cầu các thương nhân khi thiết lập các trang thông tin điện tử cần tuân thủ nghĩa
vụ công bố các thông tin cần thiết trên trang chủ của các website bao gồm: thơng tin
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

13


Nguyễn Bùi Bá Huy
về doanh nghiệp; quy định cảu website về giao kết hợp đồng, chuyển giao và nhận
hàng hóa; quy định về thanh toán; quy định về giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, trang
web trực thuộc nội dung cũng phải thể hiện đầy đủ thông tin thông tin về hàng hóa
dịch vụ; chất lượng hàng hóa, dịch vụ; thơng tin về giá cả; thông tin về chuyển và
giao nhận; thơng tin về hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ 1 ;..
F

F


Một khía cạnh quan trọng là tính chịu trách nhiệm của hai loại chủ thể tham
gia kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm thương nhân thiết
lập, cung ứng dịch vụ sàn giao dịch điện tử và thương nhân tham gia với tư cách là
thành viên bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Việc xác định trách nhiệm đối với
việc thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định và trách nhiệm trong hoạt động
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đối với khách hàng của hai chủ thể này cũng
phải được ghi nhận cụ thể trên website thương mại điện tử bằng điều khoản về giới
hạn trách nhiệm.
Bên cạnh đó, chủ sở hữu website cần có nghĩa vụ đảm bảo an tồn và bí mật
về thơng tin cá nhân của các chủ thể khác khi tham gia website và các quy định
khác về bảo vệ quyển lợi người tiêu dùng.
1.2.2 Phương thức thực hiện giao dịch chủ yếu là phương thức gián tiếp:
Trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương
mại điện tử có hai phương thức để thực hiện giao dịch. Một là phương thức thực
hiện giao dịch gián tiếp thông qua phương tiện điện tử. Hai là phương thức trực
tiếp, là phương thức thực hiện đối với các hoạt động thương mại truyền thống.
Trong đó, giao kết và thực hiện hợp đồng chủ yếu được thực hiện bằng phương thức
gián tiếp.
Phương thức giao kết hợp đồng gián tiếp là phương thức giao kết hợp đồng
được ghi nhận tại Bộ luật dân sự về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị
giao kết. Tuy đây là không phải là một phương thức giao dịch mới hoàn toàn nhưng
từ khi thương mại điện tử xuất hiện thì nó được xem là phương thức chủ yếu để xác
lập giao dịch.
Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại
điện tử bao gồm nhiều hành vi: giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, chấm dứt
hợp đồng. Các hành vi này được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau. Trong
đó, việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng, thỏa thuận thay đổi nội dung hợp
đồng đã giao kết được thực hiện thông qua website thương mại điện tử. Bằng việc
kết hợp nhiều phương tiện điện tử được tích hợp trên website mà khách hàng và cả
chủ sở hữu có thể thực hiện các cơng việc đó thơng qua các phương tiện được sử

dụng mà khơng cần phải gặp gỡ trực tiếp.
Đối với việc thực hiện hợp đồng, không phải tất cả các giao dịch trong hoạt
động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử đều
được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Một số giao dịch giữa các chủ
thể được thực hiện theo phương thức trực tiếp như các hoạt động thương mại truyền
thống. Ranh giới phân định giữa thương mại điện tử và hoạt động thương mại
truyền thống đơi khi rất khó xác định. Cụ thể, đối với các hàng hóa hữu hình khơng
thể thực hiện việc chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu qua phương tiện điện tử
1

Phần III, IV Thơng Tư 09/2008/TT-BCT

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

14


Nguyễn Bùi Bá Huy
mà phải thực hiện theo phương thức trực tiếp. Trong chuỗi hoạt động mua bán hàng
hóa và cung ứng dịch vụ này, các phương tiện điện tử nói chung và website nói
riêng có vai trị thực hiện các công việc ban đầu như giao kết hợp đồng, thỏa thuận
về các điều khoản chuyển giao, thanh tốn,… cịn đối với việc thực hiện những
quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên có thể thực hiện theo phương thức truyền
thống như: chuyển giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thanh tốn, bảo hành,….Do
đó, phương thức gián tiếp và phương thức trực tiếp trong thực hiện hợp đồng mua
bán hang hóa và cung ứng dịch vụ trên website sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau.Toàn
bộ hoạt động đàm phán, giao kết hợp đồng thông qua website thương mại điện tử
khắc phục được những khó khăn về thời gian, trở ngại địa lí, ngơn ngữ, và tiết kiệm
chi phí hơn so với cách thức giao kết hợp đồng trước đây. Ngược lại, những giao
dịch đối với hàng hóa hữu hình khơng được số hóa thì các hoạt động thưc hiện

