LÂM BÁ KHÁNH TOÀN
m
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÂM BÁ KHÁNH TỒN
LUẬN VĂN CAO HỌC
QUYỀN ĐƯỢC THỪA NHẬN
VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NĂM 2018
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM BÁ KHÁNH TỒN
QUYỀN ĐƯỢC THỪA NHẬN
VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. THÁI THỊ TUYẾT DUNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Lâm Bá Khánh Tồn, học viên lớp Cao học luật khóa 21, chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh. Tơi xin cam đoan, luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, được
thực hiện với sự hướng dẫn của TS Thái Thị Tuyết Dung. Những thông tin tôi đưa
ra trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ. Những
phân tích, kiến nghị được tơi đề xuất dựa trên q trình tìm hiểu, nghiên cứu của
cá nhân và chưa từng được cơng bố trong các cơng trình trước đó.
Tác giả luận văn
Lâm Bá Khánh Toàn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ
QUYỀN ĐƯỢC THỪA NHẬN VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐỒNG
TÍNH .........................................................................................................................8
1.1 Người đồng tính và xu hướng phát triển của cộng đồng người đồng tính ..8
1.1.1 Các khái niệm có liên quan ..............................................................................8
1.1.2 Nhận thức về người đồng tính ........................................................................11
1.1.3 Sự phát triển của cộng đồng đồng tính ..........................................................12
1.2 Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính .....................19
1.2.1 Khái niệm........................................................................................................19
1.2.2 Đặc điểm .........................................................................................................20
1.3 Ý nghĩa của quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính 22
1.4 Q trình ghi nhận quyền của người đồng tính về mặt pháp lý ở một số
quốc gia trên thế giới.............................................................................................24
1.4.1 Hà Lan ............................................................................................................24
1.4.2 Nam Phi ..........................................................................................................27
1.4.3 Mỹ ...................................................................................................................28
1.4.4 Australia .........................................................................................................29
Chương 2. THỰC TIỄN GHI NHẬN QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................31
2.1 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam31
2.1.1 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong lĩnh vực dân sự ..........32
2.1.2 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong lĩnh vực hình sự .........40
2.1.3 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong các lĩnh vực khác .......44
2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các biện pháp bảo đảm việc ghi
nhận quyền của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam ............................51
2.2.1 Hồn thiện pháp luật về việc ghi nhận quyền của người đồng tính ở Việt Nam
hiện nay ...................................................................................................................51
2.2.2 Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm việc ghi nhận quyền của người đồng tính
trong pháp luật Việt Nam ........................................................................................58
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, đất
nước đã có nhiều chuyển biến về xã hội, đặc biệt là nhận thức về các vấn đề xã
hội. Trong xu hướng đó, vấn đề về đồng tính, đặc biệt là quyền của người đồng
tính ln là đề tài nổi bật, được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đây không phải là
một vấn đề mới nảy sinh, mà nó tồn tại song song cùng với sự phát triển của xã
hội loài người, tuy nhiên sự nhận thức và nghiên cứu ở mỗi giai đoạn, mỗi quốc
gia khác nhau.
Trên thế giới đã có nhiều nước cơng nhận quyền của người đồng tính,
hợp pháp hóa hơn nhân đồng tính, hoặc thừa nhận quan hệ chung sống giữa
những người cùng giới tính. Việt Nam là một nước Á Đơng, tư tưởng ít nhiều
đều chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo, vì thế có nhiều quan điểm cho rằng việc
thừa nhận người đồng tính là đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức, thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
Tại Việt nam, trong xu thế hội nhập quốc tế thì cộng đồng người đồng
tính đã và đang là vấn đề gây tranh cãi lớn và cũng đã có sự thay đổi về nhận
thức về xã hội cũng như pháp luật. Pháp luật Việt Nam bước đầu đã có sự ghi
nhận đối với cộng đồng đặc biệt này nhưng vẫn còn chưa bao quát trên các
phương diện khác nhau cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện.
Từ góc độ của quyền con người, chúng ta phải thừa nhận rằng con người,
kể cả những người đồng tính đều có quyền được tơn trọng, bảo vệ và quyền
được đối xử bình đẳng, được pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp
như đối với những người dị tính khác. Vậy việc khơng thừa nhận về mặt pháp lý
của người đồng tính có xâm phạm đến quyền con người, quyền mưu cầu hạnh
phúc hay không? Đâu là ranh giới giữa bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi
cơng dân, con người và bảo vệ chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục đặt ra
đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Nhằm nghiên cứu về quyền được thừa nhận về mặt pháp lý người đồng
tính dưới góc độ quyền con người, giúp mọi người có cách nhìn nhận chính xác
về vấn đề này, người viết quyết định chọn đề tài “Quyền được thừa nhận về
mặt pháp lý của người đồng tính” để làm luận văn tốt nghiệp với yêu cầu cấp
thiết mang cả về mặt quy định lẫn thực tiễn pháp lý trong giai đoạn hiện nay.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về cộng đồng người đồng tính và vấn đề quyền của người đồng
tính trong những năm qua cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu với nhiều góc độ.
Để phục vụ cho đề tài luận văn của mình, tác giả giới thiệu sơ lược những cơng
trình nghiên cứu sau:
Bùi Bích Hà (2002), “Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối
với hiện trượng đồng tính luyến ái”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xã
hội học, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Với góc độ xã hội học, luận văn này tập
trung làm rõ về nhận thức về đồng tính từ nhóm đối tượng là sinh viên.
Nguyễn Kim Định (2012) “Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hôn nhân đồng
giới tại Việt Nam” Luận văn thạc sĩ luật học của do cũng nghiên cứu về các quy
định pháp luật về hôn nhân đồng giới đồng thời đưa ra các hướng điều chỉnh pháp
luật hôn nhân và gia đình.
Nguyễn Thị Minh Tâm (2013) “Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực
tiễn” Luận văn thạc sĩ luật học của chuyên ngành Pháp luật về quyền con người.
Luận văn cũng đã nghiên cứu về những quy định liên quan đến quyền của người
đồng tính trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, cũng như trình bày thực trạng và
phương hướng hồn thiện vấn đề này.
Ngồi ra, cịn có luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Nữ Thu Thanh (2014)
về “Đảm bảo quyền con người của người chuyển giới” về cơ sở pháp lý cũng như
thực trạng về bảo đảm quyền con người của người chuyển giới ở Việt Nam và một
số kiến nghị liên quan.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các ý kiến, quan điểm pháp lý về quyền của
cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới trên một số khía cạnh mới của
vấn đề quyền con người nói chung như:
Trương Hồng Quang, Một số vấn đề pháp lý về người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam hiện nay, Thơng tin Khoa học pháp lý, số 6/2013. Bài viết
đã đặt ra một số vấn đề pháp lý liên quan đến người đồng tính, song tính và chuyển
giới ở Việt Nam trong quá trình thay đổi nhận thức của xã hội.
Phạm Quỳnh Phương (biên soạn), Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở
Việt Nam (Tổng luận các nghiên cứu), NXB Khoa học xã hội, 2011. Cuốn sách này
cung cấp các thông tin tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về cộng đồng
người đồng tính, song tính và chuyển giới.
3
Thái Thị Tuyết Dung, Vũ Thị Thúy, Bảo đảm quyền của người đồng tính và
người chuyển giới trong tư pháp hình sự Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 18 năm 2013. Nội dung bài viết tập trung phân tích các quyền và cơ chế đảm bảo
quyền của người đồng tính và chuyển giới trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự
của Việt Nam.
