BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ
Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Xuân Quang
Học viên: Lê Huỳnh Hải Thủy
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2007
LỜI NĨI ĐẦU
Khoa học, cơng nghệ ngày nay định dạng cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Những bước tiến lớn trong cơng nghệ ngày xa xưa đã đưa lồi người thốt ra khỏi
hình thái xã hội phong kiến. Trong khoảng 100 năm gần đây, khả năng dẫn dắt của
công nghệ đã trở thành một yếu tố quyết định tạo ra sự thịnh vượng và đã cung cấp
nguồn năng lượng cho sự phát triển của các dân tộc. Khoa học công nghệ thực sự là
nền tảng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, và số lượng bằng sáng chế của một
quốc gia là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ khoa học cơng nghệ của
quốc gia đó.
Khóa luận này nghiên cứu về đề tài đăng ký bảo hộ sáng chế ở Việt Nam,
trên cơ sở nền tảng lý luận về hệ thống pháp luật, tìm hiểu về thực trạng đăng ký
bảo hộ sáng chế của đất nước, từ đó tìm hiểu ngun nhân và đưa ra một số kiến
nghị cho việc phát triển số lượng đơn đăng ký sáng chế ở Việt Nam.
1. Lý do chọn đề tài
Số lượng bằng độc quyền sáng chế là một trong những tiêu chí đánh giá thực
lưc quốc gia, là thành phần cơ bản xác định chỉ số sáng tạo của đất nước, thế nhưng
theo tra cứu dữ liệu trên website của Cục Sở hữu trí tuệ (www.noip.gov.vn), tổng số
lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam trong hơn 25 năm qua, từ 1981
đến nay chưa đạt con số 1.500 đơn, trong khi số lượng đơn đăng ký ở các nước phát
triển trong một năm là từ 5.000 đến 40.000 đơn, một sự chênh lệch quá lớn.
Nghị quyết Đại hội Đảng X đã xác định mục tiêu và phương hướng phát
triển của nước ta đến năm 2010 là: "Tập trung và sử dụng tốt mọi nguồn lực, đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ
và cơng bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị-xã
hội; sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm
2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
Với tình hình đăng ký sáng chế như hiện nay thì thật khó để Việt Nam có thể
cải tiến và phát triển khoa học cơng nghệ, hồn thành mục tiêu trở thành một nước
cơng nghiệp theo hướng hiện đại hóa mà Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra. Do đó,
người viết nhận thấy việc nghiên cứu về thực trạng đăng ký sáng chế ở Việt Nam để
trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị, giải pháp nâng cao số lượng đơn đăng ký sáng chế,
số lượng bằng sáng chế được cấp cho người Việt Nam là một đề tài cần thiết trong
tình hình phát triển khoa học cơng nghệ hiện nay của đất nước. Đó là lý do lựa chọn
đề tài “Đăng ký bảo hộ sáng chế ở Việt Nam – thực trạng và một vài kiến nghị”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những kiến thức pháp luật về hệ thống đăng ký bảo hộ sáng chế ở
Việt Nam, quá trình nghiên cứu đề tài nhằm vào hai mục tiêu chính.
Thứ nhất là tìm hiểu tình hình đăng ký sáng chế ở Việt Nam, đồng thời qua
việc phân tích và so sánh tình hình đất nước với tình hình của các nước trên thế giới
và trong khu vực, đưa ra những nhận xét, đánh giá năng lực sáng tạo khoa học cơng
nghệ của đất nước. Từ đó đi vào làm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, kết hợp với những
kinh nghiệm tìm hiểu được từ chính sách khuyến khích phát triển sáng chế của một
số nước trên thế giới, trong khả năng có thể, đưa ra một vài kiến nghị để cải thiện và
phát triển số lượng đơn đăng ký sáng chế ở Việt Nam.
Và đó cũng chính là nội dung của khóa luận.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài này trước hết là pháp luật hiện hành
về sáng chế và hệ thống đăng ký bảo hộ sáng chế ở Việt Nam và các quy định điều
chỉnh vấn đề tương tự trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây. Bên cạnh
đó, tìm hiểu những số liệu thống kê và một số bài báo liên quan để nhận biết tình
hình đăng ký sáng chế ở Việt Nam cũng như của một số nước trong khu vực Đông
Nam Á và trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu cũng bao gồm việc tìm hiểu những
kinh nghiệm khuyến khích phát triển sáng chế của một số nước Châu Á, cụ thể là
Trung Quốc và Nhật Bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận này, người viết sử dụng nhiều phương pháp, trong
đó nền tảng là phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng Mác - Lênin. Ngồi ra,
người viết cịn sử dụng các phương pháp như phương pháp nghiên cứu lý luận trong
khoa học pháp lý; phương pháp phân tích đối với các quy định của pháp luật, sự
kiện và nhận định; phương pháp thống kê, tổng hợp các số liệu và phương pháp so
sánh.
5. Bố cục
Căn cứ từ cơ sở mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ngồi lời nói
đầu và kết luận, khóa luận được cơ cấu thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương I. Pháp luật về bảo hộ sáng chế ở Việt Nam.
Trước khi tìm hiểu thực trạng đăng ký sáng chế, chương này trình bày những
vấn đề khái quát về sáng chế và hệ thống pháp luật về đăng ký sáng chế ở Việt
Nam, có so sánh giữa pháp luật hiện hành với pháp luật trước đây, pháp luật Việt
Nam với pháp luật thế giới.
Chương này gồm 3 phần:
1.1 Khái niệm về sáng chế
1.1.1 Một số khái niệm sáng chế trên thế giới
1.1.2 Khái niệm sáng chế theo pháp luật Việt Nam
1.2 Sáng chế và Bằng độc quyền sáng chế
1.2.1 Sáng chế và Giải pháp hữu ích
1.2.2 Bằng sáng chế
1.2.3 Các điều kiện cấp Bằng sáng chế
1.3 Quy trình cấp bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam
Chương II. Thực trạng và nguyên nhân
Chương này đi vào tìm hiểu thực trạng đăng ký sáng chế ở Việt Nam qua
việc phân tích các số liệu thống kê từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như từ Tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Từ thực trạng ấy, tìm hiểu và phân tích rõ các
ngun nhân. Việc phân tích nguyên nhân được thực hiện dưới hai góc độ, ngun
nhân về mặt cơ chế chính sách và nguyên nhân về mặt pháp luật.