nghĩa vụ không thể được thực hiện giao dịch qua phương tiện điện tử mà phải thực
hiện theo phương thức trực tiếp.
Trong các phương thức thực hiện giao dịch gián tiếp, chức năng được nhiều
nhà cung cấp ứng dụng là chức năng đặt hàng và chấp nhận chào hàng trực tuyến.
Đây là chức năng cho phép người dùng bao gồm người tiêu dùng, khách hàng và
chủ sở hữu có thể tạo ra các chứng từ điện tử để xác lập giao dịch của mình ngay
trên website. Ngồi ra, cịn có các chức khác nhằm xác lập các giao dịch một cách
dễ dàng và nhanh chóng: email, chức năng giao dịch tự động,…Dù thực hiện bằng
phương tiện nào đi nữa thì nó cũng thể hiện những ưu điểm nhất định so với
phương thức giao kết trực tiếp:
-

Giao dịch có thể được thực hiện 24/24

-

Khắc phục trở ngại về mặt địa lý.

-

Thực hiện thủ tục nhanh chóng.

-

Tiết kiệm các chi phí phát sinh trong q trình giao kết.

Ngồi ra, một trong những nguyên nhân mà phương thức giao kết hợp đồng
gián tiếp được lựa chọn chủ yếu là do đặc điểm của hoạt động này so với các hoạt
động khác. Trong giao kết hợp đồng, việc đàm phán, thỏa thuận và kí kết được thể
hiện chủ yếu thông qua thỏa thuận và trao đổi thơng tin. Trước đây thơng tin có thể

được trao đổi trực tiếp bằng lời nói hoặc trao đổi với nhau qua văn bản. Hiện nay,
với sự ra đời của luật Giao dịch điện tử và Điều 15 Luật thương mại 2005 ghi nhận
giá trị pháp lý của các thơng điệp dữ liệu thì việc trao đổi thơng tin này hoàn toàn
được thực hiện qua các phương tiện điện tử. Các bên chủ thể tạo lập, gửi đi và nhận
các thông điệp này bằng các phương tiện khác nhau mà chủ yếu là thông qua
website thương mại điện tử vừa hiệu quả mà có thể tránh được rủi ro về pháp lý. Đó
là những nguyên nhân mà cả nhà cung cấp và khách hàng lựa chọn phương thức
gián tiếp để xác lập các giao dịch.
1.2.3 Làm xuất hiện chủ thể trung gian là tổ chức chứng thực:
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng được thực hiện theo phương thức gián
tiếp bằng các thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên những thơng điệp dữ liệu lại tìm ẩn
những nguy cơ nhất định do tính khó xác định nguồn gốc và tính ngun bản của
nó. Đặc biệt đối với các chứng từ điện tử có vai trị quan trọng trong đàm phán, giao
kết và thực hiện hợp đồng bao gồm: hợp đồng, đề nghị, thơng báo, tun bố, hóa
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

15


Nguyễn Bùi Bá Huy
đơn hoặc tài liệu khác do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện
hợp đồng 1 . Để giải quyết vấn đề này, Luật giao dịch điện tử quy định về chữ kí điện
tử và giá trị pháp lý của nó trong các thông điệp dữ liệu do các bên tạo lập. Bên
cạnh chữ kí điện tử, để đảm bảo cho việc việc tạo lập, sử dụng và ký chữ ký điện tử
của cá nhân, tổ chức luật giao dịch điện tử cũng quy định dịch vụ chứng thực chữ kí
điện tử bằng các chứng thư điện tử do các tổ chức chuyên nghiệp cung cấp. Tổ chức
trung gian này có chức năng và nhiệm vụ tạo lập chữ ký điện tử và cấp chứng thư
điện tử cho tổ chức cá nhân khi có yêu cầu để xác nhận người ký chữ ký điện tử trên
các thông điệp dữ liệu. Hiện nay, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
gồm có 2 :