Trương Hồng Quang, Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và
vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, 2014, Hà Nội. Nội
dung nghiên cứu xoay quanh nhưng bất cập, vướng mắc được đặt ra với pháp luật
của người đồng tính, song tính và chuyển giới.
Thái Thị Tuyết Dung, Vũ Thị Thúy, Bảo đảm quyền của người đồng tính,
song tính, chuyển giới và vấn đề sửa đổi Hiến pháp, Tạp chí Khoa học pháp lý,
tháng 02 năm 2014. Bài viết phân tích các quy định của Hiến pháp cần sửa đổi đảm
bảo cho người đồng tính, song tính và chuyển giới các quyền và nghĩa vụ bình đẳng
như những người dị tính khác để làm cơ sở pháp lý cho các văn bản pháp luật quy
định cụ thể.
Trương Hồng Quang, Tìm hiểu quyền của người đồng tính, song tính, chuyển
giới và liên giới tính ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2017, Hà Nội. Thơng
qua các câu hỏi đáp, tác giả đã cung cấp kiến thức cơ bản, cần thiết về người đồng
tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính và quyền của nhóm người này trên cơ sở
nhận thức là quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam.
Liên quan các quyền của người đồng tính ở các nước đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu, ấn phẩm được phát hành. Một số cơng trình cụ thể được tác giả nghiên
cứu trong phạm vi đề tài như:
- Janet G. Baker, (1998) The Development of Prejudice Towards Gays and
Lesbians by Adolescents bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Homosexuality.
- Goodman Ryan (2001) Beyond the enforcement principle: sodomy laws,
social norms, and social panoptics được phát hành trên Tạp chí California Law.
- Pride Marches and Parades (2004) Tài liệu về Encyclopedia of Lesbian, Gay,
Bisexual, and Transgender History in America.
- Nghiên cứu của Gert Hekma (2005) "The Amsterdam Bar Culture And
Changing Gay/Lesbian Identities" tại Đại học Amsterdam.
- Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (2014) Ấn phẩm Answers to Your Questions
about Sexual Orientation and Homosexuality, Transgender people, Gender identity,
4
and Gender Expression được phát hành với những thông tin, kiến thức về người
đồng tính, xu hướng tình dục người chuyển giới, bản dạng giới và thể hiện giới.
Dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tuy nhiên các đề tài chưa tập trung làm
rõ về được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính dưới góc độ quyền con
người, quyền công dân. Dựa trên các cơ sở lý luận, pháp lý về bảo đảm quyền con
người, quyền cơng dân của người đồng tính và quy định của pháp luật quốc tế cũng
như kinh nghiệm, thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới đồng thời liên hệ với
thực tiễn nhận thức và ghi nhận về pháp lý ở Việt Nam nhằm đánh giá toàn diện
việc ghi nhận và bảo đảm quyền của người đồng tính, tác giả mạnh dạn chọn đề tài
“Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính” để làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
3. Nhiệm vụ và mục đích của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài hướng đến những mục đích sau đây:
Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công
dân, quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính;
Thứ hai, nghiên cứu đối chiếu q trình ghi nhận quyền của người đồng tính
của một số nước trên thế giới;
Thứ ba, trên cơ sở những phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện
hành về quyền người đồng tính, đề tài đưa ra những đề xuất về việc ghi nhận và cơ
chế đảm bảo quyền của người đồng tình phù hợp bối cảnh, điều kiện chính trị, kinh
tế, xã hội tại Việt Nam hiện nay.
Để đạt được những mục đích đã đề ra, đề tài giải quyết những nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
Một là, đề tài giải quyết những vấn đề lý luận về quyền được thừa nhận về
mặt pháp lý của người đồng tính như khái niệm quyền được thừa nhận, đặc điểm và
ý nghĩa của quyền được thừa nhận của cộng đồng đồng tính. Giải quyết tất cả những
vấn đề lý luận đó làm nền tảng cho việc quá trình ghi nhận và thực hiện các quyền
của người đồng tính ở nước ta trong thời gian tới.
Hai là, tổng hợp phân tích, nghiên cứu và so sánh q trình ghi nhận quyền
của người đồng tính ở các quốc gia cũng như quá trình thừa nhận quyền của người
đồng tính trên phương diện pháp lý. Từ đó học hỏi và rút kinh nghiệm cho quá trình
ghi nhận các quyền của người đồng tính ở Việt Nam.
Ba là, phân tích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về việc ghi nhận
5
quyền của người đồng tính.
Bốn là, đưa ra kiến nghị về cách thức ghi nhận các quyền và cơ chế đảm bảo
thực hiện quyền của người đồng tính trong thời gian tới ở Việt Nam.
4. PPhạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người
đồng tính. Cụ thể, tác giả tập trung phân tích vào các quy định pháp luật trong việc
ghi nhận các quyền mà người đồng tính cần được quan tâm tôn trọng và bảo vệ.
Dựa vào quy định của pháp luật quốc tế cũng như quy định của một số quốc gia trên
thế giới về người đồng tính, tác giả đưa ra một số kiến nghị trong quá trình ghi nhận
và đảm bảo thực hiện quyền của người đồng tính về mặt pháp lý. Trong phạm vi
của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu về các nhóm vấn đề cơ bản mà người
đồng tính cần được ghi nhận và đặc biệt là cơ chế đảm bảo trên thực tế, bảo vệ
trước sự phân biệt đối xử, kỳ thị thậm chí là xâm hại đối với nhóm đối tượng này, từ
đó đưa ra một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị về vấn đề này.
- Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để
phù hợp với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu trong từng vấn đề. Bao gồm
các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng được vận dụng xuyên suốt quá trình làm
luận văn. Mục đích sử dụng phương pháp này là để nhận thức và đánh giá các vấn
đề nghiên cứu đặt trong mối tương quan với các vấn đề và sự vật, hiện tượng khác.
Cụ thể, đánh giá về tính tất yếu, khách quan về quyền được thừa nhận về mặt pháp
lý của người đồng tính trong mối quan hệ với sự phát triển của xã hội ở Việt Nam.
Tất cả những nhận thức và đánh giá đó sẽ là cơ sở lý luận để đưa ra những kiến nghị
về cách thức ghi nhận quyền và cơ chế đảm bảo thực hiện quyền trên thực tế nhằm
đạt được những mục đích đề ra;
- Phương pháp lịch sử được vận dụng trong chương 1 của luận văn để tìm
hiểu quá trình phát triển của cộng đồng người đồng tính cũng như việc ghi nhận
quyền của họ trên thế giới và ở Việt Nam;
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, logic được sử dụng ở cả chương 1 và
chương 2 để phân tích, bố cục các tài liệu nghiên cứu theo mục đích và các nhiệm
vụ cụ thể của đề tài;
- Phương pháp phân tích luật viết sử dụng để phân tích các quy định của
6
pháp luật hiện hành về các quyền đã được pháp luật ghi nhận của người đồng tính
trong giai đoạn hiện nay;
- Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch vận dụng xuyên suốt luận
văn để diễn đạt các vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành hai chương:
Chương 1. Những nội dung cơ bản về người đồng tính và quyền được
thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính
Chương này giải quyết những nội dung cơ bản về người đồng tính và quyền
được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính. Cụ thể như phân tích các khái
niệm liên quan, nhận thức về người đồng tính, q trình phát triển của cộng đồng
đồng tính. Ý nghĩa của quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính.