Cụ thể, chương II gồm các phần sau:
2.1 Thực trạng đăng ký sáng chế ở Việt Nam
2.1.1 Số lượng đơn đăng ký sáng chế và bằng sáng chế được cấp
2.1.2 So sánh với tình hình các nước trong khu vực và trên thế giới
2.1.3 Nhận xét
2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
2.2.1 Nguyên nhân về mặt cơ chế chính sách
2.2.2 Nguyên nhân về mặt pháp luật
Chương III. Một vài kiến nghị
Trước hết, chương này trình bày kinh nghiệm khuyến khích phát triển sáng
chế của một số nước trên thế giới, đây là những kinh nghiệm được xem xét là có thể
ứng dụng cho điều kiện Việt Nam. Trọng tâm của chương là các kiến nghị, giải
pháp cải thiện và phát triển số lượng đơn đăng ký sáng chế ở Việt Nam, các kiến
nghị này cũng được trình bày dưới hai góc độ, kiến nghị về cơ chế chính sách và
kiến nghị về mặt pháp luật.
Chương III gồm các phần:
3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
3.1.1 Trung Quốc
3.1.2 Nhật Bản
3.2 Kiến nghị cho vấn đề sáng chế ở Việt Nam
3.2.1 Kiến nghị về cơ chế chính sách
3.2.2 Kiến nghị về mặt pháp luật trong nghiên cứu khoa học
3.2.3 Kiến nghị về Pháp luật sở hữu trí tuệ
Trên đây là những thơng tin khái qt về khóa luận. Để hồn thành khóa luận
này, người viết đã đầu tư nghiên cứu và được sự chỉ bảo, giúp đỡ của rất nhiều
người.
Em xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Xuân Quang, Thầy đã tận tình
hướng dẫn em từ những ngày đầu tiên bắt đầu thực hiện đề tài, đã định hướng và có
những góp ý, chỉ bảo, từ nội dung đến phương pháp nghiên cứu, giúp cho em có thể
hồn thành tốt khóa luận này.
Em cũng xin gởi lời cám ơn đến Thầy Lê Nết, cám ơn Thầy vì những gợi ý
cho khóa luận này, đặc biệt là gợi ý về đề tài của khóa luận. Dù khơng phải là giáo
viên hướng dẫn do trường phân công nhưng Thầy vẫn rất nhiệt tình giúp đỡ, cung
cấp thơng tin, tài liệu và có những nhận xét giúp khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin cám ơn các Thầy Cơ khoa Dân Sự trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, đã cho em những kiến thức nền tảng về pháp luật dân sự, pháp luật về sở
hữu trí tuệ, cũng như tạo điều kiện cho em được nghiên cứu và hoàn tất khóa luận.
Cám ơn các anh chị thuộc bộ phận tư vấn Cục Sở hữu trí tuệ, văn phịng đại diện tại
Thành phố Hồ Chí Minh, đã hy sinh thời gian để cung cấp các tài liệu và thông tin
liên quan đến đề tài, giúp khóa luận gần với thực tiễn và có tính ứng dụng nhiều
hơn. Xin cám ơn gia đình, bạn bè và những người thân, đã động viên và giúp đỡ để
khóa luận được hồn thành.
Xin trân trọng cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2007
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................. 5
Chương I - PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ Ở VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về sáng chế ..................................................................................... 7
1.1.1 Một số khái niệm sáng chế trên thế giới ............................................... 8
1.1.2 Khái niệm sáng chế theo pháp luật Việt Nam ...................................... 9
1.1.2.1 Các khái niệm trước Luật SHTT 2005 ...................................... 9
1.1.2.2 Khái niệm sáng chế theo Luật SHTT 2005 ............................. 10
1.2 Sáng chế và Bằng độc quyền sáng chế .......................................................... 11
1.2.1 Sáng chế và Giải pháp hữu ích ........................................................... 11
1.2.2 Bằng sáng chế ..................................................................................... 13
1.2.3 Các điều kiện cấp Bằng sáng chế ....................................................... 16
1.3 Quy trình cấp bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam ..................................... 19
Chương II - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1 Thực trạng đăng ký sáng chế ở Việt Nam ...................................................... 25
2.1.1 Số lượng đơn đăng ký sáng chế và bằng sáng chế được cấp .............. 25
2.1.2 So sánh với tình hình các nước trong khu vực và trên thế giới .......... 28
2.1.3 Nhận xét .............................................................................................. 30
2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên ............................................................ 32
2.2.1 Nguyên nhân về mặt cơ chế chính sách .............................................. 32
2.2.1.1 Tính hình thức trong nghiên cứu khoa học ............................. 32
2.2.1.2 Tính coi thường hệ thống hóa trong nghiên cứu khoa học ...... 34
2.2.1.3 Bất cập trong quản lý nghiên cứu khoa học ............................ 36
2.2.2 Nguyên nhân về mặt pháp luật ........................................................... 37
2.2.2.1 Pháp luật về nghiên cứu khoa học ........................................... 37
2.2.2.2 Pháp luật về đăng ký sáng chế ................................................. 39
2.2.3 Những nguyên nhân khách quan khác ................................................ 42
2.2.3.1 Năng lực sáng tạo hạn chế ....................................................... 42
2.2.3.2 Nguyên nhân từ phía Doanh nghiệp ........................................ 43
2.2.3.3 Khái niệm sáng chế còn xa lạ với xã hội ................................. 44
2.2.3.4 Việc soạn thảo đơn – Kỹ sư và luật sư .................................... 46
Chương III - MỘT VÀI KIẾN NGHỊ
3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ................................................... 47
3.1.1 Trung Quốc ......................................................................................... 47
3.1.1.1 Thu hút nhân tài – ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát
triển ...................................................................................................... 48