F

F

F

F

i. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root
Certification Authority) là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các
tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số quốc gia là duy nhất. Trang website chính thức của tổ chức này là:
/>ii. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong
các hoạt động công cộng. Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ
ký số công cộng là hoạt động nhằm mục đích kinh doanh. Hiện nay, các tổ chức này
đang được phát triển mạnh mẽ điển hình 5 tổ chức chứng thực chữ ký số đầu tiên ở
Việt Nam là: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng VNPTCA của Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam; Dịch vụ chứng thực chữ ký CKS
của công ty cổ phần công nghệ thẻ NACENCOMM SCT; Dịch vụ chứng thực
BkavCA của công ty an ninh mạng Bkav; Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử của
Viettel; dịch vụ chứng thực của công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT.
iii. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng là tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có cùng
tính chất hoạt động hoặc mục đích cơng việc và được liên kết với nhau thông qua
điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung
hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung. Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số chuyên dùng là hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch
nội bộ và không nhằm mục đích kinh doanh. Hiện nay có các tổ chức chức thực chữ
ký chuyên dùng sau: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
của Sở Thơng tin và Truyền thơng TP Hồ Chí Minh ( được chấp nhận đăng ký hoạt

động theo Công văn số 530/BTTTT-VT ngày 03/10/2007 của Bộ Thông tin và
Truyền thông), Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được chấp nhận đăng ký hoạt động theo Công văn
số 1040/BTTTT- ƯDCNTT ngày 21/4/2009 của Bộ Thơng tin và Truyền thơng).
Chính những quy định này của pháp luật đã làm phát sinh một tổ chức trung
gian chứng thực các chứng từ và chữ kí điện tử của cá nhân, tổ chức trong việc thực
hiện các giao dịch điện tử thông qua website thương mại. Đặc biệt là đối với thơng
điệp địi hỏi giá trị pháp lý cao như đề nghị giao kết hợp đồng (đơn đặt hàng), chấp
1

Điều 3, Nghị định 57/2006NĐ-CP về thương mại điện tử.
Bộ Công Thương (2010), Báo Cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2010, Bộ Công
Thương, Hà Nội, tr. 97-100.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011
16
2


Nguyễn Bùi Bá Huy
nhận đề nghị (xác nhận đơn đặt hàng), hợp đồng, hóa đơn,..thì việc lựa chọn một tổ
chức chứng thực đáng tin cậy là vấn đề đảm bảo an toàn trong giao dịch.
1.3 Phân loại hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch trên
website thương mại điện tử
Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại
điện tử hiện nay rất đa dạng. Đặc biệt là sau khi Việt Nam mở cửa thị trường và
chính thức gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO. Càng ngày có nhiều
doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào hoạt động này. Các nhà đầu tư khác nhau có
cách thức tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Do đó, hình thức của
hoạt động mua bán và cung ứng dịch vụ thông qua website ngày càng có nhiều
điểm khác nhau về quy trình, cơng nghệ, ứng dụng, loại sản phẩm, ….Tuy nhiên, dù

thể hiện ở nhiều các thức khác nhau nhưng hoạt động cũng có những điểm chung
nhất định. Dựa vào những điểm chung này mà chúng ta có thể làm cơ sở để phân
chúng thành các nhóm khác nhau nhằm thuận tiện cho cơng tác nghiên cứu.
Hiện nay, có nhiều cách thức phân loại khác nhau của nhiều tác giả trong và
ngồi nước. Trong đó, cách thức được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là cách thức
dựa vào chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử là: Doanh nghiệp
(Business) giữ vai trò động lực phát triển; người tiêu dùng (Consumer) giữ vai trị
quyết định sự thành cơng; chính phủ (Goverment) giữ vai trò định hướng, điều tiết
và quản lý. Dựa vào 3 chủ thể này, hoạt động thương mại điện tử nói chung được
phân thành các nhóm cơ bản: business-to-business (B2B); business-to-consumer
(B2C); business-to-government (B2G); consumer-to-consumer (C2C). Hiện nay,
một số tác giả cịn phân chia ra một nhóm mới đó là mobile-commerce (mcommerce) 1 .
F