Đồng thời giới thiệu q trình ghi nhận quyền của người đồng tính ở một số nước
trên thế giới để làm cơ sở cho việc so sánh, học hỏi và nhận thức được xu hướng
phát triển của cộng đồng này trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chương 2. Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong pháp luật
Việt nam và một số kiến nghị
Nội dung chương sẽ tập trung trình bày, phân tích thực tiễn ghi nhận các
quyền của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam trên các lĩnh vực dân sự, hình
sự và các lĩnh vực khác. Từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các
biện pháp bảo đảm thực hiện quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng
tính ở Việt Nam hiện nay.
7
CHƯƠNG 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ
QUYỀN ĐƯỢC THỪA NHẬN VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
1.1 Người đồng tính và xu hướng phát triển của cộng đồng người đồng tính
1.1.1 Các khái niệm liên quan
Để có cái nhìn khái qt và đầy đủ về người đồng tính, chúng ta cần tìm hiểu
các khác niệm liên quan về giới, giới tính, xu hướng tình dục và các khái niệm khác.
Có thể thấy ngay từ khi con người bắt đầu có sự nhận thức, giới tính ln là một đề
tài nhận được sự chú ý của nhân loại và được nghiên cứu, đề cập xuyên suốt trong
lịch sử phát triển của lồi người thơng qua các loại hình nghệ thuật như thi ca, hội
họa cho đến sinh học, y học. Giới tính hay giới tính sinh học chỉ đặc điểm đực (♂)
và cái (♀) trong giới sinh vật. Ở lồi người, giới tính được xác định qua những đặc
điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ. Giới tính của con người có
nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội. Những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của
cơ thể là tiền đề và cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt của giới tính. Tình cảm và ý
thức về giới chỉ được hình thành thơng qua hoạt động và giao tiếp với người khác,
dưới ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội. Chính xã hội quy định và
đánh giá giới tính của con người về mặt xã hội, quy định sự phân công lao động
giữa nam và nữ, địi hỏi ở mỗi giới phải có tiêu chuẩn đạo đức, cách cư xử, tác
phong, đặc điểm khác nhau.
Theo thuyết đa dạng tình dục (Queer Theory), trên thực tế bản dạng tính dục
của con người phức tạp hơn nhiều so với cách phân chia giới tính đơn giản như nam
và nữ như hiện nay. Việc phân chia bản dạng thành hai cực thể hiện cách nhìn đối
lập nhị phân và không thể hiện được sự đa dạng của cuộc sống. Liên quan đến xu
hướng tính dục, trong một cơng trình xuất bản từ cuối những năm 1940, Alfred
Kinsey và đồng nghiệp chỉ ra rằng xu hướng tính dục có thể được chia ra làm bảy
loại, từ hồn tồn dị tính cho tới hồn tồn đồng tính, và song tính là điểm giữa.1
Bản dạng tính dục (sexual identity) là cơ sở để cá nhân nhận diện mình là ai.
Trong đó, có 4 yếu tố rõ nét nhất và các yếu tố này gần như độc lập với nhau :
Giới tính sinh học (sex): Thơng thường, người ta chia giới tính ra hai đối
tượng dị tính: nam và nữ. Giới tính sinh học dựa vào cơ quan sinh dục, hooc-mon
1
Phạm Quỳnh Phương (2013), Người đồng tính song tính và chuyển giới ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
trang 20.
8
và nhiễm sắc thể. Thơng thường, giới tính được xác định ngay khi một người sinh
ra, bằng cách nhìn vào bộ phận sinh dục.
Bản dạng giới (gender identity): là một yếu tố trong tính dục, là những gì diễn
ra trong não khi một người tự nhận mình là nam hay nữ. Bản dạng giới khơng nhất
thiết trùng với giới tính sinh học và độc lập với xu hướng tình dục vì bản dạng giới
liên quan đến việc một người nghĩ mình là ai, cịn xu hướng tình dục liên quan đến
việc một người bị hấp dẫn với ai. Bản dạng giới khơng nhất thiết dựa trên giới tính
được người khác cảm nhận và cũng khơng phải là thiên hướng tình dục. Bản dạng
giới có thể là: nam, nữ, giới tính thứ ba, không phải nam không phải nữ.
Khái niệm bản dạng giới và khái niệm thiên hướng tình dục là khác nhau.
Chẳng hạn như khi một người có giới tính sinh học là nam nhưng tự xác định bản
chất của mình là nữ khơng có nghĩa người đó có thiên hướng tình dục là đồng tính
luyến ái nếu đối tượng tình dục hay tình cảm của người đó là nam vì bản chất của
người đó là nữ.
Xu hướng tính dục (sexual orientation): Là một trong bốn yếu tố tạo nên tính
dục và được định nghĩa là sự hấp dẫn có tính bền vững về tình cảm hoặc tình dục
hướng tới người khác. Cùng với hai yếu tố trên, xu hướng tính dục sẽ xác định một
người là đồng tính (thấy hấp dẫn bởi người cùng giới), dị tính (thấy hấp dẫn bởi
người khác giới) hay song tính (thấy hấp dẫn bởi cả hai giới), cũng có thể có một xu
hướng nữa tuy hiếm gặp là không hấp dẫn với giới nào cả. Xu hướng tính dục
khơng nhất thiết trùng với hành vi tình dục. Xu hướng tính dục bao gồm cả những
tình cảm và cảm nhận cá nhân, cịn hành vi tình dục của một người có thể phản ánh
hoặc khơng phản ánh xu hướng tính dục của họ. Tuy nhiên với người phát triển xu
hướng lưỡng tính dục (bisexuality) thì có thể chỉ quan hệ tình dục với người cùng
giới hoặc chỉ với người khác giới hoặc có thể có quan hệ tình dục được với cả hai
giới hoặc sống một mình.
Cuối cùng là yếu tố thể hiện giới (gender expression): đây là cách cá nhân thể
hiện giới tính của một cách tự do, không ép buộc (dựa trên những quy định truyền
thống về vai trò giới) qua cử chỉ, ăn mặc, hành vi và tương tác với mọi người, các
sự vật. Mỗi người có thể nữ tính hoặc nam tính theo quan điểm của họ cũng như của
người khác về họ. Đây chính là những biểu hiện bên ngoài của họ (cử chỉ, ăn mặc,
biểu hiện...). Yếu tố này dễ thay đổi và thường thì nó khơng ảnh hưởng đến ba yếu
tố trên.
9
Có thể thấy xu hướng tính dục được cấu thành bởi bốn yếu tố bao gồm bao
gồm giới tính sinh học (do các yếu tố sinh học quy định), bản dạng giới (cảm nhận
tâm lý mình là nam hay nữ), thể hiện giới (sự thể hiện và vai trò về nam tính hay nữ
tính trong đời sống) và xu hướng tính dục (sự hấp dẫn có tính bền vững về tình cảm
và/hoặc tình dục hướng tới người khác).2 Từ đó phân ra các loại xu hướng tính dục
cơ bản là: Dị tính - hấp dẫn bởi người khác giới; Đồng tính - thấy hấp dẫn bởi người
cùng giới; Song tính là thấy hấp dẫn bởi cả hai giới.