3.1.1.2 Đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D) .......................... 49
3.1.1.3 Nghiên cứu khoa học cơ bản – nâng lên tầm thế giới ............. 51
3.1.2 Nhật Bản ............................................................................................. 52
3.1.2.1 Chính sách phát triển Sáng chế ở Nhật Bản qua các thời kỳ .. 53
3.1.2.2 Vai trò của các phòng ban liên quan đến Sáng chế ở
Nhật Bản .............................................................................................. 55
3.1.2.3 Chính sách khuyến khích sáng chế trong các doanh nghiệp ở Nhật
Bản ....................................................................................................... 57
3.2 Kiến nghị cho vấn đề sáng chế ở Việt Nam ................................................... 59
3.2.1 Kiến nghị về cơ chế chính sách .......................................................... 59
3.2.1.1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực ..................................... 59
3.2.1.2 Tăng cường hội nhập quốc tế về KH&CN .............................. 60
3.2.1.3 Khuyến khích sáng chế trong các doanh nghiệp ..................... 61
3.2.1.4 Các chính sách khuyến khích phát triển sáng chế khác .......... 62
3.2.2 Kiến nghị về mặt pháp luật trong nghiên cứu khoa học ..................... 64
3.2.3 Kiến nghị về Pháp luật sở hữu trí tuệ ................................................. 65
3.2.3.1 Điều chỉnh mức phí, lệ phí liên quan đến thủ tục đăng ký sáng chế
............................................................................................................. 65
3.2.3.2 Rút ngắn thời gian thẩm định đơn đăng ký sáng chế .............. 67
3.2.3.4 Các kiến nghị về pháp luật khác .............................................. 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 70
1
Chương I
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ Ở VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về sáng chế
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa sáng chế là một động từ, có nghĩa là nghĩ và
chế tạo ra cái trước đó chưa từng có1. Định nghĩa này tương ứng với khái niệm
Invention trong Tiếng Anh. Tuy nhiên, sáng chế - với tư cách là một chế định trong
pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT), cũng như là đối tượng được đề cập đến trong đề
tài này, không phải là Invention, mà là Patent. Patent, theo định nghĩa tại từ điển
Oxford, là một chứng thư pháp lý quy định về quyền, tư cách và đặc biệt là quyền
về độc quyền trong việc tạo lập, sử dụng hay bán một phát minh cụ thể.
Theo cách hiểu thông thường và phổ biến nhất, sáng chế là ý tưởng của tác
giả sáng chế - sản phẩm trí tuệ của con người, đưa ra một biện pháp kỹ thuật để giải
quyết một vấn đề cụ thể, sản phẩm trí tuệ ấy được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng các
điều kiện nhất định do pháp luật yêu cầu.
Hay nói một cách hình tượng như Kamil Idris – Tổng giám đốc tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới WIPO thì các đối tượng của SHTT nói chung, sáng chế nói riêng
là “những cái vơ hình khi mới được tạo ra nhưng trở nên đáng giá dưới dạng tài sản
hữu hình”.
Trên đây là những cách hiểu thơng thường khác nhau về sáng thế, vậy sáng
chế dưới góc độ pháp lý được hiểu như thế nào? Hiện nay, phần lớn luật về SHTT
của các nước trên thế giới đều không đưa ra khái niệm sáng chế là gì mà chỉ đưa ra
điều kiện sáng chế thế nào thì có khả năng được bảo hộ. Đó là vì cho đến nay vẫn
cịn nhiều tranh cãi trong cách hiểu thế nào là sáng chế. Các tranh cãi này chủ yếu
xoay quanh vấn đề, sáng chế là sản phẩm (cơ cấu, chất) hay quy trình (phương
pháp, giải pháp).
Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, nxb Khoa học xã hội
– 1988.
1
2
1.1.1 Một số khái niệm sáng chế trên thế giới
Điều 27 Hiệp định TRIPs về những khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ quy định: “Bằng sáng chế phải là cấp được cho bất kỳ một sáng
chế nào, bất kể sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, với
điều kiện sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng
nghiệp”.
Bất kể là sản phẩm hay quy trình, một khi đáp ứng các điều kiện về tính mới,
trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng cơng nghiệp thì đều có thể được bảo hộ dưới
hình thức là sáng chế theo quy định của Hiệp định TRIPs. Với quy định ở Điều 27
này, Hiệp định đã khơng đi vào phân tích nội hàm của khái niệm này mà chỉ đề cập
đến điều kiện bảo hộ sáng chế.
Tương tự, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ cũng không định nghĩa trực tiếp
thế nào là sáng chế, mà cũng chỉ đưa ra các điều kiện để một sáng chế được bảo hộ.
Điều 7 Hiệp định thương mại Việt Mỹ “ Cùng với sự tuân thủ quy định tại khoản 2
điều này, mỗi bên đảm bảo khả năng cấp bằng độc quyền đối với mọi sáng chế, bất
kể đó là một cơng nghệ hay một quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, với
điều kiện sáng chế đó có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng
cơng nghiệp. Trong điều này mỗi bên có thể coi thuật ngữ “trình độ sáng tạo” và
“khả năng áp dụng công nghiệp” đồng nghĩa tương ứng với thuật ngữ “khơng hiển
nhiên” và “hữu ích””.
Trong khi cả hai Hiệp định khi quy định về sáng chế đều cho rằng sáng chế
có thể là sản phẩm hoặc quy trình, thì luật Patent của Nhật đưa ra khái niệm “Sáng
chế là sự sáng tạo ra những ý tưởng kỹ thuật ở trình độ tiên tiến cao, bằng cách sử
dụng quy luật tự nhiên”. Như vậy, thay vì dùng các điều kiện để một sáng chế được
bảo hộ, luật Patent Nhật lấy cách thức tạo ra một sáng chế để định nghĩa về sáng
chế. Theo đó, một sáng chế được bảo hộ phải là một ý tưởng kỹ thuật ở trình độ tiên
tiến cao, chứ khơng phải là sự tìm ra, hay khám phá ra những gì có sẵn trong tự
nhiên, và ý tưởng kỹ thuật ấy phải được tạo ra bằng cách sử dụng các quy luật tự
nhiên.