F

Tuy nhiên, khi nghiên cứu hoạt động thương mại trên các website thương
mại điện tử dưới góc độ pháp lý, chúng ta có thể phân hoạt động này dựa vào các
tiêu chí sau:
Dựa vào hình thức của hoạt động thương mại
Dựa vào cách thức thực hiện giao dịch
Dựa vào hình thức kinh doanh trên website thương mại điện tử
1.3.1 Phân loại dựa vào hình thức của hoạt động thương mại
Dựa và định nghĩa về website thương mại điện tử và các hoạt động thương
mại theo Luật Thương mại 2005 có thể chia hoạt động mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử thành các nhóm sau:
- Hoạt động mua bán hàng hóa trên website thương mại điện tử với tư cách là
website chuyên thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa cho khách hàng và
người tiêu dùng. Chủ sở hữu của các website này thường là những thương nhân
chun mua bán hàng hóa trên thị trường. Thơng qua website, thương nhân xây

dựng các cách thức tiến hành giao dịch và thông báo đến người dùng các thông tin
về giới thiệu hàng hóa và giá cả, điều khoản giao dịch mà khách hàng có thể lựa
chọn, điều khoản về giao hàng và thanh tốn. Trong đó, chức năng đặt hàng (giỏ
1B

1

M-commerce (mobile commerce) is the buying and selling of goods and services through
wireless technology-i.e., handheld devices such as cellular telephones and personal digital
assistants (PDAs). Japan is seen as a global leader in m-commerce.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011
17


Nguyễn Bùi Bá Huy
hàng) được sử dụng khá phổ biến với ứng dụng của các chương trình tự động được
thiết lập sẵn có trên website. Hoạt động mua bán hàng hóa hiện nay bao gồm: mua
bán hàng hóa thơng qua website mua bán hàng hóa được số hóa và mua bán hàng
hóa thơng qua website mua bán hàng hóa khác.
Các website mua bán hàng hóa được số hóa bao gồm: sách điện tử, nhạc,
phim, đặc biệt hiện nay là các phần mềm ứng dụng là sản phẩm phổ biến nhất trên
thị trường. Cách thức tiến hành giao dịch khá đơn giản và chi phí rất thấp, quan
trọng là khơng có phí vận chuyển đối với các loại hàng hóa này.
Các website mua bán hàng hóa khác mà chưa được số hóa và các hàng hóa
hữu hình khác có cách thức tiến hành giao dịch khá phức tạp hơn đối với website
mua bán hàng hóa số hóa. Đặc biệt là điều khoản về chuyển giao hàng hóa, phí vận
chuyển và thanh toán. Các sản phẩm được đưa vào ứng dụng là: hàng điện tử, điện
thoại di động, hàng trang trí nội thất, máy tính, đồ gia dụng, sách, thời trang và mỹ
phẩm,…
Mặt khác, hiện nay hình thức website bán hàng hóa là website phổ biến hơn.

Tuy nhiên, cũng có một số trang mạng điện tử có chức năng là trang web mua hàng.
Trong đó, thể hiện thơng tin về các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và những thông
điệp dữ liệu về chào mua hàng.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử với tư cách là
website chuyên thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Các dịch vụ
được cung ứng phổ biến là: dịch vụ thông tin, tư vấn du học, tư vấn pháp luật, dịch
vụ giới thiệu việc làm, dịch vụ chứng khốn, dịch vụ quảng cáo trực tuyến, dịch vụ
giải trí,…Cũng như website mua bán hàng hóa, website cung ứng dịch vụ hiện nay
cũng được phân chia thành các website cung ứng dịch vụ trực tuyến và website
cung ứng dịch vụ khác.
- Hoạt động kinh doanh tổng hợp cả mua bán hàng hóa và cung ứng dịch
vụ trên website: đây là hình thức website vừa mua bán hàng hóa và cung ứng dịch
vụ. Tuy nhiên, quy mô của các website này là website lớn và có nhiều trang trực
thuộc như www.vatgia.com; www.muaban.net;...
HU