Có thể thấy, đồng tính luyến ái hay đồng tính là vấn đề đã hình thành từ rất
sớm trong lịch sử phát triển của loài người. Sự khác biệt về hiểu biết cũng như nhận
thức của xã hội ở mỗi thời kỳ là nguyên nhân gây tranh luận trên nhiều lĩnh vực
cuộc sống. Trong lịch sử, nhiều nền văn hóa, nhiều xã hội đã từng lên án, phản đối
thậm chí là trừng phạt đối với hành vi bị xem là “đi ngược lại với lẽ thường và
chuẩn mực đạo đức” này. Tuy nhiên, khơng vì thế mà nó mất đi, mà đồng tính vẫn
tiếp tục tồn tại, thậm chí là phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ,
đồng tính là một hiện tượng xã hội và sẽ tồn tại một khách quan với sự phát triển
của xã hội.
Hiện nay, quan niệm về người đồng tính rất đa dạng và điều này phản ánh sự
đa dạng về cách nhìn nhận người đồng tính của xã hội. Sự đa dạng này xuất phát từ
cách nhìn nhận các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống xã hội – từ góc độ con
người sinh học, đặc điểm cấu tạo cơ thể, thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, thể
hiện giới bên ngoài, hay vai trò giới… Cho dù quan niệm về người đồng tính được
nói đến ở khía cạnh nào thì hầu hết cũng dựa trên bản chất “là người có nhu cầu u
thương, chăm sóc và chia sẻ tình cảm cũng như có ham muốn quan hệ tình dục với
người cùng giới”. Như vậy, có thể khái niệm người đồng tính là người bị hấp dẫn
bởi người cùng giới trên phương diện tình u và thường có thiên hướng quan hệ
tình dục đồng giới. Người đồng tính nam thường gọi là “gay” và người đồng tính nữ
thường được gọi là “les”/“lesbian”.
Người đồng tính (Homosexual): là người bị hấp dẫn bởi người cùng giới (bao
gồm đồng tính nữ và đồng tính nam) trên phương diện tình yêu hay tình dục với
nhau trong hồn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.
2
Phạm Quỳnh Phương (2013), Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội, trang 12.
10
Người song tính (Bisexual): là người bị hấp dẫn bởi cả hai giới. Người có
thiên hướng tình dục song tính luyến ái có thể bị hấp dẫn về mặt cảm xúc, tình cảm
và tình dục với cả người cùng giới tính và khác giới tính với mình.
Người chuyển giới (Trans-sexual): là những người có bản dạng giới hay thể
hiện giới khác với những quy ước và mong đợi chung dành cho giới tính sinh học
của họ . Người chuyển giới có thể là người đã phẫu thuật chuyển giới hoặc là người
chưa phẫu thuật chuyển giới, khơng có ý định phẫu thuật chuyển giới nhưng họ có
cảm nhận rõ ràng về giới tính thực của mình khác với giới tính sinh học và họ có xu
hướng, mong muốn được chuyển đổi giới tính.3
Người đồng tính nam (Gay), người đồng tính nữ les Cùng với người song tính
(bisexual) và người chuyển giới (Transexual), đang được xem là nhóm tình dục
thiểu số trên thế giới, và được biết đến với tên gọi chung là LGBT, được biết đến
với biểu tượng phổ biến là là cờ cầu vồng biểu tượng của sự tự tin và tự chủ động
của cộng đồng LGBT.4 Mới đây, cộng đồng này cịn có sự bổ sung và có tên gọi
mới là LGBTIQ, các nhóm được là người liên giới tính (Intersex) và người chưa
xác định giới tính (Questioning).
1.1.2 Nhận thức về người đồng tính
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người đồng tính, song tính và chuyển giới khơng
có bệnh lý tâm thần hay rối loạn nhân cách và vẫn phù hợp với sự phát triển bình
thường của xã hội. Đồng thời, tình dục đồng giới khơng phải là hành vi có thể tập
nhiễm. Do đó, khơng thể ép buộc, điều trị hoặc thậm chí là áp dụng liệu pháp tâm lý
để xóa bỏ đi xu hướng tính dục đồng giới, cũng như khơng thể làm một người có xu
hướng tính dục khác giới thành một người có xu hướng tính dục đồng giới. Tháng
12 năm 1992, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) cũng phát đi một tuyên bố
chính thức, với lời kêu gọi: “Xét thấy luyến ái đồng giới tự thân nó khơng hề hàm
chứa việc có hay khơng sự thiệt hại, tính ổn định, sự tin cậy, trong năng lực xã hội
chung hay khả năng tác nghiệp (ở người đồng tính ái), APA kêu gọi các tổ chức y tế
trên thế giới và cá nhân các nhà tâm thần học ở các quốc gia hãy thúc đẩy trên đất
nước mình việc bãi bỏ những trừng phạt pháp lý đối với tình cảm và tình dục đồng
giới có sự đồng thuận giữa những người trưởng thành.” Đó là kết luận của giới khoa
3
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, (2011), Trả lời các câu hỏi của bạn về đồng tính và xu hướng tình dục và Trả
lời các câu hỏi của bạn về người chuyển giới, bản dạng giới và thể hiện giới.
4
Theo Gilbert Baker, tác giả của lá cờ cầu vồng, mỗi màu đại diện cho một giá trị trong cộng đồng: màu
hồng là giới tính, đỏ là cuộc sống, cam là chữa bệnh, xanh lá cây là tự nhiên, xanh biển là nghệ thuật, chàm là
hài hịa, tím là tinh thần.
11
học rằng đồng tính luyến ái cũng chỉ là một biểu hiện của sự đa dạng sinh học về
mặt tính dục của con người mà thôi, mà một trong những cơ sở của nó là giữa người
dị tính luyến ái và đồng tính luyến ái có sự khác biệt trong việc chi phối hành vi
phái tính từ não bộ.5
Về cơ bản, những người đồng tính vẫn được hưởng đầy đủ các quyền công
dân và quyền con người như một con người, một công dân trong xã hội. Thực tế,
cộng đồng người đồng tính khơng địi hỏi một quyền có tính đặc biệt hay riêng biệt
cho cộng đồng này mà nhấn mạnh những quyền mà người đồng tính thường xuyên
bị xâm phạm, bị ảnh hưởng trong cuộc sống. Nhìn nhận ở một góc độ khác, do là
một cộng đồng riêng biệt với những đặc điểm, tâm sinh lý cũng như góc nhìn khác
biệt của xã hội, cộng đồng người đồng tính cần được thừa nhận các quyền phù hợp
trong quy định pháp luật cũng như nhận thức xã hội.
Cộng đồng LGBT khơng có “quyền đặc biệt” hay “quyền riêng biệt.” Những
“quyền LGBT” hay “quyền đồng tính” mà mọi người hay nhắc tới cần được hiểu là
những “quyền con người” mà người LGBT thường xuyên bị xâm phạm. Việc gọi
tên “quyền LGBT” cũng tương tự như việc chúng ta gọi tên “quyền phụ nữ”,
“quyền người da màu”… với mục đích nhấn mạnh về đối tượng hưởng quyền. Cịn
về bản chất, đó đều là những quyền con người, quyền công dân cơ bản.