1.1.2 Khái niệm sáng chế theo pháp luật Việt Nam
1.1.2.1 Các khái niệm trước Luật SHTT 2005
3
Văn bản pháp lý đầu tiên ở Việt Nam chính thức đề cập đến vấn đề bảo hộ
độc quyền đối với sáng chế là Nghị định 31/CP, ban hành Điều lệ về cải tiến hợp lý
hóa sản xuất và sáng chế của Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 1 năm
1981 (Nghị định 31/CP). Theo Điều 10 của Nghị định này, Sáng chế được bảo hộ là
“một giải pháp kỹ thuật mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong nền
kinh tế quốc dân, y tế, văn hóa, giáo dục hay quốc phịng và mang lại lợi ích kinh tế
- xã hội.”
Trong khi đó, Điều 4 Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 11
năm 1989 cũng như Điều 782 Bộ luật Dân sự 1995 đều định nghĩa “Sáng chế là giải
pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả
năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội”.
Như vậy, tuy có đơi chút khác nhau về câu chữ nhưng nhìn chung, các văn
bản pháp luật về SHTT của Việt Nam ra đời trước Luật SHTT 2006 đều đi theo xu
hướng chung của thế giới là định nghĩa sáng chế thế nào thì được bảo hộ, đưa ra các
điều kiện bảo hộ cho sáng chế, chứ không đi vào định nghĩa trực tiếp sáng chế là gì.
Các điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam giai đoạn này về cơ bản
cũng khơng khác gì so với các quan điểm phổ biến trên thế giới, cụ thể, một sáng
chế được bảo hộ phải đáp ứng đủ các điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và khả
năng áp dụng công nghiệp. Khác nhau duy nhất ở đây đó là, Việt Nam xem sáng
chế là các giải pháp kỹ thuật, trong khi các Hiệp định đa phương về SHTT như đã
đề cập lại xét sáng chế dưới góc độ là sản phẩm hay quy trình.
4
1.1.2.2 Khái niệm sáng chế theo Luật SHTT 2005
Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT 2005 định nghĩa sáng chế như sau: “Sáng chế
là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn
đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Theo khái niệm mà Luật SHTT đưa ra trên đây thì sáng chế trước hết là giải
pháp kỹ thuật, dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, có thể thuộc một trong các dạng
sau đây:
Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch
điện...) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm
nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về kết cấu, sản phẩm đó
có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu
nhất định của con người;
Sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm...)
được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân
tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng
thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm
đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người;
Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật/động vật biến đổi gen...)
được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông
tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
Quy trình (quy trình cơng nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra,
xử lý...) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức
tiến hành một q trình, một cơng việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu
hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp,
phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định.
Đã là giải pháp kỹ thuật thì do con người tạo ra chứ không phải là những gì
đã tồn tại trong thiên nhiên được con người phát hiện ra, không phải là sản phẩm
sáng tạo của con người. Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì
sáng chế là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề,
do đó, những ý tưởng hoặc ý đồ, chỉ đặt vấn đề mà không phải là cách giải quyết
vấn đề, không trả lời được câu hỏi “bằng cách nào” hoặc/và “bằng phương tiện gì
thì khơng được xem là giải pháp kỹ thuật. Và sáng chế là thành quả lao động sáng
5
tạo trí tuệ của con người, là thành quả của việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, vì
vậy, được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền của người đã
tạo ra nó.
1.2 Sáng chế và Bằng độc quyền sáng chế
1.2.1 Sáng chế và Giải pháp hữu ích
Để tìm hiểu về Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu
ích thì trước hết, cần có một cái nhìn khái qt để phân biệt được hai khái niệm
Sáng chế và Giải pháp hữu ích. Thực ra, sự phân biệt này chỉ có trong Bộ luật dân
sự 1995, Bộ luật này phân biệt hai khái niệm khác nhau này bởi hai điều khoản khác
nhau.
Điều 782 BLDS 1995 định nghĩa “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với
trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các
lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
Điều 783 đưa ra khái niệm “Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so
với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội”.
Như vậy, giữa giải pháp hữu ích và sáng chế chỉ khác nhau về trình độ sáng
tạo. Thí dụ như giải pháp kỹ thuật về chiếc nút chai có khả năng ngăn vi khuẩn và
đóng mở một cách vệ sinh. Theo đó, chiếc nút chai có đặc điểm là nó có thể đóng
mở dễ dàng, thậm chí có thể đều khiển được lượng nước đi ra từ trong chai. Hơn
nữa, khi đóng lại, nó tuyệt đối kín, khơng bị bụi bám, đặc biệt thích hợp với người
đi du lịch. Khi uống nước, nước từ trong chai đi ra hình tia, như vậy người uống
khơng phải ghé miệng vào cổ chai mất vệ sinh. Tóm lại, giải pháp hữu ích này có
tính mới đối với thế giới, và có khả năng áp dụng. Tuy nhiên, giải pháp này khơng
có trình độ sáng tạo, vì nó khơng phải là một bước ngoặt về công nghệ. Trước đây,
loại nút chai như vậy đã được ứng dụng làm nút chai cho nước rửa chén hoặc nước
cọ rửa sàn nhà2.
Đến Luật SHTT 2005 thì khơng cịn sự phân biệt này nữa. Giải pháp kỹ thuật
được bảo hộ theo luật SHTT đều được gọi là sáng chế theo khoản 12 điều 4 như đã
2
Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ - tài liệu bài giảng, NXB ĐH Quốc gia Tp HCM
6
trình bày ở trên. Điểm khác nhau là hình thức bảo hộ chúng, ngồi các điều kiện về
tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp, giải pháp kỹ thuật có trình độ sáng tạo
thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế, ngược lại, không có
trình độ sáng tạo thì được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện để một sáng chế được cấp
bằng độc quyền sáng chế hay bằng độc quyền giải pháp hữu ích, cụ thể như sau:
(a) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu
đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có tính mới;
Có trình độ sáng tạo;
Có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
(b) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu
ích nếu khơng phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có tính mới;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, cho dù là khái niệm hay điều kiện để xác định hình thức bảo hộ,
hình thức cấp bằng độc quyền thì sự khác nhau cơ bản ở đây vẫn là trình độ sáng
tạo. Yêu cầu về trình độ sáng tạo chỉ đặt ra với sáng chế được cấp bằng độc quyền
sáng chế trong khi để sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì chỉ
cần các điều kiện về tính mới và có khả năng áp dụng cơng nghiệp. Dưới đây, khi
nói về văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, bao gồm Bằng độc quyền sáng chế và
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, sẽ gọi tắt là Bằng sáng chế.