UH

1.3.2 Phân loại dựa vào cách thức thực hiện giao dịch trên website
Dựa vào cách thức thực hiện giao dịch trên website chúng ta có thể phân chia
2B

thành:
- Hoạt động thương mại điện tử thuần túy: Mọi giao dịch mua bán hàng hóa
và cung ứng dịch vụ điều được thực hiện thông qua website hoặc các phương tiện
điện tử khác. Ngoài sử dụng chức năng đặt hàng hoặc xác lập và giao kết hợp đồng
được thiết lập sẵn trên website, các chủ thể cịn có thể thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình đã thỏa thuận thơng qua các phương tiện điện tử khác được hổ trợ như:
tìa khoản người dùng, email, các công cụ chat, yahoo, hotmail, zingchat,….
- Hoạt động thương mại điện tử từng phần: chỉ một hoặc một số giao dịch

mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ được thực hiện thông qua website. Giao
dịch chủ yếu được thực hiện trên trang web là giao kết và thanh tốn. Cịn việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ khác được thực hiện theo cách thức khác do các bên
thỏa thuận.
Phụ thuộc mức độ số hóa của 3 yếu tố: sản phẩm, quá trình và tác nhân tham
gia giao dịch (gọi là 3Ps bao gồm Product, Process, Player). Một số tác giả đã tạo ra
mơ hình để giải thích sự kết hợp khác nhau giữa ba yếu tố trên.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

18


N
Nguyễn
Bùii Bá Huy
Bảng 3: Sự kết hợpp của 3Ps

Một sản phẩm có thể là hữu
h hình hoặc
h
được số hóa, m
một q trìn
nh cũng cóó
thhể là hữu hình hoặc sốố hóa, mộtt tác nhân phân
p
phối cũng
c
có thểể là hữu hìn
nh hoặc sốố
hóóa. Ba thuuộc tính nàày tạo ra tám khối lậập phươngg, mỗi tronng tám khố

ối đó có 3
chhiều. Trongg các hoạt động thươ
ơng mại tru
uyền thốngg có 3 chiềều đều man
ng tính vậtt
thhể. Trong khi
k thươngg mại điện tử thuần túy
t cả ba chiều
c
đều ssố hóa. Cáác khối lậpp
phhương khác đều bao gồm
g
hỗn hợp
h ba chiềều vật thể và
v số hóa.
n ít nhấtt một chiềuu số hóa, ch
húng ta vẫnn coi đây là thương mại
m điện tử

Nếu như
1
nhhưng đây là hoạt độnng thương mại
m điện tử
ử từng phầnn .
m
tính từ web
bsite củaa
Ví dụ: Nếuu chúng ta mua một máy
w
www.vitinhp

phongvu.ccom hoặc mua
m một quyển
q
sáchh từ www.fahasasg.ccom.vn thìì
đâây là các website
w
thương mại điiện tử từng
g phần.
Nhưnng nếu chúúng ta muaa một quyềền sách điệện tử từ ww
ww.ebook4
4u.vn hoặcc
m chươngg trình ứng dụng từ www.meta.v
một
w
vn thì đây là các webbsite thương mại điệnn
tử
ử thuần túyy.
Việc phân loại này có ý nghĩa
n
trong
g việc xác định cáchh thức tiến hành giaoo
dịịch phù hợ
ợp, giúp chho nhà đầu tư có cơ sở
s để xây dựng
d
điều khoản củaa hợp đồngg
hợ
ợp lí và hiệệu quả.
1.3.3 Phân loạii dựa vào hình
h

thức kinh doan
nh trên weebsite thươ
ơng mại
điiện tử
Dựa vào hình thức
t
kinh doanh
d
của website, chúng
c
ta cóó thể phân hoạt độngg
m bán hànng hóa và cung ứng dịch vụ trrên websitee thương m
mua
mại điện tử
ử thành haii
looại sau:
ung ứng dịịch vụ trênn website th
hương mạii
- Hoạạt động muua bán hàng hóa và cu
điiện tử của chính thươ
ơng nhân sở
ở hữu và quản
q
lý webbsite. Đối vvới những hoạt độngg
nàày thì webssite thươngg mại điện tử chỉ đón
ng vai trị làà phương tiiện để thựcc hiện hoạtt
độộng sản xuuất kinh dooanh của thhương nhâân bao gồm
m bán hàngg hóa hoặcc cung ứngg
dịịch vụ.
c