1.1.3 Sự phát triển của cộng đồng người đồng tính
Theo các nghiên cứu xã hội học, tỉ lệ cộng đồng người đồng tính gần như
khơng thay đổi ở mọi xã hội, thời đại: chiếm khoảng 3-5% dân số mỗi quốc gia - tỉ
lệ này gồm cả người có quan hệ luyến ái với người cùng giới ở mức độ không
thường xuyên. Một khảo sát ở Mỹ năm 2002 cho kết quả 4,1% nam giới và 4,1% nữ
giới tự nhận mình là người đồng tính và song tính; Điều tra ở Canada năm 2012 cho
kết quả 5% dân số tự nhận mình là người đồng tính. Điều tra ở Pháp năm 1991 cho
kết quả là 10,7% nam giới và 3,3% nữ giới có hành vi tình dục đồng giới, 8,5% nam
giới và 11,7% phụ nữ thừa nhận có hấp dẫn tình dục đồng giới nhưng khơng có
hành vi quan hệ tình dục đồng giới...6
Có thể thấy, cộng đồng đồng tính ln tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội
loài người. Nhưng vì sự nhận thức, sự hiểu biết về đồng tính nên trong một giai
5
Lê Trần Huy Phú, 2004, Các nhà tâm thần học bảo vệ cho “bệnh” đồng tính luyến ái,
(Truy cập ngày 15/6/2016).
6
Phạm Quỳnh Phương, (2013), Cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 68.
12
đoạn rất dài của lịch sử lồi người, đồng tính hầu như không xuất hiện trong trong
bất kỳ tư liệu lịch sử nào. Ngoại trừ một số cá biệt như tác phẩm trên đá ở Sicilia
miêu tả những hình tượng dương vật theo từng đơi được giải thích một cách khác
nhau trong đó bao gồm giải thích về quan hệ tình dục đồng tính hay Lăng mộ của
hai người Ai Cập Khnumhotep và Niankhkhnum được xây dựng vào Triều đại thứ
năm của Ai Cập. Hai người này đôi khi được xem là một cặp đơi đồng tính đầu tiên
được ghi tên trong lịch sử nhân loại.7
Ghi chép đầu tiên về người chuyển giới ở Việt Nam là vào thế kỷ 14, Đại Việt
Sử Ký Toàn Thư đã nhắc đến An Vương Tuấn, là thành viên của hoàng tộc, là một
người thông minh, uyên bác và mạnh mẽ nhưng ngang bướng và thích mặc quần áo
của phụ nữ.8 Một số tài liệu đã chỉ ra rằng vua Khải Định (1885–1933) được biết
đến là có xu hướng thích đàn ơng mặc dù ông có 12 bà vợ. Khải Định cũng thường
bị chỉ trích vì cách ăn mặc, ơng thích đeo trang sức và ăn mặc như phụ nữ. Cuộc
thảo luận đầu tiên cho rằng đồng tính, cách thể hiện của người chuyển giới và việc
thích mặc đồ của người khác giới là một tội bắt nguồn từ các tài liệu phương Tây
bởi thực dân Pháp khi họ viết về văn hóa bản địa vào cuối thế kỷ 19.9
Sự ghê sợ đồng tính luyến ái (Homophobia) được hiểu là sự sợ hãi, có ác cảm
hoặc kỳ thị đối với người đồng tính hay tình trạng đồng tính luyến ái một cách phi
lý. Sự sợ hãi này bao gồm sự ghê sợ đồng tính của chính mình và sự ghê sợ từ phía
xã hội. Sợ đồng tính của chính mình là sự sợ, có ác cảm với cảm giác đồng tính
trong bản thân mình vì định kiến xã hội. Đây là cảm giác băn khoăn nặng nề hoặc
sự khơng chấp nhận thiên hướng tình dục của chính bản thân người đồng tính. Có
thể xem là một dạng mâu thuẫn nhận thức, người đồng tính khơng thể dung hịa
mâu thuẫn giữa ham thích tình dục vơ thức và ham thích tình dục có ý thức theo các
giá trị và chuẩn mực của xã hội, tôn giáo và nền tảng giáo dục. Đôi khi họ phải trải
qua mâu thuẫn tâm lí nặng nề giữa niềm tin vào tôn giáo hoặc chuẩn mực xã hội và
nhu cầu tình dục hoặc tình cảm.
Bên cạnh đó, nặng nề hơn, tác động mạnh mẽ đến tâm lý, ứng xử của người
đồng tính là sự ghê sự từ phía cộng đồng, xã hội. Mức độ phản đối người đồng tính
7
Reeder Greg (2000), Same-sex desire, conjugal constructs, and the tomb of Niankhkhnum and Khnumhotep,
World Archaeology, trang 193.
8
Phạm Quỳnh Hương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú. (2012), Khát vọng được là chính mình: những vấn đề
thực tiễn và pháp lý với người chuyển giới, iSEE.
9
X, Jacobus (1900),Untrodden fields of anthropology: observations on the esoteric manners and customs of
semicivilizedpeoples, American Anthropological Society, New York.
13
tùy thuộc rất nhiều vào tuổi tác, chủng tộc, dân tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, nền
tảng giáo dục, đảng phái và tôn giáo. Theo tổ chức Từ thiện chống HIV/AIDS
(AVERT), tình trạng ghê sợ đồng tính thường đi đơi với việc khơng có cảm giác
hoặc kinh nghiệm đồng tính luyến ái, chưa tiếp xúc nhiều với người đồng tính và có
cách nhìn theo hướng tơn giáo10. Nhiều người khác thì cho rằng họ cởi mở với đồng
tính, nhưng khi xem ảnh thân mật của những người đồng tính thì họ lại đều cảm
thấy ghê sợ.
Một nghiên cứu ở các thanh niên nam da trắng của Đại học Cincinnati thực
hiện bởi Janet Baker cho thấy những cảm nghĩ tiêu cực về người đồng tính thường
đi đơi với các biểu hiện kỳ thị. Nghiên cứu cũng cho thấy các biểu hiện ghét người
đồng tính, tư tưởng bài Do Thái và phân biệt chủng tộc thường đi chung với nhau11.
Nhiều người dị tính lo sợ người khác nghĩ mình là đồng tính đặc biệt là thanh niên
khi nghĩ rằng một yếu tố để trở nên nam tính là khơng bị cho là đồng tính. Chế nhạo
một vài học sinh, thường khơng phải đồng tính, vì cho rằng họ lập dị là tình trạng
thường thấy ở các trường học ở nơng thơn và ngoại ơ ở Mỹ và tình trạng này thường
đi đôi với các biểu hiện nguy hiểm và sự bùng nổ bạo lực thực hiện bởi những học
sinh nam trả thù để chứng mình nam tính của mình.
Từ cuối thế kỷ 19 đã có một phong trào trên phạm vi tồn cầu theo xu hướng
tăng khả năng bộc lộ, cơng khai thiên hướng tình dục bản thân ở người đồng tính,
cơng nhận pháp lý các quyền lợi hợp pháp cho những người đồng tính, trong đó
có quyền kết hơn và các hình thức kết hợp dân sự, quyền nhận con ni và làm cha
mẹ ở người đồng tính, các quyền liên quan đến việc làm, phục vụ trong quân đội,
tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sự ra đời của luật chống bắt
nạt để bảo vệ trẻ vị thành niên đồng tính.