1.2.2 Bằng sáng chế
Bằng sáng chế là một văn bằng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
tác giả tạo ra sáng chế, hoặc cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí, phương tiện cho tác
giả tạo ra sáng chế trong trường hợp người đăng ký sáng chế không đồng thời là tác
giả sáng chế. Bằng độc quyền sáng chế giành cho chủ sở hữu sáng chế sự bảo hộ
trong một thời hạn nhất định, và khi hết thời hạn này thì người được cấp bằng bảo
hộ khơng cịn được độc quyền sử dụng sáng chế nữa.
7
Pháp luật không đưa ra một khái niệm thế nào là bằng sáng chế nhưng có thể
nói, bằng sáng chế là “hợp đồng” giữa một bên là toàn thể xã hội và một bên là chủ
sở hữu sáng chế. Theo các điều khoản của hợp đồng này, chủ sở hữu sáng chế được
tồn quyền ngăn chặn người khác khơng được áp dụng, sử dụng và bán sáng chế đã
được cấp bằng bảo hộ độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định – theo quy
định của pháp luật Việt Nam là 20 năm đối với Bằng độc quyền sáng chế, và 10
năm đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, để đổi lại việc nhà sáng chế phải
công bố chi tiết sáng chế của mình cho cơng chúng.
Nếu khơng sự bảo hộ sáng chế thì sẽ khơng thể có sự phát triển công nghệ
như ngày nay. Nếu các nhà sáng chế phải bảo vệ sáng chế của mình bằng cách giữ
bí mật về những sáng chế đó thì điều quan trọng hơn là những sáng chế không được
công bố này sẽ bị mai một đi3.
Không những thế, sự bảo hộ sáng chế còn là động lực phát triển khoa học
cơng nghệ bởi nó mang lại những lợi ích tài chính nhất định và nhà sáng chế được
thúc đẩy để lặp lại quy trình sáng tạo, đầu tư một phần thu nhập của mình vào việc
nghiên cứu tạo ra sáng chế mới. Abraham Lincoln, một bậc thầy về cách ngôn đơn
giản, đã ví von “Hệ thống bằng độc quyền sáng chế đổ thêm dầu lợi ích vào ngọn
lửa thiên tài”. Câu trích dẫn trên thật thích hợp để nắm bắt sự hợp lý của bằng độc
quyền sáng chế. “Dầu lợi ích” – động cơ lợi nhuận – là chất xúc tác cho sự phát
triển khoa học, công nghệ và kinh tế. Cách ẩn dụ này gợi ra một quá trình động,
trong đó sức mạnh lớn lao được kích hoạt. Q trình đó bắt đầu bằng việc cấp độc
quyền có thể thực thi theo pháp luật, dành cho nhà sáng chế để chế tạo, sử dụng
hoặc bán những sản phẩm mang sáng chế của mình trong một thời gian có hạn.
Hệ thống bằng độc quyền sáng chế mang lại cho nhà sáng chế cơ hội để có
thu nhập theo ba mức. Thứ nhất, nhà sáng chế có thể tự bù đắp được chi phí của
mình (phí tổn phải gánh chịu trong quá trình phát triển sáng chế, thường là vốn, thời
gian, trang thiết bị và lao động). Thứ hai, hệ thống bằng sáng chế tạo cho nhà sáng
chế nhiều khả năng thu lợi nhuận từ việc bán số sản phẩm mang sáng chế. Thứ ba,
hệ thống bằng độc quyền sáng chế trao cho nhà sáng chế khả năng có được thu nhập
từ việc li-xăng và chuyển nhượng (bán) bằng độc quyền sáng chế cho người sẽ khai
thác sáng chế tại những thị trường mà nhà sáng chế không muốn thâm nhập, sử
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2006) - Quyền Sở hữu trí tuệ (Focus on intellectual property), NXB Từ
điển Bách khoa
3
8
dụng các nguồn lực phân phối mà nhà sáng chế khơng có, hoặc kết hợp sáng chế
với những sáng chế và sản phẩm khác để tạo ra sáng chế và sản phẩm mới4.
Hình thức bảo hộ đối với sáng chế theo Luật SHTT 2005 là cấp bằng độc
quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho chủ sở hữu sáng chế,
theo đó, chủ sở hữu có các độc quyền nhất định đối với sản phẩm trí tuệ mà mình là
chủ sở hữu, cụ thể, theo Điều 123 Luật SHTT 2005 thì chủ sở hữu đối tượng sở hữu
công nghiệp, cụ thể ở đây là chủ sở hữu sáng chế, có các quyền sau đây:
Sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế;
Ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế;
Định đoạt sáng chế.
So với các quyền của một chủ sở hữu tài sản bình thường khác thì quyền của
chủ sở hữu sáng chế có vẻ khơng có gì đặc biệt hơn. Nhưng thực tế, so với quyền
của tác giả sáng chế theo quy định cách đây gần 25 năm, trong Nghị định 31/CP về
Điều lệ về cải tiến hợp lý hóa sản xuất và sáng chế ngày 23 tháng 1 năm 1981, bằng
độc quyền sáng chế được cấp cho chủ sở hữu sáng chế theo quy định hiện nay là
một bước phát triển vượt bậc.