ứng dịch
d
vụ thông qua sàn
n giao dịchh
- Hoạạt động muua bán hànng hóa và cung
thhương mại điện tử - là website thương mại
m điện tử cho phép các thươn
ng nhân, tổổ
F

U

U

F

U

HU

U

HU

1

UH

UH


Trường Đạii Học Thươ
T
ơng Mại (2006), Giáo trrình thươngg mại điện tử
ử căn bản, Nhà
N Xuất
Bản Trẻ, Tp.H
Hồ Chí Minnh, Tr. 11-12.
K
Khóa
Luận Tốt
T Nghiệpp Năm 20111
19


Nguyễn Bùi Bá Huy
chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành
bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên đó. Đối với hình thức này, website trở
thành hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. Thương nhân có nghĩa vụ tạo lập
mơi trường cho các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Thương nhân thu lợi nhuận dựa trên các thành viên tham gia giao dịch. Do đó, trong
thuật ngữ kinh tế thường gọi website thương mại điện tử dạng này là “Siêu thị điện
tử”.
Việc phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định các cơ sở
pháp lý cho việc thiết lập và duy trì hoạt động của các website. Theo Thơng tư
46/2010/TT-BCT có hiệu lực ngày 01/06/2011 quy định về quản lí hoạt động của
website thương mại điện tử bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ của Bộ Cơng
Thương thì cách thức thành lập, giấy phép hoạt động, quyền và nghĩa vụ của thương
nhân đối với từng loại thương nhân là có sự khác nhau nhất định.
Ngồi ra, cùng với sự ra đời của thông tư này và Thông tư 09/2008/TT-BCT
ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương về cung cấp thông tin và giao kết

hợp đồng trên website thương mại điện tử đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự ra
đời và phát triển của một loại hình kinh doanh mới tại Việt Nam là “siêu thị điện
tử”. Đây là hình thức kinh doanh rất phát triển trên thế giới đặc biệt là trang đấu giá
trực tuyến nổi tiếng khắp thế giới www.ebay.com. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu
xây dựng hình thức kinh doanh này bắt đầu xuất hiện khi Việt Nam chính thức sử
dụng Internet và cuối năm 1997. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động kinh doanh này
cũng có nhiều hạn chế nhất định.
HU

UH

1.4 Thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên
website ở Việt Nam
1.4.1 Tình hình ứng dụng hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng trên website thương
mại điện tử
Từ năm 2009 đến nay, việc mua bán qua mạng đã trở thành một hình thức
được người tiêu dùng trẻ ưu chuộng, đặc biệt là những người làm việc trong các cơ
quan, doanh nghiệp, văn phịng tại các đơ thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Việc bán hàng trực tuyến được rất nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện, đi
đầu là doanh nghiệp trong các lĩnh vực hàng không, du lịch, phân phối bán lẻ hàng
tiêu dùng,…Tới nay, việc mua bán hàng hóa trên mạng đã trở nên khá phổ biến đối
với nhiều chủng loại hàng hóa và dịch vụ đang dạng như: vé máy bay, hàng điệnđiện tử, đồ nội thất, điện thoại di động, máy tính, sách, tour du lịch, đặt phịng
khách sạn,…Phương thức thanh tốn được người cung cấp thực hiện rất linh hoạt,
đáp ứng hầu hết các yêu cầu của khách hàng từ thanh toán sau khi nhận hàng,
chuyển khoản cho đến thanh toán trực tuyến.
Các giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng chủ yếu thực hiện thông
qua các website của doanh nghiệp, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
trực tuyến. Trong đó mức độ tham gia vào các giao dịch cụ thể khác nhau:
¾ Website riêng của doanh nghiệp:

Đối với website thương mại điện tử, hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận
việc đặt hàng và chấp nhận chào hàng qua các phương tiện điện tử Số lượng các
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011

20


×