Một trong những sự kiện đầu tiên ghi nhận sự phát triển, công khai của cộng
đồng đồng tính là Bạo loạn Stonewall, đây được xem là một chuỗi những cuộc bạo
động mang tính tự phát nhằm chống lại một cuộc vây bắt của cảnh sát Mỹ diễn ra
vào sáng sớm ngày 28 tháng 6 năm 1969 tại quán rượu Stonewall, làng Greenwich,
vùng Manhattan, New York. Sự kiện này thường được nhắc tới như là vụ việc đầu
tiên trong lịch Hoa Kỳ khi mà cộng đồng đồng tính nước phản kháng lại việc Chính
10
Weeks, J., Holland, J. and Waites, M., (Eds.) (2003) Sexualities and Society: A Reader. Polity Press:
Cambridge, UK, ISBN 9780745622484.
11
Janet G. Baker, The Development of Prejudice Towards Gays and Lesbians by Adolescents, Journal of
Homosexuality, 1998, trang 89.
14
phủ trừng trị nhóm người tình dục thiểu số, và nó trở thành sự kiện đánh dấu sự bắt
đầu của cuộc đấu tranh cho các quyền của người đồng tính ở Hoa Kỳ và trên toàn
thế giới. Sau Stonewall, những người đồng tính ở New York nhận thức được họ cần
tạo một cộng đồng thống nhất từ những giới tính, giai cấp và thế hệ khác nhau.
Trong vòng sáu tháng, hai tổ chức hoạt động của người đồng tính được thành lập ở
New York, tập trung vào những chiến thuật đấu tranh và ba tờ báo ra đời nhằm ủng
hộ người đồng tính. Trong vài năm sau đó, nhiều tổ chức cho người đồng tính được
thành lập trên lãnh thổ Hoa Kỳ và trên thế giới, ngày 28 tháng 6 năm 1970, những
cuộc diễu hành đồng tính đầu tiên diễn ra ở Los Angeles, Chicago và New York để
tưởng nhớ bạo loạn Stonewall.12
Phong trào công khai hay lộ diện (Come-out) là một quá trình một người thể
hiện cho một số hoặc mọi người biết về xu hướng tính dục hay bản dạng giới của
mình. Hoạt động này có thể được thực hiện với nhiều dạng từ chủ động, thụ động,
khẳng định cho đến khơng phủ nhận. Q trình này được xem là một phần quan
trọng trong việc nhận dạng, chấp nhận, tự hòa và hòa nhận bảng dạng giới của mỗi
người cũng như thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức của xã hội về cộng đồng người đồng
tính. Nổi bật là Mơ hình Nhận diện của Cass, là một trong những lý thuyết nền tảng
về quá trình nhận diện bản thân của người đồng tính nam và nữ, do Vivienne Cass
đưa ra vào năm 1979. Mơ hình này được xem là tiên phong cịn bởi vì nó được xây
dựng dựa trên cái nhìn bình đẳng về các xu hướng tính dục và có xem xét đến các
yếu tố kỳ thị đồng tính khi xã hội trong giai đoạn đó cịn xem đồng tính là khơng
bình thường và kỳ thị người đồng tính. Cass được mơ tả một q trình gồm 6 giai
đoạn khi một người đồng tính nam, nữ nhận diện mình là đồng tính và hịa nhập với
xã hội xung quanh gồm: Bối rối; So sánh; Chấp nhận; Thừa nhận; Tự hào; Hòa
nhập.13
Sau này, các tổ chức và trung tâm về quyền của người đồng tính thường sử
dụng một mơ hình rút gọn sau đây về 03 giai đoạn trong q trình cơng khai là Nhìn
nhận bản thân, Cơng khai và Sống cởi mở.
Sau nhiều thập kỷ khi “xu hướng tính dục” và “bản dạng giới” ít khi được bàn
luận một cách chính thức, những lo ngại về sự vi phạm nhân quyền đã khiến Hội
12
Pride Marches and Parades (2004),Encyclopedia of Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender History in
America, Marc Stein, trang 23.
13
Cass Vivienne (1979), Homosexual identity formation: A theoretical model. Journal of Homosexuality,
trang 52.
15
đồng Nhân quyền coi đây là vấn đề ưu tiên để thảo luận, và chính thức đưa ra những
tuyên bố chung về quyền của người LGBT, xu hướng tính dục và bản dạng giới đã
được đề xuất ban đầu trong các phiên họp của Hội đồng nhân quyền năm 2006 và
2008. Cuộc tranh luận xoay quanh mối quan tâm chính trị về luật phân biệt đối xử
và nghĩa vụ của các Nhà nước trong việc thực thi luật nhân quyền quốc tế.14
Một trong những văn kiện quốc tế đầu tiên liên quan trực tiếp đến quyền của
LGBT là Tuyên bố của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc (Commission on
Human Right) về Xu hướng tính dục và quyền con người (Sexual Orientation ang
Human rights), văn kiện này được thông qua vào tháng 3/2005 do New Zealand đề
xướng và nhận được sự ủng hộ của 31 quốc gia thành viên của Uỷ ban.
Ngày 26 tháng 3 năm 2007, Bộ nguyên tắc Yogyakarta được đưa ra để áp
dụng Luật Nhân quyền cho những vấn đề có liên quan đến khuynh hướng xu hướng
tính dục và bản dạng giới. Các nguyên tắc này sẽ xác định nghĩa vụ của các quốc
gia là phải tôn trọng, bảo vệ và thực hiện nhân quyền của tất cả mọi người bất kể
khuynh hướng tình dục hoặc giới tính của họ. Hiện nay các quốc gia trên thế giới tự
do đang vận động để đưa ra những Nguyên tắc Yogyakarta vào trong pháp luật của
họ. Trong đó các quyền tự do dân chủ của công dân, ban hành các luật về những
quyền chưa được cụ thể hoá: quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, quyền biểu
tình, quyền được trưng cầu dân ý, quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền tiếp
cận thông tin… Quyền của người đồng tính được thể hiện rõ nhất trong ba nguyên
tắc đầu tiên của bộ nguyên tắc này: Quyền được hưởng sự hưởng thụ phổ quát của
quyền con người; Quyền bình đẳng và khơng phân biệt; Quyền được thừa nhận
trước pháp luật. Bộ nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiến tới xóa
bỏ hồn tồn sự kỳ thị người đồng tính trên thế giới; các quốc gia đang xem xét, xây
dựng Luật cho người đồng tính có thể xem xét bộ ngun tắc này như nguồn để từ
đó xây dựng lên một văn bản pháp luật phù hợp nhất cho quốc gia mình nhưng vẫn
đảm bảo không vi phạm Luật Quốc tế.
Vào năm 2011 và 2012 vấn đề về quyền của người LGBT đã được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tháng 3/2011, 85 quốc gia và vũng lãnh thổ đã cùng ký
vào bản Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân
quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới (SOGI). Tháng 6/2011, một bản
14
Viện nghiên cứu Kinh tế, xã hội và môi trường (ISEE), Quan điểm của Liên Hợp Quốc về quyền của người
đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), (truy cập ngày 27/8/2017)
16
Nghị quyết (Resolution 17.19) đề cập đến vấn đề bạo lực với người LGBT đã được
thông qua tại Phiên họp thứ 17 của Hội đồng Nhân quyền khẳng định: “mọi người
đều có quyền bình đẳng, bất kể có thiên hướng tình dục như thế nào”15. Sự ủng hộ
của các thành viên Hội đồng ở khắp các nơi đã tạo điều kiện cho sự ra đời một bản
báo cáo chi tiết đầu tiên của Văn phòng Hội đồng Cao Uỷ Nhân quyền
(A.HRC.19.41) vào tháng 11/2011, tổng kết lại vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử
đối với người đồng LGBT trên khắp thế giới. Báo cáo đã đưa ra các bằng chứng cho
thấy những hình thức bạo lực và phân biệt đối xử mang tính hệ thống đối với các cá
nhân ở khắp nơi trên thế giới, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà
nước nhằm bảo vệ quyền của người LGBT. Nội dung của báo cáo này đã trở thành
các vấn đề cơ bản được thảo luận tại tiểu ban của Hội đồng Nhân quyền vào tháng 3
năm 2013 - lần đầu tiên cơ quan Liên Hiệp quốc tranh luận chính thức về vấn đề
này.