Điều 14 khoản 1 Nghị định 31 quy định: “Nhà nước bảo hộ sáng chế dưới
hai hình thức: cấp bằng tác giả sáng chế hoặc cấp bằng sáng chế độc quyền”. Bằng
tác giả sáng chế bảo hộ quyền sở hữu sáng chế của Nhà nước và quyền tác giả sáng
chế; khi sáng chế được cấp bằng, cơng bố thì mọi cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước
đều có quyền sử dụng và có nghĩa vụ trả thưởng cho tác giả theo quy định của Nghị
định. Bằng sáng chế độc quyền bảo hộ quyền sở hữu sáng chế của chủ sở hữu sáng
chế. Chủ sở hữu sáng chế (có thể là tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế)
được độc quyền sử dụng sáng chế, cho phép người khác sử dụng sáng chế hoặc
chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế cho người kác trên cơ sở hợp đồng.
Mặc dù Nghị định 31/CP quy định tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của
tác giả có quyền lựa chọn một trong hai hình thức bảo hộ nói trên cho sáng chế của
mình, nhưng trong thực tế bằng tác giả sáng chế là hình thức bảo hộ được Nhà nước
khuyến khích sử dụng và được coi là hình thức bảo hộ chính, còn bằng sáng chế độc
quyền chủ yếu dành cho người nước ngồi có nhu cầu bảo hộ sáng chế ở Việt Nam.
4
Kamil Idris, Sở hữu trí tuệ - Một cơng cụ đắc lực để phát triển kinh tế
9
Đó chính là mơ hình bảo hộ sáng chế mà phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây áp dụng cho đến cuối thập niên 805.
Quy định ấy đã dẫn đến một hệ lụy tất yếu là không khuyến khích được sáng
tạo trong lao động sản xuất. Làm theo khả năng nhưng lại hưởng theo nhu cầu, tại
sao phải sáng tạo, phải cải tiến kỹ thuật trong khi không cần phải thế thì vẫn có thể
sử dụng những cải tiến do người khác làm ra? Tại sao phải sáng tạo khi thành quả
lao động của mình, sáng chế của mình lại được xem là của tập thể, và sẽ do tập thể
quyết định?
Chính vì hạn chế ấy, cùng với xu thế chuyển định hướng sang nền kinh tế thị
trường năm 1986 của Đảng và Nhà nước, năm 1989 Pháp lệnh Bảo hộ sở hữu công
nghiệp ra đời và không còn quy định về Bằng tác giả sáng chế nữa, thay vào đó là
Văn bằng bảo hộ sáng chế. Các quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ sáng chế ấy,
cũng như chủ sở hữu sáng chế theo cách gọi của Luật SHTT 2005 sau này, được
quy định độc lập, và được sửa đổi, bổ sung để ngày càng hồn thiện hơn cho đến
ngày nay.
Tóm lại, khái niệm về bằng sáng chế dựa trên cơ sở thỏa hiệp có đi, có lại.
Chủ thể tạo ra sáng chế có độc quyền tối cao trong việc sử dụng sáng chế của mình
trong một thời gian nhất định. Để đổi lại, quy định của hầu hết các quốc gia đều yêu
cầu chủ thể này cơng bố phương pháp tìm ra sáng chế để cho mọi người có thể hiểu
và học hỏi được từ những sáng chế này. Sau khi thời hạn bảo hộ sáng chế hết thì bất
cứ ai cũng có quyền sử dụng sáng chế này. Người tạo ra sáng chế được khuyến
khích về mặt kinh tế để chấp nhận rủi ro và sáng tạo; xã hội nhận được lợi ích từ
sáng chế được bảo hộ và kiến thức của tác giả sáng chế trong việc tạo ra sáng chế
đó có thể được ứng dụng trong những lĩnh vực khác.
1.2.3 Các điều kiện cấp Bằng sáng chế
Như đã trình bày ở trên, để một sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế
thì sáng chế ấy phải đáp ứng ba điều kiện tối thiểu, đó là điều kiện về tính mới, về
trình độ sáng tạo và về khả năng áp dụng cơng nghiệp.
Tính mới của sáng chế
5
TS.LS. Lê Xn Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về SHTT, NXB Tư Pháp, 2005
10
Nhằm tránh việc bảo hộ cho những công nghệ đã được phổ biến trên thế giới,
điều kiện về tính mới được đặt ra với những đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng
chế.
Vậy thế nào là “mới”?
Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ xác định một sáng chế được coi là có tính mới
nếu chưa bị bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc bất
kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký
sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được
hưởng quyền ưu tiên.
Như vậy, “mới” có nghĩa là không trùng với những giải pháp kỹ thuật đã
được nộp đơn hoặc đã được bảo hộ; chưa được bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử
dụng hoặc mơ tả tới mức một người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật
tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó. Người có hiểu biết trung bình về lĩnh
vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thơng
thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Sáng chế cũng được coi là chưa bị bộc lộ cơng khai nếu chỉ có một số người có hạn
được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó, thí dụ như các thành viên trong
một nhóm nghiên cứu.
Để đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn, phải tiến hành so
sánh các dấu hiệu, đặc điểm cơ bản của giải pháp kỹ thuật đó với các dấu hiệu của
giải pháp kỹ thuật đối chứng được tìm thấy trong quá trình tra cứu thơng tin; trong
đó, giải pháp kỹ thuật đối chứng là giải pháp kỹ thuật trùng hoặc tương tự gần nhất
với giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn.
Mục đích của việc tra cứu thơng tin là tìm giải pháp kỹ thuật có bản chất
tương tự hoặc trùng lặp với giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn. Hai giải pháp kỹ thuật
được coi là trùng nhau khi có tất cả các dấu hiệu, đặc điểm cơ bản trùng nhau hoặc
tương đương, thay thế được cho nhau. Hai giải pháp kỹ thuật được coi là tương tự
nhau khi có phần lớn các dấu hiệu, đặc điểm cơ bản trùng nhau hoặc tương đương,
thay thế được cho nhau.
Trình độ sáng tạo của sáng chế
11
Điểm khác biệt duy nhất giữa bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền
giải pháp hữu ích là tính sáng tạo, hay cịn gọi là tính khơng hiển nhiên của sáng
chế. Mục đích của yêu cầu về tính sáng tạo của sáng chế là tránh việc bảo hộ hay
cấp văn bằng độc quyền sáng chế cho những công nghệ mà đến thợ thủ cơng bình
thường cũng dễ dàng làm được.
Trình độ sáng tạo của sáng chế, theo quy định của Điều 61 Luật Sở hữu trí
tuệ thì sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ
thuật đã được bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc
dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn
hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký
sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không
thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực
kỹ thuật tương ứng.
Sáng tạo được hiểu là kết quả của một ý tưởng (có thể bắt nguồn từ sáng chế
khác), nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ một trình độ kỹ thuật hiện tại
đối với một người có kỹ năng thơng thường (trình độ trung bình) trong lĩnh vực kỹ
thuật tương ứng. Những gì mà một người có trình độ trung bình ở cùng ngành kỹ
thuật tương ứng có thể tự tìm ra được mà khơng cần phải có bản mơ tả sáng chế của
người u cầu nộp đơn được coi như “hiển nhiên”. Sau nữa, đây phải là một sự sáng
tạo có sự khác biệt cơ bản giữa trình độ kỹ thuật vào ngày ưu tiên và sáng chế được
yêu cầu bảo hộ6.
Một giải pháp kỹ thuật cũng được xem là khơng có tính sáng tạo nếu thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
o Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên, bất kỳ
người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng
biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã
định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử
dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc
thực hiện được chức năng tương ứng.
o Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng
nhất - có cùng bản chất hoặc tương đương - có bản chất tương tự nhau có
6
Lê Nết – Quyền sở hữu trí tuệ, tài liệu bài giảng, NXB ĐH Quốc gia Tp HCM
12
cùng mục đích và cách thức đạt được mục đích cơ bản là giống nhau,
trong một hoặc một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn
thơng tin tối thiểu bắt buộc;
o Giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã
biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản
chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.
Khả năng áp dụng công nghiệp
Một yêu cầu nữa đặt ra đối với một sáng chế muốn được bảo hộ độc quyền là
yêu cầu về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. Một sáng chế được coi là
có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất
hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và
thu được kết quả ổn định.
Giải pháp kỹ thuật được coi là có thể thực hiện được nếu các thông tin về
bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được
trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình
về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai
thác hoặc thực hiện được giải pháp đó. Và việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai
thác hoặc thực hiện giải pháp nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống
nhau và giống với kết quả nêu trong bản mô tả sáng chế, không bị phụ thuộc bởi
yếu tố may rủi, lúc cho ra kết quả thế này, lúc lại cho ra sản phẩm thế khác.
Một giải pháp kỹ thuật, sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định, về
tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp như trên, thì có thể
được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế. Còn nếu chỉ đáp ứng
điều kiện về tính mới và khả năng áp dụng cơng nghiệp, thì sẽ được bảo hộ dưới
hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
1.3 Quy trình cấp bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam
Khác với quyền tác giả phát sinh một cách tự nhiên trên cơ sở hình thức thể
hiện, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế chỉ phát sinh trên cơ sở một bằng
sáng chế do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người được hưởng quyền. Và trình tự
thủ tục để một sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế được quy định ở mục 3
chương VIII Luật SHTT, và chương II Nghị định 103/2006/NĐ-CP của Chính Phủ
13
ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật SHTT về Sở hữu cơng nghiệp.
Có thể tóm tắt các bước xử lý đơn đăng ký sáng chế qua lược đồ sau đây:
Thông báo dự định từ chối nhận
đơn hợp lệ
Không sửa chữa thiếu
sót
Sữa chữa thiếu sót
khơng đạt u cầu
Nộp và tiếp nhận
Đơn đăng ký sáng
chế
Thẩm định hình thức
Đơn đăng ký
(1 tháng)
Thơng báo từ chối nhận đơn hợp
lệ
Sữa chữa thiếu sót đạt
yêu cầu
Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
Yêu cầu thẩm định
nội dung Đơn đăng
ký sáng chế
Thẩm định nội dung
đơn (12 tháng)
Cấp văn bằng
bảo hộ,đăng
bạ
Công bố Đơn đăng ký
sáng chế (vào tháng
thứ 19)
Từ chối cấp
văn bằng bảo
hộ
QUY TRÌNH CẤP BẰNG BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ
Không yêu cầu thẩm
định nội dung Đơn
đăng ký sáng chế
Coi như đã rút đơn tại
thời điểm kết thúc thời
hạn
14
Một cách khái quát và tóm tắt, thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu sáng chế và cấp
văn bằng bảo hộ có thể được chia thành các bước chính sau:
Nộp và tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế:
Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp sẽ tiếp nhận đơn đăng ký
sáng chế khi đơn đáp ứng đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết. Các thông tin tài
liệu tối thiểu cần phải có bao gồm: Tờ khai đăng ký sáng chế, trong đó phải có đủ
thơng tin để xác định người nộp đơn; bản mơ tả, có xác định phạm vi bảo hộ rõ
ràng; và chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
Trong đó, u cầu đặt ra đối với bản mơ tả sáng chế là phải bao gồm phần
mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế. Phần mô tả sáng chế phải bộc lộ đầy
đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung
bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó; đồng thời
cũng phải giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của
sáng chế; và trong đơn phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng
công nghiệp của sáng chế.
Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu
kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với
phần mô tả sáng chế và hình vẽ.
Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế:
Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình
thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Giai
đoạn này nhằm xác định tính hợp lệ của đơn. Việc thẩm định bao gồm việc xem xét
các yêu cầu vể hình thức của đơn, đối tượng trong đơn có thuộc đối tượng được
pháp luật bảo hộ hay khơng, người nộp đơn có quyền đăng ký bảo hộ hay khơng,
cách thức nộp đơn có tuân thủ quy định của pháp luật, và việc nộp phí và lệ phí đã
được chấp hành chưa.