Đến tháng 3/2013, tại phiên họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền, Cao uỷ
viên Liên Hiệp Quốc về quyền con người, Navi Pillay, đã yêu cầu các nước viết lên
“một chương mới” trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, đóng góp vào việc chấm dứt ngay
bạo lực và phân biệt đối xử với người LGBT. Tại phiên họp này, Tổng Thư ký Liên
Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng đã có bài phát biểu16, mô tả những hành vi bạo lực
và phân biệt đối xử với người LGBT là “tấm bi kịch lớn đối với những ai có lương
tri và là vết nhơ đối với lương tâm của chúng ta”, ông kêu gọi các quốc gia trên tồn
thế giới phi hình sự hố đồng tính, chấm dứt kỳ thị với LGBT. Lần đầu tiên, người
đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đưa ra một thông điệp rõ ràng và
đầy tính ủng hộ đối với vấn đề LGBT, và đây cũng là quan điểm của cả Liên Hiệp
Quốc khi gần đây liên tiếp có những động thái để giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt
dựa trên xu hướng tính dục và bản giới.
15
Phiếu thuận bỏ cho việc thông qua nghị quyết này bao gồm các quốc gia: Argentina, Belgium, Brazil,
Chile, Cuba, Ecuador, France, Guatemala, Hungary, Japan, Mauritius, Mexico, Norway, Poland, Repulic of
Korea, Slovakia, Spain, Switzerland, Ukaine, Thailand, UK, USA, Uruguay; Phiếu chống bỏ cho việc thông
qua nghị quyết này bao gồm các quốc gia: Agola, Bahrain, Bangladesh, Cameroon, Djibouti, Gabon, Ghana,
Jondan, Malaysia, Maldives, Mauritiania, Nigeria, Pakistan, Qatar, Moldova, Russian Federation, Saudi
Arabia, Senegal, Uganda; Phiếu trắng gồm: Burkina Faso, China, Zambia.
16
Trích bài phát biểu: “Xin gửi tới những người đồng tính nam và nữ, song tính và chuyển giới, cho tơi được
phép nói rằng : Bạn khơng hề đơn độc. Nỗ lực của các bạn để chấm dứt sự xâm phạm và kỳ thị cũng là nỗ lực
chung của chúng ta. Hôm nay, tôi đứng cùng với các bạn và kêu gọi tất cả các quốc gia và nhân dân trên tồn
thế giới cùng đứng về phía các bạn. Một nấc thang lịch sử đang tới. Chúng ta phải ngăn chặn sự xâm phạm,
phi hình sự hố đồng tính, cấm kỳ thị và giáo dục công chúng..”
17
Tháng 6/2012 Văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Quyền con người đã cho
xuất bản một cuốn cẩm nang mang tên “Sinh ra Tự Do và Bình Đẳng – Xu hướng
tính dục và Bản dạng giới” (HR.PUB.12.06) để hệ thống hoá lại những vấn đề đặt
ra đối với người LGBT, cũng như chỉ ra những nghĩa vụ của các nhà nước liên quan
đến các luật nhân quyền quốc tế. Với quan điểm rằng muốn bảo vệ cá nhân dựa trên
xu hướng tính dục và bản dạng giới khơng nhất thiết phải tạo ra những quyền riêng
biệt dành cho LGBT, mà chỉ cần yêu cầu đảm bảo yêu cầu thực thi của các quyền
không phân biệt đối xử trong các văn bản pháp luật quốc tế đã có, cẩm nang nhấn
mạnh vào những sự vi phạm nhân quyền và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của các Nhà
nước.
Tính đến hết tháng 12/2017, tình hình ghi nhận quyền kết hơn bình đẳng của
người đồng tính trên thế giới như sau: Có 26 quốc gia thừa nhận quyền kết hơn bình
đẳng trên toàn lãnh thổ: Vương quốc Hà Lan (2000), Vương quốc Bỉ (2003), Vương
quốc Tây Ban Nha (2005), Liên bang Canada (2005), Cộng hòa Nam Phi (2006),
Vương quốc Na Uy (2008), Vương quốc Thụy Điển (2009), Cộng hòa Bồ Đào Nha
(2010), Cộng hòa Iceland (2010), Cộng hòa Argentina (2010), Vương quốc Đan
Mạch (2012), Cộng hòa Uruguay (2013), New Zealand (2013), Cộng hòa Pháp
(2013), Anh (2013) và xứ Wales (2013), Brazil (2013), Vương quốc Luxembourg
(2015), Liên bang Hoa Kỳ (2015) Greenland (2016) Colombia (2016), Phần Lan
(2017), Cộng hòa Malta (2017), Úc (2017) Đức (2017). Theo lộ trình lập pháp, hơn
nhân đồng giới cũng sẽ sớm được hợp pháp hóa tại Áo (2019) và vùng lãnh thổ Đài
Loan.
Như vậy, có thể thấy cho tới nay Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã có
nổ lực từng bước trong việc chỉ ra những vi phạm nhân quyền đối với người đồng
tính, song tính, chuyển giới, và cả người liên giới tính (intersex), cũng như yêu cầu
các quốc gia có những hành động cụ thể tuân theo các điều luật Nhân quyền quốc tế
để chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền. Với quan điểm rõ ràng này của Liên
Hiệp Quốc và những động thái chung của những người có lương tri trên khắp thế
giới, người đồng tính, song tính, liên giới tính và chuyển giới có quyền hy vọng vào
một tương lai tự do, bình đẳng và khơng cịn chịu những sự phân biệt đối xử khơng
đáng có. Vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính đang thực sự dần trở thành một
trong những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền
được sống, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể khác
18
trong xã hội và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến
chất lượng nhân quyền của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.
1.2 Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính
1.2.1 Khái niệm
Khi tiếp cận khái niệm “thừa nhận về mặt pháp luật”, chúng ta đều hiểu đó là
một hoạt động được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thông qua các quy
định pháp luật để ghi nhận, xác lập từ đó điều chỉnh một hoặc một số quan hệ trong
xã hội. Có thể hiểu, các quan hệ, hoạt động diễn ra trong xã hội có thể được sự thừa
nhận từ xã hội nhưng các mối quan hệ này chỉ được xem là các quan hệ pháp luật
khi và chỉ khi nó được điều chỉnh bởi pháp luật.