Đối với những đơn khơng đáp ứng u cầu về hình thức thì cơ quan quản lý
nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ ra một trong các thông báo sau:
15
(a) Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải
nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có
ý kiến phản đối dự định từ chối;
(b) Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn khơng
sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót khơng đạt u cầu hoặc khơng có ý
kiến xác đáng phản đối dự định từ chối của cơ quan quản lý;
Ngược lại, cơ quan có thẩm quyền sẽ thơng báo chấp nhận đơn hợp lệ nếu
đơn đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức, hoặc nếu người nộp đơn đã sửa chữa
thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận
đơn hợp lệ.
Đơn đăng ký sáng chế được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể
từ nộp đơn. Nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động
hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu
thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dành cho
việc sửa chữa, bổ sung tài liệu.
Công bố đơn đăng ký sáng chế:
Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ cơng bố trên
Cơng báo sở hữu cơng nghiệp, trong tháng thứ mười chín (19) kể từ ngày nộp đơn
hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm
hơn theo yêu cầu của người nộp đơn. Và người nộp đơn phải nộp lệ phí cho việc
cơng bố đơn này.
Nội dung công bố đơn phải bao gồm các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ,
gồm các thông tin liên quan về mặt hình thức ghi trong thơng báo chấp nhận đơn
hợp lệ, các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ (chuyển nhượng đơn, tách đơn, số
đơn gốc của đơn tách...), bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có)...
Kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố trên Công báo sở hữu công
nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào
cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công
nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Để thực hiện
được điều này, mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết về bản chất
sáng chế nêu trong đơn được công bố trên Công báo sở hữu cơng nghiệp hoặc u
cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp các thơng tin đó. Ý kiến phải được lập thành văn
bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thơng tin để chứng minh.
16
Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế:
Trong thời hạn bốn mươi hai (42) tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày
ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn đăng ký
sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước
về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí
thẩm định nội dung đơn.
Việc yêu cầu thẩm định nội dung đơn này có ý nghĩa khá quan trọng đối với
việc cấp bằng bảo họ đối với sáng chế, bởi vì trong trường hợp khơng có u cầu
thẩm định nội dung nộp trong thời hạn trên thì đơn đăng ký sáng chế được coi như
đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.
Thẩm định nội dung đơn:
Sau khi được chấp nhận về mặt hình thức, nếu có u cầu thẩm định nội
dung đơn đăng ký sáng chế thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định nội
dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo
các điều kiện bảo hộ, đồng thời cũng là để xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Đơn đăng ký sáng chế được thẩm định nội dung trong thời hạn mười hai
tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày
công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó
được nộp sau ngày cơng bố đơn. Nếu trong q trình thẩm định nội dung đơn,
người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT tiến hành việc sửa chữa
đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài
thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các cơng việc đó.
Kết thúc q trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT gửi cho người nộp
đơn một trong các thông báo sau đây:
(i) Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở
hữu trí tuệ ra thơng báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó nêu rõ lý do
từ chối, có thể hướng dẫn việc sửa đổi phạm vi bảo hộ và ấn định thời hạn 02 tháng
kể từ ngày ra thơng báo để người nộp đơn có ý kiến và đáp ứng yêu cầu.
(ii) Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhưng đơn
cịn có thiếu sót thì Cục SHTT ra thơng báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ,
17
trong đó nêu rõ thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông
báo để người nộp đơn có ý kiến giải trình hoặc sửa chữa thiếu sót.
(iii) Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp
đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng trong thời
hạn quy định, Cục SHTT ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và ấn định thời
hạn 01 tháng kể từ ngày ra thơng báo để người nộp đơn nộp lệ phí liên quan đến
việc cấp văn bằng bảo hộ.
Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ:
Đơn đăng ký sáng chế không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo
hộ và người nộp đơn nộp lệ phí thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn
nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục SHTT tiến hành thủ tục cấp
văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu cơng nghiệp.
Trên đây là phần trình bày tổng quan về sáng chế, bằng sáng chế và hệ thống
cấp bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam. Bằng độc quyền sáng chế là một công cụ
đắc lực cho việc thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ, từ đó tạo động lực
phát triển kinh tế. Hệ thống bằng độc quyền sáng chế cần phải được thường xuyên
điều chỉnh và thi hành sao cho đạt được sự cân bằng tốt nhất về lợi ích giữa chủ sở
hữu sáng chế và toàn thể xã hội.
18
Chương II
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1 Thực trạng đăng ký sáng chế ở Việt Nam
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung, cũng như pháp luật về sáng
chế nói riêng, ra đời gần 30 năm nay, tuy nhiên, Việt Nam dường như vẫn đang ở
những bước đầu tiên của giai đoạn phát triển công nghệ với số lượng đơn đăng ký
bảo hộ sáng chế còn khá thấp, và tỷ lệ đơn được chấp nhận và được cấp bằng bảo
hộ cũng chỉ ở mức trung bình. Để thấy rõ bức tranh về tình hình sáng chế của đất
nước, phần này đi vào xem xét và phân tích các số liệu về số đơn yêu cầu bảo hộ
sáng chế cũng như bằng sáng chế được cấp ở Việt Nam, trên cơ sở đó so sánh với
tình hình các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1.1 Số lượng đơn đăng ký sáng chế và bằng sáng chế được cấp
Trước hết, để có một cái nhìn tổng qt về tình hình đăng ký bảo hộ sáng chế
ở Việt Nam, chúng ta cùng xem xét bảng tổng kết số liệu do Cục sở hữu trí tuệ Việt
Nam cung cấp:
Bảng 1. Đơn sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2005
Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được nộp bởi
Năm
1981-1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Người
Việt Nam
453
53
62
39
34
33
22
23
37
30
25
35
34
52
Người
Tổng số
Nước ngoài
7
18
17
25
49
194
270
659
971
1234
1080
1107
1205
1234
460
71
79
64
83
227
292
682
1008
1264
1105
1142
1239
1286
Tỷ lệ
người nộp đơn
Việt Nam
98.48 %
74.65 %
78.48 %
60.94 %
40.96 %
14.54 %
7.53 %
3.37 %
3.67 %
2.37 %
2.26 %
3.06 %
2.74 %
4.04 %