Pháp luật được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các hành vi
trong xã hội nhưng lại khơng điều chỉnh tồn bộ hoạt động cũng như tất cả các mối
quan hệ phát sinh trong xã hội. Trên thực tế, nhiều hoạt động được diễn ra trong
cuộc sống như pháp luật khơng hoặc chưa có quy định điều chỉnh như quan hệ tình
yêu, quan hệ bạn bè… Trước hết, Nhà nước chỉ lựa chọn những mối quan hệ quan
trọng và cần thiết để tiến hành điều chỉnh thông qua các chuẩn mực, cách thức ứng
xử mà chủ thể lập pháp cho là phù hợp. Phần lớn các quan hệ xã hội phát sinh nhu
cầu được điều chỉnh trước khi Nhà nước tiến hành ban hành các quy định pháp luật
có liên quan. Điều này tất yếu dẫn đến việc có sự khập khiễng giữa nhận thức của
xã hội và sự thừa nhận về mặt pháp lý do các quan hệ cùng với xã hội ngày càng
phát triển một cách nhanh chóng, đa dạng và phức tạp, nằm ngồi dự đốn của các
nhà làm luật cũng như cơ quan quản lý.
BỔ SUNG
Có thể hiểu quyền được thừa nhận về mặt pháp lý là một quyền quan trọng của
các quan hệ phát sinh khi thỏa mãn những điều kiện nhất định và được đặt ra xuyên
suốt trong mọi quá trình phát triển của xã hội từ khi hình thành nhà nước và pháp
luật. Các quan hệ xã hội quan trọng và cần thiết lần lượt được pháp luật thừa nhận,
tạo hành lang pháp lý và cách thức xử sự phù hợp với ý chí của nhà nước và được
đảm bảo bởi bộ máy cưỡng chế. Quá trình thừa nhận này có thể diễn ra qua nhiều
giai đoạn với nhiều hình thức như nhà nước đặt ra các quy định mới, các chuẩn mực
mới hay đơn giản chỉ là chấp nhận các cách thức ứng xử đã được xã hội thừa nhận
trước đó để nâng lên thành luật thơng qua phong tục, tập quán hay các tiền lệ.
19
Cá biệt có trường hợp nhà nước chỉ đơn thuần ghi nhận về chế định pháp luật
nhưng lại chưa ban hành các quy định chi tiết và cần thiết để có thể đảm bảo thực
hiện trên thực tế.
Nhà nước thực hiện hoạt động thừa nhận một vấn đề pháp lý có thể thực hiện
với sự chủ động hoặc thụ động. Khi xét thấy việc điều chỉnh là cần thiết, đảm bảo
quyền lợi của giai cấp cầm quyền hay lợi ích xã hội, các cơ quan nhà nước sẽ tiến
hành hoạt động soạn thảo và ban hành các quy định một cách chủ động. Đôi khi
hoạt động này lại được thúc đẩy bởi sự tác động từ các chủ thể khác như các hội
nhóm, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội khi họ nhận thấy quyền và lợi ích của họ
cần phải được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu “quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng
tính” là quyền được nhà nước ghi nhận, điều chỉnh trong các quy định pháp luật có
liên quan của cộng đồng người đồng tính. Hay nói đơn giản hơn là việc ghi nhận về
mặt pháp luật và đảm bảo thực hiện những chuẩn mực, cách thức ứng xử phù hợp
của các chủ thể trong xã hội của nhà nước đối với người đồng tính nhằm bảo vệ và
lợi ích hợp pháp của họ.
1.2.2 Đặc điểm
Một là, quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính được xem
là một trong những quyền cơ bản của con người, công dân. Quyền cơ bản là quyền
Hiến định, xác lập mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và cơng dân. Vì vậy, với tư
cách là công dân của quốc gia, Hiến pháp phải quy định trách nhiệm pháp lý nhà
nước trong việc bảo đảm quyền cơ bản của người đồng tính. Quyền cơ bản này có
hiệu lực trực tiếp, ràng buộc hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp phải bảo
đảm. Và người đồng tính cũng cần được hưởng đầy đủ quyền con người với bản
chất là những quyền tự nhiên của con người và không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và
bất cứ nhà nước nào. Quyền con người đã được mơ tả như là quyền có được những
nguồn lực và hoàn cảnh cần thiết để sống một cuộc sống tốt tối thiểu xét trong xu
hướng phát triển của cộng đồng.17 Là một trong những nhân tố của xã hội, người
đồng tính hồn tồn có quyền được nhà nước ghi nhận và đảm bảo các quyền cơ
bản đó.
Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính thật sự là một
quyền cơ bản của con người vì nó đảm bảo cần thiết cho người đồng tính nhằm có
17
Nickel, J. (2007). Human rights. The Stanford Encyclopedia of Philosophy. E. N. Zalta, (ed.),
(Truy cập ngày 10/6/2017)
20
thể sống thật với bản thân, với xu hướng tính dục, với bản dạng giới của chính
mình.
Hai là, quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính là biểu hiện
của sự tự do của con người. Con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về quyền và
phẩm giá. Tự do khơng có nghĩa là có thể bất kỳ điều gì mà khơng có sự ràng buộc.
Nhưng sự tự do chỉ nên có thể bị giới hạn khi nó xâm phạm đến tự do của chủ thể
khác. Biểu hiện của sự tự do trong một nhà nước pháp quyền là người dân có thể
làm những gì mà pháp luật không cấm. Nhà nước thông qua pháp luật hình thành
vùng cấm nhất định với ranh giới rõ ràng cho cơng dân của mình. Các cá nhân trong
xã hội có thể tự do hành động, ứng xử miễn sao không vi phạm các điều mà pháp
luật không cho phép. Do đó, nếu việc thừa nhận về người đồng tính khơng làm ảnh
hưởng đến sự tự do hay làm các quan hệ tổn thương các quan hệ khác trong xã hội
thì cần phải được tơn trọng và thực hiện. Sự ghi nhận về mặt pháp lý là sự khẳng
định quyền của một bộ phận hợp thành xã hội có thể tự do thực hiện các hoạt động
nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Ba là, quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính phụ thuộc
vào điều kiện lịch sử, địa lý, tơn giáo, đặc biệt là trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
nền văn hóa của mỗi quốc gia nên các nhà nước xác lập quyền này với nội hàm
khác nhau trong cùng một thời điểm. Cộng đồng người đồng tính hiện nay đang là
giá trị xã hội bắt đầu phổ biến, phản ánh sự phát triển và mang đặc điểm xã hội,
song về thái độ, ứng xử phụ thuộc rất lớn và quá trình nhận thức của mỗi người.
Quyền được thừa nhận phát triển theo sự phát triển của nền văn hóa có sự giao thoa,
hội nhập với văn hóa nhân loại theo tiến trình lịch sử nhất định. Các yếu tố về tôn
giáo, lịch sử, địa lý, làm cho nhận thức về quyền của người đồng tính ở những cá
nhân trong đó có chính họ và cộng đồng cũng có sự khác biệt nên tồn tại những
quan điểm, những quy định khác nhau về quyền được thừa nhận về pháp lý của
người đồng tính. Các nước trên thế giới đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ
về nhận thức xã hội cũng như pháp lý về người đồng tính. Có thể thấy đây là một xu
thế tất yếu, phù hợp với một thế giới phát triển, văn minh, tôn trọng các giá trị nhân
văn, phẩm giá của các cá nhân trong xã hội.
Bốn là, quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính có mức độ
phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm bảo đảm, tôn trọng, bảo vệ từ phía nhà nước.
Xuất phát từ việc đảm bảo cơng bằng, bình đẳng cho tất cả cơng dân trong xã hội,
người đồng tính là cộng đồng thiểu số, nhóm dễ tổn thương do họ có vị thế về xã